Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực trạng hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch trong nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.79 KB, 25 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, tính đến 31/12/2008 toàn thế giới có
khoảng 33,3 triệu người nhiễm HIV/AIDS còn sống và hàng năm có khoảng 3,1
triệu người tử vong do AIDS, tập trung ở các nước đang phát triển và ảnh hưởng
trực tiếp đến kinh tế, chính trị xã hội của nhiều Quốc gia. Ở Việt Nam, tính đến
30/10/2010, số các trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 180.557 người, trong đó có
42.431 bệnh nhân AIDS và 48.421 trường hợp tử vong do AIDS. Hiện nay do chưa có
thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh đặc hiệu nên các nước trên thế giới đang tập
trung triển khai các hoạt động giảm tác hại mang tính chiến lược như chương trình
trao đổi bơm kim tiêm (BKT) sạch can thiệp trong nhóm NCMT nhằm hạn chế sự lây
lan HIV ra cộng đồng. Một trong những nguyên nhân lan truyền HIV/AIDS tại Hà
Tây chủ yếu trong nhóm NCMT, có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV nhưng thiếu
hiểu biết về các biện pháp dự phòng HIV. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên
cứu nào ở Hà Tây đề cập một cách toàn diện đến các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
ở người NCMT và xây dựng các giải pháp can thiệp giảm tác hại như chương trình
trao đổi bơm kim tiêm sạch dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS có hiệu quả. Xuất phát từ
những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài với các mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV và mô tả hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của người
nghiện chích ma túy tại tỉnh Hà Tây năm 2007.
2. Đánh giá hiệu quả chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch dự phòng lây nhiễm
HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại Hà Tây giai đoạn 2007-2009.
* Những đóng góp mới của luận án:
Đánh giá được thực trạng tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của
người nghiện chích ma túy tại tỉnh Hà Tây năm 2007. Đánh giá hiệu quả chương trình trao
đổi bơm kim tiêm sạch dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại Hà
Tây giai đoạn 2007-2009. Bước đầu tiến hành các biện pháp can thiệp trên quần thể nhóm
nghiện chích ma túy thu được hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV của chương trình trao
đổi bơm kim tiêm sạch tại Hà Tây.
* Bố cục luận án: Luận án gồm 135 trang bao gồm: Đặt vấn đề: 2 trang; Chương 1.
Tổng quan: 33 trang; Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 20 trang;


Chương 3. Kết quả nghiên cứu: 40 trang; Chương 4. Bàn luận: 37 trang; Kết luận: 2
trang và kiến nghị: 1 trang. Luận án gồm: 33 bảng, 23 biểu đồ và 2 sơ đồ. Tài liệu
tham khảo: 145 tài liệu.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS
Ở Việt Nam, tính đến 30/10/2010, số các trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống
là 180.557 người, trong đó có 42.431 bệnh nhân AIDS và 48.421 trường hợp đã tử
vong do AIDS. Kết quả giám sát phát hiện qua các năm và năm 2009 cho thấy người
nhiễm HIV được báo cáo là lây nhiễm HIV qua đường máu chiếm 55,0%. Hình thái
lây nhiễm HIV ở Việt Nam vẫn chủ yếu lây truyền qua đường TCMT, trong tổng số
2
các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện Tại Hà Tây số thanh thiếu niên thiếu việc
làm dẫn đến các tệ nạn xã hội như NCMT ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng số
người nhiễm HIV/AIDS gia tăng khó kiểm soát và đang có nguy cơ bùng nổ dịch
HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
1.2. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV ở người nghiện chích ma túy
Tỷ lệ nhiễm HIV trong người NCMT trên toàn cầu là 5-10,0%, tuy nhiên tại
một số nước Châu Âu và Châu Á, tỷ lệ này là trên 70,0%. Hình thái, qui mô sử dụng
TCMT tại Việt Nam rất khác nhau từ thành thị đến nông thôn. Trong vòng 10 năm trở
lại đây, chích chung BKT là hành vi phổ biến ở nhóm quần thể NCMT, tỷ lệ dùng
chung BKT trong 6 tháng qua ở những người NCMT là 14 - 50,0%. Các nghiên cứu
này cũng chỉ ra rằng, trong số những người NCMT có 87,9% đối tượng dùng chung
BKT, trong đó thường xuyên dùng chung BKT là 40,0%, việc làm sạch BKT khi
chích chung rất tùy tiện và không đảm bảo tiệt khuẩn bao gồm từ tráng cồn hoặc nước
sát khuẩn.
1.3. Chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV
Hiện nay do chưa có thuốc điều trị khỏi và vắc xin phòng bệnh đặc hiệu, do đó
các hoạt động giảm tác hại được thực hiện tập trung trong các nhóm NCMT, GMD
nhằm hạn chế sự lây lan và truyền bệnh ra cộng đồng.

1.3.1. Truyền thông thay đổi hành vi
Truyền thông thay đổi hành vi là biện pháp tiếp cận ở nhiều cấp độ nhằm
khuyến khích và duy trì việc thay đổi hành vi làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho mỗi
cá nhân và cộng đồng bằng cách phổ biến các thông điệp về sức khỏe qua nhiều kênh
truyền thông khác nhau.
1.3.2. Chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su
Những luận cứ của chương trình này là các biện pháp dự phòng lây nhiễm
HIV hiệu quả với chi phí thấp. Người ta tính rằng, nếu 1.000 BCS được bán và sử
dụng trên thị trường, thì đã dự phòng cho 3 trường hợp lây nhiễm HIV/AIDS.
Chương trình khuyến khích sử dụng BCS được nhiều nước áp dụng và người ta đã
chứng minh là có kết quả tốt.
1.3.3. Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone
Phương pháp can thiệp phòng lây nhiễm HIV cho người NCMT được đánh giá
có hiệu quả nhất hiện nay trên thế giới là chương trình điều trị thay thế bằng
Methadone. Những người tham gia chương trình Methadone, do chỉ sử dụng bằng đ-
ường uống nên không có các nguy cơ lây nhiễm HIV do TCMT.
1.3.4. Chương trình tư vấn, xét nghiệm tự nguyện
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chương trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện là
một bộ phận quan trọng trong chương trình phòng chống HIV/AIDS đóng vai trò vừa
dự phòng, vừa chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS.
1.3.5. Chương trình quản lý và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo HIV lây truyền từ người này sang người
khác dễ dàng hơn nếu như một trong hai người hoặc cả hai bị mắc các bệnh STIs đặc
biệt là: giang mai, hạ cam, herpes sinh dục, nhiễm chlamydia, lậu và trùng roi. Các
nhiễm trùng này làm tăng nguy cơ lây truyền HIV từ 2 - 9 lần khi bị phơi nhiễm. Bên
3
cạnh đó, việc khám và chữa bệnh cho bệnh nhân sẽ là cơ hội tốt cho thầy thuốc tiếp
cận với người có nguy cơ cao nhiễm HIV.
1.3.6. Chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch
Chương trình trao đổi BKT sạch hoặc phát BKT được triển khai tại Châu Âu

năm 1982, đến nay chương trình được nhân rộng tại các quốc gia trên thế giới là một
trọng tâm của hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho người
NCMT. Theo báo cáo UNAIDS đến cuối năm 2008, trên thế giới đã có ít nhất 77
Quốc gia triển khai các chương trình trao đổi BKT sạch, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm
người NCMT trên thế giới đang giảm nhờ vào các chương trình can thiệp giảm tác
hại như chương trình trao đổi BKT nhằm kiềm chế sự lây lan của HIV. Theo báo cáo
của Cục phòng chống HIV/AIDS, tính đến ngày 30/6/2009 có 1.522/11.014 xã của
218/696 huyện (chiếm 13,7% số xã, 31,3% số huyện) trên 46 tỉnh/thành triển khai
chương trình trao đổi BKT sạch. Trong năm 2009 số BKT phát miễn phí là
25.311.580 chiếc cho người NCMT qua mạng lưới tuyên truyền viên đồng đẳng, các
cơ sở y tế, các địa điểm cố định.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng điều tra cắt ngang:
Là nam giới từ 18 tuổi trở lên, tiêm chích ma tuý trong vòng một tháng qua tính
từ thời điểm điều tra vì người trưởng thành có thể đánh giá đúng tác động của chương
trình can thiệp qua trả lời phỏng vấn. Hiện đang sống tại cộng đồng. Được thông báo,
tư vấn và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu can thiệp:
+ Người tiêm chích ma tuý, đang sống tại gia đình hoăc đang sống tại cộng
đồng.Được thông báo, tư vấn và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Không chọn những đối tượng sau vào nghiên cứu:
+ Người nhiễm HIV/AIDS. Những người đang ở các trại giam, trại tạm giam,
các Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội. Những người đang điều trị tại các cơ sở Y
tế. Những người không đủ minh mẫn để trả lời phỏng vấn.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Các huyện/thị được chọn làm địa bàn nghiên cứu: Đan Phượng, Chương Mỹ,
Thường Tín, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Sơn Tây, Phúc Thọ, Ba Vì.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trong 2 năm từ năm 2007-2009, chia làm 2 giai đoạn: giai
đoạn 1: Điều tra mô tả thực trạng và xây dựng mô hình lý thuyết từ tháng 2/2007 đến
4/2007, giai đoạn 2: Can thiệp cộng đồng từ tháng 5/2007 đến tháng 5/2009.
4
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu chung
Nghiên cứu điều tra mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp hồi cứu số liệu và
nghiên cứu can thiệp cộng đồng so sánh trước và sau.
2.2.1.1 Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
* Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả cắt ngang
p.(1-p)
n = Z
2
)2/1(
α


d
2
Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu
Z: là hệ số tin cậy, với ngưỡng xác suất α = 0,05%, Z
)2/1(
α

= 1,96
p: là tỷ lệ phần trăm người NCMT không sử dụng chung BKT,
chọn p = 0,63 theo kết quả điều tra tại TP Hồ Chí Minh năm 2006.
q = 1 - p = 1- 0,63 = 0,37.
d = là sai số chấp nhận được: lấy mức 3%, d = 0,03.

Thực tế đã điều tra 1.045 đối tượng, trong đó số phiếu điều tra hợp lệ là 1.010
đối tượng.
2.2.1.2. Thiết kế nghiên cứu can thiệp
{z
(1 – α)
)1(2 PP −
+
z
(1 – β)
)1()1(
2211
pppp −+−
}
2
n

=
(p
1
– p
2
)
2
Trong đó:
+ n là cỡ mẫu tối thiểu; z là hệ số tin cậy
+ α: ngưỡng xác suất; 1 - β: Lực mẫu (95%)
+ p
1
là tỷ lệ người NCMT sử dụng BKT sạch, theo điều tra trước can thiệp tại
Hà Tây (năm 2007) với kết quả là p

1 =
63,9 % .
+ p
2
là tỷ lệ người NCMT sử dụng BKT sạch mong muốn sau 2 năm can thiệp,
chọn p
2
là 73%.
+
P
= (p
1
+ p
2
)/2.
Thực tế đã điều tra 838 đối tượng, trong đó số phiếu hợp lệ là 810.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp
Dựa vào các số liệu báo cáo thống kê về tình hình NCMT ở các huyện/thị, lây
nhiễm HIV/AIDS, để nghiên cứu và tổng hợp các số liệu về:
- Tình hình, chiều hướng người NCMT.
- Kết quả hoạt động truyền thông thay đổi hành vi.
- Kết quả hoạt động nhóm giáo dục đồng đẳng.
- Kết quả chương trình trao đổi BKT sạch.
2.2.3. Nội dung nghiên cứu
Chương trình trao đổi
BKT sạch
5
2.2.3.1. Xây dựng hệ thống triển khai họat động can thiệp tại tuyến huyện và tuyến
xã/phường
Tổ chức các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi và trao đổi BKT sạch dự

phòng lây nhiễm cho người NCMT tại cộng đồng. Tổ chức các hoạt động của nhóm
cộng tác viên, đồng đẳng viên về chương trình trao đổi BKT sạch. Tổ chức các hoạt
động câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội. Hỗ trợ tâm lý, cho gia đình, người
NCMT, người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng. Phối hợp, lồng ghép với các hoạt động
của chương trình phòng chống AIDS.
2.2.3.2 Tổ chức các hoạt động can thiệp
1. Tổ chức hội nghị vận động về chương trình trao đổi BKT sạch.
2. Tổ chức tập huấn về HIV/AIDS và chương trình trao đổi BKT sạch.
3. Tổ chức diễn đàn trên Đài Phát thanh Truyền hình Hà Tây về chương trình
trao đổi BKT sạch.
4. Tổ chức các buổi nói chuyện về chương trình trao đổi BKT sạch dự phòng lây
nhiễm HIV với nhân dân tại khu phố, thôn xóm.
5. Lập bản đồ địa dư và xã hội có liên quan đến HIV/AIDS/STIs tại các tụ
điểm TCMT, tụ điểm công cộng tại các huyện/thị, xã/phường.
6. Điều tra hành vi nguy cơ nhiễm HIV với người NCMT.
7. Tổ chức tập huấn về các bệnh STIs cho nhóm thầy thuốc khám và điều trị.
Thành lập đội khám STIs lưu động và khám sức khoẻ định kỳ.
8. Tổ chức giao ban định kỳ các thành viên Ban chỉ đạo.
9. Xây dựng các cơ sở trao đổi BKT sạch tại các tụ điểm TCMT.
10.Tổ chức các buổi phát sóng trên Đài phát thanh.
11.Tổ chức truyền thông thay đổi hành vi tại các tụ điểm công cộng.
12.Giám sát chương trình trao đổi BKT sạch và khám chữa bệnh STIs.
13.Thành lập nhóm giáo dục đồng đẳng.

Địa điểm trao đổi BKT sạch: là các tụ điểm TCMT, trạm y tế xã, y tế thôn, nhà
các đồng đẳng viên, cộng tác viên của chương trình. Ngoài ra, người NCMT cũng
có thể thu gom BKT rơi vãi nơi vỉa hè góc phố để đổi lấy BKT mới, cứ 3 cái cũ
đổi 1 cái mới.
2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu
Sử dụng bộ phiếu phỏng vấn định lượng chung cho cả 2 lần điều tra trước và

sau can thiệp.
6
2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu
Bộ công cụ chỉ số nghiên cứu gồm 4 phần: 36 chỉ số theo dõi, đánh giá các
thay đổi hành vi nguy cơ ở người NCMT và hiệu quả chương trình trao đổi BKT sạch
cho người NCMT dựa vào cộng đồng trước và sau can thiệp.
2.2.6. Các vật liệu nghiên cứu
Xét nghiệm HIV được thực hiện tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà
Tây và được thực hiện theo phương cách III với các sinh phẩm xét nghiệm là
Determin, Genscreen HIV - 1/2version 2, Vironostika Uniform II Ag/Ab là loại sinh
phẩm được Bộ Y tế cho phép lưu hành.
2.3.Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm EPI - INFO 6.04, SPSS, phần mềm
chuyên dụng quản lý số liệu HIV/AIDS “HIV/AIDS Data Management” phiên bản
1.0 do Cục Phòng chống HIV/AIDS phối hợp với cơ quan UNAIDS, Viện Vệ sinh
Dịch tễ TW phát triển.
2.4. Khống chế sai số
Người NCMT được lựa chọn 1 cách ngẫu nhiên theo phương pháp ngẫu nhiên
hệ thống, đảm bảo tính đại diện cho quần thể nghiên cứu. Bộ câu hỏi điều tra được
thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, tránh sự hiểu nhầm.
2.5. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu này được sự đồng ý của Chính quyền tại địa bàn điều tra. Đối tư-
ợng nghiên cứu đã được thông báo về mục đích của nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ nhiễm HIV trong người nghiện chích
ma tuý tại tỉnh Hà Tây năm 2007
3.1.1. Tỷ lệ nhiễm HIV trong người nghiện chích ma tuý tại Hà Tây năm 2007
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hiện nhiễm của người nghiện chích ma tuý năm 2007
Kết quả điều tra đầu vào và xét nghiệm HIV cho 1.010 người NCMT (năm

2007), kết quả cho thấy có 18,5% người NCMT tại Hà Tây nhiễm HIV.
3.1.2. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của người nghiện chích ma tuý tại Hà Tây
Trong số 1.010 đối tượng nghiên cứu nhóm tuổi từ 20 - 29 chiếm 42,4%, nhóm
tuổi từ 30 - 39 chiếm 39,6% tiếp đến là nhóm trên 40 tuổi 15,3%, và thấp nhất là dưới
20 tuổi 2,7%. Nhìn chung trong nghiên cứu này các đối tượng có trình độ văn hoá
tương đối thấp. Trong đó, tỷ lệ đối tượng có trình độ phổ thông cơ sở chiếm tỷ lệ cao
7
nhất (58,3%), trung học phổ thông (26,9%), tiểu học (12,0%), trình độ trung cấp trở lên
chiếm tỷ lệ rất ít (2,4%), đặc biệt có 0,4% đối tượng không biết chữ. Đa số người
NCMT làm rất nhiều ngành nghề khác nhau trong đó tập trung chủ yếu là nghề tự do
(52,7%) và làm ruộng (20,2%).
Về tình trạng hôn nhân, người NCMT đang có vợ chiếm tỷ lệ (55,8%), chưa có
vợ (37,3%), đã ly dị (3,8%), đã ly thân (2,4%) và góa vợ (0,2%). Về tuổi QHTD lần
đầu, có 64,6% trả lời đã QHTD dưới 20 tuổi, trong đó: 4,3% là dưới 15 tuổi; 22,2%
từ 15 - 17 tuổi; 38,1% từ 18 - 19 tuổi. Còn lại từ 20 - 22 tuổi chiếm tỷ lệ là 16,9% và
trên 23 tuổi chiếm 18,5%.
Bảng 3.9. Thời gian tiêm chích ma túy
Thời gian SL (n =1.010) TL (%)
< 1 năm 36 3,6
1 - 2 năm 103 10,2
> 2 năm 871 86,2
Khi hỏi về thời gian TCMT, có 86,2% đối tượng tham gia nghiên cứu có thời
gian sử dụng TCMT trên 2 năm, 10,2% người NCMT từ 1 đến 2 năm và dưới 1 năm
là 3,6%.
Bảng 3.10: Hành vi sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục trong tháng qua
Nội dung
Người chủ động sử dụng BCS
Bản thân Bạn tình Cả hai
QHTD với vợ/người
yêu (n = 214)

Số lượng 74 43 97
Tỷ lệ (%) 34,5 20,0 45,5
QHTD với GMD
Số lượng 55 37 21
Tỷ lệ (%) 48,7 32,7 18,6
QHTD với bạn tình

bất chợt (n = 74)
Số lượng 45 14 15
Tỷ lệ (%) 60,8 18,9 20,3
Về hành vi sử dụng BCS của người NCMT khi QHTD trong tháng qua, chỉ có
34,5% người chủ động sử dụng BCS khi QHTD với vợ/người yêu. Khi QHTD với
bạn tình bất chợt không trả tiền thì tỷ lệ sử dụng BCS có cao hơn 60,8%, nhưng vẫn ở
mức thấp. Tuy nhiên khi QHTD với GMD chỉ có 48,7% người NCMT tự ý thức sử
dụng BCS.
8
Bảng 3.11. Hành vi tiêm chích ma tuý
trong tháng qua của người nghiện chích ma tuý
Nội dung SL TL (%)
1. Mức độ tiêm chích ma túy (n = 1.010)
Nhiều hơn 4 lần/ngày 15 1,5
2 - 3 lần/ngày 229 22,6
1 lần/ngày 426 42,2
Ít hơn 1 lần/ngày 298 29,5
Không nhớ/không trả lời 42 4,2
2. Loại ma túy đã tiêm chích (n = 1.010)
Thuốc phiện 78 7,7
Hêrôin 963 95,3
Thuốc an thần/giảm đau 187 18,5
Khác 5 0,5

Tần suất TCMT 1 lần/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (42,2%), tiếp đến là ít hơn 1
lần/ngày (29,5%), từ 2-3 lần/ngày (22,6%), trên 4 lần/ngày (1,5%). Loại ma túy được
người NCMT sử dụng để tiêm chích chủ yếu là hêrôin (95,3%), thuốc an thần/giảm
đau (18,5%), thuốc phiện (7,7%).
Bảng 3.12. Hành vi sử dụng ma túy trong lần tiêm chích gần đây
Nội dung SL TL (%)
1. Thời gian tiêm chích lần gần đây nhất (n = 1.010)
1 ngày 792 78,4
2 – 4 ngày 176 17,4
5 ngày trở lên 42 4,2
2. Loại ma túy trong lần tiêm chích gần đây nhất (n = 1.010)
Hêrôin 968 95,8
Thuốc phiện 33 3,3
Thuốc giảm đau/an thần 4 0,4
Khác 5 0,5
Tỷ lệ người NCMT có lần tiêm chích gần đây nhất cách ngày điều tra 1 ngày là
78,4%, từ 2 - 4 ngày: 17,4% và lớn hơn 5 ngày là 4,2%. Loại ma túy người NCMT sử
dụng trong lần tiêm chích gần đây nhất vẫn là Hêrôin (95,8%), thuốc phiện (3,3%),
thuốc giảm đau/an thần (0,4%).
9
Bảng 3.14. Tần suất quan hệ tình dục và hành vi sử dụng
bao cao su khi quan hệ tình dục với gái mại dâm
Nội dung SL TL (%)
1. Số lần QHTD với GMD trong tháng qua (n =134)
Không nhớ 28 20,9
1 - 4 lần 93 69,4
5 - 9 lần 10 7,5
10 lần trở lên 3 2,2
2. Hành vi sử dụng BCS trong tháng qua (n = 134)
Có 106 79,0

Không 20 15,0
Không nhớ/không trả lời 8 6,0
3. Tần suất sử dụng BCS khi QHTD với GMD trong 12 tháng qua (n = 217)
Tất cả các lần 123 56,7
Đa số các lần 55 25,4
Thỉnh thoảng 22 10,1
Không bao giờ 17 7,8
Tần suất QHTD trong tháng qua với GMD: Từ 1-4 lần: 69,4% (cao nhất); 5-
9 lần: 7,5% và 10 lần trở lên: 2,2% (thấp nhất). Có 20,9% không nhớ mấy lần.
Hành vi sử dụng BCS khi QHTD với GMD: Tỷ lệ người NCMT sử dụng BCS khi
QHTD trong tháng qua là 79,0%. Có 56,7% người NCMT sử dụng BCS trong tất
cả các lần QHTD; 25,4% sử dụng BCS trong đa số các lần quan hệ; 10,1% thỉnh
thoảng sử dụng BCS; có 7,8% người NCMT không bao giờ sử dụng BCS.
Bảng 3.15. Tần suất quan hệ tình dục và hành vi sử dụng bao cao su
khi quan hệ tình dục với bạn tình bất chợt không phải trả tiền
Nội dung SL TL (%)
1. Số lần QHTD bạn tình bất chợt trong tháng qua (n=66)
Không nhớ 11 16,7
1 - 4 lần 51 77,3
5 - 9 lần 3 4,5
10 lần trở lên 1 1,5
2. Hành vi sử dụng BCS khi QHTD trong tháng qua (n = 66)
Có 47 71,2
Không 14 21,2
Không nhớ/không trả lời 5 7,6
3. Tần suất sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình bất chợt trong 12
tháng qua (n = 100)
Tất cả các lần 39 39,0
Đa số các lần 28 28,0
Thỉnh thoảng 21 21,0

Không bao giờ 12 12,0
10
Tần suất QHTD với bạn tình bất chợt không trả tiền: Từ 1 - 4 lần: 77,3%
(cao nhất); 5 - 9 lần: 4,5% và 10 lần trở lên: 1,5% (thấp nhất). Có 16,7% không
nhớ mấy lần. Hành vi sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình bất chợt không trả
tiền: Tỷ lệ người NCMT sử dụng BCS khi QHTD trong tháng qua là 71,2%. Có
39,0% người NCMT sử dụng BCS trong tất cả các lần QHTD; 28,0% sử dụng
BCS trong đa số các lần quan hệ; 21,0% thỉnh thoảng sử dụng BCS; đặc biệt có
12,0% người NCMT không sử dụng BCS.
Bảng 3.18: Hành vi xét nghiệm và tư vấn
xét nghiệm HIV của người nghiện chích ma tuý
Nội dung SL TL(%)
1. Đã làm xét nghiệm HIV (n = 916)
Có 240 26,2
Không 659 71,9
Không nhớ/không trả lời 17 1,9
2. Hình thức xét nghiệm HIV (n = 240)
Tự nguyện 140 58,3
Được yêu cầu 87 36,3
Không biết/không trả lời 13 5,4
3. Lần xét nghiệm HIV gần nhất biết kết quả (n = 240)
Hơn 12 tháng trước 116 48,3
Trong vòng 12 tháng qua 75 31,3
Chưa bao giờ lấy kết quả 49 20,4
Tỷ lệ người NCMT đã làm xét nghiệm HIV chiếm tỷ lệ thấp (26,2%). Có
71,9% người NCMT chưa làm xét nghiệm HIV bao giờ cũng đồng nghĩa với việc
không biết mình đã nhiễm HIV chưa. Trong số người NCMT đã làm xét nghiệm
HIV, có 58,3% người NCMT tự nguyện đến cở sở để xét nghiệm, còn lại 36,3%
người NCMT đi xét nghiệm HIV là do được yêu cầu. Có 48,3% người NCMT
không làm xét nghiệm HIV trong vòng 12 tháng qua và 20,4% người NCMT chưa

bao giờ lấy kết quả xét nghiệm HIV.
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và hành vi
sử dụng chung bơm kim tiêm của người nghiện chích ma tuý
Trình độ học vấn Dùng chung BKT Không dùng chung Cộng
SL % SL %
PTCStrở xuống 291 40,7 423 59,3 714
THPT trở lên 74 25,0 222 75,0 296
Cộng 365 36,1 645 63,9 1.010
OR = 2,1 (1,5-2,8); p < 0,001
11
Phân tích mối liên quan giữa hành vi sử dụng chung BKT và trình độ học
vấn cho thấy, tỷ lệ người NCMT có trình độ phổ thông cơ sở trở xuống sử dụng
chung BKT cao hơn những người có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở
lên với OR = 2,1 (p < 0,001).
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và hành vi
sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục của người nghiện chích ma tuý
Trình độ học vấn Không sử dụng BCS Sử dụng BCS Cộng
SL % SL %
THCS trở xuống
222 31,1 492 68,9 714
THPT trở lên
59 19,8 237 80,2 296
Cộng 281 27,8 729 72,2 1.010
OR = 1,8 ; p < 0,001
Phân tích mối liên quan giữa hành vi sử dụng BCS khi QHTD và trình độ học
vấn cho thấy, tỷ lệ người NCMT có trình độ trung học cơ sở trở xuống sử dụng BCS
khi QHTD là 68,9%, những người có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở
lên là 80,2% với OR = 1,8 (p < 0,001).
3.2. Hiệu quả chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch dự phòng lây nhiễm HIV
trong người nghiện chích ma tuý tại tỉnh Hà Tây

3.2.1. Kết quả của chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch dự phòng lây nhiễm HIV
trong người nghiện chích ma tuý tại tỉnh Hà Tây sau 2 năm can thiệp
Sau 2 năm thực hiện chương trình trao đổi BKT sạch, số lượng BKT sạch cung
cấp miễn phí cho các đội tượng NCMT đã tăng lên đáng kể: năm 2007 cung cấp
615.200 chiếc, năm 2008 cung cấp miễn phí được 1.569.200 chiếc và năm 2009 cung
cấp được 1.819.462 chiếc. Số lượng người NCMT tham gia chương trình trao đổi
BKT sạch tăng lên đáng kể qua các năm: năm 2007 là 2.150 người, năm 2008 là
2.950 người, năm 2009 là 3.568 người.
Mạng lưới cộng tác viên, đồng đẳng viên đã thiết lập được các tụ điểm phân
phát BKT sạch cho người NCMT tăng dần qua các năm: năm 2007 thiết lập được 218
điểm, năm 2008 thiết lập được 256 điểm, năm 2009 thiết lập được 352 điểm, tăng
70,1% so với năm 2007.
3.2.2. Hiệu quả chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch sau 2 năm can thiệp
3.2.2.1. Hiệu quả về tư vấn xét nghiệm HIV
Biểu đồ 3.5. Hiệu quả về loại hình
xét nghiệm HIV của người nghiện chích ma tuý
12
Sau 2 năm can thiệp, tỷ lệ người NCMT tự nguyện đi làm xét nghiệm HIV tăng từ
58,3% lên 84,5%. Tỷ lệ người NCMT được yêu cầu xét nghiệm HIV đã giảm đáng kể từ
36,3% xuống 16,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Biểu đồ 3.6. Hiệu quả về tư vấn trước và sau
xét nghiệm HIV của người nghiện chích ma tuý
Tỷ lệ người NCMT được tư vấn trước xét nghiệm tăng từ 20,5% lên 47,7% với p <
0,001 và CSHQ là 132,7%. Tỷ lệ người NCMT được tư vấn đúng sau xét nghiệm tăng từ
27,3% lên 48,4% với p < 0,001 và CSHQ là 77,3%.
3.2.2.2 Hiệu quả về chăm sóc và hỗ trợ người NCMT
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ người nghiện chích ma tuý
được nghe nói về tình dục an toàn trong 6 tháng qua
Sau can thiệp, so với cùng thời gian năm 2007, tỷ lệ người NCMT được nghe
nói về tình dục an toàn đã tăng từ 47,0% năm 2007 lên 71,6% năm 2009, sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 và CSHQ đạt 52,3%.
Biểu đồ 3.8. Nguồn cung cấp bơm kim tiêm sạch
miễn phí cho người nghiện chích ma tuý trong tháng qua
Tỷ lệ người NCMT nhận được BKT sạch từ đồng đẳng viên tăng từ 7,6% lên
41,1% (p < 0,001 và CSHQ đạt 440,8%). Tỷ lệ người NCMT nhận được BKT sạch từ
13
những nguồn khác (y tế thôn, đoàn thể) tăng từ 9,8% lên 19,4% (p < 0,001 và CSHQ
đạt 97,9%).
3.2.2.3. Hiệu quả tiếp cận chương trình trao đổi BKT sạch của người NCMT
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ người nghiện chích ma tuý
biết địa điểm có thể mua/nhận bơm kim tiêm sạch
Sau can thiệp, tỷ lệ người NCMT biết nơi có thể mua/nhận BKT sạch đều tăng
lên so với trước can thiệp: Từ đồng đẳng viên 63,8% (sau can thiệp) so với 39,3%
(trước can thiệp); từ bạn cùng tiêm chích 22,5% (sau can thiệp) so với 14,6% (trước
can thiệp) và từ câu lạc bộ giáo dục đồng đẳng 4,3% (sau can thiệp) so với 0,22%
(trước can thiệp).
Biểu đồ 3.11. Nguồn cung cấp bơm kim tiêm sạch
miễn phí cho người nghiện chích ma tuý trong 6 tháng qua
Tỷ lệ người NCMT nhận được BKT sạch miễn phí trong 6 tháng qua từ
nhóm đồng đẳng viên chiếm đại đa số 85,7% (trước can thiệp) tăng lên 90,9% (sau
can thiệp), với p < 0,05 và CSHQ đạt 6,1%; Bạn cùng tiêm chích ma tuý từ 2,1%
(trước can thiệp) tăng lên 21,4% (sau can thiệp) với p < 0,001.
14
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ người nghiện chích ma tuý
nhận được bơm kim tiêm sạch miễn phí trước và sau can thiệp
Tỷ lệ người NCMT nhận được BKT sạch miễn phí từ 75,5% (trước can thiệp)
tăng lên 86,2% (sau can thiệp). Kết quả này với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p <
0,001 và CSHQ đạt 1,2%.
Biểu đồ 3.13. Hiệu quả tư vấn
khám chữa bệnh STIs cho người nghiện chích ma tuý

Tỷ lệ người NCMT đến khám chữa bệnh STIs tại các cơ sở y tế nhà nước tăng
từ 34,4% (trước can thiệp) lên 42,7% (sau can thiệp), với p < 0,001 và CSHQ đạt
24,1%; Được tư vấn phòng các bệnh STIs tăng từ 72,3% (trước can thiệp) lên 89,6%
(sau can thiệp), với p < 0,001 và CSHQ đạt 23,8%. Tư vấn sử dụng BCS tăng từ
55,6% (trước can thiệp) lên 82,7% (sau can thiệp) với p < 0,001 và CSHQ đạt 48,7%.
3.2.2.4. Tỷ lệ nhiễm HIV trước và sau can thiệp
Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ nhiễm HIV của người nghiện chích ma tuý
Chương trình trao đổi BKT sạch can thiệp cho nhóm người NCMT đã phần
nào làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV đáng kể tại địa bàn triển khai: tỷ lệ nhiễm HIV của
người NCMT 18,5% (trước can thiệp) giảm xuống còn 12,2% (sau can thiệp) với p <
0,001 và CSHQ đạt 34,1%.
3.2.2.5. Hiệu quả thay đổi hành vi nguy cơ của người NCMT
15
Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ thay đổi hành vi
dùng chung bơm kim tiêm trong 1 tháng qua
Hành vi người NCMT dùng chung BKT trong một tháng qua có sự thay đổi
đáng kể sau khi thực hiện chương trình can thiệp, tỷ lệ người NCMT dùng chung
BKT để TCMT trong tháng qua giảm từ 2,6% (trước can thiệp) xuống 0,9 % (sau can
thiệp) có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Biểu đồ 3.16. Tỷ lệ thay đổi hành vi dùng chung bơm kim tiêm trong 6 tháng qua
Tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT trong 6 tháng qua giảm từ 36,1% (trước
can thiệp) xuống 30,0% (sau can thiệp) với p<0,05.
Biểu đồ 3.19. Tỷ lệ sử dụng đúng các biện pháp làm sạch
bơm kim tiêm trong 1 tháng qua trước và sau can thiệp
Cách làm sạch BKT trước khi sử dụng của người NCMT trong 1 tháng qua được
cải thiện một cách đáng kể: sau can thiệp có 6,80% người NCMT đã dùng cồn để làm
sạch BKT so với 4,9% (trước can thiệp). Đặc biệt (sau can thiệp) có 13,0% người
NCMT làm sạch bằng nước sát khuẩn so với 6,6% (trước can thiệp).
16
Biểu đồ 3.20. Tỷ lệ thay đổi hành vi dùng chung

bơm kim tiêm trong lần tiêm chích ma tuý gần đây nhất
Tỷ lệ người NCMT khác muốn dùng chung BKT trong lần tiêm chích gần đây nhất
giảm từ 26,9% (trước can thiệp) xuống 14,3% (sau can thiệp), tỷ lệ NCMT không đủ tiền
chích một mình từ 42,4% (trước can thiệp) xuống 28,6% (sau can thiệp).
Biểu đồ 3.21. Tỷ lệ thay đổi hành vi làm sạch bơm kim tiêm
trong lần tiêm chích ma tuý gần đây của người nghiện chích ma tuý
Tỷ lệ người NCMT làm sạch BKT dùng chung trong lần tiêm chích gần đây nhất tăng
từ 40,0% (trước can thiệp) lên 78,6% (sau can thiệp) với p < 0,05 và CSHQ đạt 96,5%.
Biểu đồ 3.22. Tỷ lệ người nghiện chích ma tuý sử dụng
bao cao su khi quan hệ tình dục trước và sau can thiệp
Tỷ lệ người NCMT sử dụng BCS khi QHTD sau can thiệp (86,5%) cao hơn so
với trước can thiệp (60,5%), với p < 0,001 và CSHQ đạt 43%.
17
Biểu đồ 3.23. Tỷ lệ người nghiện chích ma tuý sử dụng bao cao su trong lần quan
hệ tình dục gần đây với vợ/người yêu, gái mại dâm, bạn tình bất chợt
Sau can thiệp, có 85,5% người NCMT sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây với
vợ/người yêu, cao hơn so với trước can thiệp (35,1%) với p < 0,001 và CSHQ đạt
53,6%. Tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD với GMD sau can thiệp là 90%, cao hơn so với
trước can thiệp 79,5% với p < 0,05 và CSHQ đạt 13,2%. Tỷ lệ sử dụng BCS trong lần
QHTD với bạn tình bất chợt gần đây nhất là 95,7% (sau can thiệp) cao hơn so với 72,1%
(trước can thiệp), với p < 0,05 và CSHQ là 32,7%.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của người nghiện chích
ma tuý tại tỉnh Hà Tây
4.1.1. Tỷ lệ nhiễm HIV của người nghiện chích ma tuý tại tỉnh Hà Tây
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu năm 2007, tỷ lệ
nhiễm HIV của nhóm NCMT là 18,5%, như vậy lây truyền HIV tại Hà Tây có liên quan
mật thiết với tình trạng gia tăng trong nhóm người NCMT. Kết quả giám sát phát hiện
tại Hà Tây cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV rất cao trong người NCMT chiếm 75,8%, trong

tổng số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện. Nghiên cứu này cũng phản ánh đúng
thực trạng đường lây nhiễm HIV ở Việt Nam, nhiễm HIV chủ yếu trong nhóm NCMT
biểu hiện qua các số liệu về giám sát trọng điểm từ năm 1996 đến nay. Kết quả cho thấy
nhiễm HIV trong nhóm NCMT có xu hướng gia tăng trong đó tăng cao nhất vào năm
2003, sau đó có xu hướng chững lại và giảm dần trong những năm gần đây.
4.1.2. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của người nghiện chích ma tuý tại tỉnh Hà Tây
* Thời gian sử dụng ma tuý: Kết quả điều tra đầu vào của nghiên cứu năm 2007 tại
Hà Tây cho thấy: thời gian sử dụng ma tuý, TCMT chủ yếu trên 2 năm với tỷ lệ là (86,2%).
Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi về thời gian TCMT cao hơn so với kết quả nghiên
cứu ở các tỉnh với tỷ lệ tương ứng: dưới 2 năm là 27,7% ở An Giang, 17,5% ở Đồng Tháp,
5,5% ở Kiên Giang và 3,6% ở Lai Châu. Thời gian TCMT dưới 1 năm có tỷ lệ thấp hơn
nhiều so với một số tỉnh như 41,1% ở An Giang, 26,3% ở Lai Châu, 13,8% ở Kiên Giang
và 19,1% ở Đồng Tháp. Kết quả điều tra nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu
tại tỉnh Lạng Sơn năm 2008, thâm niên TCMT của người NCMT từ trên 2 năm với tỷ lệ
(94,0%). Thời gian TCMT kéo dài cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi không sử dụng
BCS thường xuyên trong QHTD với các loại bạn tình. Kết quả này càng cho thấy mức độ
nguy hiểm của việc lây truyền HIV ra cộng đồng. Với thời gian sử 21,2 dụng ma tuý kéo
dài, thêm vào đó, tỷ lệ dùng chung BKT là 36,1% và không sử dụng BCS trong 1 tháng qua
18
với (vợ, người yêu 55,6%, GMD 14,9%, bạn tình bất chợt %) trong QHTD khá cao, càng
chứng tỏ nguy cơ cao lây nhiễm HIV trong nhóm người NCMT khi QHTD với vợ/người
yêu.
* Sử dụng các loại ma tuý của NCMT: Trong các loại ma tuý mà người NCMT
sử dụng, Hêrôin chiếm tỷ lệ cao nhất (95,8%), thuốc an thần/giảm đau (0,4 %), thuốc
phiện (3,3%). Như vậy, Hêrôin vẫn là loại ma túy sử dụng phổ biến của người NCMT.
Trong nghiên cứu sử dụng TCMT của người NCMT tại tỉnh Lạng Sơn 100% người
NCMT chích bằng Hêrôin. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng các loại ma túy tổng hợp
khó tìm mua và đắt tiền hơn so với loại thông thường, chúng được cung cấp chủ yếu ở các
tỉnh/thành lớn như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nơi mà người NCMT có điều kiện hơn.
Điều tra về hành vi sử dụng loại ma túy trong lần TCMT gần đây nhất cách 1 ngày trước

điều tra của năm 2007 là 78,4%, từ 2 - 4 ngày 17,4% và lớn hơn 5 ngày là 4,2%. Loại ma
túy sử dụng trong lần tiêm chích gần đây nhất là Hêrôin (95,8%) tương đương với một số
kết quả nghiên cứu khác như nghiên cứu "Tỷ lệ nhiễm và nguy cơ lây nhiễm HIV trong
người NCMT tại TP Hải Phòng và TP Hà Nội" năm 2004 của Lưu Thị Minh Châu cùng
cộng sự với kết quả tương đương.
* Tần suất sử dụng tiêm chích ma túy: Kết quả điều tra nghiên cứu năm 2007
tại Hà Tây về hành vi TCMT ít nhất một lần/ngày trong tháng qua chiếm đa số (42,2%),
TCMT từ 2 - 3 lần/ ngày chiếm 22,6% và từ 4 lần trở lên chiếm 1,5%. Kết quả nghiên cứu
cho thấy: Hành vi TCMT ít nhất một lần/ngày thấp hơn nghiên cứu ở các tỉnh Lai Châu
(91,3%), Kiên Giang (60,2%), An Giang (52,1%) và cao hơn ở Đồng Tháp (13,7%), Lạng
Sơn (39,1%). Tuy nhiên tần suất TCMT từ 2 - 3 lần/ngày là 22,6% thấp hơn so với
nghiên cứu tại Lạng Sơn (48,9%) năm 2008. Tần suất TCMT trong ngày không những
phụ thuộc vào mức độ nghiện nặng hay nhẹ, thâm niên NCMT mà còn phụ thuộc vào khả
năng kinh tế của người NCMT. Với tần suất TCMT như vậy của đối tượng nghiên cứu
đồng nghĩa với việc gia tăng các tệ nạn xã hội, họ có thể làm bất cứ việc gì để có đủ tiền
thoả mãn cơn nghiện của mình. Hơn nữa, với tần suất sử dụng ma tuý trong một ngày như
vậy cũng sẽ là một nguy cơ cao nhiễm HIV nếu không sẵn có BKT sạch và BCS.
* Hành vi sử dụng BKT chung: Kết quả nghiên cứu năm 2007 tại Hà Tây cho
thấy tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT là (2,6%). Điều này cho thấy, tỷ lệ người
NCMT khi dùng chung BKT trong tháng qua ở nghiên cứu này là thấp, và lý do họ
không thể dùng riêng BKT trong khi tiêm chích chủ yếu là do hoàn cảnh hoặc do áp lực
trong nhóm bạn sử dụng ma tuý mà người NCMT tham gia. Tỷ lệ người NCMT dùng
chung BKT trong 6 tháng là 36,1%. Nguyên nhân về tỷ lệ dùng chung BKT cao là do
điều kiện kinh tế không đủ tiền mua thuốc chích một mình và sự hiểu biết về HIV của
người NCMT còn thấp; do sự kỳ thị của gia đình, xã hội đối với người NCMT, làm cho
họ luôn luôn phải tiêm chích trong tình trạng lén lút. Để thỏa mãn cơn thèm thuốc họ sẵn
sàng mượn BKT của bạn chích hoặc dùng lại BKT chưa được vô trùng. Kết quả điều tra
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT khi TCMT
trong tháng qua (2,6%) thấp hơn so với nghiên cứu điều tra đánh giá hành vi nguy cơ
nhiễm HIV của người NCMT năm 2009 tại Sơn La thì tỷ lệ dùng chung BKT khi chích

ma tuý trong tháng qua là 7,01%. Tương tự như vậy, tỷ lệ người NCMT dùng chung
BKT khi TCMT trong tháng qua thấp hơn so với nghiên cứu điều tra đánh giá hành vi
nguy cơ nhiễm HIV của người NCMT năm 2008 tại Thanh Hóa với tỷ lệ thường xuyên
và thỉnh thoảng dùng chung BKT khi chích ma tuý trong tháng qua là 10,7%. Đây là
hành vi đặc biệt nguy hiểm và rất dễ làm lây lan HIV/AIDS trong nhóm người NCMT.
Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu điều tra đánh giá hành vi nguy cơ
nhiễm HIV của người NCMT năm 2008 tại Thanh Hóa, không có một ai dùng nước sát
19
khuẩn hay cồn để làm sạch BKT, trong khi biện pháp chỉ dùng nước lạnh hay nước nóng
chưa đủ đảm bảo để làm sạch BKT của người sử dụng trước đó.
* Hành vi sử dụng BCS khi QHTD: Kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy
hành vi không an toàn trong lần QHTD trong tháng qua của người NCMT chứa đựng
nhiều nguy cơ làm lây truyền HIV với vợ/người yêu do không sử dụng BCS chiếm tỷ lệ
cao (55,6%). Trong 12 tháng qua, người NCMT khi QHTD với vợ/người yêu không sử
dụng BCS chiếm tỷ lệ cao (31,2%). Hôn nhân gia đình, NCMT và QHTD không an toàn
là một vòng xoáy làm cho người NCMT không thể thoát ra được. Trong nghiên cứu này
tỷ lệ nhiễm HIV trong người NCMT năm 2007 khá cao (18,5%), do vậy đây chính là
nguy cơ lây nhiễm HIV cho những người vợ, con của họ và cộng đồng qua QHTD không
an toàn. Kết quả nghiên cứu của đề tài này cũng phù hợp với nghiên cứu điều tra đánh giá
hành vi nguy cơ nhiễm HIV của người NCMT năm 2004 tại Thanh Hóa cho thấy về hành
vi không an toàn trong lần QHTD gần đây nhất của người NCMT với vợ/người yêu là
54,6%. Tỷ lệ dùng BCS khi QHTD với GMD trong tháng qua chiếm 79,0% và tỷ lệ
không dùng BCS là 15,0%. Khác với khi QHTD với vợ/người yêu, việc chủ động dùng
BCS khi QHTD với GMD chủ yếu do người NCMT quyết định (66,5%).
* Tiếp cận các dịch vụ can thiệp: Kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy,
phần lớn (91,0%) người NCMT biết được nơi có thể nhận/mua BKT sạch; Trong đó từ
hiệu thuốc (92,4%), cơ sở y tế (57,3%), đồng đẳng viên (39,3%), cán bộ y tế (24,7%), bạn
chích cùng (15,5%). So sánh kết quả điều tra Đào Đình Cường tại tỉnh Lạng sơn năm
2008 khá phù hợp; đa số (97,1%) nhận từ hiệu thuốc, 64,6% từ các đồng đẳng viên, 33,4
% tại các cơ sở Y tế. Như vậy có thể nói hiệu thuốc, họat động của đồng đẳng viên là hết

sức cần thiết trong việc cung cấp BKT sạch cho người NCMT. So với nghiên cứu tại
Thanh Hoá thì tỷ lệ này còn khiêm tốn, song đây cũng là những dấu hiệu đáng mừng, mặc
dù việc tiếp cận chương trình trao đổi BKT sạch cho người NCMT còn nhiều khó khăn
nhưng chương trình đã được khởi động và đạt kết quả nhất định. So sánh kết quả điều tra
cơ bản năm 2007 tại Hà Tây, tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD trong tháng qua của người
NCMT với bạn tình bất chợt ở các tỉnh chưa đạt theo yêu cầu về chương trình khuyến
khích sử dụng 100% BCS ở Việt Nam. Tỷ lệ này cao thấp khác nhau ở các tỉnh như Lai
Châu là 56,3% ; ở An Giang 34,8%; ở Kiên Giang 73,4%; ở Đồng Tháp 77,8%. Tuy
nhiên tỷ lệ sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất của người NCMT với GMD tăng
đáng kể so với kết quả điều tra cơ bản như ở Lai Châu là 94% ; ở An Giang là 90,4% ; ở
Đồng Tháp là 91%.
4.2. Hiệu quả chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch dự phòng lây nhiễm
HIV của người nghiện chích ma tuý tại tỉnh Hà Tây
4.2.1. Kết quả của chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch dự phòng lây nhiễm HIV
của người nghiện chích ma tuý tại tỉnh Hà Tây sau 2 năm can thiệp
*Tác động về chính sách liên quan đến chương trình can thiệp tại địa phương:
Các thay đổi về chính sách liên quan đến chương trình can thiệp và các thay đổi về nhận
thức của các cấp Chính quyền địa phương trong việc tạo ra các đáp ứng hiệu quả ở địa bàn
can thiệp. Những năm đầu triển khai chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại rất khó khăn
về quan điểm, nhận thức của lãnh đạo và cộng động, do Luật phòng chống HIV/AIDS, Luật
phòng chống ma tuý có những điểm mâu thuẫn khi triển khai các hoạt động can thiệp giảm
20
thiểu tác hại này. Đây là biện pháp giảm lây lan HIV mới được áp dụng ở một số địa
phương trong toàn quốc, nên việc thực hiện không dễ dàng bởi nhiều nơi cấp chính quyền
còn e sợ "vẽ đường cho hươu chạy". Tuy nhiên khi vận động đạt được sự ủng hộ của các
cấp Chính quyền, các ban ngành đoàn thể đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến chương trình trao đổi BKT sạch.
*Sự tham gia của các phương tiện truyền thông đại chúng: Thông qua các hoạt
động của các phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức diễn đàn trên truyền hình, đêm
giao lưu văn nghệ, nhằm kêu gọi ủng hộ chương trình trao đổi BKT sạch không những đã

góp phần rất lớn trong việc giúp cộng đồng hiểu về chương trình, từ đó đồng tình hơn với
các hoạt động can thiệp giảm tác hại cho người NCMT mà còn giúp cung cấp thông tin,
kiến thức và các biện pháp phòng chống HIV/AIDS cho cộng đồng. Về hoạt động thông
tin, giáo dục truyền thông thay đổi hành vi có nhiều hoạt động hết sức đa dạng và phong
phú với sự ra quân đồng loạt của cán bộ y tế, mạng lưới cộng tác viên, đồng đẳng viên được
triển khai cho người NCMT tham gia chương trình.
*Phản hồi của cộng đồng, người NCMT tham gia chương trình: Hà Tây là địa
phương được Bộ Y tế cho phép triển khai thí điểm chương trình trao đổi BKT sạch đầu
tiên đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh. Những năm đầu triển khai, việc áp dụng chương
trình ở các huyện/thị gặp phải vấn đề khó khăn, nhiều gia đình người NCMT còn giận
dữ phản đối coi đó là hành động "nối giáo cho giặc", chương trình gặp không ít khó
khăn do dư luận xã hội còn chưa hiểu và đồng tình. Ngay cả một số vị lãnh đạo chính
quyền cơ sở cũng e sợ rằng việc phân phát BKT có thể khuyến khích sử dụng ma túy.
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người NCMT, người nhiễm HIV/AIDS và người tái
hòa nhập cộng đồng làm cho hoạt động gặp nhiều khó khăn. Việc phối hợp liên ngành
trong triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại chưa thật sự mạnh mẽ, sự phối hợp
giữa ngành y tế, công an, lao động thương binh và xã hội chưa chặt chẽ, đặc biệt tại
tuyến xã/phường, đây là một rào cản lớn đối với chương trình trao đổi BKT sạch tại Hà
Tây.
Tại Việt Nam, chương trình trao đổi BKT sạch mới triển khai thí điểm ở một số
tỉnh/thành trong toàn quốc. Hà Tây là một địa phương có tới 4.736 người NCMT; trong
đó có 75,8% được phát hiện bị nhiễm HIV và có 36,1% dùng chung BKT trong 6 tháng
qua để TCMT. Tuy nhiên trước thực trạng này, với sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính
quyền, các ban ngành đoàn thể và nỗ lực cố gắng của ngành y tế chương trình trao đổi
BKT sạch can thiệp giảm thiểu tác hại được triển khai tại Hà Tây đã giúp cho người
NCMT nâng cao kiến thức và giúp họ thực hiện các hành vi an toàn. Thực tế cho thấy,
chương trình trao đổi BKT sạch can thiệp cho người NCMT tại các tụ điểm TCMT khi
triển khai tại Hà Tây cũng gặp nhiều khó khăn và nhất là điểm cấp phát tại trạm y tế, do
dư luận xã hội chưa hiểu và chưa đồng tình.
4.2.2. Đánh giá hiệu quả chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch sau 2 năm can thiệp

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người NCMT được tư vấn trước xét nghiệm có
sự thay đổi tăng từ 20,5% trước can thiệp lên 47,7% sau can thiệp với p < 0,001 và CSHQ
là 132,7%. Tỷ lệ người NCMT được tư vấn đúng sau xét nghiệm tăng từ 27,3% lên 48,4%
với p < 0,001 và CSHQ là 77,3%. Sau 2 năm can thiệp, hoạt động TVXNTN đã có thay
đổi đáng kể. Trong khu vực Đông Nam Á, kết quả nghiên cứu trên 3.570 khách hàng tìm
kiếm dịch vụ TVXNTN tại bệnh viện huyện Sansai thuộc miền Bắc Thái Lan cho thấy:
dịch vụ TVXNTN triển khai tại cộng đồng có thể tiếp cận tốt với những người NCMT có
hành vi nguy cơ cao. Tại một trung tâm TVXNTN ở Campuchia, theo dõi tình trạng
21
chuyển đổi huyết thanh của 5.541 người NCMT trong 5 năm nhận thấy: tỷ lệ chuyển đổi
huyết thanh giảm từ 8,5% năm 1996 xuống còn 3,1% năm 1999. Kết quả này có thể đã
phản ánh những thay đổi hành vi nguy cơ, ảnh hưởng tích cực của hoạt động tư vấn tại
cộng đồng. Tại Việt Nam, từ năm 2004 với mô hình TVXNTN triển khai lồng ghép tại
tuyến huyện đã giải quyết được các bất cập trước đây, do đó đã thu hút ngày càng nhiều
người NCMT đến tư vấn, xét nghiệm HIV và chất lượng tư vấn cũng chuyển biến đáng
kể. Mặc dù có sự tiến bộ như vậy, nhưng hoạt động tư vấn vẫn còn nhiều điểm hạn chế.
Đối tượng tư vấn hiện nay chủ yếu vẫn tập trung vào những người NCMT, GMD, người
nhiễm HIV.
Mặc dù mới triển khai chương trình trao đổi BKT sạch, song họat động đang đi
vào nề nếp và kết quả cho thấy sự hỗ trợ lẫn nhau của chính những người NCMT là
rất quan trọng. Vai trò của các nhóm cộng tác viên, đồng đẳng viên đã giúp cho
những người NCMT tích cực tham gia chương trình. Vai trò của người NCMT càng
được thể hiện rõ hơn khi chính họ là người tham gia vào vận động những người
NCMT khác đi xét nghiệm HIV. Có lẽ điều này sẽ là bước khởi đầu cho việc hình
thành mạng lưới những người NCMT tại địa phương, để họ có thể đóng góp nhiều
hơn cho công tác phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng.
Sau 2 năm can thiệp, người NCMT tại các địa bàn nghiên cứu đã có khả năng tiếp
cận với các dịch vụ dễ dàng hơn. Các tỷ lệ theo dõi về số người NCMT nhận được BKT
sạch miễn phí trong 6 tháng qua từ 75,5% trước can thiệp tăng lên 86,2% sau can thiệp.
Kết quả này với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 và chỉ số hiệu quả đạt

131,4%. Trong đó, từ đồng đẳng viên chiếm đại đa số từ 85,7% trước can thiệp tăng lên
90,9% sau can thiệp với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và chỉ số hiệu quả
đạt 6,1%. Bạn cùng tiêm chích từ 2,1% trước can thiệp tăng lên 21,4% sau can thiệp với
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 và chỉ số hiệu quả đạt 919,0%. Tỷ lệ
người NCMT đến khám chữa bệnh STI tại các cơ sở y tế nhà nước có xu hướng tăng lên
(năm 2007 là 34,4%; năm 2009 là 42,7%), kết quả này với sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p < 0,001 và chỉ số hiệu quả đạt 24,1%. Việc cung cấp BCS, nhận được tờ rơi;
được hỗ trợ đồng đẳng; khám, chữa các BLTQĐTD (chỉ số 32 – 37) đều tăng rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê (p < 0,01).
Sau 2 năm can thiệp, tỷ lệ tiêm chích ma túy một lần/ngày (60,6%) giảm so với
năm 2007 (78,4%) với p < 0,001, CSHQ 22,7%. Tỷ lệ người NCMT tiêm chích từ 2 - 3
lần/ngày và trên 4 lần/ngày đều giảm so với năm 2007 với p < 0,001 và p < 0,01; CSHQ
tương ứng đạt 33,8% và 66,7%. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả can thiệp làm
thay đổi tần suất TCMT ở nhóm người NCMT rõ rệt, mức độ thay đổi tần suất TCMT
có ý nghĩa thống kê. Hiệu quả can thiệp được thấy rõ nhất ở tất cả các chỉ số theo dõi
hành vi nguy cơ của người NCMT (chỉ số 1 - 11) đều giảm rõ rệt. Đây có thể coi là kết
quả tích cực của chương trình trao đổi BKT sạch sau 2 năm triển khai mô hình can thiệp
tại Hà Tây. Kết quả nghiên cứu sau can thiệp của chúng tôi phù hợp với kết quả sau can
thiệp của dự án Ngân hàng Phát triển Châu Á, số liệu báo cáo cho thấy hiệu quả can
thiệp làm thay đổi tần suất TCMT đã tăng rõ rệt. Tuy nhiên, mức độ thay đổi tại các tỉnh
can thiệp cũng không như nhau: sự thay đổi tại Lai Châu và Kiên Giang rất rõ rệt, trong
khi đó tại An Giang và Đồng Tháp, tỷ lệ này có xu hướng giảm đi. Cũng trong năm
2002, điều tra lượng giá nguy cơ nhiễm HIV/AIDS của Ngân hàng Thế giới cũng cho
thấy: tỷ lệ người NCMT còn TCMT trong tháng trước điều tra cao (Thanh Hoá: 93,0%,
Nghệ An: 81,7%, Hà Tĩnh: 77,8%, Bình Dương: 88,9%, Long An: 86,8%, Sóc Trăng:
22
38,8%). Tỷ lệ người NCMT dùng lại BKT trong tháng trước điều tra cũng cao (với các
tỷ lệ tương ứng những tỉnh trên: 97,5%, 47,6%, 55,6%, 67,5%, 32,9% và 10,0%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ dùng chung BKT của người NCMT sau can
thiệp là rất thấp, chỉ có 0,9% người NCMT dùng chung BKT của người khác. Việc triển

khai chương trình trao đổi BKT sạch làm tăng nhận thức đúng về nguy cơ lây nhiễm HIV
qua việc sử dụng chung BKT và thực hành tiêm chích an toàn đã phần nào giải thích tỷ lệ
nhiễm HIV thấp trong nhóm đối tượng nghiên cứu sau can thiệp. Kết quả này thấp hơn rất
nhiều so với các nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước. So với một số nghiên cứu
khác như nghiên cứu "Tỷ lệ nhiễm và nguy cơ lây nhiễm HIV trong người NCMT tại TP
Hải Phòng và TP Hà Nội" năm 2004 của Lưu Thị Minh Châu cùng công sự, tỷ lệ dùng
chung BKT tại TP Hải Phòng và TP Hà Nội tương đương là 2,4% và 2,5%. Kết quả này
thấp hơn rất nhiều so với kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh
học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam 2005 - 2006: Tỷ lệ dùng chung BKT của người NCMT
cao tại Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và An Giang, khoảng 25% - 37% [20]. Kết
quả này thấp hơn rất nhiều so với kết quả điều tra nghiên cứu "Đánh giá hành vi nguy cơ
nhiễm HIV của người NCMT năm 2009" tại Sơn La: tỷ lệ người NCMT dùng lại BKT là
25,5% .
Kết quả nghiên cứu này là phù hợp vì tại tỉnh Hà Tây chương trình can thiệp
giảm tác hại được sự quan tâm của các cấp Chính quyền địa phương. Đồng thời công tác
truyền thông thay đổi hành vi được tổ chức thường xuyên liên tục và sâu rộng, đạt độ
bao phủ truyền thông cao tiếp cận đến người NCMT. Hơn nữa mạng lưới cộng tác viên,
đồng đẳng viên họat động tích cực có hiệu quả, kết quả trên cũng cho thấy độ bao phủ,
tính sẵn có và khả năng tiếp cận được với BKT sạch của người NCMT thông qua nhóm
đồng đẳng viên cung cấp trực tiếp BKT sạch và thông qua mạng lưới y tế thôn, trạm y tế
để trao đổi BKT sạch tương đối tốt.
4.3 Bàn luận về phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu của đề tài này áp dụng hai loại thiết kế nghiên cứu mô tả cắt
ngang và nghiên cứu can thiệp. Hai thiết kế nghiên cứu này liên quan mật thiết với nhau.
Nghiên cứu mô tả nhằm xác định tỷ lệ nhiễm HIV giai đoạn năm 2007 -2009 và một số
hành vi nguy cơ của lây truyền HIV/AIDS cho người NCMT [50].
Nghiên cứu can thiệp nhằm đánh giá hiệu quả của các hoạt động can thiệp tại
cộng đồng trong giai đoạn 2 năm 2007 -2009 tại tỉnh Hà Tây. Các chỉ số đánh giá
hiệu quả can thiệp chủ yếu là thay đổi các hành vi nguy cơ phòng lây nhiễm HIV như
tăng cường kiến thức phòng chống lây truyền HIV, sử dụng bơm kim tiêm sạch, sử

dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với khách hàng lạ và quen cũng như đối với
vợ/người yêu, tự nguyện đi xét nghiệm HIV, đi khám các triệu chứng của bệnh lây
truyền qua đường tình dục.
Hạn chế của nghiên cứu này là các “sai số nhớ lại” và các sai số hệ thống, việc
thu thập các thông tin về các đặc điểm các nhân của người NCMT, các yếu tố nguy cơ
của lây nhiễm HIV và một số thông tin về hiệu quả can thiệp của người NCMT là
tương đối khó khăn dễ gặp những sai số do người NCMT cung cấp các thông tin
không đúng sự thực, đặc biệt là những thông tin như tuổi, thời gian TCMT, sử dụng
bơm kim tiêm sạch, sử dụng bao cao su. Để khắc phục tình trạng này chúng tôi đã
tiến hành một số biện pháp như; tổ chức tập huấn cho giám sát viên, điều tra viên để
23
họ nắm chắc nội dung buổi phỏng vấn, thực hiện các câu hỏi kiểm tra và có thể thu
thập được các thông tin chính xác [73].
KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của người nghiện chích
ma tuý tại tỉnh Hà Tây năm 2007
Tỷ lệ nhiễm HIV của người nghiện chích ma tuý tại Hà Tây năm 2007 là
18,5%. Đối tượng còn nhiều nguy cơ lây truyền HIV qua tiêm chích ma tuý: Tỷ
lệ người nghiện chích ma tuý có hành vi tiêm chích ma tuý trong tháng qua với 1
lần/ngày là 42,2%, với 2 - 3 lần/ngày là 22,6%, ít hơn 1 lần/ngày là 29,5%. Tỷ lệ
người nghiện chích ma tuý dùng chung BKT trong một tháng qua là 2,6%.Tỷ lệ
người nghiện chích ma tuý không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với
gái mại dâm trong tháng qua là 14,9 %, với bạn tình bất chợt là 21,2%. Có tới
55,6 % người nghiện chích ma tuý không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình
dục với vợ/người yêu.
2. Hiệu quả chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch dự phòng lây nhiễm HIV
trong nhóm nghiện chích ma tuý tại tỉnh Hà Tây giai đoạn 2007-2009
Nội dung các hoạt động của chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch đạt hiệu
quả cao và khá đều (có ý nghĩa thống kê ở các chỉ số theo dõi). Số lượng bơm kim
tiêm sạch trao đổi cho người nghiện chích ma tuý đã tăng lên đáng kể: năm 2007

cung cấp miễn phí được 615.200 chiếc đến năm 2009 là 1.819.462 chiếc.
Tỷ lệ người nghiện chích ma tuý có dùng chung bơm kim tiêm trong lần tiêm
chích gần đây giảm từ 2,6% (trước can thiệp) xuống 0,9% (sau can thiệp). Tỷ lệ
người nghiện chích ma tuý không dùng chung bơm kim tiêm trong lần tiêm chích gần
đây tăng từ 93,4% (trước can thiệp) lên 96,9% (sau can thiệp).
Tỷ lệ người nghiện chích ma tuý nhận được bơm kim tiêm sạch từ đồng đẳng
viên trong tháng qua tăng từ 7,6% (trước can thiệp) lên 41,1% (sau can thiệp). Tỷ lệ
người nghiện chích ma tuý nhận được bơm kim tiêm sạch miễn phí trong 6 tháng qua
tăng từ 35,7% (trước can thiệp) lên 82,6% (sau can thiệp).
Chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch đã góp phần giảm tỷ lệ lây truyền
HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý. Tỷ lệ nhiễm HIV của người nghiện chích ma
tuý tại tỉnh Hà Tây là 18,5% (năm 2007) giảm xuống 12,2% (năm 2009).
KHUYẾN NGHỊ
24
1. Ðẩy mạnh hơn nữa chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch cho người
nghiện chích ma tuý là cách dự phòng hiệu quả nhất nhằm hạn chế sự lan truyền
HIV/AIDS từ người nghiện chích ma tuý ra cộng đồng.
2. Tăng cường công tác truyền thông thay đổi hành vi cho người nghiện chích
ma tuý và các bạn tình của họ. Cần có biện pháp thúc đẩy người nghiện chích ma tuý
đi xét nghiệm HIV tự nguyện để dự phòng lây nhiễm HIV cho vợ và các loại ban tình
của họ.
3. Tiếp tục triển khai chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch, đánh giá hiệu quả
và nhân rộng địa bàn tại tỉnh Hà Tây. Chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch trong
nghiên cứu này cần được tiếp tục theo dõi thêm trong thời gian tới để có thể mở rộng mô
hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV/AIDS ra các tỉnh/thành khác.
25
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Anh Quang, Nguyễn Thanh Long, Lê Văn Bào (2009), “Thực
trạng nhiễm HIV/AIDS trên các nhóm đối tượng tại tỉnh Hà Tây (cũ) từ năm
2001-2008”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 365, số 3: tr 53-60.

2. Nguyễn Anh Quang, Nguyễn Thanh Long, Lê Văn Bào (2010), “Nghiên
cứu các yếu tố hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy
tỉnh Hà Tây”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 371, số 1: tr 6-10.
3. Nguyễn Anh Quang, Nguyễn Thanh Long, Lê Văn Bào (2011), “ Nghiên
cứu hiệu quả các giải pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện
chích ma túy tại Hà Tây, 2007-2009”, Tạp chí Y học thực hành, số 3/2011: tr 11-14.

×