Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tiểu luận cao học Truyền hình trong xã hội hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.46 KB, 13 trang )

TIỂU LUẬN
Môn : Truyền hình trong xã hội hiện đại
Đề : Có ý kiến cho rằng quảng cáo hiện nay đang thống trị báo chí , và đặc
biệt là truyền hình khi nghĩ tới làm các chương trình thì đầu tiên để thu lợi
nhuận (từ quảng cáo và tài trợ), còn nghĩ về khán giả chỉ là thứ cấp. Anh chị
hãy đưa ra những luận điểm ủng hộ và phản bác ý kiến này. Lấy dẫn chứng
các chương trình truyền hình để phân tích và chứng minh các quan điểm của
mình. (làm hai phần: ủng hộ và phản bác)
Lớp : Cao học báo chí
Bài làm
Ở bất kỳ quốc gia nào, sự phát triển kinh tế xã hội đều gắn liền với sự
phát triển của truyền thông quảng cáo. Quảng cáo không chỉ tồn tại ở các
nước phát triển mà còn lan tràn ra khắp thế giới. Ở đâu có hàng hóa, có người
mua hàng, là ở đó xuất hiện quảng cáo. Ở một số nước, người ta đánh thuế
quảng cáo để lấy tiền cho mục đích phát triển hệ thống các phương tiện truyền
thông đại chúng. Có ý kiến cho rằng, quảng cáo hiện nay đang thống trị báo
chí, ý kiến đó không phải là hàm hồ vì mức độ quảng cáo hiện nay đang dày
đặc trên các phương tiện truyền thông báo chí nói chung và trên các ấn phẩm
quảng cáo với tư cách là một phương tiện truyền thông nói riêng.
Ở nước ta, quảng cáo bắt đầu xuất hiện từ trước 1945 song không đáng
kể,… giữa những năm 80 của thế kỷ XX, với đường lối đổi mới của Đảng,
1


phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản
lý của nhà nước, quảng cáo thương mại bắt đầu có mặt trên các phương tiện
truyền thông đại chúng. Nguồn kinh phí từ quảng cáo dần dần tăng lên và
đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các cơ quan, đơn vị truyền thông
đại chúng ở nước ta. GS.TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn sách Truyền thông đại
chúng đã nói rằng : « Quảng cáo thực chất là một phương pháp truyền thông
tin từ người có nhu cầu quảng cáo qua các loại hình phương tiện truyền thông


để đến với đông đảo công chúng trong xã hội. Mục đích của quảng cáo nhằm
hỗ trợ cho một mục tiêu nào đó mà người thuê quảng cáo cần thực hiện. Mục
tiêu đó có thể là hướng cư dân mua hàng, thu tiền cho mục đích từ thiện, áp
dụng một biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe hoặc thậm chí vận động việc ít tiêu
dùng một sản phẩm nào đó nhằm mang lại lợi ích xã hội…. Quảng cáo đi vào
cơ cấu đời sống như một yếu tố cấu thành tất nhiên và càng ngày càng không
thể thiếu ».
Quảng cáo có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Quảng
cáo là phương tiện chủ yếu đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng. Vì thế
quảng cáo trở thành một phương tiện truyền dẫn giữa người sản xuất và người
tiêu dùng. Quảng cáo trở thành công cụ quan trọng trong việc mở mang thị
trường, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất hàng hóa. Ngoài ra quảng cáo góp
phần thúc đẩy sự phát triển, đổi mới, nâng cao hiệu dụng của hàng hóa. Sự
cạnh tranh trong quảng cáo thúc đẩy các nhà sản xuất tìm tòi giải pháp, con
đường để tạo ra ưu thế cho hàng hóa của mình. Đó là một động lực cho sự
phong phú, đa dạng của hàng hóa, giúp cho người tiêu dùng có điều kiện, thời
cơ để lựa chọn thứ hàng hóa thích hợp nhất. Quảng cáo là phương tiện thông
tin chủ yếu về hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng. Thậm chí đó là
phương tiện thông tin không mất tiền được đem đến từng gia đình, từng ngõ
2


xóm. Nhờ quảng cáo người ta biết được sự có mặt của các mặt hàng mới, tính
chất, công dụng ra sao, các loại dịch vụ đa dạng và hiệu quả sử dụng của
chúng như thế nào. Quảng cáo mang lại nguồn kinh phí quan trọng cho các
phương tiện thông tin đại chúng ; góp phần gia tăng việc làm cho xã hội.
Trong sách: PR lý luận và ứng dụng thực tiễn – TS. Đinh Thúy Hằng
(chủ biên) – nxb lao động xã hội 2008, trích dẫn định nghĩa của Armand
Dayan như sau: quảng cáo là thông báo phải trả tiền, một chiều và không
riêng cho cá nhân nào, được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại

chúng nhằm cổ động có lợi cho một hàng hóa, một nhãn hiệu, một hang (cho
một công việc, một ứng viên, chính phủ…). Ông coi quảng cáo là phương tiện
phổ biến thông tin trong thương mại hay là một dạng thông báo thương mại.
Nó là một trong 4 yếu tố của tác nghiệp thị trường hay là các thành phần của
tiếp thị hỗn hợp: hàng hóa, giá cả, tiêu thụ, quảng cáo. Armand chỉ rõ, trong
vai trò này, quảng cáo phải thông báo (về sự hiện diện của hàng hóa, giá cả,
kích cỡ,…) nhưng trước hết quảng cáo phải kích thích việc mua sắm, bởi vì
đó chính là chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của quảng cáo. Để thực hiện nhiệm
vụ đó, quảng cáo phải tìm phương pháp thể hiện lôi cuốn để chinh phục khách
hàng tiềm năng.
Quảng cáo tác động vào đối tượng thông qua việc cung cấp thông tin,
song chúng hướng đến những mục đích khác nhau: quảng cáo hướng vào việc
làm thay đổi nhu cầu của khách hàng tiềm năng nhằm thúc đẩy hành vi mua
hàng. Mục tiêu cuối cùng của quảng cáo là lợi nhuận. Đối tượng tác động của
quảng cáo chủ yếu là hướng tới khách mua hàng, phạm vi hoạt động chỉ giới
hạn trong thương mại.
Đặc điểm ở quảng cáo là “phải trả tiền”: vì nhà sản xuất phải chi trả cho tất
cả các quảng cáo của họ xuất hiện trên báo chí hay truyền hình nên họ có
3


quyền chi phối, điều chỉnh nội dung thông điệp quảng cáo cũng như số lần
quảng cáo xuất hiện, đồng thời họ cũng nắm giữ quyền lựa chọn phương tiện
truyền tải thông điệp quảng cáo. Như vậy quảng cáo là quá trình thông tin,
đưa thông tin đến đối tượng theo hướng 1 chiều: thông báo thương mại, được
chuyển từ người bán hàng đến khách hàng tiềm năng, chủ yếu hướng đến đối
tượng mua hàng. Là tiếng nói trực tiếp của chính người bán hàng về sản phẩm
của mình nên họ luôn ca ngợi sản phẩm.
Chức năng chính của quảng cáo là một phương thức giải quyết nhiệm
vụ marketing. Nếu marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản: sản phẩm, giá cả,

phân phối và truyền thông thì quảng cáo thuộc về truyền thông. Bản chất đích
thực của quảng cáo là giới thiệu, giúp đỡ để hiểu rõ thứ hàng muốn bán, thứ
dịch vụ muốn phục vụ. Vì thế quảng cáo bị chi phối bởi tính chất của 3 yếu tố:
sản phẩm, giá cả và phân phối. Một sản phẩm tồi, một thứ dịch vụ chất lượng
thấp lại đặt giá quá cao thì sẽ không thể đưa lại một kết quả tốt cho dù có thể
quảng cáo bằng những biện pháp tinh xảo nhất. Tuy nhiên, xét về cục bộ, ở
những thời điểm, hoàn cảnh cụ thể, đôi khi quảng cáo vẫn đưa lại hiệu quả
cao hơn khả năng vốn có của sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ. Mục tiêu của
quảng cáo duy trì là giữ vững thị phần và ngăn ngừa, đề phòng, đối phó kịp
thời với những khả năng trong đó người tiêu dùng chuyển sang sử dụng sản
phẩm của công ty khác. Việc quảng cáo nhằm duy trì khả năng bán hàng càng
lâu càng tốt.
Trên cơ sở hiểu rõ về bản chất, chức năng, vai trò của quảng cáo, chúng
ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa quảng cáo với các loại hình truyền thông
khác, đặc biệt là truyền hình.

4


Có ý kiến cho rằng, khi làm các chương trình truyền hình thì đầu tiên là
để thu lợi nhuận (từ quảng cáo và tài trợ) còn nghĩ về khán giả là thứ cấp. Tôi
ủng hộ quan điểm này trên cơ sở những khía cạnh sau.
Thứ nhất, hiện nay các đài truyền hình đều phải thực hiện theo phương
châm : tự hạch toán, tức là sản xuất chương trình trên cơ sở một phần ngân
sách của nhà nước. Nguồn kinh phí của nhà đài xây dựng được sử dụng sản
xuất các chương trình, đầu tư nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật, như vậy để vừa
sản xuất vừa có vốn thì nhà đài buộc phải tìm cách kinh doanh. Kinh doanh
bằng các hình thức : bán sản phẩm là các chương trình truyền hình, tài trợ từ
doanh nghiệp, quảng cáo xen kẽ các chương trình. Trong đó quảng cáo là hình
thức phổ biến nhất. Không thể tính được hiện nay có bao nhiêu thời lượng

phát sóng dành cho quảng cáo trên các kênh khác nhau (gồm truyền hình
quảng bá và truyền hình trả tiền), trên các khung giờ khác nhau (mỗi khung
giờ có quy định mức tiền quảng cáo khác nhau).
Chẳng hạn : Kênh phim tổng hợp SCTV4 : khung giờ 20h30 – 21h30 chiếu
phim có quảng cáo trước, trong và sau bộ phim đó. Trước khi chiếu quảng cáo
10 phút, chiếu được 15 phút lại khoảng cáo chừng 30s, sau khi kết thúc phim
lại quảng cáo chờ đến bộ phim kế tiếp. Mức độ quảng cáo dày đặc khiến cho
khán giả khó chịu khi xem phim, có ý kiến cho rằng, thời lượng bộ phim quá
ít vì quảng cáo quá nhiều. Nếu như tính trong khung giờ 1 tiếng đồng hồ thì
quảng cáo mất chừng 15 phút chiếu phim. Vì mục tiêu kinh doanh, kiếm lời
mà thời lượng chương trình bị thu gọn, dàn trải sang ngày khác. Đó cũng là
một cách lôi kéo công chúng tiếp tục xem truyền hình, tuy nhiên không phải
ai cũng sẵn sàng bỏ thời giờ kiên trì ngồi trước máy thu hình. Đặc biệt, kênh
SCTV liên tục chiếu các bộ phim kéo dài 100 tập. Vậy thử nhân lên, 100 tập
đó phát đều đặn hàng ngày cùng với quảng cáo liên tục trong mỗi khung giờ,
5


mỗi kênh khác nhau thì tần suất quảng cáo tăng lên nhanh chóng và lợi nhuận
thu được không phải là con số nhỏ.
Báo thế giới sài gòn online đã có loạt bài chứng minh quảng cáo truyền
hình đang tăng mạnh. Theo quan điểm của tác giả, truyền hình hiện nay đang
là phương tiện quảng cáo hữu hiệu nhất nên trong năm 2013, quảng cáo trên
truyền hình sẽ vẫn chi phối thị trường quảng cáo Việt Nam.

Một khảo sát gần đẩy của Kantar Media cho thấy phương tiện truyền
thông phổ biến nhất ở Việt Nam vẫn là truyền hình, với gần 90% số hộ gia
đình sở hữu, đứng trước xe máy. Đây cũng là phương tiện có lượng khán giả
đông nhất và công cụ quảng cáo hiệu quả nhất. Kết quả khảo sát của Kantar
Media cho thấy bình quân trên cả nước một người bỏ ra 229 phút xem truyền

hình/ngày, trong khi chỉ dành 50 phút truy cập Internet và 16 phút để đọc báo
6


in. Nghiên cứu của Kantar Media cũng cho thấy quảng cáo trên truyền hình
vẫn có hiệu quả nhất khi có đến 64% số người độ tuổi 15-54 được hỏi cho
rằng quảng cáo trên truyền hình là hữu ích nhất đối với họ trong mua sắm.
Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có dấu hiệu rõ rệt nào cho thấy việc gia
tăng thời gian cho Internet sẽ làm giảm bớt thời gian xem TV của dân số từ
15-24 nói chung. Điều đó có nghĩa, Internet hiện chỉ mới là phương tiện bổ
sung, chứ chưa thể thay thế truyền hình, kể cả trong tương lai gần.
Hiện tại, số liệu từ các khảo sát của Kantar Media cho thấy 27% số hộ
gia đình có từ hai chiếc TV trở lên, và phát triển của các loại truyền hình kỹ
thuật số, truyền hình cáp… càng làm cho truyền hình trở nên phổ biến hơn.
Hơn nữa, các nhà sản xuất TV cũng đang đưa ra thị trường những mẫu TV kết
nối Internet, điều mà nhiều chuyên gia tin rằng chỉ càng làm cho truyền hình,
cũng như quảng cáo truyền hình, trở nên mạnh hơn, chứ không giảm đi.
Một khảo sát nhanh của một công ty nghiên cứu thị trường khác về các
mẫu quảng cáo (TVC) được phát trên kênh truyền hình VTV3 trong khoảng
thời gian từ 20 đến 22 giờ ngày 24-8-2012, cho kết quả có đến 112 lượt TVC
của 48 nhãn hiệu, trong đó 9 nhãn hiệu xuất hiện 4 lần. Cũng theo khảo sát
này, 60% các mẫu quảng cáo đó là từ các công ty nước ngoài, 40% còn lại là
của công ty trong nước. Dẫn đầu vẫn là hai tên tuổi đa quốc gia trong ngành
tiêu dùng, Unilever và Procter & Gamble, tuy nhiên một số doanh nghiệp
khác cũng có những sự đầu tư đáng kể.
Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường JFK về thị phần của
các công ty điện tử tại Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2012 so với 2011, thị phần
của Samsung đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, tăng từ 28,6% lên 32,9%. Để
đạt được kết quả này, Samsung đã chi một khoản tiền rất lớn cho quảng cáo.
7



Nhiều công ty Việt Nam chịu đầu tư mạnh vào các TVC và chi mạnh cho
quảng cáo như Tân Hiệp Phát trong ngành giải khát, hay các hãng đông dược
và thực phẩm chức năng. Mức tăng 30% doanh số quảng cáo trên truyền hình
trong nửa đầu năm 2012 này là khá ấn tượng, hơn gấp hai lần so với tốc độ
của cả thị trường năm 2011. Trong khi đó, quảng cáo trên các phương tiện
khác như phát thanh, nhật báo và tuần báo, theo kết quả khảo sát của Kantar,
đều giảm. Giảm mạnh nhất là quảng cáo trên phát thanh với -15%, tiếp theo là
nhật báo với mức gần -13%, và cuối cùng là tuần báo với -2,3%.
Thứ hai, quảng cáo vì lợi nhuận không quan tâm đến tính thẩm mỹ, thị
hiếu của công chúng. Rất nhiều chương trình quảng cáo xen kẽ vào chương
trình phát sóng có nội dung không ăn nhập với chương trình truyền hình, gây
phản cảm ; ngoài ra nội dung quảng cáo được phát vào khung giờ không hợp
lý với thói quen sinh hoạt của người Việt gây khó chịu trong tâm lý của công
chúng. Chẳng hạn vào khung giờ từ 19h là giờ ăn cơm của nhiều gia đình thì
quảng cáo thuốc ho với khuôn hình « ho phong trào » xếp thứ tự người già
người trẻ từ trên xuống dưới cảm giác gây mất vệ sinh cho người xem. Nhiều
gia đình đang ăn cơm kết hợp xem truyền hình mà nghe tiếng ho khạc nhổ
liên hoàn như thế liệu có nuốt nổi miếng cơm không ??? Bản thân tôi bị ám
ảnh bởi quảng cáo « thuốc mãn dục tăng cường sinh lực cho phái mạnh » với
biểu tượng một chàng thanh niên mặc vest điển trai đang cưỡi một con ngựa
rất sung sức. Quảng cáo này lặp đi lặp lại trong giờ chiếu phim, cứ ngừng
phim là quảng cáo. Khi tôi xem phim « những người khốn khổ » bộ phim đạt
giải oscar rất xúc động nhưng cảm xúc đã truội đi ngay lập tức khi bỗng dưng
quảng cáo thuốc mãn dục xuất hiện. Tôi thấy rằng chính mình đang bị tra tấn
trở thành người khốn khổ thật sự. Ngoài ra, hiện nay rất nhiều quảng cáo trên
truyền hình vì lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng hình thức quảng
8



cáo. Bất kỳ một quảng cáo nào cũng có thông điệp cụ thể, nhưng thể hiện
được thông điệp đó phải lựa chọn hình ảnh có tính biểu tượng, thẩm mỹ cao,
có sức hấp dẫn, thuyết phục đến công chúng. Đó là còn chưa kể đến sự hài
hòa về màu sắc, âm thanh, tiết tấu hình ảnh, slogan. Những quảng cáo có chất
lượng thật sự phải đảm bảo rất nhiều yếu tố, vì đó là thương hiệu của sản
phẩm, của doanh nghiệp, của nhà quảng cáo, là bộ mặt của doanh nghiệp đó.
Chẳng hạn như quảng cáo bitis với khẩu hiệu là : « Nâng niu bàn chân Việt »
có giá trị văn hóa lịch sử, biểu tượng là bàn chân Việt Nam qua các thời kỳ từ
bàn chân với đôi giày bằng rơm trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm thời
anh hùng dân tộc Quang Trung đến đôi giày vải trong hai cuộc kháng chiến
trường kỳ chống Pháp, Mỹ ; và thời hiện đại, đôi giày Bitis nâng niu bàn chân
người trẻ tiến bước vào tương lại trong thế giới hòa bình… hiện nay những
quảng cáo của nước ngoài thường được đánh giá cao về chất lượng nội dung,
hình ảnh, có thương hiệu, có đẳng cấp, rất ấn tượng. Trong khi đó quảng cáo
các sản phẩm của Việt Nam vẫn khá lu mờ, hiếm có sản phẩm để lại ấn tượng
thật sự.
Với quan điểm khi làm các chương trình truyền hình thì đầu tiên là vì lợi
nhuận, khán giả chỉ là thứ cấp chưa hẳn đã đúng vì các lý do sau :
Thứ nhất, như trên đã trình bày, quảng cáo là để cung cấp thông tin về
sản phẩm, hàng hóa cho người tiêu dùng, truyền hình chỉ là một phương tiện
cho quảng cáo thể hiện vai trò kết nối người tiêu dùng với sản phẩm hàng hóa.
Nếu như không có khán giả thì không có người tiêu dùng mua sản phẩm và
như thế quảng cáo chẳng để làm gì. Quảng cáo dù với mục đích nào chăng
nữa cũng giống như các chương trình phát sóng trên truyền hình ở chỗ, lấy
khán giả là đối tượng đích của mình. Khán giả là khách hàng thượng đế với
9


truyền hình cũng như với quảng cáo. Nội dung quảng cáo phát sóng cũng phải

phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của công chúng, biết công chúng đang cần gì,
đón đợi cái gì, quảng cáo xuất hiện để kích thích sức mua sắm của công
chúng, do vậy quảng cáo mới có hiệu quả. Việc sử dụng quảng cáo vào thời
điểm nào cũng nằm trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Quảng
cáo đúng thời điểm sẽ tạo ra sức mua rất lớn, như vậy tạo đà cho hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp đó. Khán giả vừa là khách hàng thượng đế, vừa
là thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng và truyền hình nói
chung, vì thế nếu coi khán giả chỉ là thứ cấp là quan điểm sai lầm.
Trong Sách Cơ sở lý luận báo chí – PGS.TS Nguyễn Văn Dững – nxb lao
động 2012. Chương 4- Công chúng báo chí: phân tích về vai trò của công
chúng xã hội với báo chí có nói rằng : « Công chúng xã hội là quần thể dân
cư hay nhóm đối tượng mà báo chí gây ảnh hưởng hoặc hướng vào để gây ảnh
hưởng, là đối tượng tác động của báo chí. Công chúng là khách hàng – thị
trường của báo chí, là nguồn tin, nguồn lực nuôi dưỡng sức sống của báo chí.
Công chúng – khách hàng, thị trường… là người sẵn sàng chi tiền mua sản
phẩm báo chí. Công chúng trực tiếp bỏ tiền ra mua báo, mua chương trình
phát thanh truyền hình,… tạo nguồn thu và thị trường quảng cáo cho báo chí.
Nhờ đó thu hút được khách hàng và thị trường quảng cáo. Không có loại công
chúng này thì báo chí khó có điều kiện phát triển bền vững ».
Thứ hai, trên cơ sở coi khán giả là trọng tâm của quá trình kinh doanh,
quảng cáo mang tính dẫn dắt, định hướng cho công chúng biết lựa chọn sản
phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, sở thích, và cả phù hợp với túi tiền của
mình. Quảng cáo đa dạng vì có đa dạng các loại sản phẩm khác nhau trên thị
trường. Công chúng muốn được biết đích xác sản phẩm đó thực sự có chất
lượng không, có đáng đồng tiền bỏ ra không, vì thế quảng cáo phải kỹ lưỡng,
10


phải hiểu được tâm lý người tiêu dùng, chỉ cho họ thấy rằng đó là sản phẩm
đáng đồng tiền bát gạo, nếu không đúng như thế thì khán giả có quyền đổi lại.

Như vậy quảng cáo muốn thành công phải thuyết phục được công chúng,
quảng cáo xuất hiện với tần suất dày đặc, liên tục cũng để tạo một thói quen
tiếp nhận trong tiềm thức công chúng, công chúng có thể suy nghĩ về nó và
quyết định sự lựa chọn của mình. Trong cuốn sách: « khác biệt hay là chết »
(Jack Trout steve rivkin) – nxb trẻ 2009 (chương 9: 4 bước tạo ra sự khác
biệt): « quảng cáo đắt hay rẻ” đã phân tích nguyên lý tiếp nhận quảng cáo từ
tâm trí người tiêu dùng. Theo đó tâm trí có giới hạn: nhận thức của con người
có tính chọn lọc, ký ức còn có tính chọn lọc cao hơn. Thông điệp của bạn
được tiếp nhận ở mức độ nào phụ thuộc vào sản phẩm bạn đang bán và lượng
người xem mẩu quảng cáo đó… các mức độ quan tâm, định kiến đã có sẵn
trong tâm trí của khách hàng mà bạn nhắm đến trước khi họ xem chương
trình đó. Sức mạnh của sự đơn giản: cách tốt nhất để thực sự tiếp cận vào tâm
trí của những ai vốn không thích sự phức tạp và lẫn lộn là đơn giản hóa tối đa
thông điệp của bạn.

Tóm lại, trong thời buổi kinh tế thị trường, quảng cáo và truyền hình là
hai phương tiện truyền thông đại chúng có sự kết hợp mang tính kinh doanh
« hợp tác song phương đôi bên cùng có lợi ». Quảng cáo cần truyền hình để
quảng bá sản phẩm hàng hóa, kích thích nhu cầu mua sắm, kích thích kinh tế
phát triển, còn truyền hình cần quảng cáo để tạo cơ sở vật chất, tài chính thực
hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến công chúng. Đương nhiên,
quảng cáo có những hạn chế gây khó chịu cho người dân, gây mất thẩm mỹ,
ức chế cho người tiếp nhận. Những cái hạn chế đó rất cần một cơ chế rõ ràng
11


trong quản lý quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và
truyền hình nói riêng, để xây dựng văn hóa quảng cáo văn minh hơn.%

Tài liệu tham khảo

1. Cơ sở lý luận báo chí – PGS.TS Nguyễn Văn Dững – nxb lao động 2012
2. Nghề quảng cáo (Iu.A.Suliagin V.V.Petrov) – nxb thông tấn 2004
3.Khác biệt hay là chết (Jack Trout steve rivkin) – nxb trẻ 2009
12


4. Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường – GS Đào Hữu Dũng – Nhật
Bản –nxb đh quốc gia tphcm
5. Truyền thông đại chúng – Tạ Ngọc Tấn – nxb
6. PR lý luận và ứng dụng thực tiễn – TS. Đinh Thúy Hằng (chủ biên) – nxb
lao động xã hội 2008
7.Truyền thông đại chúng – những kiến thức cơ bản – Claudia Mast – nxb
thông tấn 2004
8.Truyền thông đại chúng từ thông tin đến quảng cáo của Jacques Lecquin –
nxb thông tấn 2004
9.Luận văn TS của Bùi Chí Trung : nghiên cứu xu hướng phát triển kinh tế
của truyền hình từ góc độ kinh tế học truyền thông - 2012
10. Luận văn: giải pháp thu hút khán giả xem truyền hình và nâng cao hiệu
quả quảng cáo qua truyền hình của trung tâm truyền hình Việt Nam tại tp Cần
thơ - 2009
các bài nghiên cứu :
1.Nên cấm hẳn quảng cáo trên truyền hình trả tiền
2.Xu hướng xã hội hóa truyền hình Việt Nam hiện nay
3.Quảng cáo trên truyền hình Việt Nam : từ lý luận đến thực tiễn
4.Quảng cáo trên truyền hình : ưu điểm và khuyết điểm
5.Quảng cáo trên truyền hình tăng mạnh (saigontimes)
6.Dự báo quảng cáo truyền hình vẫn chi phối thị trường (saigontimes)
7.Báo giá quảng cáo trên truyền hình

13




×