Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Mô hình nào cho trường phổ thông VN trong tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.09 KB, 33 trang )

Mô hình nào cho trường phổ thông VN trong tương lai?
(GD&TĐ)-Mô hình trường phổ thông của Việt Nam trong 10 – 15 năm tới sẽ như thế nào? Phải
chăng là một kiểu nhà trường phổ thông với tư cách là một tổ chức học tập nền tảng, nền tảng
trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam, nền tảng để học tập suốt đời, nền tảng cho giáo
dục vì sự phát triển bền vững, cho sự bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam...
Đó là gợi ý của nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trong cuộc Hội thảo diễn ra sáng nay
(21/9/2010) với sự tham dự của nhiều học giả có tên tuổi trong giới học thuật.
“Nhận diện” mô hình trường phổ thông hiện nay
Xét theo cấp học thì
hiện nay ở Việt Nam có Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt đề tài độc lập cấp nhà nước
trường tiểu học, THCS, “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo giáo viên phổ
THPT và còn tồn tại
thông” và giao cho Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam chủ trì, tập hợp
hình thức trường liên các nhà khoa học thực hiện.
cấp ở một số vùng. Nếu
phân loại theo chủ thể Mục tiêu của đề tài là đề xuất quan điểm, nguyên tắc và giải pháp mang
thành lập thì hiện có
tính cải cách công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên các cấp của
trường công lập và
giáo dục phổ thông nhằm đón đầu cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ
ngoài công lập; nếu
thông thực hiện sau 2015.
phân loại theo tiêu chí
đặc điểm của đối tượng
thì hiện có trường đại trà và chuyên biệt.
Trường phổ thông ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời từ trong xã hội phong kiến đến thời kỳ
Pháp thuộc, qua cách mạng tháng 8/1945 cho đến nay.
Ảnh hưởng của giáo dục phong kiến, giáo dục phổ thông Pháp, giáo dục phổ thông Xô Viết đến giáo
dục phổ thông nói chung và nhà trường phổ thông Việt Nam là khá rõ nét trong các thành tố quan
trọng của mô hình như nhiệm vụ, nội dung, phương pháp giáo dục...
Nhà trường phổ thông hiện nay về cơ bản vẫn là một nhà trường truyền thống, mặc dầu mô hình đó đã


dần dần có sự thay đổi để thích nghi với sự phát triển của xã hội, con người. Đó là nhận định của
PGS.TS. Trần Kiều.
PGS.TS.Trần Kiều cho rằng, hoạt động cơ bản của nhà trường truyền thống là thầy truyền thụ và trò
tiếp nhận những điều đã được quy định sẵn trong sách giáo khoa, với mục đích cuối cùng là hiều được
bài, trả lời được các câu hỏi, hoàn thành được các bài tập, làm được các bài kiểm tra, ứng phó được
với các kỳ thi. Tổ chức dạy học chủ yếu vẫn theo cấp, lớp, môn.
Ông Trần Kiều cho rằng, nhà trường phổ thông nước ta cho đến nay vẫn có thể xem là một nhà trường
“chữ nghĩa, ứng thí”.
Một số băn khoăn về nhà trường phổ thông hiện nay ở nước ta được ông Trần Kiều đưa ra, đó là
những hạn chế trong việc thực hiện yêu cầu giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh; việc còn
coi nhẹ chiều tác động của nhà trường đến cộng đồng trong nhiều lĩnh vực. Từ đó, ông Trần Kiều cho
rằng, nhà trường phổ thông Việt Nam không phải là ngoại lệ trước nguy cơ của giáo dục thế giới vào
thời kỳ đầu thể kỷ XXI (việc học tập trong nhà trường nặng nề gây những hệ quả xấu về mặt tâm lý,
xã hội; nhiều kiến thức song lại không biêt sử dụng, nội dung và kết quả học tập trong nhà trường


không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội; sự phân cực về trình độ, về công bằng
xã hội ngày càng lớn).
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng, trong những năm gần đây, nước ta đã thực
hiện đổi mới giáo dục phổ thông, bắt đầu bằng đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Kết quả đã đạt
được là đáng khích lệ. Tuy nhiên, sự đổi mới này mới là bước đầu, chưa tạo được sự chuyển biến cơ
bản tình hình giáo dục phổ thông. Nội dung giáo dục vẫn nặng nề, ít gắn với cuộc sống; phương pháp
giáo dục vẫn nặng về truyền thụ một chiều... Một trong những nguyên nhân cơ bản của yếu kém này là
đội ngũ giáo viên phổ thông cong nhiều bất cập về số lượng, cơ cấu, năng lực nghề nghiệp... Hệ thống
đào tạo giáo viên không theo kịp sự đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Nhấn mạnh vào mô hình trường THCS dạy học 2 buổi/ngày (THCS DH2BN) ở nước ta giai đoạn hiện
nay, TS.Phạm Đức Quang – Viện Khoa học GD Việt Nam cho rằng, có thể xem trường THCS
DH2BN là giai đoạn quá độ để chuyển dần sang học cả ngày ở nước ta.
Cũng theo TS.Phạm Đức Quang, đa số giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và cán bộ quản lý
được hỏi đều ủng hộ mô hình trường THCS DH2BN bởi nhiều lý do. Trong đó có việc dạy 2

buổi/ngày sẽ thoáng hơn, giáo viên có điều kiện tìm hiểu học sinh, đổi mới phương pháp dạy học; học
sinh có điều kiện hơn để ôn tập, nâng cao, mở rộng kiến thức, để vui chơi, tham gia các hoạt động,
được thêm thời lượng sẽ bớt căng thẳng trong việc học các tiết/môn học...
Tuy nhiên, việc dạy 2 buổi/ngày hiện vẫn còn một số khó khăn bất cập như cơ sở vật chất, sân chơi,
bãi tập, thư viện, phòng ăn, nghỉ của học sinh, phòng đọc,... chưa tương xứng; còn thiếu trợ giảng; việc
chỉ đạo về việc dạy và học, hoạt động cho cả ngày, cả tuần, cả tháng, cả năm của HS, GV, tổ chuyên
môn, nhà trường còn bỡ ngỡ, bất cập.
Mô hình trường phổ thông VN sẽ như thế nào trong tương lai?
PGS.TS.Vũ Trọng Rỹ - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, trong nền văn minh tin học, sự phát triển
của công nghệ máy tính điện tử và mạng internet trở thành nhân tố ảnh hưởng đáng kể tới nhà trường. Nhờ có
những công cụ, phương tiện này mà một phần của giáo dục chuyển dịch ra khỏi nhà trường về các gia đình.
Với kỹ thuật máy tính kết hợp với mạng internet, người ta có thể tự tiến hành đào tạo lại, làm phong phú thêm
vốn kiến thức, kỹ năng của mình để thích ứng với sự biến đổi thường xuyên của công nghệ và việc làm mà
không nhất thiết phải đến nhà trường. Sự phát triển của công nghệ máy tính và kỹ thuật viễn thông đang dẫn
đến sự toàn cầu hóa giáo dục và do đó nhà trường cũng mang tính toàn cầu.
Ngày nay, theo PGS.TS.Vũ Trọng Rỹ, nhà trường đang dần trở thành hệ mở, không bị khuôn cứng lại trong
một không, thời gian hay nội dung đào tạo nhất định. Nhà trường là một hệ mở về đối tượng học; mở về mối
quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, mở về phương thức đào tạo, thể hiện tính đa dạng hóa của giáo dục.
Do đó, khái niệm nhà trường cũng mở rộng hơn, không chỉ giới hạn trong nhà trường chính quy mà bao hàm
tất cả các kiểu nhà trường khác nhau, trong đó nhà trường chính quy được xem là hệ thống đơn vị nòng cốt
của hệ thống giáo dục.
Nhà trường của Việt Nam hiện nay phải là nhà trường hiện đại với đặc trưng trên và mang những đặc thù bản
sắc Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập quốc tế. Đó là nhà trường thực hiện
giáo dục toàn diện; thực hiện nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành; tách rời tôn giáo, nội dung giáo dục phải
đảm bảo tính khoa học, đại chúng, dân tộc; thực hiện bình đẳng giáo dục...
Chính quan niệm về nhà trường hiện đại, theo PGS.TS.Vũ Trọng Rỹ là cơ sở để thiết kế mô hình trường phổ
thông sau 10-15 năm tới. Đó là nhà trường mở, gắn kết chặt chẽ với gia đình học sinh và cộng đồng; thực hiện
giáo dục toàn diện và có đủ điều kiện thưc hiện hiệu quả giáo dục toàn diện; đảm báo dân chủ, hợp tác là
nguyên tắc chi phối tất cả các hoạt động trong nhà trường.
Khi đó, nhà trường phải có mục tiêu cụ thể thể hiện rõ triết lý phát triển của nhà trường; được quyền tự chủ về



nhân sự, tài chính và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục trên cơ sở đảm bảo dân chủ, công khai, minh
bạch với sự giám sát của tập thể giáo viên và cộng đồng; thực hiện giáo dục toàn diện; áp dụng các phương
pháp dạy học phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh; thời gian học tập trong nhà trường được
kéo dài cả ngày (từ 6-7 tiếng) và phân bổ hợp lý cho các tiết học và các hoạt động giáo dục khác; đảm bảo về
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức; có đủ không gian sư phạm với
cơ sở hạ tầng phù hợp đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả giáo dục toàn diện; có đủ thiết bị dạy học có
chất lượng và các phương tiện kỹ thuật khác; môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh...
TSKH.Phạm Đỗ Nhật Tiến với cách tiếp cận ở tầm vĩ mô đã đưa ra mô hình theo ông là “mô hình mong muốn
và khả thi” của trường phổ thông Việt Nam trong tương lai, đó là mô hình nhà trường – tổ chức học tập nền
tảng. Đó là nền tảng để học tập suốt đời, nền tảng cho giáo dục vì sự phát triển bền vững. Mô hình này, theo
TSKH.Phạm Đỗ Nhật Tiến là sự tương thích giữa mô hình nhà trường với mô hình mới trong tăng trưởng kinh
tế của nước ta. Nhà trường được đổi mới theo hướng đa dạng hóa về tổ chức, canh tân trong dạy học nhằm
chuẩn bị cho học sinh những năng lực cần thiết để học suốt đời và thành công trong những lựa chọn của mình
trên con đường học vấn hoặc vào đời. Liên kết giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục đại học và doanh
nghiệp được tạo dựng và thắt chặt. Niềm tin của công chúng và sự hỗ trợ của xã hội đối với nhà trường được
tăng cường. Công bằng xã hội trong giáo dục được cải thiện. Lợi thế của cơ cấu dân số vàng được phát huy.
Với mô hình này, nhà trường thoát ra khỏa cung cách quan liêu – hành chính trong tổ chức và điều hành để trở
thành một tổ chức học tập năng động, gắn kết chặt chẽ với xã hội, chủ động đáp ứng các đòi hỏi mới của sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Theo TSKH.Phạm Đỗ Nhật Tiến, nước ta hiện đã có các yếu tố cần thiết cho việc thực hiện thành công mô
hình này. Vấn đề chính yếu còn lại là sự thống nhất về nhận thức và quyết tâm trong tổ chức thực hiện. Cuộc
vận động hiện nay về xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cưc” cùng những thành công trong hai
năm học vừa qua của phong trào này là bước khởi đầu quan trọng.
Hiếu Nguyễn

Hội thảo về mô hình nhà trường phổ
thông trong tương lai do Nguyên Phó
Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình chủ

trì. Ảnh: gdtd.vn


Mô hình trường phổ thông VN sẽ như thế nào trong tương lai?
PGS.TS.Vũ Trọng Rỹ - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, trong nền văn minh tin học, sự
phát triển của công nghệ máy tính điện tử và mạng internet trở thành nhân tố ảnh hưởng đáng kể tới
nhà trường. Nhờ có những công cụ, phương tiện này mà một phần của giáo dục chuyển dịch ra khỏi
nhà trường về các gia đình.
Với kỹ thuật máy tính kết hợp với mạng internet, người ta có thể tự tiến hành đào tạo lại, làm phong
phú thêm vốn kiến thức, kỹ năng của mình để thích ứng với sự biến đổi thường xuyên của công nghệ
và việc làm mà không nhất thiết phải đến nhà trường. Sự phát triển của công nghệ máy tính và kỹ
thuật viễn thông đang dẫn đến sự toàn cầu hóa giáo dục và do đó nhà trường cũng mang tính toàn cầu.
Ngày nay, theo PGS.TS.Vũ Trọng Rỹ, nhà trường đang dần trở thành hệ mở, không bị khuôn cứng lại
trong một không, thời gian hay nội dung đào tạo nhất định. Nhà trường là một hệ mở về đối tượng
học; mở về mối quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, mở về phương thức đào tạo, thể hiện tính
đa dạng hóa của giáo dục. Do đó, khái niệm nhà trường cũng mở rộng hơn, không chỉ giới hạn trong
nhà trường chính quy mà bao hàm tất cả các kiểu nhà trường khác nhau, trong đó nhà trường chính
quy được xem là hệ thống đơn vị nòng cốt của hệ thống giáo dục.
Nhà trường của Việt Nam hiện nay phải là nhà trường hiện đại với đặc trưng trên và mang những đặc
thù bản sắc Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập quốc tế. Đó là nhà
trường thực hiện giáo dục toàn diện; thực hiện nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành; tách rời tôn
giáo, nội dung giáo dục phải đảm bảo tính khoa học, đại chúng, dân tộc; thực hiện bình đẳng giáo
dục...
Chính quan niệm về nhà trường hiện đại, theo PGS.TS.Vũ Trọng Rỹ là cơ sở để thiết kế mô hình
trường phổ thông sau 10-15 năm tới. Đó là nhà trường mở, gắn kết chặt chẽ với gia đình học sinh và
cộng đồng; thực hiện giáo dục toàn diện và có đủ điều kiện thưc hiện hiệu quả giáo dục toàn diện; đảm
báo dân chủ, hợp tác là nguyên tắc chi phối tất cả các hoạt động trong nhà trường.
Khi đó, nhà trường phải có mục tiêu cụ thể thể hiện rõ triết lý phát triển của nhà trường; được quyền tự
chủ về nhân sự, tài chính và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục trên cơ sở đảm bảo dân chủ, công
khai, minh bạch với sự giám sát của tập thể giáo viên và cộng đồng; thực hiện giáo dục toàn diện; áp

dụng các phương pháp dạy học phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh; thời gian học
tập trong nhà trường được kéo dài cả ngày (từ 6-7 tiếng) và phân bổ hợp lý cho các tiết học và các hoạt
động giáo dục khác; đảm bảo về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về năng lực, trình độ, phẩm chất
đạo đức; có đủ không gian sư phạm với cơ sở hạ tầng phù hợp đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả
giáo dục toàn diện; có đủ thiết bị dạy học có chất lượng và các phương tiện kỹ thuật khác; môi trường
giáo dục thân thiện, lành mạnh...
TSKH.Phạm Đỗ Nhật Tiến với cách tiếp cận ở tầm vĩ mô đã đưa ra mô hình theo ông là “mô hình
mong muốn và khả thi” của trường phổ thông Việt Nam trong tương lai, đó là mô hình nhà trường – tổ
chức học tập nền tảng. Đó là nền tảng để học tập suốt đời, nền tảng cho giáo dục vì sự phát triển bền
vững. Mô hình này, theo TSKH.Phạm Đỗ Nhật Tiến là sự tương thích giữa mô hình nhà trường với
mô hình mới trong tăng trưởng kinh tế của nước ta. Nhà trường được đổi mới theo hướng đa dạng hóa
về tổ chức, canh tân trong dạy học nhằm chuẩn bị cho học sinh những năng lực cần thiết để học suốt
đời và thành công trong những lựa chọn của mình trên con đường học vấn hoặc vào đời. Liên kết giữa
nhà trường với các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp được tạo dựng và thắt chặt. Niềm tin của
công chúng và sự hỗ trợ của xã hội đối với nhà trường được tăng cường. Công bằng xã hội trong giáo
dục được cải thiện. Lợi thế của cơ cấu dân số vàng được phát huy. Với mô hình này, nhà trường thoát
ra khỏa cung cách quan liêu – hành chính trong tổ chức và điều hành để trở thành một tổ chức học tập


năng động, gắn kết chặt chẽ với xã hội, chủ động đáp ứng các đòi hỏi mới của sự phát triển kinh tế - xã
hội.
Theo TSKH.Phạm Đỗ Nhật Tiến, nước ta hiện đã có các yếu tố cần thiết cho việc thực hiện thành
công mô hình này. Vấn đề chính yếu còn lại là sự thống nhất về nhận thức và quyết tâm trong tổ chức
thực hiện. Cuộc vận động hiện nay về xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cưc” cùng
những thành công trong hai năm học vừa qua của phong trào này là bước khởi đầu quan trọng.
Hiếu Nguyễn

Hội thảo Giáo dục STEM tại Hải Phòng
Thứ tư, 13/04/2016 13:39 GMT+7


Ngày 8/4/2016, Hội thảo Giáo dục STEM do Phòng GD&ĐT Quận Kiến An, TP Hải Phòng tổ
chức đã diễn ra tại Hải Phòng với sự tham gia của Công ty Cổ phần DTT Eduspec cùng Sở
GD&ĐT Hải Phòng; Phòng GD Quận Kiến An, Ủy ban nhân dân Quận Kiến An cùng đại diện
Ban giám hiệu các trường Tiểu học, THCS, THPT trong địa bàn Quận.
Hội thảo STEM thu hút đông đảo các chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục và ban
giám hiệu các nhà trường trên địa bàn Quận Kiến Anh và TP Hải Phòng. Sự kiện tổ chức
nhằm giới thiệu và hướng dẫn triển khai giải pháp cho chương trình giáo dục STEM tại các
trường Tiểu học, THCS. Qua đó, cùng trao đổi và cập nhật những xu hướng phát triển giáo
dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông trên thế giới và tại Việt Nam.
Với vai trò là doanh nghiệp đi đầu trong chương trình giáo dục STEM, DTT Eduspec đã có
những chia sẻ, giới thiệu về mô hình giáo dục STEM và tầm quan trọng của mô hình giáo
dục này.

Ông Đỗ Văn Tuấn – Chuyên gia giáo dục STEM DTT Eduspec phát biểu tại Hội thảo
Đại diện DTT Eduspec, ông Đỗ Văn Tuấn - chuyên gia về chương trình Giáo dục STEM cho biết
Giáo dục STEM chính là tương lai, là chìa khóa cho sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế trong thế giới
kết nối mạng với sự phát triển bởi công nghệ và sáng tạo. Giáo dục STEM với rất nhiều điểm khác
biệt như chương trình giáo dục được xây dựng có hệ thống, dạy và học dựa trên dự án thực tế và
kết quả là đánh giá về tư duy và kỹ năng của học sinh trong thế kỷ 21 với những luồng kiến thức tích
hợp cần thiết về các môn học Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học, giúp học sinh có năng lực
giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trong đó, hội thảo giới thiệu về các chương trình đào tạo thuộc các
khóa học như STEM Khoa học máy tính (STEM Computer Science), STEM Khoa học Robot (STEM
Robotics), STEM Công nghệ sáng tạo (STEM Zulama), đây là những môn học tiêu biểu trong
chương trình giáo dục STEM.

Sản phẩm TUHOC trong chương trình giáo dục STEM của DTT được trưng bày tại Hội thảo STEM tại Quận
Kiến An, Hải Phòng
Điểm nhấn của Hội thảo là việc đưa ra các Giải pháp triển khai STEM cho các trường Tiểu học, THCS tại Việt
Nam. Các giải pháp này đã được các chuyên gia về giáo dục STEM cùng lãnh đạo các đơn vị giáo dục tại
Quận Kiến An phân tích và thảo luận. Từ đó có thể áp dụng để triển khai một cách có hiệu quả và thuận lợi tại

các trường học trên địa bàn Quận Kiến An và mở rộng cho các trường phổ thông tại thành phố Hải Phòng.
Nguồn: stem.vn


1.

2.

3.

4.
5.

6.

Trường THPT FPT do ai thành lập?
Trường THPT FPT được thành lập bởi Trường Đại học FPT, Tập đoàn FPT và được Ủy ban nhân dân Tp. Hà Nội ra
quyết định thành lập.Với mô hình học tập nội trú nằm trong trường đại học, Trường THPT FPT được thừa hưởng nhiều
thành quả giáo dục từ Đại học FPT – ngôi trường chỉ sau 6 năm hoạt động đã đứng trong hàng ngũ các trường đại học
uy tín nhất tại Việt nam và bước đầu đi ra thế giới.
Trường THPT hoạt động theo mô hình như thế nào?
Trường THPT FPT được xây dựng và phát triển theo mô hình của một trường phổ thông thế hệ mới, nơi tạo môi
trường cho học sinh phát triển toàn diện, xác định được đam mê và chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử,
nền tảng văn hoá, và trên hết là một tinh thần tự lập hết sức cần thiết cho giai đoạn học tập đại học, với mục tiêu trở
thành một công dân toàn cầu đúng nghĩa.Trường THPT là trường theo mô hình nội trú. Trong đó học sinh học tập, sinh
hoạt từ thứ 2 đến hết thứ 6 hàng tuần ở một môi trường học tập và rèn luyện tập trung, khép kín. Đây cũng là một
trong các mô hình của các trường THPT hàng đầu ở Mỹ và nhiều nước khác. Tại Việt Nam, một mô hình trung học nội
trú, trực thuộc các trường đại học đã được triển khai từ những năm 70 và đã đóng góp rất nhiều thế hệ tài năng cho
đất nước.Trong tuần, phụ huynh sẽ không cần lo lắng về việc đón đưa con em hay tìm chỗ học thêm. Nhà trường sẽ tổ
chức tất cả các hoạt động cần thiết liên quan cho việc học tập theo chương trình chính khóa, học nâng cao và các

chương trình phát triển cá nhân toàn diện. Thứ Bẩy và Chủ nhật học sinh có thể lựa chọn ở lại trường hoặc về với gia
đình.
Mục tiêu đào tạo của Trường THPT FPT là gì?
Mục tiêu đào tạo quan trọng nhất của Trường THPT FPT ngoài những kiến thức phổ thông nền tảng là đào tạo ra
những thế hệ học sinh sẵn sàng cho các chương trình đại học theo định hướng quốc tế và cơ hội việc làm toàn cầu
sau này: có ý thức kỷ luật và thái độ phù hợp; có tính tự lập cao; có tư duy phản biện, sáng tạo; có khả năng ngoại ngữ
rất tốt và ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin. Học sinh cũng sẽ được trang bị nền tảng văn hóa và truyền thống
Việt Nam, hiểu được và tôn trọng sự khác biệt văn hóa và các nền văn hóa quốc tế.
Triết lý giáo dục của trường THPT FPT là gì?
Tại Trường Trung học phổ thông FPT, Tôn trọng mỗi cá nhân và đề cao sự tự lập là triết lý giáo dục hàng đầu được
đặt ra, song hành cùng định hướng Quốc tế hóa nhưng vẫn giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
Trụ sở của Trường ở đâu?
Trụ sở chính thức của Trường được xây dựng tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Hoà,
Thạch Thất, Hà Nội là một quần thể trường đại học, trường THPT hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế với các khu học tập,
sinh hoạt, thể thao, giải trí trên một diện tích hơn 30 ha.
Môi trường học tập dành cho các bạn học sinh như thế nào?
Môi trường học tập tại THPT FPT là môi trường kỷ luật, chuyên nghiệp nhưng cũng rất tôn trọng cá nhân và hòa đồng,
thân thiện. Học vì kiến thức thật và những thành công thật trong tương lai, không chấp nhận bất cứ sự gian dối, tiêu
cực nào trong học tập, sinh hoạt. Môi trường được xây dựng để chăm sóc chu đáo cho việc học tập và sinh hoạt của
học sinh nhưng cũng định hướng vào việc hoàn thiện tính tự lập và trách nhiệm cá nhân của mỗi học sinh.

Phát triển mạng lưới trường, lớp, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và xây nhà công vụ giáo
viên.
TIÊU ĐIỂM - SỰ KIỆN
/>Trong năm học 2009 - 2010, ngành GD&ĐT đã triển khai Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công
vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Chính
phủ nhằm thực hiện mục tiêu tiếp tục xóa phòng học tạm các loại, giải quyết nhà công vụ cho giáo viên
ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Với tổng số 2.704 phòng học và 1.405 phòng công vụ cho giáo viên. Trong đó: 1.125 phòng học và 260

phòng công vụ của mầm non, 982 phòng học và 450 phòng công vụ của tiểu học, 527 phòng học và 479 phòng
công vụ của THCS, 70 phòng học và 216 phòng công vụ cấp THPT với tổng kinh phí đầu tư dự kiến 572.533
triệu đồng (trong đó Trung ương 515.280 triệu đồng, ngân sách địa phương 57.253 triệu đồng). Đến nay, số
phòng đã hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng là 1709 phòng học và 622 phòng công vụ. Năm 2008, 2009
đã tiến hành giải ngân là 247 tỷ 928 triệu đồng đạt tỷ lệ 100% kế hoạch vốn năm 2008, 2009.
Tập trung chỉ đạo tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường. Quan tâm, chú trọng xây dựng
các phòng chức năng, nhà ở giáo viên, phòng thư viện, thí nghiệm, phòng làm việc hội đồng. Toàn tỉnh hiện có
8.749 phòng học, trong đó 5.224 phòng kiên cố chiếm 61,6%; phòng bán kiên cố 2.329 phòng chiếm 27.5%;
926 phòng tạm, phòng khác chiếm 10.9%, có 1145 phòng ở của giáo viên; 564 phòng thư viện; 185 phòng thí


nghiệm và phòng học bộ môn. Năm 2009, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về GD&ĐT đã triển
khai xây dựng mới 5 công trình với tổng mức đầu tư là 20.442 triệu đồng, nghiệm thu và đưa vào sử dụng 21
phòng học, phòng bộ môn, phòng thư viện cấp THPT, 6 phòng bộ môn cấp THCS, 8 phòng học khối TTGDTX,
5 công trình trường mầm non với tổng kinh phí là 25.907 triệu đồng. Đang thực hiện thủ tục triển khai đầu tư 5
công trình cho các cấp học theo kế hoạch năm 2010 với kinh phí là 10.659 triệu đồng. Tiếp tục đầu tư xây dựng
từ Dự án phát triển THPT đợt 3 với tổng số 18 phòng học, 12 phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn với tổng
mức đầu tư khoảng 12.000 triệu đồng.
Tiến hành mua sắm bổ sung thiết bị dạy học từ lớp 1 đến lớp 5 là 2000 triệu; thiết bị các trường mầm
non đạt chuẩn quốc gia và trường mầm non vùng khó khăn là 3000 triệu; mua sắm bổ sung 8 phòng tin học
cho 8 trường THPT, thiết bị hỗ trợ kết nối internet, phòng họp trực tuyến tại Văn phòng Sở là 100 triệu.
Tiếp tục triển khai kế hoạch mua sắm thiết bị năm 2010: Mua sắm thiết bị tin học cho 7 trường Tiểu học
và 6 trường THCS với tổng kinh phí 3.000 triệu đồng sắm thiết bị cho 4 trường mầm non phấn đấu đạt chuẩn
Quốc gia và các trường mầm non thực hiện thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới với tổng kinh phí
2.000 triệu đồng. Mua sắm bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu cho cấp THCS và 6 trường THPT mới thành lập
với tổng kinh phí 2.300 triệu đồng, trong đó cấp THCS là 2.000 triệu đồng, cấp THPT là 300 triệu đồng.
Ngoài ra, từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh và các nguồn khác đã tiến hành xây dựng, cải tạo nâng cấp
và mua sắm thiết bị cho các trường học với tổng mức đầu tư khoảng 64.000 triệu đồng. Năm 2009, mua
3.537.012 quyển sách giáo khoa với tổng kinh phí 20.056 triệu đồng. Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc
gia, mua sắm SGK, SGV, SBT cho học sinh vùng kinh tế xã hội khó khăn với kinh phí là 500 triệu năm 2009,

900 triệu năm 2010.
Tập trung chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 108 trường
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 15.4% (trong đó 19
trường Mầm non, 63 trường Tiểu học, 24 trường THCS, 2 trường THPT). Ngô Thị Oanh
Yên Bái: Giải “bài toán” sắp xếp mạng lưới trường lớp đối với các cấp học
19.06.2016 19:52

NHN Online - Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, giảm biên chế ngành giáo dục giai đoạn 2015 – 2020. Tỉnh Yên Bái đã tiến hành
xây dựng Đề án sắp xếp qui mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông để đáp ứng nhu cầu học tâ âp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diêân.

Điểm “nhấn” của Đề án
Cách đây vài năm, nhiều phụ huynh đưa con đến trường chỉ vì muốn con mình thoát nạn mù chữ theo đúng
chủ trương chủa Đảng và Nhà Nước, thậm chí coi đó là việc bất đắc dĩ, thì nay, nhu cầu đưa con đến trường,
biết cái chữ ngày càng cao. "Cầu" phát triển, kéo theo yêu cầu nâng quy mô của mạng lưới giáo dục tỉnh Yên
Bái lên một bước mới. Tới nay, toàn tỉnh Yên Bái đã 100% xã, phường, thị trấn đặt chuẩn phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi, năm 2015, tỉnh đặt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Giáo dục vùng
cao được quan tâm, hệ thống trường dân tộc nội trú tỉnh đứng thứ 2 trong toàn quốc. Tính trong 5 năm gần
đây, số giải học sinh giỏi tăng trên 400 giải, đặc biệt lần đầu tiên có 01 học sinh đạt giải kỳ thi Olympic Vật lý
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; tỷ lệ đỗ đại học đạt trên 35%, có 05 học sinh thi đỗ thủ khoa vào các
trường đại học hàng đầu quốc gia, số nhà giáo ưu tú, giáo viên dạy giỏi toàn quốc ngày một tăng; cơ sở vật
chất không ngừng được đầu tư, những khó khăn, bất cập về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
được quan tâm giải quyết.

Thầy Đinh Gia Thừa - Hiệu trưởng Trường tiểu học Phúc Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đang hướng dẫn
các em học sinh tại điểm trường Điệp Quang
Góp phần vào kết quả chung đó có sự nỗ lực của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, mỗi nơi cần phải xác
định trọng tâm, "điểm nhấn" phù hợp với điều kiện và khả năng của địa phương mình. Căn cứ Công văn số
678/UBND – NC ngày 8/4/2016 của UBND tỉnh Yên Bái về việc Hướng dẫn xây dựng Đề án sắp xếp quy mô,
mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 29 của

UBND tỉnh Yên Bái về việc triển khai xây dựng Đề án và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp đối với giáo
dục mầm non và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Xây dựng Đề án đến năm 2020 nhằm: Sau
khi sắp xếp quy mô mạng lưới trường, lớp: Không làm giảm học sinh ra lớp ở cá độ tuổi, đảm bảo tỷ lệ chuyên
cần, không để tình trạng gia tăng học sinh bỏ học so với trước khi rà soát; phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu
về giáo dục của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020; đến năm 2020, duy trì phổ cập giáo
dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở
100% xã, phường thị trấn và từng bước phát triển theo hướng bền vững; Số lớp sau khi sắp xếp và theo từng


năm học phải chính xác trên cơ sở học sinh tuyển mới, dự báo tỷ lệ học sinh chuyển cấp, chuyển lớp, đảm bảo
độ chính xác khi xây dựng đề án.
Ông Phạm Mạnh Tưởng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu (Yên Bái) cho biết: “Đề án sắp xếp qui mô,
mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn với trọng tâm là sát nhập,
xóa điểm trường lẻ, tách trường, thành lập trường mới; tập trung chăm sóc cho đội ngũ giáo viên, xây dựng
phương án, tổ chức bố trí lại đội ngũ phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch; làm tốt công tác tư tưởng
cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên… Vì vậy mà Đề án đang triển khai rất tốt. Trong khi đó, xã
Phúc Sơn huyện Văn Chấn chọn việc thu gom điểm trường lẻ để đầu tư tập trung với việc sát nhập 03 điểm
trưởng về khu trung tâm với tiểu học, sát nhập 01 điểm trường về khu trung tâm đối với trường mầm non. Cụ
thể, sau khi sát nhập xã Phúc Sơn sẽ có 04 điểm trường mầm non, 01 điểm trường tiểu học, 01 điểm trường
Trung học cơ sở.
Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh
đối với sắp xếp, điều động, bổ nhiệm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên lựa chọn những người có năng lực,
tinh thần trách nhiệm cao tránh tình trạng “chảy máu chất xám” trên cơ sở công khai, minh bạch, dân chủ… Từ
đó, thực hiện đúng Nghị quyết 39 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tinh giảm biên chế và cơ cấu lại đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với ngành giáo dục. Được biết, đối với cán bộ quản lý: trường Liên cấp có
1 hiệu trưởng, tối đa 3 phó hiệu trưởng; trường 2 cấp học có 1 hiệu trưởng, tối đa 2 phó hiệu trưởng; các
trường khác thực hiện theo quy định. Riêng với giáo viên chuyên môn thực hiện điều động từ nơi thừa đến nơi
thiếu trong cùng cấp học, đúng chuyên môn; nếu bố trí, sắp xếp còn dôi dư thì xây dựng phương án bồi
dưỡng, đào tạo chuyên môn phù hợp để bố trí dạy học ở cấp học thiếu giáo viên để đảm bảo cân đối, hợp lý
tránh tình trạng giáo viên không có việc làm. Ngoài ra, bộ phận nhân viên kế toán sẽ bố trí theo hướng một xã,

phường, thị trấn: 01 kế tán đảm nhiệm công tác kế toán của các trường trên cùng địa bàn; nhân viên y tế,
thiết bị, thư viện… sẽ bố trí nguyên tắc 01 nhân viên đảm nhiệm 2-3 vị trí.
Các trường sau khi sát nhập, sẽ được tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có để tổ chức dạy và học, ổn định
trường lớp, đầu tư hàng năm nhằm đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường. Mặt khác tích cực
huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất cho các trường sát nhập. Khi sát nhập điểm
trường cơ sở vật chất dôi dư (đất đai, phòng học…) ở các điểm trường đã xóa sẽ tính toán bàn giao cho cấp
học khác hoặc điều chuyển cho xã, thôn bản sử dụng phù hợp, hiệu quả. Đối với một số trường đã đạt chuẩn
quốc gia sát nhập với các trường chưa đạt chuẩn quốc gia sẽ được quan tâm đầu tư bổ sung, cải tạo cơ sở vật
chất để đơn vị mới đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Trước vấn đề này, UBND tỉnh Yên Bái đã có văn bản hướng dẫn cụ thể đảm bảo lộ trình đến năm 2020 sẽ hoàn
thành đề án. Những điểm “nhấn” của đề án được thể hiện rõ tính tích cực trong khi mục tiêu là tinh giảm biên
chế cán bộ, giáo viên, nhân viên, giảm đầu tư cơ sở vật chất nhưng lại đảm bảo chất lượng giáo dục. Muốn
vậy, cần sự đồng thuận từ UBND tỉnh Yên Bái, cơ quan chức năng với nhân dân, tổ chức các cuộc đối thoại với
phụ huynh để tìm ra những khó khăn từ đó có hướng giải quyết phù hợp. Để khi Đề án đưa vào áp dụng thực
tế sẽ tạo ra động lực phát triển giáo dục mạnh mẽ, toàn diện cho tỉnh Yên Bái.
Còn đó những khó khăn
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía bắc, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 67%, người dân chủ yếu là canh
tác nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ. Do là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội, cơ sở
hạ tầng thiếu, xuống cấp nên việc áp dụng Đề án sắp xếp qui mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông còn vướng mắc khó khăn và nhiều điểm bất cập khi áp dụng vào thực tế.
Bà Nguyễn Thị Hà – Phó Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo Văn Chấn (Yên Bái) cho biết: “Việc xóa các điểm
trường lẻ để sát nhập vào các điểm trường chính sẽ tiết kiệm được nhân lực, cơ sở vật chất nhưng lại tạo ra
khoảng cách đi lại của học sinh đối với cấp mầm non và tiểu học: đường đi lại khó khăn, các cháu tuổi chưa tự
đi, cha mẹ bận làm ăn không có thời gian đưa đón, tốn kém chi phí. Tạo nên một áp lực lớn trong lộ trình tính
toàn khoảng cách giữa các điểm trường phù hợp với mật độ dân cư địa phương để tránh bức xúc trong dư
luận.


Vướng mắc lớn về công tác rà soát, quy hoạch, điều chuyển, cơ cấu, số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên có đúng nguyện vọng, đủ điều kiện, đủ chỉ tiêu để cán bộ, giáo viên, nhân viên yên tâm công tác dạy và

học. Một nhân viên đảm nhiệm 2-3 vị trí liệu có đảm bảo về mặt chuyên môn, chất lượng công việc; kinh phí
đào tạo, bồi dưỡng nhân lực dôi dư để điều chuyển sang một vị trí khác; sẽ là khó khăn về mặt bằng chất
lượng học khi sát nhập một điểm trường chưa đạt chuẩn quốc gia với trường đã đạt chuẩn quốc gia…Bà
Nguyễn Thị Hà thông tin.
Mỗi địa phương có một sự khó riêng nhưng về cơn bản là tỉnh Yên Bái đã tận dụng nguồn lực ở mức có thể,
muốn tạo sức bật mới trong giai đoạn tiếp theo thì các địa phương cần có thêm giải pháp bổ sung, một tinh
thần chủ động, quyết liệt, sáng tạo như chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Yên Bái./. PHƯƠNG HOA (NHN)
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học
và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 06 năm 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm
2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 34/2006/NQ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ
tháng 11 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 6526/TTr-BGDĐT ngày 25 tháng 06 năm
2007 về đề án “Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020 với các nội
dung chính như sau:
1. Quan điểm Quy hoạch
Xây dựng, phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020 được thực hiện theo
những định hướng cơ bản sau đây:
a) Mở rộng hợp lý quy mô đào tạo đại học, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa và hiện đại hóa; phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội và tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước; góp phần nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực và đào tạo nhân tài; thực hiện điều chỉnh cơ cấu hệ thống đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao
chất lượng và hiệu quả đào tạo, thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội; gắn công tác đào tạo với nghiên cứu

khoa học và đời sống xã hội;
b) Kết hợp hài hòa giữa việc khai thác mặt tích cực của cơ chế thị trường với việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực
công tác quản lý nhà nước; nhà nước tăng cường đầu tư ngân sách, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ
quản lý giáo dục đại học; tạo quỹ đất xây dựng trường; thực hiện công bằng xã hội; ban hành chính sách hỗ trợ
vùng khó khăn, hỗ trợ người học thuộc các đối tượng ưu tiên, khuyến khích học tập, đồng thời đẩy mạnh công
tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển giáo dục đại học;


c) Thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chính sách, quy hoạch, chất lượng đào tạo, chuẩn giảng viên,
các yêu cầu về quản lý tài chính, hợp tác quốc tế đối với các trường đại học, cao đẳng. Tăng cường phân cấp
quản lý, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học, cao đẳng; xây dựng một số trường
đại học, cao đẳng mạnh, hình thành các cụm đại học; khắc phục hiện trạng manh mún, phân tán của mạng
lưới, nhiều trường nhỏ, đào tạo đơn ngành, chuyên môn hẹp; khuyến khích sự phối hợp giữa các địa phương
trong việc mở trường;
d) Phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phải phù hợp với chiến lược phát triển và điều kiện kinh
tế - xã hội, tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước, gắn với từng vùng, từng địa phương; xây dựng cơ cấu
ngành nghề, trình độ đào tạo, bố trí theo vùng miền hợp lý; xây dựng một số trung tâm đào tạo nhân lực trình
độ cao, gắn với các vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực; hình thành một số trung tâm đào tạo nguồn
nhân lực tập trung theo vùng, một số khu đại học, đáp ứng yêu cầu di dời của các trường trong khu vực nội
thành thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhu cầu đầu tư mới;
đ) Bảo đảm đạt các tiêu chí quy định về chất lượng đội ngũ giảng viên, quy mô diện tích đất đai, cơ sở vật chất
- kỹ thuật - trang thiết bị, phù hợp với khả năng đầu tư của ngân sách nhà nước, sự huy động nguồn lực xã hội;
e) Ưu tiên thành lập các cơ sở mới có đủ tiềm lực và điều kiện; hạn chế việc nâng cấp các cơ sở hiện có;
khuyến khích đào tạo những ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp; cân đối hợp lý cơ cấu đào tạo giữa các
trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, giữa các ngành nghề, giữa khoa học cơ bản,
khoa học kỹ thuật - công nghệ; bảo đảm tính liên thông giữa các loại hình, các trình độ đào tạo;
g) Tập trung đầu tư xây dựng các trường đẳng cấp quốc tế, các trường trọng điểm, các trường ở vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn, các lĩnh vực then chốt; khuyến khích phát triển các trường tư thục nhằm huy động
ngày càng nhiều hơn nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục đại học, trên cơ sở bảo đảm chất lượng, công bằng
xã hội, gắn với phát triển nhân tài.

2. Mục tiêu Quy hoạch
a) Phấn đấu đạt 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010; 300 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2015 và 450 sinh
viên/1 vạn dân vào năm 2020. Đến năm 2020 có khoảng 70 - 80% sinh viên đại học được đào tạo theo các
chương trình nghề nghiệp - ứng dụng và 20 - 30% sinh viên được đào tạo theo các chương trình nghiên cứu;
b) Đến năm 2020 có từ 30 đến 40% sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đại học tư thục;
c) Đến năm 2010 có trên 40% giảng viên đại học và trên 30% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; có
trên 25% giảng viên đại học và 5% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ;
Đến năm 2015: 70% giảng viên đại học và trên 50% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; có trên
50% giảng viên đại học và ít nhất 10% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ;
Đến năm 2020 có trên 90% giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; có
trên 75% giảng viên đại học và ít nhất 20% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ.
d) Sau năm 2010 diện tích đất đai và diện tích xây dựng của các trường đạt chuẩn định mức quy định về diện
tích tính bình quân trên 1 sinh viên; hình thành các khu đại học dành cho các trường đại học nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam;
đ) Vào năm 2010 bảo đảm đủ giáo trình, tài liệu dành cho sinh viên theo quy định đối với các môn học, ngành
học;
e) Đến năm 2010 có 10 trường đại học mà mỗi trường có ít nhất 1 khoa (ngành) hoặc lĩnh vực đào tạo đạt tiêu
chí chất lượng tương đương so với các trường có uy tín trên thế giới; đến năm 2015 có 20 trường đại học đạt
tiêu chí nêu trên và năm 2020 có 1 trường đại học được xếp hạng trong số 200 trường đại học hàng đầu thế
giới;
g) Thu hút đạt tỷ lệ trên 0,1% vào sau năm 2010; 1,5% vào sau năm 2015 và 5% vào năm 2020 số lượng sinh
viên là người nước ngoài so với tổng số sinh viên cả nước đến học tập, nghiên cứu tại Việt Nam.


3. Nội dung Quy hoạch
a) Tổng quy mô đào tạo đại học, cao đẳng:
- Nâng dần quy mô tuyển sinh mới hàng năm của cả mạng lưới để đạt mục tiêu tuyển khoảng 420.000 sinh
viên trong năm 2010; gần 600.000 sinh viên trong năm 2015 và 1.200.000 sinh viên trong năm 2020;
- Tổng quy mô đào tạo đại học, cao đẳng của cả mạng lưới đạt khoảng 1,8 triệu người vào năm 2010; 3,0 triệu
người vào năm 2015 và 4,5 triệu người vào năm 2020.

b) Quy mô đào tạo của các trường đại học
Quy mô đào tạo của các trường đại học, cao đẳng được xác định trên cơ sở bảo đảm các điều kiện, yếu tố ảnh
hưởng chất lượng như: số lượng, chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, phòng học, phòng thí
nghiệm, thực hành, ký túc xá sinh viên, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, quản lý
nhà trường..., đồng thời được cân đối phù hợp với đặc điểm của các trường, ngành nghề đào tạo, bậc đào tạo
và năng lực quản lý để bảo đảm chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao. Định hướng quy mô đào tạo
(số lượng sinh viên đã quy đổi theo hình thức đào tạo chính quy) của các nhóm trường đại học, cao đẳng như
sau:
- Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: khoảng 42.000 sinh viên;
- Các trường đại học trọng điểm khác: khoảng 35.000 sinh viên;
- Các trường đại học, học viện đào tạo các ngành nghề kỹ thuật - công nghệ, kinh tế, luật, sư phạm và các lĩnh
vực khác có gắn với kinh tế - kỹ thuật: khoảng 15.000 sinh viên quy đổi;
- Các trường đại học, học viện đào tạo các ngành nghề y tế, văn hoá - xã hội: khoảng 8.000 sinh viên;
- Các trường đại học, học viện đào tạo các ngành năng khiếu: khoảng 5.000 sinh viên;
- Các trường cao đẳng đa ngành, đa cấp: khoảng 8.000 sinh viên;
- Các trường cao đẳng đào tạo theo lĩnh vực công nghệ và trường cao đẳng cộng đồng: khoảng 5.000 sinh
viên;
- Các trường cao đẳng đào tạo các ngành năng khiếu: khoảng 3.000 sinh viên.
c) Ngành nghề đào tạo:
- Các ngành, nghề ưu tiên: một số ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; công
nghệ thông tin; công nghệ cơ điện tử và tự động hoá; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; một số
ngành, nghề kỹ thuật và công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá; đào tạo giáo viên và
chuyên gia trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ;
- Điều chỉnh cơ cấu số lượng sinh viên được đào tạo theo nhóm các ngành, nghề để đến năm 2020 đạt tỷ lệ
như sau: khoa học cơ bản 9%; sư phạm 12%; công nghệ - kỹ thuật 35%; nông - lâm - ngư 9%; y tế 6%; kinh tế
- luật 20% và các ngành khác 9%.
d) Cơ cấu trình độ đào tạo:
- Giảm dần tỷ trọng sinh viên đại học so với tổng số sinh viên đại học, cao đẳng từ mức chiếm 78,4% năm
2005 xuống mức chiếm 72% vào năm 2010; chiếm 64% vào năm 2015 và chiếm 56% vào năm 2020;
- Tiếp tục thành lập mới các trường trung cấp chuyên nghiệp và mở rộng các chương trình đào tạo trung cấp

chuyên nghiệp trong các trường cao đẳng, cao đẳng cộng đồng;


- Nghiên cứu phát triển hệ cao đẳng 2 năm.
đ) Loại hình cơ sở giáo dục đại học gồm:
- Trường công lập;
- Trường tư thục;
- Trường có vốn đầu tư nước ngoài (100% vốn hoặc liên kết, liên doanh).
e) Hệ thống các cơ sở giáo dục đại học gồm:
- Đại học quốc gia;
- Các đại học;
- Các trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trường cao đẳng cộng đồng.
g) Phân tầng mạng lưới trường đại học, cao đẳng gồm:
- Các trường đại học được xếp hạng trong nhóm 200 trường hàng đầu thế giới;
- Các trường đại học đào tạo định hướng nghiên cứu;
- Các trường đại học, cao đẳng đào tạo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng.
h) Phân bố mạng lưới trường đại học, cao đẳng theo vùng như sau:
- Các thành phố Hà Nội; Đà Nẵng - Huế; thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ là các trung tâm đào tạo, có nhièu
trường đại học, cao đẳng;
- Vùng Tây Bắc: hiện có 5 trường (1 đại học và 4 cao đẳng). Dự kiến năm 2020 có khoảng 10 trường vào năm
2020 (3 trường đại học và 7 trường cao đẳng);
- Vùng Đông Bắc: hiện có 25 trường (6 đại học, 19 cao đẳng). Dự kiến có khoảng 37 trường vào năm 2020 (10
đại học và 27 cao đẳng);
- Vùng đồng bằng sông Hồng: hiện có 104 trường (61 đại học, 43 cao đẳng). Dự kiến có khoảng 125 trường
vào năm 2020;
- Vùng Bắc Trung Bộ: hiện có 22 trường (11 đại học và 11 cao đẳng). Dự kiến có khoảng 45 trường vào năm
2020;
- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: hiện có 31 trường (10 đại học và 21 cao đẳng). Dự kiến có khoảng 60 trường
vào năm 2020;
- Vùng Tây Nguyên: hiện có 10 trường (4 đại học và 6 cao đẳng). Dự kiến có khoảng 15 trường vào năm 2020;

- Vùng Đông Nam Bộ: hiện có 90 trường (47 trường đại học và 43 trường cao đẳng). Dự kiến có khoảng 105
trường vào năm 2020;
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: hiện có 24 trường (6 đại học và 18 cao đẳng). Dự kiến có khoảng 70 trường
vào năm 2020.
i) Phân bố sinh viên, mạng lưới trường theo 3 vùng kinh tế trọng điểm:


- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gắn với vùng đồng bằng sông Hồng): điều chỉnh giảm dần tỷ lệ sinh viên của
vùng chiếm từ 43% vào năm 2005 xuống còn 42% vào năm 2010 và 40% vào năm 2020 so với tổng quy mô
sinh viên của cả nước. Thu hút đầu tư thành lập một số trường đại học 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh,
liên kết trong nước và nước ngoài;
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gắn với vùng duyên hải Nam Trung Bộ): thành lập mới thêm một số
trường đại học, cao đẳng, trong đó ưu tiên thành lập ở khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình
Định nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá của các tỉnh miền Trung. Điều
chỉnh tăng dần tỷ lệ sinh viên của vùng chiếm từ 8,3% vào năm 2005 tăng lên 10% vào năm 2010 và đạt 15%
vào năm 2020 so với tổng quy mô sinh viên của cả nước;
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gắn với vùng Đông Nam Bộ): điều chỉnh giảm dần tỷ lệ sinh viên của vùng
chiếm từ 26% hiện nay xuống 25% vào năm 2010 và 24% vào năm 2020 so với tổng quy mô sinh viên của cả
nước. Thu hút đầu tư thành lập một số trường đại học 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, liên kết trong
nước và nước ngoài.
4. Giải pháp thực hiện
a) Nhóm giải pháp về đầu tư, huy động vốn:
- Từng bước tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, đồng thời tăng cường quản lý, nâng cao
hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước;
- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục;
- Thu hút các nguồn vốn ODA và FDI đầu tư cho giáo dục đại học;
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao theo nhu cầu
xã hội nhằm tăng thu nhập cho các trường.
b) Nhóm các giải pháp về phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đại học:
- Bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng giảng viên đại học, cao đẳng để đạt định mức quy định về tỷ lệ sinh

viên trên giảng viên đối với các trường đại học, cao đẳng, các nhóm ngành nghề đào tạo;
- Hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đại học, cao đẳng (kể cả ở các trường công lập và tư thục).
Triển khai chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ để bổ sung và nâng cao chất lượng giảng viên đại học, cao
đẳng;
- Xây dựng, ban hành Quy chế làm việc đối với giảng viên đại học, cao đẳng;
- Xây dựng và thực hiện chính sách tiền lương mới phù hợp đối với giảng viên đại học, cao đẳng;
- Ban hành chính sách thu hút, sử dụng các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu khoa học trong và ngoài
nước tham gia giảng dạy ở trường đại học, cao đẳng;
- Đổi mới công tác đánh giá giảng viên đại học, cao đẳng, thông qua nhiều hình thức và gắn với sinh viên;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo sau đại học dành riêng cho các vùng khó khăn.
c) Nhóm các giải pháp tăng cường cơ sở vật chất:
- Hỗ trợ các trường về đất đai. Diện tích đất tối thiểu đối với trường cao đẳng có quy mô khoảng 3.000 sinh
viên là 6ha; có khoảng 5.000 sinh viên là 10ha và có khoảng 7.000 sinh viên là 15ha. Diện tích tối thiểu đối với
trường đại học có quy mô khoảng 5.000 sinh viên là 10ha; có khoảng 15.000 sinh viên là 30ha và có khoảng
25.000 sinh viên là từ 40ha trở lên;


Đối với những trường công lập có diện tích quá nhỏ (dưới 2ha) ở trong khu vực nội thành các thành phố lớn
cần có giải pháp chuyển đổi đất và các công trình xây dựng trên phần đất để di dời ra khu vực mới vùng ngoại
thành có diện tích từ 10ha trở lên.
- Ban hành các cơ chế tạo điều kiện cho các trường chủ động khai thác các nguồn lực đầu tư nhằm đổi mới cơ
sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị;
- Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện ở các trường; hình thành hệ thống thư
viện điện tử kết nối các trường trên cùng địa bàn, cùng một vùng và trên phạm vi toàn quốc;
- Thiết lập mạng thông tin toàn cầu và mở rộng giao lưu quốc tế cho tất cả các trường đại học, cao đẳng trong
nước;
- Quy hoạch, sắp xếp lại công tác xuất bản giáo trình, sách và tài liệu tham khảo;
- Tập trung đầu tư hiện đại hoá trang thiết bị phòng học, giảng đường; nâng cao chất lượng các hoạt động dịch
vụ cho sinh viên;
- Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các khu ký túc xá sinh viên, nhất là đối với các trường ở khu vực

thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; khuyến khích đầu tư xây dựng một số khu đại học thuộc các vùng
Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ;
- Tăng cường sự phối hợp giữa các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ và các trường đại học
trong công tác đào tạo, nghiên cứu; xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia thuộc các trường
đại học trọng điểm, trường đầu ngành; gắn nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản với các trường đại học trên cơ sở bảo
đảm các điều kiện, chất lượng. Từng bước hỗ trợ hình thành, phát triển các cơ sở thực nghiệm về công nghệ ở
các trường cao đẳng.
d) Nhóm các giải pháp về quản lý:
- Xây dựng và ban hành các tiêu chí cụ thể về thành lập trường đại học, cao đẳng, mở các mã ngành đào tạo.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của các loại hình trường đại học, đáp
ứng yêu cầu mới;
- Triển khai đại trà công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học; thực hiện định kỳ xếp hạng các
trường đại học, cao đẳng;
- Xây dựng Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực nhằm cung cấp các dữ liệu thống kê, thông tin, dự báo
đầy đủ, chính xác, phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển ngành và cơ sở đào tạo;
- Thực hiện đa ngành hoá, đa lĩnh vực hoá đối với các trường đại học, cao đẳng đơn ngành;
- Củng cố, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các trường, khoa sư phạm, sư phạm kỹ thuật;
- Nghiên cứu việc phân cấp quản lý các trường đại học, cao đẳng phù hợp với điều kiện thực tiễn. Bộ Giáo dục
và Đào tạo tập trung quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học, các trường trọng điểm, trường đầu ngành,
trường có vốn đầu tư nước ngoài;
- Tăng cường quản lý công tác tuyển sinh, đào tạo của các trường, đáp ứng các tiêu chí bảo đảm chất lượng
do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
- Xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phát triển các trường
đại học tư thục, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
5. Các giai đoạn triển khai
a) Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010:


Cùng với việc thành lập các trường mới có chất lượng, phù hợp quy hoạch, bổ sung cho mạng lưới cần tập
trung vào việc củng cố, tăng cường đầu tư; mở rộng diện tích, đất đai, bổ sung đội ngũ giảng viên, thiết bị, cơ

sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay; nghiên cứu, điều chỉnh, bổ
sung các cơ chế, chính sách nhằm đổi mới, tăng cường quản lý chất lượng giáo dục đại học.
b) Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020:
Tập trung phát triển mạnh đội ngũ giảng viên, nâng chất lượng các trường đại học, cao đẳng lên một bước; đẩy
mạnh hội nhập quốc tế, áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến; tạo bước chuyển biến cơ bản trong việc đổi
mới phương pháp đào tạo ở các trường; tiếp tục phát triển, mở rộng mạng lưới trường đại học, cao đẳng một
cách phù hợp, theo đúng Quy hoạch.
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, các địa phương, các
trường đại học, cao đẳng cụ thể hoá nội dung Quy hoạch này thành các chương trình, kế hoạch triển khai cụ
thể để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện hàng năm và từng giai đoạn, định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện
Quy hoạch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và
Đào tạo để quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch này; chủ động xây dựng định hướng, kế hoạch
phát triển, củng cố mạng lưới trường đại học, cao đẳng thuộc phạm vi quản lý và trên địa bàn của mình, góp
phần từng bước hoàn thiện có chất lượng mạng lưới trường đại học, cao đẳng của cả nước, gắn với các mục
tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Quyết định này thay thế Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 04 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 của Ngành Giáo
dục
(TG)-Một trong những nhiệm vụ là rà soát sắp xếp mạng lưới trường lớp, hoàn thiện hệ thống giáo
dục quốc dân.

Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, trong năm học 2014-2015
Ngành Giáo dục đã đạt được một số kết quả nổi bật, đáng được ghi nhận trong giáo dục mầm non, giáo dục

phổ thông và giáo dục thường xuyên, đó là: Có sự thống nhất trong quản lý, chỉ đạo từ trung ương tới địa
phương. Công tác quản lý giáo dục tiếp tục được đổi mới theo hướng tăng cường phân cấp và giao quyền tự
chủ, tăng cường quản lý chất lượng và hiệu quả giáo dục. Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra và đánh giá
kết quả giáo dục như đánh giá học sinh tiểu học, tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Công tác đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được chú trọng triển khai, bước đầu có kết quả, được xã hội
đánh giá cao.
Tuy nhiên, trong năm học vừa qua giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên vẫn còn
những hạn chế như: Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được mục tiêu, còn nhiều hạn chế trong giáo dục đạo
đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh. Hiện tượng dạy thêm học thêm, thu chi không đúng quy định vẫn
còn nhiều. Tiến độ thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và công tác định hướng,
phân luồng học sinh sau trung học cơ sở chậm, không đáp ứng được yêu cầu.
Trong năm học 2015-2016, ngành giáo dục tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:


Thứ nhất là đổi mới công tác quản lý giáo dục: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về các chủ trương, đường lối
của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật. Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và địa phương trong quản
lý giáo dục. Tiếp tục tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục.
Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục các cấp.
Thứ hai là đổi mới chương trình giáo dục, công tác thi kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục: Đối với giáo dục
mầm non, đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; chú trọng giáo dục
hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ em 5 tuổi nhằm hoàn thành đúng lộ trình đạt chuẩn theo quy định. Đối với giáo dục phổ thông,
đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Củng cố và nâng cao kết quả phổ
cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; thực hiện xóa mù chữ. Tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp và
định hướng nghề nghiệp. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển
năng lực học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan. Phát triển và nâng cao chất lượng các chương trình giáo
dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người.
Thứ ba là rà soát sắp xếp mạng lưới trường lớp, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân: Bổ sung, hoàn thiện
mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Chú trọng tới việc sáp nhập các trung tâm giáo dục trên địa

bàn cấp huyện.
Thứ tư là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: Rà soát, điều chỉnh và tăng cường quản lý,
kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ. Tiếp
tục xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu đào
tạo nhân lực của ngành và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tăng
cường các hình thức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; tăng cường chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên
môn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra với các hoạt động bồi dưỡng cấp chứng chỉ và công tác tuyển
dụng, sử dụng, thực hiện chế độ làm việc của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.
Thứ năm là đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và tăng nguồn vốn đầu tư: Tập trung, ưu tiên các nguồn lực để
hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; xây dựng Đề án phát triển giáo dục mầm non giai
đoạn 2016-2025. Trình Chính phủ ban hành một số chính sách về tài chính như cơ chế hoạt động và cơ chế tự
chủ; hỗ trợ về giáo dục và đào tạo cho các địa bàn khó khăn và đối tượng chính sách;… Tăng cường kiểm tra,
giám sát đầu tư, công tác đấu thầu, công tác quyết toán trong xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị của các đơn
vị. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhất là giáo dục mầm non.
Thứ sáu là hợp tác quốc tế trong giáo dục: Củng cố và mở rộng hợp tác đa phương và song phương, tiếp tục
đàm phán thương lượng ký kết các thỏa thuận hợp tác về giáo dục với các nước. Đẩy mạnh hợp tác về giáo
dục nghề nghiệp với các quốc gia có kinh nghiệm tốt và các tổ chức quốc tế
Ngô Thanh Long
Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề-Ban Tuyên giáo Trung ương
THỨ NĂM, 14:17 17/09/2015
Đổi cỡ chữ:
tT
Tt
Đổi font chữ:
Abc

Đưa mô hình trường học mới vào bậc THCS: Liệu có sớm?!
/>

Cùng với 48 trường tiểu học trong tỉnh, năm học 2015-2016, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh quyết định đưa mô hình trường học mới (VNEN) áp dụng

cho bậc THCS. Điều này khiến không ít phụ huynh bày tỏ sự lo lắng với “trường học mới” này. Thậm chí, nhiều người xoay xở chuyển con
sang trường không ứng dụng mô hình mới…

Phát triển mạng lưới trường đạt chuẩn quốc gia
(TTXVN/VIETNAM+) 05/09/2009 20:57 GMT+7Bản in
Phát triển mạng lưới trường lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia và thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, là một trong số những nhiệm vụ
quan trọng trong năm học mới của giáo dục trung học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành văn bản quy định mới về trường đạt chuẩn quốc gia. Trước mắt, Bộ yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo cần
đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia đến năm 2015; 2020 trình Ủy ban Nhân
dân tỉnh, thành phố phê duyệt để tổ chức thực hiện.
Các tỉnh, thành phố tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và quản lý trường trung học phổ thông chuyên, trường phổ
thông dân tộc nội trú. Phấn đấu để mỗi tỉnh, thành phố đều có ít nhất một trường trung học phổ thông chuyên và một trường phổ thông dân tộc nội
trú đạt chuẩn quốc gia trong năm học này.
Theo dự kiến sẽ có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên bước vào năm học mới. Trong đó, có khoảng hơn 15,9 triệu học sinh phổ thông các cấp. Số học
sinh, sinh viên năm nay tăng hơn năm trước gần 150.000 em, đặt ra nhu cầu lớn về trường lớp cũng như chất lượng giảng dạy.
Để đáp ứng nhu cầu trường lớp, không để tình trạng học ca 3 và lớp ghép… trong năm học mới, mạng lưới trường lớp trung học cơ sở, trung học
phổ thông sẽ được xây dựng quy hoạch đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020.
Thiết bị dạy học sẽ được ưu tiên hiện đại hóa, nhất là thiết bị dạy tin học, ngoại ngữ. Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, cần tăng số trường
lớp trung học cơ sở, trung học phổ thông có đủ cơ sở vật chất, giáo viên để dạy học 2 buổi/ngày (trên 6 buổi/tuần).
Mục tiêu trong năm 2010 là tất cả các tỉnh, thành phố đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010.
Đối với các tỉnh, thành phố đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phải củng cố và nâng cao vững chắc chất lượng phổ
cập giáo dục, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, công nhận và báo cáo hàng năm.
Hiện nay, trên toàn quốc còn rất nhiều địa phương chưa đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đây là những tỉnh kinh tế-xã hội còn nhiều khó
khăn, điều kiện thực hiện và bảo đảm chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở còn nhiều hạn chế như: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lai Châu,
Sóc Trăng, Đắk Nông. Tại tỉnh Quảng Nam, cuối năm 2006 có 12 huyện với 184 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tỉ lệ 70% nhưng đa
phần là thuộc đồng bằng.
Những tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn thì còn có một số nơi chưa thực sự bền vững, hoặc chưa chú trọng đến việc duy trì, củng cố và phát triển kết
quả phổ cập nên có nguy cơ bị mất chuẩn.
Các địa phương mới chỉ quan tâm đến mục tiêu trước mắt là phấn đấu đạt chuẩn, chứ chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng kế hoạch củng
cố, duy trì và phát triển kết quả phổ cập giáo dục để đảm bảo tính bền vững.

Đồng thời, mạng lưới trường, lớp chưa đến các điểm dân cư, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy, học tập của một số địa phương còn khó khăn,
chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và đảm bảo chất lượng./.

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 2001 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ- TTg ngày 28/12/2001
của Thủ tướng Chính phủ).
MỞ ĐẦU
TRÍCH
Một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóađã được hình thành
với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đếnsau đại học. Mạng lưới các trường phổ
thông được xây dựng rộng khắp trên toànquốc. Các tỉnh và nhiều huyện miền núi có trường nội trú và
bán trú cho con emcác dân tộc ít người. Các trường, lớp trung tâm dạy nghề phát triển dưới nhiềuhình
thức, các lớp dạy nghề ngắn hạn phát triển mạnh. Các trường đại học và caođẳng được thành lập ởhầu


hết các khudân cư lớn của cả nước, các vùng, các địa phương. Cơ sở vật chất kỹ thuật các trườngđược nâng cấp, cải thiện. Số trường lớp
được xây dựng mới theo chuẩn quốc giangày càng tăng.

Hệthống giáo dục đã bước đầu được đa dạng hóa cả về loại hình, phương thức vànguồn lực... từng
bước hòa nhập với xu thế chung của giáo dục thế giới. Từ mộthệ thống chỉ có các trường công lập và
chủ yếu là loại hình chính quy đến nayđã có các trường ngoài công lập, có nhiều loại hình không chính
quy, có các trườngmở, có phương thức đào tạo từ xa, phương thức liên kết đào tạo với nước
ngoài.Thực hiện chế độ thu học phí với hầu hết các cấp học và trình độ đào tạo sauphổ cập. Tỷ lệ học
sinh, sinh viên ngoài công lập trong tổng số học sinh, sinhviên ngày càng tăng, trong năm học 2000 2001 chiếm 66% trẻ em các nhà trẻ,hơn 50% học sinh mẫu giáo, hơn 34% học sinh trung học phổ
thông, hơn 11% sinhviên đại học.
b)Quy mô giáo dục tăng nhanh, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Nămhọc 2000 - 2001 có
gần 18 triệu học sinh phổ thông, 820.000 học sinh học nghề(130.000 học nghề dài hạn), 1 triệu sinh
viên cao đẳng, đại học. Số sinh viên trên vạn dân đạt 118,vượt chỉ tiêu định hướng cho năm 2000 mà Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII đã đề ra. Quy mô đào tạo nghềtừ năm
1997 đến năm 2000 tăng 1,8 lần.


d)Công tác xã hội hóa giáo dục đã đem lại kết quả bước đầu. Các lực lượng xã hộitham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trường, xây dựng cơ sởvật
chất của trường học, đầu tư mở trường, đóng góp kinh phí cho giáo dục dướinhiều hình thức khác nhau. Tỷ trọng nguồn kinh phí xã hội đóng góp trong tổngkinh
phí giáo dục ngày càng tăng, đạt khoảng 25% vào năm 2000.

Đầutư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác tăng lên. Ngân sách nhànước dành cho
giáo dục tăng từ 8% năm 1990 lên tới 15% năm 2000. Nhiều chươngtrình, đề án lớn huy động đa dạng
nguồn lực để phát triển giáo đục, đặc biệt làcho giáo dục phổ thông đã được triển khai.
Ngànhgiáo dục đã có một số đổi mới về mục tiêu giáo dục; đa dạng hóa các loại hìnhgiáo dục và các
nguồn kinh phí, huy động xã hội tham gia phát triển giáo dục,tạo cơ hội cho nhiều người học tập, tăng
cường trao đổi và hợp tác quốc tế. Cácđoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có nhiều hoạt động trợ
giúp phát triểngiáo dục.
Cơ sở vật chất của nhà trường cònthiếu thốn. Chưa thanh toán hết các lớp học 3 ca; vẫn còn các lớp học tranh trenứa lá ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thưviện, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và
học tập còn rất thiếu và lạc hậu.

Giáo dục phổ thông: Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấphọc vấn phổ thông cơ
bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độcác nước phát triển trong khu vực. Xây dựng
thái độ học tập đúng đắn, phươngpháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu
biết, nănglực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Tiểuhọc: Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết vànhững đức tính, kỹ
năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt.Củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước.

Tăngtỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2000 lên 97% năm2005 và 99%
năm 2010.
Trunghọc cơ sở: Cung cấp cho học sinh học vốn phổ thông cơ sở và những hiểu biết banđầu về kỹ
thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở,tạo điều kiện để học sinh tiếp tục
học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Đạtchuẩn phổ cập trung học cơ sở ở cácthành phố, đô thị vùng kinh tế phát triển vào năm 2005, trong
cả nước vào năm2010. Tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi từ 74% năm 2000 lên 80%vào
năm 2005 và 90% vào năm 2010.



Trunghọc phổ thông: Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinhcó học vấn
phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiệncho sự phát huy năng lực của
mỗi học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết vềkỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phân luồngsau trung học phổ thông, để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề học
tiếp saukhi tốt nghiệp.
Tăngtỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông từ 38% năm 2000 lên 45%vào năm 2005 và
50% vào năm 2010.
5.4. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và pháttriển mạng lưới trường, lớp,
cơ sở giáo dục:
Hoànthiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, liênthông liên kết
từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến cao đẳng, đạihọc và sau đại học. Tổchức phân
luồngsau trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Pháttriển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục theo hướng khắc phục các bất hợp lývề cơ cấu trình
độ, ngành nghề và cơ cấu vùng miền, gắn nhà trường với xã hội,gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học
và ứng dụng. Ưu tiên phát triển các trườngcao đẳng kỹ thuật, công nghệ ưu tiên phát triển các cơ sở
giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, vùngsâu, vùng xa.
a)Cơ cấu lại hệ thống giáo dục đápứng nhu cầu của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếpthu có chọn lọc các kinh nghiệm tổ chức hệ thống giáo dục tiên tiến trên thếgiới phù
hợp với điều kiện Việt Nam. Cơ cấu lại các trình độ đào tạo theo chuẩn quốc tế. Cải tiến học chế,đổi mới tuyển sinh,
đa dạng hóa phương thức đào tạo, xây dựng các quy chuẩn vềliên thông, chuyển tiếp giữa các cấp bậc
học, trình độ đào tạo, giữa các cơ sởđào tạo và thực hiện các giải pháp khác hỗ trợ việc điều chỉnh cơ
cấu hệ thốnggiáo dục.
b)Mở thêm các các cơ sở giáo dục mầmnon, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khókhăn. Khuyến khích phát triển các trường mầm non ngoài công lập, các trường mầmnon ở

các đơn vị sản

xuất - kinhdoanh.

c)Phát triển mạng lưới trường phổ thông rộng khắp trên toàn quốc. Xây dựng trênmỗi địa bàn xã,
phường hoặc ở nơithưa dân thì cụm xã, phường ít nhất 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơsở

đạt chuẩn quốc gia. Mỗi tỉnh xây dựng ít nhất một trường trung học phổ thôngtrọng điểm. Củng cố và
mở thêm các trường phổ thông dân tộc nội trú. Liên kếtcác trường trung học phổ thông với các trung
tâm kỹ thuật tổng hợp, hướngnghiệp, các cơ sở đào tạo nghề ở các địa bàn để tăng thời lượng hoạt
động của học sinh tại đó trongquá trình tiến tới học và hoạt động cả ngày tại trường.
d)Thực hiện phân ban ởcấp trung học phổthông trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản,
toàn diện và hướngnghiệp cho mọi học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển
năng lực, đáp ứng nguyệnvọng của học sinh. Hoàn thiện mô hình trường trung học phổ thông chuyên
ở các địa phương hoặc ở các trường đại học để bồi dưỡnghọc sinh có năng khiếu trong các lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật, thểdục, thể thao. Nghiên cứu thí điểm và từng bước hình thành các
trường trung họcphổ thông kỹ thuật công nghiệp hoặc nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ phù hợpvới đặc điểm kinh tế - xã hội của từng vùng dân cư.

h)Củng cố và mở thêm các cơ sở giáo dục thường xuyên như trung tâm giáo dục thườngxuyên, trung
tâm giáo dục cộng đồng, trường bổ túc văn hóa đáp ứng nhu cầu họctập thường xuyên của mọi người,
ở mọi lứa tuổi và trình độ.
Tăngcường cho 2 viện đại học mở về phương tiện, thiết bị, tài liệu để mở rộng hìnhthức giáo dục từ
xa.
5.5. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục:


Tăngđầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triểngiáo dục; đổi
mới cơ chế quản lý tài chính. Chuẩn hóa và hiện đại hóa trườngsở, trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu
và học tập.
a)Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục. Nhà nước ưu tiênđầu tư cho giáo dục
trong tương quan với các ngành khác.
Nângtỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách nhà nước từ 15% năm 2000 lên ít nhất 18%năm 2005 và
20% năm 2010; tranh thủ nguồn tài chính vay với lãi suất ưu đãi chogiáo dục từ Ngân hàng Thế giới
(WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức quốc tế vàcác nước.
Ngânsách nhà nước tập trung nhiều hơn cho các bậc giáo dục phổ cập, cho vùng nôngthôn, miền núi,
cho đào tạo trình độ cao, cho những ngành khó thu hút đầu tưngoài ngân sách nhà nước. Có chínhsách
đảm bảo điều kiện học tập cho con em người có công và diện chính sách, cơhội học tập cho con em
gia đình nghèo. Trong thời gian 2001 - 2005, hàng nămNhà nước dành kinh phí từ ngân sách và sử

dụng các nguồn khác để đưa 400 - 500cán bộ khoa học đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước có nền khoa
học và công nghệ tiên tiến.
Huyđộng nhiều nguồn tài chính khác, kết hợp tốt các nguồn vốn trong và ngoài nướcvà sự đóng góp
của xã hội cho phát triển giáo dục.
b)Đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng song song với việc trao quyền chủđộng về tài chính
cần thực hiện chế độ tài chính công khai và chế độ kiểm toánnhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn
tài chính đầu tư cho giáo dục. Hoàn thiệncơ chế, chính sách tín dụng cho giáo dục.
c)Các địa phương có kế hoạch cụ thể xây dựng thêm trường sở để đẩy nhanh tiến độphổ cập giáo dục
trung học cơ sở, tăng số lượng học sinh phổ thông học và hoạtđộng cả ngày tại trường lên tới 70%,
nâng tỷ lệ các trường được xây dựng theochuẩn quốc gia lên tới 50% vào năm 2010. Đặc biệt quan
tâm xây dựng trường kiêncố, bán kiên cố cho các vùng thường xảy ra thiên tai.
Thựchiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng các cơsở giáo dục.
d)Tăng cường và hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình, nộidung, phương pháp giáo
dục. Phấn đấu đến năm 2010 có 60% trường phổ thông và100% trường đại học, cao đẳng được nối
mạng Internet. Mở cổng kết nối Internet trực tiếpcho hệ thống đại học.
e)Xây dựng thư viện trường học. Đến năm 2010 tất cả các trường phổ thông đều cóthư viện nhà
trường. Xây dựng hệ thống thư viện điện tử kết nối giữa các trườngđại học trong từng vùng tiến tới kết
nối với các thư viện trong phạm vi quốcgia, khu vực và quốc tế.
g)Xây dựng một số phòng thí nghiệm quốc gia trong các đại học quốc gia, các trườngđại học trọng
điểm, đầu ngành. Xây dựng các cơ sở thực nghiệm về công nghệ ở một số trường cao đẳng.
5.6. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục:
Khuyếnkhích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục.Tạo cơ hội cho
mọi người, ở mọilứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời; tiến tới một xã hộihọc
tập.
a)Hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ chế chính sách và các giải pháp xã hộihóa giáo dục, nhằm tạo
sự nhất trí cao trong xã hội về nhận thức và tổ chứcthực hiện; bổ sung và hoàn thiện những văn bản
quy phạm pháp luật, các chínhsách vĩ mô khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá
nhân đầu tưcho phát triển giáo dục; tạo điều kiện để vừa phát triển vừa nâng cao chất lượngđào tạo của
hệ thống các trường ngoài công lập, các hình thức giáo dục ngoàinhà trường và các trung tâm giáo dục
cộng đồng.

b)Phát triển các trường ngoài công lập. Chuyển một số trường công lập thành trườngngoài công lập
khi có đủ điều kiện thích hợp. Củng cố và nâng cao chất lượnggiáo dục của các trường ngoài công lập.
Nâng tỷ lệ học sinh học nghề (ngắn hạnvà dài hạn) ngoài công lập đến năm 2010 lên khoảng 70%, tỷ
lệ sinh viên ngoàicông lập đến năm 2010 lên khoảng 30%. Các trường ngoài công lập được ưu
tiênthuê đất và vay vốn tín dụng xây trường. Nhà trường, nhà giáo và học sinh, sinhviên các trường
ngoài công lập được bình đẳng như các trường công lập. Hoàn thiệnvà ban hành các cơ chế chính sách
hỗ trợ các trường ngoài công lập.
c)Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹbảo trợ giáo dục, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển giáo dục;đổi mới chế độ học phí của các trường đại học, cao đẳng công lập và ngoài cônglập theo hướng đảm bảo
tương xứng với chất lượng các dịch vụ giáo dục mà nhà trườngcó thể cung cấp, phù hợp với khả năng của người học, đồng thời miễn giảm chocác đối tượng chính sách, gia đình có công và người nghèo.


d)Mở rộng và tăng cường các mối quanhệ của nhà trường với các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cáctổ chức kinh tế - xã hội... tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơsở vật chất, góp ý
kiến cho quy hoạch phát triển nhà trường, điều chỉnh cơ cấungành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho người học và tiếp nhậnngười tốt nghiệp, giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáodục
lành mạnh.

e)Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hóa, môi trường giáo dụclành mạnh, giáo dục
toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Phát huy truyền thống"tôn sư trọng đạo" nêu cao phẩm chất của nhà
giáo, làm tốt công tácgiáo dục chính trị tư tưởng, phấn đấu để các thầy cô giáo thực sự là những
nhàgiáo mẫu mực về mọi mặt, là tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo.Làm tốt công tác
Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Học sinh - Sinh viên trong nhà trường,kiên quyết loại trừ các tệ nạn xã
hội, các tiêu cực trong giảng dạy và học tập.
g)Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự giám sát củaHội đồng nhân
dân, sự quản lý của ủy ban nhân dân các cấp; phát huy vai trò củacác tổ chức Công đoàn, Hội Phụ nữ,
Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong,Hội Học sinh - Sinh viên, Hội Cha mẹ học sinh, Hội
Khuyến học và các đoàn thể,tổ chức xã hội khác trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phát
triển sựnghiệp giáo dục.
5.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục: Khuyến khích mở rộng và đẩymạnh các quan hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các trường, các cơ quannghiên cứu
khoa học có uy tín và chất lượng cao trên thế giới nhằm trao đổinhững kinh nghiệm tốt, phù hợp với điều kiện Việt Nam và tăng thêm nguồn lựcphát triển giáo dục.

a)Huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tế để tăng cường trang thiết bị, xây dựng cơsở vật chất cho giáo

dục phổ thông, đặc biệt ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
b)Tăng số dự án viện trợ, vốn vay để đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật đáp ứngcác yêu cầu về chuyển
dịch cơ cấu lao động và xuất khẩu lao động.
c)Hợp tác đầu tư xây đựng một số trung tâm công nghệ cao trong các cơ sở đào tạođại học; nhập thiết
bị thí nghiệm khoa học tiên tiến để nâng cao hiệu quả củacông tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
d)Phát triển các dự án hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nóichung và nghiên cứu giáo dục
nói riêng của cơ sở đào tạo đại học, các viện, cáctrung tâm chuyên nghiên cứu về giáo dục; trao đổi
thông tin, tổ chức các hộithảo, hội nghị quốc tế, tham gia hoạt động của các cơ quan thuộc Liên
hiệpquốc, tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp, các tổ chức thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức Á - Âu và các tổ
chức khác.

e)Khuyến khích các chủ đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, tiềm lực, truyền thốngvà trình độ tiên tiến
thành lập các cơ sở giáo dục 100% vốn nước ngoài hoặcliên doanh với các đối tác Việt Nam để đào
tạo đại học, dạy nghề, giáo dục từxa, mở các khóa bồi dưỡng ngắn hạn có trình độ khu vực và quốc tế
tại Việt Namtheo quy định của pháp luật Việt Nam.
g)Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý tốtviệc du học tự túc.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
Việcthực hiện chiến lược giáo dục 2001 - 2010 được chia làm 2 giai đoạn tương ứngvới 2 kế hoạch 5
năm.
Giai đoạn một: từ năm 2001 đến 2005.
Trọngtâm của giai đoạn này là tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục,đổi mới nội dung,
phương pháp, chương trình giáo dục, xây dựng đội ngũ nhàgiáo, đổi mới quản lý giáo dục, đẩy mạnh
xã hội hóa, tạo cơ sở chắc chắn choviệc đạt tới các mục tiêu chiến lược trong giai đoạn hai. Thực hiện
các giảipháp cấp bách chấn chỉnh và đổi mới công tác quản lý giáo dục, ngăn chặn và đẩylùi những
hiện tượng tiêu cực, lập lại kỷ cương nề nếp, tạo môi trường giáo dụclành mạnh.
a)Triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách sau đây để tạo cơ sở và động lựccho việc thực hiện
Chiến lược:
Xâydựng đề án đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; đặc biệt là chấn chỉnh công tácquản lý ở cấp vĩ mô và
vi mô, cơ chế quản lý đối với các trường công lập vàngoài công lập, các hệ đào tạo tại chức, các
hệ B trong các trường công lập; hướng trọng tâm vào chất lượnggiáo dục - đào tạo

Khẩntrương xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định chất lượng ở mọi cấp học, bậchọc và hình thức
đào tạo.
Đổimới về quan niệm, quy trình và phương pháp thi cử, kiểm tra đánh giá (bao gồmcả công tác tuyển
sinh), hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh, tạo động lựccho việc thay đổi phương pháp dạy và học.
Chấnchỉnh và khắc phục các tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm tràn lan bằngcách kết hợp các
biện pháp hành chính với những biện pháp cơ bản thúc đẩy việclành mạnh hóa quá trình giáo dục và tổ
chức phần luồng sau trung học cơ sở vàtrung học phổ thông.


Chấnchỉnh công tác quản lý và cấp phát văn bằng chứng chỉ.
Chấnchỉnh việc in và phát hành sách giáo khoa. Giảm tối đa việc in lại sách giáokhoa hàng năm, tăng
hệ số sử dụng sách giáo khoa và tỷ lệ học sinh được mượnsách giáo khoa.
Chuẩnhóa các điều kiện về chương trình, giáo trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở vậtchất, phòng thí
nghiệm và các điều kiện khác phục vụ giảng dạy, học tập khithành lập trường mới và nâng cấp lên cao
đẳng hoặc đại học.
b)Thực hiện các chương trình trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt trong giai
đoạn 5 năm 2001 - 2005 bao gồm các dự án:
Đổimới chương trình, nội dung sách giáo khoa;
Củngcố và phát huy kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; thực hiện phổcập giáo dục
trung học cơ sở;
Đàotạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường;
Đàotạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường sư phạm;
Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dântộc ít người và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
Tăngcường cơ sở vật chất các trường học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướngnghiệp, xây dựng
một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm;
Tăngcường năng lực đào tạo nghề.
Ngoàira, thực hiện dự án đưa người đi học tập, nghiên cứu ở những nước có nền khoa học côngnghệ tiên tiến bằng ngân sách nhà nước đã được Chính
phủ phê duyệt.

c)Xây dựng và triển khai các dự án về:

Đổimới quản lý giáo dục;
Hoànthiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục;
Bồidưỡng nhân tài trong hệ thống giáo dục quốc dân;
Cơcấu lại hệ thống đào tạo nhân lực;
Dạyngoại ngữ trong nhà trường.
d)Thực hiện giai đoạn một và một phần giai đoạn hai của quy hoạch mạng lưới cáctrường đại học, cao
đẳng:
Xâydựng và triển khai đề án đổi mới giáo dục đại học;
Xâydựng và triển khai đề án đổi mới đào tạo giáo viên, giảng viên;
Tổngkết, chấn chỉnh việc quản lý và tổ chức đào tạo ở các trường đại học ngoài công lập, đại học mở,
hệ đàotạo tại chức;
Thựcthi việc phân cấp quản lý cho các trường;
Tậptrung xây dựng 2 Đại học quốc gia và một số trường đại học trọng điểm khác; mởthêm các trường
đại học, cao đẳng theo quy hoạch khi có đủ các điều kiện đảmbảo chất lượng và quy trình mở trường.
e)Nâng tỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách nhà nước lên ít nhất là 18% vào năm2005;
g)Tổng kết, rút kinh nghiệm và đề xuất các điều chỉnh cần thiết về các mục tiêucụ thể, giải pháp và
chương trình hành động qua thực tiễn triển khai giai đoạnmột.
Giai đoạn 2: Từ năm 2006 đến năm 2010.
Trọngtâm của giai đoạn này là đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đểđạt được các
mục tiêu chiến lược và các chỉ tiêu cụ thể; hoàn thành các chươngtrình dài hạn 10 năm về phổ cập
trung học, cao đẳng, chương trình dạy nghề, chươngtrình đào tạo nhân lực, chương trình bồi dưỡng
nhân tài; thực hiện phát triểnnền giáo dục dân tộc, hiện đại và đại chúng; bước đầu xây dựng một xã
hội họctập; đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực.
Nângtỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách Nhà nước lên ít nhất là 20% vào năm2010./.

Ngày 22 Tháng 8, 2012 | 10:10 AM

Giáo dục trung học: Phát triển mạng lưới trường lớp
GiadinhNet - Theo Bộ GD&ĐT, năm học 2011-2012 quy mô các trường trung học tiếp tục ổn định, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.



Bước vào năm học 2012-2013, đối với giáo dục trung học, ngành GD&ĐT cả nước tiếp tục hướng đến mục tiêu
trọng tâm phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Duy trì, nâng cao kết quả phổ cập
giáo dục, đổi mới công tác quản lý giáo dục.
Theo Bộ GD&ĐT, năm học 2011-2012 quy mô các trường trung học tiếp tục ổn định, cơ bản đã đáp ứng nhu
cầu học tập của học sinh. Theo ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học: “Với hệ thống trường
lớp, cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện, các trường đang hướng tới việc dạy học 2 buổi/ngày. Cụ thể, cấp
THCS, tổng số trường có 100% số lớp học 2 buổi ngày là 1.402 trường (tỉ lệ 13,11%), so với năm học trước tăng
352 trường. Cấp THPT, tổng số trường có 100% số lớp học 2 buổi ngày có 466 trường (tỉ lệ 17,37%), so với năm
học trước tăng 89 trường”.
Đến nay, cả nước có 63/63 tỉnh, thành duy trì được kết quả tại 99,7% đơn vị cấp xã, 100% đơn vị cấp huyện đạt
chuẩn phổ cập THCS. Về phương hướng, nhiệm vụ bậc trung học năm 2012-3013, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
Nguyễn Vĩnh Hiển cho biết: “Giáo dục trung học sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các
phong trào thi đua, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; Phát triển mạng lưới trường lớp, sử
dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia; Duy trì, nâng cao kết
quả phổ cập giáo dục. Các trường có điều kiện, cần quan tâm tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đảm bảo chất lượng
giáo dục toàn diện kết hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động tập thể…”.
Q.Anh
Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất
Chỉ thị 3398/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2011 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên và chuyên nghiệp năm học 2011 – 2012 do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành (Có hiệu lực 12/8/2011)
2011-08-17 ⁄ Văn bản Trung ương ⁄ 9075Từ ⁄ Không có bình luận

Bạn đã mua quần áo cho mùa hè này chưa?

nemo.vn

Áo thun Alien Amour có cổ - co giãn 4 chiều - thấm hút mồ hôi chỉ 399.000đtại Nemo.vn!

Bạn đã biết bảo vệ laptop đúng cách?


nemo.vn

Túi chống sốc chống mọi va đập - Chất liệu nhập cao cấp từ Hàn Quốc. GIẢM CÒN 159.000đ

Vui lòng liên hệ email để đặt quảng cáo!

Lượt xem: 361 Views (trangtinphapluat.com)

thay đổi đăng ký kinh doanh

Căn cứ các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, các văn bản quy định, hướng dẫn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ tình hình thực tiễn của ngành Giáo dục,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị năm học 2011-2012 toàn ngành tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:


1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục

a) Nhiệm vụ chung của các cấp học

Bùng nổ Buffet giá chỉ từ99.000Đ
muachung.vn

Ăn thỏa thích - uống thả ga - tận hưởng điều hòa mát lạnh cùng "Hội mê thịt ". Đặt ngay!

Bạn đang tìm túi đeo Ipadhàng hiệu?
nemo.vn


Túi đeo iPad làm từ chất liệu cao cấp, kiểu dáng gọn nhẹ, thiết kế hiện đại. Chỉ 269.000đ

Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, triển khai thực hiện Chương trình hành động đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong
trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học và kiểm tra, đánh giá ở giáo dục phổ thông theo hướng giảm tải, phù hợp mục tiêu giáo dục.

Tăng cường công tác giáo dục toàn diện và quản lý học sinh, sinh viên. Chú trọng và tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực
hành, ý thức trách nhiệm xã hội; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, công tác chăm sóc sức khỏe; chú trọng công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học; giáo dục an toàn giao
thông; phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, đuối nước, dịch bệnh đối với học sinh, sinh viên.

Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh, đặc biệt đối với học sinh bán trú ở vùng dân tộc, miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt
khó khăn. Từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú. Tổ chức triển khai có hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt, dạy và
học tiếng dân tộc thiểu số ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Quan tâm đặc biệt đối với học sinh các dân tộc rất ít người.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục.

Tập trung thanh tra chuyên đề, thanh tra chuyên môn. Tăng cường thanh tra các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập và cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài.

Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên trong toàn ngành.

b) Giáo dục mầm non

Củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, đạt 25% trẻ độ tuổi nhà trẻ và 85% trẻ ở độ tuổi
mẫu giáo.

Thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, tập trung chỉ đạo các địa phương ưu tiên các nguồn lực để đảm bảo lộ trình thực hiện phổ cập, trong năm học

này có ít nhất 10 tỉnh được công nhận đạt chuẩn. Đầu tư đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị giáo dục tối thiểu phục vụ triển khai mở rộng việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Triển khai tự đánh
giá tất cả các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ. Thí điểm đánh giá ngoài một số trường để triển khai đại trà trong năm học tiếp theo.

c) Giáo dục phổ thông

Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; củng cố, nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục.

Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục
phổ thông; điều chỉnh để từng bước hoàn thiện việc tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhằm khắc phục những bất cập trong những năm qua; triển khai tự đánh giá, đẩy mạnh triển khai đánh giá
ngoài các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.


Triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 đối với các trường tiểu học, trung học cơ sở có đủ điều kiện, tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực
hiện đề án của các trường khác; tiếp tục triển khai Đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020. Từng bước tham gia chương trình quốc tế (PISA) đánh giá kết quả học
tập của học sinh phổ thông.

d) Giáo dục thường xuyên

Nâng cao nhận thức cho mọi người về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Củng cố mô hình hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng theo hướng
một cơ sở thực hiện nhiều nhiệm vụ; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các cơ sở giáo dục thường xuyên; tăng cường các biện pháp nâng
cao chất lượng dạy học chương trình giáo dục thường xuyên; trình Chính phủ phê duyệt và triển khai Đề án xây dựng xã hội học tập và Đề án Xóa mù chữ giai đoạn 2011-2020.

e) Giáo dục chuyên nghiệp

Thực hiện phân luồng và tăng quy mô, chất lượng, hiệu quả đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; triển khai thực hiện các giải pháp để phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào học trung cấp
chuyên nghiệp. Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Tiếp tục triển khai nhiệm
vụ đào tạo theo nhu cầu xã hội, đáp ứng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của các địa phương; đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị sử dụng nhân lực; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục
nghề nghiệp.

2. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục


a) Tăng cường phân cấp quản lí, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban ngành và địa phương theo quy định tại Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách
nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

b) Đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học
2010-2011 đến năm học 2014-2015. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thi hành.

c) Tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGD ngày 7/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục
của hệ thống giáo dục quốc dân. Tăng cường vai trò của các sở giáo dục và đào tạo và chính quyền địa phương trong việc quản lý thu-chi tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, xử lý nghiêm các vi phạm.

d) Thực hiện cải cách hành chính; nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí; thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, tập
trung vốn đầu tư cho những công trình đang xây dựng để hoàn thành đưa vào sử dụng. Tăng cường kiểm tra các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

e) Triển khai đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.

3. Chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

a) Tăng cường công tác xây dựng, thực hiện quy hoạch đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

b) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục; giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên
nghiệp; viên chức làm công tác thiết bị và thư viện. Đặc biệt chú trọng nội dung bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.

c) Triển khai thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học (trung học cơ sở và trung học phổ thông), chuẩn hiệu trưởng trường trung học; tập huấn và triển khai đại trà
chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học và chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên.

d) Tiếp tục thực hiện Đề án “Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề giai đoạn 2010 - 2020” theo Quyết
định số 472/QĐ-TTg ngày 12/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

e) Triển khai chương trình phát triển các trường Sư phạm giai đoạn 2011-2020.


4. Phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục

a) Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất trường học, trong đó chủ động xây dựng phòng học bộ môn, phòng thiết bị từ các nguồn kinh phí của địa phương. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn
quốc gia. Xây dựng, hiện đại hóa trường trung học phổ thông chuyên; củng cố và phát triển trường phổ thông dân tộc nội trú và phổ thông dân tộc bán trú; đầu tư cơ sở vật chất cho các trường trung cấp
chuyên nghiệp; củng cố và phát triển mô hình hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng.


×