Mô hình nào cho công ty mua bán nợ
xấu?
Thực tế, nhiều ngân hàng đã thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản
(AMC) từ lâu, nhưng tình hình nợ xấu vẫn không suy giảm. Một số ngân hàng sử
dụng AMC cho mục đích quản lý tài sản cầm cố. Một số sử dụng để chuyển tạm
thời nợ xấu từ bảng tổng kết tài sản của ngân hàng sang AMC, nhằm che giấu nợ
xấu. Một số khác sử dụng AMC để thu phí quản lý tài sản, nhằm lách trần lãi suất
cho vay (khi có quy định về trần lãi suất cho vay và ngân hàng không được thu
thêm bất kỳ các khoản phí tín dụng nào khác) hoặc để lách trần tăng trưởng tín
Kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực
Kinh nghiệm từ các công ty quản lý nợ quốc gia trong khu vực cho thấy, để Công
ty Mua bán nợ quốc gia (sau đây gọi tắt là AMC) hoạt động hiệu quả, cần phải có
các điều kiện sau:
- Sự cương quyết của hệ thống chính trị và các cơ quan quản lý. Sự ủng hộ của hệ
thống chính trị đối với Chính phủ để giải quyết tình hình nợ xấu là điểm khởi đầu
hết sức quan trọng cho sự thành công của bất kỳ AMC của quốc gia nào. AMC
nên hoạt động độc lập và không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhóm lợi ích nào. Nếu
có sự can thiệp của các nhóm lợi ích, AMC rất dễ rơi vào tình trạng mua nợ xấu ở
giá cao hơn nhiều giá thị trường, nhằm giúp nhóm lợi ích chuyển nợ xấu đi.
- Cam kết hỗ trợ về mặt tài chính của Chính phủ. Nếu AMC mua một khoản nợ
xấu lớn từ các ngân hàng, Công ty cần có khả năng huy động một khối lượng vốn
đủ lớn để mua các khoản nợ xấu đó. Chính phủ các nước thường cấp vốn trực tiếp
từ ngân sách cho AMC. Trường hợp AMC phải phát hành trái phiếu trực tiếp,
Chính phủ đứng ra bảo lãnh trái phiếu này để tăng sức mạnh tài chính của AMC
và của ngân hàng nắm giữ trái phiếu. Trường hợp AMC phát hành trái phiếu trực
tiếp cho các ngân hàng bán nợ để đổi lấy nợ xấu, bảo lãnh của Chính phủ cho trái
phiếu sẽ giúp đảm bảo trái phiếu được thanh toán vào cuối kỳ (vì khả năng giải
quyết các khoản nợ xấu không cao thì AMC sẽ khó có khả năng thanh toán gốc
trái phiếu).
- Hệ thống luật pháp đầy đủ, đồng bộ. Để AMC có thể thực hiện được mục tiêu
giải quyết nợ xấu, hệ thống luật pháp cần có một số điều kiện tiên quyết như
luật/quy định về doanh nghiệp, phá sản, hợp đồng kinh tế và bất động sản của tư
nhân. Thiếu các quy định này, AMC sẽ gặp khó khăn như các ngân hàng khi thực
hiện thu hồi nợ. AMC thường được cấp thẩm quyền đặc biệt để thực thi hoạt động
của mình. Ví dụ, AMC có quyền tịch thu tài sản của con nợ không chịu hợp tác,
mà không cần đến phán quyết của tòa án. Điều này sẽ làm tăng khả năng thu hồi
nợ và tăng giá trị nợ thu hồi được.
- Thị trường vốn hoạt động hiệu quả. Một thị trường vốn hoạt động hiệu quả sẽ hỗ
trợ việc bán tài sản. Ngoài ra, việc cho phép NĐT nước ngoài mua tài sản từ AMC
sẽ đẩy nhanh tốc độ giải quyết nợ xấu, đặc biệt khi thị trường vốn trong nước chưa
phát triển.
- Thẩm quyền của AMC rõ ràng. Thẩm quyền rõ ràng và một cơ cấu tổ chức hợp
lý sẽ làm tăng tính hiệu quả khi mua và giải quyết nợ xấu. Tùy theo thẩm quyền và
mục tiêu, AMC có thể bán nợ xấu càng nhanh càng tốt hoặc tái cơ cấu con nợ.
AMC cần phải có mục tiêu và quy trình rõ ràng cho hoạt động của mình như loại
tài sản sẽ mua, phương pháp xử lý nợ. Nhìn chung, AMC nên tập trung bán nợ xấu
hơn là tham gia sâu vào quá trình tái cơ cấu con nợ, do sẽ mất rất nhiều thời gian
và không có đủ nhân lực để làm việc này.
- Thời hạn hoạt động của AMC hợp lý. Một thời hạn hoạt động hợp lý của AMC
sẽ giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết nợ xấu, đồng thời có đủ thời gian cho AMC
đạt được mục tiêu của mình. Thời gian hoạt động của AMC không thể quá dài,
tránh trường hợp AMC giữ nợ xấu trong thời gian dài do sợ phải bán lỗ. Thông
thường, các AMC có thời gian hoạt động từ 5 - 12 năm.
- AMC có cơ chế quản trị phù hợp. Cơ chế quản trị phù hợp của AMC hết sức
quan trọng để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của xã hội và việc giải
quyết nợ xấu nhanh chóng. Do tiền của Chính phủ được đưa vào AMC, các cơ
quan quản lý nhà nước cần thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của AMC.
Thông thường, AMC sẽ phải báo cáo cho Ngân hàng Trung ương hoặc Bộ Tài
chính hoặc cả hai. AMC cần phải có một hệ thống quản trị nội bộ hiệu quả, chịu
sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước và kết quả hoạt động cần được
kiểm toán thường xuyên bởi một công ty kiểm toán độc lập.
- Đảm bảo tính minh bạch. Sự minh bạch hóa cao sẽ tăng tính kỷ luật của thị
trường. AMC cần công bố báo cáo tài chính và kết quả kiểm toán hàng năm ra thị
trường. Các thông tin công bố cần rõ ràng và dễ hiểu.
- Giá mua nợ xấu hợp lý. Giá mua nợ xấu có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ bán tài
sản, kết quả hoạt động của ngân hàng bán nợ xấu, phân chia lỗ và việc tái cấp vốn
cho ngân hàng. Có hai cách được áp dụng trong khu vực: mua nợ xấu theo giá trị
sổ sách hoặc theo giá thị trường. Mua nợ xấu theo giá trị sổ sách cũng có thể coi là
một cách tái cấp vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, nợ nên được mua bán theo giá thị
trường, đặc biệt cho các ngân hàng cổ phần. Lưu ý, cần cân nhắc giữa hai mục
tiêu: giải quyết nợ xấu nhanh hoặc mua theo đúng giá trị thị trường. Do đó, các
Chính phủ thường tạo áp lực lên ngân hàng, cộng thêm các thỏa thuận chia sẻ
lời/lỗ để đẩy nhanh tiến độ bán nợ xấu cho AMC. Nếu ngân hàng không chịu bán
nợ xấu ở giá chào mua, AMC có thể yêu cầu ngân hàng tính giá trị của khoản nợ ở
mức thấp hơn giá chào mua.
- Giải quyết nợ xấu nhanh. Sau khi mua nợ xấu, AMC phải tập trung giải quyết nợ
xấu này thông qua nhiều cách khác nhau, bao gồm bán nợ xấu ra thị trường, tái cơ
cấu nợ và con nợ hoặc kết hợp cả hai phương pháp. AMC nên đặt mục tiêu giải
quyết nợ xấu càng nhanh càng tốt. Nếu AMC kéo dài thời gian xử lý nợ, do kỳ
vọng khả năng thu hồi nợ tốt hơn trong tương lai, thì số lỗ có thể lớn hơn.
Tránh nợ xấu mới phát sinh
Nếu chỉ giải quyết nợ xấu đã có trong hệ thống ngân hàng và nợ xấu mới tiếp tục
phát sinh, thì nợ xấu của toàn hệ thống sẽ khó giảm. Để tránh nợ xấu mới phát
sinh, cần hoàn thiện cơ chế quản trị nội bộ của các ngân hàng. Cơ chế quản trị nội
bộ hiệu quả là bước chặn đầu tiên trong việc quản trị rủi ro hoạt động của ngân
hàng, đảm bảo chỉ có những người có thẩm quyền và có trách nhiệm trong ngân
hàng mới được ra các quyết định và có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo không có
xung đột lợi ích, thông đồng vì lợi ích nhóm. Cho phép các ngân hàng nước ngoài
tham gia với cổ phần lớn hoặc chi phối cũng là một giải pháp nâng tính hiệu quả
về cơ chế quản trị nội bộ. Các ngân hàng nội sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm
quản trị của đối tác chiến lược nước ngoài. Các ngân hàng trong nước cũng có thể
học tập kinh nghiệm luân chuyển cán bộ, nhằm hạn chế nguy cơ cán bộ ngân hàng
bị “mua chuộc” bởi khách hàng.
Đồng thời, minh bạch tình trạng nợ xấu. Hiện có nhiều ngân hàng chưa đánh giá
đúng giá trị thực của các khoản nợ xấu, do lo ngại bị hạn chế mở thêm chi nhánh,
tăng trưởng tín dụng… khi có tỷ lệ nợ xấu cao. Việc đưa ra chuẩn mức đánh giá
nợ xấu một cách chính xác và tiệm cận với thông lệ quốc tế sẽ giúp tăng tính minh
bạch của hệ thống.
Bên cạnh đó, đảm bảo tuân thủ quy định về tín dụng. Cách tiếp cận tín dụng hiện
nay vẫn chủ yếu dựa trên tài sản thế chấp, thay vì dòng tiền trả nợ. Khi giá trị tài
sản thế chấp rớt nhanh hoặc tài sản được thế chấp cùng lúc cho nhiều ngân hàng
hoặc tài sản thế chấp đã được người vay nợ bán nhưng ngân hàng không biết là
các nguyên nhân thường gặp cho các khoản nợ xấu. Do đó, việc đào tạo kỹ năng
đánh giá và định giá rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết. NHNN cũng có thể xem
xét đưa ra các hướng dẫn chi tiết về quản trị rủi ro ngân hàng, có cơ chế giám sát
việc tuân thủ và xử lý các ngân hàng vi phạm.