Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu nghèo ở việt nam hiên nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.18 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

LÝ THỊ HUỆ

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC
GIẢM THIỂU SỰ PHÂN CỰC GIÀU - NGHÈO
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

LÝ THỊ HUỆ

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC
GIẢM THIỂU SỰ PHÂN CỰC GIÀU - NGHÈO
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số

: 62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC



CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS Hoàng Chí Bảo

GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn. Các kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ
học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận án

Lý Thị Huệ


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 152
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................. 152
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 153
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined.
1.1. Những nghiên cứu lý luận về vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân

cực giàu - nghèo................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Những nghiên cứu về thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò giảm thiểu sự phân
cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay............................ Error! Bookmark not defined.
1.3. Những nghiên cứu về các giải pháp đã được đề xuất nhằm nâng cao vai trò của

Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nayError! Bookmark n
1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận ánError! Bookmark not defined.
Chương 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM THIỂU SỰ
PHÂN CỰC GIÀU - NGHÈO: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬNError! Bookmark not defined.
2.1. Quan niệm về sự phân cực giàu - nghèo và giảm thiểu sự phân cực giàu nghèo................................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Tính tất yếu khách quan và sự thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu
sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay ............. Error! Bookmark not defined.
2.3. Các nhân tố tác động đến vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực
giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 ............................................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 3: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM THIỂU SỰ
PHÂN CỰC GIÀU - NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay...... Error! Bookmark not defined.
3.2. Thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt
Nam hiện nay .................................................................... Error! Bookmark not defined.

150


3.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảm thiểu
sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay ............. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3 ............................................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ
CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM THIỂU SỰ PHÂN CỰC GIÀU NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................ Error! Bookmark not defined.

4.1. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam
hiện nay ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.2. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện các
chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt
Nam hiện nay .................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, giám sát
và xử lý các vi phạm trong việc tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã

hội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nayError! Bookmark not defined
Tiểu kết chương 4 ............................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 152

151


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.1. Chênh lệch thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm thu
nhập ................................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1.1. Chênh lệch thu nhập giữa các nhóm hộ so với hộ nghèo và sự phân chia
chiếc bánh thu nhập . ................................................. Error! Bookmark not defined.
Hình 3.1.2. Chênh lệch giá trị tài sản (TB/khẩu) và sự phân bố nguồn tài sản giữa
các nhóm hộ từ giàu đến nghèo................................. Error! Bookmark not defined.

Hình 3.1.3. (a). Hệ thống phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” ở Việt Nam Error! Bookmark n


Hình 3.1.3. (b). Bất bình đẳng về giá trị chỗ ở chính (1992~2012) .Error! Bookmark not defin

152


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử xã hội loài người từ khi có sự phân chia giai cấp, luôn tồn tại người
giàu và người nghèo. Ngày nay, sự phân cực giàu - nghèo đã và đang lan rộng mang
tính toàn cầu. Theo trang Bloomberg View, từ năm 1980 đến năm 2012, thu nhập
thực tế của 90% dân số thế giới tăng không đáng kể, song thu nhập của những người
càng giàu thì càng tăng nhanh. Thu nhập của 1% dân số giàu nhất tăng 175%, còn thu
nhập của 1 phần vạn người giàu nhất (0,01% hay là 1% của 1% dân số) tăng lên
500% [154]. Còn theo đánh giá của Tổ chức quốc tế (Oxfam) trong bản báo cáo
Working for the Few được công bố ngày 20/01/2014, có 85 cự phú hàng đầu trên
hành tinh đang sở hữu toàn bộ số tài sản sánh ngang với một nửa dân số trái đất (3,5
tỉ người) và 1% đại cự phú đang sở hữu số tài sản có giá trị khoảng 110 nghìn tỉ đô la
Mỹ. Giá trị này lớn gấp 65 lần so với toàn bộ số tài sản của một nửa nhân loại nghèo
[156, tr.5]. Oxfam cũng cảnh báo tới năm 2016, 1% dân số thế giới gồm những người
giàu nhất sẽ nắm giữ số tài sản nhiều hơn tổng giá trị của cải của 99% còn lại [157].
Thực tiễn lịch sử đã cho thấy, nếu như quốc gia nào không để xảy ra sự phân cực
giàu - nghèo thì quốc gia đó sẽ có được một nền chính trị - xã hội ổn định và một
nền kinh tế phát triển bền vững. Ngược lại, nếu quốc gia nào để xảy ra sự phân cực
giàu - nghèo trong xã hội thì đến một lúc nào đó nền kinh tế phát triển sẽ thiếu bền
vững và chính trị - xã hội sẽ bất ổn. Điều này đòi hỏi các quốc gia và cộng đồng
quốc tế phải coi cuộc đấu tranh nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo là một yêu
cầu bắt buộc về đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của nhân loại.
Ở Việt Nam, sự phân hóa giàu - nghèo diễn ra ngay từ thời kỳ quản lý kinh tế xã hội theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Tuy nhiên, những biểu hiện của
sự phân hóa giàu - nghèo ở thời kỳ này chưa rõ nét, vì công bằng xã hội lúc này
đồng nghĩa với “chia đều sự nghèo khổ”. Nhưng kể từ khi Việt Nam chuyển đổi mô

hình kinh tế, thì sự phân hóa giàu - nghèo là “cái trục trung tâm của phân tầng xã
hội” [104, tr.14] đã bộc lộ rõ nét và ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến phân cực
giàu - nghèo. Vì thế, hiện nay sự phân cực giàu - nghèo không phải là nguy cơ mà là
hiện thực Việt Nam phải đối mặt. Phân cực giàu - nghèo nếu không được kiểm soát

153


từ phía Nhà nước, về lâu dài có thể sẽ dẫn đến nguy cơ phân cực xã hội, khiến cho
tính gắn kết trở nên lỏng lẻo, “tiềm ẩn” những xung đột, những bất ổn xã hội, từ đó
làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và đe dọa sự tồn vong
của chế độ. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhận
định, “những hiện tượng phân hóa giàu - nghèo, phân tầng xã hội cùng với tệ quan
liêu, tham nhũng, xa dân, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân làm suy giảm
niềm tin của nhân dân đối với Đảng là thách thức đối với mối liên hệ giữa dân với
Đảng” [40, tr.39]. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng cho
rằng, chênh lệch giàu - nghèo “có khuynh hướng tăng lên và có thể đạt đến mức báo
động trong thời gian tới nếu không có nỗ lực ngăn chặn từ bây giờ” [149, tr.12].
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy những năm qua các chính sách phát triển kinh tế
- xã hội mà Nhà nước hoạch định dường như chỉ có tác dụng làm chậm tốc độ gia
tăng chênh lệch giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư, chứ chưa có những chính sách
nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo như mong đợi. Cùng với đó, thì “sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước trên một số lĩnh vực và một
số vấn đề lớn chưa tập trung, kiên quyết, dứt điểm; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm.
Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức còn bất cập” [39, tr.179-180]; hệ thống luật pháp và
tổ chức thực hiện luật pháp còn thiếu, chưa đồng bộ, chất lượng thấp, hiệu lực yếu,
không minh bạch và chưa nghiêm ngặt, chính là mảnh đất màu mỡ cho những hành
vi làm giàu phi pháp, tham ô, tham nhũng, hối lộ, v.v. tồn tại, phát triển và hoành
hành. Những khoản thu nhập phi pháp, bất chính này làm cho nhóm giàu ngày càng

giàu lên nhanh chóng dẫn đến phân cực giàu - nghèo.
Đặc biệt, dư luận bấy lâu nay còn nghi ngờ rằng, đằng sau các quyết sách xã hội
cũng như các chính sách phát triển kinh tế, các chính sách điều tiết, phân phối lại thu
nhập, phân phối lại nguồn lực và thành quả phát triển của Nhà nước dường như đã ít
nhiều bị chi phối bởi những yếu tố thuộc về chủ quan, trong đó có sự phân chia lợi ích
nhóm phi pháp. Chính sự thao túng, lũng đoạn Nhà nước của một bộ phận không nhỏ
cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước đã khiến cho những nỗ lực thu hẹp khoảng
cách giàu - nghèo của Nhà nước chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Hiện tượng tái

154


nghèo hoặc nghèo tăng lên theo tiêu chuẩn mới là có thực. Nếu những băn khoăn của
giới nghiên cứu và dư luận xã hội là đúng, thì rõ ràng Nhà nước chưa làm tròn trách
nhiệm của mình về cả phương diện quản lý kinh tế lẫn điều tiết, phân phối công bằng
các nguồn lực và thành quả của phát triển. Điều này đòi hỏi cả hệ thống chính trị, đặc
biệt Nhà nước Việt Nam với tư cách yếu tố trung tâm của kiến trúc thượng tầng, cột
trụ của hệ thống chính trị cần phải thận trọng hơn, khoa học hơn trong các kịch bản và
các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu nghèo trong thời gian tới. Bởi, giảm thiểu được sự phân cực giàu - nghèo là cơ sở quan
trọng tạo sự đoàn kết và đồng thuận xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
bền vững, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội.
Tuy nhiên, theo khảo cứu của chúng tôi, dường như chưa có một công trình
nghiên cứu nào bàn trực diện về sự phân cực giàu - nghèo Việt Nam hiện nay và vai
trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó (đặc biệt dưới góc độ triết
học). Đây là một “khoảng trống” cần được bổ khuyết. Do đó, làm sao để nâng cao
hơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội trở nên cần thiết và cấp thiết hơn bao giờ hết. Vì
vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân
cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận chung về vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự
phân cực giàu - nghèo, luận án phân tích, đánh giá thực thực trạng Nhà nước thực
hiện vai trò trong việc giảm thiểu sự phân cực ở Việt Nam hiện nay, cùng những
vấn đề đặt ra. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của
Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra và làm sáng tỏ được các khái niệm: sự phân cực giàu - nghèo; giảm
thiểu sự phân cực giàu - nghèo và vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự
phân cực giàu - nghèo.

155


- Phân tích, đánh giá được thực trạng sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam từ
khi đổi mới cho đến nay và thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảm
thiểu sự phân cực đó, cùng những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của
Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt
Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án tập trung phân tích và làm rõ thực trạng Nhà nước Việt nam thực hiện vai trò
trong hoạch định, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong
tổ chức thực hiện một số chính sách phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu, nhằm góp phần giảm
thiểu sự phân cực giàu nghèo về thu nhập, về tài sản, về khả năng tiếp cận và chi trả cho các
dịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểm soát các nguồn lực xã hội giữa các tầng lớp dân cư.
Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của

Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó.
- Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu bắt đầu từ thời kỳ đổi mới (từ sau Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12 năm 1986) đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam
về khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa nghèo bền vững; giảm dần tình
trạng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư; thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển, v.v.. Đồng thời, luận
án có kế thừa những thành tựu đạt được của một số công trình nghiên cứu khoa học
trong và ngoài nước đã được công bố có liên quan.

156


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Đinh Văn Ân (Chủ biên) (2008), Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2.

Vũ Đình Bách (2010), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3.


G.Bandzeladze, (Hoàng Ngọc Hiến dịch) (1983), Đạo đức học, T.1, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.

4.

Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị
lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI (dùng cho cán bộ chủ
chốt và báo cáo viên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5.

Ban Tuyên giáo Trung ương (2015), Hội thảo 30 năm đổi mới hệ thống y tế
Việt Nam: Thành tựu và thách thức, Hà Nội.

6.

Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2020
(2015), Báo cáo Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo năm 2014 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2015, Hà Nội.

7.

Tony Bilton, Kevin bonnett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard và
Andrew Webster (Phạm Thủy Ba dịch) (1993), Nhập môn xã hội học, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.

8.

Trần Văn Bính (2013), “Xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lý luận Chính trị (7),

tr.30-34.

9.

Lê Bỉnh (2015), “Vai trò của Nhà nước đối với thực hiện về công bằng cơ hội
phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam”,
Tạp chí Triết học (1), tr.8-15.

10.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Báo cáo Chính phủ về chuẩn
nghèo giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.

11. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2014), “Chính sách ưu đãi người có
công: Nhiều thay đổi lớn cho đối tượng”, .

152


12. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2015), Tờ trình Đề nghị phê duyệt Đề án
tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang
đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”, Hà Nội.
13. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2015), Quyết định Phê duyệt kết quả
điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014, Hà Nội.
14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Báo cáo Tình hình thực hiện
năm 2014 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2015 lĩnh vực lao động, người
có công và xã hội, Hà Nội.
15. Bộ Y tế (2015), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2014, một số nhiệm vụ và
giải pháp trọng tâm năm 2015, giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
16. Bộ Kế hoạch và Đầu Tư (2015), Báo cáo Quốc gia “Kết quả 15 năm thực hiện

các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam”, Hà Nội.
17. Đào Duy Cận, Khoa Minh, Đỗ Nguyên Phương, Đậu Thế Biểu, Nguyễn Thế
Phấn (1989), Trao đổi ý kiến những vấn đề lý luận của chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam, T.3, Nxb Sự thật, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Chiều (2014), Chính sách an sinh xã hội và vai trò của Nhà nước
trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
19. Trương Quốc Chính (2008), “Một số hạn chế trong hoạt động của Nhà nước,
nguyên nhân khách quan và chủ quan”, Tạp chí Phát triển Nhân lực (1), tr.88-94.
20. Trương Quốc Chính (2013), Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam theo
quan điểm Mácxít, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Chính phủ (2014), Báo cáo tóm tắt Công tác phòng, chống tham nhũng năm
2014, Hà Nội.
22. Nguyễn Trọng Chuẩn (Chủ biên) (2000), Tiến bộ xã hội - một số vấn đề lý
luận cấp bách, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Nguyễn Trọng Chuẩn (2005), “Phát triển con người ở vùng các dân tộc ít
người và miền núi một cách bền vững - giải pháp quan trọng để tạo sự bình
đẳng giữa các dân tộc”, Tạp chí Khoa học xã hội (6/82), tr.35-39.

153


24. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) (2007), Một số vấn đề kinh tế xã hội sau 20 năm Đổi mới ở Việt Nam: Dự án hỗ trợ tổng kết 20 năm Đổi mới
ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) (2012), Báo cáo nghiên cứu
rà soát các chính sách dân tộc và đề xuất xây dựng hệ thống chính sách dân
tộc thiểu số đến năm 2020, Hà Nội.
26. Phạm Hồng Chương, Bùi Đức Thọ, Nguyễn Đức Thanh, Nguyễn Thanh Lan
(2013), “Phát triển kinh tế xã hội 2011-2013, những vấn đề cơ bản và một số
đề xuất”, Tạp chí kinh tế và Phát triển (196), tr.3-13.

27. Nguyễn Cúc (2005), 20 năm đổi mới và sự hình thành thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
28. Trần Đức Cường (2008), “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết
xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”, Công bằng xã hội, trách nhiệm
xã hội và đoàn kết xã hội, (Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Trần Văn Đoàn,
Ulrich Dornberg đồng chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.21-36.
29. Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa (Dịch) (2010), Từ điển
xã hội học oxford, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
30. Bùi Thế Cường (2015), “Nông dân trong cấu trúc phân tầng xã hội”, Tạp chí
Xã hội học (2/130), tr.20-31.
31. Mai Ngọc Cường (Chủ biên) (2013), Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã
hội ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Nguyễn Đăng Dung (2007), Ý tưởng về một nhà nước chịu trách nhiệm,
Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
33. Nguyễn Đăng Dung (2009), Nhà nước là những con số cộng giản đơn, Nxb
Lao động, Hà Nội.
34. Nguyễn Chí Dũng (Chủ nhiệm) (2001), Tác động của sự phân hóa giàu nghèo
đến tính tích cực chính trị và lối sống của cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ
cơ sở thành phố Hà Nội, Tổng quan khoa học Đề tài cấp Bộ 2000 - 2001,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

154


35. Nguyễn Chí Dũng (2013), “Quản lý phát triển xã hội, điều chỉnh phân tầng
xã hội, phân hóa giàu nghèo trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đến năm 2020 ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục lý luận (192), tr.46-50.
36. Bùi Đại Dũng (2012), Công bằng trong phân phối: Cơ sở để phát triển bền vững,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
41. Phạm Văn Đức (Chủ biên) (2013), Định hướng chính trị cho sự phát triển
của Việt Nam và một số giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2011-2020,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
42. Martin Evans, Ian Gough và các tác giả khác (2007), An sinh xã hội ở Việt Nam
- Lũy tiến đến mức nào?, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP),
Hà Nội.
43. Lương Việt Hải (Chủ biên) (2008), Hiện đại hóa xã hội vì mục tiêu công bằng
ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
44. Lương Việt Hải (2008), “Sự phân hóa giàu nghèo trong điều kiện kinh tế thị
trường và các giá trị đạo đức ở nước ta hiện nay”, Mấy vấn đề đạo đức trong
điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, (Nguyễn Trọng Chuẩn và
Nguyễn Văn Phúc đồng chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.74-87.
45. Lương Đình Hải (2009), “Kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Vận mệnh lịch sử của
chủ nghĩa xã hội, (Nguyễn Trọng Chuẩn và Iu.K.Pletnicốp đồng chủ biên),
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.214-238.

155


46. Michael Harrington, (Phan Thu Huyền, Nguyễn Thị Minh Trung, Ngô Mai
Diên, Nguyễn Lan Hương, Khuất Duy Dũng, Nguyễn Ngọc Toàn (Dịch)
(2006), Có một nước Mĩ khác: Sự nghèo khó ở Hoa Kỳ, Nxb Tri thức, Hà Nội.

47. Nguyễn Thị Hằng - Lê Duy Đồng (2005), Phân phối và phân hóa giàu - nghèo
sau 20 năm đổi mới, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
48. Minh Hiền (1997), “Kinh tế thị trường và những vấn đề xã hội”, Kinh tế thị
trường và những vấn đề xã hội, (Nguyễn Thị Quý chủ biên), Viện Thông tin
khoa học xã hội, Hà Nội, tr.1-28.
49. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
50. Võ Thị Hoa (2012), Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện công bằng
xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
51. Trần Đình Hoan (Chủ biên) (1996), Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế quản
lý việc thực hiện, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
52. Nguyễn Minh Hoàn (2009), Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
53. Bùi Thị Hoàn (2013), Phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay - một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
54. Lê Quốc Hội (2010), “Bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam và các khuyến nghị
chính sách”, Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Cơ hội và thách thức đối với
Việt Nam, (Giang Thanh Long, Lê Hà Thanh chủ biên), Nxb Giao thông vận tải,
Hà Nội, tr.43-70.
55. Nguyễn Thị Mai Hồng (2000), Phân hóa giàu nghèo trong quá trình chuyển sang
nền kinh tế thị trường ở nước ta - thực trạng, xu hướng biến động và giải pháp,
Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
56. Lê Thị Hồng (2001), Vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước đối
với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

156



57. Tô Duy Hợp (1993), “Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội nông
thôn trong thời kỳ đổi mới hiện nay”, Tạp chí Xã hội học (4/44), tr.18-23.
58. Lê Ngọc Hùng (2006), Xã hội học giáo dục, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
59. Nguyễn Hưng (2015), “Kỷ luật các cán bộ xã “giành” nhím của dân nghèo”,
Báo Đời sống và Pháp luật (16), tr.1-28.
60. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
61. Phạm Thị Khanh (Chủ biên) (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
62. Đỗ Thiên Kính (1993), “Bước đầu tìm hiểu sự phân hóa giàu nghèo ở tỉnh
miền núi Hòa Bình”, Tạp chí Xã hội học (4/44), tr.59-63.
63. Đỗ Thiên Kính (2003), Phân hoá giàu - nghèo và tác động của yếu tố học vấn
đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam (Qua hai cuộc Điều tra mức
sống dân cư Việt Nam năm 1993 và 1998), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
64.

Đỗ Thiên Kính (2012), Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Qua
những cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002 - 2004 - 2006 2008), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

65. Đỗ Thiên Kính (2014), “Cản trở đối với tầng lớp nông dân trong hệ thống
phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Xã hội học (2), tr.4-14.
66. Đỗ Thiên Kính (2015), “Xu hướng bất bình đẳng về mức sống ở Việt Nam
trong 20 năm đổi mới (1992/1993 - 2012)”, Tạp chí Khoa học xã hội Thành
phố Hồ Chí Minh (7/203), tr.9-18.
67. Tương Lai (1995), Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
68. Vi Thị Hương Lan (2012), Vai trò của nhà nước trong việc thực hiện công
bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ Triết học,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
69. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, T.33, NxbTiến bộ Mát-xcơ-va.


157


70. Lê Bộ Lĩnh (1998), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước
Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
71. Trịnh Duy Luân (2000), “Sự phân tầng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế
theo cơ chế thị trường”, Những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường ở
Việt Nam, (Hà Huy Thành chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.39-56.
72. Trịnh Duy Luân (2004), “Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: nhìn
lại một số khía cạnh phương pháp luận từ cách tiếp cận xã hội học”, Tạp chí
Xã hội học (3/87), tr.14-24.
73. Trịnh Duy Luân (2008), “Quá trình bổ sung nhận thức về công bằng xã hội và
thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Xã hội học (4/104),
tr.3-11.
74. Lê Quốc Lý (Chủ biên) (2012), Chính sách xóa đói giảm nghèo - Thực trạng
và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
75. Lê Quốc Lý (Chủ biên) (2014), Lợi ích nhóm - Thực trạng và giải pháp, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
76. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, T.2, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội.
77. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, T.3, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội.
78. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, T.4, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội.
79. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, T.19, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội.
80. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, T.20, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội.
81. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, T.21, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật,

Hà Nội.
82. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính
sách, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

158


83. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, T.4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
84. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, T.5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
85. Đỗ Mười (1991), Xây dựng Nhà nước của nhân dân - thành tựu, kinh nghiệm
đổi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.
86. Phạm Xuân Nam (1997), Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
87. Phạm Xuân Nam (Chủ biên) (2001), Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên
tắc tiến bộ và công bằng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
88. Ngân hàng Thế giới (1998), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi,
Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 1997, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
89. Ngân hàng Thế giới (Vũ Cương, Bùi Thị Tố Nga, Hoàng Thúy Hạnh, Nguyễn
Khánh, Cẩm Châu dịch) (2005), Báo cáo phát triển thế giới 2006: Công bằng
và Phát triển, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
90. Ngân hàng Thế giới (2011), Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người:
Báo cáo Quốc gia về Phát triển Con người năm 2011, Hà Nội.
91. Ngân hàng Thế giới (2012), Báo cáo đánh giá nghèo tại Việt Nam, Khởi đầu
tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong
giảm nghèo và những thách thức mới, Hà Nội.
92. Ngân hàng Thế giới (2014), Báo cáo: Điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế
Việt Nam, Hà Nội.
93. Nguyễn Công Nghiệp (Chủ biên) (2006), Phân phối trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
94. Oxfarm (1997), Tăng trưởng với công bằng: Chương trình thảo luận về chủ

đề xoá đói giảm nghèo, Hà Nội.
95. Oxfam (2000), Việt Nam - những thách thức mới trong tăng trưởng, công
bằng và giảm nghèo, Hà Nội.
96. Oxfam (2013), Tóm lược gợi ý chính sách bất bình đẳng gia tăng: Người dân
nghĩ gì, Hà Nội.
97. Tô Phán (2007), Tham nhũng quyền lực, Nxb Lao động, Hà Nội.

159


98. Hoàng Phê (Chủ biên) (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
99. Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa và Nguyễn Văn Áng (Đồng chủ biên)
(2000), Giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo ở các nước và Việt Nam,
Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
100. Duy Phong (2014), “Thành lập Hội khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam”,
.
101. Trần Văn Phòng (2006), “Một số giải pháp nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế với
công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học Chính trị (2), tr.23-27.
102. Vũ Văn Phúc, Ngô Đình Xây, Đoàn Xuân Thủy, Nguyễn Thị Tuyết Mai
(Đồng chủ biên) (2006), Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở nước ta hiện
nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
103. Vũ Văn Phúc (2013), “Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta: Quan niệm,
thực trạng và giải pháp”, Văn kiện đại hội XI của Đảng: Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, (Nguyễn Xuân Thắng, Vũ Văn Phúc, Phạm Văn Đức, Nguyễn
Linh Khiếu đồng chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.382-394.
104. Đỗ Nguyên Phương (1994), “Phân tầng xã hội, phân hóa giàu - nghèo ở nước
ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Lý luận (5), tr.12-18.
105. Đỗ Nguyên Phương (Chủ nhiệm) (1996), Những đặc trưng và xu hướng
biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam đang đổi mới, Chương trình khoa học công

nghệ cấp Nhà nước KX 07- Đề tài KX 07-05, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
106. Đỗ Nguyên Phương, Nguyễn Xuân Kiên (Đồng chủ biên) (2010), Cơ cấu
xã hội Việt Nam và những vấn đề xã hội bức xúc trong quá trình đổi mới,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
107. M.Quang - C.V.Kình (2015), “Thủ đoạn tham ô 18,6 triệu USD của Giang
Kim Đạt”, Báo Tuổi trẻ (187), tr.1-20.
108. Nguyễn Duy Quý (2008), Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới ở Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

160


109. Nguyễn Duy Quý (2008), “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa”, Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn
kết xã hội, (Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Trần Văn Đoàn, Ulrich
Dornberg đồng chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.75-86.
110. Hồ Sĩ Quý (2010), “Về mô hình phát triển Đông Á và Đông Nam Á: Trách
nhiệm của nhà nước và vấn đề sử dụng kinh nghiệm của bốn con rồng”, Trách
nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, (Phạm Văn Đức, Josef Sayer,
Đặng Hữu Toàn, Nguyễn Đình Hòa, Ulrich Dornberg đồng chủ biên), Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.164-190.
111. Vũ Thanh Sơn, Lê Thanh Tâm (2014), “Chủ nghĩa tự do mới về tương quan
nhà nước - thị trường và hàm ý chính sách đối với Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế (438), tr.3-9.
112. R.Stapenhurst, S.J.Kpundeh (Đồng chủ biên), Trần Thị Thái Hà (Biên
dịch) (2002), Kiềm chế tham nhũng: Hướng tới một mô hình xây dựng sự
trong sạch quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
113. Nguyễn Đình Tấn (2008), “Phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo trong
quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí

Khoa học xã hội Việt Nam (1/26), tr.41-46.
114. Nguyễn Đình Tấn (2014), “Phân tầng xã hội hợp thức và kiến nghị nhằm thực
hiện công bằng xã hội”, Tạp chí Lý luận chính trị (9), tr.53-58.
115. Lê Hữu Tầng (1993), “Phân hóa giàu - nghèo xét từ góc độ công bằng và
bình đẳng xã hội”, Tạp chí Triết học (4), tr.54-58.
116. Lê Hữu Tầng (Chủ biên) (1997), Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã
hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
117. Lê Hữu Tầng (Chủ biên) (2003), Chủ nghĩa xã hội từ lý luận đến thực tiễn những bài học kinh nghiệm chủ yếu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
118. Thanh tra Chính phủ (2015), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2014 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của ngành Thanh tra, Hà Nội.

161


119. Thanh tra Chính phủ (2015), Báo cáo Sơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm
2015 và phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2015, Hà Nội.
120. Trần Thành (2006), “Vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp tăng trưởng
kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học (2/177),
tr.3-9.
121. Trần Phúc Thăng (Chủ nhiệm) (2006), Sự phân hóa xã hội và các chính sách
xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế, Tổng quan khoa học Đề tài cấp Bộ năm 2004, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
122. Xuân Thân (2015), “Số người Việt siêu giàu tăng nhanh nhất thế giới”,
.
123. Thông tấn xã Việt Nam (2010), Tài liệu tham khảo đặc biệt, Hà Nội.
124. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng
Chính phủ: Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai
đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.
125. Đức Thuận (2013), “Tổng thuật hội thảo”, Bàn về giải pháp phòng, chống

tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, (Trương Giang Long chủ biên), Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, tr.24-35.
126. Mai Hữu Thực (Chủ biên) (2004), Vai trò của Nhà nước trong phân phối thu
nhập ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
127. Lê Như Tiến (2013), “Báo động đỏ thu nhập ngoài lương”, tienphong.vn.
128. Lê Văn Toàn (2012), Phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
129. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2014), Báo cáo tóm lược: Chính sách tiền
lương tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập, tr.1-4.
130. Tổng cục Chính trị (2004), Xã hội học quân sự, giáo trình đào tạo bậc đại học,
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

162


131. Tổng cục Thống kê (1994), Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam 1992-1993,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
132. Tổng cục Thống kê (2012), Số liệu nghèo đói và di cư năm 2012, Hà Nội.
133. Tổng cục Thống Kê (2014), Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm
2012, Nxb Thống kê, Hà Nội.
134. Tổng cục Thống Kê (2014), Niên giám thống kê (Tóm tắt), Nxb Thống kê,
Hà Nội.
135. Phạm Thị Ngọc Trầm (Chủ biên) (2009), Những vấn đề lý luận cơ bản về công
bằng xã hội trong điều kiện nước ta hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
136. Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (2011), Đề
cương tuyên truyền 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 10/8/2011), Hà Nội.
137. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (1998), Vai trò của nhà
nước trong nền kinh tế thị trường, chuyên đề Viện Thông tin Khoa học xã hội
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

138. Trung Tâm Từ Điển Học (2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
139. Trần Xuân Trường (Chủ nhiệm) (2000), Một số vấn đề về định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
140. Trịnh Quốc Tuấn (Chủ nhiệm) (2001), Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và
công bằng xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Kỷ yếu khoa học (Đề tài
Khoa học cấp Bộ 1999-2000), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
141. Nguyễn Kế Tuấn (2010), Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
142. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2015), “Không chịu…thoát nghèo”, Báo Tuổi trẻ (187),
tr.1-20.
143. Đỗ Thế Tùng (2011), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện
chính sách xã hội trong phát triển bền vững - những giải pháp chủ yếu đối với
Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản (825), tr.48-53.
144. Hoàng Tụy (2013), Giáo dục: xin cho tôi nói thẳng, Nxb Tri thức, Hà Nội.

163


145. Trần Nguyễn Tuyên (2010), Gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng
xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
146. Đào Trí Úc (2006), Xây dựng cơ chế pháp lý bảo đảm sự kiểm tra, giám sát
của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước và các thiết chế
trong hệ thống chính trị, Báo cáo tổng hợp đề tài KX10-07, Chương trình
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.
147. Nguyễn Thúy Vân (2009), “Vai trò của Nhà nước trong điều kiện xây dựng và
phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Vai trò của Nhà nước Việt Nam
sau hai năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Nxb Thế giới, Hà Nội,
tr.70-80.
148. Nguyễn Khắc Viện (Chủ biên) (1994), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội.

149. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) (2012), Giảm khoảng
cách chênh lệch về thu nhập, Trung tâm thông tin - tư liệu, Hà Nội.
150. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên) (1998), Lịch sử Triết học, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
151. Nguyễn Hữu Vượng (2004), Về tiến bộ xã hội trong kinh tế thị trường, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
152. Ngọc Xuân - Vinh Thông (2015), “Thưởng tết Ất mùi: Lẫn lộn vui buồn”, Báo
Tiếng nói Việt Nam (3), tr.1-20.
153. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
Tiếng Anh
154. Ritholtz Chart (2014), “The Difference Between Rich and Really Rich”,
.
155. Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) (2014),
Income Inequality Significantly Damages Growth,
.
156. Oxfam Briefing Paper (2014), Working for the Few Political capture and
economic inequality, .

164


157. Oxfam (2015), “Richest 1% will own more than all the rest by 2016”,
.
158. Jonathan Pratschke and Enrica Morlicchio (2012), “Social Polarisation, the
Labour Market and Economic Restructuring in Europe: An Urban
Perspective”, Urban Studies, Vol. 49 (9), pp.1891-1907.
159. Thomas Piketty (2014), Capital in the Twenty - first Century, Publishers
Harvard ( Harvard Press).
160. Joseph E.Stiglitz (2013) The Price of Inequality - How Today's Divided
Society Endangers Our Future, Publishers WW Norton & Company, USA.

161. Wealth-X (2014), World Ultra Wealth Report 2014, Sponsored by UBS.

165



×