1
ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS đã và vẫn đang là vấn đề toàn cầu, nó không chỉ ảnh hưởng đến
tính mạng, sức khoẻ của con người, mà còn gây tác hại lớn đến sự phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội của các quốc gia. Sau hơn 30 năm các quốc gia đã có nhiều biện
pháp phòng chống tích cực nhưng dịch vẫn gia tăng, với tính chất ngày càng phức
tạp. Đến nay, có khoảng 34 triệu người đang sống chung với HIV, gần 30 triệu
người đã chết vì AIDS [103]. Hiện nay, tiêm chích ma túy vẫn là phương thức lây
truyền HIV chủ yếu ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Theo báo cáo của
cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc ước tính có khoảng
14 triệu người tiêm chích ma túy trên toàn cầu và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tiêm
chích ma túy là (10% - 13%) [115], [116].
Hiện nay, do chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh đặc hiệu nên các
nước trên thế giới đang tập trung triển khai các hoạt động giảm tác hại mang tính
chiến lược như Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone cho nhóm nghiện chích ma túy là hết sức cần thiết, mang tính thời sự,
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Một trong những nguyên nhân lan truyền HIV
ở Hà Nội chủ yếu là nhóm nghiện chích ma túy, song họ lại thiếu hiểu biết về các
biện pháp can thiệp dự phòng. Đến nay, Hà Nội cũng chưa có nghiên cứu nào đề
cập một cách toàn diện đến các giải pháp can thiệp giảm tác hại có hiệu quả như
Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Từ
những lý do trên, trong khuôn khổ dự án “Dự phòng chăm sóc và điều trị
HIV/AIDS tại Việt Nam” do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: "Thực trạng, hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích
ma túy và hiệu quả chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc Methadone tại Hà Nội (2012 – 2013)" nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong
nhóm nghiện chích ma tuý tại Hà Đông và Từ Liêm, Hà Nội, năm 2012.
2. Đánh giá hiệu quả chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc thay thế Methadone, dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm
nghiện chích ma túy tại Hà Đông và Từ Liêm, Hà Nội, năm 2012 - 2013.
* Những đóng góp mới của luận án:
Đánh giá được thực trạng tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm
HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý tại Hà Đông, Từ Liêm của Hà Nội năm
2012. Đánh giá hiệu quả chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc Methadone, dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy
2
tại Hà Đông và Từ Liêm, Hà Nội, năm 2012 - 2013. Bước đầu tiến hành các biện
pháp can thiệp trên quần thể nhóm NCMT và thu được hiệu quả dự phòng lây
nhiễm HIV của điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone.
* Bố cục luận án: luận án gồm 143 trang bao gồm: Đặt vấn đề: 2 trang; Chương 1.
Tổng quan: 45 trang; Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 20 trang;
Chương 3. Kết quả nghiên cứu: 30 trang; Chương 4. Bàn luận: 43 trang; Kết luận:
2 trang và kiến nghị: 1 trang. Luận án gồm: 28 bảng, 30 biểu đồ và 01 sơ đồ hình.
Tài liệu tham khảo: 126 tài liệu (63 tài liệu tiếng Việt, 63 tài liệu tiếng Anh).
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm dịch HIV/AIDS
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến 30/6/2015, trên toàn quốc lũy tích số
người nhiễm HIV đang còn sống 227114 người, số bệnh nhân AIDS là 71115 và
số tử vong 74442 người. Trong số người nhiễm HIV phát hiện tập trung chủ yếu ở
nam giới (66%), nữ giới (34%). Mặc dù những năm gần đây lây truyền HIV qua
đường tình dục ngày càng gia tăng, nhưng lây nhiễm qua TCMT không an toàn
vẫn là nguyên nhân chính. Gần 40% người được phát hiện nhiễm HIV là NCMT.
Nhiều trường hợp lây nhiễm qua đường tình dục là bạn tình của người đã từng
TCMT. Tại Hà Nội số người NCMT ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng người
nhiễm HIV ngày càng gia tăng và khó kiểm soát [21], [49].
1.2. Thực trạng tiêm chính ma túy và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
Trên thế giới, ước tính có khoảng 11,6 triệu người hiện đang TCMT.
Khoảng 80% sống ở các quốc gia đang phát triển. Những người NCMT chủ yếu là
nam giới dao động từ khoảng 70 - 75% ở Châu Âu và Bắc Mỹ lên hơn 90% và
trong nhiều quốc gia ở Châu Á. Các vùng có số ước tính người NCMT cao nhất,
với những con số lớn nhất được báo cáo ở Nga, Trung Quốc và Ấn Độ [66]. Theo
báo cáo Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc đến cuối
năm 2011, toàn thế giới có khoảng 167 đến 315 triệu người trong độ tuổi từ 15- 64
sử dụng các loại ma túy bất hợp pháp, chiếm từ 3,6% - 6,9% dân số trên thế giới.
Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm NCMT trên toàn cầu là 5 -10%, tuy nhiên tại một số
nước Châu Âu và Châu Á, tỷ lệ này là trên 70% [115], [116].
1.3. Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone
3
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới, Methadone là loại thuốc chính được sử dụng trong phương
pháp điều trị cai nghiện thay thế. Tổng số người nhận dịch vụ điều trị cai nghiện
các chất ma tuý dạng thuốc phiện thay thế bằng Methadone theo ước tính khoảng
hơn một nửa triệu người. Con số này tiếp tục gia tăng nhanh chóng tại nhiều khu
vực khác nhau. Methadone đang được sử dụng để điều trị cai nghiện cho những
người nghiện heroin tại Hoa Kỳ, Ac-hen-ti-na, Australia, Ca-na-đa, Trung Quốc,
In-đô-nê-xi-a, I-ran, Tân Tây Lan, Ma-lay-xi-a, Thái Lan cũng như một số nước
khác. Methadone là một loại thuốc dùng đường uống và hấp thụ tốt qua đường
uống. Thuốc có tác dụng nhanh chóng và có hiệu quả mạnh trong khoảng 2 - 4 giờ
[64], [91], [92].
1.3.2. Tại Việt Nam
Thực hiện Quyết định 1008/QĐ -TTg của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu
bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone năm
2014 - 2015 với mục tiêu đến năm 2015 sẽ điều trị thay thế bằng Methadone cho
khoảng 80000 người NCMT tại 61 tỉnh/thành phố. Đến nay, chương trình điều trị
methadone đã phát triển nhanh trong sáu năm qua, tăng từ 1735 người bệnh tại 6
cơ sở điều trị vào năm 2009 lên 23160 người bệnh với 127 cơ sở điều trị vào cuối
năm 2014 tại 38 tỉnh/thành phố. Chương trình thí điểm cho thấy điều trị
methadone rất hiệu quả trong việc kiểm soát nghiện heroin và đã được chấp thuận
để mở rộng dịch vụ ra các tỉnh/thành khác trong cả nước [21].
1.3.3. Tại thành phố Hà Nội
Năm 2009, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt Đề án triển khai
thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc gồm các
quận/huyện: Từ Liêm, Hà Đông, Long Biên, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Sơn Tây.
Từ khi triển khai đến ngày 31/12/2014, số bệnh nhân tham gia điều trị tại 6 điểm
trên địa bàn thành phố Hà Nội là 2914 bệnh nhân. Từ tháng 1/2015, thành phố Hà
Nội đã mở rộng thêm 11 cơ sở mới tại: TTYT Tây Hồ; TTYT Hoàng Mai; TTYT
Ba Vì; TTYT Đông Anh; TTYT Chương Mỹ; TTYT Ứng Hòa; TTYT Đan
Phượng; TTYT Phú Xuyên và Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS; Bệnh viện 09;
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số V [49].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng điều tra cắt ngang:
Là nam giới từ 18 tuổi trở lên, tiêm chích ma tuý trong vòng một tháng
qua tính từ thời điểm điều tra vì người trưởng thành có thể đánh giá đúng tác
động của chương trình can thiệp qua trả lời phỏng vấn. Hiện đang sống tại cộng
đồng. Được thông báo, tư vấn và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu can thiệp:
Người tiêm chích ma tuý, đang sống tại gia đình hoăc đang sống tại cộng đồng.
Được thông báo, tư vấn và tự nguyện tham gia nghiên cứu. Không chọn những đối
tượng sau vào nghiên cứu: Những người không đủ minh mẫn để trả lời phỏng vấn.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Các quận được chọn làm địa bàn nghiên cứu: Hà Đông, Từ Liêm - thành phố Hà Nội.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2011 đến 10/2013, chia 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Điều tra mô tả thực trạng, từ tháng 6/2011 đến 2/2012
+ Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp, từ tháng 3/2012 đến 10/2013
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang và nghiên cứu can thiệp cộng đồng không có nhóm
chứng (đánh giá so sánh trước - sau can thiệp trên cùng nhóm đối tượng nghiên cứu).
2.2.1.1 Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
* Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả cắt ngang
p.(1-p)
n =
Z
2
(1−α / 2 )
d2
+ n: Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu.
+ Z (1 - α/2): Hệ số tin cậy với mức ý nghĩa α = 0,05; Z(1 - α/2) = 1,96
+ p: Tỉ lệ nhiễm HIV ở nhóm NCMT (do chưa biết tỷ lệ này chính xác, kết quả
tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV tại 48 tỉnh thành năm 2008, tỷ lệ nhiễm
HIV ở nhóm NCMT là 8,78% nên ước đoán p là 10%), p = 0,1 [29].
+ d: Sai số tuyệt đối, d = 0,03. Theo công thức cỡ mẫu tính được là 385
2.2.1.2. Thiết kế nghiên cứu can thiệp
{z(1 – α)
n=
2 P (1 − P )
+
z(1 – β)
p1 (1 − p1 ) + p2 (1 − p2 ) }2
5
(p1 – p2)2
Trong đó:
+ n: Cỡ mẫu nghiên cứu;
+ z²(1- µ /2) là hệ số tin cậy, với mức xác suất 95%;
+ p1 là tỷ lệ người NCMT tham gia điều trị có xét nghiệm nước tiểu dương tính
với heroin trong 1 tháng tại thời điểm điều tra. Theo một số kết quả nghiên cứu
thì tỷ lệ này là 10%, p1= 10%;
+ p2 là tỷ lệ người NCMT tham gia điều trị có kết quả xét nghiệm nước tiểu
còn dương tính với heroin sau can thiệp. Dự kiến là 5%, p2 = 5%;
+ Z1 - β: là hệ số lực mẫu, (Lực mẫu 90%), Z1 – β = 1,28;
+ P : Tỷ lệ trung bình (p1+p2)/2
Thay số, theo tính toán lý thuyết n = 343. Thực tế điều tra được 362 bệnh nhân
tham gia nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp
- Tình hình nhiễm HIV/AIDS; Kết quả hoạt động can thiệp giảm tác hại.
- Kết quả điều trị chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm.
- Tình hình điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
Dựa vào các hồ sơ bệnh án, kết quả các xét nghiệm, tình hình điều trị, hiệu quả
quá trình điều trị thay thế bằng Methadone cho bệnh nhân.
2.2.3. Nội dung nghiên cứu
* Vận động chính quyền địa phương cam kết thực hiện chương trình
- Tổ chức các cuộc họp với lãnh đạo chính quyền về biện pháp triển khai.
- Tổ chức hội nghị phổ biến với sự tham gia của các ban ngành tại các
quận/huyện, xã/phường, cụm dân cư điểm nóng triển khai chương trình.
- Tổ chức diễn đàn, tọa đàm chuyên đề trên truyền thanh tại quận/huyện.
- Tập huấn cho các quận về chương trình Methadone.
* Thành lập nhóm kỹ thuật
- Thành lập Nhóm làm việc kỹ thuật về điều trị Methadone với sự tham gia các
ban ngành liên quan từ 15 - 18 người.
- Triển khai các thủ tục nhập khẩu bảo quản, pha chế dung dịch Methadone.
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.
- Tổ chức tập huấn về quản lý lâm sàng Methadone cho cán bộ.
- Cung cấp dịch vụ Methadone để hướng dẫn tại chỗ cho các nhân viên.
- Xây dựng một hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình.
- Báo cáo tình hình hoạt động và tiến triển của chương trình.
* Thiết lập mạng lưới cơ sở điều trị Methadone
Tại tuyến quận/huyện, thành lập ban chỉ đạo xét chọn bệnh nhân điều trị
Methadone do đồng chí Phó Chủ tịch làm Trưởng ban. Các thành viên gồm:
6
Cán bộ y tế, công an, lao động thương binh xã hội... thành lập cơ sở điều trị
Methadone gồm: trưởng cơ sở điều trị, bác sỹ khám bệnh, dược sỹ, hành chính,
bảo vệ. Mạng lưới này sẽ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc cho những
bệnh nhân điều trị Methadone, người nhiễm HIV và cả gia đình của họ và
những người quan tâm đến điều trị Methadone.
* Các biện pháp can thiệp
- Kết hợp giữa mục tiêu điều trị và tập huấn truyền thông thay đổi hành vi.
- Lồng ghép điều trị HIV và điều trị cai nghiện/điều trị phục hồi.
- Kết hợp hiệu quả giữa các dịch vụ khác nhau.
- Sử dụng các dịch vụ lâm sàng, hỗ trợ cộng đồng. Có sự cam kết về chất lượng.
- Hàng ngày, những người NCMT tham gia sẽ uống Methadone.
2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu
Sử dụng bộ phiếu phỏng vấn dùng chung cho cả 2 lần điều tra trước và sau
can thiệp.
2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu
Bộ công cụ chỉ số nghiên cứu gồm 2 phần gồm 36 chỉ số:
- Phần 1: Hành vi nguy cơ lây truyền HIV ở người NCMT (26 chỉ số).
- Phần 2: Tiếp cận dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone của người NCMT (10 chỉ số).
2.2.6. Các vật liệu nghiên cứu
Xét nghiệm HIV được thực hiện theo phương cách III với các sinh phẩm
xét nghiệm là Determin, Genscreen HIV - 1/2version 2, Vironostika Uniform II
Ag/Ab, sinh phẩm SFD HIV ½. Tiến hành làm xét nghiệm tại Trung tâm phòng
chống HIV/AIDS thành phố Hà Nội.
Xét nghiệm HBV, HCV được sử dụng bằng test nhanh sàng lọc mẫu để
khẳng định các trường hợp dương tính. Xét nghiệm. được thực hiện tại cơ sở
điều trị methadone do các kỹ thuật viên xét nghiệm thự hiện
Xét nghiệm nước tiểu tìm heroin được thực hiện tại cơ sở điều trị
methadone do các kỹ thuật viên xét nghiệm thự hiện. Xét nghiệm nước tiểu
nhằm đánh giá hiệu quả trong quá trình điều trị. Nguyên tắc: đảm bảo người
bệnh không biết trước ngày lấy mẫu làm xét nghiệm và mẫu nước tiểu được lấy
dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế. Xét nghiệm được sử dụng loại test
thử heroin không có phản ứng chéo với Methadone [8], [12].
2.3. Xử lý số liệu
Số liệu được nhập trên phần mềm EpiData 3.1. Chế độ kiểm tra chặt chẽ
được thiết lập để tránh sai số do nhập số liệu. Số liệu sau khi nhập xong sẽ
7
chuyển sang SPSS 13.0 để quản lý và phân tích với các test thống kê dùng trong
y học. Đánh giá vai trò yếu tố nguy cơ: tính tỷ suất chênh (OR).
Số liệu được phân tích và trình bày dưới dạng tần số, tỷ lệ %. Test χ2 và
giá trị p được sử dụng để biểu thị sự khác biệt giữa các biến số độc lập và biến
số phụ thuộc.
2.4. Khống chế sai số
Áp dụng phương pháp thống nhất cho 2 cơ sở điều trị nghiện CDTP bằng
thuốc Methadone như: lựa chọn đối tượng, kế hoạch điều tra, triển khai hoạt
động được tiến hành trong cùng một thời gian, với nội dung thống nhất.
2.5. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu này được thông qua Hội đồng đạo đức có thẩm quyền phê duyệt.
Đối tượng nghiên cứu đã được thông báo về mục đích của nghiên cứu.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm
nghiện chích ma túy tại Hà Nội
3.1.1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tham
gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
7,0
11.5
84,0
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT tại Hà Đông và Từ Liêm
Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy: trong 400 người nghiện chích ma túy được làm
xét nghiệm HIV có 46 người HIV dương tính chiếm tỷ lệ 11,5%, trong đó: cơ sở Hà
Đông có 200 người được làm xét nghiệm, tỷ lệ nhiễm HIV là 7,0% và Cơ sở điều trị
Methadone Từ Liêm có 200 người làm xét nghiệm, tỷ lệ nhiễm HIV là 16,0%.
3.1.2. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của người nghiện chích ma túy
Bảng 3.1. Một số đặc trưng cá nhân của người nghiện chích ma túy (n=400)
Đặc điểm
SL
TL (%)
1. Nhóm tuổi
< 20 tuổi
0
0,0
8
20 - 29 tuổi
80
20,0
30 - 39 tuổi
216
54,0
> = 40 tuổi
104
26,0
2. Trình độ học vấn
Mù chữ
2
0,5
Tiểu học
33
8,3
Trung học cơ sở
147
36,7
Trung học phổ thông
147
36,7
Trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên
71
17,8
3. Đặc điểm sống
Sống một mình
2
0,5
Sống cùng vợ/bạn gái
225
56,3
Sống cùng với người thân
173
43,2
Kết quả bảng 3.1 cho thấy: người NCMT tham gia nghiên cứu có độ tuổi
trung bình là 35,7±7,0 tập trung chủ yếu ở độ tuổi 20 – 39 chiếm 74,0%. Nhóm
trên 39 tuổi chiếm 26,0% và không có đối tượng nào dưới 20 tuổi. Về trình độ
học vấn: tập trung ở nhóm THPT và THCS chiếm 73,4%. Các nhóm còn lại
chiếm tỷ lệ thấp: nhóm cao đẳng/đại học chiếm 17,8%, nhóm tiểu học chiếm
8,3% và mù chữ chiếm 0,5%.
Biểu đồ 3.2. Tần suất tiêm chích ma túy trong 1 tháng qua (n=384 )
Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy: tần suất tiêm chích ma túy trong 1 tháng
qua, từ 2 - 3 lần/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất là 68,5%, trên 3 lần/ngày là 24,7%,
khoảng 1 lần/ngày chiếm tỷ lệ 5,2%, không có đối tượng nào TCMT ít hơn 1
lần/ngày và tỷ lệ không trả lời là 1,6%.
9
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong 1 tháng qua (n=384)
Kết quả biểu đồ 3.3 cho thấy: tỷ lệ người NCMT sử dụng chung BKT
trong 1 tháng qua là 4,2% và tỷ lệ không dùng chung BKT trong 1 tháng
qua là 95,8%.
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong lần gần đây nhất
(n=400)
Kết quả biểu đồ 3.5 cho thấy: trong lần tiêm chích gần đây nhất, 98,2%
người NCMT không sử dụng chung BKT khi TCMT, chỉ có 1,8% người
NCMT vẫn sử dụng chung BKT.
Biểu đồ 3.9. Kết quả tự đánh giá về hành vi lây nhiễm HIV (n = 400)
Kết quả biểu đồ 3.9 cho thấy: 64,3% người NCMT cho rằng hành vi
TCMT là nguy cơ nhiễm HIV, hành vi có nhiều bạn tình chiếm 8,5%, hành vi
QHTD không dùng BCS là 8,3%, hành vi nhận máu truyền là 2,3% và yếu tố
nguy cơ khác là 2,3%
10
3.2. Đánh giá hiệu quả chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc Methadone tại Hà Nội
3.2.1. Mô tả thực trạng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị methadone theo giai đoạn (n = 400)
Kết quả biểu đồ 3.10 cho thấy: trong 400 bệnh nhân tham gia nghiên cứu
tại 2 Cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
của quận Hà Đông và huyện Từ Liêm, tỷ lệ bệnh nhân trong giai đoạn dò liều là
3,8% và giai đoạn liều ổn định là 96,2%.
Biểu đồ 3.11. Liều Methadone điều trị cho bệnh nhân (n = 400)
Kết quả biểu đồ 3.11 cho thấy: liều khởi đầu trung bình của bệnh nhân
tham gia nghiên cứu là 20,6 mg/ngày, liều duy trì trung bình là 69,7 mg/ngày và
liều hiện tại trung bình là 72,2 mg/ngày. Liều Methadone duy trì cao nhất 430
mg/ngày và thấp nhất là 7 mg/ngày.
Biểu đồ 3.13. Tần suất sử dụng heroin khi điều trị Methadone (n=400)
Kết quả biểu đồ 3.13 cho thấy: trong 7 ngày trước điều trị tần suất sử
dụng heroin là 2,86 lần/ngày; Ở giai đoạn dò liều: trong tuần điều trị đầu tiên là
1,31 lần/ngày, trong tuần điều trị thứ hai là 0,64 lần/ngày .
Bảng 3.15. Thay đổi về cân nặng, ngoại hình, lối sống (n = 400)
11
SL
Nội dung
TL (%)
1. Cân nặng
Tăng cân
215
53,8
Không thay đổi
183
45,7
Giảm cân
2
0,5
2. Ngoại hình theo hướng tích cực: Đầu tóc, quần áo...
Có
224
56,0
Không
176
44,0
3. Lối sống theo hướng tích cực
Có
217
54,3
Không
183
45,7
Bảng 3.15 cho thấy: sự thay đổi về cân nặng trong nhóm người NCMT
nghiên cứu. Tỷ lệ người NCMT tăng cân là 53,8%, không thay đổi cân nặng là
45,7%, giảm cân là 0,5%. Về ngoại hình 56,0% người NCMT tham gia nghiên
cứu có sự thay đổi (đầu tóc, quần áo ăn mặc gọn gàng). Về lối sống tỷ lệ thay
đổ theo hướng tích cực là 54,3% và còn 45,7% không thay đổi.
Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng với thái độ nhân viên y tế (n=400)
Kết quả biểu đồ 3.15 cho thấy: hầu hết 99,0% bệnh nhân đều rất hài lòng,
hoặc hài lòng với thái độ làm việc của bác sỹ, nhân viên tư vấn, nhân viên xét
nghiệm…Tuy vậy vẫn có một số nhỏ (chiếm 1,0%) bệnh nhân là chưa hài lòng
với thái độ của các cán bộ làm việc tại cơ sở điều trị.
Biểu đồ 3.17. Tỷ lệ bệnh nhân chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ (n=400)
12
Kết quả biểu đồ 3.17 cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân chưa hài lòng với chất
lượng dịch vụ như: Thời gian chờ đợi là 7,0%, chất lượng điều trị là 5,3% và
thái độ phục vụ, chất lượng khám, chất lượng tư vấn đều là 5,0%.
3.2.2. Hiệu quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone tại thành phố Hà Nội
3.2.2.1. Hiệu quả thay đổi hành vi về dự phòng lây nhiễm HIV
Bảng 3.19. Hiệu quả thay đổi nhận thức về hành vi lây nhiễm HIV
Năm 2012
Năm 2013
CSHQ
Lý do
p
(n = 400)
(n = 362)
(%)
SL TL(%) SL TL(%)
Nhiều bạn tình
34
8,5
13
3,6
0,036
57,7
QHTD không dùng BCS 33
8,3
20
5,5
0,118
Tiêm chích ma túy
257 64,3 336 92,8 0,000
44,3
Nhận máu truyền
9
2,3
1
0,3
0,013
87,0
Kết quả bảng 3.19 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ
nhận thức đúng về “hành vi TCMT là nguy cơ lây nhiễm HIV” trước và sau can
thiệp, cụ thể: tỷ lệ nhận thức đúng tăng từ 64,3% lên 92,8% với p = 0,000.
Ngoài ra, tỷ lệ nhận thức đúng về các hành vi nguy cơ khác lại giảm như hành
vi có nhiều bạn tình giảm từ 8,5% xuống 3,6%, p = 0,036; hành vi nhận máu
truyền giảm từ 2,3% xuống 0,3%, p = 0,013; hành vi QHTD không dùng BCS
giảm từ 8,3% xuống 5,5%.
Biểu đồ 3.19. Hiệu quả thay đổi tỷ lệ sử dụng ma túy trong 1 tháng qua
(n1 = 400, n2 = 362)
Kết quả biểu đồ 3.19 cho thấy: tỷ lệ người NCMT còn sử dụng TCMT
trong 1 tháng qua đã có sự thay đổi rõ rệt: trước can thiệp là 96,0%, sau can
thiệp đã giảm xuống còn 8,8%, với p = 0,00013 CSHQ đạt 90,8%.
Bảng 3.21. Hiệu quả thay đổi tần suất tiêm chích ma túy trong 1 tháng qua
Năm 2012
Năm 2013
CSHQ
Tần suất TCMT
p
(n = 384)
(n = 31)
(%)
13
SL TL(%) SL TL(%)
Ít hơn 1 lần/ngày
0
0,0
23
74,2
0,000
1 lần/ngày
20
5,2
8
25,8
0,000
396,2
2 - 3 lần/ngày
263
68,5
0
0,0
0,000
100,0
Trên 3 lần/ngày
95
24,7
0
0,0
0,000
100,0
Không biết/không trả lời
6
1,6
0
0,0
Kết quả bảng 3.21 cho thấy: hiệu quả thay đổi về tần suất TCMT trong 1 tháng
qua của người NCMT; tần suất TCMT 2 - 3 lần/ngày đã giảm từ 68,5% trước can
thiệp xuống 0,0% sau can thiệp với p = 0,000 và CSHQ đạt 100,0%; tần suất TCMT
trên 3 lần/ngày giảm từ 24,7% xuống 0,0% với p = 0,000 và CSHQ đạt 100,0%.
3.2.2.2. Hiệu quả thay đổi về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
Biểu đồ 3.22. Liều Methdone điều trị cho bệnh nhân (n1=400, n2=362)
Kết quả biểu đồ 3.22 cho thấy: liều Methadone điều trị sau can thiệp tăng
không đáng kể so với trước can thiệp: liều Methadone duy trì trung bình/ngày
năm 2012 là 69,7 mg/ngày so với năm 2013 là 72,8 mg/ngày; liều Methadone
hiện tại năm 2012 là 72,2 mg/ngày so với 74,7 mg/ngày năm 2013. Liều
Methadone tăng chủ yếu ở bệnh nhân có điều trị ARV.
Biểu đồ 3.24. Hiệu quả thay đổi tần suất sử dụng heroin giai đoạn duy trì
(n1 = 400, n2= 362)
Kết quả biểu đồ 3.24 cho thấy: hiệu quả thay đổi tần suất sử dụng heroin ở
giai đoạn điều trị duy trì năm 2012 so với năm 2013 đã giảm đi đáng kể, từ 0,35
lần/ngày xuống 0,23 lần/ngày, CSHQ đạt 34,3%.
Bảng 3.25. Hiệu quả cải thiện cân nặng của bệnh nhân
14
Năm 2012
Năm 2013
CSHQ
Nội dung
p
(n = 400)
(n = 362)
(%)
SL TL(%) SL TL(%)
Tăng cân
215
53,8
357
98,6 0,000
83,3
Không thay đổi
183
45,7
4
1,0
0,000
97,8
Giảm cân
2
0,5
1
0,3
0,063
Kết quả bảng 3.25 cho thấy: so với năm 2012, tỷ lệ bệnh nhân tham gia
điều trị được cải thiện cân nặng tăng từ 53,8% lên 98,6% năm 2013 với
p=0,000 và CSHQ đạt 83,3%, tỷ lệ bệnh nhân không thay đổi cân nặng giảm
từ 45,7% xuống 1,0% với p =0,000.
Biểu đồ 3.25. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước và
sau can thiệp (n1=400, n2=362)
Kết quả bảng 3.25 cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân tự đánh giá có chất lượng
cuộc sống tốt tăng từ 54,3% trước can thiệp lên 69,6% sau can thiệp,với
p=0,000 và CSHQ đạt 28,2%.
Biểu đồ 3.26. Thay đổi việc làm của bệnh nhân trước và sau can thiệp
(n1=381; n2=362)
Kết quả biểu đồ 3.26 cho thấy: sau một thời gian điều trị người NCMT đã
được cải thiện việc làm rõ rệt; tỷ lệ có việc làm tăng từ 59,0% trước can thiệp
lên 91,1% sau can thiệp, với p = 0,000 và CSHQ đạt 54,4%.
3.2.2.3. Hiệu quả thay đổi quan điểm của bệnh nhân về chất lượng điều trị
Bảng 3.26. Thay đổi tỷ lệ rất hài lòng của bệnh nhân về thái độ làm việc
của cán bộ y tế trước và sau can thiệp
15
Năm 2012
Nội dung
Năm 2013
p
CSHQ
(n = 400)
(n = 362)
(%)
SL TL(%) SL TL(%)
Thời gian tiếp đón BN
1
0,3
8
2,2
0,016
633
Thái độ làm việc của bác sỹ 1
0,3
18
5,0
0,000
1566
Thái độ NV cấp phát
1
0,3
7
1,9
0,031
533
Thái độ NV tư vấn
1
0,3
19
5,2
0,000
1633
Thái độ NV xét nghiệm
1
0,3
7
1,9
0,031
533
Kết quả bảng 3.26: tỷ lệ bệnh nhân rất hài lòng về: thời gian tiếp đón, thái
độ làm việc của bác sỹ, nhân viên cấp phát, nhân viên tư vấn, nhân viên xét
nghiệm trước can thiệp đều là 0,3% tăng lên lần lượt là 2,2%; 5,0%; 1,9%;
5,2% và 1,9%. Tất cả sự thay đổi đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Biểu đồ 3.27. Hiệu quả thay đổi tỷ lệ chưa hài lòng với chất lượng
dịch vụ trước và sau can thiệp (n1=400, n2=362)
Kết quả biểu đồ 3.27 cho thấy: trước can thiệp vẫn còn một số tỷ lệ đáng
kể bệnh nhân chưa hài lòng với chất lượng dịch vụ như: thời gian chờ đợi 7,0%,
chất lượng điều trị 5,3%, thái độ phục vụ, chất lượng khám, chất lượng tư vấn
đều là 5,0% sau can thiệp tất cả các tỷ lệ đã giảm xuống 0,0%.
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm
nghiện chích ma túy tại Hà Nội
4.1.1. Tình hình nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại Hà Nội
Trong nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm NCMT tham gia điều trị nghiện
các CDTP bằng thuốc Methadone tại 2 cơ sở là 11,5%, kết quả này cũng tương
đương với kết quả nghiên cứu của Đỗ Huy Giang tại Thái Bình năm 2012 là 11,0%,
của Hồ Quang Trung tại Phú Thọ năm 2012 - 2013 năm là 12,9%. Nhưng tỷ lệ này
lại thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Bá Cẩn năm 2010 là 17% và năm 2011 là
16
16,3%, nghiên cứu của Nguyễn Anh Quang tại Hà Tây là 18,5% và nghiên cứu tại
Tuyên Quang, Bắc Cạn, Hòa Bình năm 2009 có tỷ lệ từ 19,8% - 42,0% [13], [52].
4.1.2. Sự đan xen giữa các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV như sử dụng
chung dụng cụ tiêm chích và quan hệ tình dục không an toàn
Người NCMT cũng có hành vi QHTD với nhiều bạn tình khác nhau,
trong đó có cả GMD. Kết quả giám sát IBBS năm 2005-2006 cho thấy tỷ lệ
người NCMT có từ 2 bạn tình trở lên trong 12 tháng tại tỉnh An Giang là
55,2%; thành phố Hồ Chí Minh là 39,1%; thành phố Hà Nội là 28,7% và
Cần Thơ là 28,1%. Tỷ lệ người NCMT có QHTD với GMD trong vòng 12
tháng tại An Giang là 43,0%; Cần Thơ là 28,7%, thành phố Hà Nội là
20,5%, trong khi đó tỷ lệ người NCMT sử dụng BCS thường xuyên khi
QHTD trong 12 tháng ở hầu hết các tỉnh/thành phố lại rất thấp chỉ chiếm
14,3% và tỉnh cao nhất cũng chỉ đạt 61,5%. Tỷ lệ GMD có hành vi TCMT
ở An Giang là 2,9%; Cần Thơ là 17,2%, Hà Nội là 16,7% [7].
Sự đan xen các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV như sử dụng
chung dụng cụ tiêm chích và QHTD không an toàn với GMD thể hiện
chiều hướng gia tăng nhiễm HIV trong nhóm GMD. Điều này sẽ dẫn đến
nguy cơ lan tràn dịch HIV ra cộng đồng qua con đường tình dục, thể hiện
qua tỷ lệ và chiều hướng lây nhiễm gia tăng trong nhóm phụ nữ trước đẻ.
Theo kết quả giám sát trọng điểm: tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ mang
thai tại Hà Nội năm 2010 là 0,3% và năm 2013 là 0,5%. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cũng phù hợp với báo cáo của Bộ Y tế về tình hình lây
nhiễm HIV trong nhóm đối tượng NCMT ở khu vực miền Bắc [48].
4.1.3. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của nhóm nghiện chích ma túy
Về nhóm tuổi và trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu, kết quả
cho thấy: người NCMT tham gia nghiên cứu tập trung chủ yếu ở độ tuổi 20–
39 tuổi, cụ thể: nhóm từ 20 - 29 tuổi chiếm 20,0%, nhóm từ 30-39 tuổi
chiếm tỷ lệ cao là 54,0% và nhóm trên 39 tuổi chiếm tỷ lệ 26,0%. Trình độ
học vấn của người NCMT bậc trung học phổ thông trở xuống chiếm 54,5%.
Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của một số tác giả trong
nước; người NCMT hầu hết đều có trình độ văn hóa thấp và trên 50,0% có
trình độ trung học cơ sở trở xuống [25], [37], [41]. Đa số các đối tượng
thuộc tầng lớp tuổi trẻ, dễ tiếp cận với TCMT nhất nên làm gia tăng nhanh
người NCMT và sự phát triển tệ nạn ma túy trong những năm gần đây. Kết
quả nghiên cứu này về nhóm tuổi và trình độ học vấn của người NCMT
cũng phù hợp với kết quả nghiên tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ
Chí Minh năm 2009 cho thấy: bệnh nhân đang tham gia điều trị Methadone
đều ở độ tuổi trẻ, trung bình là 31,2 và có trình độ học vấn thấp, trên 50,0%
có trình độ trung học cơ sở trở xuống. Khoảng 40,0% hiện đang thất nghiệp,
40,8% đã từng có hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội (ngoài việc sử
dụng ma túy bất hợp pháp); 40% - 75% người NCMT cho biết đã từng cầm
17
hoặc bán đồ của gia đình [11]. Trong nghiên cứu cũng cho thấy 4,2% người
NCMT dùng chung BKT trong 1 tháng qua. Việc dùng chung BKT trong
tiêm chích là hành vi dễ dẫn đến nhiễm HIV nhanh nhất do xác suất lây
nhiễm HIV qua đường tiêm chích là rất cao. Theo kết quả một số nghiên
cứu cũng cho biết; chích chung BKT là một hành vi nguy cơ vô cùng nguy
hiểm vì lây nhiễm HIV qua đường máu trên 90,0% nếu người bị nhiễm HIV
vừa chích xong lại đưa luôn BKT cho bạn chích của mình [7], [18].
4.2. Đánh giá hiệu quả chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc Methadone tại Hà Nội
4.2.1. Thực trạng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone
Để mô tả thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế về chương trình điều
trị nghiện các CDTP bằng thuốc thay thế Methadone can thiệp cho nhóm
NCMT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang trên 400 bệnh nhân đang
tham gia điều trị Methadone tại Hà Đông và Từ Liêm với số bệnh nhân trong
giai đoạn dò liều 3,8%, giai đoạn liều ổn định 96,2%. Liều Methadone khởi đầu
của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu trung bình là 20,6 mg/ngày, liều duy trì
trung bình là 69,7 mg/ngày và liều hiện tại trung bình là 72,2 mg/ngày. Liều
Methadone duy trì cao nhất 430 mg/ngày và thấp nhất là 7 mg/ngày. Kết quả
nghiên cứu của Cao Kim Vân cho thấy: liều trung bình lúc bắt đầu duy trì là 80
- 100 mg/ngày, liều duy trì cao nhất là 300 mg/ngày và thấp nhất là 2 mg/ngày
và bệnh nhân điều trị ARV hay nhiễm trùng cơ hội có liều duy trì cao hơn (120
- 140 mg/ngày) và thời gian dò liều trung bình cũng dài hơn là 45 - 60 ngày
[11], [63]. Liều điều trị Methadone cũng có vai trò quan trọng trong việc dự
phòng lây nhiễm HIV. Nhiều nghiên cứu trên Thế giới cho thấy: bệnh nhân
được điều trị với liều 80 mg/ngày hoặc nhiều hơn có tỷ lệ lây nhiễm HIV thấp
hơn hẳn so với bệnh nhân dùng liều thấp hơn [83]. Trong nghiên cứu cũng
chobieets về tần suất sử dụng ma túy trong 7 ngày trước điều trị là 2,86
lần/ngày; trong tuần điều trị đầu tiên là 1,31 lần/ngày; trong tuần điều trị thứ hai
là 0,64 lần/ngày và ở giai đoạn điều trị duy trì là 0,35 lần/ngày. như vậy tình
trạng tiếp tục sử dụng ma túy trong quá trình điều trị chủ yếu ở thời gian dò
liều. Một số nghiên cứu cho thấy điều trị Metahdone làm giảm sử dụng ma túy
bất hợp pháp: nghiên cứu tại Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai đã
theo dõi bệnh nhân liên tục trong 2 năm cho thấy tỷ lệ dương tính với CDTP
khi xét nghiệm nước tiểu lúc mới vào điều trị là 100% bệnh nhân có xét nghiêm
nước tiểu dương tính với CDTP, sau 24 tuần theo dõi tỷ lệ này giảm xuống còn
9,26% (với R=0,8852; P < 0,05), giảm tiêm chích CDTP: từ 100% lúc mới vào
đến tuần thứ 18 không còn bệnh nhân nào TCMT (0,0%), liều Methadone duy
trì từ 20mg - 60mg/ngày [58].
4.2.2. Hiệu quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone tại thành phố Hà Nội
4.2.2.1 Đánh giá mức độ thay đổi nhận thức về phòng chống HIV/AIDS
18
So với trước can thiệp, tỷ lệ người NCMT hiểu đúng về hành vi làm lây
nhiễm HIV của mình, cụ thể: hành vi TCMT làm lây nhiễm HIV đã tăng từ
64,3% trước can thiệp lên 92,8% sau can thiệp với p=0,000 và CSHQ đạt
44,3%. Các hành vi khác như: QHTD không dùng BCS lại giảm từ 8,3% xuống
5,5%, hành vi nhiều bạn tình từ 8,5% xuống 3,6% với p = 0,036 và CSHQ đạt
57,7%, nhận máu truyền từ 2,3% xuống 0,3%. Từ kết quả trên cho thấy nhóm
NCMT tại Hà Nội đã có một tỷ lệ nhất định hiểu biết đúng về HIV/AIDS,
nhưng phần lớn lại chưa đánh giá hết được nguy cơ lây nhiễm của bản thân.
Điều này đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường truyền thông, tư vấn thay đổi hành vi
để người NCMT có hành vi tích cực trong dự phòng lây nhiễm HIV.
Kết quả nghiên cứu về sử dụng ma túy trong 1 tháng qua cho thấy: tỷ lệ
người nghiện chích ma túy còn sử dụng ma túy đã giảm từ 96,0% trước can thiệp
xuống 8,8% sau can thiệp. Hiệu quả thay đổi về tần suất TCMT trong 1 tháng qua
của người NCMT: tần suất TCMT 2 - 3 lần/ngày đã giảm từ 68,5% trước can
thiệp xuống 0,0% sau can thiệp với p=0,000 và CSHQ đạt 100%; tần suất TCMT
trên 3 lần/ngày giảm từ 24,7% xuống 0,0% với p = 0,001 và CSHQ đạt 100%.
Như vậy sau can thiệp, số lần TCMT trong ngày của người NCMT đã giảm đi rõ
rệt. Theo báo cáo tổng kết công tác điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng
Methadone của Bộ Y tế cũng cho thấy: bệnh nhân không chỉ giảm về hành vi sử
dụng heroin mà còn giảm về tần suất sử dụng: trước điều trị hầu hết các bệnh nhân
đều sử dụng heroin với tần suất rất cao 48,5% sử dụng trên 5 lần/ngày, 45,1% sử
dụng 3 - 4 lần/ngày và chỉ 6,3% sử dụng 1 - 2 lần/ngày. Sau 12 tháng điều trị trong
số bệnh nhân còn dùng ma túy thì không có bệnh nhân nào sử dụng từ 2 lần/ngày
trở lên và tần suất sử dụng chỉ còn 2 - 3 lần trong 1 tháng [16]. Nghiên cứu của
Nguyễn Bá Cẩn tại Thanh Hóa cũng cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị
còn sử dụng ma túy sau 1 năm giảm từ 100% xuống 17,3% và tần suất tiêm chích,
số lượng ma túy sử dụng giảm nhiều so với trước điều trị [23].
Việc sử dụng chung BKT là nguyên nhân chính làm lây nhiễm HIV trong
nhóm NCMT và từ nhóm NCMT ra cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy: tỷ lệ sử dụng chung BKT trước điều trị là 1,8% và sau điều trị là
0,0%. Kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2010 cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân
còn sử dụng chung BKT giảm đi rõ rệt chỉ còn 2,0% trong nhóm bệnh nhân còn
TCMT đang tham gia điều trị trên 24 tháng so với 21,0% trước điều trị. Kết quả
nghiên cứu tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 cho
thấy: tỷ lệ dùng chung BKT của bệnh nhân đang điều trị Methadone còn sử
dụng ma túy là rất thấp: trước khi tham gia điều trị tỷ lệ dùng chung BKT của
nhóm này là 6,0% ở thành phố Hải Phòng và 35,0% ở thành phố Hồ Chí Minh.
Sau 6 tháng điều trị chỉ còn 2 trường hợp là dùng chung BKT khi TCMT
(chiếm 0,43%) và không còn bệnh nhân nào sử dụng chung BKT trong thời
gian từ tháng thứ 7 đến hết tháng thứ 9 sau điều trị tại cả hai thành phố này
[16], [22]. Như vậy, sau can thiệp tỷ lệ sử dụng chung BKT với tỷ lệ có hành vi
tiêm chích không an toàn giảm xuống còn 0,0% cho thấy nhận thức về nguy cơ
19
lây nhiễm HIV trong nhóm TCMT đã được cải thiện đáng kể. Kết quả của
nghiên cứu này chưa đủ bằng chứng để kết luận hiệu quả của điều trị nghiện các
CDTP bằng thuốc Methadone giúp bệnh nhân thay đổi hành vi dùng chung
BKT do thời gian bệnh nhân tham gia vào chương trình còn ngắn. Tuy nhiên có
thể thấy việc giảm tần suất TCMT cũng đã góp phần hạn chế khả năng dùng
chung BKT, ngay cả đối với những bệnh nhân hiện vẫn tiếp tục tiêm chích và
từ đó sẽ làm giảm nguy cơ bị lây nhiễm HIV.
4.2.2.2. Đánh giá sự thay đổi về tình trạng sức khỏe
Kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm ma túy trong 30 ngày gần nhất cho
thấy: tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nước tiểu dương tính với ma túy
trong 30 ngày gần nhất đã giảm từ 9,2% xuống 4,4%, CSHQ đạt 51,1%. Không
chỉ giảm nhanh và mạnh về tỷ lệ phần trăm bệnh nhân còn tiếp tục tiêm chích,
mà nghiên cứu cũng cho thấy có sự giảm rõ rệt về tần suất tiêm chích trên
những bệnh nhân hiện vẫn còn sử dụng heroin. Số lần trung bình sử dụng
Heroin hàng ngày của các bệnh nhân tham gia điều trị Methadone trong giai
đoạn dò liều trước và sau can thiệp đã giảm rõ rệt theo thời gian. Hiệu quả thay
đổi tần suất sử dụng heroin ở giai đoạn điều trị duy trì năm 2012 so với năm
2013 đã giảm đi đáng kể, từ 0,35 lần/ngày xuống 0,23 lần/ngày. Kết quả nghiên
cứu cũng phù hợp với nghiên cứu ở Phú Thọ tại 15 cơ sở cấp phát thuốc
Methadone trên tất cả các huyện/thành thị trong tỉnh Phú Thọ cho thấy có tổng
số hơn 1000 người đang được điều trị, số người đăng ký điều trị bằng phương
pháp này ngày càng tăng. Hiệu quả nổi bật nhất sau khi điều trị 1 tháng bằng
thuốc Methadone là hơn 80% bệnh nhân có kết quả âm tính với ma túy, sau 6
tháng thì tỷ lệ này là hơn 90% và sau một năm thì tỷ lệ này đạt 100% [6].
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự quan tâm hỗ trợ của gia
đình, cộng đồng về chăm sóc dinh dưỡng đối với bệnh nhân nên sau can thiệp
tỷ lệ được cải thiện về cân nặng đã tăng từ 53,8% lên 98,6% với p = 0,000 và
CSHQ đạt 83,3%. Về tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị tự đánh giá có chất
lượng cuộc sống tốt tăng từ 54,3% lên 69,6% với p = 0,000 và CSHQ đạt
28,2%. Đảm bảo dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho những người NCMT tham gia điều
trị duy trì được tình trạng sức khoẻ khá hơn. Từ kết quả nghiên cứu trên đây
cho thấy Chương trình điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone đã
bước đầu đạt hiệu quả nhất định, nhưng cần được tăng cường và duy trì trong
thời gian dài và thực tế cho thấy phải có một chương trình can thiệp chăm sóc
hỗ trợ toàn diện và triển khai đồng bộ trên địa bàn thì mới có hiệu quả cao.
Vấn đề thay đổi việc làm: trước khi tham gia điều trị, có đến 41,0% đối
tượng thất nghiệp hoàn toàn, sau can thiệp, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn
8,9%; tỷ lệ có việc làm tăng từ 59,0% trước can thiệp lên 91,1% sau can thiệp
với p = 0,000 và CSHQ đạt 54,4%. Mặc dù vậy, trong số có việc làm bao gồm
cả việc làm ổn định và việc làm không ổn định cũng có thể bị mất việc bất cứ
lúc nào nếu bệnh nhân còn nghiện ma túy. Việc làm là một vấn đề lớn và phụ
thuộc vào nhiều yếu tố xã hội khác nhau, trong đó thời gian đóng vai trò quan
20
trọng. Sau can thiệp, tỷ lệ bệnh nhân có việc làm tăng gấp đôi từ thất nghiệp
chuyển sang có việc làm, đây cũng là một tín hiệu rất tốt giúp cho bệnh nhân có
cuộc sống ổn định và tạo điều kiện để tránh xa ma túy. Kết quả này cao hơn so
với kết quả nghiên cứu ở 2 thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh của
Tác giả Hoàng Đình Cảnh: trước khi điều trị, có đến 44,8% số bệnh nhân thất
nghiệp hoàn toàn; 55,2% bệnh nhân có việc làm bao gồm những người có công
ăn việc làm ổn định, làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian, kể cả những
người làm việc phụ cho gia đình như phụ giúp bán hàng. Sau hơn 8 tháng triển
khai chương trình, tỷ lệ bệnh nhân thất nghiệp giảm từ 44,8% xuống còn 33,7%
(giảm 11%, p = 0.028). Khi phân tích sâu hơn, cả 2 thành phố có 23,7% bệnh
nhân đang từ thất nghiệp trở thành có việc làm bao gồm cả việc làm ổn định và
không ổn định. Tuy nhiên cũng có 11,9% bệnh nhân đang từ có việc làm trở
thành thất nghiệp. Số còn lại 64,4% không có gì thay đổi về công việc [22].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với một số nghiên cứu tại
nước ngoài, tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị Methadone có việc làm được cải
thiện, tăng lên một cách đáng kể và hành vi phạm tội ở nhóm can thiệp so với
nhóm chứng khá rõ ràng. Nghiên cứu tại Malaysia cũng cho thấy gia tăng công
ăn việc làm ở các bệnh nhân điều trị Methadone từ 47,6% - 66,3% sau 1 năm
tham gia chương trình từ 70,1% - 77,6% sau 2 năm (Ramli và cộng sự, Báo cáo
sức khỏe Công cộng Châu Á - Thái Bình Dương, 2011). Chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân được cải thiện đáng kể về các mặt sức khỏe, thể chất, tâm lý,
quan hệ xã hội, môi trường. Chi phí cho một bệnh nhân điều trị Methadone rẻ
hơn 8,9 lần so với giữ họ trong các trung tâm cai nghiện tập trung [16].
Kết quả các nghiên cứu trên trên Thế giới cho thấy: cá nhân những người
NCMT có thể hưởng lợi từ chương trình Methadone vì họ có điều kiện cải thiện sức
khỏe và quan hệ xã hội. Toàn thể xã hội có thể hưởng lợi từ chương trình Methadone
nhờ giảm được hành vi tội phạm, giảm chi phí y tế và chi phí phát sinh trong hệ
thống pháp luật hình sự, giảm nguy cơ lây truyền HIV và tăng khả năng cống hiến
cho xã hội. Các tổ chức của Liên hợp quốc ước tính đối với mỗi đô-la đầu tư vào các
chương trình điều trị nghiện thay thế thì sẽ tiết kiệm chi phi được từ 4 đến 7 đô-la chỉ
tính trên chi phí liên quan đến tội phạm liên quan đến ma tuý, chi phí luật hình sự và
trộm cắp. Kết quả nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đều cho thấy điều trị cai
nghiện thay thế bằng Methadone cho những người nghiện heroin sẽ giảm việc sử
dụng heroin, giảm tội phạm và giảm tình trạng tử vong do sốc thuốc quá liều, cũng
như giảm những hành vi nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm HIV [75].
4.2.2.3. Đánh giá mức độ hài lòng của nhóm NCMT đang điều trị nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy: mong muốn/nhu cầu của
bệnh nhân tham gia điều trị Methadone về chất lượng thái độ làm việc của cán bộ y
tế là rất lớn và với nhiều nội dung kết quả nghiên cứu năm 2013 so với năm 2012
cho thấy, sự thay đổi mức độ rất hài lòng của BN với thái độ làm việc của cán bộ y
tế trước và sau can thiệp: tỷ lệ bệnh nhân rất hài lòng về thời gian tiếp đón đã tăng
21
lên từ 0,3% lên 2,2%, tỷ lệ hài lòng với thái độ làm việc của bác sỹ tăng từ 0,3% lên
5,0%; thái độ nhân viên cấp phát tăng từ 0,3% lên 1,9%; thái độ nhân viên tư vấn
tăng từ 0,3% lên 5,2%; thái độ nhân viên xét nghiệm tăng từ 0,3% lên 1,9%.
Trước can thiệp vẫn còn một số tỷ lệ đáng kể bệnh nhân chưa hài lòng với chất
lượng dịch vụ như: về thời gian chờ đợi là 7,0%; chất lượng điều trị là 5,3%; thái độ
phục vụ, chất lượng khám, chất lượng tư vấn đều là 5,0%. Sau can thiệp tất cả các tỷ
lệ đã giảm xuống còn 0,0%. Sau một thời gian điều trị, bệnh nhân cũng đã thích nghi
dần với việc hàng ngày phải đến cơ sở điều trị để uống thuốc và tỷ lệ cho rằng không
phiền hà khi phải đến cơ sở tăng từ 23,5% lên 29,0%. Tuy nhiên, vẫn còn 0,6% cho
rằng việc phải đến cơ sở uống thuốc hàng ngày là phiền hà và rất phiền hà do bệnh
nhân có thể bận đi làm xa nên không đến uống thuốc kịp giờ mở cửa của cơ sở điều
trị và còn khoảng 1,3% bệnh nhân cho rằng thời gian dò liều là chưa thích hợp, kéo
dài nên bệnh nhân tiếp tục có các biểu hiện của hội chứng cai.
Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân cho rằng về mặt tổng thể Chương trình điều trị
thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone hữu ích với bản thân, gia đình họ
và chất lượng của dịch vụ tốt, đáp ứng được mong muốn của bệnh nhân. Từ kết quả
trên sự hài lòng của bệnh nhân điều trị Methadone, cho thấy các yếu tố liên quan đến
sự hài lòng đều xoay quanh: thời gian chờ đợi sử dụng dịch vụ, chất lượng chuyên
môn, thái độ giao tiếp, ứng xử, sự cảm thông, chia sẻ với bệnh nhân, môi trường
khám chữa bệnh, đặc biệt khâu chăm sóc hàng ngày cần được cải thiện hơn nữa.
Kết quả điều trị bằng thuốc Methadone tại thành phố Hà Nội là một biện
pháp minh chứng khoa học về điều trị thay thế nghiện CDTP điều trị ngoại trú
tại cộng đồng, người bệnh chỉ cần uống Methadone 1 lần/ngày. Việc sử dụng
Heroin đã giảm đi một cách đáng kể về tần suất, liều sử dụng và tiến tới ngừng
sử dụng ma túy. Do đặc tính dược học của thuốc Methadone, khi sử dụng không
bị “phê”, không tăng liều điều trị và vì vậy, sau một thời gian điều trị sẽ phục
hồi sức khỏe, phục hồi ý thức, tâm thần, có thể lao động, học tập bình thường,
có cơ hội tìm kiếm việc làm và cải thiện cuộc sống gia đình, tăng cường lợi ích
xã hội. Đa số bệnh nhân tham gia điều trị đã có những cải thiện về sức khỏe,
chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống. Nhiều bệnh nhân trước
đây chưa có việc làm thì bây giờ đã và đang tích cực tìm việc làm và dành thời
gian hỗ trợ gia đình. Về an ninh xã hội và an toàn của cộng đồng dân cư xung
quanh người nghiện ma túy cũng đã được cải thiện. Đặc biệt, điều trị thay thế
nghiện các CDTP bằng Methadone một cách có hiệu quả, góp phần quan trọng
trong việc hạn chế lây nhiễm HIV, nhất là ở một tỉnh/thành như thành phố Hà
Nội có tỷ lệ lây nhiễm HIV do tiêm chích cao trên 70% số các ca nhiễm mới
được phát hiện trong những năm gần đây. Sau 02 năm triển khai đánh giá điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone trên địa bàn
Quận Hà Đông và Từ Liêm đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, số người
tái nghiện giảm đáng kể. Uống Methadone không chỉ giúp người nghiện dần
thoát khỏi cái chết trắng, mà còn giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giảm lây
22
nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường máu. Đây cũng là ưu điểm,
nổi bật của phương pháp điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone.
4.3. Tính bền vững và khả năng áp dụng mô hình can thiệp ở cộng đồng
Chương trình điều trị cho người NCMT bằng thuốc thay thế Methadone ở
thành phố Hà Nội đã và đang đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cán bộ, bác
sĩ ở cơ sở điều trị Methadone thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền,
giúp cho người dân biết, hiểu về hiệu quả của việc cai nghiện bằng thuốc thay
thế Methadone để phát huy hiệu quả tối ưu nhất của phương pháp điều trị này
nhằm từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy và tác hại của nó gây ra, tạo môi trường
lành mạnh, góp phần đảm bảo ANTT, phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Điều này không chỉ giảm bớt gánh nặng về nhân lực mà còn nâng cao chất
lượng, hiệu quả tuyên truyền đến cộng đồng.
Ưu điểm lớn nhất của đề tài là tính bền vững của mô hình can thiệp do
các hoạt động được xây dựng và vận hành dựa trên nền tảng của mạng lưới y tế
đã được hình thành từ nhiều năm và đồng bộ từ tỉnh xuống quận/huyện và các
cơ sở xã, thôn/xóm. Nhân sự tham gia ngoài các đồng đẳng viên là các cán bộ
của hệ thống y tế cơ sở và một số tổ chức đoàn thể đã có lương hoặc phụ cấp
của nhà nước. Điều này cũng đã góp phần giảm chi phí nhân sự, chi phí đào tạo
cơ bản, xây dựng kỹ năng làm việc...khi triển khai can thiệp, thông qua đó đề
tài cũng đã góp phần nâng cao chất lượng mạng lưới y tế tuyến huyện và y tế cơ
sở, tích cực huy động được sự tham gia của các ban ngành đoàn thể ngoài ngành y
tế vào hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
Tóm lại, mô hình can thiệp giảm hại điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng
Methadone cho người TCMT ở cộng đồng được mô tả trong đề tài là có hiệu quả,
có tính bền vững và có tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, cần thiết
phải tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền và vận động, giáo dục pháp luật về can
thiệp giảm hại.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm
nghiện chích ma túy tham gia chương trình Methadone
- Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tham gia điều trị nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone là 11,5% (Hà Đông chiếm 7,0% và
Từ Liêm chiếm 16,0%).
- 68,5% có tần suất tiêm chích ma túy từ 2 - 3 lần/ngày; 24,7% trên 3 lần/ngày.
1,8% sử dụng chung bơm kim tiêm trong lần tiêm chích gần đây nhất. 2,7% không
sử dụng bơm kim tiêm sạch trong lần tiêm chích gần nhất.
- 30,4% không sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục với gái mại dâm và
bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua.
2. Hiệu quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
tại thành phố Hà Nội
23
- Tỷ lệ còn tiêm chích ma túy trong 1 tháng qua giảm rất rõ rệt từ 96,0% (trước
can thiệp) xuống 8,8% (sau can thiệp).
- Giảm nhanh và mạnh về tần suất tiêm chích ma túy 2 - 3 lần/ngày từ 68,5%
(trước can thiệp) xuống 0,0% (sau can thiệp), với p = 0,000 và CSHQ đạt
100,0%; Tần suất tiêm chích trên 3 lần/ngày từ 24,7% (trước can thiệp) xuống
0,0% (sau can thiệp), với p = 0,000 và CSHQ đạt 100,0%.
- Tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm giảm từ 1,8% (trước can thiệp) xuống
0,0% (sau can thiệp).
- Tỷ lệ có kết quả xét nghiệm dương tính với heroin từ 9,2% (trước can thiệp)
xuống 4,4% (sau can thiệp).
- Tần suất sử dụng heroin từ 0,35 lần/ngày (trước can thiệp) giảm xuống 0,23
lần/ngày (sau can thiệp).
- Tỷ lệ tăng cân từ 53,8% (trước can thiệp) đã tăng lên đáng kể là 98,6%, với
p=0,000 và CSHQ đạt 83,3% (sau can thiệp).
- Tỷ lệ bệnh nhân được cải thiện chất lượng cuộc sống tăng từ 54,3% (trước can
thiệp) lên 69,6%, CSHQ đạt 28,2% (sau can thiệp).
- Tỷ lệ bệnh nhân có việc làm tăng từ 59,0% - 91,1% (sau can thiệp) CSHQ đạt
54,4%.
- Tỷ lệ bệnh nhân rất hài lòng về: thời gian tiếp đón; thái độ làm việc của bác
sỹ; nhân viên cấp phát; nhân viên tư vấn; nhân viên xét nghiệm trước can thiệp
đều là 0,3% tăng lên theo tỷ lệ tương ứng là 2,2%; 5,0%; 1,9%; 5,2%; 1,9%
(sau can thiệp).
- Tỷ lệ bệnh nhân chưa hài lòng với chất lượng dịch vụ như: thời gian chờ đợi
là 7,0%; chất lượng điều trị là 5,3%; thái độ phục vụ, chất lượng khám...là 5,0%
trước can thiệp giảm xuống 0,0% (sau can thiệp).
KHUYẾN NGHỊ
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giúp cho người dân biết, hiểu về
hiệu quả của chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone để tiếp tục nhân rộng địa bàn triển khai ra các quận/huyện khác
nhằm từng bước hạn chế tác hại của ma túy, tạo môi trường lành mạnh, góp
phần đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
2. Tiếp tục cải thiện quy trình điều trị bằng Methadone: rút ngắn thời gian
từ khâu xét chọn, thời gian nộp đơn, thời gian hàng ngày phải đến uống thuốc…
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh, giúp họ vừa duy trì điều trị lại
không ảnh hưởng đến quá trình lao động sản xuất, tăng thu nhập cho bản thân
và gia đình, dễ dàng hòa nhập cộng đồng.
3. Do nghiên cứu tiến hành trong khoảng thời gian ngắn, vì vậy có thể
tiếp tục tiến hành những nghiên cứu sâu hơn (như các nguyên nhân bỏ trị…) để
làm sáng tỏ thêm hiệu quả của chương trình.