Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

VỀ đổi mới CÔNG tác đào tạo, NGHIÊN cứu lý LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG điều KIỆN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.08 KB, 11 trang )

VỀ ĐỔI MỚI CƠNG TÁC ĐÀO TẠO,
NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
Đinh Ngọc Thạch*

1. Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong đào tạo,
nghiên cứu lý luận chính trị hiện nay
Cơng tác lý luận nói chung, đào tạo, nghiên cứu lý luận
chính trị nói riêng đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội, góp
phần vào q trình ổn định xã hội, đồng thuận về tư tưởng, đấu
tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ chế độ, tham mưu, hiến
kế cho Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định đường lối phát triển
đất nước, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế. Đội ngũ làm cơng tác lý luận là những người tiên phong trong
việc phổ biến thế giới quan khoa học và lý tưởng dân chủ, nhân văn,
sáng tạo nên nhiều sản phẩm có giá trị, được xã hội thừa nhận, đánh
giá tích cực.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đáng khích lệ, phải
thừa nhận một cách thẳng thắn rằng cơng tác lý luận còn nhiều bất
cập, chất lượng giảng dạy và học tập các mơn lý luận chính trị trong
các trường đại học, cao đẳng đang có dấu hiệu suy giảm, cơng tác
định hướng, tổ chức, quản lý chưa đáp ứng tốt những đòi hỏi của sự
nghiệp đổi mới, chưa thực sự tạo sự kết nối giữa người giảng và
người học, giữa những nội dung trong sách với cuộc sống, giữa lý
luận và thực tiễn.
Những mâu thuẫn và bất cập trong chương trình, giáo trình,
đội ngũ giảng viên các mơn lý luận chính trị ngày càng trở nên gay
*

PGS. TS. Giám đốc Trung tâm Lý luận chính trị, ĐHQG.HCM


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

45


gắt. Thứ nhất, nhu cầu xã hội đối với vấn đề phát triển tư duy lý
luận nước nhà trong điều kiện mới và sự “giảm tải” chương trình và
nội dung các mơn lý luận chính trị. Do hiểu sự giảm tải theo nghĩa
giản đơn nên trong sáu năm qua (từ năm 2008) nhiều nội dung cần
thiết đối với sự phát triển tư duy lý luận đã bị cắt bỏ trong giáo
trình, nhất là giáo trình về chủ nghĩa Mác – Lênin, nguy cơ dẫn đến
hệ quả xã hội khơng lường trước, và về lâu về dài có thể ảnh hưởng
tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống. Đối với giáo trình Tư tưởng
Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam, khá nhiều vấn đề mới chưa được cập nhật, làm cho nội dung
trở nên khơ khan, cách tiếp cận còn cứng nhắc, nên khơng “truyền
lửa” đến cho người học thơng qua những chất liệu thực tiễn sử dụng
trong giảng dạy. Thứ hai, tính mở, tính sáng tạo khơng ngừng của
chủ nghĩa Mác – Lênin và một số biểu hiện của tính “khép kín” và
cơng thức hóa một cách máy móc nội dung của chủ nghĩa Mác –
Lênin trong giáo trình. Giáo trình đang sử dụng còn mang nặng tính
giáo huấn, thiếu tính đối thoại, gợi mở, xuất phát từ khối lượng mơn
học và phương pháp tiếp cận mơn học. Sự “chật chội” về khối lượng
kiến thức cần giảng dạy khiến cho sinh viên khơng có cơ hội mở
rộng kiến thức, tự nghiên cứu, mà chỉ việc nghe, ghi, học thuộc vài
nội dung trọng điểm và trả bài, vì thế khả năng đối thoại, tranh luận
hầu như bị triệt tiêu, chỉ còn khả năng tiếp nhận thơng tin một chiều.
Thứ ba, nhu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận
chính trị và tình trạng thả nổi chất lượng do thiếu một hệ thống đánh
giá thống nhất, thiếu cơ chế sàng lọc, thẩm định thực sự hiệu quả về

đội ngũ, cũng như những bất cập trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ.
Trách nhiệm này chắc hẳn khơng hồn tồn thuộc về các nhà giáo,
mà do tác động của điều kiện xã hội, một phần do cơ chế, với những
quy định chưa thỏa đáng, khiến cho sự say mê sáng tạo của nhà giáo
bị suy giảm, còn người học thì thiếu hứng thú. Thứ tư, mâu thuẫn
giữa nhu cầu xem xét một cách khoa học, hay nói như Lênin, một
cách “có văn hóa” tồn bộ tinh hoa tinh thần của nhân loại, với lối
tư duy “phân tuyến” một cách cứng nhắc. Do lối tư duy phân tuyến
này mà di sản văn hóa của nhân loại, các tư tưởng, học thuyết trước
khi chủ nghĩa Mác ra đời và các khuynh hướng triết học, chính trị,
kinh tế phương Tây hiện đại (hiểu theo nghĩa ngồi mácxít) hầu như
khơng được đề cập trong chương trình giảng dạy và học tập, hoặc
tuy có giới thiệu sơ lược, nhưng khơng được đánh giá xác đáng,

46

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


khoa học. Việc thiếu tiếp xúc một cách khách quan, nghiêm túc với
tinh hoa văn hóa nhân loại trong lịch sử và các dòng tư tưởng triết
học phương Tây đương đại vơ hình chung đã làm nghèo tư duy lý
luận nước nhà, khơng đáp ứng được q trình đổi mới tư duy, hội
nhập quốc tế. Thứ năm, khoảng cách khó san lấp giữa đào tạo
chun sâu và khả năng vận dụng vào giảng dạy khơng chun,
khiến cho nhiều khối kiến thức bị lãng phí. Sở dĩ có tình trạng đó là
vì trong đào tạo khơng chun vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi, nhiều
cơ sở đào tạo quan niệm đồng nhất đào tạo các mơn khoa học Mác –

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam với những mơn chính trị – đó là quan niệm
chưa thực sự xác đáng, cần xem xét lại từ góc độ tổ chức, quản lý và
nghiên cứu, đào tạo. Cần phân biệt định hướng chính trị với cách
hiểu theo lối thuần túy chính trị đối với các mơn lý luận chính trị
(theo cách gọi cơ đọng ba mơn học này).
Còn nhiều vấn đề cần trao đổi nữa về “gót chân Achille”
trong đào tạo, nghiên cứu lý luận chính trị hiện nay. Tình hình thế
giới và trong nước đang nảy sinh những vấn đề hết sức phức tạp,
nhưng chưa thể xử lý ngay được, chưa cập nhật vào hệ thống quan
điểm cần “giáo khoa hóa”, hoặc chưa tìm ra những lời đáp và hướng
giải quyết thuyết phục, trong số đó có những “điểm nóng” tác động
đến sự tồn vong của chế độ chính trị ở nước ta, các vấn đề mang
tính tồn cầu. Mơi trường dân chủ và tự do có định hướng cho cơng
tác nghiên cứu lý luận chưa được phát huy đúng mức. Một bộ phận
làm cơng tác giảng dạy và nghiên cứu lý luận ngại đụng chạm
những vấn đề gai góc, và đó là lý do của sự thiếu vắng những cơng
trình mang tính đột phá, những gợi mở thực sự tâm huyết, những
hiến kế có giá trị cho q trình đổi mới cơng tác giảng dạy và
nghiên cứu khoa học lĩnh vực này. Cơng tác quản lý và định hướng
phát triển tư duy lý luận, nhất là trong lĩnh vực đào tạo lý luận chính
trị trong các trường đại học, cao đẳng còn lúng túng, trước hết là
lúng túng về lựa chọn mơ hình và phương thức tổ chức, khiến cho
chất lượng đào tạo ngày càng bị đặt thành vấn đề, sự quan tâm của
xã hội có dấu hiệu suy giảm.
Xã hội đang đặt ra cho cơng tác lý luận và đào tạo, bồi
dưỡng, nghiên cứu lý luận chính trị nhiều thách thức mới, mà việc
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

47



giải quyết chúng đòi hỏi khơng chỉ sự nỗ lực, mà cả ý thức vượt qua
những bất cập về cơ chế, sự phản tỉnh cá nhân và thiên chức nghề
nghiệp của đội ngũ. Để tạo nên những đột phá trong cơng tác lý luận
nói chung, lý luận chính trị nói riêng trong các trường đại học, cao
đẳng, các cơ sở đào tạo, phù hợp với đường lối đổi mới căn bản,
tồn diện giáo dục và đào tạo, cần đánh giá thực chất vấn đề đang
phát sinh, từ đó đưa ra những giải pháp đồng bộ, tồn diện nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu lĩnh vực này.
2. Phát huy sức mạnh hệ thống của ĐHQG.HCM và phối
hợp với các nhà giáo – nhà khoa học cả nước nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo, nghiên cứu lý luận chính trị
Là hệ thống đa ngành, đa lĩnh vực, với 06 trường đại học
thành viên, 01 khoa trực thuộc, 4 viện chiến lược, trên 30 trung tâm
nghiên cứu và dịch vụ, ĐHQG-HCM chiếm vị trí dẫn đầu trong hệ
thống các trường đại học phía Nam về việc nghiên cứu lý luận nói
chung, nghiên cứu và đào tạo lý luận chính trị nói riêng. Đội ngũ
những người làm cơng tác đào tạo lý luận chính trị tại ĐHQG-HCM
đang tỏ ra có ưu thế về chất lượng và số lượng so với nhiều cơ sở
đào tạo đại học phía Nam, với khoảng 72 giảng viên, trong đó tất cả
đạt trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, có nhiều nhà giáo – nhà khoa học đang là
cán bộ đầu ngành trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Trung tâm Lý luận chính trị trực thuộc ĐHQG-HCM (ra đời
vào năm 2009) cùng với chức năng tham mưu cho lãnh đạo ĐHQGHCM về cơng tác lý luận, đã đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ
chức, điều hành hoạt động giảng dạy, học tập và đánh giá chất
lượng đào tạo các mơn lý luận chính trị tại 4 trường ĐH và 01 khoa
trực thuộc ĐHQG-HCM, phối hợp với các đơn vị khác tiến hành
kiểm tra, đánh giá năng lực đội ngũ giảng viên, thống nhất chương
trình, điều tiết kế hoạch, hình thành dụ án phát triển đội ngũ trong

tồn ĐHQG-HCM, chủ động liên kết với các trường đại học và các
địa phương trong đào tạo, tổ chức các lớp bồi dưỡng chun đề về
nội dung mới của các mơn học, về phương pháp, kỹ năng và kinh
nghiệm giảng dạy, nghiên cứu cho đội ngũ giảng viên. Nhờ phát
huy sức mạnh hệ thống, cơng tác đào tạo và nghiên cứu lý luận
chính trị tại ĐHQG-HCM đã đạt được những kết quả nhất định,
khơng chỉ tạo nên hiệu ứng tích cực từ người học, mà còn cung cấp

48

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


cho xã hội những kết quả nghiên cứu có chiều sâu, có tính cập nhật,
phù hợp với đường lối đổi mới.
Trong hơn 6 năm qua, ĐHQG.HCM đã tổ chức 3 hội thảo
khoa học cấp quốc gia, 6 hội thảo cấp ĐHQG, hàng loạt hội thảo và
tọa đàm khoa học cấp trường, tham gia nhiều hội thảo, tọa đàm khác
do Ban Tun giáo Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức,
đề cập đến cơng tác lý luận, hoặc liên quan trực tiếp đến cơng tác lý
luận và đào tạo lý luận chính trị. Nổi bật trong số đó là Hội thảo
khoa học tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị
về những vấn đề cấp bách trong cơng tác lý luận, Hội thảo khoa học
về sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại ngày nay,
Tọa đàm báo cáo và kiến nghị với đồn cơng tác của Ban Tun
giáo Trung ương về cơng tác lý luận và đào tạo lý luận chính trị tại
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Từ kết quả của các cuộc hội thảo khoa học và tọa đàm, trên

cơ sở Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, tồn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày
4/11/2013), Hướng dẫn số 127 HD/BTGTW (ngày 30/6/2014) của
ban Tun giáo Trung ương và Nghị quyết số 37/NQ-TW (ngày
09/10/2014) của Bộ Chính trị, chúng tơi đề xuất hướng tiếp cận và
giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác lý luận và đào tạo lý luận
chính trị trong các trường đại học, cao đẳng nói chung, tại ĐHQGHCM nói riêng:
Thứ nhất, thay đổi phương thức quản lý, tổ chức giảng dạy
và học tập các mơn lý luận chính trị nhằm phát huy tối đa năng lực
đội ngũ tại các cơ sở đào tạo, nhất là các cơ sở đào tạo lớn, khắc
phục những bất cập trong việc tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu
hướng dẫn đối với các mơn lý luận chính trị. Cần có sự phối hợp
chặt chẽ giữa Ban Tun giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung
ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo với các viện, học viện, các trường đại
học, cao đẳng trong biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo,
bồi dưỡng lý luận chính trị.
Chúng tơi nhận thấy, có nhiều ngun nhân dẫn đến giảm sút
chất lượng giáo trình các mơn lý luận chính trị, song một trong
những ngun nhân cơ bản là thiếu tính cạnh tranh, thiếu sự phối
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

49


hợp giữa các nhà giáo – nhà khoa học trong cả nước, kể cả một số
trường hợp thiếu bản lĩnh tiếp cận cái mới trong q trình biên soạn.
Cách đây hơn 6 năm, trước khi giáo trình “tích hợp” được cơng bố,
ban biên tập đã gửi bản thảo đến các đơn vị và cá nhân để xin ý
kiến, nhưng thực ra sự góp ý chỉ mang tính hình thức; hơn nữa,
nhiều góp ý, gợi mở có tâm huyết, có tính thuyết phục về mặt khoa

học đã khơng được tiếp thu đúng mức. Thay đổi phương thức đào
tạo nên bắt đầu từ phương thức tổ chức biên soạn giáo trình, tranh
thủ sự hiến kế từ các cơ sở đào tạo lớn và quy tụ các nhà giáo – nhà
khoa học có uy tín thực sự. Bên cạnh đó, theo tinh thần Hướng dẫn
127 của Ban Tun giáo Trung ương, cần tính đến đặc thù của các
lĩnh vực đào tạo tại cơ sở (các khối khoa học khác nhau) để đưa
những nội dung chun biệt hóa vào giáo trình trên nền chung của
bộ khung chuẩn, có sự thẩm định của các chun gia khoa học
chun biệt. Phân cấp quản lý trong đào tạo lý luận chính trị chính
là khắc phục những yếu kém của cơ chế, để các nhà giáo – nhà khoa
học tự tin và n tâm hơn trong sáng tạo khoa học, thể hiện tâm
huyết của mình trên giảng đường, góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy và học tập các mơn lý luận chính trị.
Thứ hai, đổi mới nội dung giáo trình theo hướng cập nhật,
hiện đại, đảm bảo thống nhất tính khoa học và định hướng chính trị,
kể cả việc vượt qua cách tiếp cận đã từng tồn tại từ những năm 30
của thế kỷ XX đến nay mà khơng còn phù hợp nữa, trở thành sức
nặng của “quả núi” truyền thống đối với những mối quan tâm hiện
tại, trong đó điển hình nhất là cách tiếp cận về những vấn đề của
lịch sử tư tưởng, vốn q nặng về sự phân tuyến cứng nhắc, khơng
chú trọng cách tiếp cận giá trị mà C. Mác từng nêu ra1. Cùng với
việc xem di sản của q khứ từ cách tiếp cận giá trị, trong bài viết
“Ngày 18 tháng Sương mù của Lui Pơnapác” C. Mác từng lưu ý:
“Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên
đầu óc những người đang sống”2. Thái độ có văn hóa đối với q
khứ đòi hỏi thực hiện sự “lọc bỏ” biện chứng các yếu tố của nó để
tiếp cận một cách thành cơng những vấn đề mới của thời đại mà
khơng làm mất đi nguồn cội. Mặt khác, bản thân những vấn đề của
1


xem C. Mác và Ph. Ăngghen, Tồn tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.
156 - 157
2
C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập; t.8; Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 145

50

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


ngày hơm qua cũng cần được nhận thức lại, để khơng bị rơi vào tình
trạng lạc hậu, cực đoan, một chiều dưới ánh sáng của trí tuệ lồi
người trong thế kỷ XXI, thành quả khoa học, cơng nghệ và những
vấn đề mới phát sinh trong đời sống xã hội. Giáo trình “tích hợp”
mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, tức giáo trình “trả lại” tên gọi cho
các học phần triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội
khoa học, khơng thể biên soạn theo lối lắp ghép cơ học, khiên
cưỡng như vừa qua, mà cần đảm bảo tính xun suốt, thống nhất
hữu cơ các bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời
mang trên mình hơi thở và những thơng điệp của thời đại, của đất
nước. Muốn như vậy cần tiến hành trao đổi nghiêm túc giữa những
người có trách nhiệm trực tiếp về phương thức và nội dung giáo
trình cần biên soạn, phân biệt phần giảng, phần sinh viên tự đọc (có
đánh giá kết quả) và phần phụ lục, để có thể bao qt được những
vấn đề cơ bản và mở rộng trong chương trình, phân biệt khung
chương trình chung và sự cụ thể hóa nó gắn với đặc thù của các
trường đại học, cao đẳng.
Thứ ba, tăng cường, khuyến khích sự tương tác tích cực giữa

giảng viên với người học, dành cho người học (học viên, sinh viên)
quyền lực mềm trong đánh giá chất lượng và phương pháp giảng dạy
của giảng viên ở mức độ phù hợp. Thơng qua kênh đánh giá đó
giảng viên thực hiện tự điều chỉnh phương pháp và bồi dưỡng trình
độ chun mơn, trau dồi bản lĩnh chính trị và sự nhạy bén trong việc
xử lý các tình huống đặt ra, làm chủ giảng đường bằng chính năng
lực và sự trải nghiệm của mình. J. Dewey đã xác đáng khi cho rằng
người học ngày nay khơng còn là “tờ giấy trắng” như J. Locke hình
dung vào thế kỷ XVII, mà đã “tự tích lũy” năng lực cuộc sống ngay
từ những bước đi đầu tiên; năng lực ấy cần được kích thích, cần
được “phát hiện lại” trong suốt q trình học tập, hướng đến mục
tiêu có ích3.
Thứ tư, đổi mới nghiên cứu khoa học phục vụ cho đào tạo lý
luận chính trị, đặc biệt là đào tạo chun ngành, phù hợp với quan
điểm của Đảng về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo.
Muốn như vậy, cần hình thành những nhóm nghiên cứu mạnh, hay
3

xem J. Dewey. Dân chủ và giáo dục; Phạm Anh Tuấn dịch; Nxb Tri thức, Hà Nội,
2008, tr. 78 – 92

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

51


nghiên cứu trọng điểm, và tổ chức định kỳ các lớp bồi dưỡng chun
sâu dành giảng viên trẻ. Chính các nhóm nghiên cứu mạnh sẽ tạo nên
những cơng trình chất lượng cao, khơng chỉ gợi mở những vấn đề mới,
cung cấp chất liệu và định hướng tư tưởng cho giảng dạy, học tập, mà

còn góp phần phát triển tư duy lý luận nước nhà. Đối với vấn đề bồi
dưỡng đội ngũ, có thể thấy rằng, việc tập hợp, liên kết các nhà giáo –
nhà khoa học trình độ cao và giàu kinh nghiệm trong nước để mở các
lớp chun đề nâng cao dành cho giảng viên trẻ tại các cơ sở đào tạo là
nhu cầu cấp bách nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị,
khắc phục tình trạng hụt hẫng khi số lượng các nhà khoa học đầu
ngành ngày càng ít đi, trong khi đội ngũ kế thừa cần có giá đỡ về
chun mơn, phương pháp và bản lĩnh chính trị.
Thứ năm, chuẩn hóa đội ngũ phù hợp với u cầu của sự
nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đối với đội ngũ giảng viên, sự chuẩn hóa thể hiện ở chun ngành
đào tạo và sử dụng đúng chun ngành trong giảng dạy, nó cần
được thẩm định khơng chỉ thơng qua đề cương và giáo án, mà còn
thơng qua các cơng trình nghiên cứu chun ngành. Sự chuẩn hóa
cần được thống nhất ở tầm quốc gia, với bộ khung chung cho các
đơn vị đào tạo đội ngũ, thực hiện q trình sàng lọc nghiêm minh cả
đầu vào và đầu ra, tránh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, chụp
giựt trong đào tạo chun ngành giữa các cơ sở đào tạo. Thực hiện
“chính danh” trong q trình chuẩn hóa đội ngũ, thơng qua đánh giá
thực chất năng lực chun mơn, ngoại ngữ và tin học, đảm bảo lành
mạnh hóa mơi trường đào tạo sau đại học là điều kiện quan trọng để
nâng cao chất lượng đội ngũ, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo và
nghiên cứu khoa học về lý luận chính trị. Sẽ là lực cản khơng nhỏ
đối với sự phát triển tư duy lý luận nếu tình trạng vàng thau lẫn lộn,
thiếu minh bạch và thả nổi chất lượng đào tạo đội ngũ vẫn tồn tại.
Thứ sáu, phát huy hơn nữa mơi trường dân chủ và tự do có
định hướng cho cơng tác nghiên cứu lý luận; tơn trọng tính sáng tạo
của nhà giáo – nhà khoa học, khơng vội vàng quy chụp “chệnh
hướng” đối với những quan điểm “khơng chính thống”, những
thơng tin mới, chưa được nêu trong sách giáo khoa và chưa được

cập nhật trong các văn bản của Đảng, Nhà nước; khuyến khích việc
nghiên cứu các vấn đề bức xúc về cơng tác lý luận đang đặt ra trong

52

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


bối cảnh hiện nay, mở rộng tranh luận học thuật, khắc phục cả chủ
nghĩa giáo điều, chủ nghĩa cơ hội, cải lương lẫn chủ nghĩa khơng
tưởng và phiêu lưu chính trị, nghĩa là khắc phục các biểu hiện cực
đoan trong nghiên cứu khoa học phục vụ cho đào tạo lý luận chính
trị.
Thứ bảy, nghiên cứu mới về kinh điển của chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, rút ra giá trị, ý nghĩa và bài học đối
với q trình đổi mới đất nước hiện nay, vận dụng những chất liệu
tư tưởng sinh động ấy vào q trình nghiên cứu, giảng dạy, học tập
lý luận chính trị. Nghiên cứu kinh điển khơng phải để “kinh điển
hóa” đầu óc của người nghiên cứu, mà là để rút ra những vấn đề bổ
ích cho hơm nay. Hiện tại đã có khá nhiều cơng trình tìm hiểu kinh
điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở nhiều
khía cạnh, nhiều cách tiếp cận khác nhau, song điều cần thiết là
cùng với việc nhấn mạnh yếu tố định hướng và tính chuẩn mực
trong hệ thống tư tưởng đồ sộ ấy, cần đặt nó vào hệ quy chiếu của
thực tiễn ln biến đổi để chứng minh sức sống của nó. Chỉ có như
vậy sự nghiên cứu mới khơng rơi vào tình trạng nhàm chán, mang
nặng tính giáo huấn, lấn át tính khoa học.
Thứ tám, chú trọng nghiên cứu sâu các tư tưởng, học thuyết,

quan điểm ngồi mác xít, tăng cường đối thoại với những người làm
cơng tác này ở nước ngồi thơng qua các cuộc hội thảo, tọa đàm,
tránh sự dị biệt q xa về tư duy lý luận, tiếp thu tinh hoa tư tưởng
của nhân loại, góp phần phát triển hơn nữa lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin trong điều kiện mới. Cần xây dựng và thực hiện
chương trình trao đổi quốc tế đối với đội ngũ làm cơng tác lý luận
nói chung và lý luận chính trị nói riêng.
C. Mác, V. I. Lênin, Hồ Chí Minh là mẫu mực của sự kết hợp
cách tiếp cận thế giới quan – tri thức và cách tiếp văn hóa – giá trị
trong đánh giá tư tưởng của q khứ và tư tưởng ngồi mácxít hiện
đại. Thái độ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Bertrand Russell và
Jean Paul Sartre là minh chứng cho phong cách tư duy trong văn
hóa chính trị Hồ Chí Minh. Phong cách ấy cần được kế thừa trong
xem xét, đánh giá các học thuyết ngồi mácxít. Bertrand Russell là
đại diện của khuynh hướng thực chứng – khoa học trong triết học
phương Tây ngồi mácxít thế kỷ XX dưới tên gọi chủ nghĩa thực
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

53


chứng mới, còn Jean Paul Sartre đại diện cho khuynh hướng phi duy
lý – nhân bản, người phát ngơn của chủ nghĩa hiện sinh tại Pháp, cả
hai đều là đối thủ tư tưởng của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Nhưng họ lại là những người đồng sáng lập Tòa án quốc tế, xét xử
tội ác chiến tranh xâm lược, kêu gọi vãn hồi hòa bình ở Việt Nam.
Chính vì thế mà Bác Hồ thay mặt tồn thể nhân dân Việt Nam viết
thư cảm ơn “cụ Rátxen và ơng Sáctơrơ” vì những hoạt động chính
trị tích cực, đấu tranh cho hòa bình, chia sẻ những đau thương, mất
mát với nhân dân ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chủ

quyền và tồn vẹn lãnh thổ4. Trong thời đại hiện nay rất cần cách
tiếp cận như thế trong việc tìm hiểu các khuynh hướng triết học
ngồi mácxít, và giới thiệu nó một cách phù hợp trong các giáo trình
lý luận chính trị để tránh sự đơn điệu về nội dung và một chiều
trong đánh giá vấn đề.
Thứ chín, tăng ngân sách đầu tư cho cơng tác lý luận chính
trị, trong đó có bốn hướng đầu tư chủ yếu: đầu tư cho con người,
cho phát triển đội ngũ; đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đào tạo và
bồi dưỡng; đầu tư cho đổi mới phương thức tổ chức và quản lý; đầu
tư cho cơ sở vật chất. Chẳng hạn, cùng với việc tiếp tục duy trì kinh
phí ổn định cho cơng tác thực tập, thực tế và tập huấn theo Quyết
định 494, ĐHQG.HCM đang hướng đến việc cơng bố một nghị
quyết chun về nghiên cứu, đào tạo lý luận chính trị nhằm phát
huy sức mạnh của đội ngũ nhà giáo – nhà khoa học tồn hệ thống,
gồm Trung tâm Lý luận chính trị và các khoa, bộ mơn chun và
khơng chun ngành tại các trường thành viên. Việc đầu tư cho
nghiên cứu khoa học khơng chỉ phục vụ cho đào tạo, mà còn hướng
đến mục tiêu phát triển tư duy lý luận, phát triển bền vững về kinh
tế, chính trị, xã hội, gắn với phát triển ở tầm vĩ mơ và phát triển
vùng.
Thứ mười, kiến nghị xây dựng Tạp chí về cơng tác lý luận
(phía Bắc và phía Nam), tạo điều kiện cho các nhà giáo cơng bố các
cơng trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tư duy lý luận, cũng
như thơng báo khoa học, trao đổi ý kiến về các vấn đề của khoa học
xã hội và nhân văn. Hiện nay hệ thống viện và các trường thuộc sự
4

Xem Hồ Chí Minh. Tồn tập, t. 15; Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 200, 338,
339.


54

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


quản lý của Đảng đang có các tạp chí trải đều từ bắc đến nam.
Nhiều trường đại học cũng đã có các tạp chí (chỉ số ISSN), song lại
sử dụng cho nhiều ngành. Trong bối cảnh đó, việc cho ra đời một
tạp chí dành cho đội ngũ giảng viên lý luận chính trị và các nhà
nghiên cứu lý luận là nhu cầu cấp bách và thực tế. Đó cũng là một
trong những điều kiện của việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào
tạo và nghiên cứu lý luận chính trị.
3. Thay lời kết
C. Mác từng nhấn mạnh: “Bản thân nhà giáo dục cũng cần
phải được giáo dục”5. Chúng tơi hiểu mệnh đề đó khơng theo cách
mà C. Mác dùng để đánh giá các nhà triết học thời trước, mà là từ
sự cần thiết thay đổi một triết lý giáo dục đã định hình suốt mấy
thập niên qua tại Việt Nam. Nhà giáo dục cần được thường xun
bồi dưỡng, tái đào tạo để khơng ngừng hồn thiện chun mơn và
bản lĩnh chính trị, có thể giải đáp cho người học những vấn đề của
thực tiễn và lý luận một cách thuyết phục, chứ khơng chỉ dựa trên
những bản thiết kế tư duy đã định sẵn từ năm này sang năm khác.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, tồn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày
4/11/2013) chỉ rõ: “Chuyển mạnh q trình giáo dục từ chủ yếu
trang bị kiến thức sang phát triển tồn diện năng lực và phẩm chất
người học. Học đi đơi với hành; lý luận gắn liền với thực tiễn…Đổi
mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt…”

Đổi mới ngay lập tức nội dung và phương pháp tiếp cận
trong các mơn khoa học Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều khơng
thể, bởi lẽ khái niệm đổi mới cần được hiểu một cách thấu đáo,
nhằm tránh những biểu hiện cực đoan trong việc đào tạo và nghiên
cứu lý luận chính trị. Đổi mới là một q trình khơng đơn giản, đòi
hỏi sự cẩn trọng, nghiêm túc, chiều sâu tư duy lý luận, tính đến
những điều kiện hiện có và xu hướng vận động của đất nước, những
biến đổi của thế giới. Song, đó là đòi hỏi cấp thiết và chính đáng của
xã hội, là cơng việc khơng thể trì hỗn.
5

C. Mác và Ph. Ăngghen. Tồn tập, t. 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 10

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

55



×