Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.13 KB, 30 trang )

Xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan hành
chính nhà nước ở nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào

ở trung ương cần
quy định cụ thể hơn. Trên thực tế, có không ít văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan nhà nước ở trung ương còn rất chung chung nên để thực hiện các văn
bản thì các cấp chính quyền địa phương nhiều khi phải ban hành văn bản quy
phạm pháp luật quy đinh cụ thể hơn về các vấn đề đã được quy định nhưng chưa
rõ, dẫn đến tình trạng vừa lãng phí thời gian, kinh phí, vừa làm chậm lại tiến


trình thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Văn bản chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên cần được ban hành kịp thời. Trong thời gian qua, luật, pháp lệnh
đã được ban hành, trong đó có quy định cụ thể trách nhiệm Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ hoặc Bộ, ngành cần phải ban hành văn bản quy định chi tiết để
thi hành. Tuy nhiên, rất nhiều văn bản không được ban hành kịp thời, dẫn đến
tình trạng các địa phương cần ban hành văn bản tạm thời để giải quyết tình hình
phát sinh ở địa phương. Điều này khiến rất nhiều địa phương phải ban hành văn
không đúng thẩm quyền.
- Xây dựng tủ sách pháp luật ở thôn. Hiện nay, tại tất cả các xã, phường, thị
trấn đều có tủ sách pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít khi người dân đến trụ
sở Bản để tìm hiểu về pháp luật. Thông thường, khi có vấn đề gì hoặc khi vi
phạm, người dân mới tìm đến pháp luật để tìm cách sửa chữa lại vấn đề. Điều này
hoàn toàn không phù hợp với mục đích tuyên truyền của Nhà nước ta là: sống và
159
làm theo pháp luật. Do vậy, đề nghị cần có ngăn sách pháp luật tại các thôn, làng,
ấp, bản để người dân có điều kiện cập nhập pháp luật, hiểu biết pháp luật, để sống
và làm theo pháp luật.


4.2.5. Giải pháp nhằm huy động sự tham gia của chuyên gia, các nhà
khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp
của văn bản và nhân dân vào quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đang nỗ lực nhằm xây dựng thành công
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, đặc biệt lại
thực hiện việc xây dựng trong bổi cảnh toàn cầu hóa về thông tin. Do vậy, trong
công tác xây dựng pháp luật nói chung và xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước cần đẩy mạnh việc huy động


sự tham gia của chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, đối
tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và nhân dân để khai thác hiệu quả
trí tuệ tập thể, trí tuệ của các nhà tri thức và đặc biệt là đảm bảo tính dân chủ
trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc huy động
sự tham gia của công chúng nói chung vào quy trình xây dựng và ban hành văn
bản quy phạm pháp luật không phải là vấn đề mới mà trên thế giới các nước đã
thực hiện từ lâu và mang lại hiệu quả to lớn. Kinh nghiệm từ các nước cho rằng
việc huy động này phải đảm bảo các nguyên tắc:
1) Công khai hóa, đây là yêu cầu đầu tiên và mang ý nghĩa quyết định
trong quy trình thu hút sự tham gia của công chúng vào xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật. Về bản chất, đó là sự thừa nhận của Nhà nước về quyền được
biết, quyền được thông tincủa công chúng. Nếu yếu tố này được thực thi một
cách hữu hiệu thì cũng đủ tạo ra sự chuyển biến một cách đáng kể trong cách
thức xây dựng pháp luật nói chung và quy trình xây dựng và ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước nói riêng, khi đó, các cơ
quan hành chính nhà nước khi tiến hành xây dựng dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật sẽ phải thận trọng và toan tính kỹ càng hơn khi đưa ra một chính sách
mới hay một quy định mới. Hơn nữa, việc giữ bí mật thông tin về chính sách sẽ
160

là một trong những lý do thúc đẩy tệ tham nhũng bởi vì sẽ có một nhóm người
được hưởng lợi từ sự rò rỉ thông tin từ các văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, quyền được thông tin, được tham gia vào
việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của công chức cũng cần được quy
định rõ ràng.
2) Bảo đảm quyền tự do phát biểu ý kiến của các nhà khoa học đối với các
vấn đề được nêu ra trong văn bản quy phạm pháp luật. Quyền được phát biểu,
được bảo vệ quan điểm khoa học của cá nhân các nhà khoa học là cơ sở cho sự


tự do tư tưởng và tự do phát triển sức sáng tạo. Nếu khéo léo khai thác được các
nguồn trí tuệ vô giá này cùa các nhà khoa học thì sẽ giúp ích rất nhiều cho sự
phát triển chung của đất nước.
3) Các mô hình, giải pháp đổi mới được hình thành trên cơ sở lý thuyết và
quan niệm về sự tham gia của công chúng, chứ không dựa trên quan niệm về lấy
ý kiến nhân dân. Ở đây, cần hướng tới sự chủ động của người dân, của xã hội
đối với hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khi đó,
người dân sẽ không còn thụ động, chờ đợi, tham gia một cách chiếu lệ hoặc chỉ
trả lời khi được Nhà nước hỏi nữa, mà họ sẽ chủ động tham gia vào quy trình
này với nhiều vai trò khác nhau: là thành viên Ban soạn thảo, phản biện độc lập,
góp ý kiến vào dự thảo..., thậm chí là nguồn sáng kiến pháp luật. Một xã hội chủ
động như thế sẽ làm nền tảng cho việc tuân thủ pháp luật nghiêm minh, khắc
phục tình trạng phổ biến hiện nay là người dân thường có phàn nàn về chính
sách ngay sau khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và họ thường lấy
đó làm lý do biện minh cho việc không thi hành văn bản.
Sự chủ động tham gia của công chúng gắn liền với trách nhiệm thông tin
và hướng dẫn của nhà nước. Trong đó, sự phản hồi, tiếp thu từ phía cơ quan có
trách nhiệm giữ vai trò quan trọng trong việc khuyến khích tính tích cực tham
gia của công chúng.
4) Thời điểm tham gia của công chúng phải càng sớm càng tốt. Điều này

không chỉ giúp cho cho việc lấy được nhiều ý kiến đóng góp của công chúng mà
còn là một biện pháo tuyên truyền pháp luật hiện quả khi ngay từ khâu xây dựng
161
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã ăn sâu vào ý thức của người dân. Hơn
nữa, thúc ép về mặt thời gian phải trình văn bản theo đúng kế hoạch đã đề ra
cũng làm cho người lấy ý kiến và người góp ý kiến trở nên bị động. Trong hoàn
cảnh đó, công chúng dễ có xu hướng góp ý về câu chữ hoặc chỉ thụ động trả lời


các phương án do cơ quan nhà nước gợi ý. Các số liệu khảo sát thực tiễn và lý
thuyết về hoạt động tham vấn cũng đưa ra đòi hỏi về thời gian tối thiểu là 60
ngày để công chúng tham gia có hiệu quả. Do vậy, để công chúng tham gia càng
sớm thì chất lượng tham gia càng cao.
5) Đa dạng hóa các hình thức tham gia của người dân. Trong việc lấy ý
kiến của công chúng này việc áp đặt mô hình hay biện pháp cứng nhắc nào đều
không mang lại hiệu quả. Do vậy, ngoài các kênh chính thức cần phải sử dụng sức
mạnh của truyền thông và hệ thống các cơ quan dân cử ở địa phương.
6) Quyền tham gia của công chúng gắn liền với trách nhiệm đảm bảo của
nhà nước. Nhà nước không chỉ giữ vai trò hình thành các mô hình, cơ chế để
thông qua đó người dân thực hiện quyền của mình, mà còn hơn thế nữa, hỗ trợ
các đối tượng thiệt thòi trong việc thực hiện quyền. Yếu tố này đòi hỏi sự nỗ lực
rất lớn của cơ quan, công chức nhà nước. Thay vì dừng lại ở việc thông tin về
chính sách và dự thảo văn bản, cơ quan nhà nước phải có những phân tích, lý giải
cho người dân biết họ được lợi gì và thiệt hại gì khi văn bản được ban hành. Thay
vì dừng lại ở việc công khai văn bản và khuyến khích sự chủ động tham gia của
người dân, cơ quan nhà nước phải có các phương thức thích hợp để người dân
nắm bắt nội dung văn bản và phát biểu quan điểm của họ.
7) Quyền tham gia của công chúng được bảo đảm, giám sát ở các giai đoạn
khác nhau của quy trình soạn thảo, từ xây dựng Chương trình, tới soạn thảo, thẩm
định, thẩm tra và thông qua dự án, dự thảo văn bản. Nếu việc tham gia của công

chúng là một thủ tục bắt buộc ở bất kỳ giai đoạn nào, thì nó phải được thể hiện đầy
đủ trong hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xem xét. Việc thiếu ý kiến góp ý của
các nhóm đối tượng, tiếp thu ý kiến và phản hồi ý kiến của cơ quan soạn thảo là vi
phạm về quy trình soạn thảo văn bản và là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền bác bỏ
việc tiếp tục xem xét ở giai đoạn tiếp theo của quá trình soạn thảo. Trong quy trình
162


soạn thảo, có một số khâu mang tính mấu chốt mà ở đó cơ quan có thẩm quyền có
trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức cho công chúng và các nhóm đối tượng có liên
quan tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản.
8) Tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet để tăng
cường sự tham gia của nhân dân. Sự phát triển của công nghệ thông tin tạo ra
bước ngoặt rất lớn trong hoạt động quản lý nhà nước, nó cho phép công chúng
tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn thông tin, đồng thời, đưa lại một công cụ,
phương thức mới để công chúng tham gia vào quản lý nhà nước (gần đây, thậm
chí một quốc gia đã áp dụng việc bỏ phiếu qua mạng Internet). Trong tương lai,
đây sẽ là công cụ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng khắp nhất, thu hút được sự
quan tâm của nhóm đối tượng có kiến thức, tri thức ở trong cũng như ngoài nước,
hơn nữa, lại có chi phí rẻ.
Tuy nhiên, không có nghĩa là mọi văn bản quy phạm pháp luật đều cần
huy động sự tham gia của công chúng mặc dù về nguyên tắc, người dân có
quyền tham gia góp ý bất cứ văn bản nào và ở giai đoạn nào. Có chăng chỉ nên
có tiêu chí giới hạn sự huy động tham gia của công chúng. Thông qua việc
nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt là của Việt Nam,
quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thì tiêu
chí này có thể là:
- Tiêu chí 1: Chính sách pháp lý trong dự thảo tác động lớn đến nhiều
nhóm đối tượng, đến nền kinh tế hoặc liên quan đến quyền tự do, dân chủ của
công dân thì cần được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi.

Dự thảo quy định về thủ tục hành chính thì cần sự tham khảo ý kiến rộng
rãi của nhiều tầng lớp nhân dân.
- Tiêu chí 2: Dự thảo văn bản quy định các quyền, nghĩa vụ liên quan trực
tiếp đến nhóm đối tượng nào thì phải có ý kiến tham gia của nhóm đối tượng ấy.
Việc tham gia được tiến hành trên cơ sở đại diện hoặc thông qua các tổ chức


chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiêp, các hiệp hội...
163
- Tiêu chí 3: Dự thảo quy định về một vấn đề mới, chính sách mới trong
lĩnh vực mà cơ quan quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm thì cần huy động sự
tham gia của các nhà hoạt động thực tiễn.
- Tiêu chí 4: Dự thảo gồm các quy định mang tính kỹ thuật, chuyên môn
hóa cao thì cần huy động sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học. Đối với
các quy định này, có thể áp dụng phương thức đấu thầu hoặc chỉ định nhóm
chuyên gia hoặc tổ chức nghiên cứu soạn thảo.
Trên cơ sở mục tiêu và tiêu chí huy động sự tham gia của công chúng
cũng như tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia thì có thể áp dụng một số
biện pháp thu hút sự tham gia cụ thể như sau:
- Một là, đối với sự tham gia chủ động của người dân nên áp dụng mô
hình mở, mô hình này dựa trên nguyên tắc về quyền được thông tin của người
dân đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, tất cả các dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương, cũng như địa phương đều được đăng
tải ở một địa chỉ thích hợp để người dân được biết và tham gia góp ý kiến. Mô
hình mở không phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của cơ quan xây dựng dự
thảo, không bó hẹp chủ thể tổ chức lấy ý kiến, hình thức lấy ý kiến, mở rộng khả
năng cho các cơ quan đứng ra tổ chức thu hút nhân dân tham gia bằng các
phương thức thích hợp. Đồng thời, người dân sẽ tự quyết định tham gia vào văn
bản nào họ thấy có quyền và lợi ích liên quan hoặc có khả năng góp ý.
Mô hình này là sự bổ khuyết cho phương thức lấy ý kiến của các nhóm

đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, các cá nhân, tổ chức hữu quan
theo quy định của pháp luật hiện nay tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Bởi lẽ,
việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân theo kênh truyền thống dù có quy mô lớn đến
đâu thì cũng chưa bảo đảm rằng đại đa số nhân dân - những người thực sự quan


tâm và có quyền được tham gia vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật đều được nói lên tiếng nói của mình. Hơn nữa, việc lấy ý kiến nhân dân theo
các phương thức tổ chức truyền thống của kênh này không những vừa tốn kém
mà đôi khi còn gây chậm trễ, kém hiệu quả do việc tổ chức phức tạp, tốn nhiều
thời gian và công sức cho việc chuẩn bị và triển khai. Trong khi đó, cùng với thời
164
đại thông tin, trình độ và khả năng tiếp cận thông tin đa phương tiện của nhân dân
ngày càng cao, cùng triển vọng phát triển công nghệ thông tin. Việc lấy ý kiến
nhân dân bằng kênh mở thông qua việc công bố văn bản trên mạng internet, các
phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức thích hợp khác để bất cứ ai
quan tâm cũng có cơ hội góp ý có thể coi là một giải pháp tương đối triệt để nhằm
khắc phục những hạn chế của việc lấy ý kiến nhân dân qua kênh truyền thống.
Khác với phương thức tổ chức lấy ý kiến hiện hành, mô hình mở đưa ra
các kênh lấy ý kiến đa dạng hơn (bằng văn bản, qua mạng, internet, báo đài,
phương tiện thông tin đại chúng...) để cho các đối tượng khác nhau có cơ hội
được lựa chọn cách góp ý phù hợp với mình nhất và cũng hiệu quả nhất, nhưng
đồng thời cũng khắc phục được việc tổ chức các cuộc họp triền miên, tốn kém
không cần thiết mà chưa chắc đã hiệu quả. Mô hình mở tạo cho người dân có
khả năng được tham gia vào quá trình xây dựngvăn bản quy phạm pháp luật, từ
khâu lập dự kiến chương trình, soạn thảo đến xem xét, thông qua văn bản.
Người dân cũng có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận và tìm hiểu văn bản để
thực thi văn bản tốt hơn và kịp thời có ý kiến phản hồi lên cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Mô hình mở đòi hỏi cơ chế đăng tải công khai mọi văn bản quy phạm

pháp luật trên một địa chỉ tập trung để công chúng biết, có thể tham khảo nếu
cần, và đóng góp nếu muốn. Địa chỉ tập trung này có thể là Cổng thông tin điện
tử của Chính phủ hoặc Công báo điện tử hoặc Website của cơ quan soạn thảo


đối với các văn bản của Trung ương; và Trang thông tin của địa phương đối với
các văn bản do cấp tỉnh ban hành. Các phương tiện thông tin đại chúng khác có
thể tải các văn kiện này về để tổ chức bình luận, diễn đàn theo cách riêng. Cơ
quan soạn thảo tùy theo giai đọan của quy trình mà có thể công bố các dự thảo,
hoặc nếu dự thảo chưa hình thành hoặc chưa định hình rõ thì có thể đăng tải
thông tin cơ bản về những chính sách mới sẽ ban hành. Đồng thời, cũng ngay tại
địa chỉ đó, cơ quan soạn thảo hình thành một diễn đàn trao đổi để mọi ý kiến
góp ý, thảo luận và trả lời đều được đăng tải công khai.
165
- Hai là, đối với việc thu hút sự tham gia của các nhà khoa học và các nhà
hoạt động thực tiễn thì ngoài những hình thức truyền thống thì căn cứ vào những
kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn có thể áp dụng một số mô hình thu hút
sự tham của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn trên nguyên
tắc:
+ Một số đề xuất đưa ra có thể được triển khai trong khuôn khổ các quy
định của pháp luật hiện hành về quy trình và thủ tục xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật mà không cần có sự thay đổi ngay.
+ Một số đề xuất mang tính chuyển tiếp, tức là sẽ được triển khai theo
phương thức thể nghiệm để làm cơ sở cho những bước hoàn thiện tiếp theo các
quy định của pháp luật về thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật.
+ Việc phân định ranh giới giữa nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn,
chuyên gia chỉ mang tính tương đối. Một nhà khoa học có thể đồng thời là
chuyên gia và nhà hoạt động thực tiễn. Vì thế, tiêu chí xác định vị trí của các
chủ thể tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các mô hình đề

xuất là chức năng và tính độc lập của các chủ thể này đối với cơ quan soạn thảo.
Căn cứ trên tình hình thực tế hiện nay các nhà khoa học, chuyên gia có thể


tham gia thông qua mô hình ban thẩm định độc lập của các nhà khoa học hoặc tổ
chức khoa học. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính
phủ, một số văn bản cần được thẩm định bởi một uỷ ban độc lập của các nhà
khoa học, các chuyên gia, các nhà hoạt động thực tiễn. Văn bản này cần phải
đảm bảo các điều kiện:
+ Dự thảo văn bản nhiều vấn đề phức tạp mà cơ quan soạn thảo và cơ quan
thẩm định có thể không nhận thấy hết;
+ Dự thảo văn bản còn nhiều vấn đề chưa thống nhất giữa cơ quan thẩm
định và cơ quan soạn thảo;
Cần đấu thầu việc soạn thảo một văn bản. Điều kiện để văn bản được phải
đưa ra thực hiện mô hình đấu thầu là:
166
+ Các nghị định có chứa đựng nhiều quy phạm pháp luật không mang tính
chất của một nghị định hướng dẫn thực hiện luật hay nói cách khác là đấu thầu
việc soạn thảo các qui chế ban hành theo nghị định.
+ Các quy chế đòi hỏi có phải thoát khỏi những ảnh hưởng chi phối của
một ngành hay một bộ nhất định.
Để được tham gia đấu thầu xây dựng dự thảo các nhà khoa học phải đảm
bảo năng lực và kinh nghiệm thực hiện việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp
luật và phải được bảo trợ bởi một tổ chức nghiên cứu khoa học trong trường hợp
là nhóm các nhà khoa học, chuyên gia và nhà hoạt động thực tiễn độc lập.
- Ba là, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, hiệp hội. Bên cạnh việc
thu hút sự tham gia của công chúng, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực
tiễn thì cần phải tăng cường thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, các hiệp
hội. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với nhữngvăn bản quy phạm pháp luật thuộc
về lĩnh vực kinh tế cụ thể. Bên cạnh đó cần tăng cường vai trò chủ động, thường

xuyên trong thu thập ý kiến của doanh nghiệp nhằm đóng góp xây dựng các văn


bản quy phạm pháp luật.
Các cơ quan soạn thảo văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp phải phối hợp với các hiệp hội, các doanh nghiệp từ giai đoạn đầu
của quá trình soạn thảo để văn bản được soạn thảo phản ánh một cách đầy đủ
nhất quan điểm của cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề liên quan.
Song song với việc đẩy mạnh thu hút sự tham gia của công chúng và các
tổ chức vào quá trình xây dựng dự thảo văn bản thì việc sử dụng kỹ thuật thu hút
sự tham gia của các nhóm đối tượng cũng là một vấn đề cần lưu tâm. Bởi lẽ, trên
thực tế việc lấy ý kiến trong quá trình xây dựng dự thảo còn nhiều hạn chế, bất
cập dẫn đến thiếu hiệu quả trong việc lấy ý kiến. Do đó, nếu áp dụng đúng kỹ
thuật tham gia sẽ góp phần làm tăng chất lượng ý kiến tham gia đóng góp, mặt
khác làm tăng cơ hội tham gia thực sự của các đối tượng này. Sau khi nghiên
cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trong đó có Việt Nam thì, chúng tôi
đưa ra một số lưu ý về kỹ thuật tổ chức lấy ý kiến đóng góp xây dựng dự thảo
như sau:
167
+ Công khai dự thảo và thông tin về văn bản càng sớm càng tốt. Nếu
người dân có điều kiện tiếp cận sớm với việc xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật ở giai đoạn soạn thảo hoặc sớm hơn ở ngay giai đoạn sáng kiến văn bản
hoặc gia đoạn xác định mức độ cần thiết phải ban hành văn bản thì nhà nước sẽ
có cơ hội nhận được nhiều ý kiến hơn và dân cũng có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn
và chuẩn bị thi hành tốt hơn.
+ Nên lựa chọn đối tượng để tập trung thu hút sự tham gia: mỗi loại văn
bản đều có nhóm đối tượng chịu sự tác động trực tiếp hoặc cần tham khảo ý kiến
của chuyên gia, nhà khoa học nhưng do sự hạn chế về nguồn lực và thời gian
nên việc cơ quan soạn thảo xác định nhóm đối tượng ưu tiên thu hút là nhằm
đảm bảo tính hiệu quả.



+ Nên lựa chọn vấn đề để hỏi, tham vấn: việc gửi toàn văn dự thảo văn
bản đôi thường làm loãng sự tập trung cần có đối với các vấn đề chính sách
trong dự thảo, dẫn đến khả năng người được hỏi sẽ tập trung quá nhiều vào vấn
đề câu chữ hoặc kỹ thuật soạn thảo. Theo chúng tôi, đối với đông đảo nhân dân,
khi đăng dự thảo, cần kèm theo thuyết minh rõ ràng về một số vấn đề lớn nhất,
cốt lõi và ảnh hưởng của nó đối với từng nhóm đối tượng trong xã hội, không
nên kỳ vọng nhân dân sẽ góp ý từng điều cụ thể. Đối với những vấn đề chuyên
sâu, chuyên môn, cần lấy ý kiến giới chuyên gia, nhưng cũng tránh hình thức, đi
vào từng lĩnh vực hẹp, đưa ra các vấn đề để chuyên gia tranh luận.
+ Đa dạng hình thức, phương thức thu hút từ lấy ý kiến cơ quan quản lý
và chuyên gia, lấy ý kiến nhóm đối tượng điều chỉnh, lấy ý kiến thông qua
truyền thông, tổ chức hội thảo chuyên đề, điều tra xã hội học, phản biện độc lập,
đối thoại và phản hồi.....
+Thời gian xin ý kiến.Điều tra của chúng tôi tại các tỉnh cho thấy đa số ý
kiến tại các tỉnh đề nghị nên đăng tải dự thảo văn bản trong phạm vi 60 ngày.
Đây là khoảng thời gian tối thiểu để các đối tượng có thể hiểu, xem xét thấu đáo
các vấn đề.
168
+ Tập hợp ý kiến.Việc tập hợp ý kiến góp ý phải trung thực, rõ ràng về
nội dung và nguồn của các ý kiến, trong đó, chất lượng và lập luận cho các quan
điểm quan trọng hơn việc thống kê số lượng ý kiến.
+ Phản hồi ý kiến.Là thủ tục rất quan trọng nhằm đảm bảo tính minh
bạch, chất lượng và bản chất dân chủ của quá trình thu hút sự tham gia của nhân
dân. Thông thường, cơ quan tổ chức việc thu hút nhân dân tham gia ý kiến
chuẩn bị một văn bản phản hồi chung cho 1 đợt lấy ý kiến và giải trình việc tiếp
thu hay không tiếp thu theo các nhóm vấn đề đặt ra trong dự thảo. Văn bản phản
hồi ý kiến phải được công khai trên Internet và các phương tiện thông tin đại



chúng, ít nhất là trên địa chỉ đã công bố văn bản để lấy ý kiến. Văn bản phản hồi
của cơ quan soạn thảo phải đầy đủ, kịp thời, nêu rõ việc tiếp thu hay không tiếp
thu ý kiến của nhân dân và phải có căn cứ/ lý lẽ hợp lý, đảm bảo hài hoà lợi ích
của các nhóm lợi ích trong xã hội cũng như các yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc
tế và đổi mới trong công tác quản lý nhà nước.
+ Tăng cơ hội và hiệu quả tham gia thông qua việc tăng cường vai trò của
báo chí và truyền thông.Thực tế cho thấy các diễn đàn trên báo chí thu hút được
sự tham gia và quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Đây cũng là một
diễn đàn thông dụng và phổ cập mà các doanh nghiệp hay sử dụng có thể bày tỏ
quan điểm và băn khoăn của mình đối với các dự án luật truớc khi ban hành
hoặc trong quá trình thực hiện.
4.2.6. Hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế quản lý, chế độ tài
chính và cơ sở vật chất, điều kiện hỗ trợ phục vụ công tác xây dựng và ban
hành văn bản quy phạm pháp luật
Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế quản lý, chế độ tài chính
phục vụ công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là nhằm
mục tiêu hình thành cơ chế huy động nguồn kinh phí nhằm tạo điều kiện về cơ sở
vật chất, phương tiện làm việc cho các cơ quan, công chức tham gia vào hoạt
động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nâng cao hiệu quả sử
dụng ngân sách dành cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật bằng việc thực hiện công nghệ quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra chuyển
169
từ phương thức quản lý ngân sách theo phương pháp chi đúng mục đích, đúng chế
độ sang đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách theo khối lượng, chất lượng sản
phẩmvăn bản quy phạm pháp luật được ban hành.
Tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, kinh phí chi cho các hoạt
động nhằm tổ chức để nhân dân tham gia xây dựng pháp luật nói chung và xây



dựngvăn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước nói
riêng chưa được quy định cụ thể. Đối với việc lấy ý kiến nhân dân về các dự án
luật, pháp lệnh thường được trích từ nguồn hỗ trợ kinh phí xây dựng pháp luật
cho việc thực hiện các chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm. Còn đối
với các dự thảo văn bản của cơ quan hành chính nhà nước, thường do cơ quan tổ
chức lấy ý kiến tự lo kinh phí. Trong khi đó, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân
thường rất tốn kém. Do không có khoản ngân sách chi cho hoạt động này nên
nếu cơ quan nào làm nhiều, làm tốt thì sẽ gặp khó khăn trong việc cân đối kinh
phí. Điều này dẫn đến tình trạng không tổ chức việc lấy ý kiến hoặc tổ chức một
cách hình thức, ảnh hưởng đến chất lượng dự án, dự thảo văn bản. Do đó, cần có
cơ chế hỗ trợ kinh phí cho việc thực hiện chương trình xây dựng pháp luật, trong
đó bao gồm cả kinh phí cho việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu
quan. Cơ chế này sẽ cho phép cơ quan soạn thảo, các cơ quan có trách nhiệm tổ
chức lấy ý kiến chủ động về mặt kinh phí, thực hiện tốt cả nhiệm vụ soạn thảo
cũng như tổ chức lấy ý kiến nhân dân, góp phần đưa ra được những dự án, dự
thảo có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
Bên cạnh việc quy định về việc thay đổi, bổ sung cơ chế về tài chính thì để
đảm bảo chất lượng công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của các cơ quan hành chính nhà nước thì còn cần phải đảm bảo các điều kiện vật
chất, trang thiết bị cần thiết khác như:
- Xây dựng và phát triển hệ cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật phục
vụ cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Hệ cơ sở dữ liệu này bao
gồm các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ở trung
ương và địa phương ban hành, được cập nhật đầy đủ, thường xuyên và kịp thời.
170
Hệ cơ sở dữ liệu được phân loại theo nhiều tiêu chí (về thời gian, hình thức văn
bản, chuyên ngành, lĩnh vực) và thuận tiện trong việc khai thác, sử dụng.


Nghiên cứu xây dựng và thiết kế website hỗ trợ về nghiệp vụ xây dựng,

thẩm định, góp ý, kiểm tra và rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật.
Website này có thể được đặt tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Các
thông tin được cung cấp không chỉ là các hỗ trợ về nghiệp vụ công tác xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật, hệ cơ sở dữ liệu pháp luật mà còn bao gồm các
thông tin lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
trong nước và nước ngoài.
- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
theo quy định. Trước mắt, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
các địa phương dành một khoản kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật từ nguồn kinh phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị theo
quy định. Khoản kinh phí này tính toán hợp lý, phù hợp với mức thực tế phải chi,
đặc biệt là các nội dung chi về điều tra, khảo sát thực tiễn, học hỏi kinh nghiệm,
hội thảo, hội nghị trao đổi, tiếp thu và thu thập ý kiến của những đối tượng chịu
sự điều chỉnh của văn bản và các nhà chuyên gia, nghiên cứu lý luận và thực tiễn
đầu ngành.
- Từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của cơ quan
và công chức trực tiếp tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Bảo đảm
phương tiện làm việc cho công chức trực tiếp tham gia xây dựngvăn bản quy
phạm pháp luật theo tỷ lệ 1 người được sử dụng 1 máy tính, có kết nối với mạng
nội bộ và liên kết với mạng internet. Địa điểm làm việc được bố trí phù hợp với
tính chất nghiên cứu thực tiễn, triển khai công việc theo nhóm của công tác xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật. Bố trí các phương tiện cần thiết khác như máy
photocopy, máy fax, scan
Một vấn đề đặc biệt quan trọng nữa trong việc hỗ trợ công tác xây dựng và
ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật nữa làviệc xây dựng các quy chế pháp lý
phối hợp chặt chẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các


cơ quan, công chức trực tiếp triển khai thực hiện nhiệm vu, đổi mới và chuẩn hoá
171

các quy trình xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp
luật đưa quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật vào nền nếp. Các quy
định hiện hành về quy chế pháp lý của công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật nằm trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quy trình ban hành
văn bản và trong các quy chế làm việc của các cơ quan có thẩm quyền. Do đó,
việc xây dựng và hoàn thiện các quy chế pháp lý phối hợp của công tác xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật cần thiết phải có những văn bản như sau:
- Hoàn thiện các quy định về quan hệ công tác giữa các cơ quan nhà nước với
nhau như: Quốc hội - Chính phủ; giữa các cơ quan thuộc cơ cấu Quốc hội và Chính
phủ; giữa cơ quan hành chính với nhau (bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ); giữa các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật với các cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các
hiệp hội;
- Hoàn thiện các quy định về quan hệ nội bộ mỗi cơ quan: quy chế làm
việc, quy chế xây dựngvăn bản quy phạm pháp luật tại bộ, cơ quan ngang bộ,
các chính quyền địa phương.
Bên cạnh việc quy định về quy chế phối hợp còn phải có những quy định
về quy chế cung cấp và chia sẽ thong tin trong công tác xây văn bản quy phạm
pháp luật.Việc xây dựng và hoàn chỉnh quy định về cơ chế cung cấp và chia sẻ
thông tin sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của văn bản
quy phạm pháp luật với những nội dung chủ yếu sau đây:
- Nguyên tắc của việc cung cấp, chia sẻ thông tin: việc cung cấp, chia sẻ thông
tin được hình thành và duy trì trong quan hệ xử lý, giải quyết công việc nhằm
hướng tới việc hoàn thành nhiệm vụ chung của Nhà nước. Do là một dạng biểu
hiện của quan hệ phối hợp nên cung cấp, chia sẻ thông tin phải được thực hiện theo


đúng các nguyên tắc công vụ, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia.
Bên cung cấp, chia sẻ thông tin chịu trách nhiệm về nội dung thông tin còn bên
nhận thông tin chịu trách nhiệm về việc sử dụng thông tin theo đúng mục đích và

theo đúng quy định của pháp luật. Thông tin được cung cấp, chia sẻ phải bảo đảm
tính chính xác, đầy đủ, khách quan, trung thực.
172
- Về phạm vi của những thông tin cần cung cấp, chia sẻ: thực tiễn cho thấy
thông tin phục vụ cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hết sức
phong phú, đa dạng, do vậy về cơ bản, tất cả các thông tin đều được sử dụng phục vụ
cho việc xây dựng văn bản thuộc các ngành, lĩnh vực và với các phạm vi điều chỉnh
khác nhau. Các thông tin này có thể được hoặc từ chối cung cấp theo tiêu chí về độ
mật.
- Đối tượng và trường hợp cung cấp, chia sẻ: phạm vi của những thông tin
cần cung cấp, chia sẻ là phong phú, đa dạng nên việc xác định các đối tượng,
trường hợp cung cấp, chia sẻ thông tin có ý nghĩa trong việc bảo đảm tính hiện
thực của việc cung cấp, chia sẻ thông tin. Đối tượng cung cấp, chia sẻ thông tin
được xác định dựa trên các yếu tố: sự gắn kết của thông tin với nội dung của dự
thảo văn bản và quan hệ giữa thông tin với lĩnh vực công tác của người cung
cấp. Chủ thể yêu cầu có thể đề nghị cung cấp thông tin về nội dung của dự án,
dự thảo (mà phạm vi này là rộng và đa dạng) nhưng thông tin đó phải thuộc lĩnh
vực công tác mà người được đề nghị phụ trách, am hiểu; chủ thể được yêu cầu
có nghĩa vụ cung cấp thông tin nếu đáp ứng các tiêu chí trên và chịu trách nhiệm
về độ chính xác, tính khoa học, tính cập nhật của thông tin thuộc lĩnh vực
chuyên ngành.
- Phương thức cung cấp, chia sẻ thông tin: thông tin được cung cấp, chia sẻ
theo yêu cầu hoặc tự nguyện với nhiều hình thức phù hợp với quy định của pháp
luật về bảo vệ bí mật nhà nước.


+ Bằng văn bản: văn bản, fax, điện tín...;
+ Tham gia vào các tổ chức phối hợp như Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Hội
đồng thẩm định, nhóm kiểm tra, họp (hội nghị, hội thảo);
+ Qua mạng internet.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trên cơ sở định hướng và mục tiêu xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước tại Cộng hòa dân chủ nhân
173
dân Lào thì nội dung luận án đã đưa ra một số những biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các
cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng
nhằm đáp ứng yêu cầu trong hoạt động quản lý nhà nước. Đây là vấn đề quan
trọng và cần thiết phải thực hiện một cách triệt để, khoa học nhằm thực sự nâng
cao được chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật.
Thực hiện được các giải pháp này chính là hiện thực hóa quan điểm, chủ
trương của Đảng và Nhà nước Lào về công tác xây dựng pháp luật nói chung và
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói riêng. Nội dung của các giải pháp này
đề cập tới việc đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là hoàn thiện thể chế, tiếp
đó là kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng văn
bản. Bên cạnh đó, luận án cũng đề cập tới các giải pháp mang tính kỹ thuật và hỗ
trợ cho công tác xây dựng và ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật như giải pháp
nhằm huy động sự tham gia của chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà hoạt động
thực tiễn, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và nhân dân vào quá
trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; hoàn thiện các quy định
pháp luật về cơ chế quản lý, chế độ tài chính và cơ sở vật chất, điều kiện hỗ trợ
phục vụ công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các giải
pháp này sẽ tạo thành một hệ thống các giải pháp hoàn thiện để đảm bảo công tác


xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại các cơ quan hành chính nhà
nước được đi vào nền nếp và thực hiện một cách khoa học, thống nhất.
KẾT LUẬN
Xây dựng và ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật là một trong hoạt động
quan trọng của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình hoạt của mình.

Bên cạnh việc góp phần vào xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ,
thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch thì công tác này còn giúp phát huy vai
trò và hiệu lực của pháp luật đảm bảo quản lý hiệu quả xã hội, giữ vững ổn định
chính trị, phát triển kinh tế, tăng cường hội nhập quốc tế và khu vực. Tuy nhiên,
do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà công tác xây dựng và ban hành văn bản
174
quy phạm pháp luật của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước nước vẫn
còn tồn tại nhiều bất cập.
Qua đề tài nghiên cứu; “Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp
luật trong cơ quan hành chính nhà nước, tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân
dân Lào”, luận án đã đạt được một số kết quả cơ bản như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật. Trong đó, luận án đã đề cập tới một số vấn đề về xây dựng và
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước, cụ
thể là khái niệm, vai trò, chức năng của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ
thống pháp luật nói chung. Đồng thời xác định thẩm quyền ban hành văn bản
quy phạm pháp luật (thẩm quyền lập quy) của các cơ quan hành chính nhà nước
thông qua việc xác định vị trí của quyền hành pháp trong tương quan quyền lực
nhà nước với quyền lập pháp và tư pháp. Nhất là phân tích được các tiêu chí
đánh giá việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ
quan hành chính nhà nước của Lào hiện nay.
- Phân tích và đánh giá thực tiễn hoạt động xây dựng và ban hành văn bản


quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước tại Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào. Ngoài những thành tựu đạt được luận án đã chỉ ra những hạn chế,
tồn tại trong xây dựng và ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan
hành chính nhà nước, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế đó.
- Nghiên cứu kinh nghiệm lý luận cũng như thực tiễn công tác xây dựng
và ban hành văn bản quy phạm pháp luật một số nước có trình độ lập pháp và

lập quy cao như CH Pháp, CHLB Đức. Đặc biệt là có sự nghiên cứu kỹ lưỡng
hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam là
quốc gia có nhiều điểm tương đồng về thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế
nhà nước và xã hội như Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trên cơ sở những kinh
nghiệm này rút ra bài học cho công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật trong các cơ quan hành chính nhà nước tại Lào.
- Trên cơ sở các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào về công tác xây dựng pháp luật, trong đó có xây dựng và
175
ban hành văn bản quy phạm pháp luật cùng với kết quả nghiên cứu hệ thống lý
luận và thực tiễn về công tác này thì luận án đã đưa ra hệ thống bao gồm 6 giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của các cơ quan hành chính nhà nước tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào trong thời gian tới.
Quá trình nghiên cứu, tác giả luận án đã thu thập, xử lý để sử dụng một số
tài liệu, số liệu của các nhà khoa học, các nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài
nước cùng với những ý kiến trao đổi, phỏng vấn để làm sáng tỏ các quan điểm
nghiên cứu về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
176
DANH MỤC
CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
I. Bài báo
Bài báo 1: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào.
+ Tên tác giả: Somnith SY LI BOUN LIENG
+ Tên tạp chí: Quản lý nhà nước
+ Số 189, phát hành tháng 10 năm 2011,số trang: 64 (tr64-tr66)

Bài báo 2: Hoàn thiện quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan hành chính Nhà nước tại Lào.
+ Tên tác giả: Somnith SY LI BOUN LIENG
+ Tên tạp chí: Quản lý nhà nước
+ Số 209, phát hành tháng 6 năm 2013,số trang: 92(tr92-tr94)
Bài báo 3: Xây dựng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thật thành Nhà nước
pháp quyền thật sự của dân, do dân, và vì dân.
+ Tên tác giả: Somnith SY LI BOUN LIENG
+ Tên tạp chí: Dân chủ và Pháp luật
+ Số 256, phát hành tháng 7 năm 2013,số trang: 23 (tr23-tr25)
Bài báo 4: Kinh nghiệm xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
một số nước trên thế giới và bài học cho nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào.
+ Tên tác giả: Somnith SY LI BOUN LIENG
+ Tên tạp chí: Quản lý nhà nước
+ Số 212, phát hành tháng 9 năm 2013,số trang: 98 (tr98-tr100)
II. Các hội thảo khoa học đã tham gia
1. Hội thảo tại Bộ Tư pháp nước CHDCND Lào về việc pháp luật xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật ( 2012).
177


2. Hội thảo tại Bộ Tư pháp nước CHDCND Lào về việc xây dựng pháp luật
chống cướp qua biên giới (2012).
3. Hội thảo tại Bộ Tư pháp nước CHDCND Lào về việc xây dựng pháp luật
thư viện (2012)
4. Hội thảo tại Bộ Tư pháp nước CHDCND Lào về việc xây dựng pháp luật
khen thưởng và khuyến khích (2012)
5. Hội thảo tại Bộ Tư pháp nước CHDCND Lào về việc xây dựng pháp luật
ngân hàng (2010)

6. Hội thảo tại Bộ Tư pháp nước CHDCND Lào về việc xây dựng pháp luật
bảo vệ người tiêu dùng (2010)
7. Hội thảo tại Bộ Tư pháp nước CHDCND Lào về việc xây dựng và sửa đổi
pháp luật công chứng (2011)
8. Hội thảo tại Bộ Tư pháp nước CHDCND Lào về việc xây dựng và sửa đổi
pháp luât thi hành án (2011)
9. Hội thảo tại Bộ Tư pháp nước CHDCND Lào về việc xây dựng và sửa đổi
pháp luật tài nguyên và pháp luật đất đai (2013)
178
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VÀ LÀO
1. Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 48/
NQ-TƯ về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
2. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011
hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính;
3. Bộ Tư pháp Việt Nam(1999), Quyết định số 280/1999/QĐ-BTP ngày 27-91999 về việc ban hành Quy chế thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL;
4. Bộ Tư pháp Việt Nam (2004), Thông tư số 01/2004/TT-BTP ngày 16-6-


2004 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
135/2003/NĐ-CP ngày 14-11-2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý
VBQPPL;
5. Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ Việt Nam (2005), Thông tư liên tịch số
01/2005/TTLT/BTP-BNV ngày 24-01-2005 hướng dẫn thi hành một số điều
của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc TW và doanh nghiệp nhà nước;
6. Bộ Tư pháp Việt Nam (2007), Kỷ yếu: “Hội thảo khoa học - thực tiễn,

các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL” Hà Nội;
7. Bộ Tư pháp Việt Nam (2008), Chương trình 909, “Đổi mới công tác xây
dựng, ban hành và nâng cao chất lượng VBQPPL”. Nxb Tư pháp - Hà
Nội;
8. Bộ Tư pháp Việt Nam (2008), Đề án “Nâng cao chất lượng thẩm định của
Bộ Tư pháp đối với dự án, dự thảo VBQPPL và dự thảo Điều ước quốc
tế”, Hà Nội;
179
9. Bộ Tư pháp Việt Nam (2008), Chuyên đề: “Công tác thẩm định
VBQPPL ở địa phương thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Thông tin khoa
học pháp lý, số 3, Hà Nội;
10. Bộ Tư pháp Việt Nam (2010), Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày
30/11/2010 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định
số số 40/2010 ngày 12/10/2010 của Chính phủ về về kiểm tra và xử lý
VBQPPL;
11. Chính phủ Việt Nam (2003), Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày


14/11/2003 về kiểm tra và xử lý VBQPPL;
12. Chính phủ Việt Nam (2003), Nghị định số 23/2003/NĐ-CP ngày 12-3-2003
ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
13. Chính phủ Việt Nam (2004), Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày
08/04/2004 về công tác văn thư;
14. Chính phủ Việt Nam (2004),Nghị định số của Chính phủ số
09/2010/NĐ-CP ngày 08/ 02/2010 sửa đổi, bổ sung Nghị định số của
Chính phủ số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/ 04/2004 về công tác văn thư;
15. Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9
năm 2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành VBQPPL
của HĐND và UBND;
16. Chính phủ Việt Nam (2009), Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 5 tháng

3 năm 2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành
VBQPPL năm 2008;
17. Chính phủ Việt Nam (2010), Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày
08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính;
18. Chính phủ Việt Nam (2010), Nghị định số 40/2010 ngày 12/10/2010 về
kiểm tra và xử lý VBQPPL;
19. Chủ tịch nước CHDCND Lào (2003), Pháp lệnh số 02/CTN của Chủ tịch
nước CHDCND Lào ngày 20/10/2003 về việc xây dựng pháp luật (Dịch từ
tiếng Lào);
180
20. Quốc hội CHDCND Lào (2003), Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi, bổ sung
năm 2003 (Dịch từ tiếng Lào);
21. Quốc hội CHDCND Lào (2003), Luật tổ chức Chính phủ nước cộng hòa
DCND Lào sửa đổi, bổ sung năm 2003 (Dịch từ tiếng Lào).
22. Quốc hội CHDCND Lào (2003), Luật Tổ chức chính quyền địa phương


nước cộng hòa DCND Lào năm 2003 (Dịch từ tiếng Lào).
23. Quốc hội CHDCND Lào (2003), Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào sửa đổi bổ sung năm 2003;
24. Quốc hội CHDCND Lào (2012), Luật Xây dựng VBQPPL (dịch từ tiếng
Lào);
25. Quốc hội Việt Nam (1996), Luật Ban hành VBQPPL năm 1996;
26. Quốc hội Việt Nam (2002), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Ban hành VBQPPL, năm 2002;
27. Quốc hội Việt Nam (2001), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội;
28. Quốc hội Việt Nam (2001),Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001;
29. Quốc hội Việt Nam (2003), Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

30. Quốc hội (2004), Luật Ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004;
31. Quốc hội Việt Nam (2008), Luật Ban hành VBQPPL năm 2008;
32. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2001),Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg
ngày 17/9/2001 phê duyệt Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai
đoạn 2001-2010;
33. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2007), Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg
ngày 10/01/2007 về việc ban hành quy chế thẩm định dự án, dự thảo
VBQPPL;
34. Ủy ban thường vụ Quốc hội CHDCND Lào (2009), Nghị quyết của
UBTV Quốc hội số 43/UBTVQH, ngày 03/3/2009 v/v xây dựng và bổ
sung sửa đổi luật (Dịch từ tiếng Lào);
181
II. SÁCH THAM KHẢO
35. Tạ Hữu Ánh (2008), Soạn thảo và ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức,


×