Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN: Thủ thuật giúp hs làm bài tập và bài thi trắc nghiệm đạt hiệu quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.12 KB, 14 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm 2008-2009 Gv: Nguyễn Thị Thành
MỘT VÀI KINH NGHIỆM VÀ THỦ THUẬT GIÚP HỌC SINH
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI TẬP VÀ BÀI THI
TRẮC NGHIỆM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Trắc nghiệm là một hình thức thi đã và đang được áp dụng vào các kỳ
thi quan trọng của Việt Nam. Việc sử dụng bài tập trắc nghiệm trong dạy
học và thi cử được thực hiện có hiệu quả vài năm trở lại đây. Nhất là từ khi
Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến nghị các trường Đại học sử dụng bài tập
trắc nghiệm trong việc ra đề thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng. Các câu hỏi
trắc nghiệm hoặc bài tập trắc nghiệm có lẽ không phải là điều quá mới mẻ
đối với những người học Tiếng Anh. Nhưng làm thế nào để giúp học sinh
phân biệt khi làm bài tập trắc nghiệm và thi trắc nghiệm là hoàn toàn khác
nhau, vì khi làm bài thi áp lực thời gian rất cao.
Mặc khác, qua một cuộc khảo sát trên mạng gần đây cho thấy đa số
học sinh lớp 12 vẫn chưa có được kỹ năng làm bài trắc nghiệm theo đúng
hướng. Các em cho rằng làm bài thi trắc nghiệm là quá khó, học sinh thường
bị chi phối thời gian do lượng kiến thức quá nhiều và bao quát. Các em băn
khoăn không biết cần phải làm thế nào để phát huy được hết năng lực của
mình, đạt kết quả như ý muốn trong các kỳ thi sắp tới. Nhưng, một số em lại
cho rằng được làm bài trắc nghiệm thì các em cảm thấy an tâm hơn và đạt
điểm cao hơn vì các em không cần phải học từng câu từng chữ những gì mà
giáo viên cho ghi chép, ngược lại các em chỉ xây dựng những biểu đồ và học
những ý chính là các em đã thành công. Song, dù gì đi nữa thì hình thức thi
trắc nghiệm cũng không thể loại bỏ mà ngược lại Bộ GD-ĐT còn khuyến
khích ra đề thi ở tất cả các môn ngay ở cấp THCS bởi tính ưu việt của nó.
Vậy làm thế nào để giúp học sinh ngoài những kiến thức đã tích lũy
được, đặc biệt là hs THCS khi đang bắt đầu tiếp cận và làm quen với dạng
bài tập cũng như hình thức bài thi này đạt trình độ tốt về kỹ năng kỹ xảo để
làm trắc nghiệm? Làm thế nào để giúp các em không còn ngỡ ngàng khi
phải tiếp xúc với các dạng bài thi từ những học kỳ đơn giản đến quan trọng


trong tương lai như thi học sinh giỏi, thi chuyên vào lớp 10, thi olympic…,
mà thay vào đó là các em có thể làm hết bài thi, hạn chế tối đa điểm thấp
mặc dù đôi khi không phải tất cả những gì ra trong bài thi là các em đều biết
chắc chắn cả? Làm sao để giúp các em không phải làm bài mà chỉ dựa vào
bốc thăm câu trả lời may mắn rồi kết quả lại nhận điểm không (0)? Làm sao
có thể giúp các em suy đoán khi gặp những câu hỏi khó? Làm thế nào khi
câu hỏi còn nhiều mà thời gian đã đến phút “89” vẫn hoàn thành bài thi với
khả năng xác suất có một ít điểm trong các câu ấy?
Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự
1
Sáng kiến kinh nghiệm 2008-2009 Gv: Nguyễn Thị Thành
Với ý nghĩ đó, tôi xin đưa ra một số giải pháp và một vài kinh nghiệm
để giúp giáo viên định hướng cho học sinh rèn luyện kỹ năng khi sử dụng
bài tập và làm bài thi trắc nghiệm đạt hiệu quả cao nhất. Đó cũng là lý do tôi
chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm và thủ thuật giúp học sinh rèn luyện kỹ
năng làm bài tập và bài thi trắc nghiệm đạt hiệu quả cao”.
Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự
2
Sáng kiến kinh nghiệm 2008-2009 Gv: Nguyễn Thị Thành
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Thực trạng
Hình thức thi trắc nghiệm tại tỉnh Gia Lai đã và đang được áp dụng
một cách hiệu quả từ các Trường THCS, Phòng giáo dục Thành phố Pleiku,
Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Gia Lai tại các kỳ thi học kỳ, chuyển cấp, học sinh
giỏi….Tuy nhiên với số lượng ít bài như thế không đủ đáp ứng rèn luyện kỹ
năng kỹ xảo cho học sinh được.
Mặc khác, từ khi áp dụng chương trình thay sách giáo khoa mới thì
hầu hết giáo viên đều cảm thấy chương trình là hơi quá tải so với độ tuổi của
các em. Chính vì lý do đó mà không ít giáo viên chỉ ra sức cố gắng đổi mới
phương pháp dạy học sao cho đáp ứng đầy đủ kiến thức trong sách giáo

khoa và thêm một số bài tập nâng cao là không kịp chương trình. Vậy thời
gian đâu mà rèn luyện kỹ năng làm bài tập hay bài thi trắc nghiệm cho các
em? Nếu có, chẳng qua là những khái niệm sơ sài không áp dụng nhiều
thành kỹ năng kỹ xảo được.
Thêm nữa việc tự học và rèn luyện của học sinh để làm thêm những
cuốn bài tập trắc nghiệm ở nhà là rất ít. Đa số chỉ có một bộ phận nhỏ học
sinh khá giỏi mà thôi. Hầu hết học sinh còn lại chỉ làm bài tập giáo viên cho
về nhà là đủ rồi vì các em cho rằng mình có rất nhiều môn và bài tập để làm
và soạn cho ngày kế tiếp. Nếu có bài thi đôi khi các em chỉ đọc lướt và “bói”
hay copy bạn là được. Nếu có dạng bài mới mà các em chưa gặp thì các em
chỉ chờ vào “cái thăm may mắn”. Muốn giúp các em có tính tự giác và có
thể làm những dạng bài tập đơn giản dù các em không được khá cho lắm thì
giáo viên cần có nhiều cố gắng và công sức mới rèn luyện cho học sinh qua
từng tiết học đạt hiệu quả được.
Tóm lại với tất cả lý do trên ta thấy học sinh không có nhiều cơ hội để
rèn luyện bài tập và bài thi trắc nghiệm thành kỹ năng kỹ xảo được. Các em
chỉ làm bài thi với cảm tính, với sự đoán mò và suy diễn nhiều khi thiếu
logic do thiếu kinh nghiệm.
Vậy để giúp các em làm quen và thành thạo kỹ năng làm bài trắc
nghiệm như thế nào? Trước hết chúng ta cần xác định trắc nghiệm là gì, từ
đó giáo viên mới có thể định hướng và giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đạt
hiệu quả cao.
2/ Khái niệm
Trên thực tế có khá nhiều khái niệm về thuật ngữ “trắc nghiệm”. Dưới
góc độ dạy học tại trường THCS, tôi chỉ xin đưa ra một cách khái quát “trắc
nghiệm” là gì?
“Trắc nghiệm” là việc nêu lên, gợi mở một số hiểu biết chưa đầy đủ,
những hiểu biết chưa đúng với thực tế, không hoặc có thứ tự nhất định…để
Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự
3

Sáng kiến kinh nghiệm 2008-2009 Gv: Nguyễn Thị Thành
người học, người nghiên cứu phải kiểm nghiệm, vận dụng hiểu biết đúng
đắn của mình để bổ sung, hoàn chỉnh hoặc điều chỉnh sao cho nó hoàn toàn
đúng với thực tế và bảo đảm được chính xác khoa học của nội dung kiến
thức ấy.
3/ Phân loại
Với khái niệm đó, chúng ta thấy đối với môn Tiếng Anh có rất nhiều
dạng cho nhiều kiểu bài khác nhau. Một đề thi trắc nghiệm thường có 5 dạng
bài cơ bản: Dạng bài ngữ âm (phonetics), dạng bài xác định lỗi sai trong 4
phần gạch chân, dạng bài lựa chọn đáp án đúng (mutil choice) phần từ vựng,
dạng bài lựa chọn đáp án đúng phần ngữ pháp, dạng bài đọc hiểu (Gap fill/
True or False), dạng bài nối các cặp câu cấu trúc song hành (Matching), hay
viết lại câu…Trong 5 dạng trên, dạng bài ngữ âm được đưa vào dạy tại các
trường là rất ít nên rất khó đối với các em. Với dạng bài này, sai lầm các em
hay gặp phải là không xác định được trọng âm cũng như nguyên tắc phát âm
cơ bản. Tuy cùng một chữ cái nhưng cách phát âm có thể khác nhau (phụ
thuộc vào sự kết hợp với các yếu tố còn lại của từ).
Có một dạng bài HS tương đối “sợ”, đó là dạng bài xác định lỗi sai
trong số 4 phần gạch chân. Người ra đề đưa ra một câu tiếng Anh có gạch
chân 4 chỗ, trong đó có một chỗ sai. Câu hỏi sẽ là yêu cầu HS xác định chỗ
sai. Đây là phần kiến thức tổng hợp. Lỗi sai ở đây có thể thuộc về kiến thức
từ vựng, có thể thuộc về kiến thức ngữ pháp hoặc cấu trúc câu. HS phải có
kiến thức ngữ pháp thật chắc chắn mới dễ vượt qua dạng bài này.
Bên cạnh đó, có hai dạng bài tương đối quen thuộc với HS, đó là lựa
chọn đáp án đúng phần ngữ pháp và phần từ vựng. Dạng bài này trong các
bài kiểm tra trên lớp hoặc ở các kỳ thi học kỳ các em đã rất quen rồi nên khi
làm bài các em cảm thấy dễ, nhưng vì thế mà sẽ dễ nảy sinh tâm lý chủ quan
nên đôi khi bất cẩn làm mất điểm một cách đáng tiếc.
Một dạng bài khác - dạng bài mà HS ít được điểm tối đa - đó là đọc
hiểu. Người ra đề đưa ra một bài đọc, rồi đặt câu hỏi với bài đọc này. Kèm

theo câu hỏi là 4 câu trả lời. HS sẽ phải dựa vào nội dung bài đọc để chọn
câu trả lời đúng. Trong bài đọc, ngôn ngữ phong phú và cũng thường xuất
hiện nhiều từ mới. Trong khi đó, HS thường chưa quen với kỹ năng đọc. Các
em có thói quen dịch nghĩa của từng từ (word by word), gặp từ mới là HS lại
muốn làm rõ ngọn ngành nghĩa của từng từ, từng câu. Rất mất thời gian và
không cần thiết. Nếu các em biết cách nắm bắt ý chính của cả đoạn và bài,
không nên đi sâu vào nghĩa đơn lẻ của từ, cụm từ thì các em có thể làm được
một cách tốt nhất. Một khó khăn khác của dạng bài này là có những câu hỏi
mang tính khái quát. Các câu trả lời đưa ra cho HS lựa chọn đúng đôi khi 3/4
câu trả lời đều có các yếu tố xuất hiện trong bài. Nếu HS không cẩn thận, cứ
Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự
4
Sáng kiến kinh nghiệm 2008-2009 Gv: Nguyễn Thị Thành
nhìn thấy có một cụm từ hoặc một ý gì đó trùng nhau (xuất hiện trong bài)
thì lập tức các em khoanh vào đáp án ấy (chọn nhầm đáp án). Thay vào đó,
HS cần đọc để nắm ý của câu, của đoạn và của cả bài khóa. Ví dụ, có những
câu hỏi về ý chính của bài mà 4 câu trả lời đưa ra thì có tới 3 câu liên quan
tới ý của bài. Vì vậy, cần rất thận trọng chọn câu trả lời chính xác mang ý
chính bao trùm và xuyên suốt cả đoạn hoặc cả bài.
Trên đây là những dạng bài quen thuộc mà giáo viên thường ra đề thi
ở các cấp độ khác nhau. Đề thi hoặc kiểm tra có thể thay đổi dạng đi một
chút nhưng cơ bản nó vẫn là hình thức thi này. Do vậy để giúp học sinh vừa
có kiến thức vừa có kỹ năng kỹ xảo làm bài thì đòi hỏi người giáo viên phải
không ngừng sáng tạo trong giảng dạy mà còn biết cách định hướng và rèn
luyện kỹ năng giúp các em hạn chế tối đa những sai lầm đáng tiếc trên.
4. Rèn kỹ năng làm các dạng bài cụ thể
Để làm được điều này, giáo viên cần lồng ghép ngay các dạng bài tập
khi kiểm tra lại những gì vừa mới dạy xong hay kiểm tra bài cũ. Thay đổi
hình thức kiểm tra cũng là một điều mới mẻ mà tôi nghĩ rằng giáo viên có
thể áp dụng để giúp các em rèn luyện dạng bài tập trắc nghiệm từng giờ,

từng ngày và từng cấp học thì chắc rằng các em sẽ không còn thấy khó khi
gặp dạng mới hay thắc mắc vì kiểu bài chưa gặp và không biết làm…
Ví dụ muốn giúp các em làm quen với dạng bài tập về ngữ âm thì
phần Check vocabulary hoặc homework giáo viên nên cho các em xác
định dấu trọng âm nằm ở đâu, hay tìm từ có cách phát âm khác từ còn lại. Ví
dụ sau khi dạy bài số nhiều của danh từ ở chương trình lớp 6-Unit 3, thay vì
giáo viên yêu cầu các em học thuộc tất cả các danh từ và kiểm tra bằng cách
lên bảng ghi theo 3 cột /z/, /iz/, /s/ thì giáo viên có thể thay đổi bằng cách
sau. Giáo viên viết một bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ và chỉ yêu cầu học
sinh tìm ra từ có cách đọc khác với các từ còn lại, sau đó yêu cầu các em giải
thích tại sao (Why?). Như thế vừa giúp các em ôn lại kiến thức vừa giúp các
em rèn luyện kỹ năng dạng bài tập này một cách chắc chắn.
*Gạch chân dưới từ có cách phát âm khác từ còn lại: (English 6-Unit 3)
a/ students doors windows
b/ kisses boxes tables
c/ erasers chairs benches
d/ books boards clocks

Keys: a. students b. tables c. benches d. boards
Hay khi dạy bài Text (Reading) giáo viên không chỉ cho học sinh đơn
thuần đọc bài và trả lời câu hỏi (Comprehension question) mà dần hình thành
bài tập trắc nghiệm cho các em qua phần bảng phụ với dạng True/ False
hoặc tóm tắt lại bài Text (summary) để các em làm bài tập dạng Gap Fill. Vì
Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự
5

×