Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Các rào cản trong thương mại quốc tế và yêu cầu đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 107 trang )



1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
***



Phạm Xuân Thụy






Các rào cản trong thƣơng mại quốc tế và yêu cầu đối với hoạt động
xuất khẩu củaViệt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế


Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60.31.07




Luận văn thạc sỹ Kinh tế






NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH THỊ THU HƢƠNG




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
***


PHẠM XUÂN THỤY





CÁC RÀO CẢN TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ YÊU CẦU
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦAVIỆT NAM TRONG
TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60.31.07





LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ





NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH THỊ THU HƢƠNG





HÀ NỘI - 2006





2

MỤC LỤC


Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾ TẮT

LỜI MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÁC RÀO CẢN TRONG THƢƠNG MẠI

QUỐC TẾ
4
1.1 Khái niệm về rào cản trong thƣơng mại quốc tế
4
1.2 Sự hình thành và mục đích sử dụng các rào cản thƣơng mại quốc tế
6
1.2.1 Sự hình thành các rào cản trong thương mại quốc tế
6
1.2.2 Mục đích sử dụng các rào cản trong thương mại quốc tế
8
1.3 Các loại rào cản trong thƣơng mại quốc tế
10
1.3.1 Rào cản thuế quan
10
1.3.1.1 Thuế quan
10
1.3.1.2 Hạn ngạch thuế quan
12
1.3.2 Rào cản phi thuế quan
12
1.3.2.1 Các biện pháp tương đương thuế quan
13
1.3.2.2 Các biện pháp hạn chế định lượng
14
1.3.2.3 Các rào cản kỹ thuật trong thương mại
17
1.3 2.4 Các biện pháp về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật
18
1.3.2.5 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
18

3.2.2.6 Quản lý tỷ giá hối đoái
19
1.3.2.7 Tỷ lệ nội địa hoá bắt buộc
19
1.3.2.8 Các biện pháp liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước và
quyền kinh doanh thương mại

20
1.3.2.9 Các rào cản khác
20


3

1.4 Qui định của WTO về các rào cản trong thƣơng mại quốc tế
20
1.4.1 Qui định của WTO về rào cản thuế quan
21
1.4.1.1 Qui định của WTO về thuế quan
21
1.4.1.2 Qui định của WTO về hạn ngạch thuế quan
23
1.4.2 Qui định của WTO về các rào cản phi thuế quan
24
1.4.2.1 Các biện pháp tương đương thuế quan
24
1.4.2.2 Các biện pháp hạn chế định lượng
25
1.4.2.3 Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp
28

1.4.2.4 Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại
28
1.4.2.5 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
30
1.4.2.6 Qui định về mua sắm chính phủ
33
1.4.2.7 Các biện pháp khác
34
CHƢƠNG II. NGHIÊN CỨU CÁC RÀO CẢN TRONG THƢƠNG MẠI
QUỐC TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

36
2.1 Rào cản thƣơng mại ở một số thị trƣờng xuất khẩu chính của Việt Nam
36
2.1.1 Các rào cản thương mại của thị trường Hoa Kỳ
36
2.1.1.1 Hàng rào thuế quan Hoa Kỳ
37
2.1.1.2 Hàng rào phi thuế quan Hoa Kỳ
39
2.1.2 Các rào cản thương mại của thị trường EU
46
2.1.2.1 Rào cản thuế quan của EU
47
2.1.2.2 Rào cản phi thuế quan của EU
49
2.1.3 Các rào cản thương mại của thị trường Trung Quốc
55
2.1.3.1 Rào cản thuế quan của Trung Quốc
56

2.1.3.2 Rào cản phi thuế quan của Trung Quốc
57
2.1.4 Các rào cản thương mại của thị trường các nước ASEAN
61


4

2.1.4.1 Rào cản thuế quan của các nước ASEAN
62
2.1.4.2 Rào cản phi thuế quan của các nước ASEAN
63
2.2 ảnh hƣởng của các rào cản thƣơng mại tại các thị trƣờng chính đến hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam

66
2.2.1 ảnh hưởng của các rào cản thuế quan
66
2.2.2 Ảnh h-ëng cña c¸c rµo c¶n phi thuÕ quan
67
CHƢƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM ĐỐI PHÓ VỚI
CÁC RÀO CẢN TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ, ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU CỦA VIỆT NAM

70
1. Chiến lƣợc phát triển xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2000-2010
70
2. Kinh nghiệm đối phó với các rào cản trong thƣơng mại quốc tế của một số nƣớc

72

2.1 Kinh nghiệm đối phó với các rào cản thương mại của Trung Quốc
72
2.2 Kinh nghiệm đối phó với các rào cản thương mại của Thái Lan
76
2.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
78
3. Các biện pháp nhằm vƣợt rào cản trong thƣơng mại quốc tế để đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam
80
3.1 Giải pháp chung của Nhà nước
81
3.1 Giải pháp cho các Hiệp hội ngành nghề
88
3.3 Giải pháp đối với các doanh nghiệp
91
KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO









5



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ADP
(Agreement on) Anti-Dumping
Practices
Hiệp định về chống bán phá giá
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực tự do thương mại ASEAN
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -
Thái Bình Dương
ASEAN
Association of South-East Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
CEPT
Common Effective Preferential
Tariff
Chương trình ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung của ASEAN
DOC
Department of Commerce
Bộ Thương mại Hoa Kỳ

EU
European Union
Liên minh Châu Âu
GATT
General Agreement on Tariffs
and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại
GSP
Generalized System of
Preferences
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
ISO
International Standardization
Organization
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
MFN
Most Favoured Nation
Qui chế tối huệ quốc
NT
National Treatment
Chế độ đãi ngộ quốc gia
OECD
Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế
SCM
Subsidies and Countervailing
Measures Agreement

Hiệp định về trợ cấp và các biện
pháp đối kháng của WTO
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới
VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TMQT
Thương mại quốc tế


6

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại quốc tế, từ lâu, đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế ở mọi quốc gia. Thông qua thương mại quốc tế, các quốc gia tiến hành trao đổi
để phát huy hết các lợi thế và khắc phục các hạn chế của nền kinh tế nước mình. Tuy
nhiên, tham gia vào thương mại quốc tế không có nghĩa là tham gia vào một cuộc
chơi hoàn toàn bình đẳng, bởi vì, các quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế
đều cố gắng phát huy hết khả năng để thu được lợi ích tối đa nhất nhưng đồng thời
cũng luôn bảo hộ thị trường cho các doanh nghiệp nội địa. Để làm được điều này
Chính phủ các quốc gia đã lập nên các hàng rào, cả hữu hình lẫn vô hình để ngăn cản
hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài thâm nhập và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong
nước. Trong đó, các nước giàu, các nước có nền kinh tế phát triển, với các ưu thế của
mình lại là những nước áp dụng mạnh mẽ nhất các biện pháp này đối với hàng hoá từ
các quốc gia đang và chậm phát triển. Ngay cả trong bối cảnh tự do hoá thương mại
và quốc tế hoá đời sống kinh tế như hiện nay thì các rào cản thương mại này chẳng

những không giảm đi mà nó ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Nếu như trước kia
chúng chỉ tồn tại dưới hình thức là các biện pháp bảo hộ thuế quan hay các lệnh cấm,
các hạn chế nhập khẩu thì nay chúng tồn tại dưới nhiều hình thức, nhiều biện pháp
khác nhau.
Trong hơn một thập kỷ qua Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế
quốc tế. Hiện chúng ta đã là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) với Khu vực tự do mậu dịch ASEAN (AFTA), Diễn đàn Hợp tác kinh tế
Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và sẽ sớm trở thành thành viên của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) trong năm 2006 này. Theo đó chúng ta sẽ phải thực hiện
các cam kết về mở cửa thị trường cho phù hợp với qui định chung của tổ chức này.
Vấn đề đặt ra là chúng ta phải hiểu và nắm rõ được các rào cản trong thương mại quốc
tế để một mặt vượt qua chúng, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Đây chính là lý do mà
vấn đề “Các rào cản trong thương mại quốc tế và yêu cầu đối với hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” được chọn làm đề tài cho luận
văn này.



7

Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có rất nhiều bài báo trên các tạp chí kinh tế như: Thời
báo kinh tế, Báo Thương mại, Báo đầu tư hay trên các trang báo điện tử như
, ,
đề cập đến vấn đề rào cản và vượt rào cản trong thương mại quốc tế, trang web của Sở
thương mại thành phố Hồ Chí Minh www.trade.hochiminhcity.gov.vn cũng có liệt kê
hầu hết các qui định chung liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá vào các quốc gia
trên thế giới, nhưng những nghiên cứu kể trên vì nhiều lý do chỉ đề cập đến vấn đề rào
cản một cách riêng lẻ.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây cũng đã có những công trình nghiên cứu lớn

đề cập đến vấn đề này, có thể nêu ra: “Bảo hộ hợp lý sản xuất và mậu dịch nông sản
trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”- Đề tài nghiên cứu cấp bộ của
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (2002-2003), “Hệ thống rào cản kỹ thuật trong
thương mại quốc tế và những giải pháp để vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp
ở Việt Nam”–Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Thương Mại (2001-2002), “Nghiên
cứu các rào cản trong thương mại quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam”-
Bộ Thương Mại (2003-2004).
Tuy nhiên, với việc Việt Nam sẽ sớm trở thành thành viên của Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) trong năm 2006 này người vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu các
rào cản trong thương mại quốc tế dựa trên các qui định của WTO để từ đó tạo đà cho
hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vượt qua các rào cản, đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu của nước ta.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các hình thức rào cản trong thương mại quốc tế, đặc biệt
là dựa trên các qui định của WTO, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu các rào cản thương
mại ở các thị trường xuất khẩu chính mà hàng hoá của Việt Nam đang vấp phải cũng
như đề xuất các giải pháp để vượt rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu


8

- Chỉ ra và phân tích các rào cản đang được áp dụng trong thương mại quốc tế
dựa trên qui định của WTO
- Phân tích các rào cản thương mại của một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của
Việt Nam
- Đề xuất các biện pháp vượt rào cản thương mại cho Việt Nam.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hình thức rào cản đang được áp dụng

trong thương mại quốc tế, nhưng xin đề cập đến chúng theo góc độ từ các qui định
của WTO.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: thống kê, tổng hợp,
phân tích và pháp so sánh.
Kết cấu của luận văn
Luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về các rào cản trong thương mại quốc tế
Chương II: Nghiên cứu các rào cản trong thương mại quốc tế đối với hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp kiến nghị nhằm đối phó với các rào cản trong
thương mại quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.













9



CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÁC RÀO CẢN TRONG THƢƠNG MẠI

QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm về rào cản trong thƣơng mại quốc tế
Khi tham gia vào thương mại quốc tế (TMQT), các quốc gia đều cố gắng phát
huy hết các lợi thế của mình, tận dụng các ưu thế trên thị trường quốc tế nhưng mặt
khác chính các quốc gia đó lại cũng phải đối mặt với những lợi thế của các quốc gia
khác là đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cho quốc gia này đồng nghĩa với sự yếu thế cho
quốc gia khác. Để khắc phục, các quốc gia sẽ sử dụng một loạt các công cụ để điều
chỉnh hoạt động thương mại. Công cụ truyền thống và hiện vẫn được sử dụng phổ
biến hơn cả là đánh thuế nhập khẩu đối với hàng hoá của các quốc gia khác khi thâm
nhập vào thị trường trong nước, cùng với đó là hàng loạt các khoản thu, các qui định,
các chính sách nhằm hạn chế hàng hoá của nước ngoài xâm nhập thị trường nội địa.
Đối với nước xuất khẩu lúc này hàng hoá của họ sẽ phải đối mặt với một hàng rào mà
người ta gọi là rào cản thương mại.
Thuật ngữ “rào cản thương mại” (barriers to trade) hay “hàng rào thương mại”
đã được sử dụng khá phổ biến, được đề cập đến ở nhều nơi như trong phần
“UNDERSTANDING THE WTO: THE AGREEMENTS” của WTO hay trong các
nghiên cứu của Nhóm làm việc của Uỷ ban về thương mại thuộc Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD). Tuy nhiên, cho đến nay, có thể nói rằng vẫn chưa có một
định nghĩa nào cụ thể về các rào cản trong thương mại. Trong Hiệp định về các rào
cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO có một khái niệm về rào cản thương mại
nhưng mới chỉ dừng lại ở việc thừa nhận như một thoả thuận rằng “không một nước
nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng
hoá xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ con người, động và
thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ mà
nước đó cho rằng phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến
hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể
biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn


10


chế trá hình đối với TMQT, hay nói cách khác phải phù hợp với các qui định của Hiệp
định này” [9].
Trên thực tế, khái niệm rào cản trong thương mại chỉ mang tính chất tương đối.
Như ta đã nhắc đến ở phần đầu, để đối phó với luồng hàng hoá được nhập khẩu từ bên
ngoài, các quốc gia sẽ thi hành hàng loạt các chính sách, các biện pháp hạn chế nhập
khẩu. Nếu các các chính sách, các qui định đó gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu
của doanh nghiệp, của quốc gia này thì bị qui là rào cản thương mại nhưng đối với
doanh nghiệp, quốc gia khác thì chưa hẳn đã vậy. Cụ thể, thuế quan đánh vào hàng
nhập khẩu không phải là rào cản nếu mức thuế suất là thấp hoặc rất thấp tới mức
không gây cản trở đối với thương mại, thậm chí mức thuế suất được hưởng thấp hơn
so với của hàng hoá xuất khẩu cạnh tranh từ một nước khác lại là một sự ưu đãi.
Nhưng nó sẽ trở thành rào cản nếu mức thuế suất là cao một cách thực sự hoặc là cao
hơn mức thuế suất được áp dụng đối với hàng hoá cùng loại của một nước khác. Với
các biện pháp khác cũng vậy, bản thân nó không phải là rào cản nếu biện pháp đó
được đặt ra “không quá mức cần thiết” và không vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia,
nhưng nó sẽ trở thành hàng rào nếu như nó gây cản trở cho thương mại của quốc gia
khác.
Từ đây, chúng ta có thể đi đến một nhất trí là “rào cản” hay “hàng rào thương
mại” là khái niệm được dùng để chỉ các chính sách, các qui định của một quốc gia,
một khu vực hay một khối kinh tế điều chỉnh các hoạt động thương mại của quốc gia,
khu vực hay khối kinh tế đó với phần còn lại của thế giới mà các biện pháp đó là
nhằm mục đích cản trở và hạn chế việc nhập khẩu hàng hoá.
Kết quả các vòng đàm phán thương mại đa phương và song phương trong
khuôn khổ của WTO và trước đây là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
(GATT) về mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại đã chỉ ra rằng: rào cản trong
thương mại quốc tế xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực, với các biện pháp rất đa dạng
và tinh vi. Chẳng hạn, có biện pháp được áp dụng ngay tại biên giới và có biện pháp
áp dụng bên trong biên giới; có biện pháp thuế quan và phi thuế quan; có biện pháp
môi trường và biện pháp vệ sinh dịch tễ; có biện pháp tự vệ đặc biệt và có biện pháp

mang tính tạm thời; có biện pháp chung nhưng cũng có biện pháp mang tính chuyên
ngành; có những biện pháp trực tiếp đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và cũng có biện
pháp gián tiếp như đầu tư liên quan đến thương mại. Chính vì tính đa dạng và phức


11

tạp của các rào cản trong TMQT này đã đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu không chỉ bản
chất và thực tiễn áp dụng chúng mà phải nắm rõ được vai trò và mục tiêu của các
quốc gia khi xây dựng và áp dụng chúng.
1. 2 Sự hình thành và mục đích sử dụng các rào cản thƣơng mại quốc tế
1.2.1 Sự hình thành các rào cản trong thƣơng mại quốc tế
Rào cản thương mại nằm trong hệ thống các chính sách thương mại của các
quốc gia, chính vì vậy, cũng như các biện pháp khác chúng có vai trò chủ yếu trong
trong việc tác động và điều chỉnh hoạt động thương mại theo hướng có lợi nhất, đáp
ứng các mục tiêu và yêu cầu xác định của mỗi quốc gia.
Rào cản trong TMQT bao gồm nhiều loại khác nhau và mỗi loại rào cản lại có
vai trò nhất định riêng của nó. Ví dụ, cả rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan
đều có tác dụng bảo hộ sản xuất trong nước. Thuế quan thì có ưu điểm là rõ ràng,
minh bạch, có thể dự đoán và là nguồn thu quan trọng cho Chính phủ nhưng thuế
quan lại dễ làm sai lệch các tín hiệu thị trường dẫn đến phân bổ các nguồn lực không
hợp lý, hơn nữa thuế quan không có tính bảo hộ cao và kịp thời được như các biện
pháp phi thuế quan. Trong khi đó, các biện pháp phi thuế quan như cấm nhập khẩu,
hạn ngạch nhập khẩu, cấp giấy phép nhập khẩu có tác dụng hạn chế nhập khẩu
nhanh chóng. Một biện pháp phi thuế quan có thể được áp dụng cho nhiều mục đích
khác nhau. Ví dụ, với các qui định về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật vừa nhằm
mục đích bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống của con người và động thực vật vừa có
tác động gián tiếp giúp bảo hộ sản xuất trong nước. Hai nữa, để phục vụ cho một mục
tiêu nhất định, ví dụ hạn chế nhập khẩu thịt bò người ta có thể vận dụng cùng lúc
nhiều biện pháp phi thuế quan khác nhau như cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu,

cấp giấy phép nhập khẩu hay kiểm dịch động thực vật. Tất nhiên, các rào cản phi thuế
quan cũng có nhược điểm của nó. Đó là, chúng rất khó được lượng hoá, khó dự đoán,
không những không tạo nguồn thu mà còn tốn các khoản chi phí quản lý phát sinh và
rất dễ gây ra các tiêu cực.
Hiện nay, có rất nhiều các biện pháp, các chính sách thương mại. Chúng vừa
đa dạng, vừa phức tạp thậm chí đan xen vào nhau. Chính vì vậy, trên thực tiến, rất khó
để xác định một biện pháp quản lý nhập khẩu có phải là rào cản thương mại hay
không. Các công ước, các Hiệp định chung về thương mại cũng chỉ có thể qui định


12

xác thực đến một cách tương đối các rào cản không được áp dụng. Mặt khác, trước
yêu cầu của quá trình tự do hoá thương mại, hầu hết các quốc gia đều cam kết từng
bước dỡ bỏ các hàng rào thương mại này nhưng thực ra yêu cầu bảo hộ vẫn là rất lớn,
do đó việc tháo gỡ các rào cản thương mại diễn ra khá chậm chạp.
Rào cản trong thương mại được hình thành và áp dụng trên cơ sở các lợi ích
mà chúng mang lại. Vô hình chung, chúng đều nhằm lợi ích cho nước nhập khẩu áp
dụng chúng, nhưng xét cụ thể hơn, chúng có thể gắn liền với lợi ích của từng nhóm
người khác nhau và sự hình thành của các rào cản này liên quan đến khả năng tác
động của họ lên việc thực hiện chính sách. Cụ thể, sự hình thành các rào cản trong
TMQT có thể xuất phát từ các nhóm chủ thể sau:
Từ phía Chính phủ
Thông thường các biện pháp thương mại trong đó có các rào cản thương mại
được Chính phủ các quốc gia tiến hành là vì mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế
hoặc để đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Đó là việc xây dựng các rào cản nhằm
bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệ sức khoẻ và cuộc sồng của con người
và động thực vật; đó cũng có thể là các rào cản nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của quốc
gia như áp dụng thuế quan, các khoản thu như phí và lệ phí chẳng hạn.
Trong trường hợp này, Chính phủ sẽ phải cân nhắc đến lợi ích của từng nhóm

thành phần xã hội cũng như tổng thể để quyết định có nên thực thi rào cản đó hay
không. Quá trình này không hề dễ dàng vì việc tính toán lợi ích và thiệt hại là rất khó
khăn nhất là khi nó liên quan đến quyền lợi của các quốc gia là đối tác thương mại có
liên quan.
Từ phía người lao động và người tiêu dùng
Bảo vệ người tiêu dùng là một trong những mục tiêu lớn nhất của việc tạo
dựng và thực thi các rào cản thương mại, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật. Với lý do là
bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng các quốc gia có thể đưa ra các qui định hay tiêu
chuẩn kỹ thuật ở mức rất cao và trở thành rào cản thương mại, mặc dù nguy cơ có thể
chưa được xác định dựa trên cơ sở khoa học.
Một lý do khác dẫn tới việc hình thành rào cản trong thương mại là để bảo vệ
người lao động. Thông qua các nghiệp đoàn của mình, người lao động đã kiến nghị
lên Chính phủ yêu cầu có những biện pháp để đảm bảo công ăn việc làm và một mức


13

thu nhập ổn định cho họ. Và trong bối cảnh TMQT hiện nay, các rào cản thương mại
nhằm bảo hộ cho ngành sản xuất của họ luôn được tính tới.
Thậm chí, vì mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền, đối với người lao động và
người tiêu dùng, việc đảm bảo lợi ích cho họ không chỉ là nhiệm vụ của các Chính
phủ mà còn là biện pháp để xoa dịu và lấy được sự tín nhiệm của họ.
Từ phía các doanh nghiệp
Một điều dễ nhận thấy là các nhà sản xuất ở mỗi quốc gia đều cần được bảo
hộ trước sự cạnh tranh của hàng hoá ngoại nhập. Chính vì vậy, các nhà sản xuất ở các
quốc gia thường liên hợp nhau lại tạo thành hiệp hội, từ đó yêu cầu hoặc thậm chí gây
áp lực đối với Chính phủ để thực thi các hàng rào thương mại có lợi cho mình. Các áp
lực từ phía các hiệp hội này thường có tổ chức và được thực hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau, từ vận động hành lang cho tới quyên góp tài chính. Trong khi đó, đối
với các Chính phủ, quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước cũng chính là quyền

lợi của quốc gia và các Chính phủ này, lấy các cớ như là bảo vệ cho ngành công
nghiệp non trẻ, ngành sản xuất dùng nhiều lao động hay bất kỳ một lý do nào để áp
dụng các rào cản. Hơn nữa, trong rất nhiều trường hợp sự câu kết của Chính phủ và
các doanh nghiệp là vì lợi ích của cả hai bên, ví dụ tăng mức độ bảo hộ bằng thuế
quan thì thu ngân sách của Chính phủ khi đó cũng được lớn hơn.
Quốc gia có nhiều rào cản thương mại được xây dựng từ tác động của các
doanh nghiệp nhất là Hoa Kỳ. Thậm chí, trong Luật bồi thường về thương mại mà
chúng ta sẽ nghiên cứu sau đây có một qui định rằng lợi ích thu được từ các biện pháp
bồi thường thương mại sẽ được chia sẻ cho chính các doanh nghiệp tham gia khởi
kiện (Tu chính án Byrd). Qui định này như một sự cổ vũ cho các doanh nghiệp nước
này tham gia vào việc xây dựng và thực thi các rào cản thương mại.
1.2.2 Mục đích sử dụng các rào cản trong thƣơng mại quốc tế
Điều tiết vĩ mô nền kinh tế, hướng dẫn tiêu dùng trong nước
Mặc dù các rào cản trong thương mại được áp dụng vì nhiều mục đích khác
nhau nhưng đây vẫn là mục đích ưu tiên hàng đầu. Trên cơ sở tình hình sản xuất và
tiêu dùng nội địa Chính phủ các quốc gia phải tiến hành các biện pháp điều tiết lượng
hàng hoá nhập khẩu phù hợp với nhu cầu tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho
các nhà sản xuất nội địa, đồng thời phát huy được các tiềm lực của đất nước. Một


14

lượng hàng nhập khẩu vừa phải cũng có tác động tích cực đến việc nâng cao năng suất
lao động và chất lượng sản phẩm trong nước. Và biện pháp dễ áp dụng và cho hiệu
quả hơn cả chính là các rào cản thương mại.
Cũng nằm trong nhóm mục đích này, các rào cản thương mại giúp bảo hộ để
phát triển các ngành công nghiệp trong nước, bảo vệ việc làm và thu nhập ổn định cho
người dân.
Ngoài ra, thông qua việc kiểm soát việc nhập khẩu hàng hoá Chính phủ các
quốc gia sẽ định hướng được việc tiêu dùng hàng hoá trong nước. Đối với các mặt

hàng không cho sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu, các hàng hoá không được khuyến
khích sử dụng sẽ bị đánh thuế cao hoặc chỉ cho nhập khẩu một lượng nhất định thông
qua hạn ngạch, giấy phép
Bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội và bảo vệ môi trường
Vấn đề an ninh quốc gia luôn đòi hỏi các biện pháp cấm hoặc hạn chế tối đa
việc nhập khẩu các hàng hoá là vũ khí, chất nổ, phương tiện chiến tranh, nhất là các
loại vũ khí, chất độc có thể huỷ diệt hàng loạt.
Đạo đức xã hội không cho phép nhập khẩu các văn hoá phẩm không lành
mạnh, các chất gây nghiện làm bại hoại đạo đức và lương tri của con người.
Ngoài ra, một vấn đề chung hiện nay toàn cầu đang cùng phải giải quyết là bảo
vệ môi trường cũng đã làm nảy sinh các rào cản đối với việc luân chuyển hàng hoá từ
nước này sang nước khác. Vấn đề đặt ra ở đây là việc áp dụng các biện pháp này phải
hợp lý và dựa trên các cơ sở khoa học xác thực.
Bảo vệ người tiêu dùng
Bảo vệ người tiêu dùng luôn một trong những mục đích quan trọng nhất của
việc áp dụng các hàng rào thương mại. Sự an toàn của người tiêu dùng luôn được đưa
lên hàng đầu trong việc kiểm soát hàng hoá nhập khẩu với các yêu cầu về tiêu chuẩn
kỹ thuật, vệ sinh và kiểm dịch, yêu cầu về đóng gói và ghi nhãn hiệu.
Các hàng rào cũng giúp ngăn cản các hàng hoá không đảm bảo chất lượng gây
ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự an toàn của người dân.
Chống lại cạnh tranh không lành mạnh và trả đũa thương mại
Một điều dễ nhận thấy là mỗi quốc gia khi mở cửa thị trường sẽ gặp rất nhiều
khó khăn với sự cạnh tranh không lành mạnh từ các quốc gia khác thông qua bán phá


15

giá, trợ cấp xuất khẩu Thông thường, trong những tình huống như vậy, các quốc gia
sẽ tiến hành thương lượng nhằm ngăn chặn các biện pháp cạnh tranh không lành
mạnh. Nếu như việc thương lượng không đi đến kết quả, quốc gia đó sẵn sàng thực thi

các biện pháp đối kháng và trả đũa thông qua việc áp dụng các rào cản thương mại
với hàng hoá xuất khẩu của nước kia.
Vì mục đích chính trị
Các biện pháp thương mại rất dễ có thể được sử dụng như là các công cụ để
“phân biệt đối xử” trong quan hệ giữa các quốc gia. Nổi bật trong số này là việc Hoa
Kỳ và EU, các quốc gia thường xuyên sử dụng chúng vì các mục đích chính trị. Họ có
thể cấm vận hoàn toàn hoặc cấm vận từng phần đối với hoạt động TMQT của các
quốc gia không chịu khuất phục họ (Cuba và Liên bang Nam tư trước đây) hoặc dành
những khoản ưu đãi đặc biệt cho hàng hoá của một quốc gia thân cận nào đó (Hoa Kỳ
dành cho hàng nông sản và một số mặt hàng khác của Irsael mức thuế nhập khẩu bằng
không). Một ví dụ khác, mức thuế GSP mà các quốc gia phát triển dành cho các quốc
gia đang phát triển cũng có những ưu đãi khác nhau tùy thuộc từng quốc gia.
1.2 Các loại rào cản trong thƣơng mại quốc tế
Khi đề cập đến các rào cản trong TMQT, thông thường người ta sẽ phân chúng
thành 2 nhóm rào cản là Các rào cản thuế quan (Tariff barriers) và các rào cản phi
thuế quan (Non-tariff barriers).
1.3.1 Rào cản thuế quan (Tariff barriers)
1.3.1.1 Thuế quan
Đây là hình thức rào cản thương mại truyền thống và phổ biến nhất trong
TMQT. Việc áp dụng thuế quan có ưu điểm là đảm bảo tính minh bạch, dự báo được
và nếu như thuế suất được áp dụng ở mức vừa phải thì nó không hề bóp méo thương
mại. Vì các lý do này, hiện thuế quan đang là biện pháp được WTO khuyến khích sử
dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại ngày càng tự do hiện nay, nếu như phải
thực hiện vai trò là hàng rào thương mại thì nó không phát huy được yêu cầu phân
biệt đối xử và không thể áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn nhanh hàng hoá
nhập khẩu.
Xét về cách tính thuế, thuế quan bao gồm các loại sau:


16


- Thuế phần trăm: (ad-valorem tariff) được đánh theo tỷ lệ phần trăm trên trị giá
giao dịch của hàng hoá nhập khẩu, ví dụ: mức thuế nhập khẩu cà chua từ Việt Nam
vào Hoa Kỳ là 16%. Hiện nay, đây là loại thuế được sử dụng rộng rãi nhất trong
TMQT.
- Thuế phi phần trăm: (non-ad valorem tariff) bao gồm các loại:
Thuế tuyệt đối: là thuế được xác định bằng một khoản tiền cố định trên một
đơn vị hàng hoá nhập khẩu. Loại thuế này được áp dụng phổ biến nhất đối với các
mặt hàng nông sản. Ví dụ, thuế nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam vào Hoa Kỳ hiện là 4,7
cent/kg.
Thuế tổng hợp: là sự kết hợp của cả thuế phần trăm và thuế tuyệt đối. Ví dụ,
mặt hàng nấm giống Agaricus của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ có mức thuế là
1,3cent/kg + 1,8%.
Căn cứ vào mức độ ưu đãi, có các loại thuế quan sau:
- Thuế thông thường: còn gọi là thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN). Đây là mức
thuế cao nhất mà các nước thành viên WTO áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu của
những nước chưa phải là thành viên hoặc các nước chưa có kí kết các Hiệp định
Thương mại song phương với nhau. Mức thuế này có thể nằm trong khoảng từ 20%-
110%.
- Thuế tối huệ quốc (MFN): là loại thuế mà các nước thành viên WTO hoặc các
nước có kí kết Hiệp định Thương mại song phương với nhau (như trường hợp của
Việt Nam và Hoa Kỳ) dành cho nhau. Loại thuế này có mức thuế suất thấp hơn nhiều
so với mức thuế suất thông thường.
Thực ra, trong bối cảnh thương mại quốc tế hiện nay, khi hầu hết các quốc gia
đã tham gia vào WTO hoặc đã kí kết các Hiệp định thương mại song phương thì việc
dành cho nhau thuế MFN có thể được coi là “thuế suất thông thường” và mức thuế
thông thường lúc này lại trở thành thuế suất “không thông thường”.
- Thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP): Đây là loại thuế mà các quốc gia phát triển
dành cho hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia đang và chậm phát triển, như trường
hợp EU và Nhật Bản dành cho Việt Nam. Mức thuế này thường thấp hơn mức thuế

MFN.


17

- Thuế áp dụng trong các khu vực mậu dịch tự do: Đây là mức thuế suất thấp
nhất và thậm chí là bằng không mà các quốc gia trong các khối mậu dịch tự do dành
cho hàng hoá của nhau, như trường hợp của Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
(NAFTA), hay khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) hoặc giữa 2 quốc gia kí Hiệp
định về mậu dịch tự do như Mỹ-Singapore, Mỹ-Irsael, Thái Lan-Trung Quốc
Trong các hình thức thuế quan còn có một số loại thuế quan đặc thù như thuế
thời vụ là loại thuế thường được áp dụng cho hàng nông sản với các mức thuế suất
khác nhau vào các thời điểm khác nhau của mùa vụ, loại thuế này thường là rất cao
khi vào vụ thu hoạch.
1.3.1.2 Hạn ngạch thuế quan (Tariff-rate quota)
Hạn ngạch thuế quan là biện pháp quản lý nhập khẩu bằng thuế quan với 2
mức thuế nhập khẩu. Đây là một biện pháp hạn chế nhập khẩu định lượng bằng thuế
quan. Hàng hoá sẽ không bị hạn chế về số lượng nhập khẩu nhưng đối với hàng hoá
trong khuôn khổ hạn ngạch thì có mức thuế suất thấp, còn với hàng hoá vượt mức hạn
ngạch sẽ phải chịu mức thuế suất cao, thậm chí là rất cao. Ví dụ, các nước OECD có
mức thuế trong hạn ngạch đối với hàng nông sản là 36%, nhưng nếu vượt quá hạn
ngạch mức thuế suất sẽ là 120%. Đây là biện pháp đang được WTO khuyến cáo sử
dụng cho hàng nông sản kể từ sau vòng đàm phán Uruguay.
1.3.2. Rào cản phi thuế quan (Non-tariff barriers)
Theo Hiệp định CEPT – Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
trong khuôn khổ AFTA: “Rào cản phi thuế quan nghĩa là các biện pháp không phải
thuế quan, trên thực tế ngăn cấm hoặc hạn chế việc nhập khẩu hay xuất khẩu các sản
phẩm giữa các quốc gia” 33 .
Còn theo WTO: “hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan
mang tính cản trở đối với thƣơng mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học

hoặc bình đẳng” 5 . Liên quan đến các rào cản thương mại phi thuế quan, chúng ta
cần phân biệt được chúng với khái niệm các biện pháp thương mại phi thuế quan
(Non-tariff Measures). Các rào cản thương mại phi thuế quan là các biện pháp phi
thuế quan nhưng không phải tất cả các biện pháp phi thuế quan đều là rào cản phi thuế
quan. Biện pháp phi thuế quan chỉ là rào cản phi thuế quan khi nó được áp dụng quá
mức cần thiết nhằm mục đích bảo hộ.


18

Ưu điểm của việc áp dụng các rào cản phi thuế quan là:
- Các rào cản phi thuế quan thường rất đa dạng. Có thể áp dụng nhiều biện pháp
phi thuế quan khác nhau cho một mục tiêu nhất định, đồng thời, có thể áp dụng một
rào cản phi thuế quan cho nhiều mục tiêu khác nhau cùng lúc.
- Nhiều rào cản phi thuế quan rất tinh vi, và vì vậy có thể tránh được sự phản đối
từ các đối tác bị áp dụng rào cản, nhất là khi các nước muốn sử dụng chúng để bảo hộ
cho các ngành nội địa. Ví dụ như việc các rào cản ẩn mình dưới dạng các tiêu chuẩn
kỹ thuật. Hơn nữa, rất nhiều các biện pháp trong số này hiện vẫn không bị cấm sử
dụng như áp dụng các qui định về an toàn, vệ sinh, kiểm dịch, qui định về bảo vệ môi
trường
- Có hiệu lực ngay, khi muốn ngăn chặn việc nhập khẩu một hàng hoá nào đó.
Điều này thì thuế quan không thể làm được.
Về nhược điểm, các rào cản phi thuế quan không có tác dụng tăng thu ngân
sách cho nhà nước, gây bất bình trong quan hệ với đối tác, nhiều khi nó cũng làm sai
lệch tín hiệu của thị trường. Đối với các nhà xuất khẩu, các rào cản phi thuế quan
thường không rõ ràng và khó dự đoán.
Rào cản phi thuế quan bao gồm rất nhiều loại khác nhau, có thể được áp dụng
ở biên giới hay nội địa, có thể là biện pháp hành chính và cũng có thể là các biện pháp
kỹ thuật, có những biện pháp bắt buộc phải thực hiện nhưng cũng có những biện pháp
hoàn toàn tự nguyện. Chính vì tính đa dạng của mình mà các rào cản có thể trùng lắp

nhau. Việc phân chia các hình thức rào cản phi thuế quan chỉ mang tính chất tương
đối.
1.3.2.1 Các biện pháp tương đương thuế quan (para-tariff measures)
Đây là các biện pháp làm tăng giá hàng hoá nhập khẩu và do đó có tác động
tương đương với thuế quan. Các biện pháp tương đương thuế quan bao gồm:
Xác định trị giá hải quan
Vì thuế nhập khẩu hàng hoá được tính trên cơ sở trị giá hải quan của hàng hoá
nên việc xác định trị giá hải quan của hàng hoá là vô cùng quan trọng. Nó liên quan
trước hết là đến số tiền thuế phải nộp và đồng thời đến giá cả hay khả năng cạnh tranh


19

của hàng hoá đó trên thị trường nước nhập khẩu. Trong trường hợp việc xác định trị
giá hải quan không rõ ràng sẽ là một cản trở đối với thương mại.
Về nguyên tắc cơ bản, trị giá hải quan của hàng hoá xuất nhập khẩu được xác
định dựa trên trị giá giao dịch của hàng hoá đó hay số tiền thực tế người mua phải trả
nhưng ở nhiều quốc gia người ta lại sử dụng bảng giá nhập khẩu tối thiểu như ở Việt
Nam thời gian qua. Điều này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tự do thương mại.
Một tình huống khác là khi hải quan nghi ngờ trị giá giao dịch được khai báo là không
xác đáng họ sẽ phải sử dụng hệ thống giá kiểm tra bằng cách so sánh trị giá giao dịch
với bảng giá do hải quan xây dựng. Việc xây dựng bảng giá này nhiều khi tuỳ tiện và
không cập nhật với các diễn biến trên thị trường, đó là chưa kể đến việc hải quan các
nước thường xây dựng bảng giá này theo hướng có lợi cho mình.
Phụ phí hải quan và các khoản thu khác
Bên cạnh thuế quan, hải quan các nước thường thu thêm phụ phí hải quan và
một số khoản thu khác. Đây là một biện pháp mà hầu hết các quốc gia đều sử dụng
nhằm bình ổn giá cả cho các mặt hàng hay có biến động và tạo thêm nguồn thu, góp
phần cùng với thuế quan bảo hộ cho sản xuất trong nước.
Mặc dù Điều VIII của GATT yêu cầu lệ phí hải quan và các khoản thu phải bị

giới hạn ở mức phù hợp với các dịch vụ được sử dụng, nhưng trên thực tế hầu hết các
khoản lệ phí này, cũng như các khoản phí và khoản thu khác, là đánh trên trị giá hàng
hoá chứ không phải dựa trên giá trị của các dịch vụ được sử dụng. Theo thống kê của
OECD tháng 3/2005 có 51% các khoản lệ phí kiểu này ở các nước phát triển là được
tính trên trị giá hàng, ở các nước đang phát triển là 71-76% và ở các quốc gia chậm
phát triển là 83%.
Ngoài ra, các biện pháp tương đương thuế quan còn có thể còn bao gồm:
- Thuế đánh trên việc chuyển đổi ngoại tệ
- Thuế tem hải quan
- Thuế hoá đơn lãnh sự quán
- Phí giấy phép nhập khẩu hàng hoá
- Thuế và phí thu thêm đối với các danh mục hàng hoá nhạy cảm
- Các khoản thu nội địa đối với hàng hoá nhập khẩu…


20

1.3.2.2 Các biện pháp hạn chế định lượng (Quantitative Restriction)
Đây là nhóm các biện pháp qui định trực tiếp về số lượng hoặc giá trị hàng hoá
được nhập khẩu. Các biện pháp này hiện bị chỉ trích nhiều nhất và đang dần được gỡ
bỏ. Các biện pháp hạn chế định lượng bao gồm:
Cấm nhập khẩu (Prohibition)
Đây là biện pháp bảo hộ cao nhất khi một quốc gia tiến hành lệnh cấm toàn
diện việc nhập khẩu hàng hoá từ một thị trường nào đó, cấm nhập khẩu một mặt hàng
nào đó hoặc cấm phần lớn các doanh nghiệp mà chỉ cho một số doanh nghiệp xác
định được nhập khẩu hàng hoá.
Thông thường biện pháp này được thực hiện nhằm đảm bảo an ninh quốc gia
(ví dụ như cấm nhập khẩu vũ khí, đạn dược), bảo vệ đạo đức xã hội (cấm nhập khẩu
các văn hoá phẩm không lành mạnh), bảo vệ tài sản quốc gia về nghệ thuật, lịch sử,
khảo cổ, bảo vệ môi trường và các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, bảo vệ cuộc

sống của con người và động thực vật. Nhưng cũng không loại trừ mục đích cấm nhập
khẩu là nhằm bảo hộ cho ngành công nghiệp nội địa như trường hợp Thái Lan cấm
nhập khẩu đá xây dựng, áo thụng, túi xách và một số sản phẩm may mặc.
Hạn ngạch nhập khẩu (Quota)
Theo OECD, hạn ngạch nhập khẩu là việc định ra một số lượng hoặc giá trị
hàng hoá nhất định được nhập khẩu. Có rất nhiều hình thức hạn ngạch khác nhau: hạn
ngạch toàn cầu, hạn ngạch song phương (chỉ áp dụng cho một thị trường nhất định),
hạn ngạch có liên quan đến thực hiện xuất khẩu, hạn ngạch với danh mục hàng hoá
nhạy cảm, hạn ngạch vì lý do chính trị, hạn ngạch theo thời vụ. Thời gian áp dụng cho
hạn ngạch thường là 1 năm.
Hạn ngạch là biện pháp được sử dụng phổ biến trong TMQT hiện nay. Lý do
áp dụng của hạn ngạch thường cũng giống như của lệnh cấm nhập khẩu, có thể là bảo
vệ an ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ cuộc sống của con người, động
thực vật nhưng chủ yếu vẫn là để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa.
Giấy phép nhập khẩu (Import Licensing)
Cấp giấy phép nhập khẩu là biện pháp quản lý nhập khẩu mà nước nhập khẩu
yêu cầu hàng hoá khi nhập khẩu vào nước này phải có được giấy phép nhập khẩu.


21

Việc cấp giấy phép nhập khẩu có thể vì mục đích kinh tế hoặc không vì mục đích kinh
tế.
Cấp giấy phép nhập khẩu vì lý do kinh tế thường nhằm mục đích hạn chế nhập
khẩu, bảo hộ cho hàng hoá được sản xuất trong nước, biện pháp này có hiệu quả như
việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu. Cấp phép nhập khẩu không vì mục đích kinh tế là
nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khoẻ con người và
động thực vật, bảo vệ môi trường…
Có 2 hình thức cấp giấy phép nhập khẩu là Cấp giấy phép nhập khẩu tự động
và Cấp giấy phép nhập khẩu không tự động.

Khác biệt cơ bản nhất giữa việc cấp phép nhập khẩu tự động và không tự động
là cấp giấy phép tự động chỉ nhằm mục đích thống kê thương mại để quản lý và điều
tiết hoạt động nhập khẩu, cấp phép tự động đáp ứng cho mọi trường hợp xin cấp phép
và ngay khi có yêu cầu xin cấp phép. Trong khi đó, cấp giấy phép nhập khẩu không tự
động là một biện pháp kiểm soát nhập khẩu theo đó người xin cấp phép phải đáp ứng
được một số tiêu chí nhất định. Cấp giấy phép nhập khẩu không tự động có thể được
áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nó có thể vì mục đích kinh tế, không vì mục
đích kinh tế hoặc vì cả hai mục đích này. Chính vì sự không rõ ràng này nên hiện nó
được các quốc gia sử dụng phổ biến như các rào cản thương mại nhằm mục đích hạn
chế nhập khẩu. Nếu như cơ chế hạn ngạch không thực sự hiệu quả người ta có thể dễ
dàng hạn chế nhập khẩu thông qua việc phân bổ giấy phép.
Theo thống kê của OECD, biện pháp cấp giấy phép nhập khẩu không tự
nguyện hiện vẫn được sử dụng phổ biến, nhất là ở các quốc gia đang phát triển và các
quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Ví dụ, ở Malaysia, cho tới năm 2001 có tới 27%
dòng sản phẩm trong biểu thuế của nước này phải có giấy phép nhập khẩu so với 17%
năm 1997. Hiện danh mục các hàng hoá nhập khẩu yêu cầu cấp các giấy phép không
tự động của nước này vẫn rất nhiều, tới hơn 100 nhóm mặt hàng trong tổng số 137
nhóm mặt hàng áp dụng biện pháp phi thuế quan.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restraint)
Đây là biện pháp mà nước xuất khẩu hàng hoá buộc phải cam kết giới hạn
lượng hàng xuất khẩu vào một thị trường dưới áp lực của nước này, nếu không sẽ bị
áp dụng các biện pháp pháp trả đũa nghiêm khắc hơn.


22

Về bản chất, hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng giống như là hạn ngạch nhập
khẩu đều được đưa ra nhằm bảo hộ cho ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu,
nhưng khác biệt là ở chỗ hạn chế xuất khẩu tự nguyện được thực hiện bởi nước xuất
khẩu chứ không phải nước nhập khẩu.

Trong một số trường hợp, các nhà xuất khẩu sẵn sàng chấp nhận biện pháp hạn
chế xuất khẩu tự nguyện vì với biện pháp này họ vẫn có khả năng thu được lợi nhuận
lớn hơn nhờ mức giá cao hơn ở thị trường nhập khẩu. Trên cơ sở số lượng xuất khẩu
cam kết tối đa với nước nhập khẩu, Chính phủ nước xuất khẩu sẽ tiến hành phân chia
hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện cho các công ty trong nước. Ví dụ điển hình cho biện
pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện là cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế
kỷ trước, dưới áp lực của phía Mỹ và EU nhằm bảo hộ cho thị trường nội địa của các
nước này, Nhật Bản đã phải thực hiện việc hạn chế xuất khẩu tự nguyện sang hai thị
trường này các mặt hàng thép, ô tô, máy công nghiệp.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng có thể được áp dụng trong tình huống nước
điều tra chống bán phá giá yêu cầu nước xuất khẩu thực hiện biện pháp hạn chế xuất
khẩu tự nguyện và thay đổi mức giá bán.
1.3.2.3 Các rào cản kỹ thuật trong thương mại (Technical Barries to Trade)
Rào cản kỹ thuật trong TMQT là hình thức bảo hộ mà nước nhập khẩu đưa ra
các yêu cầu đối với hàng hoá nhập khẩu về qui cách, mẫu mã, chất lượng, vệ sinh, an
toàn, và mức độ gây ô nhiễm môi sinh, môi trường… Nếu hàng nhập khẩu không đạt
được một trong những tiêu chuẩn đặt ra sẽ không được nhập khẩu vào nước đó.
Về nguyên tắc, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng nhằm đảm bảo an toàn vê
sức khoẻ và môi trường cho người tiêu dùng ở nước nhập khẩu nhưng trên thực tế do
không có được sự thống nhất về các tiêu chuẩn, các qui định chung cho mọi quốc gia
nên các qui định này rất dễ được sử dụng như các rào cản thương mại. Ví dụ trường
hợp Hàn Quốc qui định cam bán trên thị trường nước này phải có đường kính nhỏ hơn
2 inch. Vì cam được trồng ở Hàn Quốc thường nhỏ hơn rất nhiều so với loại cam
Navel của Hoa Kỳ nên một qui định kiểu như thế này có tác dụng như một lệnh cấm
đối với việc nhập khẩu cam Navel của Hoa Kỳ vào đây.
Các qui định về rào cản kỹ thuật thường bao gồm:
- Bản điều kiện kỹ thuật (qui cách, phẩm chất, chỉ tiêu )


23


- Tiêu chuẩn đóng gói và kí mã hiệu
- Tiêu chuẩn của người tiêu dùng
- Tiêu chuẩn sức khoẻ và an toàn
- Các biện pháp an ninh và yêu cầu về môi trường.
Do tính phức tạp và khả năng áp dụng biến hoá đa dạng của hình thức rào cản
này, từ năm 1947 GATT đã có những vòng đàm phán về các rào cản kỹ thuật đối với
thương mại. Năm 1979 GATT đã công bố Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương
mại (Hiệp định TBT), có hiệu lực từ 1/1/1980. Chúng ta sẽ xem xét Hiệp định này kỹ
hơn trong phần các qui định của WTO về rào cản thương mại ở chương sau.

1.3.2.4 Các biện pháp về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Precautionary
Principle, Sanitary and Phytosanitary)
Đây là các biện pháp thường được áp dụng trong việc kiểm soát nhập khẩu các
sản phẩm có nguồn gốc từ động thực vật nhằm bảo bảo vệ cuộc sống của con người
và động thực vật tại nước nhập khẩu khỏi các nguy cơ dịch bệnh có thể có từ nước
xuất khẩu. Nó có thể bao gồm các luật, các qui định, các yêu cầu và thủ tục; các quá
trình và phương pháp sản xuất, thử nghiệm, thanh tra, chứng nhận và làm thủ tục chấp
thuận; xử lý kiểm dịch; thủ tục lấy mẫu và đánh giá nguy cơ; các yêu cầu đóng gói và
nhãn mác liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, do các qui định cho
biện pháp này chỉ mang tính chung chung, ngay cả trong qui định của WTO cũng chỉ
là đảm bảo “mức độ bảo vệ động thực vật phù hợp” nên các quốc gia rất dễ biến tấu
chúng trở thành biện pháp hạn chế nhập khẩu. Ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này là
cho tới gần đây Trung Quốc vẫn không cho phép nhập khẩu sản phẩm thịt bò từ Hoa
Kỳ với lý do bệnh dịch từ năm 2000, mặc dù dịch bệnh hiện đã kết thúc và các quốc
gia khác đều đã cho phép nhập khẩu thịt bò của Hoa Kỳ.
1.3.2.5 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (Contingency Protection
Measures)
Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời còn được gọi theo cách khác là các
biện pháp về bồi thường thương mại. Đó là các biện pháp được áp dụng nhằm chống

lại sự cạnh tranh không công bằng của hàng nhập khẩu đối với hàng sản xuất trong


24

nước. Trên thực tế các biện pháp này thường được áp dụng nhằm hạn chế nhập khẩu,
bảo hộ cho các ngành sản xuất nội địa. Các biện pháp thương mại tạm thời bao gồm:
Thuế chống bán phá giá, Thuế chống trợ giá và các biện pháp đối kháng, thuế bảo hộ
và các quyền hạn chế nhập khẩu để tự vệ.
Hiện nay, đây là nhóm biện pháp đang được sử dụng phổ biến nhất và gây
nhiều tranh cãi nhất trong các tranh chấp thương mại giữa Mỹ và EU, Mỹ và Trung
Quốc, EU và Trung Quốc Cụ thể như việc gần đây Mỹ áp thuế bảo hộ đối với mặt
hàng thép nhập khẩu vào nước này từ EU, Nhật Bản và Trung Quốc lên tới hơn 33%.
Đối với nước ta, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời hiện là những rào cản
đang gây ra nhiều khó khăn nhất cho hoạt động xuất khẩu. Điển hình là vụ kiện bán
phá giá cá Tra và cá Basa vào thị trường Hoa Kỳ kết thúc năm 2003, vụ kiện bán phá
giá tôm đông lạnh của 6 quốc gia trong đó có Việt Nam của Liên minh tôm miền nam
nước Mỹ và mới đây nhất là vụ kiện bán phá giá giày da của Việt Nam và Trung
Quốc vào EU tháng 3/2006. Điều đặc biệt đáng lo ngại ở đây là các mặt hàng bị áp
dụng các biện pháp này lại hầu hết là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
1.3.2.6 Quản lý tỷ giá hối đoái (Exchange Rate Management)
Các nước có thể sử dụng chính sách về tỷ giá hối đoái để hạn chế nhập khẩu và
khuyến khích xuất khẩu. Tỷ giá giữa đồng tiền của 2 quốc gia đơn thuần chỉ là giá của
đồng tiền này để mua được đồng tiền kia, ví dụ 1 USD đổi được 100 Yên Nhật (JPY).
Nếu như đồng JPY mất giá, lúc này 1 USD sẽ đổi được nhiều JPY hơn, ví dụ là 110
JPY. Tác động đầu tiên của việc này là nó làm cho việc nhập khẩu hàng ở chính quốc
gia đó trở lên đắt đỏ hơn. Ví dụ, trong trường hợp đồng Yên mất giá 10% như ở trên
và giá thịt bò nhập khẩu từ Mỹ là 2000 USD/tấn thì nay để nhập khẩu một tấn thịt bò
người Nhật phải trả 2200 JPY thay vì 2000 JPY như trước kia. Chính từ cơ sở này, đã
hình thành lên chính sách giảm trị giá của đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu. Và cũng

bằng chính sách này các quốc gia có thể điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng hoá
của mình từ các thị trường khác nhau thông qua việc điều chỉnh tỷ giá với đồng tiền
của nước xuất khẩu tương ứng.
Hiện nay, quốc gia đang duy trì chính sách kiềm chế tỷ giá đồng nội tệ nổi bật
nhất là Trung Quốc. Theo đánh giá của các đối tác thương mại lớn nhất là Mỹ và EU
thì đồng nhân dân tệ của Trung Quốc hiện bị đánh tụt giá từ 15% đến 45%. Chính


25

sách này đã góp phần giúp Trung Quốc luôn là nước nhập siêu trong quan hệ với hầu
hết các đối tác thương mại.
Một rào cản khác cũng thông qua chính sách về đồng tiền là quản lý ngoại hối.
Đó có thể là việc yêu cầu các công ty tham gia hoạt đông xuất nhập khẩu phải tự cân
đối nguồn ngoại tệ của mình hoặc qui định mức ngoại tệ tối đa mà các cá nhân, các
công ty được sử dụng trong một thời gian nhất định ở mức thấp do đó làm giảm khả
năng tham gia vào các giao dịch thương mại của các doanh nghiệp này. Các biện pháp
như vậy hiện đã bị hạn chế tương đối nhưng vẫn còn khá phổ biến ở các quốc gia
đang phát triển.
1.3.2.7 Tỷ lệ nội địa hoá bắt buộc (Domestic Content Requirements)
Các chính phủ vẫn thường sử dụng tỷ lệ nội địa hoá bắt buộc như một biện
pháp hạn chế nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hoá được xem như một giải pháp tốt nhằm đẩy
mạnh phát triển ngành công nghiệp trong nước. Tỷ lệ nội địa hoá bắt buộc là tỷ lệ
phần trăm trong tổng giá trị hàng hoá cần phải được thực hiện trong nước để hàng hoá
này được tiêu thụ trên thị trường nội địa. Rất nhiều quốc gia phát triển vẫn thường sử
dụng biện pháp này để thúc đẩy hoạt động sản xuất nông sản, ôtô hay dệt may trong
nước. Chúng thường được phối hợp với chính sách thay thế hàng nhập khẩu bằng sản
xuất trong nước.
Tỷ lệ nội địa hoá bắt buộc đối với hàng nông sản không được áp dụng phổ biến
so với các ngành khác, nhất là sản xuất ôtô và xe gắn máy, nhưng với một số mặt

hàng nông sản nó đã thể hiện được hiệu quả của nó. Các quốc gia thành viên của các
Hiệp định thương mại cũng thường sử dụng các qui định về tỷ lệ nội địa hoá để đảm
bảo rằng các nước không phải là thành viên không thể lợi dụng Hiệp định để trốn
thuế. Ví dụ, Khu vực NAFTA qui định về xuất xứ đối với mặt hàng nước cam là phải
đảm bảo 100% nguồn gốc xuất xứ của cam nguyên liệu.
1.3.2.8 Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp nhà nước và quyền kinh
doanh thương mại
Đây là các biện pháp mà các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường hay áp
dụng. Hiện tiêu biểu cho nhóm nước này là Trung Quốc và cả Việt Nam. Với các biện
pháp này các quốc gia qui định chỉ một số doanh nghiệp nhà nước được tham gia kinh
doanh hoạt động xuất nhập khẩu hoặc được nhập khẩu một số mặt hàng nhất định và

×