Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

Bài thuyết trình Kĩ năng kĩ xảo trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.85 KB, 23 trang )

Bài thuyết trình
kĩ năng, kĩ xảo trí tuệ


Các nội dung báo cáo
Phát hiện và bồi dưỡng HS có năng khiếu ở tiểu học và giúp đỡ các em khó học

Sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo

Sự phát triển trí tuệ


3.3 Sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo
3.3.1 Các kĩ năng, kĩ xảo, thói quen:
1) Kĩ năng, kĩ xảo
*Khái niệm:
-Kĩ năng là sự vận dụng tri thức vào thực hiện một hành động.
-Kĩ xảo là hành động được cũng cố và tự động hóa nhờ luyện tập.
*Ví dụ:
Một số kĩ năng thường gặp trong cuộc sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ nãng viết ch
ữ đẹp, kĩ năng sống, Người giáo viên cần có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, Gi
áo viên cần có kĩ năng hợp tác trong dạy học ……..
Kĩ xảo: dân quê rất thành thạo việc đi cầu khỉ, tập chạy xe đạp…..


Các quy luật hình thành kĩ xảo
*Khi hình thành kĩ xảo cho học sinh tiểu học, cần chú ý đến các quy luật hình thành kĩ xả
o:
-Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều:
+Có những loại kĩ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ nhanh sao đó chậm dần.
+Có những loại kĩ xảo khi mới bắt đầu luyện tập thì sự tiến bộ chậm ,nhưng đến một giai


đoạn nào đó nó lại tăng nhanh.
+Có những trường hợp khi bắt đầu luyện tập thì sự tiến bộ tạm thời lùi lại, sao đó tăng dần
.


Khi hình thành kĩ xảo cần kiên trì không nóng vội, không chủ quan để luyện tập có kết
quả.

-Quy luật đỉnh của phương pháp luyện tập:
Mỗi phương pháp luyện tập kĩ xảo chỉ đem lại một kết quả cao nhất có thể có đối với nó, g
ọi là "đỉnh của phương pháp đó. Muốn đạt dược kết quả cao hơn thì phải thay đổi phương
pháp tập luyện để có "đỉnh “ cao hơn.


-Quy luật về sự tác động qua lại giữa kĩ xảo cũ và kĩ xảo mới:
+Trong quá trình luyện tập kĩ xảo mới, những kĩ xảo cũ đã có người học ảnh hưởn
g đến sự hình thành kĩ xảo mới, sự ảnh hưởng này có thể tốt hoặc xấu:
Ảnh hưởng tốt: làm cho quá trình hình thành kĩ xảo mới nhanh hơn, dễ dàng hơn,
bền vững hơn, người ta gọi đó là sự di chuyển kĩ xảo.
Ảnh hưởng xấu: gây cản trở, khó khăn cho sự hình thành kĩ xảo người ta gọi đó là
sự giao thoa kĩ xảo.
-Quy luật dập tắt kĩ xảo:
Khi kĩ xảo được hình thành, nếu không sử dụng, luyện tập cũng cố thường xuyên t
hì sẽ bị suy yếu cuối cùng sẽ bị dập tắt. => Cho thấy vai trò của văn ôn võ luyện.


2 Thói quen
*Khái niệm: thói quen là hành động tự động hóa ăn sâu vào nếp sống, nếp sinh hoạt của con người, trở th
ành nhu cầu của con người.
Thói quen có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống và học tập của học sinh tiểu học. Thói quen tốt sẽ

tạo ra cho các em có tính tổ chức và kĩ năng điều chỉnh cuộc sống của bản thân của các em. Thói quen xấ
u cản trở đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học
*Thói quen của học sinh tiểu học hình thành chủ yếu bằng các con đường: lặp đi lặp lại hành động, bắt c
hước và bằng giáo dục, tự giáo dục.
Các điều kiện để giáo dục các thói quen tốt cho học sinh tiểu học:
+Làm cho học sinh thấy được và tin tưởng vào sự cần thiết phải có những thói quen đó.
+Tổ chức điều kiện khách quan để hình thành các thói quen tốt cho học sinh, như phòng ăn có chậu nước
rửa tay, khăn lau tay,….
+Hình thành khả năng tự kiểm soát của học sinh đối với việc thực hiên các thói quen của cá nhân
+Đấu tranh tích cực với các thói quen xấu, có hại nảy sinh ở học sinh một cách tự phát hay bắt chước ( hì
nh thức nội lực bên trong trẻ)
+ Củng cố các thói quen tốt đã được hình thành ở học sinh tiểu học bằng các hình thức: biểu dương, khen
thưởng…..của nhà trường, cha mẹ.


3.3.2 Việc hình thành các kĩ năng, kĩ xảo trong dạy học tiểu học
1)

Một số các kĩ năng kĩ xảo cần hình thành cho học sinh

-Những kĩ năng kĩ xảo trong học tập:
Các kĩ năng và kĩ xảo cơ bản: đọc, viết, tính toán. Mỗi môn cần có những kĩ năng kĩ xảo riêng. Ngoài ra,
học sinh tiểu học còn cần phải có những kĩ năng, kĩ xảo chung như kĩ năng, kĩ xảo đặt kế hoạch, kiểm tr
a, hệ thống hóa……
-Kĩ năng kĩ xảo lao động:
Việc hình thành kĩ năng kĩ xảo lao động tự phục vụ, lao động giản đơn là việc rất quan trọng ở nhà trườ
ng tiểu học.. Ví dụ kĩ năng kĩ xảo sử dụng công cụ sản xuất, kĩ năng kĩ xảo chăm sóc cây trồng, chăn nu
ôi gia súc
-Kĩ năng kĩ xảo vệ sinh: học sinh tiểu học cần phải có các kĩ năng cần thiết theo đúng quy tắc vệ sinh nh
ư đánh răng, rửa mặt, tắm giặc, chạy, nhảy, bơi lội, bóng đá…..

-Kĩ năng kĩ xảo về hành vi:
Kĩ năng kĩ xảo hành vi như đứng ngồi ngay ngắn, ra vào lớp đúng lối, biết cách chào thầy cô, giơ tay ph
át biểu đúng quy định…Những kĩ năng kĩ xảo này khi đã gắn với nhu cầu của mỗi học sinh thì sẽ chuyể
n thành thói quen về hành vi đạo đức. Đối với học sinh tiểu học rèn luyện hình thành thói quen tích cực
rất quan trọng, bên cạnh đó có những cái cần hình thành kĩ xảo..


3.3.2 Một số yêu cầu đối với kĩ năng kĩ xảo
Một số yêu cầu đối với việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thói quen :
- Làm cho học sinh ham thích luyện tập. Luyện cho học sinh có thói quen giữ vở sạch viết chữ đẹp, vượt khó tr
ong học tập.
- Làm cho học sinh hiểu được cách thức luyện tập. Khi hướng dẫn một hành động hoặc một công việc gì đó cho
học sinh đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu tỉ mỉ để hướng dẫn từng thao tác sau đó mới luyện tập cho nhanh ch
o khéo.
- Cần phải chỉ ra kịp thời những sai sót của học sinh. Những chỉ dẫn của giáo viên về những sai sót trong phươn
g pháp hành động và sự đánh giá mức độ phù hợp giữa kết quả đạt được với mục đích đề ra có ý nghĩa quan trọ
ng. Biết kết quả và hiểu nguyên nhân của sự sai sót trong hành động là một trong những điều kiện chủ yếu để c
huyển từ kĩ năng sang kĩ xảo nhanh chóng.
- Phải tiến hành luyện tập có hệ thống và liên tục, việc luyện tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạ
p. Ví dụ: Từ chỗ dạy cho các em đọc được, đọc đúng đến đọc lưu loát và diễn cảm
- Phải kiểm tra và đánh giá kết quả luyện tập. Khi luyện tập giáo viên phải theo dõi, uốn nắn kịp thời những sai
sót của học sinh ngay từ đầu. Quan trọng giáo viên phải làm đúng mẫu. Sau đó để các em tự làm và giáo viên th
eo dõi đánh giá. Điều quan trọng là giáo viên phải dạy cho các em tự kiểm tra, dần dần sẽ hình thành thói quen
tự kiểm tra, tự đánh giá hành động của mình.
- Phải củng cố những kĩ năng kĩ xảo và thói quen đã được hình thành. Ở tuổi học sinh tiểu học, kĩ năng kĩ xảo, t
hói quen dễ hình thành nhưng chưa bền vững nên việc củng cố kĩ năng, kĩ xảo là một điều cần thiết.


3.4 SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
3.4.1 Trí tuệ và sự phát triển trí tuệ

Khái niệm: “Trí tuệ là một cấu trúc động tương đối độc lập của các thuộc tính nhận thứ
c của nhân cách, được hình thành và thể hiện trong hoạt động, do những điều kiện lịch s
ử -văn hóa quy định và chủ yếu bảo đảm cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực
xung quanh, cho sự cải tạo có mục đích của hiện thực ấy “.
Khái niệm trên đã chứa đựng những đặc trưng cơ bản của trí tuệ :
-

Trí tuệ bao gồm những thành phần nhận thức và biểu hiện ở khả năng nhận thức đượ
c bản chất của vấn đề, sự vật hiện tượng.

-

Trí tuệ được thực hiện trong hoạt động và trước hết là: hoạt động sáng tạo ra các côn
g cụ mới, phương pháp mới cho phù hợp với hoàn cảnh mới.

-

Trí tuệ chịu sự chi phối của các điều kiện văn hóa- lịch sử cho nên trí tuệ đại diện ch
o một giai đoạn lịch sử nhất định, một thời kì phản ánh lịch sử nhất định.

-

Trí tuệ bảo đảm cho sự thích ứng của con người với ngoại cảnh xung quanh.


3.4.2 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
Các nhà tâm lí học cho rằng mỗi giai đoạn phát triển trí tuệ có thể đạt được ở một
độ tuổi nhất định. Piaget đã chia sự phát triển trí tuệ thành 4 giai đoạn:
-


Giai đoạn của cảm giác vận động ( từ 2 đến 3 tuổi): trong giai đoạn này, trẻ em
chỉ phản ứng đối với cảm giác (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác) đối với
cử động của các em

-

Giai đoạn tiền thao tác ( 2-7 tuổi): trong giai đoạn này trẻ chưa thể tiến hành cá
c thao tác trí tuệ trong trí óc một cách đầy đủ, thao tác trí tuệ thay thế dần các t
hao tác chân tay. Cuối giai đoạn này học sinh đến trường.

-

Giai đoạn thao tác cụ thể (7 đến 11 tuổi): trong giai đoạn này học sinh có thể tiế
n hành những khảo nghiệm khoa học như trồng rau, hoa, trong những điều kiện
đấtt nước khác nhau, các em có thể phân biệt sự trưởng thành của cây và tiến h
ành quan sát có hiệu quả. Học sinh đạt đến trình độ thao tác cụ thể, nắm được n
hững khái niệm phức tạp.

-

Giai đoạn thao tác hình thức ( 11 tuổi trở lên): học sinh có thể tiến hành thao tá
c trí tuệ không cần sự trợ giúp của các vật liệu cụ thể.


3.4.3 DẠY HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA HS TIỂU HỌC

1)

Dạy học và sự phát triển trí tuệ học sinh tiểu học


Mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ học sinh :
-Chiều thứ nhất: dạy học có vai trò quyết định đến sự phát triển trí tuệ học
sinh
+ Kiểu dạy học, phương thức dạy học quy định chiều hướng phát triển trí t
uệ của người học. Theo kiểu dạy học truyền thống sẽ phát triển mạnh về trí
nhớ. Còn theo kiểu dạy học theo hướng tích cực thì tư duy là sản phẩm nh
iều nhất và cao nhất của người học.
+ Dạy học cung cấp cho học sinh một hệ thống các tri thức, các khái niệm
khoa học chứa đựng trong các môn học, tạo tiền đề cho sự phát triển trí tuệ
của học sinh.


+ Các quá trình nhận thức như khả năng quan sát, trí nhớ tư duy trừu tượng, tưởn
g tượng sáng tạo đều được hình thành trong hoạt động dạy học của người giáo vi
ên.
+ Không chỉ quá trình nhận thức mà các phẩm chất của nhân cách như nhu cầu n
hận thức, tính cách như nhu cầu nhận thức, tính cách, ý chí,tình cảm… cũng được
hình thành trong quá trình dạy chữ.
+ Các thao tác trí tuệ cơ bản : phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng và khái qu
át hóa được hình thành trong dạy học. Các thao tác trí tuệ vừa là phương tiện để h
ọc chữ, học khái niệm khoa học, vừa là sản phẩm, hệ quả của học chữ, dạy chữ ch
o học sinh.


-Chiều thứ hai, trí tuệ nói riêng và các chức năng tâm lí khác trong nhân cách sau
khi được hình thành và phát triển lại có ảnh hưởng đến quá trình dạy học, quá trìn
h lĩnh hội tri thức. Hiện nay có ba nhóm quan niệm về vấn đề dạy học và sự phát t
riển trí tuệ của học sinh:
+Quan niệm thứ nhất, dạy học và sự phát triển trí tuệ độc lập nhau, dạy học và so
ng song và dựa trên kết quả của sự phát triển trí tuệ, làm bộc lộ sự phát triển.

+Quan niệm thứ hai, đồng nhất dạy học với phát triển trí tuệ. Dạy học và phát triể
n trí tuệ chồng khít lên nhau.
+Quan niệm thứ ba, dạy học đi trước sự phát triển và kéo theo sự phát triển, dạy h
ọc là quá trình chuyển đổi liên tục giữa hai vùng phát triển “ vùng phát triển hiện
đại “ và “ vùng phát triển gần nhất“
=> dạy học và phát triển trí tuệ có sự tác động qua lại chặt chẽ. Sự phát triển trí tu
ệ vừa là điều kiện của việc nắm vững tri thức, của hoạt động học tập.


2) Một số phương hướng tăng cường cho sự phát triển trí tuệ học sinh tiểu học
-Hệ thống thực nghiệm dạy học của Dancop:
Những nét chủ yếu trong hướng nghiên cứu của ông là:
+ Tôn trọng vốn sống của trẻ khi dạy học.=> Kích thích lòng ham muốn học tập, sự
tìm tòi và khả năng tự học của các em, hệ thống hóa chính xác hóa, khoa học hóa vố
n kinh nghiệm của trẻ và tạo điều kiện cho chúng học tập một cách thoải mái.
+ Xây dựng nội dung dạy học ở mức độ khó khăn cao và nhịp độ học nhanh.=> góp
phần thúc đẩy trẻ phải huy động tối đa năng lực trí tuệ trong học tập.
+ Nâng tỉ trọng tri thức lí luận khái quát trong tài liệu học tập.
+ Làm cho học sinh có ý thức về toàn bộ quá trình học tập và tự giác khi học.
=> Những đặc trưng trên nói lên tính toàn diện và tác động lẫn nhau để kích thích tí
nh tích cực độc lập, sáng tạo của học sinh. Mặt khác, cách dạy này góp phần xây dự
ng động cơ đích thực, phát triển nhu cầu nhận thức, khả năng khái quát của học sinh


- Hệ thống thực nghiệm của V.V.Đavưđốp
Thực nghiệm dạy học của Đavưđốp có bốn nguyên tắc cơ bản (Xuất phát từ q
uan niệm của A.N.Leeonchiev):
+Khái niệm khoa học cung cấp cho học sinh không phải là những khái niệm c
ó sẵn.
+ Cho học sinh phát hiện mối liên hệ xuất phát và và bả chất của khái niệm. C

hính những mối liên hệ này giúp cho các em xác định nội dung và cấu trúc củ
a khái niệm.
Hồi phục mối liên hệ ấy bằng mô hình và kí hiệu. Điều đó cho phép học sinh n
ắm được các mối liên hệ ấy dưới dạng thuần khiết.
+ Giúp cho học sinh kịp thời chuyển dần từ các hành động trực tiếp với sự vật
sang hành động trí tuệ.


Những nguyên tắc chỉ đạo trên đây đã được quán triệt trong quá trình hình thành khái niệ
m khoa học cho học sinh tiểu học.
+ Quá trình hình thành khái niệm khoa học không dựa trên quan sát, so sánh những tính c
hất bề ngoài của sự vật và hiện tượng mà trên cơ sở tổ chức hoạt động đối với đối tượng đ
ể phát hiện ra những mối liên hệ bản chất của đối tượng đó.
+ Dạy cho học sinh nắm được cái chung, cái tổng quát, trừu tượng trước khi nắm bắt cái c
ụ thể riêng lẽ.
-

Lí thuyết hình thành hành động trí óc theo giai đoạn của Ia.Galperin

Có năm giai đoạn chuyển khái niệm hình thức vật chất bên ngoài và bên trong:
+ Giai đoạn định hướng: cơ sở định hướng : nhiệm vụ chủ yếu và nội dung chính của bướ
c thứ nhất trong quá trình hành động.=> Quy định quá trình hướng vào việc làm.
+ Giai đoạn hành động với đồ vật hay vật chất hóa :
Đây chính là nguồn gốc, khởi đầu của mọi hành động trọn vẹn. Mục đích : tách nội dung đ
ích thực của hành động tâm lí nằm trong đối tượng vật chất.


+ Giai đoạn hành động với lời nói to:
Sau khi đã đạt chất lượng cao của hành động vật chất hay vvatj chất hóa ( tổng hợ
p rút gọn và thành thạo ) bắt đầu chuyển sang giai đoạn tiếp theo: tách đối tượng ra

khỏi chỗ dựa vật chất và chuyển thành hành động với lời nói to. Như vậy, chuyển h
ành động vào dạng ngôn ngữ không phải là cách diễn đạt hành động trong ngôn ng
ữ, mà là cách thực hiện hành động với đồ vật bằng ngôn ngữ.
+ Giai đoạn hành động với lời nói thầm: đây là quá trình cấu tạo lại ngôn ngữ, quá
trình tạo lại ngôn ngữ, quá trình tạo ra biểu tượng của hình ảnh âm thanh.
+ Giai đoạn rút gọn:
Giai đoạn này xảy ra từ khi việc luyện tập nói thầm đã trở nên thành thạo. Sang gi
ai đoạn nói thầm và rút gọn, ngôn ngữ chỉ đủ cho mình. Đến đây hành đọng ben ng
oài đã chuyển thành hành động bên trong, cái vật chất đã chuyển thành cái tinh thầ
n.


3.5 PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HS CÓ NĂNG KHIẾU Ở TIỂU HỌC VÀ
GIÚP ĐỠ CÁC EM KHÓ HỌC
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ có khiếu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu việc xác định tiêu chí nhận diện ra trẻ có khiếu trên thế giới hiện nay. Sau đ
ây là một số tiêu chí cơ bản để nhận diện năng khiếu theo tài liệu của đại học Osnabrucken – Đức:
+Ngôn ngữ phát triển cao hơn so với trẻ cùng lứa: vốn từ lớn diễn đạt tốt.
+Đọc nhiều và có khả năng đọc sách không dành cho lứa tuổi. Ví như trẻ học lớp 1 có thể đọc trôi chảy, viết ch
ính tả tốt ngững từ vựng khó của sách lớp trên.
+Luôn muốn tự giải quyết công việc riêng và dễ dàng đạt tới kết quả cao.
+Không bằng lòng với kết quả và nhịp điệu làm việc, muốn đạt tới sự hoàn hảo. Để có bản Sonate hoàn hảo thì
ngoài ý tưởng ban đầu, Moda còn chỉnh sửa, gia công bài nhạc rất nhiều lần. Muốn có sản phẩm tốt thì cách gi
a công các giai đoạn phát sinh ra sản phẩm là rất quan trọng nhằm tạo ra một sản phẩm hoàn hảo.
+Quan tâm tới nhiều vấn đề của người lớn: tôn giáo, kinh tế, chính trị, lịch sử, giới tính/ không chấp nhận quy
ền uy, có tinh thần phê phán. Êdixơn khi học tiểu học luôn hỏi thầy giáo mọi điều, thậm chí Êdixơn còn nghi n
gờ lời giải của thầy, hoài nghi vấn đề qua câu trả lời.
+Có xu hướng tìm bạn ngang bằng năng lực, thường là hơn tuổi.
+Tinh thần trách nhiệm cao, không muốn bằng mọi giá để có sự đồng thuận.



2. Làm thế nào để bồi dưỡng trẻ có năng khiếu ?
Hiện tại một số nhà nghiên cứu phân chia ra 3 loại phương pháp chính để nghiên cứu: khả năng tập tru
ng, trí nhớ và tư duy logic.
+Phương pháp nghiên cứu khả năng tập trung đơn giản nhất được gọi là mẫu hiệu chỉnh.
Người được kiểm tra được trao một tờ giấy mẫu có nhiều chữ cái khác nhau - 40 hàng x 40 chữ cái/hàn
g. Đứa trẻ cần phải xem kỹ các hàng chữ, gạch dưới những chữ đã có ở các hàng thứ nhất. Với thời gia
n quy định để làm việc này là 5 phút, mức độ chú ý trung bình đối với học sinh tiểu học là 550 chữ cái,
trung học cơ sở là 700 và trung học phổ thông là 850. Còn phải kể đến phương pháp Munsterberg: một
đoạn văn bản lẫn lộn các chữ cái có thể có nhiều từ khác nhau. Nhiệm vụ của người được kiểm tra là tr
ong vòng 2 phút tìm và gạch dưới tất cả những từ này.
+ Các “công nghệ” đánh giá trí nhớ cũng có không ít.
Một phép thử phổ biến được gọi là “trí nhớ thao tác”. Chuyên gia thử nghiệm sẽ đọc 10 hàng số, mỗi hà
ng có 5 số. Nhiệm vụ của người trả lời là ghi nhớ 5 số trong hàng vừa được đọc, sau đó trong đầu phải c
ộng nhẩm số thứ nhất với số thứ hai, số thứ hai với số thứ ba và cứ tiếp tục như vậy. Khoảng cách giữa
mỗi lần đọc xong một hàng số là 15 giây. Mức trung bình đối với học sinh tiểu học là 20 số (tất cả có 40
đáp số), trung học cơ sở là 25 số và trung học phổ thông là 30 số. Nếu vượt qua được mức này, có thể n
ói học sinh đó có năng khiếu về toán.
+Để đánh giá tư duy logic, người ta thường dùng phương pháp quan hệ về số lượng.
Người được kiểm tra sẽ được giao 18 bài tập logic, mỗi bài có 2 tiền đề logic.


3.Một số điều lưu ý khi dạy trẻ có năng khiếu
-Lưu tâm đến những gì trẻ thể hiện để vạch hướng phát triển đúng đắn. Đây là điều hết sức cần thiết vì sẽ tránh được các ngộ nhậ
n hoang tưởng khiến con cái thì quá tải còn cha mẹ lại mệt mỏi và thất vọng.
-Cha mẹ nên tạo điều kiện, phương tiện tốt nhất có thể cho trẻ học tập và rèn luyện để trẻ phát triển năng khiếu ngày một tốt .
-Nếu biết con mình có khiếu thì phụ huynh nên trao đổi với nhà trường, giáo viên dạy trực tiếp trẻ. Điều này giúp trẻ dễ hòa nhập
môi trường bạn bè đồng thời trẻ nhanh chóng nhận được cách dạy dỗ hiệu quả nhưng vẫn gắn với sự phát triển cá biệt của trẻ.
- Nếu có thể thì cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ có khiếu chơi với bạn bè có cùng năng khiếu. Trẻ sẽ dễ thích ứng với môi trường n
ăng khiếu như nhau, do đó hòa nhập và phấn đấu thi đua thì trẻ sẽ tiến bộ hơn. Tất nhiên điều này chỉ mang ý nghĩa tương đối. Bở

i vì không phải ai cũng làm được và làm đúng hướng, đúng quy luật phát triển của trẻ.
-Trẻ sẽ dễ bị hụt hẫng nếu cha mẹ không đáp ứng, thậm chí nản lòng khi cha mẹ không lưu tâm trả lời câu hỏi của trẻ. Vì vậy cha
mẹ cần dành thời gian nghiêm túc để trả lời trẻ. Cha mẹ nên chú ý khen thưởng, khuyến khích trẻ chia sẻ từ đó hiểu trẻ hơn và kíc
h thích hứng thú ham hiểu biết của trẻ.
-Lắng nghe trẻ trình bày các ý kiến của mình, khuyến khích trẻ phát biểu và giúp xây dựng sự tự tin vào bản thân ở trẻ.
-Chủ động giúp trẻ theo đuổi sở thích. Chẳng hạn một đứa trẻ ham học toán sẽ hứng thú giải toán và tìm hiểu về các danh nhân to
án học.
- Đừng quá gay gắt nếu trẻ không thỏa mãn được đòi hỏi hay kỳ vọng nào quá từ bạn.
Điều quan trọng cuối cùng là nếu trẻ có năng khiếu về linh vực nào thì giáo dục theo hướng phát triển về lĩnh vực đó.


4. Trình trạng trẻ em khó học ở tiểu học
a)

Hiểu biết cơ bản về chứng khó học ở trẻ

Chứng khó học hay còn gọi là rối loạn chuyên biệt trong học tập là những khó khăn kéo dài tron
g quá trình học của trẻ. Trẻ mắc chứng khó học thường có thành tích học tập rất thấp và kéo dài t
rong nhiều năm. Rất khó để cha mẹ nhận ra trẻ mắc chứng này. Chính vì vậy, nhiều bậc cha mẹ k
hi thấy con mình chậm hơn những đứa trẻ khác trong học tập thường cho rằng trẻ “dốt” .
Bốn yếu tố thường được nói đến gồm: Thứ nhất là trẻ khiếm khuyết một trong các chức năng tâ
m lý bình thường như không nhớ lâu, không nói được trôi chảy; thứ hai là trẻ có khó khăn trong
hoạt động nói, nghe, viết, đọc, làm toán… mặc dù các em có chỉ số IQ bình thường; thứ ba là trẻ
có điều kiện khó khăn không đi học được hoặc khác biệt về văn hóa; thứ tư là có sự khác biệt lớ
n giữa kết quả học tập thấp và sự phát triển bình thường của các giác quan.
b) Tình trạng trẻ em khó học ở Việt Nam hiện nay
Nghiên cứu tại các trường học ở Việt Nam cho thấy, gần 9% học sinh tiểu học mắc chứng khuyết
tật học tập, số liệu ghi nhận trên thế giới là 3-5%. Dù số trẻ mắc chứng khó học đang có chiều h
ướng gia tăng nhưng mức độ quan tâm của xã hội với vấn đề này chưa được sâu sát. Có trường h
ợp trẻ bị bệnh, cha mẹ, thầy cô vẫn đinh ninh con mình ngốc nghếch và biếng học.



c) Biện pháp với những trẻ khó học
- Gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện và dạy trẻ khó học. Khi nghi
ngờ trẻ có nguy cơ mắc chứng khó học, gia đình nên đưa trẻ đi khám ngay để được thẩm địn
h và can thiệp kịp thời, giúp trẻ hòa nhập bạn bè trường lớp. “Sự động viên, khích lệ, lời khe
n của cha mẹ là điều vô cùng cần thiết với trẻ. Bởi vậy, thay vì chỉ khen thành tích học tập, p
hụ huynh hãy khen vì con đã cố gắng, vì con đã có những hành vi tốt. Đặc biệt tránh những
việc gây căng thẳng cho con như bạo lực vì nếu cảm thấy căng thẳng, bất an, lo lắng, buồn b
ã, trẻ cũng sẽ không thể tiếp thu được kiến thức. Phụ huynh hãy chấp nhận và thông cảm ch
o con, đừng áp đặt mong muốn, kỳ vọng, ước mơ của mình vào con, mà hãy cho chúng đượ
c học tập và trải nghiệm như cách của chúng có thể”.
- Bên cạnh đó, các vấn đề về gia đình như mối quan hệ giữa trẻ và ba mẹ, cách ba mẹ đối xử
với nhau, quan hệ anh chị em trong gia đình cũng là nguyên nhân khiến trẻ gặp khó khăn tro
ng học tập.
- Nhà trường cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp trẻ khó học. Cho phép các em học th
eo khả năng và thời gian của mình. Tạo điều kiện cho trẻ ngồi ở bàn gần giáo viên và tránh c
ửa sổ, cửa lớn, để giúp những em này tập trung hơn khi học. Thay vì tặng "hoa điểm 10" cho
những học sinh được 10 điểm, đối với những em chậm hơn, thầy cô hãy tặng hoa không phả
i vì số điểm mà vì các em đã có sự cố gắng.


CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
Du~ng
DHDT



×