Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

tiểu luận cao học môn chính trị học phát triển TRÍ THỨC VIỆT NAM với sự PHÁT TRIỂN đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.01 KB, 36 trang )

Chính trị học phát triển

PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài.
Trong mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng xã hội. Đội ngũ trí thức
luôn là nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Trong sự nghiệp đấu tranh
giành độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước, trí thức luôn được coi
là “rường cột của đất nước”, là “nguyên khí của quốc gia”… và thực tế đã có
những đóng góp vô cùng to lớn, góp phần không nhỏ làm rạng danh non song,
đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ
Chí Minh sáng lập và rèn luyện, trí trức Việt Nam luôn sát cánh cùng giai cấp
công nhân, giai cấp nông dân và nhân dân lao động cả nước đoàn kết, phấn
đấu, cống hiến tài năng và trí tuệ, góp phần rất quan trọng vào thắng lợi chung
của dân tộc. Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa
học, công nghệ hiện đại, các quốc gia ở những cấp độ khác nhau đang bước
vào thời kỳ xây dựng, phát triển kinh tế trí thức và xã hội thông tin. Càng
ngày giá trị của trí thức và vai trò của đội ngũ trí thức càng được đề cao như
là nguồn lực quan trọng đặc biệt phát triển kinh tế xã hội, phản ánh sức mạnh
của mỗi quốc gia trong cuộc chạy đua, cạnh tranh toàn cầu. Đại hội VII của
Đảng ta cũng đã chỉ rõ “…Trong cách mạng dân tộc dân chủ, vai trò giới trí
thức đã quan trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, vai trò giới trí thức
càng quan trọng.Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ trí thức của mình
nếu bản thân công-nông không được nâng cao kíến thức, không dần dần
được trí thức hóa, thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội”.
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức đối với sự
phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận
lợi để đội ngũ trí thức không ngừng phát triển, cống hiến ngày càng nhiều cho
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều chủ chương, chính sách đã




Chính trị học phát triển
được Đảng và Nhà nước ban hành nhằm vận động, định hướng đội ngũ trí
thức , phát huy tốt nhất tiềm năng, trí tuệ và năng lực sáng tạo của mình cùng
toàn Đảng ,toàn dân thực hiên thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ văn minh”. Nghị quyết hội nghị trung ương 2 khóa
VIII của Đảng đánh giá “Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có bước
trưởng thành, được tập hợp, có thêm điều kiện để phát huy khả năng và cống
hiến cho sự nghiệp chung.Đây là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của
đất nước. Nhiều nhà trí thức được Đảng bồi dưỡng, rèn luyện trở thành
những chuyên gia đứng đầu trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội và nhiều trí
thức đã góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước”.
Tuy nhiên, sự phát triển về kinh tế- xã hội của đất nước còn chậm, hạn
chế và gặp nhiều khó khăn. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trước xu thế hội nhập khu vực, hội nhập
quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và sôi động, sự phát triển nhảy vọt của cách
mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, nhiều vấn đề mới, quan trọng đặt
ra đòi hỏi trí thức Việt Nam phải nỗ lực phấn đấu vươn lên để có thể tiếp thu
những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của thời đại, đưa đất nước từng
bước tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giớ. Trước thực trạng của
đội ngũ trí thức,thực trạng sự phát triển của đất nước và những yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa,hiên đại hóa đất nước, thì Trí thức với sự phát triển
bền vững của đất nước là vấn đề cấp thiết cần tìm hiểu.
2.

Tình hình ngiên cứu.
Phát triển đất nước hay để đất nước phát triển hơn là một vấn đề rất
lớn, vì đất nước có phát triển được hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của toàn thể nhân dân trong quốc gia đó. Và vai trò của đội ngũ trí thức

cũng có giá trị rất lớn trên nhiều lingx vực, nên thu hút được sự quan tâm chú
ý của nhiều nhà nghiên cứu. Trên cơ sở đó đã xuất hiện nhiều công trình bài
viết, sách báo bình luận và đánh giá về trí thức, vai trò của đội ngũ trí thức và


Chính trị học phát triển
sự phát triển của đất nước. Sau đây là một số công trình, bài viết, cuốn sách
đề cập xung quanh vấn đề này
- Đội ngũ trí thức có vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập quốc
tế-PGS.TS.NGND. Huỳnh Văn Hoàng, tháng 10-2009.
- Trí thức có vị trí không thể thay thế trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Cao Huy Thuần- 2006.
- Cần có chính sách thu hút đội ngũ trí thức trẻ-Hiếu Nguyễn, tháng 72010.
- Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” của ban chấp hành trung ương Đảng.
Mặc dù các ví dụ trên có khác nhau về tên gọi và được các tác giả
nghiên cứu với những cách tiếp cận khác nhau, nhiều mảng chủ đề khác nhau
nhưng nhìn chung vẫn đề cập đến những nét cơ bản của trí thức và vai trò của
trí thức với sự phát triển đất nước nói chung.
3.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Trong hệ thống các tác phẩm viết về vấn đề phát triển bền vững thì
cúng đã có nhiề tác phẩm, bài viết đề cập tới nguồn nhân lực trí thức cùng sự
phát triển của đất nước. Đây là một vấn đề tương đối lớn, với điều kiện, thời
gian và tài liệu hạn hẹp nên trong phạm vi nghiên cứu của một tiểu luận, tác
giả chỉ đi sâu nghiên cứu về đặc điểm, vai trò của đội ngũ trí thức với sự phát
triển của đất nước, cùng với thực trạng phát triển của Việt Nam.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ.
Mục đích nghiên cứu của tác giả là tìm hiểu và làm rõ thực trạng phát
triển của đất nước cùng với vai trò của đội ngũ trí thức.
Để đạt được mục đích trên, tiểu luận cần làm tốt những nhiệm vụ sau:

-

Tình hình đội ngũ trí thức Việt Nam.


Chính trị học phát triển
-

Vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam.
Thực trạng sự phát triển của đất nước.
5. Kết cấu tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận
có kết cấu gồm 3 chương và 6 tiết:
Chương 1: Lý luận chung về vai trò của trí thức đối với sự phát triển
đất nước hiện nay.
Chương 2: Đội ngũ trí thức Việt Nam và thực trạng sự phát triển nước
ta.
Chương 3: Những phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của đội
ngũ trí thức đối với sự phát triển đất nước hiện nay.


Chính trị học phát triển
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC.

1.1 . MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM.
a. Quan niệm về trí thức và đội ngũ trí thức.

Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường gặp một cách hiểu đơn giản và

sai lệch trước khái niệm trí thức: cứ ai có tấm bằng cao đẳng hay đại học thì
đều được coi là trí thức. Nhưng cách hiểu đó đã tầm thường hóa khái niệm trí
thức. Chính vì thế cần phải hiểu đúng hơn khái niệm về trí thức. Có hàng trăm
nhà khoa học đã nghiên cứu về trí thức. Họ đi đến một cách hiểu như sau:
“trí” thuộc về hiểu biết,” “thức” thuộc về lương tri. Trí thức là những người
biết mình, biết người, hiểu biết xã hội và phụng sự xã hội, gắn sự nghiệp của
mình với sự phát triển xã hội, và do đó trí thức phải là người có đức độ. Theo
cách hiểu như vậy thì một người thiếu đức độ, thiếu lương tri thì dù có bằng
cấp cao tột bực và dù thông minh đến đâu chăng nữa cũng chỉ xứng đáng gọi
là “người đỗ đạt”, “người được học nhiều” chứ không phải là trí thức.
Thuật ngữ trí thức có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Intelligentia có nghĩa
là thông minh, có trí tuệ, hiểu biết. Từ những năm nửa sau của thế kỷ XIX,
khái niệm này trở nên thông dụng, người ta thường dùng chỉ những người có
học vấn cao, chuyên lao động phức tạp. Ở các nước trên thế giới, thuật ngữ trí
thức được dùng với hai hàm nghĩa: Tri thức (kiến thức) và đội ngũ trí thức.
Tri thức gồm tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học; đội ngũ trí thức
thường được dùng để chỉ tầng lớp những người có tri thức, học vấn cao.Tuy
nhiên cho đến nay còn có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trí
thức.Điều này phụ thuộc vào lập trường, quan điểm, góc độ tiếp cận trong các
giai đoạn lịch sử cụ thể.


Chính trị học phát triển
Từ điển bách khoa triết học tiếng nga (1983) định nghĩa: “Trí thức là
tầng lớp những người làm nghề lao động phức tạp và thường có học vấn cao
tương ứng, có chức năng sáng tạo, phát triển và phố biến văn hóa”
Trong từ điển tiếng Nga (1991) lại ghi rằng: “Trí thức-đó là những
người có học vấn và có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực khoa học, kỹ
thuật, văn hóa và đang làm nghề lao động phức tạp”
Ở Việt Nam cho đến nay, một số từ điển cũng cung cấp những khái

niệm trí thức.Từ điển chủ nghĩa xã hội khao học xác định: Trí thức là “một
nhóm xã hội bao gồm những người chuyên làm những nghề lao động phức
tạp và có học vấn chuyên môn cần thiết cho ngành lao động đó”.Từ điển triết
học định nghĩa trí thức là “tập đoàn xã hội gồm những người làm nghề lao
động phức tạp. Giới trí thức bao gồm: kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật
sư, nghệ sĩ, thầy giáo, người làm công tác khoa học và một bộ phận lớn viên
chức”.
Trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, với cách tiếp cận khác nhau, mỗi
quốc gia có khái niệm khác nhau về “trí thức”.Tuy nhiên dù tiếp cận ở góc độ
nào, các định nghĩa về trí thức cũng đề cập đến các dấu hiệu cơ bản là: lao
động trí tuệ, có chuyên môn sâu và có học vấn cao. Trong đề án “Xây dựng
đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất
nước” của ban chấp hành trung ương Đảng đã đưa ra ba dấu hiệu cơ bản về trí
thức như sau:
+ Thứ nhất: Trí thức là người lao động trí óc, có hiểu biết sâu và rộng,
thông thường có trình độ đại học và tương đương trở lên, có năng lực sáng
tạo, có trình độ phát triển về trí tuệ, nhạy bén với cái mới và quan tâm đến đổi
mới để phát triển.
+ Thứ hai: Trí thức có trình độ chuyên môn sâu, rộng trong lĩnh vực
nhất định, được hình thành qua đào tạo, bồi dưỡng và phát triển không ngừng
bằng con đường tự đào tạo, lao động và hoạt động sáng tạo của mỗi cá nhân.


Chính trị học phát triển
+ Thứ ba: Trí thức có nhu cầu cao về đời sống tinh thần và hướng tới
các giá trị chân- thiện- mỹ, có lòng tự trọng, khát vọng tự do, dân chủ công
bằng.
Trên cơ sở những quân điểm trên, có thể khái quát về khái niệm trí thức
như sau: Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt, có trình độ học vấn cao,
trình độ chuyên môn sâu, có đạo đức, lao động trí tuệ- sáng tạo khoa học, phổ

biến và nghiên cứu ứng dụng tri thức khao học trong hoạt động thực tiễn, góp
phần quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển mọi mặt của đời sống xã
hội.
Từ khái niệm trên, có thể quan niệm đội ngũ trí thức như sau: Đội ngũ
trí thức là đội ngũ những người làm các nghề lao động phức tạp, đòi hỏi có
học vấn và chuyên môn sâu cho ngành lao động đó, giữ vai trò chủ đạo trong
việc sáng tạo tri thức, phổ biến giáo dục tri thức và ứng dụng tri thức khoa
học vào phát triển sản xuất và tiến bộ xã hội. Đội ngũ trí thức là một tầng lớp
xã hội có quan hệ mật thiết đối với các giai cấp và tầng lớp xã hội khác.
b.

Đặc điểm của đội ngũ trí thức Việt Nam.
Đội ngũ trí thức Việt nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ở mỗi giai đoạn
lịch sử khác nhau, tuy có khác nhau về trình độ, số lượng và chất lượng…
Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, họ cũng đều là lực lượng đại diện cho trí tuệ
của nhân dân và dân tộc.Đặc biệt trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn đất nước với phát triển kinh tế tri thức Đội ngũ trí thức nước
ta có những đặc điểm cơ bản sau:
-Đội ngũ trí thức Việt Nam gắn bó với sự nghiệp cách mạng của nhân
dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam: Trong những năm đầu
khi Đảng ra đời, nhiều trí thức được lãnh đạo dưới chế độ cũ và ở nước ngoài,
nghe theo tiếng gọi của Đảng, chủ tịch HỒ CHÍ MINH đã rời bỏ vinh hoa phú
quý của chế độ thực dân tư bản, gia nhập vào đoàn quân cách mạng, chấp
nhận gian khổ cùng với quân và dân ta suốt chín năm kháng chiến chống


Chính trị học phát triển
Pháp và những năm tiếp đó như Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa… Và từ lực
lượng trí thức ban đầu của cách mạng nước ta, đội ngũ trí thức đã nhanh
chóng đào tạo, bồi dưỡng được một đội ngũ trí thức mới đông đảo và trưởng

thành trong phong trào cách mạng.
- Một đặc điểm nổi bật của trí thức Việt Nam là sự gắn bó chặt chẽ với
giai cấp công nhân, nông dân và dân tộc.Đội ngũ trí thức Việt Nam xuất thân
từ giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, có mối quan hệ máu thịt với hai
giai cấp này, đồng thời gắn bó chặt chẽ với dân tộc. Đúng như Hồ Chí Minh
nói: “Trí thức đáng trọng là trí thức hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ
nhân dân”.
- Là những người lao động trí óc có tính sáng tạo, sản phẩm lao động
của họ thường mạng đậm dấu ấn cá nhân.Lao động trí óc của trí thức thường
mang tính sáng tạo.Đó có thể là các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giúp tăng
năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoặc nó có thể là những
luận điểm, luận cứ, giải pháp để giúp Đảng, Nhà nước xây dựng đướng lối,
chủ trương đúng đắn.
- Là lực lượng lao động có mặt trong tất cả các lĩnh vực sản xuất vật
chất và tinh thần, ở mọi ngành mọi địa bàn lãnh thổ và gắn bó khăng khít với
các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội.
1.2. VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC.

Đánh giá vai trò của tri thức và đội ngũ trí thức, Trung ương nhận định:
“Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức
là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự
phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội
ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của
mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển”. Đối với sự phát triển của đất nước
thì đội ngũ trí trức có vai tro rất lớn điều đó được thể hiện ở những điểm sau:


Chính trị học phát triển
-


Đội ngũ trí thức là lực lượng có vai trò quan trọng , quyết định trong sự
nghiệp giáo dục và đào tạo nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài.
Đội ngũ trí thức có vai trò và trách nhiệm lớn lao trong việc đẩy mạnh
đổi mới sự nghiệp giáo dục- đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn
nhân lực bồi dưỡng nhân tài, đào tạo ra những con người có năng lực cao và
phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng cho những nhu cầu lao động hiện nay. Đồng
thời để có được một đội ngũ trí thức và nguồn nhân lực trí tuệ cao đáp ứng
nhu cầu của sự nghiệp đổi đất nước, trước hết phải xây dựng được nền giáo
dục hướng vào mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài”.Thời đại ngày nay nếu thiếu nguồn tài nguyên trí tuệ sẽ không có sự
phát triển bền vững.

-

Đội ngũ trí thức là nguồn lực lao động trí tuệ cao, đóng góp không nhỏ vào
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo định hướng của đại hội X của Đảng, để đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, nước ta cần phải “Tranh thủ các cơ hội thuận lợi
do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của nước ta để rút ngắn quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi trọng kinh tế tri thức là yếu
tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển
mạnh các ngành kinh tế và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều
vào tri thức”. Trước những đòi hỏi lớn lao đó, đội ngũ các nhà khoa học, công
nghệ phải đóng vai trò động lực, đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng các
tiến bộ khoa học và công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ ở nhiều
lĩnh vực khác nhau. Trong quản lý sản xuất, họ là người thực hiện đổi mới cơ
chế quản lý, góp phần tổ chức lại và hướng dẫn các lực lượng lao động khác
đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả

kinh tế.


Chính trị học phát triển
-

Đội ngũ trí thức là lực lượng trực tiếp góp phần duy trì và phát triển những
truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu nền văn hóa, văn minh nhân
loại.
Để thực hiện nhiệm vụ trung tâm trên lĩnh vực văn hóa, người trí thức
trên mặt trận văn hóa phải thực sự là các chiến sĩ tiên phong qua các tác phẩm
của mình, góp phần khẳng định những giá trị cao đẹp của người Việt Nam,
của chế độ chủ nghĩa xã hội, của đất nước và dân tộc.Đồng thời tích cực phê
phán những nhân tố văn hóa tiêu cực, cản trở con đường phát triển của đất
nước. Là những người đại diện cho trí tuệ dân tộc, đội ngũ trí thức đã góp
phần duy trì và phát triển những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- Đội ngũ trí thức đã đóng góp tích cực vào xây dựng những luận cứ
khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ con đường phát triển của đất nước và giải
đáp những vấn đề mới phát sinh trong sự nghiệp đổi mới.
- Bộ phận trí thức tham gia công tác lãnh đạo, quản lý đã phát huy tốt
vai trò và khả năng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ
thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, trình độ quản lý của
Nhà nước.
- Đội ngũ trí thức trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh là lực lượng
nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại. Nhiều trí thức trẻ thể hiện tính năng động, sáng tạo, thích ứng
nhanh với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đa số trí thức Việt
Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc.
Thực tế sự đóng góp của đội ngũ trí thức Việt Nam được thể hiện ở một

số điểm như:

-

Thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng lương thực với gần một tỷ người
thiếu đói. Trong hoàn cảnh như thế, Việt Nam vẫn giữ vững nhịp độ tăng


Chính trị học phát triển
trưởng nông nghiệp cả về năng suất, sản lượng, bảo đảm an ninh lương thực
trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu gạo để góp phần giúp đỡ bạn bè trên thế
giới. Có được điều đó là nhờ chính sách đầu tư, phát triển nông nghiệp đúng
đắn của Đảng và Chính phủ, đồng thời có lao động quên mình của nông dân
cả nước, có đóng góp lớn lao của các nhà khoa học trong ngành nông nghiệp.
Đất nước ghi nhận công lao của nhiều nhà nông học trong đó có các nhà khoa
học nữ đã cùng tập thể khoa học lai tạo giống lúa mới có năng suất cao, chất
lượng gạo ngon, có khả năng chịu hạn, chịu rét và kháng sâu bệnh. Đó là
trách nhiệm cao của trí thức đối với đất nước. Đương nhiên vẫn còn nhiều vấn
đề trong nông nghiệp cần đến vai trò và trách nhiệm của các nhà khoa học
như cơ giới hoá trong nông nghiệp để người nông dân đỡ vất vả, phòng chống
dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, vấn đề lựa chọn cơ cấu cây trồng, con vật
-

nuôi, vấn đề thất thoát sau thu hoạch...
Khủng hoảng kinh tế thế giới từ đầu năm 2008 và hiện nay cơn bão khủng
hoảng tài chính, tiền tệ đang hoành hành ở các nước kinh tế phát triển. Đảng
và Chính phủ đã có những kết luận, quyết sách kịp thời với 8 nhóm giải pháp
nhằm chống lạm phát, tăng giá, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã
hội. Các nhà khoa học kinh tế, các chuyên gia kinh tế đã góp phần vào những
quyết sách đó. Tình hình kinh tế thế giới và đất nước ta hiện nay cũng đòi hỏi

cao hơn nữa trách nhiệm, tài năng, trí tuệ, năng lực dự báo của các nhà kinh tế
để tham mưu cho Đảng, Nhà nước có những chính sách, giải pháp có hiệu
quả.
Vai trò của đội ngũ trí thức đối với việc phát triển đất nước là rất lớn.
Và để đất nước ngày càng phát triển thực sự là cuộc cách mạng, là yêu cầu tất
yếu, đòi hỏi Đảng phải tập hợp và phát huy mọi nguồn lực, trong đó nguồn
lực trí thức có vai trò đặc biệt quan trọng nhất là trong bối cảnh khoa họccông nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp như hiện nay.
CHƯƠNG 2: ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG SỰ
PHÁT TRIỂN NƯỚC TA.


Chính trị học phát triển

2.1. TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM.

Từ sau cách mạng tháng tám, ở nước ta đã hình thành một đội ngũ trí
thức có đặc trưng nổi bật là xuất thân từ các giai cấp, các tầng lớp xã hội, nhất
là từ công nhân và nông dân. Họ có lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân
tộc, gắn bó với nhân dân lao động, gắn bó với sự nghiệp cách mạng do Đảng
lãnh đạo , có ý chí vươn lên nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn
thiện nhân cách, ngày càng đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi mới của sự nghiệp
phát triển đất nước.Họ là những người đóng vai trò then chốt, là đầu tàu của
nguồn nhân lực, nguồn lực sản xuất trực tiếp, là động lực thúc đẩy sự phát
triển xã hội nhanh và bền vững. Đội ngũ trí thức hiện nay ngày càng phát
triển mạnh mẽ:
-

Về số lượng đội ngũ trí thức
Ngày nay đội ngũ trí thức của chúng ta lớn mạnh hơn rất nhiều. Trong
nước chúng ta có hơn hai triệu người tốt nghiệp đại học trong đó có hơn

16000 tiến sĩ.Ở nước ngoài trong trên ba triệu người Việt đang sinh sống,
chúng ta có hơn 300000 trí thức- là một bộ phận không thể tách rời của đội
ngũ trí thức Việt Nam.
Đội ngũ cán bộ khoa học này có mặt trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng , an ninh…Đây là một tín hiệu đáng
mừng về sự trưởng thành về số lượng của đội ngũ trí thức có trình độ cao ở
nước ta. Tuy vậy, số cán bộ khoa học đầu ngành có trình độ cao còn rất ít. Đăc
biệt, nước ta đang thiếu những cán bộ khoa học giỏi về kinh tế, quản lý, tài
chính , ngân hàng… Thiếu nhiều cán bộ am hiểu công nghệ cao, nhất là trong
lĩnh vực công nghệ điện tử, tin học… Lực lượng trí thức có trình độ cao trong
các ngành khoa học xã hội và nhân văn, nhất là đội ngũ lý luận còn rất mỏng.
Nhìn chung, so với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng


Chính trị học phát triển
an ninh của đất nước trước những thách thức của thế kỷ XXI đội ngũ trí thức
nước ta còn nhiều bất cập.
-

Về cơ cấu đội ngũ trí thức.
+ Về trình độ và độ tuổi
Theo điều tra dân số, năm 2006 dân số Việt Nam là 84, 2 triệu người
trong đó có 2, 443 triệu người có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong số này có
1217 giáo sư, số lượng phó giáo sư hiện có là 5975 người. Năm 2007, số giáo
sư và phó giáo sư đều tăng, cả nước có 1271 giáo sư và 6240 phó giáo sư. Số
giáo sư trong độ tuổi lao động đang làm việc trong các cơ quan, doanh
nghiệp, trường học, viện nghiên cứu chiếm 42, 4% so với tổng số giáo su
được công nhận. Số phó giáo sư trong độ tuổi lao động đang làm việc trong
các cơ quan nói trên chiếm 45, 82% tổng số phó giáo sư được công nhận.
Điều này phản ánh tình trạng cán bộ khoa học có trình độ cao ở Việt Nam vẫn

trong tình trạng bị lão hóa. Tỉ lệ giáo sư, phó giáo sư đang làm việc trong
trường học là 68, 9%; ở các viện nghiên cứu khoa học là 25, 9%, còn lại 5,
2% ở các cơ quan khác. Độ tuổi bình quân của cán bộ có trình độ đại học là
40,9 tuổi , thạc sĩ là 42,6 tuổi và tiến sĩ là 52,5 tuổi. Số cán bộ khoa học dưới
25 tuổi chiếm 9,06 % trong khi cán bộ khoa học trên 55 tuổi là 13,55 %. Đến
năm 2006, độ tuổi trung bình của tiến sĩ là 52,9 tuổi, tiến sĩ khoa học là 57,15
tuổi. Điều này phản ánh tình trạng lão hóa ở đội ngũ trí thức có trình độ cao
đòi hỏi phải có chính sách quy hoạch, đào tạo thích hợp để khai thác, phát huy
được năng lực của đội ngũ trí thức ở độ tuổi có hiệu quả cao nhất.
+ Về giới tính:
Đội ngũ trí thức nam giới thường chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới trong
nhiều ngành khoa học, đặc biệt là khoa học công nghệ. Ở trình độ tiến sĩ nam
giới chiếm tỷ lệ 85, 03%, tiến sĩ khoa học chiếm tỷ lệ 95,42% - chiếm tỷ lệ rất
cao so với nữ giới. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ đạt mức độ cao ở trình độ cao đẳng gần
58%, tỉ lệ nữ giới ở trình độ đại học chiếm 33,23%, thạc sĩ 29,28%. Sự chênh


Chính trị học phát triển
lệch tỷ lệ trí thức về giới tính như trên phản ánh tàn dư của tư tưởng phong
kiến, Nho giáo đã hạn chế cơ hội học tập, vươn lên của phụ nữ nước ta trong
những năm trước đây.Bên cạnh đó còn có nguyên nhân về thiên chức làm vợ,
làm mẹ của trí thức nữ ở nước ta cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
học tập ở những bậc sau đại học của phụ nữ.
+ Về thành phần dân tộc.
Đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số còn chiếm tỉ lệ quá nhỏ trong
tổng số người có trình độ cao đẳng, đại học chung trong cả nước. Theo số liệu
điều tra năm 1999 cho thấy có khoảng 41000 cán bộ khoa học công nghệ là
người thuộc các dân tộc thiểu số, đội ngũ cán bộ khoa học này chủ yếu tập
trung ở một số dân tộc có trình độ dân trí tương đối cao như Tày, Nùng…
Hiện nay vẫn còn khoảng chín dân tộc chưa có người đạt trình độ cao đẳng

hoặc đại học, bốn mươi dân tộc chưa có cán bộ sau đại học.
-

Mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ trí thức.
Qua khảo sát của tổng cục thống kê năm 2002, đánh giá thực tế tình
hình đội ngũ trí thức nước ta có trình độ từ tiến sĩ trở lên vẫn còn nhiều vấn đề
phải bàn cả số lượng, chất lượng và cơ cấu, giới tính, tuổi đời, trình độ ngoại
ngữ…Đến việc phân bổ và sử dụng đội ngũ trí thức, chức vụ đảm nhiệm, theo
vùng địa lý, thành phần kinh tế xã hội, tính chất phù hợp của công việc, sự bất
hợp lý về đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao, điều
đó phản ánh những mặt mạnh và yếu của đội ngũ trí thức nước ta.
+ Mặt mạnh của đội ngũ trí thức nước ta được thể hiện chủ yếu ở các
điểm sau:
Đội ngũ trí thức nước ta đều xuất thân từ nhân dân lao động, có lòng
yêu nước nồng nàn, có phẩm chất chính trị vững vàng và năng lực chuyên
môn khá tốt, tiềm ẩn nhiều khả năng sáng tạo, có thể thích ứng nhanh với sự
phát triển của khoa học công nghệ và cả sự biến động của hoàn cảnh kinh tế-


Chính trị học phát triển
xã hội. Thực tế cho thấy rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nếu có sự lãnh đạo,
chỉ đạo sát sao và quan tâm của Đảng, Chính phủ cùng với sự quyết tâm và
sáng tạo của đội ngũ trí thức vươn lên làm chủ tri thức, thì bất kỳ nhiêm vụ
khó khăn, phức tạp đến đâu đội ngũ này cũng có thế thực hiện được. Điều đó
đã được kiểm chứng qua hai cuộc kháng chiến cứu nước, trong suốt thời gian
thực hiện công cuộc đổi mới đội ngũ trí thức đã làm được nhiều việc thần kỳ
khiến cho kẻ địch bất ngờ trước sự sáng tạo của đội ngũ trí thức Việt Nam.
Đội ngũ trí thức khoa học tự nhiên có những thành tựu trong nghiên
cứu, điều tra tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường và góp phần tạo
luận cứ cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,

tạo cơ sở cho quá trình tiếp thu và làm chủ công nghệ hiện đại trên thế giới.
Đội ngũ trí thức trong lĩnh vực khao học xã hội đã góp phần bổ sung, lý giải
và làm rõ thêm những quan điểm của Đảng về con đương đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam. Nhiều kết luận khoa học đã được làm cơ sở xây dựng các
nghị quyết, hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
góp phần vào các thành công của công cuộc đổi mới.
Những trí thức Việt Nam luôn tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của
Đảng. Trong đó, trước hết là các chuyên gia và các cán bộ quản lý khao học
đã thể hiện khả năng sáng tạo và có những đóng góp to lớn của mình cho sự
thắng lợi nhiều mặt của công cụôc đổi mới. Hơn nữa đội ngũ trí thức nước ta
còn có tiềm năng trí tuệ to lớn, thông minh và ham hiểu biết, rất nhạy bén với
cái mới, có khả năng nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến của khao học,
công nghệ và văn hóa thế giới.
Thực tiễn cho thấy rằng nhiều thành tựu khao học và công nghệ mới đã
được ứng dụng, góp phần rất quan trọng vào công cuộc nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả trong các ngành sản xuất nông nghiệp, y tế giao thông
vận tải, hàng tiêu dùng… Xây dựng và củng cố quốc phòng an ninh. Những
đóng góp trên của trí thức thông qua lao động sáng tạo khoa học chính là biểu


Chính trị học phát triển
hiện rõ nhất trong thực tế liên minh của trí thức với nhân dân lao động, mà
trước hết là với giai cấp công nhân và nông dân. Đồng thời lao động sáng tạo
khoa học của trí thức ngày càng được phát huy, được đánh giá cao có tác dụng
cổ vũ, động viên đội ngũ trí thức tiếp tục tìm tòi, sáng tác đóng góp cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh những thành tựu, những điểm thể hiện sự lớn mạnh của đội
ngũ trí thức Việt Nam, thì đội ngũ trí thức nước ta vẫn còn một số yếu kém,
điều này được thể hiện ở một số điểm sau.
+ Mặt yếu của đội ngũ trí thức nước ta hiện nay.

Đứng trước xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu đẩy nhanh sự
phát triển để rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa nước ta so với các nước tiên
tiến từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức ở nước ta, thì nguồn nhân lực
hiện có của nước ta còn nhiều bất cập, cũng bộc lộ một số mặt yếu kém cần
khắc phục. Trong đội ngũ trí thức, ở chỗ này hay chỗ khác, có những biểu
hiện khó đoàn kết, khó hợp tác với đồng nghiệp. Đội ngũ trí thức nước ta
chưa có nhiều cơ hội và điều kiện tiếp cận với những thành tựu mới của các
nước phát triển nên thiếu kiến thức sâu ở nhiều lĩnh vực khoa học và công
nghệ hiện đại. Một số trí thức còn thiếu hiểu biết thực tiễn, do đó cách nhìn
nhận còn phiến diện.Bên cạnh đó còn có những trí thức chưa thực sự năng
động trong cơ chế kinh tế mới, vẫn ỷ lại vào nhà nước và tập thể.Trong lĩnh
vực văn hóa, văn nghệ có một số người, tuy không nhiều đã có khuynh hướng
“thương mại hóa”, truyền bá lối sống thực dụng xa đọa. Trước những biến
động của tình hình phức tạp, những khó khăn gay gắt về kinh tế-xã hội, có
những trí thức đã tỏ ra hoang mang dao động, giảm sút niềm tin vào Đảng,
vào chủ nghĩa xã hội.Một số khác lại mơ hồ về chính trị, phủ nhận thành tựu
cách mạng, bác bỏ chủ nghĩa Mac- Lênin, có những biểu hiên tự do vô chính
phủ, dân chủ cực đoan. Khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới hiện nay, ở một


Chính trị học phát triển
số trí thức có sự rỗng hụt về kiến thức và năng lực thực hành. Trình độ ngoại
ngữ còn yếu, khó đáp ứng yêu cầu mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế.
Số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển
đất nước. Cơ cấu đội ngũ trí thức có những mặt bất hợp lý về ngành nghề, độ
tuổi, giới tính... Trí thức tinh hoa và hiền tài còn ít, chuyên gia đầu ngành còn
thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế cận hẫng hụt; chưa có nhiều tập thể khoa học
mạnh, có uy tín ở khu vực và quốc tế. Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu
khoa học chưa xuất phát và gắn bó mật thiết với thực tiễn sản xuất, kinh
doanh và đời sống.

Trong khoa học tự nhiên và công nghệ, số công trình được công bố ở
các tạp chí có uy tín trên thế giới, số sáng chế được đăng ký quốc tế còn quá
ít. Trong khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu lý luận còn thiếu khả năng
dự báo và định hướng, chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tế đổi mới đặt
ra, chưa có những công trình sáng tạo lớn, nhiều công trình còn sơ lược, sao
chép. Trong văn hoá, văn nghệ còn ít tác phẩm có giá trị xứng tầm với những
thành tựu vẻ vang của đất nước, sự sáng tạo và hy sinh lớn lao của nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lý luận, phê bình văn học, nghệ
thuật còn nhiều hạn chế.
Trình độ của trí thức ở nhiều cơ quan nghiên cứu, trường đại học tụt
hậu so với yêu cầu phát triển đất nước và so với một số nước tiên tiến trong
khu vực, nhất là về năng lực sáng tạo, khả năng thực hành và ứng dụng, khả
năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và sử dụng công nghệ tin học.
Một bộ phận trí thức, kể cả người có trình độ học vấn cao, còn thiếu tự
tin, e ngại, sợ bị quy kết về quan điểm, né tránh những vấn đề có liên quan
đến chính trị. Một số giảm sút đạo đức nghề nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm
và lòng tự trọng, có biểu hiện chạy theo bằng cấp, thiếu trung thực và tinh
thần hợp tác. Một số trí thức không thường xuyên học hỏi, tìm tòi, trau dồi
chuyên môn nghiệp vụ, thiếu chí khí và hoài bão. Nhiều trí thức trẻ có tâm


Chính trị học phát triển
trạng thiếu phấn khởi, chạy theo lợi ích trước mắt, thiếu ý chí phấn đấu vươn
lên về chuyên môn.
2.2. THỰC TRẠNG SỰ PHÁT TRIỂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7,3%/năm, thuộc nhóm
nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. GDP bình quân đầu người năm
2010 đạt khoảng 1.200 USD, vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu
nhập thấp.Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn của nền kinh
tế được giữ vững, thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia được kiểm soát trong
giới hạn an toàn.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện tốt hơn. Thu
nhập thực tế bình quân đầu người 10 năm qua tăng khoảng 2,3 lần. Công cuộc
xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu nổi bật, được quốc tế đánh giá cao.
Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần năm 1999
xuống còn 2 lần năm 2008. Trẻ em được quan tâm bảo vệ, chăm sóc; tỷ lệ trẻ
dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 33,8% xuống còn dưới 18%. Tuổi thọ
bình quân tăng từ 67 lên 72 tuổi. Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục
trung học cơ sở. Chỉ số phát triển con người (HDI) không ngừng tăng lên,
năm 2008 là 0,733, thuộc nhóm nước trung bình cao trên thế giới. Mức hưởng
thụ văn hoá, điều kiện tiếp cận thông tin của người dân được nâng lên rõ rệt.
Hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng.
Cùng với những kết quả to lớn trong việc xã hội hoá phát triển các lĩnh vực xã
hội, ngân sách nhà nước chi cho các lĩnh vực này không ngừng tăng lên; bảo
hiểm y tế được mở rộng từ 13,4% dân số năm 2000 lên khoảng 62% năm
2010.
Bình đẳng giới có nhiều tiến bộ, tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội và giữ
các trọng trách trong hệ thống chính trị ngày càng cao. Năm 2008, nước ta đã
hoàn thành hầu hết các Mục tiêu Thiên niên kỷ đặt ra cho năm 2015.


Chính trị học phát triển
Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm và có mặt được cải thiện.
Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng, xã hội cởi mở và đồng thuận
hơn. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Chính trị - xã hội ổn định. Diện
mạo của đất nước có nhiều thay đổi; thế và lực của nước ta vững mạnh thêm
nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; tạo ra những
tiền đề quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và nâng cao chất lượng cuộc

sống của nhân dân.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, trong sự phát triển cũng còn nhiều
yếu kém, bất cập. Những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng.
Chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
Tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng,
chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Huy động và hiệu quả sử dụng
các nguồn lực còn hạn chế; lãng phí, thất thoát còn nhiều; hiệu quả đầu tư
thấp. Tiêu hao nguyên liệu, năng lượng còn rất lớn. Việc khai thác và sử dụng
tài nguyên chưa thật hợp lý và tiết kiệm. Các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật
vững chắc, bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại còn lớn, lạm phát
còn cao. Môi trường sinh thái nhiều nơi bị ô nhiễm nặng.
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều bất cập, một số mặt vẫn còn bức
xúc; tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; ùn tắc và tai nạn giao thông còn
nghiêm trọng; tham nhũng chưa bị đẩy lùi; chất lượng giáo dục và đào tạo,
nhất là đào tạo đại học và dạy nghề còn yếu kém và chậm được cải thiện; các
bệnh viện bị quá tải, chất lượng dịch vụ y tế còn thấp.


Chính trị học phát triển
CHƯƠNG 3: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT
NƯỚC HIỆN NAY.

3.1. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG.
Quan niệm phát triển bền vững xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 80
thế kỷ 20, được phổ biến rộng rãi vào năm 1987, với hàm ý tổng quát là sự
phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở
ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Đây là quá trình phải
bảo đảm có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển:

phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là nội dung rất quan trọng của
phát triển bền vững. Đây còn là tiêu chí thể hiện bản chất của chế độ ta.
Một là, bằng các giải pháp và sức mạnh tổng hợp, kiên quyết giữ vững
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị
và trật tự an toàn xã hội, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi
trường hoà bình và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nước. Đây là


Chính trị học phát triển
điều kiện tiên quyết nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững và cũng là một
lợi thế của đất nước ta.
Hai là, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh
tế; giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng và sự hoạt động an
toàn, hiệu quả của các định chế tài chính.
Thế hệ chúng ta đã từng chứng kiến những cuộc khủng hoảng lương
thực, khủng hoảng năng lượng, mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu xẩy ra trong các năm 2007 - 2009 và cuộc khủng hoảng
nợ công ở một số nước hiện nay. Những cuộc khủng hoảng này là hậu quả của
sự phát triển không bền vững, gây mất ổn định toàn cầu và tác động đến tăng
trưởng của hầu hết các quốc gia, kinh tế thế giới suy giảm, thất nghiệp gia
tăng, xung đột xã hội lan rộng...
Ở nước ta, cùng với những bất cập, yếu kém trong quản lý vĩ mô, cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến
sự phát triển của đất nước, lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng suy giảm,
đời sống nhân dân gặp khó khăn. Kinh nghiệm quốc tế cũng như của nước ta
những năm qua cho thấy giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an
ninh tài chính, kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các
cân đối lớn vừa là tiền đề để tăng trưởng nhanh vừa là nội dung của tăng

trưởng bền vững, trở thành nhiệm vụ quan trọng nhất trong quản lý kinh tế
của bất cứ quốc gia nào.
Ba là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để bảo đảm đạt
tốc độ tăng trưởng cao đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và không ngừng nâng cao
chất lượng tăng trưởng là yếu tố quyết định nhất để phát triển nhanh và bền
vững. Có đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đất nước mới phát triển nhanh, rút
ngắn khoảng cách với các nước, mới tạo được nguồn lực để phát triển các lĩnh
vực xã hội, phát triển con người, đầu tư phát triển những khu vực khó khăn,
thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng trong nước, mở rộng hệ thống


Chính trị học phát triển
phúc lợi và an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Với ưu thế
về nguồn lực con người, chính trị xã hội ổn định, vị trí địa - kinh tế thuận lợi,
lại là nước đi sau, chúng ta có điều kiện để phát triển nhanh. Mặt khác, có
nâng cao chất lượng tăng trưởng mới tăng được hiệu suất sử dụng vốn và sức
cạnh tranh của nền kinh tế, mới mở rộng được thị trường tiêu thụ trong điều
kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trên cơ sở đó, tạo ra giá trị gia tăng lớn
cho đất nước, tăng khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, bảo đảm nguồn lực
cho tăng trưởng cao và ổn định trong dài hạn.
Để tăng trưởng cao, đạt tốc độ bình quân 7 - 8%/năm, phải tháo gỡ mọi
cản trở về thể chế và thủ tục hành chính, giải phóng và phát triển mạnh lực
lượng sản xuất gắn với nâng cao trình độ khoa học, công nghệ. Phải tạo mọi
điều kiện phát triển kinh tế tư nhân - thành phần có tốc độ tăng trưởng cao
nhất và tạo nhiều việc làm nhất. Mặt khác, phải đổi mới, cơ cấu lại và nâng
cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, để doanh nghiệp nhà nước trở thành
công cụ quan trọng trong việc thực hiện chính sách cơ cấu và định hướng tổ
chức thị trường. Phải thực hiện đa sở hữu, công khai minh bạch, nâng cao
chất lượng quản trị doanh nghiệp và quan trọng hơn là đặt doanh nghiệp nhà

nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác
trong cơ chế thị trường. Chỉ có như vậy mới nâng cao được hiệu quả của
doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước mới
không chèn lấn các nguồn lực để phát triển khu vực tư nhân - một động lực
chủ yếu của tăng trưởng.
Nâng cao hiệu quả đầu tư công là một yếu tố quan trọng bảo đảm chất
lượng tăng trưởng. Trong mười năm tới, cần tập trung hơn nữa đầu tư phát
triến hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại, tạo
điều kiện cho kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững. Hoàn thiện cơ chế giám
sát và tăng cường công tác giám sát đầu tư. Kiên quyết và có biện pháp mạnh
mẽ chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư.


Chính trị học phát triển

Phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng sang kết hợp
hợp lý giữa tăng trưởng theo chiều rộng với tăng trưởng theo chiều sâu
Yêu cầu cấp bách trong thời kỳ chiến lược tới là thực hiện tái cấu trúc
nền kinh tế trên cả ba nội dung chính: một là, tái cấu trúc các ngành sản xuất,
dịch vụ gắn với các vùng kinh tế, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Phải chuyển
đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào sự gia tăng vốn
đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng thấp hiện nay sang kết hợp hợp lý giữa
tăng trưởng theo chiều rộng với tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng
các tiến bộ về khoa học, công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và kỹ năng
quản lý hiện đại. Trong mười năm tới, nhất là trong những năm đầu của thời
kỳ chiến lược, chúng ta chưa thể từ bỏ hoàn toàn mô hình tăng trưởng theo
chiều rộng. Vì, để tăng trưởng theo chiều sâu phải sử dụng công nghệ hiện đại
và phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là quá trình tích luỹ vốn và
phát triển nguồn nhân lực trong từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Hơn
nữa, phát triển bền vững phải gắn với yêu cầu giải quyết việc làm và toàn

dụng lao động trong khi nguồn lao động thiếu việc làm còn nhiều, nhất là ở
khu vực nông thôn. Tuy nhiên, phải hành động khẩn trương, kiên quyết tạo
lập đồng bộ các tiền đề để chuyển mạnh sang tăng trưởng theo chiều sâu ngay
trong những năm đầu của thời kỳ chiến lược, trước hết là ở những lĩnh vực
khoa học, công nghệ phát triển nhanh và nước ta có điều kiện. Đây là con


Chính trị học phát triển
đường cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng; hai là, tái cấu trúc các
doanh nghiệp, xây dựng lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương
hiệu mạnh, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao; ba là, điều chỉnh chiến lược thị
trường, coi trọng hơn thị trường trong nước đi đôi với việc tiếp tục đa dạng
hoá, mở rộng thị trường nước ngoài. Thực hiện tốt các nội dung trên đây,
chẳng những nâng cao được chất lượng tăng trưởng, khả năng độc lập tự chủ
của nền kinh tế, hạn chế được các tác động tiêu cực trước những biến động từ
bên ngoài, bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững mà còn tham gia có hiệu
quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, một xu thế phát triển trong
nền kinh tế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Cùng với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải cách hành
chính, cần phát huy có hiệu quả chức năng kiến tạo phát triển của nhà nước,
nhất là trong thời kỳ đầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, thể hiện trong việc đề ra
chính sách cơ cấu và định hướng phát triển vùng đúng đắn.
Bốn là, phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội hài hoà với phát triển
kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát
triển.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, yếu tố làm nên giá trị ổn định,
lâu bền của một quốc gia, hình thành bản sắc riêng có của một dân tộc. Văn
hoá làm nên nguồn lực xã hội to lớn, thấm sâu vào quá trình phát triển. Sự
phát triển của một thời đại ở bất kỳ quốc gia nào đều có dấu ấn khai sáng của

văn hoá. Trên nền tảng văn hoá, con người không chỉ giải quyết mối quan hệ
với đồng loại, ứng xử với môi trường thiên nhiên trong đời sống hiện tại mà
còn giải quyết mối quan hệ với các thế hệ tương lai trong quá trình phát triển.
Với ý nghĩa này, văn hoá không chỉ là kết quả của phát triển nhanh, bền vững
mà còn là yếu tố tạo nên sự phát triển nhanh, bền vững. Phải đặt yêu cầu phát
triển văn hóa ngang tầm và hài hòa với phát triển kinh tế. Tập trung xây dựng
đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh. Phát triển toàn diện,


Chính trị học phát triển
đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc,
vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại để văn hoá thực sự là nền tảng
tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển.
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là nội dung rất quan trọng của
phát triển bền vững. Đây còn là tiêu chí thể hiện bản chất của chế độ ta. Sự
bất bình đẳng và phân hoá giàu nghèo ở mức cao tạo nên xung đột xã hội ở
không ít các quốc gia trên thế giới, làm suy giảm tăng trưởng. Vì vậy, Đảng ta
chủ trương phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước
và từng chính sách phát triển. Chúng ta sẽ tập trung hơn cho công cuộc xóa
đói giảm nghèo, đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để thực hiện giảm
nghèo bền vững. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, đồng thời hạn chế
phân hoá giàu nghèo, chủ yếu thông qua chính sách điều tiết thu nhập, phát
triển hệ thống phúc lợi xã hội và an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng
và hiệu quả. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân phối trong các doanh nghiệp,
chính sách tiền lương, bảo đảm công bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội.
Tập trung sức phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo đại học và
dạy nghề để có nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ cấu hợp lý nhằm đẩy
nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức

khoẻ nhân dân.
Tập trung chỉ đạo kiên quyết, đồng bộ và huy động sức mạnh của cả hệ
thống chính trị để bảo đảm đạt được những chuyển biến rõ rệt, vững chắc
trong công tác phòng chống tham nhũng, tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông.


×