Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tài liệu Tiểu luận Triết học: Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.19 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi
trường hiện nay ở Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Phạm Thái Hoà Hiệp
Lớp: A1, Chất lượng cao-Kinh tế
Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Đoàn Văn Khái
Hà Nội – 2009
MỤC LỤC
trang
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận 4
1. Khái niệm tự nhiên, xã hội 4
2. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội 4
a) Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên 4
b) Tự nhiên - nền tảng của xã hội 5
c) Tác động của xã hội đến tự nhiên 6
d) Tự nhiên - con người - xã hội nằm trong một chỉnh thể 7
thống nhất
II. Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam 7
1. Môi trường là gì? 7
2. Môi trường ở Việt Nam đang bị tàn phá trầm trọng 8
3. Sự cấp thiết của việc bảo vệ môi trường 10
4. Các giải pháp khả thi 11

KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
2
MỞ ĐẦU
Hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, nền kinh tế dần dần hoàn thiện,


phát triển theo hướng kinh tế thị trường, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái
ngày càng trở nên cấp bách. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển,
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, môi trường là yếu tố rất
dễ bị bỏ qua và xem nhẹ, trong khi nó lại là thứ bị tàn phá nhiều nhất, ghê gớm
nhất. Rất nhiều yếu tố nguy hại về môi trường đang nảy sinh và phát triển ở
nước ta.
Nguyên nhân sâu xa vẫn nằm ở ý thức của con người. Dường như mọi
người đều xem môi trường là thứ ngoài thân, không có ảnh hưởng, tác động gì
đến mình nên cứ mặc sức tàn phá nó, để kệ nó tốt xấu gì cũng không quan tâm,
không phải việc của mình. Nói đến đây, tôi thấy cấp thiết phải đề cập đến quan
hệ biện chứng giữa xã hội với tự nhiên, để tất cả chúng ta có thể hiểu rõ tác động
của thiên nhiên đến bản thân mỗi người và ngược lại, giúp vấn đề môi trường ở
Việt Nam hiện nay được lưu tâm biết đến hơn.
Tiểu luận này được viết nhằm nêu lại quan điểm của Triết học Mác-Lênin
về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đồng thời trên cơ sở: Mối quan hệ biện
chứng giữa tự nhiên và xã hội phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở
Việt Nam.
Bên cạnh đó nó cũng được hi vọng có thể thay đổi được nhận thức xã hội,
tạo những thay đổi tích cực trong hành động của mỗi cá nhân, góp phần vào
công cuộc bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
3
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đã được con người quan tâm từ rất
sớm, cho đến nay quan niệm về vấn đề này đã trở nên hoàn thiện hơn bao giờ
hết.
1. Khái niệm tự nhiên, xã hội
Tự nhiên: theo nghĩa rộng tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô
tận. Theo nghĩa này thì con người xã hội loài người cũng là một bộ phận của tự
nhiên. (Chúng ta xem xét tự nhiên theo nghĩa này)

Xã hội: xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình thái này lấy
mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm
nền tảng. Theo Mác: "Xã hội không phải gồm các cá nhân người. Xã hội biểu
hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau".
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội
Tự nhiên và xã hội thực sự có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau:
a) Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên
Theo định nghĩa, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan,
vậy con người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của thế giới vật chất ấy-
là bộ phận của tự nhiên.
Nguồn gốc của con người là tự nhiên. Quá trình phát triển của tự nhiên đã
sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định,
con người đã xuất hiện từ động vật. Con người sống trong giới tự nhiên như mọi
sinh vật khác bởi con người là một sinh vật của tự nhiên, ngay cả bộ óc con
người, cái mà con người vẫn tự hào cũng chính là sản phẩm cao nhất của vật
chất. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Sự hình thành con người đi kèm với sự hình thành các quan hệ giữa người
với người, cộng đồng người dần thay đổi từ mang tính bầy đàn sang một cộng
4
đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi đó là xã hội. Đây cũng là quá trình chuyển
biến từ vận động sinh học thành vận động xã hội.
Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình thái này lấy mối
quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền
tảng. Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với
nhau, "là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người".
Vậy xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên. Song bộ phận này có tính
đặc thù thể hiện ở chỗ: phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức
và bản năng tác động lẫn nhau; còn trong xã hội, nhân tố hoạt động là của con
người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định.
Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà còn

tái sản xuất ra giới tự nhiên.
b) Tự nhiên - nền tảng của xã hội
Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau nên có tương tác với nhau. Đây là
một mối quan hệ biện chứng hai chiều. Trước hết ta xét chiều thứ nhất là những
tác động của tự nhiên lên xã hội loài người.
Tự nhiên vô cùng quan trọng với xã hội. Tự nhiên vừa là nguồn gốc của
sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội.
Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội đựoc hình thành
trong sự tiến hóa của thế giới vật chất.
Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chính tự nhiên đã cung
cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cũng chỉ có tự
nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất
xã hội. Theo Mác, con người không thể sáng tạo ra được cái gì nếu không có
giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu trong đó
lao động của con người được thực hiện, trong đó lao động của con người tác
động, từ đó và nhờ đó, lao động của con người sản xuất ra sản phẩm.
Tóm lại, tự nhiên đã xung cấp mọi thứ cho sự tồn tại của xã hội, mọi thứ
mà lao động của con người cần. Mà chính lao động đã tạo ra con người và xã
5
hội, do đó vai trò của tự nhiên với xã hội là vô cùng to lớn. Tự nhiên có thể tác
động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất xã hội, có thể thúc đẩy hoặc kìm
hãm xã hội phát triển bởi nó là nền tảng của xã hội.
c) Tác động của xã hội đến tự nhiên
Tự nhiên tác động đến xã hội bao nhiêu thì xã hội cũng tác động lại vào tự
nhiên bấy nhiêu.
Trước hết phải khẳng định lại rằng xã hội là một bộ phận của tự nhiên như
vậy mỗi thay đổi của xã hội cũng có nghĩa là tự nhiên thay đổi. Bên cạnh đó xã
hội còn tương tác với phần còn lại của tự nhiên một cách mạnh mẽ. Sự tương tác
này thông qua các hoạt động thực tiễn của con người trước hết là quá trình lao
động sản xuất. Bởi "lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người

và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người
làm trung gian, điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên".
Sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên thể hiện ở chỗ: tự nhiên cung
cấp cho con người điều kiện vật chất để con người sống và tiến hành hoạt động
sản xuất. Cũng chính trong quá trình sử dụng những nguồn vật chất này con
người đã làm biến đổi nó và các điều kiện môi trường xung quanh, tức là làm
biến đổi tự nhiên một cách mạnh mẽ. Hoạt động sống và lao động sản xuất của
con người trong xã hội là vô cùng phong phú nên sự tác động vào tự nhiên cũng
vô cùng đa dạng như khai thác, đánh bắt hải sản, đốt rừng, đẩy trả rác thải ra tự
nhiên
Thực tế xã hội luôn tác động vào tự nhiên. Với sức mạnh của khoa học
công nghệ hiện nay, một lực lượng dân số khổng lồ, sự tác động này trở nên
mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Vấn đề là trong quá trình tác động này con người cần kiểm tra, điều tiết
việc sử dụng khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên, nếu không thì
sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội sẽ bị đe dọa.
6
d) Tự nhiên - con người - xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất
Theo nguyên lí về tính thống nhất vật chất của thế giới thì thế giới tuy vô
cùng phức tạp, đa dạng và được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng suy
đến cùng có ba yếu tố cơ bản là tự nhiên, con người và xã hội loài người. Ba yếu
tố này thống nhất với nhau trong một hệ thống, bởi chúng là môi trường sống,
có quan hệ với mọi vật chất đang vận động.
Thế giới vật chất luôn luôn vận động theo những qui luật, tất cả các quá
trình trong tự nhiên, con người và xã hội đều chịu sự chi phối của những qui luật
phổ biến nhất định. Hoạt động của các qui luật đó đã nồi liền các yếu tố của thế
giới thành một chỉnh thể thống nhất vĩnh viễn và phát triển không ngừng trong
không gian và theo thời gian.
Con người là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội. Thật vậy,
con người là sản phẩm của tự nhiên. Con người tạo ra xã hội. Để trở thành một

con người đích thực con người cần được sống trong môi trường xã hội, trong
mối quan hệ qua lại giữa người với người với người. Con người mang trong
mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội.
Chính vì thế ta có thể nói rằng con người còn là hiện thân của sự thống nhất
giữa xã hội và tự nhiên.
II. Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam
1. Môi trường là gì?
Môi trường là toàn bộ những điều kiện mà trong đó con người sinh sống.
Khái niệm này bao hàm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Ở đây,
chúng ta sẽ chỉ chủ yếu xét đến môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên là điều
kiện thường xuyên và tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Như vậy
trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội thì môi trường đại diện cho bộ phận
còn lại của tự nhiên bên cạnh bộ phận đặc thù của tự nhiên là xã hội.
Vai trò của môi trường sinh thái đối với xã hội trong quá trình lịch sử ở
những giai đoạn khác nhau cũng được thể hiện một cách khác nhau. Nhưng luôn
đứng ở vị trí rất quan trọng, thiết yếu.
7
Với tốc độ phát triển vượt bậc của xã hội, thiên nhiên không đơn thuần tác
động vào cuộc sống của con người như ở thời kỳ khai sinh sự sống nữa, mà
ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc sống, sinh hoạt của con người. Với sự
ra đời của công nghiệp, sự gia tăng dân số, con người đang dần chiếm lĩnh,
phá huỷ tự nhiên. Xã hội ngày càng phát triển thì con người càng phải quan tâm
đến việc bảo vệ môi trường. Với một môi trường sinh thái bị tàn phá nặng nề, xã
hội loài người sẽ không thể bền vững, sớm sẽ bị diệt vong.
2. Môi trường ở Việt Nam đang bị tàn phá trầm trọng
Đất
Quỹ đất Việt Nam với tổng diện tích hơn 33 triệu ha đang ngày càng thu
hẹp vì hiện tượng xâm thực, quỹ đất sử dụng eo hẹp do tình hình dân số tăng
nhanh. Đất không được quy hoạch, sử dụng hợp lý. Ở Việt Nam hiện nay đang
có xu hướng thu hẹp đất nông nghiệp, tăng quy hoạch các khu công nghiệp và

xây dựng, đảm bảo tiến độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng việc thực hiện
ở nhiều nơi còn lề mề, quy hoạch bừa bãi, lại có rất nhiều dự án treo, gây lãng
phí tài nguyên đất, nhất là đất màu mỡ.
Môi trường đất không những không được khai thác, sử dụng hợp lý mà còn
bị ô nhiễm trầm trọng với việc lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp,
tích tụ rác thải không hoai trong lòng đất.
Nước
Việt Nam có các hệ thống sông lớn, nhiều sông ngòi nhỏ, mạch nước ngầm,
cung cấp nước cho đời sống sinh hoạt của người dân và hoạt động tưới tiêu
trong nông nghiệp. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng, nguồn sông suối, ao hồ
đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Dân số tăng nhanh, hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân sinh ra rất
nhiều chất thải. Ý thức, quan niệm của nhiều người dân Việt Nam còn rất lạc
hậu, khiến việc xử lý chất thải không được tiến hành một cách khoa học. Mọi
người cứ tự do trực tiếp thải rác ra môi trường, nhất là sông, hồ, biển. Rác thải
tích tụ gây ra những dòng sông chết, ô nhiễm môi trường nước trầm trọng.
8
Việc lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp không những gây ô
nhiễm môi trường đất, mà còn gây độc, nhiễm bẩn mạch nước ngầm trong lòng
đất. Nhiều vụ tràn dầu xảy ra trên biển gây ô nhiễm biển nặng nề, ảnh hưởng
đến môi trường sống của sinh vật biển, làm mất cân bằng sinh thái.
Không khí
Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong tiến trình công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước. Chúng ta là nước đi sau, phải nhập khẩu nhiều máy
móc từ nước ngoài. Những máy móc này có thể hiện đại nhưng vẫn là thứ lạc
hậu so với nhiều nước, nhiều nhà máy còn sử dụng máy móc bị các nước hiện
đại loại thải - những máy móc không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu hao năng
lượng, xử lý chất thải kém, Chúng ta có thể khẳng định lượng khí thải từ các
nhà máy, xí nghiệp ở Việt Nam thải ra là rất lớn, gây ô nhiễm không khí trầm
trọng.

Không khí bị ô nhiễm cũng phần nhiều do khí thải từ các phương tiện giao
thông, mà đặc trưng ở Việt Nam là xe máy. Nhiều chiếc xe được dùng trên 10
năm, ống xả hoạt động không hiệu quả thường rất tiêu hao năng lượng, thải ra
thứ khói đen kịt, chứa đầy khí CO
2
.
Những khí thải độc hại đó không những gây ô nhiễm không khí hít thở của
con người, gây nhiều bệnh liên quan đến phổi, mà còn gây nguy cơ thủng tầng
ôdôn, làm biến đổi khí hậu trái đất, ảnh hưởng đến sự tồn vong của con người.
Khoáng sản
Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng việc khai thác
không hợp lý đã khiến những tài nguyên này ngày càng cạn kiệt, khan hiếm dần.
Nhiều nơi, việc khai thác nhỏ lẻ do tư nhân thực hiện, không được kiểm soát bởi
nhà nước nên tài nguyên nhanh chóng bị chủ khai thác ham lợi nhuận làm cho
cạn hết.
Hiện nay, rất đáng buồn là chính quyền Việt Nam đồng ý cho Trung Quốc
vào khai thác khoáng sản ở nước ta tự do ở một số mỏ. Bất kì người dân nào
cũng phản đối quyết liệt. Chính sách hòa hoãn như thế với Trung Quốc là rất
9
ngu dốt, kém cỏi. Việc này không những là một sự lãng phí tài nguyên của đất
nước một cách phi lí mà còn gây ảnh hưởng tai hại đến môi trường sinh thái ở
Việt Nam.
Rừng và đa dạng sinh học
Rừng ở Việt Nam rất phong phú, nhiều động thực vật quý hiếm, diện tích
rừng lớn. Nhưng xét cho đến nay, sau khi trải qua chiến tranh tàn phá, và sự khai
thác trái phép không giới hạn, không có sự trồng mới kịp thời của con người,
diện tích rừng nguyên sinh bị thu hẹp chỉ còn lại rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh.
Diện tích đất trống đồi núi trọc nhiều nơi còn rất lớn.
3. Sự cấp thiết của việc bảo vệ môi trường
Với hiểu biết về mối quan hệ mật thiết giữa xã hội và tự nhiên, chúng ta

phải hiểu rằng việc bảo vệ môi trường không phải là việc của riêng ai, đó là vấn
đề của toàn xã hội.
Môi trường tự nhiên ở Việt Nam đang bị tàn phá nặng nề về mọi phương
diện: đất, nước, không khí, tài nguyên thiên nhiên. Việc này sẽ có tác động to
lớn đến sự tồn tại bền vững của xã hội. Môi trường ô nhiễm tác động làm biến
đổi khí hậu, trái đất nóng lên, thời tiết thất thường, khắc nghiệt với nhiều thiên
tai, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của con người. Hiện nay, Việt
Nam đang là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của sự nóng lên của trái đất.
Lượng khí thải ra không khí quá nhiều khiến con người không còn một môi
trường khí thở trong lành, gây nhiều bệnh, nhất là về đường hô hấp; ngoài ra có
thể gây tác động làm thủng tầng ô dôn, các tia cực tím từ vũ trụ một khi đã chiếu
vào thì trái đất sẽ không còn một môi trường ánh sáng bình thường. Tia cực tím
chiếu vào da người rất độc hại, gây ung thư, sẽ không thể còn tồn tại xã hội loài
người trên trái đất.
Một xã hội không thể sinh tồn riêng lẻ, tách biệt với môi trường tự nhiên.
Xã hội loài người chịu nhiều tác động từ tự nhiên, nếu chúng ta không biết bảo
tồn, gìn giữ môi trưòng tự nhiên thì chúng ta cũng đang tự đào mồ chôn mình.
10
Chúng ta tác động đến môi trường bao nhiêu thì môi trường sẽ trả lại ta bấy
nhiêu tác hại, tự con người sẽ phải gánh chịu hậu quả do mình gây ra.
Nhất là ở Việt Nam - một đất nước đang phát triển thì sự phát triển bền
vững là rất cần thiết. Muốn phát triển được bền vững, ta phải có sự hậu thuẫn
vững chắc của tự nhiên: khí hậu thuận lợi, tài nguyên phong phú, Muốn vậy,
chúng ta phải biết gìn giữ, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, khai thác hợp lý tài
nguyên, không những gìn giữ mà còn phải biết làm giàu thêm, khôi phục tài
nguyên (trồng cây gây rừng ), làm cho môi trường sống đẹp hơn,
Môi trường tự nhiên có tươi đẹp, trong lành, phong phú thì xã hội loài
người mới có thể tồn tại bền vững, thế hệ tương lai mới có thể có một cuộc sống
đảm bào được. Như vậy cũng đồng thời giúp loài người có thể tồn tại lâu bền
hơn.

4. Các giải pháp khả thi
Một giải pháp tất yếu cho vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay là nâng
cao ý thức người dân. Các nhà chức năng, các tổ chức vì môi trường nên có
những biện pháp hữu hiệu nhằm tuyên truyền, lý giải cho người dân biết tầm
quan trọng của một môi trường xanh sạch đẹp. Tỉ lệ người dân Việt Nam có đủ
tri thức để nhận thức đúng đắn về vấn đề này còn rất thấp, và còn rất nhiều
người nhận thức được vấn đề nhưng do thiếu ý thức trách nhiệm vì cộng đồng,
ham những lợi ích trước mắt nên việc bảo vệ môi trường đang còn bị xem nhẹ.
Các chiến dịch vì môi trường nên được tích cực phát động. Người dân nên hiểu
rằng bảo vệ môi trường là nghĩa vụ nhưng cũng là phục vụ cho lợi ích của chính
bản thân mỗi người.
Cơ quan chức năng cần có những quy hoạch bãi rác cụ thể, hợp lý, tránh xa
khu vực dân sinh sống, cần đặt các thùng rác công cộng ở những nơi đông người
để tránh việc xả rác bừa bãi. Nước thải cần được xử lý trước khi thải ra môi
trường sông suối, ao hồ, tránh gây ra hiện tượng các dòng sông chết.
Luật môi trường cần được quan tâm, điều chỉnh cho hợp lý, xử phạt thích
đáng. Các điều luật về xả thải cần được lập ra một cách chặt chẽ, xử phạt nặng
11
để tránh tình trạng các công ty, nhà máy, xí nghiệp vì lợi nhuận trước mắt mà
không quan tâm đến vấn đề xử lý khí thải, nước thải trước khi đẩy ra môi trường
sinh thái. Những cá nhân, tổ chức khai thác rừng, tài nguyên thiên nhiên bừa bãi
cần phải bị nghiêm cấm, ngăn chặn, xử phạt. Bản thân chính quyền Việt Nam
cũng phải có những khai thác hợp lý rừng, khoáng sản, hạn chế sản lượng khai
thác đúng mức có khả năng đề phục hồi, đảm bảo trữ lượng cho thế hệ tương lai,
không được quá tự hào rằng Việt Nam rừng vàng biển bạc mà cho là những tài
nguyên đó không bao giờ cạn kiệt.
Tích cực có những biện pháp phục hồi và phát triển môi trường tự nhiên
vững mạnh: trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
Việt Nam là đất nước phổ biến sử dụng xe máy – loại phương tiện thải ra
rất nhiều khói bụi độc hại. Ô tô đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam,

nhưng rất nhiều xe là xe cũ, hoạt động của ống xả rất kém, chưa kể đến những
loại xe từ rất lâu đời như công nông, Đường phố Việt Nam mịt mù khói bụi có
vẻ là điều không thể tránh khỏi. Nhưng rõ ràng là với những chiếc xe mới, được
trùng tu thường xuyên thì ống xả hoạt động tốt, lượng khí thải được hạn chế đến
mức tối thiểu. Như vậy một cách bảo vệ môi trường không khí hiệu quả là tuyên
truyền, cổ vũ người dân thường xuyên trùng tu phương tiện, cấm những phương
tiện hiện đang ở tình trạng rệu rã, đã sử dụng quá một thời gian nhất định (có thể
là 20 năm). Việc cấm này có thể là rất khó, vì vậy chính quyền có thể thực hiện
chính sách đổi xe cũ, lấy xe mới như cách đây mấy năm chính phủ Đức đã thực
hiện. Tất nhiên việc này cần một lượng ngân sách khá lớn, nhưng đến một lúc
nào đó tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam sẽ buộc nhà nước phải có những chính
sách thích hợp, đầu tư cho việc bảo vệ, khôi phục và phát triển một môi trường
trong sạch, vững mạnh.
12
KẾT LUẬN

Trong tiểu luận trên, tôi đã trình bày lại quan niệm của Mác về mối quan hệ
giữa tự nhiên và xã hội - mối quan hệ rất chặt chẽ, khăng khít, tác động qua lại
lẫn nhau. Từ nền tảng mối quan hệ này, ta có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa
xã hội loài người và môi trường sinh thái. Môi trường sinh thái mang vai trò
quyết định đối với sự tồn vong của loài người, nó có ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống hàng ngày của con người. Con người cũng có những tác động lớn đến môi
trường, có khả năng thay đổi, cải tiến môi trường. Chính vì sự tác động qua lại
này nên con người càng phải có trách nhiệm bảo vệ, phục hồi và gây dựng môi
trường cho ngày càng tốt hơn. Vì làm lợi cho môi trường cũng chính là con
người đang giúp cho sự phát triển, tồn tại của bản thân. Từ đây, tôi bàn về môi
trưòng đang dần bị tàn phá ở nước Việt Nam chúng ta. Nguyên nhân sâu xa
chính là ở ý thức con người, mà sâu hơn là việc con người không hiểu được mối
quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và sự tồn vong, phát triển của bản thân.
Để bảo vệ môi trường Việt Nam hiện nay, việc tuyên truyền, giáo dục ý

thức cho người dân là rất cấp thiết. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng phải
vào cuộc, nghiêm chỉnh đề ra những luật nghiêm khắc hơn trong vấn đề bảo vệ
môi trường. Nhiều cá nhân, tổ chức hiểu được việc làm phá hoại môi trường của
mình là sai nhưng vì lợi nhuận, họ vẫn bất chấp, xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi
trường sinh thái.
Còn rất nhiều giải pháp khắc phục vấn đề môi trường ở Việt Nam và ở trên
toàn thế giới cần được nghiên cứu, tìm hiểu, và cân nhắc khả năng thực hiện.
Nhưng hãy nhớ rằng, mỗi người đều có thể góp một phần sức lực nhỏ bé
của mình vào công cuộc bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (dành cho
sinh viên đại học, cao đẳng khối khong chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh), NXB chính trị quốc gia, 2009.
2. Bộ GD - ĐT, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, 2004, tr 331- 348.
3. Nguyễn Văn Tuyên, Sinh thái và môi trường, 2000, tr 190 - 199.
4. Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển thế giới 2003, tr 27.
5. Trần Hữu Dũng, Jared Diamond và vận mệnh các xã hội loài người – Tia
sáng số 3/2005, tr 19 - 21.
6. WWF Chương trình ĐôngDương, Việt Nam - Thông tin khái quát, 1999, tr 2,
tr 4.
7. WWF, Sự huyền diệu của đất ngập nước, 1999, tr 12 - 13.
8. WWF, Tính đa dạng của sự sống, 1999, tr15.
9. Đặng Huy Huỳnh, Bảo vệ và phát triển lâu bền nguồn tài nguyên động vật
rừng Việt Nam, 1997,tr 9, tr 12.
14

×