Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Hàm ngôn và hành động mỉa mai, châm biếm trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.55 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

NIÊN LUẬN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

Đề tài:

HÀM NGÔN VÀ HÀNH ĐỘNG MỈA MAI,
CHÂM BIẾM TRONG TIẾNG VIỆT

CBHD: TS NGUYỄN HOÀNG TRUNG
SVTH: MAI THANH THIÊN TRANG

LỚP: NGÔN NGỮ K12
MSSV: 1256010181


TP.HCM, ngày 04 tháng 01 năm 2015


Mục lục

3


Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ có chức năng phản ánh nhận thức của con người về cuộc sống
hiện thực. Mà nhận thức của con người thì lại muôn màu muôn vẻ, làm sao để


người khác hiểu được đầy đủ và chính xác nhận thức của mình và ngược lại,
bằng cách nào mà mình có thể hiểu được những gì người khác đang nghĩ là một
điều rất khó khăn.
Để hiểu được người khác đang nghĩ gì thông qua lời nói của họ thì chúng
ta phải được cung cấp một chìa khóa giải nghĩa. Vấn đề đó được gọi là ngữ
dụng học. Ngữ dụng học là một phân ngành mới của ngôn ngữ học – nghiên
cứu về việc bằng cách nào mà con người có thể hiểu được nhau thông qua ngôn
ngữ.
Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng nói ra những điều mà
người ta muốn truyền đạt, và cũng không phải chuyện gì người ta cũng nói ra
tất cả. Trong rất nhiều trường hợp vì không tiện nói thẳng, hoặc không muốn
chịu trách nhiệm về những điều mà mình đã nói nên người ta thường không nói
rõ ra điều mà mình muốn nói, nhưng lại muốn người nghe tự hiểu ra.
Nhìn chung, đây là một vấn đề lý thú, nó giúp ta nhận ra được những
thông tin ngầm ẩn mà người nói không tiện hoặc không muốn nói ra. Những
thông tin ngầm ẩn đó được gọi là ý nghĩa hàm ngôn. Do đó, niên luận đã chọn
hàm ngôn để nghiên cứu.
Trong hàm ngôn của một người họ có thể thực hiện một hoặc nhiều hành
động ngôn ngữ mà họ muốn tác động đến người nghe, trong đó có hành động
4


mỉa mai, châm biếm. Hành động mỉa mai, châm biếm là một loại hành động
ngôn ngữ mà người nói luôn nói ngược lại với những gì mà mình nghĩ trong
đầu, tạo ra tác động đến người nghe, có thể là phê phán hay răn dạy điều gì đó.
Chẳng những trong cuộc sống hằng ngày mà còn trong cả thơ ca, văn học
và nhất là truyện cười dân gian, ta luôn thường xuyên bắt gặp những hành động
mỉa mai, châm biếm.
Với những điều vừa nêu trên, đó là lý do để chúng tôi thực hiện đề tài
hàm ngôn và hành động mỉa mai, châm biếm trong tiếng Việt.

2. Lịch sử vấn đề
Trong Việt ngữ học, đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ nghiên cứu về vấn đề
hàm ngôn và các thuật ngữ liên quan như hiển ngôn, tiền giả định, hàm ý,… Rải
rác trên một số sách ngôn ngữ và tạp chí chuyên ngành, người ta cũng nói về
hành động ngôn ngữ, mà cụ thể là hành động mỉa mai, châm biếm. Tuy nhiên,
chưa có tác giả nào đi sâu vào vấn đề hàm ngôn và hành động mỉa mai, châm
biếm trong tiếng Việt.
Chúng ta có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu liên quan trực
tiếp đến niên luận này.
Trong công trình “Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm – ngữ pháp, ngữ
nghĩa”, Cao Xuân Hạo đã đặt ra vấn đề về nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn,
theo tác giả, nghĩa hàm ẩn quan trọng hơn cả nghĩa hiển ngôn, nếu chưa hiểu
nghĩa hàm ẩn của một câu nói thì cũng tức là chưa thật sự hiểu được nghĩa của
câu nói đó, bởi vì nghĩa hàm ẩn là “những gì không có sẵn trong nghĩa nguyên
văn của các từ ngữ và trong những mối quan hệ cú pháp ấy, nhưng vẫn thấu
5


đến người nghe thông qua một sự suy diễn”. Ông còn nghiên cứu rất kĩ về tiền
giả định và hàm ý, ông đưa ra khái niệm và sau đó là phân tích sự thể hiện của
tiền giả định và hàm ý trong ngôn ngữ như: tiền giả định trong nghĩa của từ,
hàm ý của từ, tiền giả định trong câu, hàm ý của câu và của phát ngôn. Dựa vào
nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice, ông miêu tả tỉ mỉ các phương châm hội
thoại và sau đó chỉ ra được những lí do khiến người ta sử dụng hàm ngôn. Đặc
biệt, trong công trình của mình, tác giả có một mục nhỏ đề cập đến hành động
mỉa mai, ông cho rằng nói mỉa là một trong những lối dùng nghĩa bóng gần với
hàm ngôn hội thoại.
Công trình “Đại cương ngôn ngữ học – ngữ dụng học, tập 2” , Đỗ Hữu
Châu đã đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan đến niên luận của chúng tôi.
Trong Chương VII: Ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh (hiển ngôn) tác giả

đã dựa trên quan điểm của Grice để phân loại ý nghĩa hàm ẩn, chỉ ra các cơ chế
tạo ra ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên. Theo ông, ý nghĩa hàm ẩn bao gồm hàm
ngôn và tiền giả định. Trong công trình này, Chương III: Hành vi ngôn ngữ tác
giả đã đưa ra định nghĩa và phân loại hành vi ngôn ngữ. Đây là nguồn tài liệu
chính mà chúng tôi tham khảo trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trong Tuyển tập ngôn ngữ học của Hoàng Phê có bài viết Hiển ngôn với
hàm ngôn (trong chương trình trung học phổ thông lớp 11 hiện nay), Hoàng
Phê đồng tình với quan điểm của Grice và Ducrot, đó là có sự đối lập hiển ngôn
với hàm ngôn, Hoàng Phê phát biểu, nghĩa hiển ngôn là nghĩa hiện rõ từ hình
thức bề mặt của phát ngôn, còn nghĩa hàm ngôn thì không hiện rõ từ bề mặt của
phát ngôn. Trong bài viết, Hoàng Phê cũng đề cập đến các thuật ngữ liên quan
đến hàm ngôn là tiền giả định và ẩn ý.
6


Bên trên, chúng tôi đã điểm qua một số ý kiến quan yếu liên quan đến đề
tài hàm ngôn và hành động mỉa mai, châm biếm trong tiếng Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hàm ngôn và hành động mỉa mai, châm biếm là một vấn đề phức tạp
trong ngữ dụng học được rất nhiều nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước quan tâm
nghiên cứu, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một sự thống nhất nào về những
thuật ngữ này cũng như các thuật ngữ có liên quan.
Trong niên luận, chúng tôi cố gắng tìm hiểu về thuật ngữ hàm ngôn, hành
động mỉa mai, châm biếm và những thuật ngữ có liên quan như hiển ngôn, tiền
giả định, hàm ý,..để có thể hiểu một cách tương đối về những thuật ngữ trên.
Hành động mỉa mai, châm biếm thật chất cũng là một dạng sử dụng gần với ý
nghĩa hàm ngôn, do đó chúng tôi tập trung tìm hiểu sâu hơn về hàm ngôn, cụ
thể là chúng tôi tiến hành phân loại hàm ngôn, chỉ ra các chức năng của ý nghĩa
hàm ngôn.
Phạm vi nghiên cứu của niên luận là những ý nghĩa hàm ngôn, những

hành động mỉa mai, châm biếm trích từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu là từ
các tác phẩm văn học và các truyện cười dân gian Việt Nam, nhằm có cái nhìn
tổng thể và toàn diện về hàm ngôn và hành động mỉa mai, châm biếm trong
tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu và tài liệu tham khảo
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích và bình diện nghiên cứu, niên luận chọn phương
pháp phân tích hệ thống cấu trúc, phương pháp miêu tả và phương pháp ngữ
dụng học.
7


Niên luận sử dụng thủ pháp phân tích, phân loại và hệ thống.
4.2.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu lí thuyết là các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học,
ngoài ra, chúng tôi còn quan tâm đến một số tài liệu đã được số hóa trên
Internet. Chủ yếu là các tài liệu có liên quan đến ngữ dụng học mà trọng tâm là
đề tài của bài niên luận: hàm ngôn và hành động mỉa mai, châm biếm trong
tiếng Việt.
Nguồn dẫn liệu chính là các truyện cười dân gian Việt Nam, và các tác
phẩm văn học trong nước.
5. Đóng góp của niên luận
Niên luận không có tham vọng giải quyết những vấn đề lí thuyết, mà
thông qua những phân tích cụ thể, chúng tôi sẽ khái quát một số phương thức,
chức năng của hàm ngôn và hành động mỉa mai, châm biếm, thông qua đó, tiến
hành khảo sát hàm ngôn và hành động mỉa mai, châm biếm trên một số tác
phẩm tiếng Việt.

6. Cấu trúc của niên luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Dẫn liệu, nội dung
của niên luận gồm 2 chương.
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung
Chương này chúng tôi tìm hiểu về thuật ngữ hàm ngôn và các thuật ngữ
liên quan như hiển ngôn, tiền giả định, hàm ý,… chỉ ra sự khác biệt giữa tiền
giả định và hàm ý, phân loại ý nghĩa hàm ngôn và tìm hiểu chức năng của nó,
8


bên cạnh đó chúng tôi còn đưa ra lí thuyết, phân loại hành vi ngôn ngữ và làm
rõ hành động mỉa mai, châm biếm.
Chương 2: Hàm ngôn và hành động mỉa mai, châm biếm khảo sát trên
cứ liệu tiếng Việt
Trong chương này, chúng tôi tiến hành phân tích các ý nghĩa hàm ngôn
và hành động mỉa mai, châm biếm dựa trên một số văn bản tiếng Việt có hàm
ngôn và hành động mỉa mai, châm biếm.

9


CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1.1.

Sự khác nhau về tên gọi thuật ngữ hàm ngôn

Hàm ngôn là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong các công trình
nghiên cứu liên quan đến ngữ dụng học, tuy nhiên, loại nghĩa ngầm ẩn này lại
được mỗi tác giả đặt cho một cái tên khác nhau. Sự thiếu nhất quán trong vấn

đề thuật ngữ có thể khiến người đọc không hiểu rõ các khái niệm này.
- Có tác giả gọi là hàm ngôn trong thế đối lập với hiển ngôn (Đỗ Hữu Châu, Bùi
Minh Toán, Đỗ Thị Kim Liên)
- Có tác giả gọi là hàm ý trong thế đối lập với một bộ phận khác của hàm ngôn
(Nguyễn Đức Dân)
- Bên cạnh đó, có tác giả phân biệt hàm ý (điều hàm ẩn mà người nghe suy ra từ
phát ngôn) với hàm ngôn (điều hàm ẩn mà người nói muốn chuyển đến người
nghe) (Cao Xuân Hạo)
- Phân biệt hàm ý với ngụ ý (ý nghĩa tình thái ngầm ẩn), coi ngụ ý là một tiểu
loại của hàm ý (Hồ Lê)
- Cũng sử dụng hàm ý và ngụ ý, nhưng Hoàng Phê cho rằng hàm ý là nội dung
ngầm ẩn chỉ qua một lần suy ý, còn ngụ ý là nội dung ngầm ẩn được rút ra sau
hai lần suy ý (Hoàng Phê)
(Dẫn theo Nguyễn Thị Tố Ninh – Phạm Văn Tình, Hàm ý và hàm ý hội thoại
(quan niệm, phương thức, hướng phân loại))
Trong bài niên luận, chúng tôi sử dụng thuật ngữ hàm ngôn để đối lập
với hiển ngôn.
1.2. Hàm ngôn và những thuật ngữ liên quan
1.2.1. Nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn
10


Mỗi câu nói đều chứa đựng phần thông tin mà người nói muốn truyền đạt
đến người nghe. Thông tin này thường có hai phần: nghĩa hiển ngôn và nghĩa
hàm ngôn.
Hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng nghĩa hiển ngôn là phần
nghĩa được hiểu trực tiếp dựa trên nguyên văn, do các yếu tố ngôn ngữ và cấu
trúc trong phát ngôn mang lại.
Đối lập với nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ngôn là phần nghĩa không được
hiểu trực tiếp dựa trên nguyên văn, mà phải dựa vào sự suy ý của người tiếp

nhận thông tin mới suy ra được phần thông tin mà người nói muốn truyền đạt.
Cụ thể hơn về thuật ngữ hàm ngôn, Cao Xuân Hạo trong bài Nghĩa hiển
ngôn và nghĩa hàm ẩn có viết: “những gì không có sẵn trong nghĩa nguyên văn
của các từ ngữ và trong những mối quan hệ cú pháp ấy, nhưng vẫn thấu đến
người nghe thông qua một sự suy diễn: đó là nghĩa hàm ẩn của câu nói”, phần
nghĩa hàm ẩn còn quan trọng hơn cả phần nghĩa hiển ngôn vì nó truyền đạt
được nhiều thông tin mà người nói đôi khi không tiện nói ra.
Theo Đỗ Hữu Châu: một phát ngôn ngoài ý nghĩa được nói ra trực tiếp
trên câu chữ thì còn rất nhiều ý nghĩa khác nữa mà chúng ta phải dùng đến
phương pháp suy ý dựa vào ngữ cảnh, ngôn cảnh, các quy tắc điều khiển hành
vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại v.v…mới nắm bắt được.
Các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được gọi là ý nghĩa hàm ẩn.

1.2.2. Tiền giả định và hàm ý

11


Tiền giả định (TGĐ) và hàm ý là những thuật ngữ được các nhà ngôn
ngữ học quan tâm trong việc lý giải nghĩa hàm ngôn.
Theo Cao Xuân Hạo: Tiền giả định là “một điều gì phải được giả định là
đã có trước khi nói câu đó, vì nếu không có điều này thì không thể nói câu đó
được (câu đó sẽ trở thành phi lý hoặc không thể hiểu được)”, còn hàm ý là
“một điều gì mà khi nghe câu ấy, người nghe phải rút ra như một hệ quả tất
nhiên”.
TGĐ và hàm ý có thể được toát ra từ nghĩa nguyên văn của cả câu nhờ
sự đóng góp của ngữ cảnh và tình huống. Nhưng trong câu, cũng có những từ
mà nghĩa của chúng chứa đựng TGĐ và hàm ý.
Hoàng Phê nhận định nghĩa ẩn ý và TGĐ đều hàm ngôn, nhưng giữa hai
nghĩa này, vẫn có sự khác nhau quan trọng. Dựa vào các định nghĩa của Kerbrat

Orecchioni, Hoàng Phê phát biểu: TGĐ bao gồm những thông tin tuy không
được nói ra, nhưng một cách tự động, được ghi vào phát ngôn, và từ phát ngôn
được suy ra, còn ẩn ý là những thông tin được chuyển đến bằng một phát ngôn,
nhưng sự hiện thực hóa chúng vẫn phải phụ thuộc vào những điều kiện của
tình huống cụ thể. Nghĩa ẩn ý đòi hỏi một sự giải mã đặc biệt. Ngoài mã ngôn
ngữ, còn phải có mã tâm lý, xã hội,…
Đỗ Hữu Châu thì lại dùng thuật ngữ TGĐ và hàm ngôn, ông bước đầu
phân biệt TGĐ và hàm ngôn: TGĐ là những căn cứ cần thiết để người nói tạo
ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình. Hàm ngôn là tất cả những nội
dung có thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó; từ ý nghĩa tường minh (ý
nghĩa theo câu chữ) cùng với TGĐ của đó.
12


Ông thừa nhận giữa TGĐ, hàm ngôn và nghĩa tường minh có mối quan
hệ với nhau. Hàm ngôn là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa
tường minh và TGĐ của ý nghĩa tường minh. Nếu không có ý nghĩa tường
minh và TGĐ của nó, không thể suy ra được hàm ngôn thích hợp, tuy nhiên,
không loại trừ trường hợp hàm ngôn được suy ra từ hàm ngôn do ý nghĩa tường
minh của tiền ngôn mà có.
Hàm ngôn lệ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp và topos (các lẽ thường), còn
TGĐ thì không lệ thuộc vào topos, tuy nhiên trong một diễn ngôn, điều được
nói đến trong tiền ngôn có thể làm TGĐ cho phát ngôn sau.
Khi xét đến lượng thông tin và tính năng động trong hội thoại, thì TGĐ
có lượng thông tin thấp, còn ý nghĩa tường minh và hàm ngôn có tính năng
động hội thoại cao. Do đó, hàm ngôn giúp thúc đẩy hội thoại tiến lên đạt đến
đích, còn TGĐ có khi lại cản trở hội thoại tiến lên theo đích đã có.
TGĐ có tính chất kháng phủ định, tức TGĐ vẫn được giữ nguyên khi
phát ngôn chuyển từ khẳng định sang phủ định, ngược lại, hàm ngôn không giữ
nguyên khi phát ngôn chuyển từ khẳng định sang phủ định.

TGĐ có tính bất biến khi phát ngôn thay đổi về hành vi ngôn ngữ tạo ra
nó, còn hàm ngôn thì lại không giữ nguyên khi hành vi ngôn ngữ thay đổi với ý
nghĩa tường minh.
TGĐ không thể loại bỏ ngay trong cùng một phát ngôn bởi cùng một
người nói ra. Việc khử TGĐ bằng những kết tố lập luận nghịch hướng sẽ dẫn

13


tới sự vô nghĩa hoặc mâu thuẫn, trong khi đó, hàm ngôn có thể khử dễ dàng
nhờ kết tử đối nghịch.1
Tóm lại, TGĐ là một loại nghĩa ngầm ẩn, nó là điều kiện cần phải được
thỏa mãn để câu nói có thể hành chức được. TGĐ là điều mà được người nói và
người nghe ngầm ẩn là đã hiểu, đã biết trước hoặc ngay trong lúc phát ngôn,
TGĐ không có chức năng thông báo, nhưng nó là điều kiện để ý nghĩa tường
minh của câu nói đó là đúng hay sai. Khi TGĐ là sai thì câu sẽ trở nên vô
nghĩa, không có giá trị.
Ngược lại, hàm ý lại là những gì mâu thuẫn với ý nghĩa tường minh, nó
khác với những gì mà người nói đang nói ra buộc người nghe phải ngầm ẩn
một cách sáng tạo.
Để xác định TGĐ, ta dựa vào cơ chế ngôn ngữ (từ từ, cấu trúc của câu),
tuy nhiên, để xác định hàm ý thì ta phụ thuộc vào lời nói, kinh nghiệm của
người nghe, và phụ thuộc cả vào ý nghĩa của câu và tình huống giao tiếp.
Chẳng hạn như trong ví dụ sau:
Ba thi lại những 2 lần
Phát ngôn này có:
Ý nghĩa hiển ngôn: Ba thi lại 2 lần
Ý nghĩa hàm ngôn, trong đó:
Tiền giả định:
1 Kết


tử là yếu tố tác động vào một hoặc nhiều phát ngôn để làm thành một lập
luận. Kết tử liên kết luận cứ với kết luận
14


- Có một người tên Ba
- Ba đã từng thi rớt
Hàm ý (tùy theo ngữ cảnh, ý định của người nói và tư cách của người
nói): thi lại như vậy là nhiều.
1.3.

Phân loại hàm ngôn

Kế thừa quan điểm của P.Grice, Đỗ Hữu Châu đưa ra 2 tiêu chí để phân
loại hàm ẩn:
(1) Bản chất của chúng (ngữ nghĩa hay ngữ dụng)
(2) Chức năng của chúng trong diễn ngôn (là đối tượng hay không phải đối tượng
của diễn ngôn)
Xét theo (1), ý nghĩa hàm ẩn được chia thành: ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học và
ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học
- Ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học: là ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ nội dung với mệnh đề
đó. Ý nghĩa này chỉ có quan hệ với các nhân tố ngôn ngữ biểu thị nội dung
mệnh đề.
- Ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học: là những ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với các quy
tắc ngữ dụng học như các quy tắc chiếu vật, quy tắc lập luận, các hành vi ngôn
ngữ, các quy tắc hội thoại,…
Ý nghĩa hàm ẩn có thể được tách ra thành hai loại: tiền giả định và hàm ngôn:

Hàm ẩn

15


Tiền giả định
Hàm ngôn
Hàm ngôn nghĩa học
Hàm ngôn ngữ dụng học
Tiền giả định nghĩa học
Tiền giả định ngữ dụng học

Xét theo (2), hàm ẩn được phân biệt thành: ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên và ý
nghĩa hàm ẩn không tự nhiên2 (như cách phân biệt của Grice).
Trong giao tiếp, có nhiều trường hợp ý nghĩa tường minh không phải là ý
nghĩa truyền báo chính mà là ý nghĩa hàm ẩn. Trong trường hợp này, TGĐ và


nghĩa hàm ẩn không tự nhiên: ý nghĩa hàm ẩn đó phải nằm trong ý định của
người nói, và phải được người nghe nhận biết
16


hàm ngôn đều có thể trở thành ý nghĩa không tự nhiên – là nội dung thông báo
chính. Đối tượng chính của ngữ dụng học là các ý nghĩa hàm ẩn - TGĐ và hàm
ngôn không tự nhiên.
Đỗ Hữu Châu chấp nhận quan điểm của Grice, xem TGĐ và hàm ngôn
thuộc cùng 1 phạm trù lớn hơn là: phạm trù ý nghĩa hàm ẩn. Ông chia hàm
ngôn thành 2 loại: hàm ngôn ngữ nghĩa và hàm ngôn ngữ dụng.
- Hàm ngôn ngữ nghĩa: là hàm ngôn suy ra từ nghĩa hiển ngôn (từ câu chữ), tức
là từ các luận cứ hoặc kết luận không được nói ra một cách tường minh, để cho
người nghe dựa vào quan hệ lập luận mà rút ra.

- Hàm ngôn ngữ dụng: là hàm ngôn do sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng mà có
(quy tắc chỉ xuất, chiếu vật, quy tắc lập luận, quy tắc chi phối các hành vi ngôn
ngữ, quy tắc hội thoại).
1.4. Cơ chế tạo hàm ngôn
Muốn tạo ra ý nghĩa hàm ngôn, một mặt người nói phải tôn trọng các
quy tắc ngữ dụng học và giả định rằng người nghe cũng biết và tôn trọng các
quy tắc ấy. Mặc khác, người nói lại cố ý vi phạm các quy tắc ngữ dụng học và
giả định rằng người nghe cũng nhận ra chỗ vi phạm đó. Ý nghĩa hàm ngôn
không tự nhiên xuất hiện và được lí giải ở chỗ vi phạm các quy tắc ngữ dụng
học.
1.4.1. Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất
Vi phạm quy tắc chiếu vật: người nói sử dụng một biểu thức chiếu vật
nhưng ứng với một hoặc nhiều sự vật khác.

17


Ví dụ: Trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, hình ảnh con cò vừa miêu
tả con cò, vừa là tượng trưng cho hình ảnh người mẹ trong cuộc đời mỗi con
người.
Vi phạm quy tắc chỉ xuất: tiếng Việt có hệ thống từ xưng hô rất phức tạp,
tế nhị. Mỗi cặp xưng hô đều tiền giả định những kiểu quan hệ vị thế hội thoại
nhất định và việc sử dụng cặp từ xưng hô nào sẽ quy định quan hệ giao tiếp cần
giữ trong suốt cuộc thoại. Để tạo ra ý nghĩa hàm ngôn, người ta sử dụng các từ
xưng hô không theo quy ước hoặc thay đổi cách xưng hô.
Ví dụ: Cách xưng hô mình/tớ của Chí Phèo với Thị Nở - người không có
quan hệ huyết thống hay gắn bó nào nhằm ngầm ý tăng cường quan hệ tình cảm
giữa 2 người: “hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” (Chí Phèo,
Nam Cao)
1.4.2. Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Sử dụng các hành động ngôn ngữ gián tiếp là cách phổ biến để tạo ý
nghĩa hàm ngôn
Ví dụ: Người mẹ nói với con gái của mình “trời sắp mưa rồi”, câu nói đó
không nhằm mục đích thông báo lại điều mà ai cũng biết là trời đang chuyển
mưa, điều mà người mẹ muốn truyền đạt là cái ngầm ý sau câu nói đó, tùy theo
ngữ cảnh mà ngầm ý có thể là (1) mang quần áo vào nhà đi, hoặc (2) mau vào
nhà kẽo trời mưa,….
1.4.3. Sự vi phạm các quy tắc lập luận

18


Đôi khi người nói đưa ra luận cứ để người nghe tự suy ra kết luận hoặc
ngược lại, đưa ra kết luận buộc người nghe tự suy ra luận cứ. Lập luận không
đầy đủ là một trong những cách tạo hàm ngôn thông dụng.
Ví dụ:

“Không có gì quý hơn độc lập tự do”
(Hồ Chí Minh)

Trong phát ngôn trên kết luận bị ẩn đi, nhằm tạo ra nghĩa ngầm ẩn: hãy
chiến đấu vì độc lập tự do.
1.4.4. Quy tắc lịch sự
Lịch sự là có thái độ nhã nhặn, lễ độ khi tiếp xúc phù hợp với quan niệm
phép tắc xã giao của xã hội. (Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên)
Nguyên tắc về phép lịch sự được nhà ngôn ngữ học G.N.Leech nghiên
cứu và đưa ra 6 phương châm sau đây: (dẫn theo Đỗ Hữu Châu, Đại cương
ngôn ngữ, tập 2, Ngữ dụng học)
(1) Phương châm khéo léo
a. Giảm thiểu tổn thất cho người (other)

b. Tăng tối đa lợi ích cho người
(2) Phương châm rộng rãi
a. Giảm thiểu lợi ích cho ta (self)
b. Tăng tối đa tổn thất cho ta
(3) Phương châm tán thưởng
a. Giảm thiểu sự chê bai đối với người
b. Tăng tối đa khen ngợi người
(4) Phương châm khiêm tốn
a. Giảm thiểu khen ngợi ta
b. Tăng tối đa sự chê bai ta
(5) Phương châm tán đồng
a. Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và người
19


b. Tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người
(6) Phương châm thiện cảm
a. Giảm thiểu ác cảm giữa ta và người
b. Tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người
Ví dụ: thành ngữ “nói mồm loa mép giải” là chỉ những người tham gia
hội thoại vi phạm phương châm lịch sự.
1.4.5. Quy tắc cộng tác hội thoại của Grice
Thông thường, để đảm bảo cuộc thoại diễn ra một cách bình thường và
đạt được kết quả thì các nhân vật tham gia hội thoại phải tuân thủ những
nguyên tắc cộng tác hội thoại.
Tuy nhiên, điều này không phải là tuyệt đối, trong một số trường hợp,
người nói vì muốn tuân thủ nguyên lý cộng tác này mà phải vi phạm nguyên lý
cộng tác khác, hoặc cũng có trường hợp, người nói cố tình vi phạm nguyên tắc
cộng tác hội thoại nhằm tạo ra những nghĩa ngầm ẩn trong giao tiếp.
Dựa theo quan điểm của Grice, Cao Xuân Hạo trong quyển Mấy vấn đề

ngữ âm – ngữ pháp – ngữ nghĩa có nói về nguyên tắc cộng tác hội thoại, bao
gồm 4 phương châm để thực hiện nguyên tắc như sau:
- Lượng:

(a) Hãy nói sao cho có nội dung đáng nói
(b) Đừng nói nhiều hơn cái nội dung đang nói
- Chất:
(c) Hãy nói đúng sự thật
(d) Đừng nói điều gì mình biết là không đúng
- Quan hệ: (e) Hãy nói vào đề
- Cách thức: (f) Hãy nói cho rõ, tránh cách nói rối rắm hay mơ hồ

20


1.5.

Chức năng của hàm ngôn

Trong giao tiếp hằng ngày, quan trọng hơn nghĩa hiển ngôn là phần nghĩa
hàm ngôn, ý nghĩa hàm ngôn chứa đựng nhiều thông tin mà nhiều khi nghĩa
hiển ngôn không thể truyền đạt được hết, có thể đó là một lời từ chối lịch sự,
hoặc cũng có thể là nói ra nhằm những mục đích khác nhau mà nghĩa hiển ngôn
không tiện nói ra, trừ các văn bản liên quan đến pháp lý, khoa học, văn bản báo
cáo, bài giảng ở nhà trường thì mới không hoặc ít dùng đến hàm ngôn. Dưới
đây là một số chức năng của ý nghĩa hàm ngôn
1) Vì lí do lịch sự, và những cấm đoán trong truyền thống.
Sử dụng hàm ngôn nhằm hạn chế, né tránh việc sử dụng từ ngữ sau đây:
-


Những từ ngữ trực tiếp xúc phạm đến thần linh
Từ chết (thay vào đó là sử dụng những từ có nghĩa bóng để thay thế cho từ này)
Tên các con thú dữ đáng sợ
Tên các bộ phận sinh dục và các hoạt động liên quan đến sinh dục
Tên các cơ quan bài tiết và những từ ngữ chỉ công năng bài tiết
2) Giữ thể diện cho người nghe
Muốn đạt được hiệu quả trong giao tiếp, đòi hỏi người nói phải quan tâm
đến việc giữ thể diện cho người nghe, không được đánh giá thấp, và cũng
không được đánh giá quá cao người nghe. Đánh giá thấp thì mất lòng, đánh giá
quá cao thì đôi khi lại bị hiểu là xúc phạm đến người nghe.
3) Người nói không nhận trách nhiệm về phát ngôn của mình

21


Khi sử dụng hàm ngôn, người nói bao giờ cũng có thể phủ nhận lại những
ẩn ý mà mình đã nói ra. Vì hàm ngôn là phần thông tin được người nghe tự suy
ý mà ra, nên nó dễ được người phát ngôn bác bỏ, phủ định ý mà mình đã nói.
4) Giễu cợt, trêu chọc
Ngoài những chức năng trên, hàm ngôn còn có tác dụng giễu chợt, trêu
chọc người nghe. Hàm ngôn làm cho những hành động đó tác động sắc bén hơn
đến người nghe và khiến cho người nghe cảm thụ một cách thấm thía hơn.
1.6. Hành động ngôn ngữ
1.6.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ (hành vi ngôn ngữ, hành
động phát ngôn)
Vượt ra ngoài quan niệm tĩnh trạng ngôn ngữ của nhiều nhà ngôn ngữ học đi
trước, J.L.Austin đã tìm ra một lí thuyết hoàn toàn mới và nó đã trở thành
xương sống cho ngữ dụng học – đó là lí thuyết về hành động ngôn ngữ (hành vi
ngôn ngữ, hành động phát ngôn) được J.L.Austin trình bày trong công trình
How to things with words (nói là làm).

Khi người nói (người viết) tạo ra một phát ngôn cho người nghe (người đọc)
trong một ngữ cảnh, hoàn cảnh giao tiếp (cụ thể) là khi đó người nói (người
viết) đã thực hiện một hành động ngôn ngữ. Hành động ngôn ngữ được thực
hiện nhờ phương tiện là ngôn ngữ, như các hành động hỏi, yêu cầu, đề nghị,
hứa, xin lỗi, cảm ơn, mỉa mai, châm biếm …
Thông qua hành động ngôn ngữ, người nói (người viết) làm thay đổi trạng
thái, tâm lý, hành động của người nghe (người đọc), thậm chí của cả người nói

22


(người viết). Hành động ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong hoạt động giao tiếp
của con người.
1.6.2. Phân loại hành động ngôn ngữ
Theo quan điểm của J.L.Austin, ông chia hành động ngôn ngữ thành ba
loại: (1) hành động tạo lời, (2) hành động mượn lời, và (3) hành động ở lời.
(1) Hành động tạo lời: là hành động sử dụng các yếu tố và quy tắc ngôn ngữ để tạo
ra phát ngôn về hình thức và nội dung.
(2) Hành động mượn lời: là hành động dùng phát ngôn để tạo ra một hiệu quả
ngoài ngôn ngữ ở các nhân vật giao tiếp.
(3) Hành động ở lời: là hành động mà người nói thực hiện ngay trong lời nói của
mình. Ví dụ như các hành động ngôn ngữ kể, tả, hỏi, yêu cầu, đề nghị, khen,
chê, chào, hỏi, hứa, ra lệnh,…
Ví dụ: Nam học giỏi quá
- Hành động tạo lời: Chủ ngữ (Nam) + Vị ngữ (học giỏi quá)
- Hành động mượn lời: Nam nghe thấy rất vui, phấn khởi
- Hành động ở lời: khen
J.L.Austin đã đưa ra 5 tiêu chí để phân loại hành động ngôn ngữ.
-


Lớp phán xét: miêu tả, phân tích, kể, đánh giá, nêu đặc điểm,…
Lớp hành xử: ra lệnh, chỉ huy, bổ nhiệm, kết án, tuyên bố, cảnh báo,…
Lớp cam kết: hứa, thề, bảo đảm, thỏa thuận,…
Lớp ứng xử: xin lỗi, khen, chê, chia buồn, phê phán, thách thức,…
Lớp bày tỏ: khẳng định, phủ định, giải thích, bác bỏ, minh họa,…
1.6.3. Hành động mỉa mai, châm biếm
- Mỉa mai: là từ thuần Việt, từ này được phái sinh từ từ “mỉa”.

23


Hoàng Phê định nghĩa định nghĩa Mỉa: “giễu cợt bằng cách nói cạnh khóe
hoặc nói ngược lại điều mà ai cũng thấy rõ”, còn mỉa mai: “Mỉa bằng cách nói
ngược lại với ý mà mình muốn cho người ta hiểu”
- Châm biếm là từ Hán Việt, mỗi tiếng đều có nghĩa riêng:
Châm: “cái kim khâu, cái kim để tim người ốm”
Biếm: “cái kim bằng đá. Ngày xưa có một khoa chữa bệnh, dùng kim đá
tiêm vào da thịt gọi là biêm. Nay mượn dùng làm lời nói bóng về sự khuyên
ngăn điều lầm lỗi nhau, như châm biêm 針砭 (can ngăn)”
Châm biếm: (1) dùng cây kim hoặc đá nhọn tim vào da thịt dùng để chữa
bệnh, (2) khuyên ngăn điều lầm lỗi
(theo: Từ điển Thiều Chửu – Hán Việt tự điển, nxb Đà Nẵng, 2005)
Theo định nghĩa của Hoàng Phê trong Từ điển tiếng Việt (2011), châm biếm
là: “chế giễu một cách hóm hỉnh nhằm phê phán”
Liên hệ với lí thuyết hành động ngôn ngữ, khi nói mỉa, nói châm biếm là
người nói đã không tuân thủ phương châm về chất, do đó có chứa hàm ngôn.
Tóm lại, hành động mỉa mai, châm biếm thật ra cũng là một lối dùng nghĩa
bóng gần với hàm ngôn hội thoại.
1.7.


Quan điểm của niên luận

Trong bài niên luận, chúng tôi hiểu hàm ngôn là phần nội dung ngầm ẩn
đối lập với hiển ngôn. Để suy ra được nghĩa hàm ngôn, thì phải dựa vào nghĩa
hiển ngôn và sự suy luận của người nghe (người đọc).
24


CHƯƠNG 2:
HÀM NGÔN VÀ HÀNH ĐỘNG MỈA MAI, CHÂM BIẾM
KHẢO SÁT TRÊN CỨ LIỆU TIẾNG VIỆT
2.1.

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM

Truyện cười dân gian Việt Nam là một kho tàng chứa đựng cái hài thâm
thúy của nhân dân Việt Nam, sử dụng tiếng cười làm phương tiện để mỉa mai,
châm biếm, đả kích những cái xấu xa, bên cạnh đó còn giúp mọi người được
giải trí.
Nhằm làm sáng tỏ các đặc tính cơ bản và tác dụng của hàm ngôn trong việc
tạo tiếng cười thâm thúy, chúng tôi đã chọn ra một số truyện cười dân gian Việt
Nam tiêu biểu để phân tích (khảo sát trên tài liệu: Truyện cười dân gian Việt
Nam, tác giả: Kim Khánh). Kết quả phân tích hàm ngôn của các truyện cười
khác mà chúng tôi khảo sát được thể hiện trong BẢNG 2.1
(1) TỰ TỬ BẰNG BÚN RƯỢU3
Người nọ có tính hay ăn quà vặt, vợ tần tảo buôn bán dành dụm được tiền, anh
thường lấy trộm ra quán đánh chén. Vợ giận lắm khóc hết nước mắt. Anh ta
không thương vợ, lại sửng cổ dọa là tự tử.
-


Cứ như thế này thì sống làm sao được. Tôi sẽ chết cho bà sống một mình…
Vợ cáu lên:

-

Ừ, chồng con như thế thì uống dấm thanh, ăn lá ngón mà chết quách đi cho
rồi!
3 Kim Khánh, Truyện cười dân gian Việt Nam, tr25
25


×