Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TRẮC NGHIỆM ký SINH TRÙNG có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.91 KB, 10 trang )

TRẮC NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG CÓ ĐÁP ÁN
VỀ CÁC LOẠI SÁN LÁ
Sán lá gan lớn / sán lá ruột / sán lá phổi

11 SÁN LÁ GAN LỚN

Về mặt cấu tạo, tất cả các loài sán lán đều có cấu tạo lưỡng tính, ngoại trừ:
@A. Sán máng (Schistosoma)
B. Sán là gan bé (Clonorchis sinensis)
C. Sán lá gan lớn (Fasciola hepatica)
D. Sán lá ruột (Fasciolopsis buski)
E. Sán lá phổi (Paragonimus westermani)
Sán lá ký sinh ở người dưới dạng:
A. Nang sán (kén)
@B. Sán trưởng thành
C. Ấu trùng giai đoạn 1
D. Ấu trùng giai đoạn 2
E. Ấu trùng giai đoạn 3
Trứng của sán lá gan nhỏ có đặc điểm:
@A. Màu vàng, giống quả đu đủ có nắp, có gai nhỏ phía sau
B. Màu vàng, giống quả cau, không có nắp, có gai nhỏ phía sau
C. Màu vàng, giống quả cau, có nắp, có gai nhỏ phía sau
D. Màu xám, giống quả đu đủ, có nắp, có gai nhỏ phía sau
E. Màu xám, giống quả đu đủ, không có nắp, có gai nhỏ phía sau.
Kích thước của trứng sán lá gan nhỏ:
A. (10x20) ∝m
@B. (20x270) ∝m
C. (30x40) ∝m
D. (40x60) ∝m
E. (70x80) ∝m
Trong chu kỳ của sán lá gan nhỏ, vật chủ chính là:


A. Ốc
B. Cá rô
C. Cá chép
D. Cá giếc
@E. Người
Trong chu kỳ của sán lá gan nhỏ, vật chủ phụ thứ I là:
@A. Các loài ốc thuộc giống Bythinia, Bulimus
B. Cá rô


C. Cá trê
D. Cá trắm cỏ
E. Cá giếc
Trong chu kỳ của sán lá gan nhỏ, vật chủ phụ thứ II là:
A. Tôm
B. Cua
C. Ốc
@D. Cá nước ngọt
E. Thực vật thuỷ sinh
Trong cơ thể người, sán lá gan nhỏ ký sinh ở vị trí nào sau đây:
@A. Gan hoặc ống mật
B. Túi mật
C. Ống mật chủ
D. Thuỳ gan trái
E. Thuỳ gan phải
Các đặc điểm sau về chu kỳ của sán lá gan nhỏ đều đúng, ngoại trừ:
A. Sán lá gan nhỏ ký sinh trong gan và đẻ trứng, trứng theo ống dẫn mật vào
ruột và theo phân ra ngoài
B. Trứng rơi vào môi trường nước và phát triển thành ấu trùng lông
@C. Người hoặc động vật (chó, mèo) uống nước lã có ấu trùng lông sẽ bị bệnh

D. Ấu trùng lông đến ký sinh ở ốc Bythinia, sau 3 tuần, phát triển thành viî ấu
trùng
E. Vĩ ấu trùng rời ốc đến ký sinh ở các thớ cơ của các loài cá nước ngọt tạo
thành nang trứng.
Thời gian từ khi người ăn phải nang trùng của sán lá gan nhỏ chưa nấu chín đến
khi phát triển thành con trưởng thành là:
A. 1 tháng
@B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
E. 5 tháng
Thời gian ký sinh trong cơ thể người của sán lá gan nhỏ:
A. 1-10 năm
B. 11-20 năm
C. 21-29 năm
@D. 30-40 năm
E. Ký sinh vĩnh viễn
Người bị bệnh sán lá gan nhỏ do ăn:
A. Thịt bò tái
B. Nem thịt lợn
@C. Gỏi cá giếc
D. Cua đá nướng
E. Rau sống
Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ hiện nay ở Việt Nam khoảng:
@A. 1-2 %


B. 3-5%
C. 6-8%
D. 9-11%

E. 12-14%
Sán lá gan nhỏ ký sinh ở người gây các thương tổn:
A. Dày thành ống mật, tắc ống mật
B. Viêm gan, xơ hoá lan toã ở khoãng cửa, gan thoái hoá mỡ
C. Loạn sản tế bào, ung thư gan.
@D. Dày thành ống mật, tắc ống mật ; viêm gan, xơ hoá lan toã ở khoãng cửa,
gan thoái hoá mỡ.
E. Dày thành ống mật, tắc ống mật; Loạn sản tế bào, ung thư gan
Trong bệnh lý do nhiễm với số lượng nhiều sán lá gan nhỏ có triệu chứng sau:
A. Rối loạn tiêu hoá, chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ĩ vùng gan
B. Ngứa, dị ứng, phát ban, nổi mẫn
C. Bạch cầu toan tính 70-80%
@D. Rối loạn tiêu hoá, chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ĩ vùng gan ; ngứa, dị
ứng, phát ban, nổi mẫn
E. Rối loạn tiêu hoá, chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ĩ vùng gan ; ngứa, dị ứng,
phát ban, nổi mẫn; bạch cầu toan tính 70-80%
Giai đoạn khởi phát của bệnh sán lá gan nhỏ, xét nghiệm công thức bạch cầu
toan tính chiếm:
A. 10-19%
@B. 20-40%
C. 41-50%
D. 51-60%
E. 61-80%
Chẩn đoán bệnh sán lá gan nhỏ, dựa vào:
A. Các triệu chứng lâm sàng
B. Thói quen ăn cá gỏi
@C. Tìm trứng (trong phân hoặc dịch hút tá tràng)
D. Hình ảnh siêu âm gan
E. Bạch cầu toan tính tăng cao.
Thuốc đặc hiệu điều trị sán lá gan nhỏ:

A. Chloroquin
B. Metronidazol
C. Albendazlo
D. Levamizol
@E. Praziquantel
Phòng bệnh sán lá gan nhỏ:
@A. Không ăn cá gỏi
B. Không ăn tôm sống
C. Không ăn cua nướng
D. Không ăn ốc
E. Uống nước đun sôi
Về mặt hình thể, sán lá gan lớn trưởng thành có đặc điểm:


A. Dài 3-4cm, ống tiêu hoá phân hai nhánh lớn
@B. Dài 3-4cm, ống tiêu hoá phân 2 nhánh chính, sau đó phân nhiều nhánh nhỏ
C. Dài 5-6 cm, ống tiêu hoá phân 2 nhánh lớn
D. Dài 5-6cm, ống tiêu hoá phân hai nhánh chính, sau đó phân nhiều nhánh nhỏ
E. Dài 5-6cm, ống tiêu hoá phân hai nhánh chính sau đó chập lại một.
Kích thước của trứng sán lá gan lớn:
A. (40-60) ∝m x (10-12) ∝m
B. (70-90) ∝m x (30-40) ∝m
C. (100-120) ∝m x (30-40) ∝m
@D. (130-150) ∝m x (60-90) ∝m
E. (160-180) ∝m x (60-90) ∝m.
Ngoài người, vật chủ chính của sán lá gan lớn có thể là:
A. Gà, vịt
B. Lợn
@C. Trâu, bò
D. Chuột

E. Chó, mèo
Thời gian đẻ trứng sán lá gan lớn phát triển thành ấu trùng lông trong môi
trường nước:
A. 1-5 ngày
B. 6-8 ngày
@C. 9-15 ngày
D. 16-20 ngày
E. 25-30 ngày
Vật chủ phụ thứ I của sán lá gan lớn:
A. Cá giếc
B. Tôm
C. Cua
D. Người
@E. Ốc
Loài ốc nào sau đây là vật chủ phụ thứ I của sán lá gan lớn:
A. Bythinia
@B. Limnea
C. Bulimus
D. Planorbis
E. Melania
Sán lá gan lớn trưởng thành sống ở vị trí nào sau đây trong cơ thể người:
A. Tế bào gan
B. Túi mật
C. Rảnh liên thuỳ gan
@D. Ống dẫn mật
E. Bao gan
Người nhiễm sán lá gan lớn do ăn loại rau nào sau đây chưa nấu chín:
A. Rau cải



B. Rau khoai
@C. Rau muống
D. Rau dền
E. Rau ngót
Người nhiễm sán lá gan lớn do ăn:
@A. Các loại thực vật thuỷ sinh có chứa nang ấu trùng chưa nấu chín
B. Tôm cua nướng
C. Cá gỏi
D. Rau sống
E. Các loài thực vật thuỷ sinh có ấu trùìng lông tơ bám vào chưa nấu chín.
Trong bệnh sán lá gan lớn, giai đoạn ấu trùng chu du, bệnh nhân có triệu chứng:
A. Sốt, đau hạ sườn phải, váng da, tiêu chảy.
@B. Sốt, đau hạ sườn phải, nhức đầu, nổi mẫn
C. Sốt, đau hạ sườn phải, vàng da đi cầu phân nhầy máu
D. Sốt, đau bụng vùng thượng vị, vàng da tiêu chảy
E. Sốt, đau bụng vùng hạ vị, vàng da, tiêu chảy.
Trong bệnh sán lá gan lớn, giai đoạn ấu trùng chu du, bạch cầu toan tính có thể
tăng đến:
A. 40%
B. 50%
C. 60%
D. 70%
@E. 80%
Mỗi con sán lá gan lớn trưởng thành, hút bao nhiêu ml máu mỗi ngày:
A. 0,1 ml
@B. 0,2ml
C. 0,3ml
D. 0,4ml
E. 0,5ml
Khi nhiễm với số lượng nhiều sán lá gan lớn, bệnh nhân có triệu chứng:

A. Vàng da, bón, thiếu máu, đau hạ sườn phải
B. Vàng da, đi cầu nhầy máu, thiếu máu, đau hạ sườn phải
@C. Vàng da, tiêu chảy, thiếu máu, đau hạ sườn phải
D. Vàng da, sốt, đi cầu nhầy máu, đau hạ sườn phải
E. Vàng da, sốt, tiêu chảy, đau hạ sườn trái.
Chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn giai đoạn trưởng thành dựa vào:
@A. Tìm trứng trong phân hay dịch hút tá tràng
B. Siêu âm gan
C. Xét nghiệm máu bạch cầu toan tính tăng
D. Triệu chứng lâm sàng
E. Tiền sử ăn các loại thực vật thuỷ sinh chưa nấu chính.
Chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn lạc chổ ở các cơ quan: mắt, tim, phổi, da dựa
vào:
A. Tìm trứng trong phân hay dịch hút tá tràng
B. Chọc dò sinh thiết các cơ quan; mắt, tim phổi, da


C. Hình ảnh siêu âm
D. Hình ảnh XQ
@E. Chẩn đoán miễn dịch: tìm kháng thể trong máu
Thuốc đặc trị điều trị sán lá gan lớn là:
A. Metronidazol
B. Levamizole
@C. Triclabendazol
D. Emetin
E. Bithiond

12 SÁNG LÁ RUỘT

Kích thước của trứng sán lá ruột:

@A. (130x75) ∝m
B. (27x20) ∝m
C. (35x55) ∝m
D. (40x60) ∝m
E. (60x90) ∝m
Ngoài người, vật chủ chính của sán lá ruột có thể là:
A. Gà, vịt
@B. Lợn
C. Trâu, bò
D. Chuột
E. Chó, mèo
Sán lá ruột trưởng thành ký sinh ở vị trí nào sau đây trong cơ thể người:
A. Dạ dày
B. Tá tràng
C. Hổng tràng
D. Manh tràng
@E. Trực tràng
Vật chủ phụ thứ I của sán lá ruột:
A. Cá giếc
B. Tôm
C. Cua
@D. Ốc
E. Lươn
Loài ốc nào sau đây là vật chủ phụ thứ I của sán lá ruột:
A. Bythinia
B. Limnea
C. Bulimus
@D. Planorbis
E. Melania



Trứng sán lá ruột sau khi bài xuất ra khỏi cơ thể người phát triển thành ấu trùng
lông khi gặp môi trường thích hợp nào sau đây:
A. Đất xốp, nhiều khí O2
B. Đất cát, nhiều khí O2
@C. Nước ngọt (sông, ao, hồ...)
D. Nước biển
E. Nước lợ (đầm, phá)
Thời gian từ khi ấu trùng lông của sán lá ruột xâm nhập vào ốc và hoàn tất sự
phát triển trong cơ thể ốc là:
A. 1 tháng
@B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
E. 5 tháng
Người nhiễm sán lá ruột do ăn các loại thực phẩm nào sau đây chưa nấu chín:
@A. Các loại rau thuỷ sinh ngó sen, rau muống, củ ấu...
B. Gỏi cá giếc
C. Tôm sống
D. Cua nướng
E. Nem thịt lợn
Thời gian từ khi nhiễm nang ấu trùng sán lá ruột đến khi phát triển con trưởng
thành:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
@C. 3 tháng
D. 4 tháng
E. 5 tháng
Khi nhiễm với số lượng ít sán lá ruột bệnh nhân có triệu chứng:
@A. Mệt mõi, thiếu máu nhẹ, đôi khi đau bụng tiêu chảy

B. Mệt mõi, thiếu máu nặng, phù, đau bụng dữ dội
C. Sụt cân, phù, thiếu máu, đi cầu phân nhầy máu
D. Sụt cân, phù, thiếu máu, tiêu chảy ồ ạt
E. Sụt cân, phù, thiếu máu, đau hạ sườn phải, sốt.
Khi nhiễm với số lượng nhiều sán lá ruột bệnh nhân có triệu chứng:
@A. Đau bụng vùng hạ vị, tiêu chảy, mệt mõi, sụt cân, phù
B. Đau bụng vùng thượngû vị, tiêu chảy, mệt mõi, sụt cân, phù
C. Đau bụng vùng hạ sường phải, tiêu chảy, mệt mõi, sụt cân, phù
D. Đau bụng vùng hạ vị, đi cầu phân nhầy máu, sốt
E. Đau bụng vùng hạ sường phải, đi cầu phân nhầy máu, sốt, mệt mõi.
Trong bệnh sán lá ruột, bạch cầu toan tính có thể tăng đến:
@A. 20-25%
B. 26-30%
C. 31-35%
D. 36-40%
E. 41-45%
Chẩn đoán bệnh sán lá ruột dựa vào:
A. Siêu âm bụng
B. Xét nghiệm máu bạch cầu toan tính tăng
@C. Xét nghiệm phân tìm trứng
D. Triệu chứng lâm sàng và tiền sử ăn các loại thực vật thuỷ sinh chưa nấu chín


E. Chẩn đoán miễn dịch: tìm kháng thể trong máu.
Thuốc nào sau đây được dùng để điều trị bệnh sán lá ruột:
A. Mebendazol
B. Albendazol
C. Metrnidazol
@D. Niclosamide
E. Emetin


13 SÁN LÁ PHỔI

Kích thước sán lá phổi
@A. (85 x 55) ∝m
B. (130 x 75) ∝m
C. (60 x 40) ∝m
D. (55 x 35) ∝m
E. (27x 20) ∝m
Ngoài người, vật chủ chính của sán lá phổi có thể là:
A. Trâu, bò
B. Cừu, dê
@C. Chó, mèo
D. Gà, vịt
E. Tôm, cua
Vật chủ phụ thứ I của sán lá phổi:
A. Cá giếc
B. Tôm
C. Cua
@D. Ốc
E. Lươn
Loài ốc nào sau đây là vật chủ phụ thứ I của sán lá phổi:
A. Bythinia
B. Limnea
C. Bulimus
D. Planorbis
@E. Melania
Vật chủ phụ thứ II của sán lá phổi là:
A. Cá giếc
B. Tôm

C. Cua


D. Cá và tôm nước mặn
@E. Tôm và cua nước ngọt
Trứng sán lá phổi sau khi bài xuất ra khỏi cơ thể phát triển thành ấu trùng lông
khi trứng rơi vào môi trường thích hợp nào sau đây:
@A. Nước ngọt (sông, ao, hồ)
B. Nước mặn (biển)
C. Nước lợ (đầm, phá)
D. Đất cát xốp có độ pH cao
E. Đất cát xốp có độ pH thấp
Thời gian để trứng sán lá phổi phát triển thành ấu trùng lông trong môi trường
nước khoảng:
A. 1 tuần
@B. 2 - 3 tuần
C. 4 - 5 tuần
D. 6 - 8 tuần
E. 9 - 12 tuần
Ấu trùng đuôi của sán lá phổi sau khi rời khỏi ốc Melania đến ký sinh ở vị trí cơ
thể nào sau đây của tôm cua nước ngọt:
A. Vỏ
B. Nảo
@C. Cơ ngực
D. Chân
E. Mắt
Người bị bệnh sán lá phổi do ăn:
A. Rau sống
B. Cá gỏi
C. Nem thịt lợn

@D. Tôm, cua nướng
E. Thịt bò tái.
Thời gian từ khi sán lá phổi xâm nhập vào vật chủ chính đến khi trưởng thành đẻ
trứng khoảng:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
@C. 3 tháng
D. 4 tháng
E. 5 tháng
Biểu hiện lâm sàng đầu tiên của bệnh sán lá phổi là:
@A. Ho ra máu
B. Ho ra đàm có màu rỉ sắt
C. Ho khan
D. Ho ra máu tươi, sốt buổi chiều
E. Ho ra máu tươi, sụt cân nhanh chóng
Triệu chứng của bệnh sán lá phổi trong trường hợp sán ký sinh lạc chổ:
A. Tăng áp lực sọ nảo
B. Rối loạn thị giác


C. Rối loạn cảm giác
D. Rối loạn cảm giác, liệt
@E. Áp xe gan
Chẩn đoán bệnh sán lá phổi dựa vào:
A. Hình ảnh XQ
B. Xét nghiệm máu bạch cầu toan tính tăng
@C. Xét nghiệm tìm trứng trong đàm hoặc phân (bệnh nhân nuốt đàm)
D. Triệu chứng lâm sàng
E. Triệu chứng lâm sàng và tiền sử ăn tôm cua nướng
Hình ảnh XQ phổi trong bệnh sán lá phổi dễ nhầm với bệnh nào sau đây:

A. Viêm phế quản
B. Giãn phế quản
C. Tràn dịch màng phổi
@D. Lao hạch ở phổi
E. Ung thư phổi
Thuốc điều trị bệnh sán lá phổi là:
A. Metronidazol
B. Albendazol
@C. Praziquantel
D. Niclosamide
E. Emetin
Để dự phòng bệnh sán lá phổi không nên ăn:
@A. Gỏi tôm sống
B. Gỏi cá giếc
C. Lươn nướng
D. Ếch nướng
E. Nem thịt lợn



×