Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu thị trường khách du lịch israel và một số giải pháp thu hút khách israel đến việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.91 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI ĐỨC HUYÊN

NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH
ISRAEL VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH
DU LỊCH ISRAEL ĐẾN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI ĐỨC HUYÊN

NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH
ISRAEL VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH
DU LỊCH ISRAEL ĐẾN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: .PGS. TS. TRẤN ĐỨC THANH
(GVHD ký tên)



Hà Nội, 2015

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Israel là quốc gia có diện tích nhỏ, số dân không đông nhưng có tỷ lệ
người dân đi du lịch nước ngoài trên tổng dân số khá lớn - bằng một nửa dân số
Israel. Thị trường KDL Israel là thị trường có nhiều tiềm năng nhưng số lượng
KDL Israel đến Việt Nam chưa nhiều. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế
Israel và thời gian rảnh rỗi của nhóm khách lớn tuổi tăng lên nên những năm gần
đây, khách Israel đi du lịch quốc tế càng nhiều hơn. Phần lớn khách Israel đi ra
nước ngoài để tìm hiểu các nền văn hóa, nghỉ dưỡng biển nhiệt đới để tránh mùa
đông. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu ấm áp
quanh năm, nhiều bãi biển đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng thế giới,
nhiều di sản thiên nhiên và văn hóa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận. Việt Nam cũng là điểm đến an toàn
trong bối cảnh nhiều biến động chính trị xã hội như hiện nay. Các yếu tố đó có
tầm quan trọng trong việc thu hút thị trường KDL nói chung và thị trường khách
Israel nói riêng.
Ngoài ra Việt Nam và Israel có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, hai bên có
nhiều hợp tác trong kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật và quân sự. Đây cũng
là một ưu thế trong việc thu hút thị trường khách Israel.
Hiện này KDL Israel đến Việt Nam mới đạt con số 14.000 lượt khách /
năm (2014) trong khi khách Israel đến Thái Lan gấp 10 lần con số đó.

3



Với tất cả những lý do nêu trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài này
để nghiên cứu với hy vọng đóng góp phần lý luận và thực tiễn vào công tác thu
hút KDL của ngành.
2. Lịch sử nghiên cứu
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế (OECD) liên tục cập nhật số liệu hàng năm về tình hình du lịch thế giới và của
các nước thành viên, xu hướng biến động của các thị trường gửi khách trong đó
có thị trường KDL Israel. Những nghiên cứu về thị trường KDL Israel cũng đã
được một số tổ chức nghiên cứu độc lập trên thế giới thực hiện hàng năm như
Euromonitor International và tổ chức European Travel Commission .
Ở trong nước, hiện này việc nghiên cứu các thị trường khách Israel hầu
như chưa có, thậm chí việc thống kê lượng khách Israel đến Việt Nam cũng chưa
được quan tâm đúng mức. Đến thời điểm hiện tại chỉ có một số tác giả viết các
bài báo giới thiệu về nền văn hóa và đặc trưng tính cách của con người Israel.
Đầu năm 2015, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tổ chức Hội thảo giới thiệu hai thị
trường nguồn là Trung Đông và Ấn Độ, trong đó Trung Đông bao gồm hầu hết
là các quốc gia Ả-rập và Israel. Đây có lẽ là lần duy nhất vấn đề thu hút KDL
Israel được chính thức đưa ra mặc dù các cơ quan chuyên môn không nhấn mạnh
đến Israel trong nhóm Trung Đông và cũng chưa có nghiên cứu chuyên sâu cho
thị trường khách Israel.
Cho đến nay chưa có công trình này nghiên cứu toàn diện và cụ thể về thị
trường du lịch Israel. Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm thị trường khách Israel,
thực trạng thu hút KDL và đề xuất giải pháp thu hút KDL ở các khía cạnh khác

4


nhau nhằm thu hút khách Israel đến Việt Nam sẽ có một ý nghĩa nào đó hoạt
động nghiên cứu và khai thác thị trường KDl Israel.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm đem đến một cái nhìn
tổng quát cùng những nghiên cứu phát hiện về đặc điểm thị trường khách Israel
và thực trạng thu hút KDl Israel đến Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp thu
hút thị trường KDL Israel đến Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành, các sinh viên và học viên ngành du lịch có cơ sở tham khảo, có thông
tin hệ thống về thị trường KDL Israel.
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thị trường KDL, những lý luận về thu hút
KDL quốc tế.
+ Nghiên cứu đặc điểm thị trường KDL Israel đến Việt Nam và thực trạng
thu hút KDL Israel đến Việt Nam.
+ Khảo sát đánh giá các giải pháp thu hút KDL Israel đến Việt Nam mà
ngành du lịch Việt Nam đã thực hiện.
+ Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thu hút khách Israel đến Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đặc điểm thị trường KDL quốc tịch Israel và các
giải pháp thu hút KDL Israel đến Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung tìm hiểu thị trường KDL Israel
với các đặc điểm tâm lý dân tộc, văn hóa, đặc điểm tiêu dùng và các giải pháp
thu hút KDL Israel đến Việt Nam.
5


Phạm vi không gian của đề tài là tập trung nghiên cứu thị trường KDL có
quốc tịch Israel định cư trên đất nước Israel.
Thời gian trọng tâm nghiên cứu là 10 năm (2005 - 2015).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục địch nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu, các phương pháp nghiên cứu sau đây sẽ được sử dụng:

+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Sẽ tiến hành thu thập thông tin
từ sách báo trong và ngoài nước, nguồn internet của các cơ quan quản lý và kinh
doanh du lịch Việt Nam và Israel, các trang web của Cộng đồng người Do Thái
trên khắp thế giới, các diễn đàn du lịch trong và ngoài nước, các công trình
nghiên cứu thị trường, văn hóa xã hội của nghiên cứu trước, các thông tin từ
Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tổng cục Thống kê Viêt Nam, Đại sứ quán Israel
tại Việt Nam…
+ Phương pháp điều tra xã hội học thông qua phát phiếu điều tra cho KDL
Israel nhằm tập hợp những số liệu về đặc điểm thị trường KDL Israel.
6. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Lý luận chung về thị trường KDL và hoạt động thu hút KDL
Chương 2: Thị trường KDL Israel và thực trạng hoạt động thu hút KDL Israel
đến Việt Nam
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút khách Israel đến Việt Nam

6


CHƢƠNG 1.

1.1.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG KDL VÀ
HOẠT ĐỘNG THU HÚT KDL

Cơ sở lý luận về thị trƣờng KDL

1.1.1. Khái niệm KDL và thị trường KDL
Trong cuốn Giáo trình Kinh tế Du lịch của GS. TS Nguyễn Văn Đính và
PGS. TS. Trần Thị Minh Hòa xuất bản năm 2006 đưa ra định nghĩa về KDL như

sau: “KDL phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình.
KDL có thể khởi hành với mọi mục đích khác nhau, loại trừ mục đích lao động
để kiếm tiền ở nơi đến. Như vậy những đối tượng sau không được thống kê là
KDL: Những người đến để làm việc, có hoặc không có hợp đồng lao động;
những người đi học, người di cư, tỵ nạn, những người làm việc tại các lãnh sự
quán, đại sứ quán, những người thuộc lực lượng Liên hợp quốc. Thời gian lưu lại
nơi đến ít nhất 24 giờ nhưng không quá 1 năm”
Theo điều 4 của Luật Du lịch ban hành năm 2005, phần giải thích thuật ngữ,
KDL được định nghĩa là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Ở đây, tác giả nghiên cứu thị trường KDL nhất định, vì vậy sẽ dựa trên cơ
sở lý luận về thị trường KDL theo quan điểm marketing. Theo nghĩa hẹp thì thị
trường du lịch là thị trường nguồn KDL, tức là vào một thời gian nhất định, thời
điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng
mua sản phẩm hàng hóa du lịch.

7


Phân loại theo đặc điểm không gian của cung và cầu du lịch thì có thị
trường gửi khách là thị trường mà tại đó xuất hiện nhu cầu du lịch. Du khách
xuất phát từ đó để đi đến nơi khác để tiêu dùng du lịch và thị trường nhận khách
là thị trường mà tại đó đã có cung du lịch, có đầy đủ các điều kiện sẵn sàng cung
ứng các dịch vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, học viên sẽ tập trung nghiên cứu
dựa trên định nghĩa thị trường trên cơ sở phân loại theo đặc điểm không gian của
cung và cầu mà cụ thể là thị trường gửi khách từ một quốc gia khác đến Việt
Nam, trong đó sẽ tập trung nghiên cứu tiềm năng và xác định thị trường mục tiêu
để từ đó đưa ra các giải pháp thu hút du khách đến Việt Nam.
1.1.2. Các nội dung nghiên cứu về thị trường KDL

1.1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm nhân khẩu của thị trường KDL.
Nói đến nghiên cứu thị trường nói chung và thị trường KDL nói riêng,
người ta nghĩ ngay đến các hoạt động nghiên cứu tìm hiểu các nhóm người với
quy mô khác nhau từ cấp khu vực, quốc gia đến các nhóm nhỏ hơn. Để nghiên
cứu các đặc điểm của thị trường du lịch người ta tập trung nghiên cứu trước tiên
là dựa trên nhân khẩu học, tức là dựa trên phân tích nghiên cứu các yếu tố thuộc
nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình, thu nhập, nghề nghiệp,
tôn giáo, học vấn và chủng tộc.
Các yếu tố nhân khẩu học là cơ sở phổ biến nhất để phân biệt các nhóm thị
trường KDL mục tiêu và phân tích một thị trường KDL. Nguyên nhân là do
những mong muốn, sở thích và mức độ sử dụng của người tiêu dùng thường gắn
bó chặt chẽ với các yếu tố nhân khẩu học kể trên. Ví dụ như một nhóm người có
cùng độ tuổi thường có những sở thích và điều kiện thực hiện các sở thích tương

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

1. Trịnh Xuân Dũng (2004), Tâm lý du lịch, Giáo trình, NXB Văn hóa Thông
tin
2. Trần Minh Đạo (1996), Giáo trình marketing cơ bản, NXB Đại học Quốc
Gia, Hà Nội
3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Eran Katz (2011), Trí tuệ Do thái (Phương Oanh dịch). NXB Lao động –
Xã hội
5. Philip Kotler (2007), Marketing căn bản (Phan Thăng, Vũ Thị Phượng,
Giang Văn Chiến dịch). NXB Lao động – Xã hội

6. Nguyễn Hiến Lê (1994), Bài học Israel, NXB Văn hóa Thông tin
7. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường Du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội
8. Lưu Quảng Vân (2015), Người Do thái và những bài học thành công (Lê
Hải Vân dịch). NXB Lao Động
9. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa, Trần Thị Minh Hòa (2008),
Marketing du lịch, NXB Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội
10.Saul Singer, Dan Senor (2014), Quốc gia khởi nghiệp (Trí Vương dịch).
NXB Thế giới

9


11.Nguyễn Đại Phượng (2008), Israel thị trường tiềm năng của Việt Nam,
Phóng viên Việt viết về Israel, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam, GPXB số
308-2008/CXB/06/09 – 46/VHTT
12.Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học quốc gia,
Hà Nội
13.Đặng Hoàng Xa (2015), Câu chuyện Do Thái, NXB Hồng Đức
14.Tổng cục Thống kê (2014), Kết quả điều tra chi tiêu của KDL năm 2013.
NXB Thống kê
15.Tổng cục Du lịch (2015), Giới thiệu đề án nghiên cứu thị trường Trung
Đông, Báo cáo hội thảo, Hà Nội
Tiếng Anh
16.Scott A. Cohen, Girish Prayag & Miguel Moital (2014) Consumer
behaviour in tourism: Concepts, influences and opportunities, Current
Issues in Tourism, Online Publication by Taylor & Francis
17.Tilda Hayat, Omri Romano, Lena (2013), Tourism in Israel 2000-2012.
Osrtovsky -Israeli Central Bureau of Statistic
18.Alastair M. Morrison (2009), Hospitality and Travel Marketing, Delmar

Cengage Learning
19.Haxton, P. (2015), “A Review of Effective Policies for Tourism Growth”,
OECD Tourism Papers, 2015/01, OECD Publishing, Paris.
20.Euromonitor (2006), The market for travel and tourism in Israel. Online
publication

10


21.Israel Ministry of Tourism (2015), Tourism 2013, Publication No 1588
22.OECD (2014), Tourism Trend and Policies 2014. Online Publication
23.Standwithus Organization (2014), Israel 101. Online Publication
24.Standwithus Organization (2015), Israel The people. Online Publication
25.US Central Intelligence Agency (2015), World factbook Israel, online
publication
26.World Travel Tourism Council (2014), Travel & Tourism, Economic
impact 2015, Israel. Online Publication
Trang Web
27.
28.
29.
30.
31.
32.www.cbs.gov.il/engindex.htm
33. />34. />35. />
11


12




×