Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Không gian văn hóa côn sơn – kiếp bạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.31 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
------------------------------------------------------------

MẠC THỊ NHUNG

KHÔNG GIAN VĂN HÓA
CÔN SƠN – KIẾP BẠC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Việt Nam học

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
------------------------------------------------------------

MẠC THỊ NHUNG

KHÔNG GIAN VĂN HÓA
CÔN SƠN – KIẾP BẠC
Luận văn Thạc sĩ ngành Việt Nam học
Mã số: 60.22.01.13

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc

Hà Nội, 2015



LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Không gian văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc” là một công trình
nghiên cứu nghiêm túc, khoa học, và là kết quả của quá trình học tập tại Viện
Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả dưới
sự hướng của các thầy cô bộ môn; sự giúp đỡ của các thầy cô trong ban lãnh đạo
và các phòng ban chức năng của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển. Tôi
xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ quý báu đó!
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến GS.TS.NGND Nguyễn
Quang Ngọc là giáo viên trực tiếp hướng dẫn luận văn cho tôi, người đã luôn tận
tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian quý báu để trao đổi và định hướng nghiên
cứu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ UBND thị xã Chí Linh, BQLDT thị xã Chí
Linh – tỉnh Hải Dương, BQLDT Côn Sơn – Kiếp Bạc và người dân ở các thôn
trong khu vực Côn Sơn – Kiếp Bạc đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều
tra khảo sát, điền dã thực tế thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã
luôn động viên và là chỗ dựa tinh thần để tôi học tập và thực hiện thành công đề
tài luận văn này!
Tôi xin trân trọng gửi lời tri ân đến tất cả!
Học viên cao học khoá 6
Mạc Thị Nhung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Không gian văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được đưa ra trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào
khác. Mọi tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn rõ nguồn, đảm bảo tính
khách quan của tư liệu và bản quyền tác giả.
Học viên

Mạc Thị Nhung


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Khu vực Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn bó mật thiết với cuộc đời, sự nghiệp của
các danh nhân văn hoá nổi tiếng của đất nước như 3 vị Tổ của Thiền phái Phật giáo
Trúc Lâm; anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, Vạn thế sư biểu Chu Văn An, anh
hùng dân tộc danh nhân văn hoá thế giới - Nguyễn Trãi, nữ tiến sĩ Nguyễn Thị
Duệ… Nơi đây không chỉ là một trong những trung tâm tôn giáo tín ngưỡng lớn mà
còn là địa điểm quân sự chốt giữ phía Đông của kinh đô Thăng Long. Khu vực Côn
Sơn - Kiếp Bạc gắn với các cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc ở nhiều
thời kỳ lịch sử đặc biệt là cuộc kháng chiến chống đế quốc Nguyên Mông ở thế kỷ
XIII... nơi đây còn là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, núi rừng hùng vĩ,
sông ngòi đất đai trù phú giầu sản vật; con người đông đúc trọng hiền tài, hiếu học
cần cù lao động. Trải qua quá trình tồn tại và phát triển trong nhiều thời kỳ lịch sử
Côn Sơn - Kiếp Bạc còn lưu giữ hệ thống di sản văn hoá có nhiều giá trị và bản sắc
của vùng đất xứ Đông góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa dân tộc.
- Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, trong đó nhiệm vụ chấn hưng nền văn hoá của dân tộc, hướng về cội
nguồn, phát huy truyền thống yêu nước thì việc nghiên cứu bảo tồn di sản văn hoá, làm
sáng tỏ hệ thống di tích lịch sử cùng cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của các anh hùng dân
tộc, tìm hiểu truyền thống và kinh nghiệm của cha ông để tiếp thêm sức mạnh cho tiến
trình hội nhập và phát triển trong giai đoạn hiện nay là việc làm có ý nghĩa thiết thực và
cực kỳ quan trọng. Việc nghiên cứu hệ thống di tích lịch sử, phân tích những tác động
của nó đối với đời sống xã hội hiện tại, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn
phát huy tác dụng của nó trong nền kinh tế trí thức hôm nay là một việc làm cần thiết
và cấp bách.
- Khu vực Côn Sơn - Kiếp ngoài giá trị về văn hoá nói chung, còn là một trong
những trung tâm văn hoá tâm linh bảo tồn nhiều giá trị văn hoá phi vật thể độc đáo của

khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Chính vì thế việc nghiên cứu tìm hiểu không gian văn hóa
Côn Sơn - Kiếp Bạc từ xưa đã được nhiều học giả, các nhà khoa học quan tâm tìm hiểu
nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào mang
1


tính toàn diện; đặc biệt là việc đặt chúng trong mối tương quan so sánh trong một thời
gian, không gian, địa lý cảnh quan môi trường; so sánh sự ra đời, phát triển và tính chất
thờ tự để nghiên cứu, thấy được tính đặc thù của Côn Sơn - Kiếp Bạc về văn hoá vật thể
và phi vật thể. Qua đó góp phần hoạch định nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá
trị văn hoá của khu di tích phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của
địa phương và khu vực ở giai đoạn hiện tại và tương lai. Đề tài khoa học này sẽ thoả mãn
nhiệm vụ và yêu cầu nêu trên.
- Vùng đất Chí Linh có hệ thống di tích lịch sử văn hoá dầy đặc (trên 300 di
tích) trong đó khu vực Côn Sơn - Kiếp Bạc là một trong những trung tâm tôn giáo tín
ngưỡng lớn của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đây hệ thống giao thông thuỷ bộ về kinh
đô Thăng Long, ra biển, lên biên giới phía Bắc (Lạng Sơn), vào nội địa đều thuận lợi.
Nơi giao thương buôn bán về kinh tế, hội nhập văn hoá của các vùng miền, là một
trong những trung tâm văn hoá quan trọng ở phía Đông của kinh đô Thăng Long. Việc
nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật
thể của khu di tích. Từ đó vạch ra nhiệm vụ bảo tồn phát huy giá trị di tích góp phần
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh và khu vực.
Từ ý nghĩa khoa học và tính cấp thiết trên, chúng tôi chọn đề tài: “Không
gian văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc” làm nội dung luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Việt Nam học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, khu vực Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được
nhiều người nghiên cứu, tìm hiểu dưới các góc độ khác nhau.
* Nghiên cứu về di tích và danh nhân
Năm 1999 Sở Văn hóa Thông tin Hải Dương xuất bản cuốn Hải Dương di tích

và danh thắng có giới thiệu các di tích trong khu vực Côn Sơn – Kiếp Bạc là: Chùa
Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, đền Sinh, đền thờ nhà giáo Chu Văn An.
Năm 2000, trong Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Hán Nôm Khảo sát văn
bia chùa Côn Sơn trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, của
Nguyễn Văn Nguyên, tác giả đã phiên âm, dịch nghĩa toàn bộ hệ thống văn bia chùa
Côn Sơn.
2


Năm 2000, Trần Quốc Vượng trong bài viết Đôi điều cảm nhận về khu di
tích Kiếp Bạc trên tạp chí Xưa và Nay đã bước đầu chỉ đặc trưng và mối quan hệ
văn hóa, tín ngưỡng giữa khu di tích Kiếp Bạc, khu di tích Côn Sơn và khu di tích
Phượng Hoàng.
Năm 2002, Nguyễn Thị Phương Chi trong cuốn Thái ấp điền trang thời Trần
(thế kỷ XIII - XIV) do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản đã nghiên cứu khá chi
tiết về thái ấp Vạn Kiếp thế kỷ XIII.
Năm 2006, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn Di sản Hán Nôm
Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn của Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, cuốn
sách là tập hợp các tài liệu thư tịch Hán Nôm viết về khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc,
Phượng Hoàng như văn bia, hoành phi, câu đối, ngọc phả...
Năm 2006, tác giả Đặng Việt Cường trong bài Vị thế của Côn Sơn – Kiếp
Bạc trong hệ thống di tích tỉnh Đông trên Tạp chí Di sản Văn hóa đã khát quát về
những giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo của khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.
Năm 2006, Tăng Bá Hoành trong nghiên cứu Côn Sơn – Kiếp Bạc quá trình
hình thành và phát triển trên Tạp chí Di sản Văn hóa đã nghiên cứu, giới thiệu lịch
sử hình thành, địa văn hóa, quân sự khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.
Năm 2008, UBND thị xã Chí Linh và Liên hiệp các Hội Khoa học Kĩ thuật
Hải Dương tổ chức hội thảo Chí Linh bát cổ, hội thảo đã nhận được các tham luận
nghiên cứu về các di tích “Huyền Thiên cổ tự”, “Tiều ẩn cổ bích”.
Năm 2009, Hoàng Thị Hương trong Luận văn Thạc sỹ Văn hóa học Tìm hiểu

danh nhân Chu Văn An từ góc nhìn văn hóa học đã nghiên cứu danh nhân Chu Văn
An với các hình thức tôn vinh trong truyền thống văn hóa dân tộc.
Năm 2010, Nguyễn Khắc Minh bảo vệ thành công Luận án Tiến si ̃ khoa học
Lịch sử Khu di tích lịch sử, văn hoá Côn Sơn, Kiếp Bạc - những giá trị lịch sử, văn
hoá. Với nguồn tư liệu phong phú, luận án cung cấp nhiều thông tin có giá trị về
vùng đất Chí Linh và khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc.
Năm 2010, Tống Thị Thanh Hải trong Luận văn thạc sỹ khoa Lịch sử, trường
Đại học Sư phạm hà Nội: Tìm hiểu các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ thế kỷ XIII - XV
trong đời sống tâm linh của nhân dân huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương đã giới
3


thiệu các di tích, danh nhân, lễ hội trong khu vực Côn Sơn – Kiếp Bạc như đền Kiếp
Bạc, chùa Côn Sơn, đền Chu Văn An.
Tất cả những tư liệu trên hoặc là đi vào nghiên cứu chi tiết, hoặc là mới dừng
lại ở mức độ khái quát về các di tích và giá trị trong không gian văn hóa Côn Sơn –
Kiếp Bạc. Bên cạnh đó nghiên cứu về danh nhân các danh nhân cũng được một vài
tác giả quan tâm đề cập.
*Nghiên cứu về phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội
Năm 2009, Viện nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật, Sở Văn hóa Thể thao và
Du lịch Hải Dương, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương đã phối hợp tổ chức Hội
thảo khoa học Bảo tồn và phát huy di sản Đệ tam tổ thiền phái Trúc Lâm Huyền
Quang và Lễ hội chùa Côn Sơn. Hội thảo đã nhận được 21 bài tham luận của các tác
giả, trong đó có 4 bài nghiên cứu về lễ hội chùa Côn Sơn.
Năm 2009, Nguyễn Khắc Minh trong bài viết Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc
những kết quả sau 4 năm thực hiện đề án đăng trên tạp chí Thế giới Di sản, số 7
(34) đã đánh giá những kết quả tích cực của Đề án Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc giai
đoạn năm 2006 - 2010 và đề xuất phương án tổ chức cho những năm tiếp theo.
Năm 2009, Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc nghiên cứu đề tài khoa
học cấp tỉnh Điều tra, nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát huy

các giá trị văn hóa của một số lễ hội tiêu biểu thuộc dòng thiền Trúc Lâm ở tỉnh
Hải Dương. Đề tài nghiên cứu, giới thiệu một số nghi lễ, trò chơi dân gian diễn ra
trong lễ hội chùa Côn Sơn hiện nay, đồng thời đề xuất các biện pháp để bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chùa Côn Sơn trong tương lai.
Năm 2010, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Dương xuất bản cuốn Lễ hội
dân gian tỉnh Hải Dương trong đó có giới thiệu các lễ hội chùa Côn Sơn, lễ hội đền
Kiếp Bạc, lễ hội đền Chu Văn An.
Năm 2012, Nguyễn Thị Ngọc Xuân đã giới thiệu về các trò chơi dân gian
tiêu biểu trong lễ hội chùa Côn Sơn qua bài nghiên cứu Trò chơi dân gian trong lễ
hội chùa Côn Sơn đăng trên tạp chí Văn hóa Thể thao và Du lịch số 5 (92). Qua bài
viết, tác giả cũng đề xuất những biện pháp nhằm duy trì, bảo tồn các trò chơi dân
gian có nguy cơ thất truyền.
4


Năm 2012, Ngô Thị Lượng trong bài viết Đàn Mông Sơn Thí thực trong lễ
hội chùa Côn Sơn đăng trên tạp chí Văn hóa Thể thao và Du lịch số 5 (92), đã bước
đầu nghiên cứu về nội dung và ý nghĩa của đàn Mông Sơn Thí Thực trong lễ hội
chùa Côn Sơn.
Năm 2012, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Dương đã lập Hồ sơ khoa
học Lễ hội Chùa Côn Sơn đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia. Nội dung hồ sơ đã nêu khái quát nguồn gốc hình thành, diễn trình lễ hội
trước năm 1945 và hiện nay, giá trị tiêu biểu và đề xuất các biện pháp bảo tồn lễ hội
chùa Côn Sơn.
Năm 2012, Nguyễn Thị Thùy Liên bảo vệ luận văn Thạc sỹ Văn hóa học
trường Đại học Văn hóa Hà Nội Lễ hội đền Kiếp Bạc (xã Hưng Đạo, thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương) đã nghiên cứu về lịch sử hình thành, các nghi lễ diễn xướng
và giá trị trị tiêu biểu của lễ hội Kiếp Bạc.
Năm 2014, Lê Thị Bé trong luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Văn hóa học
của Học viện Khoa học xã hội Lễ hội chùa Côn Sơn xưa và nay đã nghiên cứu

nguồn gốc hình thành, các nghhi lễ diễn xướng tiêu biểu trong lễ hội Côn Sơn trước
năm 1945 đến ngày nay.
Các nghiên cứu trên đây đã giới thiệu khái quát về phong tục tập quán, tín
ngưỡng, lễ hội truyền thống ở khu vực Côn Sơn - Kiếp Bạc hiện nay; bước đầu xác
định các giá trị tiêu biểu và đề xuất các biện pháp bảo tồn các nghi lễ, trò chơi có
nguy cơ thất truyền.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đây chỉ đi vào một vài khía cạnh cụ thể về
văn hóa vật thể và phi vật thể, việc nghiên cứu không gian văn hóa khu vực Côn
Sơn – Kiếp Bạc để từ đó chỉ ra đặc trưng của không gian văn hóa khu vực này vẫn
là đề tài mới mẻ cho các nhà nghiên cứu.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn làm sáng rõ được những nét nổi
đặc trưng văn hóa khu vực Côn Sơn – Kiếp Bạc trên cơ sở nghiên cứu những di
tích, danh thắng, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của cư dân nơi đây. Yếu tố di tích,
5


yếu tố con người, yếu tố lịch sử, yếu tố văn hóa,… tất cả sẽ được nhìn một cách bao
quát trong một không gian văn hóa cụ thể nhằm làm nổi bật giá trị vật chất và tinh
thần của vùng đất này. Góp phần vào quá trình xây dựng hồ sơ khu di tích Côn Sơn
– Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới. Đề tài mong muốn
được góp phần quảng bá hình ảnh khu vực văn hóa độc đáo này tới đông đảo nhân
dân cả nước.
3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Không gian văn hóa là một khái niệm mở, nó không đồng nghĩa với không
gian di tích. Qua quá trình điền dã, tìm hiểu ở địa phương, chúng ta thấy rằng diện
tích của khu di tích lịch sử văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc không lớn, nhưng ảnh
hưởng văn hóa của nó thì rất lớn, không chỉ trong quy mô thị xã Chí Linh, quy mô
tỉnh Hải Dương mà còn toàn miền Đông Bắc tổ quốc. Và đặc biệt, Côn Sơn – Kiếp

Bạc có mối quan hệ mật thiết với quần thể di tích ở Phượng Sơn (núi Phượng
Hoàng) cả về lịch sử, văn hóa và tôn giáo. Vì thế nghiên cứu không gian văn hóa
Côn Sơn – Kiếp Bạc nên đặt Côn Sơn – Kiếp Bạc trong tương quan với Phượng
Sơn sẽ thấy hết được cái hay, cái ý nghĩa lớn lao của bản thân từng di tích và quần
thể di tích, không gian văn hóa khu vực này. Côn Sơn – Kiếp Bạc – Phượng Sơn
thực chất là không tách rời và đã tạo nên một không gian văn hóa vô cùng đặc biệt.
Vì thế, dù tên đề tài nghiên cứu là “Không gian văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc”
nhưng đối tượng nghiên cứu của nó không chỉ là không gian Côn Sơn – Kiếp Bạc
mà nó sẽ bao gồm cả không gian Phượng Sơn.
Như ở trên đã nói, đối với người Việt ở Bắc Bộ, ảnh hưởng của Côn Sơn –
Kiếp Bạc là rất lớn về nhiều mặt, đặc biệt là văn hóa, lịch sử. Văn hóa Côn Sơn –
Kiếp Bạc có sức lan tỏa lớn. Bằng chứng là cái ý thức “Tháng Tám giỗ cha…” đã
tồn tại sâu và rộng trong lòng mỗi cư dân Việt qua nhiều thế kỷ. Hiện nay, Côn Sơn
– Kiếp Bạc đang được xem xét để được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới càng
chứng tỏ được cái tầm của khu vực này. Nhưng do điều kiện có hạn nên chúng tôi
chỉ xin phép đi sâu vào tìm hiểu không gian mà ở đó ảnh hưởng của Côn Sơn –
Kiếp Bạc – Phượng Sơn tới đời sống nhân dân là sâu đậm nhất.

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Đảng bộ xã Cộng Hòa (Chí Linh) (1999), Lịch sử Đảng bộ
và nhân dân xã Cộng Hòa, tập 1.
2. Ban chấp hành Đảng bộ Cộng Hòa (Chí Linh) (2011), Lịch sử Đảng bộ và
nhân dân Cộng Hòa, tập 2.
3. Ban chấp hành Đảng bộ xã Văn An (Chí Linh) (1999), Lịch sử Đảng bộ và
nhân dân xã Văn An.
4. Ban chấp hành Đảng bộ xã Lê Lợi (Chí Linh) (1999), Lịch sử Đảng bộ và
nhân dân xã Lê Lợi.

5. Ban chấp hành Đảng bộ xã Hưng Đạo (Chí Linh) (2001), Lịch sử Đảng bộ
và nhân dân xã Hưng Đạo.
6. Ban chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tỉnh Hải Dương
(2010), Xứ Đông với Thăng Long (Kỷ yếu kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng
Long – Hà Nội), Công ty cổ phần in Hải Dương.
7. Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (2000), Báo cáo thám sát khảo cổ
học khu di tích Kiếp Bạc (Chí Linh – Hải Dương).
8. Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (2006), Di sản Hán Nôm Côn Sơn
– Kiếp Bạc – Phượng Sơn, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.
9. Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (2010), Côn Sơn – Kiếp Bạc: Di
tích và danh thắng, Công ty cổ phần in Hải Dương.
10. Hà Văn Cẩn, Trần Anh Dũng (1995), Báo cáo khai quật di tích Xóm Hống,
Tư liệu Viện Khảo cổ học.
11. Hà Văn Cẩn (2000), Các trung tâm sản xuất gốm sứ cổ ở Hải Dương, Luận
án Tiến sĩ, Tư liệu Viện Khảo cổ học, Hà Nội.
12. Lê Quang Chắn (2006), Về đền Kiếp Bạc, Di sản văn hóa, số 1 (14), tr.58
– 61.
13. Nguyễn Thị Phương Chi (2002), Thái ấp – điền trang thời Trần (thế kỷ
XIII – XIV), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
14. Chí Linh huyện chí, Tài liệu thư viện tỉnh Hải Dương
7


15. Chí Linh huyện sự tích, Tài liệu thư viện tỉnh Hải Dương
16. Chí Linh phong vật chí, Nguyễn Huy Đại và Phan Thanh Giản dịch (1976),
Tài liệu thư viện tỉnh Hải Dương.
17. Phan Huy Chú (2006), Lịch triều hiến chương loại chí tập 1, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
18. Đặng Việt Cường (2006), Vị thế của Côn Sơn – Kiếp Bạc trong hệ thống di
tích tỉnh Đông, Di sản Văn hoá, số 1 (14), tr31 - 34.

19. Vũ Phương Đề (2001), Công dư tiệp kí, Bản dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
20. Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
21. Hoàng Giáp (1996), Cửu Thiên Vũ Đế Trần Hưng Đạo, Thời Trần và Hưng
Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà , Sở Văn hoá Thông
tin Nam Hà.
22. Tống Thị Thanh Hải (2010), Tìm hiểu các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ thế
kỷ XIII – XV trong đời sống tâm linh của nhân dân huyện Chí Linh – Tỉnh
Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ.
23. Nguyễn Thị Diệu Hiền (2010), Địa danh Côn Sơn từ lịch sử, văn hóa đến
văn học, Luận văn thạc sỹ.
24. Trần Công Hiển – Trần Huy Phác (2009), Hải Dương phong vật chí
(Nguyễn Thị Lâm giới thiệu và dịch), Nxb Lao Động, Hà Nội.
25. Nguyễn Khắc Hoàn, Lê Duy Mạnh (2011), Từ sự vận động lịch sử đến liên
hệ kinh tế - văn hóa, Nxb Lao Động, Hà Nội.
26. Tăng Bá Hoành (1999), Hải Dương di tích và danh thắng, Sở văn hóa
thông tin Hải Dương.
27. Tăng Bá Hoành (2006), Côn Sơn- Kiếp Bạc quá trình hình thành và phát
triển, Di sản Văn hoá, số 1 (14), Tr. 49- 54.
28. Hương ước làng Chúc Cương, xã Cộng Hòa, huyện Chí linh, tổng Chi
Ngãi, tỉnh Hải Dương, Tài liệu thư viện tỉnh Hải Dương.
29. Hương ước làng Dược Sơn, xã Hưng Đạo, huyện Chí linh, tổng Chi Ngại,,
tỉnh Hải Dương, Tài liệu thư viện tỉnh Hải Dương.

8


30. Hương ước làng Kiệt Thượng, xã Văn An, huyện Chí linh, tổng Kiệt Đặc,
tỉnh Hải Dương, Tài liệu thư viện tỉnh Hải Dương.
31. Hương ước làng Kỳ Đặc, xã Văn An, huyện Chí linh, tổng Kiệt Đặc, tỉnh
Hải Dương, Tài liệu thư viện tỉnh Hải Dương.

32. Hương ước làng Kinh Trung, xã Văn An,, tổng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh,
tỉnh Hải Dương, Tài liệu thư viện tỉnh Hải Dương.
33. Hương ước làng Vạn Yên, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tổng Trạm Điền,
tỉnh Hải Dương, Tài liệu thư viện tỉnh Hải Dương.
34. Hương ước làng Tường Thôn, tổng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải
Dương.
35. Phạm Văn Kính (1984), Động cơ tu hành và di sản thiền học của Trần
Nhân Tông, Yên Tử non thiêng, Sở Văn hoá Quảng Ninh.
36. Vũ Ngọc Khánh (2001), Đạo Thánh ở Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
37. Vũ Ngọc Khánh chủ biên (2004), Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
38. Võ Hoàng Lan (2007), Thanh đồng nhìn từ đền Kiếp Bạc, Di sản Văn hóa,
số 1 (18), tr. 71.
39. Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc, Chiến thắng Bạch
Đằng năm 938 và 1288 (1988), Nxb Quân đội Nhân dân.
40. Phan Huy Lê chủ biên (2012), Lịch sử Việt Nam tập I, Nxb Giáo dục Việt
Nam.
41. Ngô Sĩ Liên (2003), Đại Việt Sử ký toàn thư, tập II, Nxb Văn Hoá Thông
tin, Hà Nội.
42. Nguyễn Khắc Minh (2006), Bảo vệ phát huy giá trị khu di tích Côn SơnKiếp Bạc, Di sản Văn hoá, số 1 (14), Tr. 34 - 38.
43. Nguyễn Khắc Minh (2008), Những phát hiện khảo cổ học tại khu di tích
Côn Sơn – Kiếp Bạc từ 1972 – 2006, Kỷ yếu hội thảo khoa học 1000 năm
khảo cổ học Hải Dương, Sở văn hóa thể thao và du lịch Hải Dương.

9


44. Nguyễn Khắc Minh (2009), Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc - Những kết quả
sau 4 năm thực hiện đề án, Thế giới Di sản, số 7 (34), tr. 14.

45. Nguyễn Khắc Minh (2010), Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc những giá trị lịch
sử, văn hoá, Luận án Tiến sĩ Sử học, Viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.
46. Nguyễn Văn Minh (2008), Di tích đền Kiếp Bạc, khóa luận tốt nghiệp Đại
học Văn hóa Hà Nội, ngành Bảo tàng.
47. Nguyễn Quang Ngọc (2005), Lê Hoàn và Chiến thắng Bạch Đằng năm
981, Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn , Nxb Hà
Nội.
48. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Một số vấn đề làng xã Việt Nam, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
49. Nguyễn Quang Ngọc (2010), Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng sau 1970 năm
nhìn lại, Nghiên cứu lịch sử, số 3; tr. 3-15
50. Đỗ Văn Ninh (1984), Đánh giá hệ thống kiến trúc cổ khu di tích Yên Tử,
Yên Tử non thiêng, Sở Văn hoá Quảng Ninh.
51. Phạm Quỳnh Phương (1998), Tìm hiểu hiện tượng tín ngưỡng Đức Thánh
Trần, Luận văn Thạc sĩ Văn hoá dân gian, Tài liệu Thư viện, Viện Nghiên
cứu Văn hoá, Hà Nội.
52. Ngô Thì Sĩ (1997), Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
53. Hà Văn Tấn (1984), Nghĩ về thiền và thiền Trúc Lâm, Yên Tử non thiêng,
Sở Văn hoá Quảng Ninh.
54. Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm (2003), Cuộc kháng chiến chông xâm lược
Mông Nguyên thế kỉ XIII, Nxb Văn học, Hà Nội.
55. Hải Dương phong vật khúc khảo thích (1998), Tài liệu lưu tại thư viện tỉnh
Hải Dương
56. Lê Tắc, An Nam chí lược, Bản dịch, Nxb Thuận Hóa, Tài liệu thư viện tỉnh
Hải Dương.
57. Quốc sử quan triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương
mục, bản dịch, tập 1, Nxb Khoa học xã hội.

10



58. Quốc sử Quán triều Nguyễn (2003), Đồng Khánh địa dư chí, bản dịch, tập
1, Nxb Thế giới.
59. Quốc sử quan triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, Bản dịch, tập
3, Viện sử học, NXB Thuận Hóa, Huế.
60. Quốc sử quan triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, Bản dịch, tập
4, Viện sử học, NXB Thuận Hóa, Huế.
61. Phạm Công Sơn (2009), Non nước Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
62. Sở văn hóa thể thao và du lịch – giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương (2009),
Bảo tồn và phát huy di sản Đệ tam tổ thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang và
Lễ hội Côn Sơn, Tài liệu lưu tại BQLDT Côn Sơn – Kiếp Bạc.
63. Sở Văn hóa Thể thao và du lịch Hải Dương (2010), Lễ hội dân gian tỉnh
Hải Dương, Công ty cổ phần in Hải Dương.
64. Thái Bình địa dư ký, ký hiệu A/500.Tư liệu Viện Hán Nôm
65. Thần tích – Thần sắc làng Tường Thôn, tổng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh,
tỉnh Hải Dương, Tài liệu thư viện tỉnh Hải Dương
66. Thần tích – thần sắc làng Đại Bát, tổng Chi Ngãi, huyện Chí Linh, tỉnh Hải
Dương, Tài liệu thư viện tỉnh Hải Dương
67. Thần tích – Thần sắc làng Mật Sơn, Tổng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh
Hải Dương, Tài liệu thư viện tỉnh Hải Dương
68. Thần tích – thần sắc làng Vạn Yên, tổng Trạm Điền, huyện Chí Linh, tỉnh
Hải Dương, Tài liệu thư viện tỉnh Hải Dương
69. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hải Dương (2008), Địa chí Hải
Dương, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
70. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hải Dương (2008), Địa chí Hải
Dương, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
71. Ty văn hóa thông tin Hà Bắc (1972), Địa chí Hà Bắc, Tài liệu thư viện tỉnh
Hải Dương.


11


72. UBND tỉnh Hải Dương (2010), Quy hoạch tổng thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp
Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 2020, Tài liệu lưu tại Ban QLDT Côn Sơn - Kiếp Bạc.
73. Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2002), Trần Hưng Đạo – Nhà quân sự
thiên tài, Nxb Chính trị Quốc gia.
74. Viện nghiên cứu Hán Nôm (2009), Địa phương chí Hải Dương qua tư liệu
Hán Nôm, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
75. Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hải Đông chí lược, Thư viện Khoa học Xã hội,
Kí hiệu A. 103.
76. Viện nghiên cứu Hán Nôm (2009), Hải Dương địa dư, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
77. Viện Văn học (1978), Thơ văn Lý -Trần, tập III, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
78. Viện VHNT- UBND tỉnh Hải Dương (2006), Bảo tồn lễ hội Kiếp bạc, Tài
liệu lưu tại Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.
79. Trần Quốc Vượng (2000), Đôi điều cảm nhận về khu di tích Kiếp Bạc, Xưa
và Nay, số 79, Tr. 14, 15, 39.
80. Lý Tế Xuyên, Việt Điện u linh tập, bản dịch của Lê Hữu Mục.
81. Các văn bia chữ Hán, chữ Nôm ở đền Chu Văn An, chùa Côn Sơn…
82. Phóng sự Chí Linh thiêng (12 phần), Đài truyền hình Hải Dương.
83. Phóng sự Côn Sơn – Kiếp Bạc, truyền hình VTV4.
84. Phóng sự Côn Sơn – một cõi đi về, Truyền hình VTC10

12


13




×