Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận cao học Từ các đặc điểm tâm lí tiếp nhận báo chí, hãy phân tích các yêu cầu đối với hoạt động sáng tạo của nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.69 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................3
1. Một số vấn đề lí luận liên quan................................................................3
1.1 Hoạt động sáng tạo của nhà báo ........................................................3
1.2 Tâm lí tiếp nhận báo chí và hoạt động sáng tạo của nhà báo.............3
2. Những yêu cầu đối với hoạt động sáng tạo của nhà báo..........................5
2.1 Đảm bảo các đặc trưng của hoạt động sáng tạo báo chí....................5
2.2 Trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí.........................................7
2.3 Trong các mối quan hệ nghề nghiệp...................................................10
3. Nâng cao năng lực sáng tạo của nhà báo hiện nay...................................12
KẾT LUẬN......................................................................................................14

1


Đề tài: Từ các đặc điểm tâm lí tiếp nhận báo chí, hãy phân tích các yêu
cầu đối với hoạt động sáng tạo của nhà báo.
Bài làm:
MỞ ĐẦU
Sự ra đời, tồn tại và phát triển mỗi cơ quan báo chí, cũng như từng chuyên
mục, đều phải dựa vào việc xác định được công chúng và hiệu quả tác động của nó
tới công chúng. Ở những nước phát triển, nghiên cứu công chúng báo chí đã trở
thành công việc thường xuyên, có tổ chức, có hệ thống và được coi là công việc
không thể thiếu khi tiến hành bất cứ một hoạt động truyền thông nào. Báo chí cách
mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, luôn luôn quán triệt nguyên tắc tính
quần chúng, được thể hiện cả ở nội dung và hình thức, cả ở mục đích và phương
thức hoạt động. Trong phương thức hoạt động, điều cốt lõi là phải dựa vào quần
chúng để làm báo, tạo điều kiện để quần chúng tham gia, giám sát, đánh giá hiệu
quả của báo chí, coi tờ báo là công cụ để quần chúng phát huy quyền dân chủ,


quyền tự do ngôn luận đúng luật pháp.
Trong bối cảnh ngày nay, con người luôn luôn đón nhận các luồng thông tin ở
các cấp độ khác nhau (quốc tế, châu lục, quốc gia, địa phương). Ví dụ: Khủng bố
quốc tế 11/9; xung đột tôn giáo, sắc tộc…Về kinh tế, văn hoá, xã hội thì hội nhập,
mở cửa, liên doanh, liên kết. Con người luôn luôn có nhu cầu thông tin để loại trừ
các căng thẳng, bảo đảm an toàn tính mạng và phát triển, mở rộng sản xuất kinh
doanh, làm giàu, nâng cao đời sống của bản thân. Hoạt động báo chí nói riêng và
các phương tiện truyền thông nói chung cần phải đáp ứng nhu cầu đó của nhân
dân. Như vậy, nhu cầu tiếp nhận của công chúng là rất lớn, người làm báo cần đi từ
những đặc điểm trong tâm lí tiếp nhận ấy của công chúng để biết mình sẽ viết cho
ai, viết cái gì, viết như thế nào cho đúng, trúng, hay và đáp ứng kịp thời mọi đòi
hỏi về mặt thông tin của xã hội,
2


NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lí luận liên quan
1.1 Hoạt động sáng tạo của nhà báo
Sáng tạo là sự phát triển nào đó có tính mục đích và có ý nghĩa khách quan
trong các lĩnh vực sản xuất, quản lí, khao học, kĩ thuật, nghệ thuật và báo chí… Để
giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, người ta không chỉ cần có các tri thức, phương
pháp, hình thức sẵn có mà còn luôn luôn đòi hỏi những thức, phương pháp, hình
thức mới phù hợp với yêu cầu đã thay đổi của hiện thực mới mẻ. Sự sáng tạo xuất
hiện khi cuộc sống biến đổi, những kinh nghiệm, cách thức, con đường cũ không
còn khách quan, không đáp ứng được yêu cầu của con người.
Làm báo là môt lao động sáng tạo – đó là một điều không thể nghi ngờ. Hàng
ngày, hàng giờ, xã hội biến đổi muôn hình vạn trạng với những vấn đề, sự kiện
luôn luôn xảy ra không ngừng. Và với hệ thống của mình, báo chí thu thập và xử lí
khối lượng thông tin đồ sộ, thẩm định giá trị những sự kiện, vấn đề thời sự nóng
hổi để bằng những hình thức, con đường khác nhau đem đến với từng thành viên

trong xã hội, tác động vào tình cảm, lí trí của họ theo phương hướng có chủ ý ( mà
người ta gọi là định hướng dư luận xã hội).
Như vậy, lao động sáng tạo của nhà báo là một nguyên tắc có tính bắt buộc,
thường xuyên; yêu cầu khả năng phát hiện những giá trị của các vấn đề, sự kiện
thời sự, những hình thức, phương pháp diễn đạt, chuyển tải thông tin đến công
chúng một cách có hiệu quả tối ưu.
1.2 Tâm lí tiếp nhận báo chí và hoạt động sáng tạo của nhà báo
Tâm lý sáng tạo tác phẩm báo chí (nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên
cứu tâm lý học trong hoạt động sáng tạo của nhà báo, các nhà quản lý báo chí ) và
tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí (tâm lý công chúng báo chí khi tiếp nhận và sử
dụng các sản phẩm báo chí và truyền thông đại chúng) là hai lĩnh vực cơ bản của
bộ môn khoa học Tâm lí học báo chí.
3


Tất cả hoạt động của cơ quan báo chí như: xây dựng tôn chỉ, mục đích, tổ
chức nội dung và trình bày báo, kế hoạch phát triển, phạm vi phát hành và quan
trọng nhất hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí của đội ngũ nhà báo …đều cần có
quá trình nghiên cứu, lên kế hoạch rõ ràng, tìm hiểu nhiều vấn đề liên quan, nhưng
trong đó việc nghiên cứu công chúng và dựa trên những đặc điểm tâm lí tiếp nhận
báo chí của công chúng là điều cần thiết nhất.

Nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng là rất cao
Nội dung nghiên cứu công chúng – người tiếp nhận được xác định trên ba
bình diện. Nghiên cứu nhân học xã hội là tìm hiểu các thông số về lứa tuổi, giới
tính, học vấn, địa bàn sống, phong tục tập quán... (xã hội học gọi là những biến số
độc lập). Từ những biến số này làm cơ sở để tìm hiểu những thông số khác của đối
tượng. Nghiên cứu thực trạng nhận thức của công chúng, bao gồm nhận thức, thái
độ, hành vi của công chúng đối với vai trò, sự tác động của các loại hình báo chí
đối với đời sống xã hội, thể hiện qua đánh giá của công chúng đối với những vấn

đề này. Nghiên cứu thói quen và sở thích của công chúng có nhiều cấp độ: công
chúng lựa chọn loại hình báo chí nào? chọn chương trình (hay chuyên mục) nào?
chọn phương thức tác động nào (thời điểm ra báo, giờ phát sóng, tần số,...)? họ
chọn thể loại nào? họ thích nhà báo nào, phong cách nào? v.v... (Báo Phát thanh,
NXB Văn hóa Thông tin, 2002, tr. 103-105).

4


Có thể thấy, tâm lý tiếp nhận của công chúng có ảnh hưởng, tác động nhất
định đối với hoạt động báo chí. Đưa đến cho nhà báo một cái nhìn tổng quan và
chính xác đối với nhu cầu thông tin trong dư luận xã hội, để từ đó tìm kiếm đề tài,
thu thập thông tin, xây dựng các mối quan hệ trong quá trình sáng tạo một tác
phẩm báo chí “đúng, trúng và hay”.
2. Những yêu cầu đối với hoạt động sáng tạo của nhà báo
Không phải bất cứ một tác phẩm báo chí nào được đưa đến công chúng cũng
phù hợp với thị hiếu, mong muốn hay đáp ứng được nhu cầu thông tin của họ.
Thực trạng hiện nay có rất nhiều tờ báo Lá cải, chạy theo lợi ích, đánh vào tâm lí tò
mò, hiếu kì nhất thời của công chúng để viết báo, hoàn toàn không có tác dụng. Dĩ
nhiên, công chúng bao gồm nhiều dạng, tùy từng độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp…
mà có cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay là nhu cầu
của công chúng thì cao mà các sự kiện trong xã hội biến đổi không ngừng, làm thế
nào để hoạt động sáng tạo của nhà báo vẫn giữ nguyên được các nguyên tắc, tính
chất của nó mà vẫn đảm bảo được nhu cầu tiếp nhận những thông tin có định
hướng, có giá trị của công chúng.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, xin đưa ra một số yêu cầu đối với hoạt động
sáng tạo của nhà báo như sau:
2.1 Đảm bảo các đặc trưng của hoạt động sáng tạo báo chí
Hiện nay có quan điểm cho rằng nhà báo hiện đại là người có lập trường, quan
điểm rõ ràng, phân tích sâu sắc vấn đề. Viết báo phải bám sát thực tiễn. Viết hay,

viết tốt phải từ thực tiễn mà ra. Thực tiễn khách quan phải được phản ánh chân
thực nhất, chính xác nhất. Với công chúng, nhà báo phải bám sát và giúp họ bám
sát những thứ diễn ra xung quanh. Nhưng thực tế, có những người làm báo vội
vàng đưa tin về tất cả những gì họ biết, mắt thấy tai nghe mà đôi khi quên đi hiệu
quả bài báo. Trong nghệ thuật làm báo không phải chỉ có nghe, nhìn mà còn phải
5


suy nghĩ sâu lắng, xem xét vấn đề một cách kĩ lưỡng. Nhà báo phải có óc phân
tích, có khả năng tổng hợp, khái quát và so sánh các vấn đề.
Lao động sáng tạo của nhà báo cũng phải đáp ứng được những đặc trưng là:
tính thường xuyên và liên tục; tính khách quan; tính chính trị; tính thực tiễn; sự kết
hợp giữa cái chung và cái riêng; tính khẩn trương và hạn chế về mặt thời gian. Tất
cả những đặc trưng này cũng nói lên 4 đặc tính cơ bản của sáng tạo là: Nhanh nhạy
(Fluencia: F), Linh hoạt, mềm dẻo (Flexibilita: Fx); Độc đáo (Originalita: O); Chi
tiết, cụ thể (Elaboracia: E).

Lao động sáng tạo, luôn tìm ra cái mới, độc đáo cho tác phẩm của mình, ý
tưởng và sự phân tích sâu sắc của nhà báo. Và chính cái mới ấy là chìa khóa để tạo
dựng niềm tin, sự đón nhận, ủng hộ của công chúng. Vì một lẽ đơn giản rằng, công
chúng luôn luôn muốn tìm hiểu, tiếp nhận những thông tin nóng hổi, thời sự và có
ý nghĩa đối với mình.
Cũng cần nói thêm, xét từ góc độ tâm lí ý thức, hoạt động sáng tạo báo chí của
nhà báo phải góp phần: giáo dục chính trị tư tưởng, ý thức và hình thành nhân cách
con người trong xã hội; tác động hướng dẫn quần chúng hoàn thành nhiệm vụ
chính trị; xây dựng con người mới, toàn diện và tạo nên sự thay đổi bộ mặt xã hội,
hình thành những mối quan hệ tốt trong xã hội.

6



2.2 Trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí
Để có được những thông tin trung thực, mang hơi thở của cuộc sống, các nhà
báo phải lao động hết mình bằng cả trí tuệ, mồ hôi và nước mắt. Nhà báo mang
trách nhiệm xã hội lớn lao, bởi họ hiểu hơn ai hết ảnh hưởng của thông tin mà
mình đưa ra đối với sự tiếp nhận của công chúng. Hàng trăm nhà báo đã không
quản ngại khó khăn, gian khổ, đến với những cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc, với những ngư dân làm ăn trên biển; đến tận vùng thiên tai, lũ lụt,
hạn hán để ghi lại cuộc sống đầy khó khăn, nguy hiểm của đồng bào ta. Nhiều nhà
báo đã không sợ nguy hiểm, thậm chí bị đe dọa, cản trở việc tác nghiệp, bị hành
hung, để vạch trần trước công luận những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ
quyền lợi chính đáng của nhà nước và nhân dân. Đối với sự kiện chính trị quan
trọng của đất nước, các nhà báo được ví như chiếc cầu nối truyền tải thông tin kịp
thời tới công chúng trong và ngoài nước. Ở đâu có sự kiện, ở đó có nhà báo.

Các phóng viên tác nghiệp trong mọi hoàn cảnh
Trên thực tế, công chúng tiếp nhận và đánh giá báo chí qua những bài báo,
những chương trình phát thanh,truyền hình – sản phẩm cuối cùng chứ không phải
qua các sản phẩm trung gian, hay qua các công tác tổ chức, tiến hành các công việc
nghề nghiệp của nhà báo. Công chúng tiếp nhận thông tin báo chí theo những quy
luật nhất định, họ quan tâm đến những sự kiện ở gần mình hơn; những vấn đề, con
người họ có cảm tình hơn; hay những thông tin liên quan đến tôn giáo, nghề
7


nghiệp, chính đảng của mình… Ví dụ: 2 sự việc xảy ra ở Cuba và Bỉ, chắc chắn
công chúng Việt Nam sẽ quan tâm tới nước Cuba nhiều hơn; hay giữa một trận lũ
lụt ở miền Trung Việt Nam với ở Thái Lan, nhân dân 2 nước sẽ quan tâm đến
chính quê hương mình trước tiên. Những đặc điểm tâm lí tiếp nhận ấy của công
chúng chi phối đến quá trình sáng tạo của nhà báo mà quan trọng nhất là 3 phương

diện: lựa chọn chủ đề, nội dung biểu đạt và hình thức (thể loạị).
Trước hết, việc lựa chọn chủ đề là giới hạn phạm vi nghiên cứu để phản ánh
trong tác phẩm. Cuộc sống rộng lớn nhưng nhà báo phải chọn lựa được một vấn đề
cụ thể, một sự kiện cần thiết để viết. Khi đã có sự kiện, lại phải chọn được một
mâu thuẫn cần phải giải quyết, mâu thuẫn đó phải mang tính thời sự nóng hổi.
Muốn có chủ đề tốt, nhà báo phải nghiên cứu, xác định được giới hạn của vấn đề
và ý nghĩa thời sự của bài báo đối với công chúng. Công chúng có quan tâm đến
vấn đề này không? Và ý nghĩa của vấn đề đối với họ như thế nào? Với việc xác
định tính thời sự nóng hổi của sự kiện, không thể dựa vào nhận thức chủ quan của
nhà báo mà phải dựa vào yêu cầu của cơ quan báo chí và công chúng. Căn cứ vào
tình hình thực tế và tổng thể hiện tượng để xét các mặt về bối cảnh, thời gian, vị trí
diễn ra sự kiện sẽ tác động đến từng nhóm công chúng như thế nào? Chủ đề không
được phép lặp lại vì cuộc sống luôn vận động và phát triển, thực tế khách quan
luôn biến đổi không ngừng. Nhu cầu thông tin của công chúng là không giới hạn ,
tuy nhiên nó có chọn lựa theo những quy luật nhất định, vì vậy việc chọn chủ đề
tốt, thu hút được chú ý của đông đảo công chúng là hoạt động có ý nghĩa tiên quyết
trong quá trình sáng tạo của nhà báo.
Thứ hai, xác định nội dung cụ thể của tác phẩm. Nhà báo khi lựa chọn được
chủ đề, cần xác định ý đồ sẽ viết tác phẩm như thế nào? Ý đồ là mục đích, dự kiến
ban đầu của tác giả như tìm hiểu đổi tượng phục vụ chính của tác phẩm là tầng lớp
nào trong xã hội, thanh niên, trẻ em, người cao tuổi…; hay tác phẩm nhằm đạt
được mục đích gì và sẽ thu được kết quả gì? Bài báo đó sẽ tác động đến ai, tác
8


dộng như thế nào và tác động đến đâu? Ví dụ: ở thời điểm cuối năm, sắp đến tết,
một bài báo viết về đề tài kinh tế, chủ đề cụ thể của bài báo là chống hàng giả,
hàng kém chất lượng những ngày giáp tết. Rõ ràng đây là vấn đề thu hút được sự
quan tâm của đông đảo công chúng. Mục đích của bài báo là tuyên truyền cho
người dân nhận biết chất lượng hàng hóa. Kết quả thu được là góp phần nâng cao

nhận thức và ý thức của người dân về những biện pháp, những chính sách chống
hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng khi Tết 2012 sắp đến gần và khối lượng
hàng hóa sẽ tăng đột biến. Sức tác động của bài báo nằm ở chỗ nó nêu lên một hiện
thượng có thật, thường xuyên xảy ra để người đọc hiểu rõ bản chất, tình hình hiện
tượng để điều chỉnh, thay đổi hành vi, nhận thức của mình…
Thứ ba, lựa chọn loại hình, thể loại cho tác phẩm. Công chúng có những tâm
lí tiếp nhận khác nhau đối với mỗi loại hình báo chí. Ví dụ, báo in thì sẽ lướt tít và
dừng lại ở những tít gây chú ý, dành ưu tiên cho những bài báo phía bên trái; với
truyền hình sẽ xem trúng, đúng những chương trình ưa thích hoặc những chương
trình hình ảnh đẹp hay ưu tiên xem những chương trình liên quan trực tiếp đến
mình; với báo mạng thì tập trung sự tiếp cận trước tiên ở những bức ảnh và đọc kĩ
sapo, lướt nội dung… Như vậy, để thấy trong hoạt động sáng tạo, nhà báo cũng
cần phải lựa chọn một loại hình phù hợp cho tác phẩm của mình. Với những nhóm
công chúng khác nhau, mức độ quan tâm dành cho các loại hình cũng khác nhau.
Có thể, những người sống ở nông thôn sẽ nghe đài phát thanh nhiều hơn là xem
truyền hình và báo mạng điện tử. Ngược lại, ở thành thị công chúng lại xem truyền
hình, đọc báo in nhiều hơn chẳng hạn. Từ đó, xác định cả thể loại cho phù hợp. Ví
dụ, với sự kiện cháy khu chung cư, có thể đưa tin thông báo thời gian, địa điểm,
thiệt hại ban đầu nhưng cũng có thể làm bài phản ánh về tình hình mất an toàn ở
các khu chung cư hay làm bài bình luận về nguyên nhân, giải pháp của vụ cháy
hoặc làm bài phỏng vấn các nhân chứng, các bên có trách nhiệm liên quan… Cùng

9


một sự kiện, hiện tượng nhưng nhà báo sẽ lựa chọn những hình thức thể hiện sao
cho phù hợp để mang lại hiệu quả thông tin tốt nhất.
2.3 Trong các mối quan hệ nghề nghiệp
Đối với nhà báo. Giao tiếp xã hội rộng là một yêu cầu nghề nghiệp, một hoạt
động đòi hỏi tính chất sáng tạo và năng động. Phần lớn các trường hợp, nhà báo

thu thập tài liệu, tích lũy thông tin cho tác phẩm tương lai của mình qua hoạt động
giao tiếp với nguồn tin – những các nhân rất khác nhau trong xã hội. Chất lượng
tác phẩm một phần quyết định phụ thuộc vào khả năng của nhà báo trong việc tiếp
cận, thuyết phục nguồn tin để khai thác thông tin. Mặt khác, nhà báo là người tổ
chức khám phá ra những sáng kiến, khả năng và điều kiện mà dựa vào đó để động
viên công chúng hợp tác thường xuyên với cơ quan báo chí của mình. Sự hợp tác
đó trở thành một trong những hình thức sáng tạo của quần chúng, cho phép nhanh
chóng phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, tư tưởng mới trong đời sống xã hội
lên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong hoạt động sáng tạo các tác phẩm báo chí, nhà báo không khi nào và
không thể nào tách rời các mối quan hệ sau: nhà báo với công chúng; nhà báo với
nguồn tin; nhà báo với nhân vật trong tác phẩm; nhà báo với ban biên tập; nhà báo
với đồng nghiệp… Hài hòa những mối quan hệ ấy, nhất là đối với công chúng là
yêu cầu rất lớn đối với những nhà báo. Cần phải hiểu công chúng để có giải pháp
tốt nhất trong qua trình sáng tạo tác phẩm. Nhà báo xuất hiện trước công chúng
không được có thái độ trịch thượng nhưng cũng không phải là con người tầm
thường, thích xum xoe, tự hạ mình. Phải biết cách chủ động và thận trọng dẫn dắt
công chúng theo đúng ý định ban đầu; tạo mối quan hệ thân thiết với nhân dân, biết
cách thỏa mãn những câu hỏi của họ, kiên trì làm việc, cùng với họ chứng minh và
tranh luận dựa trên những việc đơn giản, dễ hiểu, những bằng chứng và ví dụ để
chứng minh… Đó là những cơ sở để xây dựng mối quan hệ giữa nhà báo và công

10


chúng. Vậy tại sao trong các mối quan hệ nghề nghiệp của mình, nhà báo lại phải
chú trọng nhất đến mới quan hệ với công chúng?
Tâm lý của công chúng luôn coi trọng những tờ báo, những nhà báo có uy tín,
có thể tạo niềm tin tưởng với họ. Ví dụ, trước một sạp báo với vô số các dầu báo
khác nhau, tại sao Tuổi trẻ, Tiền phong, An ninh Thế giới… luôn là những lựa

chọn hàng đầu của công chúng, Tại sao họ sẽ lật giở những bài viết của những tác
giả thân quen với mình để đọc trước tiên… Tất cả những điều này, cho thấy nhà
báo phải luôn luôn tôn trọng công chúng, tôn trọng những nguyên tắc khi làm việc
với công chúng, với nguồn tin như giữ bí mật cá nhân, không xâm phạm đời tư…
Cần tạo dựng được niềm tin đối với công chúng. Niềm tin trong báo chí là sự tin
tưởng của công chúng đối với chất lượng và nội dung thông tin được báo chí đưa
ra. Chính từ sự tin tưởng đó, công chúng mới đi theo định hướng của báo chí, có
phản hồi và tích cực hợp tác, trở thành nguồn tin của báo chí. Có như vậy báo chí
mới hoàn thành chức năng định hướng dư luận của mình.

Thử tưởng tượng một ngày nào đó báo chí không có sự ủng hộ của công
chúng, không còn niềm tin của công chúng. Người dân không mua báo vì không
còn tin vào thông tin mình thu nhận được, nhà báo không còn tiếng nói trong xã
hội, cộng đồng…Viễn cảnh đó có vẻ xa vời nhưng thực tế báo chí đang dần mất đi
những độc giả trung thành và đó là nguy cơ khiến báo chí rơi vào khủng hoảng.

11


Đánh mất niềm tin vào công chúng là đánh mất hiệu lực của mình. Đó là điều nguy
hiểm nhất mà báo chí đang phải đối mặt. Bởi vậy, có thể nói, niềm tin mà báo chí
có được từ công chúng đã làm nên những điều kì diệu. Sức mạnh của niềm tin này
có thể làm thay đổi bộ mặt xã hội hay lật đổ cả một thể chế chính trị…
Một ví dụ từ thực tế hoạt động báo chí ở nước ta. Bất kì một tờ báo in, chương
trình phát thanh hay truyền hình nào cũng xây dựng cho mình đội ngũ cộng tác viê,
thông tin viên, chú trọng sự tương tác giữa nhà Đài, tòa soạn với công chúng, cũng
là xây dựng niềm tin,củng cố mối quan hệ. Các chuyên mục Cùng suy ngẫm, Ý
kiến bạn đọc (Báo Nhân Dân), Cùng bàn luận, Ý kiến chiến sĩ (Báo Quân đội nhân
dân), Bạn đọc và dư luận, Bạn đọc viết, Ý kiến bạn đọc (Báo Hải Dương), Ý kiến
bạn xem truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam), Tiếp chuyện bạn nghe đài (Đài

Tiếng nói Việt Nam),… thu hút được đông đảo công chúng; bởi vì nó tôn trọng
công chúng là người tiêu thụ và thưởng thức SPBC, là yếu tố cơ sở quyết định sự
tồn tại của hoạt động báo chí.
3. Nâng cao năng lực sáng tạo của nhà báo hiện nay
Thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu, những đề tài khoa học cấp quốc gia, khu
vực bàn bạc, đề cập đến vấn đề nâng cao năng lực sáng tạo trong hoạt động báo
chí. Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi chỉ xin nhắc lại những điều cơ bản và tổng
quát nhất.
Do đặc thù nghề nghiệp mang tính hoạt động xã hội sâu sắc, nhà báo phải
luôn tìm tòi và phát hiện cái mới, giao tiếp rộng, chứng kiến sự phong phú của tự
nhiên và xã hội, vì thế nghề báo cũng là nghề vất vả, nặng nhọc. Nhiều nước trên
thế giới đã xếp nghề báo ngang với nghề cảnh sát và thợ mỏ. Lao động sáng tạo
trong nghề báo mang lại nhiều niềm vui, sự hứng thú nhưng cũng lắm khó khăn,
thậm chí là nguy hiểm.

12


Nói đến nghề báo là nói đến công việc sáng tạo. Sáng tạo có nghĩa là làm ra
cái mới, có ích cho cuộc sống của con người. Muốn sáng tạo, đòi hỏi người lao
động phải có tri thức tổng hợp. Đó là lí do mà một người làm báo cần phải học.
Trước hết là học lí luận báo chí cùng với những kiến thức nhất định về các ngành
khoa học khác, thông hiểu nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên môn. Thứ hai, là những
kiến thức về văn hóa học càng sâu rộng càng tốt. Sự trải nghiệm của nhà báo chính
là một kho lưu trữ tốt của bất cứ nhà báo nào. Đó chính là vốn sống. Nói như nhà
báo Hữu Thọ, “vấn đề nào bây giờ cũng là sự tổng hợp nhiều kiến thức của nhiều
vấn đề. Biết nhiều thì nghiên cứu vấn đề mới sâu sắc và viết bài thêm hay. Người
ta thường nói áo dài dễ múa là như vậy. Có kiến thức rộng thì xoay sở thế nào
cũng được”.
Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của báo chí trên thế giới đòi hỏi

mỗi nhà báo phải đổi mới mạnh mẽ cả tư duy, nhận thức và phong cách làm việc.
Nếu như trước kia nhà báo chỉ có cây bút và cuốn sổ tay, khá hơn nữa là chiếc máy
ảnh thì bây giờ làm báo là phải tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, tối thiểu
cũng phải biết sử dụng máy tính, thiết bị ghi âm, máy ảnh số, camera, internet...Sự
lạc hậu trong sử dụng công nghệ thiết bị làm báo hiện đại làm cho nhà báo lạc hậu
với tin tức, kém nhạy bén với các vấn đề mới của cuộc sống và đương nhiên, năng
suất, hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp sẽ giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, muốn
sáng tạo trong lao động báo chí còn đòi hỏi đến năng khiếu. Năng khiếu là thứ trời
cho. Không phải người làm báo đều có năng khiếu từ bé nhưng cũng có thể được
hình thành từ môi trường xã hội,từ sự nỗ lực, rèn luyện của con người. Cũng phải
kể đến yếu tố thể lực, từ vóc dáng đến diện mạo phải đáp ứng được những đặc thù
của nghề báo.
Tất cả các yếu tố trên giúp cho nhà báo hình thành phong cách, bản lĩnh nghề
nghiệp và trở thành nhà báo giỏi, có tâm. Và nói như nhà báo Hữu Thọ, nhà báo
phải luôn luôn “ mắt sáng, lòng trong, bút sắc”.
13


KẾT LUẬN
“Báo chí là diễn đàn tin cậy của nhân dân”; là “kênh thông tin quan trọng về
chống tiêu cực, tham nhũng và phát hiện những nhân tố mới, những điển hình tiên
tiến”; “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp”; “ Báo chí góp phần đưa hình ảnh
Việt Nam ra với thế giới”; “Trong những thành tựu chung của đất nước, có sự
đóng góp xứng đáng của hoạt động báo chí”.v.v... Đó là những nhận xét, đánh giá
tích cực về Báo chí Cách mạng Việt Nam; là sự ghi nhận những đóng góp to lớn
của báo chí với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Song, những nhà báo chân
chính và dư luận xã hội không khỏi nhức nhối, khi trong làng báo vẫn còn những
“con sâu làm rầu nồi canh”. Đó hiện tượng một số nhà báo thiếu trách nhiệm trước
thông tin của mình đưa ra, làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người dân,
doanh nghiệp. Xót xa hơn, có người cầm bút còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi

phạm pháp luật hình sự, họ phải bị xử lý nghiêm khắc.

Xã hội càng phát triển thì vai trò của báo chí càng quan trọng. Đòi hỏi của xã
hội với báo chí cũng ngày càng cao. Trước tình hình như vậy, mỗi nhà báo phải
không ngừng học hỏi, nâng tầm trí tuệ, đạo đức và trách nhiệm. Mỗi nhận xét,
đánh giá tốt đẹp về báo chí là một lời cổ vũ, động viên các nhà báo và cơ quan báo
chí không ngừng phấn đấu vươn lên, xứng đáng với niềm tin yêu của công chúng,
là diễn đàn tin cậy của nhân dân.
14



×