ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------
TÔ THỊ QUỲNH MAI
KHẢO SÁT TỤC NGỮ CỔ TRUYỀN VỀ THÁI BÌNH
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian
HÀ NỘI-2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------
TÔ THỊ QUỲNH MAI
KHẢO SÁT TỤC NGỮ CỔ TRUYỀN VỀ THÁI BÌNH
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 01 25
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Anh Tuấn
HÀ NỘI-2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của GS.TS.Vũ Anh Tuấn. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015
Người thực hiện
Tô Thị Quỳnh Mai
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn chân thành
đến GS.TS.Vũ Anh Tuấn, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ
bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài
liệu, giải quyết vấn đề… nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn cao học
của mình.
Xin cám ơn các thầy cô trong Khoa Văn học, Phòng sau đại học,
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi làm việc trên khoa để tiến hành tốt luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Cha mẹ và những người thân
trong gia đình đã đã luôn bên tôi hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học khóa thạc sỹ tại
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............... Error! Bookmark not defined.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận vănError!
defined.
Bookmark
not
5. Phương pháp nghiên cứu............................. Error! Bookmark not defined.
6. Dự kiến những đóng góp của luận văn ....... Error! Bookmark not defined.
7. Cấu trúc luận văn ........................................ Error! Bookmark not defined.
PHẦN NỘI DUNG ........................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận chung ...... Error! Bookmark not defined.
1.1.Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và xã hội Thái Bình ....... Error!
Bookmark not defined.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Điều kiện xã hội .................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Tổng quan về văn học dân gian Thái BìnhError!
defined.
Bookmark
not
1.2.1. Tác phẩm văn học dân gian Thái Bình . Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Khái niệm tục ngữ cổ truyền ................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Tục ngữ cổ truyền về Thái Bình ............ Error! Bookmark not defined.
1.3. Tổng quan về văn hóa ứng xử, văn hóa ứng xử bằng tục ngữ.... Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết ........................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: Văn hóa ứng xử với thiên nhiên trong tục ngữ cổ truyền về
Thái Bình........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1. Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm dự báo thời tiếtError! Bookmark not
defined.
2.2.Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm trồng lúa nƣớcError! Bookmark not
defined.
2.3. Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm chăn nuôi gia súc gia cầm ........ Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết ........................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: Văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội trong
tục ngữ cổ truyền về Thái Bình.................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Mối quan hệ trong gia đình ................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Mối quan hệ bố mẹ – con cái ................ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Mối quan hệ vợ chồng ........................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Mối quan hệ xã hội ................................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết ........................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 4: Văn hóa ứng xử với các ngành khác trong tục ngữ cổ truyền
về Thái Bình ................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1. Làng nghề thủ công ................................ Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Nghề kim hoàn....................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Nghề dệt chiếu cói ................................. Error! Bookmark not defined.
4.1.3. Nghề làm bánh cáy ................................ Error! Bookmark not defined.
4.2. Văn hóa ẩm thực .................................... Error! Bookmark not defined.
4.3. Văn hóa nghệ thuật ................................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết ........................................................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN KẾT LUẬN ........................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 4
DANH MỤC VIẾT TẮT
TNTB I
: Văn học dân gian Thái Bình, tập I
TNTB II
: Tìm hiểu Tục ngữ, ca dao nói về đất và người Thái Bình
TNNV
: Tục ngữ người Việt
GS.
: Giáo sư
PGS
: Phó giáo sư
TS.
: Tiến sĩ
Nxb
: Nhà xuất bản
Tp.
: Thành phố
Tr.
: Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tục ngữ là thể loại văn học dân gian độc đáo xuất hiện trong
ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.Tục ngữ được hình thành từ
cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do
nhân dân trực tiếp sáng tác. Tục ngữ có vị trí quan trọng trong đời sống văn
hóa tinh thần của nhân dân. Nói và viết về tục ngữ cũng đã nhiều song với
một kho tàng tri thức lớn của dân tộc thì còn biết bao điều có thể nói: “Một
di sản mênh mông cực kì phong phú, đa dạng dân tộc nào cũng có, tác dụng
vẫn rất “dai dẳng”. Vẫn còn bao nhiêu “bí ẩn” bên trong cái thế giới tưởng
đơn giản đó nhưng vẫn còn “thách đố” khoa học. Tục ngữ được ví là kho
báu và kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là “túi khôn dân gian vô tận”.
1.2. Thái Bình là tỉnh đồng bằng duyên hải thuộc châu thổ Bắc
Bộ.Tuy ở một địa hình không gần với những đô thị lớn của cả nước nhưng
người Thái Bình lại có sự giao lưu tiếp xúc với văn hóa khá rộng. Cũng
như người ở các tỉnh khác, người Thái Bình rất yêu văn hóa văn nghệ dân
gian. Họ biết tiếp nhận những nét văn hóa tinh túy của từng vùng miền
cùng với nét văn hóa quê hương tạo nên một nền văn hóa mang bản sắc
riêng. Đã có những công trình nghiên cứu có giá trị về mảnh đất này trên
những khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ với văn học dân gian. Tuy
nhiên, khi nghiên cứu về văn học dân gian Thái Bình, những người đi trước
thường mới chỉ đi vào cái tổng quát, còn chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề tục
ngữ Thái Bình trong các mặt của đời sống văn hóa nhân dân và chưa có
công trình nghiên cứu nào chuyên sâu. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn,
chúng tôi lựa chọn đề tài Khảo sát tục ngữ cổ truyền về Thái Bình từ góc
nhìn văn hóa nhằm nghiên cứu vấn đề một cách có hệ thống, đồng thời tìm
hiểu nội dung và phương thức sử dụng tục ngữ của người Thái Bình trong
lời ăn tiếng nói và trong giao tiếp ứng xử với tự nhiên,gia đình, xã hội. Khi
thực hiện luận văn, chúng tôi luôn mong muốn có thể góp phần làm phong
phú thêm những hiểu biết về văn hóa cổ truyền ở vùng đất này.
1.3. Bản thân là người Thái Bình, nay lại là giáo viên Ngữ văn giảng
dạy trong trường phổ thông chúng tôi luôn mong muốn đi sâu khai thác,
làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn, giữa văn hóa và đời sống,
đồng thời bồi dưỡng học sinh kiến thức và niềm tự hào về một nền văn hóa
đa dạng, cũng như giáo dục các em ý thức bảo tồn, giữ gìn, phát huy nét
văn hóa của Việt Nam nói chung và của Thái Bình nói riêng. Trong chương
trình Ngữ văn được giảng dạy ở nhà trường, văn học dân gian luôn dành
được một vị thế quan trọng. Văn học dân gian nói chung và tục ngữ nói
riêng luôn tạo được sự hứng thú học tập và nghiên cứu của học trò bởi sự
ngắn gọn, súc tích, gắn liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày, biểu hiện nhiều
khía cạnh khác nhau của đời sống văn hóa. Qua đó, học sinh có thể hiểu
được phần nào nét văn hóacủa người dân . Bên cạnh đó, đề tài này còn có ý
nghĩa thiết thực cho công tác giảng dạy văn học dân gian và chương trình
địa phương Thái Bình.
Trên đây là những lí do chính để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về Thái Bình từ góc nhìn văn hóa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề sưu tầm, nghiên cứu và sử dụng tục ngữ người Việt trong
văn chương và trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau đã có không ít
các công trình nghiên cứu vừa và lớn. Chẳng hạn như cuốn Tục ngữ phong
dao của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (1928); Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt
Nam của Vũ Ngọc Phan (1956); cuốn Kho tàng tục ngữ người Việt 2 tập do
GS. Nguyễn Xuân Kính chủ biên (1999) …Trong phạm vi đề tài của luận
văn người viết không đặt ra mà chủ yếu tập trung vào những công trình sưu
tầm nghiên cứu văn học dân gian Thái Bình nói chung và tục ngữ cổ truyền
nói về Thái Bình nói riêng.
Thái Bình là một tỉnh có bề dày truyền thống văn hóa, văn nghệ dân
gian. Trong khoảng thời gian đất nước còn chưa giành được độc lập, kinh
tế gặp nhiều khó khăn; khi Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước tập trung
xây dựng kinh tế, viện trợ cho miền Nam thống nhất thì ở Thái Bình đã có
ý thức rất rõ ràng về việc bảo tồn, sưu tầm các giá trị văn học dân gian quý
báu nhằm giáo dục tư tưởng tình cảm mới cho nhân dân.“Thái Bình là một
tỉnh vốn có truyền thống đấu tranh chống thiên nhiên và cải tạo xã hội, có
những hoạt động văn hóa phong phú. Nhiều tác phẩm văn nghệ dân gian
hiện đang còn lưu truyền trong nhân dân mà chưa được sưu tầm ghi chép
lại…..Hội Văn nghệ và Thông tin Văn hóa Thái Bình mở cuộc vận động
sưu tầm văn học dân gian trong toàn tỉnh.” (Văn nghệ dân gian Thái bình,
xuân 1973, Thể lệ về cuộc vận động sưu tầm văn học dân gian thái bình 11-1973); cuộc thi này diễn ra trong thời gian dài từ tháng 1 năm 1973 tới
tháng 12 năm 1973.
Với bề dày truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, cùng với quá
trình cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt người dân Thái Bình đã xây dựng và
gìn giữ cho mình một nền văn hóa dân gian đặc sắc. Có thể kể đến các công
trình nghiên cứu về văn hóa dân gian Thái Bình như:
“Thái Bình – Một vùng văn hóa văn nghệ dân gian phong phú” ,
Phạm Minh Đức (1997), Tạp chí Văn hóa dân gian số 4 (60). Trong bào
viết này tác giả chia thành hai mục sau đây: một là Thái Bình, vùng lúa
nước tiêu biểu; hai là Thái Bình một vùng văn hóa, văn nghệ dân gian
phong phú.
Nguyễn Thanh (1997), “Về công tác sưu tầm nghiên cứu vốn văn
hóa phi vật thể ở Thái Bình”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 4(60). Bài viết
đã đưa ra những định danh về văn hóa phi vật thể...đó là những kỹ nghệ,
những thao tác trong quy trình tạo ra các vật phẩm, ở đó những phong tục,
tập quán có cả mặt hay, mặt tốt đã trở thành thuần phong mỹ tục, những
vấn đề về tâm linh, những nghi thức tín ngưỡng tôn giáo, những phương
thuật bấm độn, tướng số, phù thủy, địa lý...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Trần Thúy Anh (2004), Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt
châu thổ Bắc Bộ, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội
2.
Trần Thúy Anh (2009), Ứng xử cổ truyền với tự nhiên và xã hội của
người Việt châu thổ Bắc Bộ qua ca dao, tục ngữ, Viện Văn hóa nghệ
thuật Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
3.
Trần Thị Vân Anh (2008) “Nhóm truyền thuyết và lễ hội Đồng Xâm,
Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình”, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ
văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
4.
Toan Ánh (2012), Nếp cũ – Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ
gia đình và lễ – tết – hội hè, Nxb Trẻ, Tp HCM
5.
Đỗ Vĩnh Bảo (1973), “Mênh mông Tiền Hải lúa vàng”, Báo Văn
Nghệ Thái Bình, (số xuân 1973)
6.
Nguyễn Thị Bảy (2014), Văn hóa ẩm thực qua tục ngữ người Việt,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
7.
Nguyễn thị Thanh Bình (2006) , Các khía cạnh văn hóa Việt Nam, ,
Nxb Thế Giới, Hà Nội
8.
Lý Khắc Cung (2000), Hà Nội – Văn hóa và phong tục, Nxb Thanh
Niên, Hà Nội
9.
Nguyễn Đức Dân (1987), “Đạo lý trong tục ngữ”, Tạp chí văn hóa,
H, (số 5),
10. Nguyễn Nghĩa Dân (2010), Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ – ca dao,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội
11. Nguyễn Nghĩa Dân (2011), Văn hóa ẩm thực trong tục ngữ, ca dao
Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội
12. Nguyễn Nghĩa Dân, (2013), Văn hóa giao tiếp - ứng xử trong tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, Hà Nội
13. hạm Đức Duật (1981)(chủ biên), Văn học dân gian Thái Bình, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội
14. Nguyễn Đức Dương (2010), Từ điển tục ngữ Việt, Nxb Tổng hợp
Tp.Hồ Chí Minh, Tp HCM.
15. Phạm Minh Đức (2014),Tìm hiểu tục ngữ ca dao nói về đất và người
Thái Bình, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội
16. Phạm Minh Đức, Bùi Duy Lan chủ biên (1992) ,Đất và người Thái
Bình, Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử - văn hóa Việt Nam
17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004),
Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
18. Diệp Đình Hoa (1994), Làng Nguyễn- Tìm hiểu làng Việt II, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội
19. Hà Thị Hoa (1997) ,“Nghệ thuật chèo làng Khuốc ” – Luậnvăn thạc
sỹ khoa học văn hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội
20. Đỗ Đức Hùng (1980 ), “Về tên đất thái bình, quê hương của Lý
Bôn”,Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (số 191),
21. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn
(1997),
Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội
22. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, Nxb
Khoa học – xã hội, Hà Nội
23. Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb
Văn hóa, Hà Nội
24. Vũ Tự Lập (1989) chủ biên Văn hóa và cư dân đồng bằng sông
Hồng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
25. Trần Gia Linh (2011), Từ điển phương ngôn Việt Nam, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội
26. Phạm Việt Long (2010), Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hà Nội
27. Phạm Việt Long (2000), “Cách thức ứng xử trong vợ chồng người
Việt thể hiện qua tục ngữ”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (số 3).
28. Nguyễn Văn Mệnh (1972), “Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ”,
Tạp chí Ngôn ngữ, (số 3),
29. Nguyễn Văn Mệnh (1978), “Vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam trong cách
đối xử qua tục ngữ, ca dao”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Hà Nội, (số
73),
30. Nguyễn Văn Mệnh (1978), “Vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam trong cách
đối xử qua tục ngữ, ca dao”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Hà Nội, (số
73)
31. Hoàng Thanh Minh (2010), Văn hóa lễ hội Việt Nam – tập 1, Lễ hội
truyền thống tại miền Bắc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
32. Lê Minh (1994), Những tình huống ứng xử trong gia đình, Nxb Lao
động, Hà Nội
33. Lê Minh (1994), Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội,
Nxb Lao động, Hà Nội
34. Nguyễn Văn Nở (2011), “Triết lí về giao tiếp trong tục ngữ người
Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 2)
35. Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (2003), Tục ngữ phong dao, Nxb Văn
học, HN.
36. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội
37. Hoàng Nhung (1999), “Tìm hiểu những nét riêng trong văn hóa ẩm
thực ở Thái Bình”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 09
38. Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
39. Hoàng Phê (2011), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Đà Nẵng, Đà
Nẵng.
40. Nguyễn Vinh Phúc (2010), Hà Nội, phong tục, văn chương, Nxb Trẻ,
Hà Nội
41. Lê Chí Quế (2001), Văn hóa dân gian – khảo sát và nghiên cứu, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
42. Ngô Thị Thanh Quý (2010), Tìm trong tục ngữ nét văn hóa Việt, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội
43. Đỗ Đa Sỹ (2009), Tìm hiểu Văn hóa cổ truyền trên tem bưu chính
Việt Nam –. Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội
44. Trần Nhật Tân (2003), “Ca khúc về đề tài thái bình trong đời sống
văn hóa”, Luận văn thạc sỹ văn hóa học
45. Nguyễn Thanh (2010) , Nhận diện văn hóa làng Thái Bình, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
46. Nguyễn Thanh (2014), Nghềvà làng nghề thủ công ở Thái Bình, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
47. Nguyễn Quý Thành (1998), “Dấu ấn văn hóa trong tục ngữ”, Tạp chí
Văn hóa dân gian Hà Nội, (số 4)
48. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb
Tp. Hồ Chí Minh, TP HCM
49. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn
hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
50. Hoàng Đạo Thúy (2010), Nét văn hóa thanh lịch của người Hà Nội,
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội
51. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn
học
dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
52. Đỗ Minh Tuấn (1998), “Trí khôn ngoan ứng xử của người Việt qua
tục ngữ”, Tạp chí Nguồn sáng, (số 2)
53. Hồ Hữu Tường (1946), Tương lai văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội,
54. Phạm Hồng Toàn (1983) (chủ biên), Thái Bình đất nước con người,
Thư viện Khoa học tổng hợp, Hà Nội
55. Vũ Anh Tuấn (chủ biên), Phạm Thu Yến, Nguyễn Việt Hùng, Phạm
Đặng Xuân Hương (2012), Giáo trình văn học dân gian, Nxb Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội
56. Tân Việt (2013), 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội
57. Trần Quốc Vượng (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục,
tái bản, Hà Nội
58. Trần Quốc Vượng (2005), Môi trường con người và văn hóa, Nxb
Văn hóa thông tin Hà Nội, Hà Nội
59. Nhiều tác giả (1989, )Thái bình truyền thống và hiện tại, Sở VHTT
Thái Bình xuất bản, Thái Bình.
60. Tinh hoa văn hóa dân gian người Việt – tục ngữ, Viện nghiên cứu
văn hóa dân gian, Nxb Văn hóa, Hà Nội
61. Văn hóa dòng họ ở Thái Bình, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, Sở
VHTT Thái Bình xuất bản 1999
62. www.thaibinh.gov.vn