Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

nhung dieu can biet khi viet SKKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.17 KB, 6 trang )

Trường THCS Bình Tân Những điều cần biết khi viết SKKN Năm học 2008-2009
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (16 đ)
1. Đặt vấn đề (có thể không cần chia ra cơ sở lí luận và thực tiễn riêng nhưng
vẫn đề cấp đủ 2 phần) (5đ)
a. Cơ sở lí luận
Là những yêu cầu, mục tiêu đặt ra trong các nghò quyết của Đảng, cắc văn bản của
nhà nước, của ngành; những nguyên tắc trong dạy hoc, phương pháp dạy học được qui
đònh riêng cho từng môn học, là yêu cầu cần đạt trong từng môn học, lớp học có văn
bản hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên,… do đó cần thiết phải thực hiện đề tài này.
VD: Đề tài cơ sở vật chất, thiết bò: Có thể dựa vào luật giáo dục; Điều lệ nhà trường;
… các văn bản khác hiện thời có liên quan đến giáo dục,
Chẳng hạn:
Thiết bò là một trong những điều kiện vật chất của nhà trường, có ý nghóa to lớn trpng
việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng và nhà nước: “Hoạt động giáo
dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động
sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội” (Trích Điều 3 của Luật giáo dục năm 2005). Sử dụng TBGD
trong dạy học cũng đã được nêu trong Nghò quyết hội nghò Ban chấp hành Trung ương
lần 2 – Khoá III: “……Tất cả các nhà trường phổ thông đều có các trang thiết bò tối thiểu
để thực hiện các thí nghiệm trong chương trình, Sớm chấm dứt tình trạng dạy chay.”
Chính vì việc quản lí thiết bò dạy học trong nhà trường phải được BGH hết sức chú
trọng, đặc biệt đối với viên chức thiết bò thí nghiệm phải luôn luôn tìm phương pháp
hoạt động nhằm phát huy hiệu quả thiết bò dạy học trong nhà trường là một nhiệm vụ
quan trọng và đầy ý nghóa………………………………………
b. Cơ sở thực tiễn
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, CB. giáo viên luôn phấn đấu để đạt các tiêu chí
đề ra. Nhưng do điều kiện thực tế khách quan của tùng đòa phương và trong thời gian
nhất đònh, CB. giáo viên nếu thực hện đúng những quy đònh thì vẫn không đạt đạt được
tiêu chí đề ra. Nhưng nếu vận dụng sáng tạo những phương pháp mới để thực hiện
( không trái với nguyên tắc, nguyên lí) thì đạt kết quả tốt hơn hợc đạt được tiêu chí đề
ra.


 có sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. Tránh lý luận quá dài dòng, nhằm lẫn nội
dung của văn bản này với văn bản khác, trích dẫn không đầy đủ nội dung.
2. Mục đích của đề tài (5 đ)
Nêu rõ mục đích của đề tài nhằm giải quyết vấn đề gì, gảii quyết được những mâu
thuẩn, những khó khăn gì mang tính thời sự trong hoạt động giáo dục?
3. Lòch sử đề tài (3 đ)
Nội dung này giúp người đọc biết đề tài mình có ai nghiên cứu chưa. Nếu đã có người
nghiên cứu rồi thì cái mới của đề tài mà tác giản đang viết là vấn đề gì. Người viết đã
nghiên cứu bao lâu và quá trình hình thành như thế nào?
4. Phạm vi đề tài (3 đ)
Thực ra giới hạn đề tài đã thể hiện ở tên đề tài, nhưng phạm vi còn rộng chưa xác
đònh rõ vấn đề nghiên cứu.
VD ĐT: Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS.
Phạm vi đề tài: chỉ nghiên cứu và thực hiện ở đối tượng HS khối lớp 7 (tức là đã giới
hạn phạm vi nghiên cứu lại, tránh quá rộng).
Để thực hiện tốt phần này cần trả lời 2 câu hỏi:
1) Nghiên cứu vấn đề gì?
Người trích: Trần Chí Bằng Trang 1
Trường THCS Bình Tân Những điều cần biết khi viết SKKN Năm học 2008-2009
2) Trong vấn đề đó thì nghiên cứu phần nào? Phần nào chưa nghiên cứu?
VD: Trong tập làm văn lớp 5 có : tả cảnh, tả người, tả cảnh sinh hoạt,…
Trong tập làm văn tả người có:
- Phần tiêu đề.
- Làm dàn bài quát.
- Tìm ý dàn bài chi tiết.
- ……………………….
Như vậy, không thể xác đònh phạm vi nghiên cứu là tập làm văn lớp 5 được, cũng
không xác đònh là tả người được (vì đề tài còn khá rộng), do đó trả lời 2 câu hỏi:
Câu 1: nghiên cứu vấn đề gì?
- Tập làm văn lớp 5.

Câu 2: nghiên cứu phần nào? Phần nào chưa nghiên cứu?
- Chỉ nghiên cứu phần sử dụng từ ngữ trong TLV lớp 5.
- Chưa nghiên cứu các phần khác có liên quan.
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM (60 đ)
1. Thực trạng đề tài (10 đ)
Nêu lên số liệu, tình hình trước khi áp dụng giải pháp mới.
Thông thường, phần nàu được cấu tạo bới 2 phần chính: nêu lên tình hình và phân
tích nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.
(Để nghiên cứu tình hình có thể: quan sát thực tế, nghiên cứu tài liệu lưu trữ,…)
Thông thường người viết trình bày thực trạng bằng số liệu dưới dạng bảng biểu rồi từ
đó phân tích tình hình, chỉ ra nguyên nhân.
VD: Theo kết quả thống kê kết quả các năm giảng dạy ở trường THCS Bình Tân, tôi
nhận thấy các em học sinh khối 8 còn học yếu môn hoá, cụ thể:
Năm
học
Lớp Só
số
Giỏi Khá Trung bình Yếu –
kém
SL TL SL TL SL TL
2005-
2006
2006-
2007
2007-
2008
Từ những số liệu trên cho thấy:
- Từ năm học 2005-2006 chỉ có ..% giỏi và có đến .% học sinh Yếu –kém.
- ……………………………………………………
Như vậy qua 3 năm học với phương pháp giảng dạy củ, kết quả cho thấy chỉ ……………%

học sinh đạt yêu cầu,………………. Qua quá trình tìm hiểu thực tế GV giảng dạy ở lớp, trao
đổi đồng nghiệp, HS và tìm hiểu ở gia đình các em cho thấy nguyên nhân của tình hình
trên là:
- ………………………..
- ………………………
(Đây chỉ là VD giáo viên nên phát triển hay hơn. Có thể thay các dấy gạch đầu dòng
bằng các từ: một là, hai là, ba là,…)
Ngoài cách trình bày trên, người viết có thể trình bày thực trạng bằng cách nêu lên
tình hình, nêu số liệu và phân tích nguyên nhân mà không cần bảng biểu.
• Những hạn chế thường gặp khi viết thực trạng:
- Không có số liệu hợc số liêu chưa làm rõ thực trạng theo đề tài đặt ra.
Người trích: Trần Chí Bằng Trang 2
Trường THCS Bình Tân Những điều cần biết khi viết SKKN Năm học 2008-2009
- Chỉ nêu lên tình hình chung của đòa phương, không nêu rõ nguyên nhân chủ
quan.
- Đổ lỗi cho người dạy trước, người quản lí trước.
- Phân tích nguyên nhân một các đơn giản hợc không phân tích nguyên nhân.
2. Nội dung cần giải quyết (5 đ)
Từ thực tế rút ra phải làm gì ( dựa và cơ sở lí luận và thực tiễn,…)
3. Biện pháp giải quyết (35 đ)
Biện pháp đặt ra phải giải quyết được nội dung, yêu cầu đặt ra.
Giải pháp phải trình bày sao cho thành những quy trình, những công thức để người
khác có thể áp dụng được. Người viết phải nghiên cứu viết sao cho để người đọc thấy
được giải pháp được trình bày đảm bảo tính khoa học, tính thực tiển và có hiệu quả
thiết thực, giúp cho việc nâng cao hiệu quả giáo dục, giảng dạy hoặc quản lí trong
ngành giáo dục. Một sáng kiến kinh nghiệm có tính thuyết phục cao không chỉ trình
bày tóm tắt các giải pháp mà cần có những ví dụ minh hoạ và khái quát thành lí luận
trong quản lí, dạy học và giáo dục ở một mức độ nhất đònh.
Để đạt được yêu cầu này người viết có thể chọn lọc, sắp xếp công việc đã làm thành
những giải pháp theo các bước sau:

Bước 1: Ghi chép lại những công việc đã làm.
Bước 2: Sắp xếp các công việc đã làm thành một đề cương giải pháp
Không phải tất cả những việc làm của người viết sáng kiến đã liệt kê đều được đưa và
SKKN hoặc đưa vào một cách tuỳ tiện mà cần phải có sự chọn lọc, sắp xếp thành
những nhóm vấn đề. Mỗi nhóm gồm những công việc đã làm có liên quan đến nhau
nhằm giải quyết một công việc nào đó. Cần lưu ý rằng không nên dàn trải thành hàng
chục giải pháp, nếu làm như vậy những giải pháp ấy không thể đúc kết lại thành những
quy trình để cho người khác học tập được.
Bước 3: Từ đề cương ở bước 2, có thể lập đề cương chi tiết cho các giải pháp.
CÁCH TRÌNH BÀY MỘT GIẢI PHÁP:
Có nhiều cách trình bày giải pháp, sau đây xin giới thiệu để thầy, cô tham khảo
Cách 1: Trình bày những việc đã làm rồi giải thích.
Cách 2: Nêu lí do, trình bày cách làm. Cho VD, giải thích.
Cách 3: Nêu nguyên tắc, cách làm củ và vận dụng sáng tạo mới do tình hình thực tế
đặt ra.
Ngoài ra, ta nên trình bày các giải pháp thành một hệ thống giải pháp
Cách 1: Trình bày các giải pháp theo trình tự thời gian
Theo cách này thì việc nào làm trước trình bày trước, việc nào làm sau trình bày sau.
Các giải pháp nhỏ trở thành một khâu, một bước thực hiện trong tổng thể các giải pháp
theo trình tự thời gian.
Cách 2: Trình bày theo tầm quan trọng của các giải pháp.
Thường thấy người viết trình bày như sau:
1. NHững gảii pháp chủ yếu.
1.2 …
1.2…
1.3…

2. Những giải pháp hỗ trợ:
2.1…
2.1…

Người trích: Trần Chí Bằng Trang 3
Trường THCS Bình Tân Những điều cần biết khi viết SKKN Năm học 2008-2009
2.3…

Cách 3: Trình bày giải pháp: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học một
tiết, hoặc một bài”
Thường loại này người viết hay mắc sai lầm ở chỗ: trình bày toàn bộ giáo án, ghi lại
tất cả các việc đã làm mà không chỉ ra giải pháp mới và cũng không lí giải cái mới
đem lại hiệu quả dạy học ra sao.
Để trình bày một giải pháp loại này, SKKN phải thấy được những hạn chế của phương
pháp dạy và học bài này, tiết này theo phương pháp truyền thống. Đồng thời phải nắm
vững cơ sở lí luận của cách làm mới, trình bày cách làm mới và chỉ ra hiệu quả của
cách làm mới.
Những hạn chế phổ biến khi viết phần giải pháp
- Trình bày dạng liệt kê công việc đã làm.
- Trình bày giải phsp một cách sơ lược.
- Trình bày minh hoạmột giáo án của một tiết hoặc một bài ( cách này không chỉ
ra được điểm hay, điểm mới của phương pháp mới đang thực hiện)
 cách trình bày giải pháp không có khuôn mẫu nhất đònh, người viết trình bày sao
cho người đọc hiểu được lí do nào thực hiện giải pháp đó, giải pháp đó được thực hiện
như thế nào.
4. Kết quả đạt được (kết quả chuyển biến) (10 đ)
Đánh giá kết quả đạt được, thống kê số liệu cụ thể (nếu có). Các mặt diễn biến của
đối tượng, thấy được tiến bộ.
III. KẾT LUẬN (24 đ)
1. Tóm lược giải pháp (20 đ)
Tóm lược sao cho người đọc có thể hình dung được những việc chủ yếu mà người viết
đã làm để giải quyết vấn đề khó khăn trên. (tránh trường hợp chỉ nêu lại tên từng công
việc trong giải pháp). Trong phần này cần víet ngắn gọn nhưng nêu lên được những
công việc chủ yếu đã làm và làm như thế nào để người khác có thể hoc tập được. Có

thể nâng lên tàhnh lý luận khoa học.
2. Phạm vi áp dụng (3 đ)
Chó rõ giới hạn của việc nghiên cứu và khả năng vận dụng ở phạm vi nào thì sáng
kiến có hiệu quả. Có thể phổ biến kinh nghiệm ở phạm vi nào (huyện, tỉnh, các trường
THCS ,….)
3. Phần kiến nghò (1 đ)
Phần ghi những ý kiến, nguyện vọng của người viết đề nghò cấp trên có biện pháp tạo
điều kiện cho việc thực hiện kinh nghiệm có hiệu quả,….
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC (có thể đặt trước hoặc sau)
PHỤ LỤC (nếu có)
(hình thức 10 điểm)
Người trích: Trần Chí Bằng Trang 4
Trường THCS Bình Tân Những điều cần biết khi viết SKKN Năm học 2008-2009
GI Ý CÁCH CHỌN ĐỀ TÀI
1. Loại đề tài mang tíh chất chung: GD đạo đức hs ; Gd hs cá biệt ; Rèn luyện hs
yếu; Bồi dưỡng hs giỏi ; Quản lý lao động cán bộ , giáo viên, công nhân viên ;
Tổ chức một lớp học : học nhóm, học tổ ; Thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học có hiệu quả ; Quản lý việc dạy học đủ 9 môn bắt buộc có hiệu quả……
2. Loại đề tài mang tính chất phục vụ cho bộ môn: Nâng cao chất lượng môn học
Văn , Toán ….; Rèn luyện kỹ năng ……; Giúp dễ nhớ công thức Toán lớp 6,7….;
Kinh nghiệm hướng dẫn thành công tiết thực hành Sinh lớp 8…; Rèn luyện chữ
viết …. ; Làm thế nào để dạy tốt môn GDCD …; Nâng cao chất lượng môn m
nhạc,…….
3. Loại đề tài sáng tạo dùng để dạy học các ngành học, cấp học.
4. Loại đề tài áp dụng SKKN của tác giả khác : phải nêu lại SKKN đã có, sau đó
trình bày quá trình thực hiện, phương pháp, giải pháp cá nhân khi áp dụng SKKN
đã có , kết quả đạt được.
5. Loại đề tài vận dụng SKKN của tác giả khác thì phải ghi rõ : vận dụng SKKN
của tác giả nào ? áp dụng vào đối tượng nào ?

6. Đối với cá nhân , nếu có đề tài tâm đắc kiên trì áp dụng thì cũng được quyền viết
lại , trong đó :
- Nêu giải pháp đã áp dụng trước đây ( kinh nghiệm, SKKN cũ)
- Hiện tại điều chỉnh bổ sung phần nào?
7. Những SKKN của tập thể phải ghi rõ: đồng tác giả và phải có bảng phân công cụ
thể, kế hoạch thực hiện của từng tác giả. Đối với đề tài nầy phải nhằ giải quyết
những vấn đề lớn trong phạm vi rộng, HĐKH cấp ngành Tỉnh duyệt mới được áp
dụng.
Tổng kết đánh giá kinh nghiệm, SKKN.
Loại A :
-Hình thức đảm bảo đúng mẫu quy đònh.
-Nội dung : là những SK giả quyết được những vấn đề cần thiết với những biện pháp
cụ thể thiết thực, sát đúng, có hiệu quả rõ rệt, có thể phổ biến cho ngành áp dụng
rộng rãi trong tỉnh, và có thể từ đó có thể rút ra được một số vấn đề về lý luận giáo
dục.
Loại C :
- Hình thức đảm bảo đúng mẫu quy đònh.
- Nội dung : là những SK giả quyết được những vấn đề cần thiết với những biện pháp
cụ thể đạt được kết quả vừa phải, có thể phổ biếnỷtong đơn vò trường học,hoặc
huyện, không phổ biến được trong tỉnh.
Loại B :
- Hình thức đảm bảo đúng mẫu quy đònh.
- Nội dung : là những SK chưa đạt loại A nhưng cao hơn loại C.
Không xếp loại : Những SKKN không đạt yêu cầu:
- Sai quan điểm đường lối phương pháp giáo dục.
- Sáng kiến kinh nghiệm không có hiệu quả.
- Sáng kiến kinh nghiệm không có tính khả thi.
- Loại bài viết không phải là SKKN.
- Loại bài viết sao chép tài liệu đã có. ./.
Người trích: Trần Chí Bằng Trang 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×