Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Một số bài phân tích các tác phẩm văn học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.07 KB, 34 trang )

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu Cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu
Thỉnh.
Mùa thu luôn là đề tài của các nghệ sĩ, nó gợi nhiều cảm xúc đối Với thi nhân.
Theo Xuân Diệu, thu là dáng buồn liêu, là những luồng run rẩy rung rinh lá, đôi
nhánh khô gầy sương mỏng manh. Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là một hình ảnh
mùa thu đầy thơ mộng: Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô. Thu điếu của
Nguyễn Khuyến là sự vắng lặng, yên ả của không gian, là cảnh đẹp nên thơ của
nước hồ thu. Còn Hữu Thỉnh với bài thơ Sang thu, ông đã khắc họa bức tranh mùa
thu tươi đẹp, bức tranh đang ở thời khắc giao mùa với một làn hương mới. Mùa thu
trong bài thơ của Hữu Thỉnh không có dáng vẻ tĩnh mịch, hồn thơ không vương
vấn những cảm xúc buồn như mùa thu ở trong thơ của Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng
Lư, Nguyễn Du hay Xuân Diệu…
Sang thu là một bài thơ gợi tả thiên nhiên tươi đẹp. Đất trời đang chuyển mình từ
cuối hạ sang thu. Mở đầu bài thự là một phát hiện bất ngờ:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Mùa thu đã xuất hiện ở một làng quê Việt Nam. Mùa thu với hương thơm mộc mạc
nhưng đầy hương vị ấm nồng. Hương ổi phả trong gió nhẹ đã làm cho con người
nhận ra ngay mùa thu đang đến. Động từ phả thể hiện một mùi hương nồng nàn,
lan tỏa trong không gian, hòa quyện với làn gió nhẹ để tạo nên một cảm giác thật
đáng yêu. Cảm giác ấy không phải trầm buồn, ướt lệ mà là một cảm giác vui tươi
đến bất ngờ, mới mẻ. Mùa thu đã mang đến hương thơm và sương mờ ướt lạnh.
Sương chùng chình đã tạo nên một phong cảnh đáng yêu. Chùng chình là sự kéo
dài, chậm chạp như muốn chờ muốn đợi ai đây? Cảnh vật cứ dần như thế, mềm
mại như thế và thu đến tự lúc nào không hay. Nhà thơ đã ngỡ ngàng trước cái đến
bất chợt của mùa thu.
Cảm giác bỡ ngỡ ban đầu đã tan biến và nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt
trước mùa thu tươi sáng:
Sông bắt đầu dềnh dàng


Chim bắt đầu vội vã
Những đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.


Ở khổ thơ thứ hai, dấu hiệu sang thu mang tính rõ nét hơn. Tác giả không cảm
nhận bằng khứu giác mà cảm nhận trực tiếp bằng thị giác. Từ láy dềnh dàng diễn tả
sự chậm chạp, thong thả của dòng nước sông mùa thu. Dấu hiệu mùa thu còn thể
hiện ở cánh chim trời, chim vội vã bay vì trời mùa thu nhanh tối hơn mùa hạ, chim
phải bay nhanh về tổ.
Mùa thu với đất trời sáng trong, sống lặng lờ, thong thả chảy cùng với đàn chim
đang tung cánh bay cao. Hình ảnh đám mây mùa hạ đang vật nửa mình sang thu là
sự chuyển biến của đất trời. Dù sang thu nhưng dư âm mùa hạ vẫn còn. Một bóng
mây vương lại như sự quyến luyến, ngập ngừng.
Mùa thu với nắng nhẹ, dịu êm. Đất trời như thay áo mái nhưng vẫn có đâu đây làn
nắng ấm mùa hè. Có lẽ đây là hình ảnh đẹp nhất thể hiện nét riêng của sự giao mùa
từ hạ sang thu. Đám mây ở thời điểm này rất đẹp, nó như chiếc cầu nối giữa hai
mùa. Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để diễn tả sự chuyển giao của đất trời.
Mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” bởi còn chần chừ, lưu luyến. Dù sang thu
nhưng vẫn còn vương vấn những hình ảnh của mây mùa hạ. Đây là sự biến chuyển
nhẹ nhàng của trời đất phút giao mùa.
Kết thúc bài thơ là hình ảnh thiên nhiên của mùa thu:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Phong cảnh mùa thu hiện ra thật rõ nét. Nắng mùa thu đang nồng đượm. Mưa mùa
hạ vơi dần nên âm thanh của sấm cũng không còn làm cho con người ta giật mình,
hốt hoảng. Mùa thu không những làm cho hàng cây như già dặn hơn, đứng tuổi
hơn mà mùa thu càng làm cho hàng cây như vững vàng hơn trước những biến cố

của thiên nhiên. Cây lá mùa thu vẫn nhuốm buồn vì lá dần ngả sang màu úa theo
qui luật của thiên nhiên nhưng nó vẫn mang một dòng nhựa rạo rực, tràn trề sức
sống. Khi thu đến, nó đã chuẩn bị cho nhiệm vụ mới của mình. Hình ảnh hàng cây
đứng tuổi và ấm đã gợi lên một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là hình ảnh con người từng
trải trước những tác động của ngoại cảnh, những biến cố bất thường của cuộc đời.
Với bút pháp tả thực về thiên nhiên, cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, bài thơ Sang
thu của Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu,
thấy được những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ hạ sang thu. Tác
giả đã vẽ nên bức tranh mùa thu quê hương nồng đượm, ấm áp tình người, nó bình
dị mà tươi tắn, sống động, nó tôn thêm vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.


Đề bài: Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương
Tình cảm gia đình là một nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ, thế nhưng hầu hết
các bài thơ khi viết về đề tài tình cảm gia đình đều nói về tình mẫu tử. Các tác phẩm
về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" cuả Y Phương là 1 trong những
tác phẩm đó. Với giọng điệu thổ cẩm ngọt ngào, bài thơ mượn lời người cha nói với
con về tình yêu thương của cha mẹ ,sự đùm bọc của quê hương với con để ngợi ca
truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Ra đời năm 1980, bài thơ như là những lời nói xuất phát từ tấm lòng cha, chứa đựng
đầy yêu thương và sự ấm áp, thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha
thiết, mang đậm chất dân tộc miền núi trong từng câu chữ. Bài thơ đi từ tình cảm gia
đình rồi mới mở rộng và nâng cao thành tình cảm quê hương, đất nước. Từ những kỷ
niệm gần gũi, gắn bó nhất với mổi con người và nâng lên thành lẽ sống chung.
Bài thơ mở đầu với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp niềm vui:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
Khung cảnh ấy đẹp như vẽ, một mái nhà có mẹ có cha và con hạnh phúc vì được sống

hạnh phúc trong tình yêu thương. Bằng ý thơ đối ứng hình ảnh đứa trẻ ngây thơ chập
chững tập đi, ngọng ngịu tập nói trong vòng tay thương yêu, chăm sóc của cha mẹ
hiện lên thật rõ nét. Không khí của một gia đình ấm êm, hạnh phúc được diễn tả bằng
cách sử dụng hình ảnh thực và cụ thể. Cha như dang tay che chở từng bước đi lẫm
chẫm của con, cha lo lắng sợ con vấp ngã. Mỗi bước đi của con đều có cha mẹ ở bên
dìu dắt, mỗi tiếng cười, tiếng nói đều có cha mẹ ở bên khuyến khích. Điệp ngữ “Bước
tới” thể hiện niềm sung sướng và đầy tự hào của cha khi thấy con đang lớn lên. Không
chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê
hương thơ mộng và tình quê hương sâu nặng:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
Người cha tự hào về những người cùng sống trên mãnh đất quê hương đã nuôi dưỡng
cho con mình nên vóc nên hình và đã bật lên câu “Người đồng mình yêu lắm con ơi”.
Cuộc sống lao động tươi vui và cần cù của “người đồng mình” được gợi lên qua


những hình ảnh đẹp “Đan lờ cài nan hoa”, “vách nhà ken câu hát” một cách thật cụ
thể và sinh động. Đồng thời các động từ “đan”, “cài” và “ken” vửa diễn tả động tác
lao động cụ thể, vừa nói lên sự gắn bó, quấn quýt trong lao động của “người đồng
mình”. Lao động tuy vất vả nhưng cuộc sống của “người đồng mình”tươi vui, mà rất
ngọt ngào . Công việc tuy nặng nhọc, vất vẻ nhưng “ người đồng mình” luôn lạc quan,
vui vẻ “hát”, “cài nan hoa”. Tất cả những hình ảnh ấy vừa nói lên vẻ đẹp cao qúy của
“người đồng mình” vừa nhắc nhở con phải biết yêu thương, quý trọng “người đồng
mình” vì họ đã cho con tình yêu thương, bảo bọc con lớn khôn. Thiên nhiên quê
hương cũng thật đẹp, luôn dành cho con những gì tinh túy nhất. “Rừng” và “con

đường” là bóng dáng của quê hương luôn dang rộng vòng tay đã được tác giả nhân
hóa, dạy cho con biết rằng núi rừng quê hương, thiên nhiên đã chở che, nuôi dưỡng
con người về cả tâm hồn và lối sống. Con đã lớn lên trong nghĩa tình của quê hương
như thế. Qua những câu thơ vừa tả thực lại vừa đậm chất trữ tình, cha mong con hiểu
những tình cảm cội nguồn đã sinh dưỡng con ,để con yêu cuộc sống hơn . Nhìn con
khôn lớn, suy ngẫm về tình nghĩa làng bản quê nhà, nhà thơ đã nghĩ về cuội nguồn
hạnh phúc, “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời” và cho con biết chính quê hương đã tạo
cho cha mẹ cuộc sống hạnh phúc, mạnh mẽ, bền lâu. Dặn dò con về quê hương ,về
“đồng mình “, cha càng muốn con phải khắc cốt ghi xương nơi mình đã sống ,đã
trưởng thành .
Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính
cao đẹp của "người đồng mình":
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”
“ Người đồng mình” không chỉ tình nghĩa và tài hoa mà còn có bao phẩm chất tốt đẹp,
“thương lắm con ơi”. Trong bao gian khổ, khó khăn thử thách, bao niềm vui, nỗi buồn
trong cuộc đời trải dài theo năm tháng, “người đồng mình” đã rèn luyện , hun đúc chí
khí, rèn luyện bản thân. Câu thơ bốn chữ, đối nhau như tục ngữ, đúc kết một thái độ
một phương châm ứng xử cao quý. Lấy chiều “cao” của trời, chiều “xa” của đất để “
đo nỗi buồn”, để “ nuôi chí lớn”. Câu thơ thể hiện một bản lĩnh sống cao đẹp của
người dân miền núi, của con người Việt Nam. Lời tâm tình của người cha nói với con
cũng là lời khuyên răn con phải biết trân trọng mảnh đất quê hương, nơi mình sinh ra
và lớn lên. Người cha tự hào về “người đồng mình” sống vất vả và mạnh mẽ, phóng
khoáng, gắn bó sâu nặng với quê hương dẫu cực nhọc, đói nghèo. Người cha mong
con chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý
chí, bằng niềm tin vững vàng:
“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh



Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
Với các hình ành so sánh, ẩn dụ và sử dụng thành ngữ, cha đã nói với con về những
tính cao đẹp của “người đồng mình”. Điệp ngữ “ sống” vang lên ba lần như lời khẳng
định tâm thế, bản lĩnh và dáng đứng dũng mãnh của “người đồng mình”. Đó là sống
vất vả nhưng vẫn mạnh mẽ khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu cho quê
hương còn đói nghèo cực nhọc. Con phải sống có nghĩa tình chung thuỷ với quê
hương, biết chấp nhận và vượt qua thử thách gian nan. Đó là những điều mà cha “vẫn
muốn”, cha mong con, hy vọng ở con. Lời thơ giản dị mà chắc nịch, lay động thấm
thía vào lòng người. Những câu thơ tiếp theo là lời khẳng định với con, “ người đồng
mình” tuy mộc mạc thô sơ nhưng không nhỏ bé:
“ Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
Để phản ánh bản chất giản dị của người dân quê chân lấm tay bùn quanh năm, tác giả
dùng cách nói cụ thể, hình ảnh chân thật “ thô sơ da thịt”. “ Người đồng mình” môc
mạc nhưng giàu chí khí và nghị lực. Họ có thề “thô sơ da thịt” nhưng “ không hề nhỏ
bé” về tâm hồn, về khí phách và ý chí nghị lực. Từ đó để khẳng định và ngợi ca tinh
thần cần cù, chịu khó trong lao động, sống giản dị, chất phác, không hề “ nhỏ bé” tầm
thường. Họ mong ước xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp. Với lối nói độc đáo
của người dân tộc miền núi “ người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”, người
cha đã cho con thấy tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn nguồn cội của “người đồng
mình”. Chính những con người ấy bằng sự lao động cần cù đã tạo nên những truyền
thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc và quê hương.
Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình,
lời của cha càng trở nên thật tha thiết:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”
Người cha đã nhắc con khi “ lên đường” không bao giở sống “ nhỏ bé” trước thiên hạ.
Phải biết lấy cốt cách giản dị, mộc mạc của người lao động để vươn lên. Người cha
mong con có đủ sức mạnh, niềm tin để đối mặt với những khó khăn mà con sẽ phải
gặp, cũng khuyên con bài học đạo lý làm người, mong muốn con phải biết ơn và tự
hào với dân tộc mình, quê hương mình, để đủ tự tin, đủ sức mạnh để vững bước trên


đường đời. Hai tiếng “nghe con” đầy trìu mến, yêu thương kết thúc bài thơ với tấm
lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của người cha đối với
đứa con thân yêu của mình.
Bài thơ có bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt tự nhiên, giọng điệu thiết tha, triều mến, chân
tình và rất mới lạ trong phong cách miền núi với ngôn ngữ “thổ cẩm” rất độc đáo, với
cảm xúc, tư duy rất riêng. “Nói với con” được viết bằng thể thơ tự do bay bổng phù
hợp với mạch cảm xúc tự nhiên tạo ra sự cộng hưởng hài hoà với những cung bậc tình
cảm khác nhau trong lời cha truyền thấm sang con. Lời nhắn nhủ ân cần của người
cha với con mình cũng là nhắn nhủ mà người cha nào cũng muốn con mình mang theo
như một hành trang trong cuộc đời. Qua đó ta phải biết tự hào, giữ gìn và phát huy
truyền thống của dân tộc ta. Đồng thời cũng cần phải biết yêu thương quê hương, gia
đình mình và phải có ý chí, nghị lực vươn lên trước những chướng ngại của cuộc đời.

Đề: Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên
Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
(Tố Hữu)

Những dòng thơ ấy như ngân vang da diết, gieo vào lòng người đọc những xúc cảm thật
khó quên về một quan niệm sống rất đẹp: Sống là cho người khác chứ không phải cho
riêng mình! Sống là phải quan tâm lo lắng đến những người xung quanh. Và đến với
truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long, ta cũng bắt gặp một tư
tưởng, một cách sống như vậy. Được viết trong chuyến đi thực tế lên Lào Cai năm 1970,
truyện ngắn đã để lại một dư âm không lặng lẽ bởi nó đã thành công trong việc xây dựng
hình tượng những con người đang thầm lặng cống hiến cho Tổ quốc. Đặc biệt, nhân vật
anh thanh niên – một con người đáng mến đáng yêu đã để lại trong lòng người đọc những
ấn tượng khó quên về vẻ đẹp của người lao động.
..Anh thanh niên ấy chính là trung tâm của truyện ngắn. Anh không xuất hiện ngay từ đầu
tác phẩm mà chỉ có mặt trong cuộc gặp gỡ chốc lát với người họa sĩ già, cô kĩ sư mới ra
trường và bác lái xe. Ngay cả đến tên anh, tác giả cũng không giới thiệu. Song dù chỉ gặp
anh trong ba mươi phút ngắn ngủi người "cô độc nhất thế gian" ấy đã khiến người đọc
rung cảm và xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn lấp lánh, trước chân dung của một người lao
động lặng lẽ cống hiến cho đất nước trong cái lặng lẽ của Sa Pa.


Đến với những trang viết tinh tế và đầy cảm xúc của Nguyễn Thành Long, , người đọc
thật sự ấn tượng trước hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên “ một người lao
động chân chính, thật ấn tượng trước hình ảnh một người thanh niên tầm vóc bé nhỏ, nét
mặt rạng ngời. Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng
chỉ có mây núi, cây cỏ Sa Pa làm bạn. Một cuộc sống như vậy chẳng lẽ lại khiến anh cô
đơn, buồn tẻ? Công việc của anh cũng hết sức gian khó. Anh là một cán bộ khí tượng
kiêm vật lý địa cầu "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây . Công việc ấy không khó nhưng
gian lao lắm. Quên sao được những đêm gió tuyết, giá rét khi anh làm việc! Quên sao
được cái lặng im đáng sợ của Sa Pa lúc nửa đêm! Quả thật, hoàn cảnh sống gian khó vất
vả, cô đơn ấy của anh đã khiến người đọc cảm phục anh biết nhường nào.
Sống trong một hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy nhưng thật cảm phục khi ở người thanh
niên ấy vẫn ngời lên niềm đam mê cháy bỏng với công việc, vẫn lấp lánh một tinh thần,
thái độ, ý thức trách nhiệm với công việc Quanh năm suốt tháng chỉ có cây cỏ làm bạn,

cô đơn một mình, thế nhưng anh đã ý thức được công việc của mình. Đó là công việc
"báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Thử hỏi nếu không
có lòng yêu nghề, không có một niềm say mê rực cháy thì làm sao có thể nhận ra giá trị
đích thực của công việc? Trong suy nghĩ của anh, được làm việc là một điều thật hạnh
phúc, hãnh diện. Còn gì đẹp hơn tinh thần yêu nghề tha thiết ở người thanh niên ấy? "Khi
ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? . Có lẽ ngọn lửa say mê
công việc đã khiến anh quên đi bao cô đơn gian khó, tỏa sáng tâm hồn anh, để rồi chỉ còn
lại sự toàn tâm, toàn ý cho nghề nghiệp? Anh luôn tự động viên, an ủi mình để hoàn
thành tốt công việc. "Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Suy
nghĩ như vậy chẳng đẹp lắm sao? Và thật xúc động khi niềm say mê ấy được nhen nhóm
lên hàng triệu lần khi anh biết tin là mình đã góp phần bắn rơi máy bay Mĩ ở cầu Hàm
Rồng. Tâm hồn anh như ngập tràn niềm sung sướng, bồi hồi và hãnh diện. Chẳng phải
một con người bé nhỏ như anh cũng đã cống hiến cho cách mạng cho đồng bào đó sao?
Và bắt đầu từ đây, cuộc đời đến với anh ngày càng đẹp hơn, có ý nghĩa hơn, để rồi anh
nguyện rằng sẽ mãi phục vụ Tổ quốc. Suy nghĩ ấy, sự say mê cháy bỏng ấy của anh đã
thể hiện một lí tưởng cao đẹp.
Không chỉ có vậy, người đọc còn yêu mến và cảm phục anh hơn bởi vẻ đẹp rạng ngời
trong những hành động cụ thể. Công việc của anh đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ rất cao.
"Cháu lấy những con số mỗi ngày báo về nhà bằng’ máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ,
bảy giờ tối, lại một giờ sáng". Công việc ấy thật là gian lao! Để đo gió đo mưa, anh đã
quên đi bao rét mướt, giá lạnh, quên đi cái buồn ngủ xâm chiếm để hoàn thành tốt công
việc của mình. Ấy vậy mà anh khẳng định: "Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác".
Hẳn là tất cả những hành động của anh đều dồn cho công việc nên anh mới có thể vui vẻ,


yêu nghề đến vậy. Thử hỏi còn nghề gì cao quý hơn những hành động "quên mình" ấy
của anh?
Ngoài ra, đọng lại trong lòng mỗi người đọc là phong cách sống của anh. Thật ngỡ ngàng
khi người thanh niên ấy sống một mình cô đơn trên núi cao mà lại tổ chức; sắp xếp, được
một cuộc sống nề nếp, ngăn nắp, khoa học. Cuộc sống xung quanh bỗng trở nên thật đẹp

dưới bàn tay của anh – một con người lao động chân chính. Nào là căn nhà nhỏ sạch sẽ,
gọn gàng. Nào là những hàng sách được xếp ngay ngắn trên giá. Nào là vườn hoa rực rỡ,
mang đậm hơi thở Sa Pa với "hoa đơn, hoa thược dược, vang tím, đỏ, phấn, tổ ong".
Đặc biệt anh rất hồ hởi, cởi mở với mọi người, gặp mỗi người trên chiếc xe từ Hà Nội lên
Sa Pa, anh vui mừng khôn xiết như gặp lại bạn cũ vậy. Gặp ông họa sĩ và cô kĩ sư, anh
không một chút ngần ngại mời hai người lên nhà chơi. Anh đã tặng cô kĩ sư một bó hoa
thật to "Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa tùy ý. Cô cứ cắt một
bó rõ to vào. Có thể cắt hết “nếu cô thích", và anh kể chuyện say mê, hồ hởi như đang
tâm tình với hai người bạn tri kỉ. Sự cởi mở của anh thật đáng trân trọng làm sao!
Không chỉ có vậy, anh còn rất quan tâm đến mọi người. Quên sao được củ tam thất mà
anh gửi biếu vợ bác lái xe. Quên sao được làn trứng gà mà anh chuẩn bị cho ông họa sĩ
và cô kĩ sư ăn trưa! Những món quà ấy tuy nhỏ nhưng đó chẳng phải là tấm lòng chân
thành, sự nhiệt tình chu đáo ở anh.
Anh là một con người Sống rất giản dị và vô cùng khiêm tốn. Người họa sĩ già bất giác
tìm ra anh chính là nguồn cảm hứng mà bấy lâu nay ông đi tìm, là nguồn khao khát mà
ông chờ đợi. Ông muốn vẽ lại chân dung của anh để hoàn thành kiệt tác của mình. Nhưng
anh thấy day dứt: "Không, không bác? đừng vẽ cháu ! "Để cháu giới thiệu với bác những
người khác đáng cho bác vẽ hơn. Anh luôn nghĩ đến những người xung quanh cũng đang
thầm lặng làm việc và còn tốt hơn mình. Anh đã kể về người kĩ sư ở vườn rau su hào, về
nhà khoa học nghiên cứu sét. Dường như trong từng lời kể ấy, ta luôn bắt gặp đâu đây
ánh mắt cảm phục, tự hào về những con người đang lặng lẽ cống hiến cho Tổ quốc trong
anh. Có lẽ nào sự khiêm tốn ấy lại không khiến ta xúc động?
Lặng lề Sa Pa với những trang viết tinh tế đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng
không phai về vẻ đẹp trong suy nghĩ, trong phong cách sống của anh thanh niên. Sự lặng
lẽ cống hiến cho Tổ quốc của con người bình thường mà cao cả ấy sẽ mãi sưởi ấm trái
tim ta. Bất giác, trước những con người lao động chân chính ấy, ta tự hỏi về lẽ sống, lí
tưởng của thanh niên ngày nay. Liệu những suy nghĩ bây giờ còn giống với những con
người lặng lẽ – những "mùa xuân nho nhỏ" của đất nước:



Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Thanh Hải)

************************************
Đề: Cảm nhận về nhân vật ông sáu
Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn Nam Bộ nên trong văn thơ của ông có cái chất hồn
hậu, mộc mạc mà thấm tình người như chính con người Nam Bộ vậy. Truyện ngắn
“Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ gay gắt,
quyết liệt ở chiến trường miền Nam. Trong không khí chiến tranh, tình cảm cha con trong
truyện ngắn được nhà văn làm nổi bật tạo sự xúc động mãnh liệt cho người đọc. Trong
các nhân vật trong truyện ngắn, hình ảnh người cha, tức ông Sáu thật khiến người đọc
cảm thấy thật bình dị song cũng thật đẹp, tình yêu ông dành cho bé Thu làm lay động tâm
hồn của độc giả.
Ông Sáu sau tám năm chiến đấu ở chiến trường, khi được nghỉ phép về thăm nhà, lòng
ông nôn nao vì biết sắp được gặp con gái của mình, khi ông đi, con gái của mình mới
được hơn một tuổi. Vì vậy,lần này trở về không tránh khỏi cảm giác hồi hộp, mong chờ.
Có lẽ, tình cảm cha con thiêng liêng khiến ông nhận ngay ra bé Thu khi thuyền vừa mới
cập bến, đó là một đứa bé khoảng lên chín, lên mười đang chơi ở gốc xoài. Sự xúc động,
vui sướng khiến ông nghẹn ngào gọi tên con: “Thu! con” . Sự nôn nóng, xúc động của
ông Sáu ta hoàn toàn có thể hiểu được. Với một người cha mà nói, sự xa cách, biệt li suốt
tám năm ròng với chính đứa con gái mình hết mực yêu thương, nay được gặp lại vừa là
niềm vui đoàn viên, vừa là niềm hạnh phúc vô bờ bến.Tuy nhiên, mọi niềm vui của ông
Sáu dường như không được lâu, bởi ngay sau đó, khi ông “bước tới vừa đưa tay đón chờ
con” thì bé Thu không chạy lại ôm chặt lấy ông như ông từng mường tượng mà còn bé
“tròn mắt nhìn”, cái nhìn “vừa lạ lùng, vừa ngơ ngác”. Sự xúc động làm cho vết thẹo trên
mặt của ông “giật giật”, giọng nói run run không còn kìm chế được được sự xúc động:
“Ba đây con! Ba đây con”. Vì sự nôn nóng, biểu hiện có phần gấp gáp, vồ vập của ông

Sáu, lại thêm vết sẹo đỏ ửng trên mặt giật giật khiến cho bé Thu hoảng sợ , bé đã chạy đi,
vừa chạy vừa kêu thét “má! Má”. Bé Thu là một đứa trẻ, trước mặt có người lạ, lại có
phần đáng sợ bởi vết sẹo trên mặt, sự hoảng hốt của bé, ông Sáu cũng phần nào hiểu
được.Nhưng bởi vì quá hi vọng vào cuộc đoàn viên hạnh phúc này nên khi bị bé Thu
khước từ đón nhận, hoảng sợ chạy vụt đi thì ông Sáu đã “ngạc nhiên, đau đớn và hụt
hẫng”. Sự đau khổ của người cha bị chính con mình từ chối thừa nhận được nhà văn
Nguyễn Quang Sáng miêu tả rất xúc động : “đau đớn khiến mặt anh sầm lại…hai tay


buông thỏng như bị gãy”. Người cha náo nức vì niềm vui được gặp con gái,muốn ôm con
vào lòng với tất cả sự âu yếm dành dụm bao năm xa cách nhưng lại bị đứa con hoảng sợ,
chối từ. Đó chẳng phải nỗi đau đớn, tuyệt vọng nhất của một người cha hay sao?
Hai ngày ở nhà, ông Sáu cũng chẳng dám đi đâu xa, cứ quanh quẩn tìm mọi cách để được
gần con, mong mỏi sự đón nhận của bé Thu. Tuy nhiên, hiện thực diễn ra khiến ông vô
cùng đau lòng, bé Thu không những nhất quyết không chịu nhận ông, mà một chút quan
tâm, chút lễ phép đối với ông cũng không có. Khi được má sai vào gọi ba xuống ăn cơm,
bé Thu cũng gọi cộc lốc, trống không, gọi chỉ vì bắt buộc phải làm vậy: “cơm chín
rồi”.Lúc ấy ông Sáu “vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười”. Tuy là cười đấy, nhưng sao nụ cười
này thật buồn, còn man mác sự thất vọng, bất lực, khổ tâm của người cha. Vì dù bao
nhiêu cố gắng đi nữa thì cũng đều vô vọng, chính đứa con gái ruột thịt mình yêu quý đều
một mực khước từ, thậm chí còn phủ nhận sự xuất hiện của ông.
Tuy rất buồn nhưng chưa một phút giây nào ông Sáu thôi cố gắng, thôi chăm chút, lo
lắng cho bé Thu. Trong bữa cơm gia đình, vì yêu thương con nên ông Sáu đã gắp cho con
miếng trứng cá to nhất, ngon nhất. Nhưng đáplại cử chỉ ân cần ấy là sự chối bỏ quyết liệt
của con bé, con bé không những không đón nhận nó mà còn dùng đũa hất miếng trứng ra
ngoài. Vì quá tức giận, ông Sáu đã đánh con. Đánh con nhưng lòng người cha còn đau
gấp bội. Vì hành động nóng nảy này mà đến lúc hi sinh, ông Sáu vẫn mang theo sự hối
hận. Đến tận lúc chia tay, lên đường vào chiến trận, ông Sáu vẫn “buồn nẫu ruột”, ông
không dám chạy lại ôm con, bế con vì sợ con bé hoảng sợ. Ông chỉ đưa mắt lên nhìn, cái
nhìn cũng “buồn rầu”. Nhưng thật bất ngờ,vào giây phút cuối cùng, khi sắp phải chia tay,

ông Sáu lại vỡ òa trong hạnh phúc vì tiếng gọi ba bất ngờ từ bé Thu “b…a..”. Ông Sáu
sững sờ, một lần nữa không kìm nén được xúc động, người đàn ông ấy một tay ôm con,
một tay lau nước mắt. Có thể nói, đây là món quà ý nghĩa nhất mà ông Sáu nhận được
trước giây phút lên đường.
Vào chiến trường, ông Sáu không giây phút nào thôi nhớ con, vì lời hứa mua cho bé Thu
một chiếc lược, nên khi nhặt được một mảnh ngà, ông đã vui sướng như nhặt được một
thứ gì lớn lao lắm. Rồi cũng tự tay ông làm món quà này tặng cho con. Trên chiếc lược
ông còn kì công khắc lên những dòng chứa đầy yêu thương: “Yêu nhớ, tặng Thu con của
ba”. Khi chiến đấu, vào giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, ông Sáu vẫn nhớ đến
con. Thu hết tàn lực, ông lấy ra cây lược, trao cho ông Ba, bạn chiến đấu thân thiết của
mình, cũng là người ông tin tưởng nhất lúc này. Không đủ sức chăng chối điều gì, ông
Sáu chỉ nhìn ông Ba thật. Ánh nhìn ấy ám ảnh và thiêng liêng hơn một lời di chúc. Và
đến lúc nhận được lời hứa từ ông Ba: “Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu”, ông mới nhắm
mắt đi xuôi. Ông Sáu ra đi, nhưng kỉ vật là cây lược ngà, vật chứa đựng biết bao tình cảm


của ông dành cho con thì vẫn còn mãi đó. Tấm lòng của người cha dành cho con đến phút
cuối của cuộc đời vẫn bao la như vậy, da diết như vậy.
Thông qua nhân vật ông Sáu, nhà văn Nguyễn Quang Sáng không chỉ khắc họa được sinh
động mà không kém phần chân thực hình ảnh người cha vĩ đại, cùng với tình yêu to lớn
dành cho con của mình. Mà còn đánh động vào sâu thẳm trãi tim mỗi độc giả tình cảm
cha con. Tôi tin rằng đọc tác phẩm này, nhiều độc giả nhớ về cha mình, nhớ về những hi
sinh thầm lặng của cha trong suốt cuộc đời để dành cho chúng ta. Ta cảm nhận được sự
thiêng liêng, vĩ đại nơi ông Sáu, ông không chỉ dành cho bé Thu tình cảm tuyệt vời nhất
mà còn lưu giữ lại cho bé Thu một kỉ vật, đó chính là chiếc lược ngà, để khi nhìn vào đó,
bé Thu có thể nhớ về cha mình, biết được tình cảm của cha dành cho mình sâu đậm đến
mức nào
Không chỉ là một người cha hết lòng yêu thương con, ông Sáu còn là một người chiến sĩ
cách mạng kiên trung, dũng cảm. Ông gắn bó với chiến trường, ngày ngày đối đầu với
mưa bom bão đạn cũng chỉ mong mỏi đất nước được hòa bình, đất nước được tự do. Ông

đã dành hơn nửa cuộc đời của mình để chiến đấu, dù có thương nhớ con nhưng ông cũng
chưa bao giờ từ bỏ, vẫn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh, dâng hiến bất cứ lúc nào về
Tổ quốc, quê hương của mình. Ta có thể thấy, dù yêu con nhưng ông Sáu cũng biết được
trách nhiệm lớn lao của mình đối với Tổ Quốc. Vì vậy mà ông gác lại mong muốn được
gặp con, được ôm con vào lòng, thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc thân yêu. Không chỉ
chịu nhiều nỗi đau về thể xác khi chiến đấu, vết tích còn để lại đó là vết thẹo dài trên mặt
mà ông cũng đã hi sinh tính mạng của mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
Như vậy, thông qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhà văn Nguyễn Quang Sáng không
chỉ làm nổi bật lên sự thiêng liêng của tình cha con, nỗi đau, nỗi mất mát mà chiến tranh
mang lại cho mỗi gia đình. Mà nhà văn còn khắc họa thành công nhân vật ông Sáu, người
chiến sĩ kiên trung, song cũng là một người cha dành cho con mình tình cảm yêu thương
vô bờ bến. Câu chuyện về ông Sáu thật khiến người đọc xúc động, bồi hồi, bởi hình ảnh
ấy quá đẹp, nó chạm vào phần tình cảm sâu thẳm trong trái tim mỗi độc giả, đó là tình
phụ tử thiêng liêng.

Đề :Cảm nghĩ về bài thơ 'Mùa xuân nho nhỏ' của Thanh Hải
Bài làm
Là tác phẩm cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải, được viết vào tháng 11 – 1980, bài
thơ Mùa xuân nho nhỏ của ông dã diễn đạt cảm hứng đón nhận thanh sắc, đất trời
mùa xuân, cảm nhận đầy tự hào về bước đi lên thanh xuân cúa đất nước. Đồng
thời, bài thơ cũng là một tâm nguyện dâng hiến sức xuân trong cuộc sống cách


mạng của đất nước.Bài thơ đi theo một mạch cảm xúc bắt đầu từ những cảm xúc
trực tiếp trước vẻ đẹp của sức sống mùa xuân xứ Huế từ đó liên tưởng tới mùa
xuân của đất nước, của cách mạng. Sau đó đẩy mạnh cảm xúc đến những ước
nguyện của bản hoà ca cuộc đời. Và cuối cùng, bài thơ lại trở về với cảm xúc thiết
tha tự hào qua làn điệu dân ca xứ Huế.
Mở đầu bài thơ là bức tranh mùa xuân của thiên nhiên được phác hoạ bằng vài nét
chấm phá :.

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc,
Ơi! con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Chỉ bằng vài nét đơn sơ mà đặc sắc ,với những hình ảnh nho nhỏ, thân quen , bình
dị, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh xuân thơ mộng, đậm phong vị xứ Huế .Bức tranh có
không gian thoáng đãng ,sắc màu tươi tắn, hài hoà và âm thanh rộn rã tươi vui của
tiếng chim chiền chiện . Cách lựa chọn hình ảnh “dòng sông xanh” , “bông hoa
tím”, cách sử dụng các từ ngữ “ơi” ,“chi” đi liền sau động từ “hót” khiến người đọc
liên tưởng đến quê hương xứ Huế và cả tâm trạng say đắm hân hoan của tác giả .
Dường như thấp thoáng đâu đó trong câu thơ là màu xanh của dòng Hương Giang
mềm mại và những tà áo dài tím biếc của những cô gái Huế mộng mơ, cùng với
âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng chim chiền chiện, khiến mùa xuân của cố đô
trầm mặc, chợt trở nên rực rỡ, rộn ràng .Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân còn
được miêu tả ở chi tiết rất tạo hình :
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng .
Giọt âm thanh của tiếng chim thật trong ,thật tròn,vang ngân giữa không gian,đọng
lại thành từng giọt hữu hình long lanh như hạt ngọc ,nhà thơ đưa tay hứng với tất
cả sự trân trọng , đắm say . Sự chuyển đổi cảm giác khiến hình ảnh thơ trở nên
lung linh, đa nghĩa góp phần diễn tả trọn vẹn hơn niềm say sưa, ngây ngất của tác
giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất vào xuân .
Từ mùa xuân của thiên nhiên, trời đất nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân
của đất nước . Tác giả hướng tình cảm của mình tới những con người đang làm đẹp
mùa xuân :
Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng



Lộc trải dài nương mạ.
Những câu thơ tạo ra hình ảnh sóng đôi đẹp như hai vế của câu đối mừng xuân nói
về những người chiến sỹ bảo vệ và những người lao động dựng xây đất nước.
“Lộc” theo bước chân người cầm súng ra trận,theo bàn tay người lao động ra đồng
và gieo mùa xuân đến khắp mọi miền đất nước. Có lẽ bởi vậy mà không khí khẩn
trương ,rộn ràng , náo nức lan toả khắp tứ thơ :
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
Điệp từ “tất cả” ,từ láy “hối hả”, “xôn xao ” tạo nên nhịp điệu mùa xuân hối hả
,hào hùng ,mở ra những cảm nhận chan chứa tự hào về đất nước :
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước .
Hình ảnh so sánh đẹp : “đất nước như vì sao” toả sáng, luôn vận động và phát triển
không ngừng, có ý nghĩa định hướng ,giục giã mọi người hăng say cống hiến xây
dựng quê hương .
Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc
đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng
Ta làm con chim hót
Ta làm một canh hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Nếu ở đầu bài thơ tác giả miêu tả những hình ảnh làm đẹp thêm ,tô điểm thêm cho
mùa xuân là âm thanh náo nức vang trời của tiếng chim chiền chiện và sắc màu tím
biếc dịu dàng của cánh lục bình nhỏ trên sông thì ở đây tứ thơ được lặp lại, tạo ra
sự đối ứng chặt chẽ . Tác giả mong muốn được làm bông hoa toả ngát hương ,con
chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến để hiến dâng nhưng không làm mất đi
nét riêng của mỗi người .Đó thực sự là lời tâm niệm chân thành, tha thiết, khiêm
nhường và khát khao được cống hiến phần tinh tuý nhất của mình làm đẹp thêm

mùa xuân của quê hương, xứ sở mà không bị giới hạn bởi thời gian, tuổi tác :
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc .


“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo bất ngờ ,độc đáo mà tự nhiên, hợp lý của nhà
thơ , bởi mùa xuân vốn là một khái niệm chỉ thời gian thế mà ở đây “ mùa xuân”
lại có khối ,có hình ,một hình hài nho nhỏ thật xinh xắn . Mùa xuân đã trở thành
một ẩn dụ nói về khát vọng , một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường góp
sức mình làm đẹp thêm mùa xuân của thiên nhiên,đất nước.Điệp từ “dù là” đặt ở
đầu hai câu thơ liên tiếp có ý nghĩa khẳng định cho khát vọng dâng hiến miệt mài,
không mệt mỏi của tác giả .
Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết ,gần gũi với dân ca nhiều hình
ảnh đẹp , giản dị ,gợi cảm ,những so sánh và ẩn dụ sáng tạo đã góp phần tạo nên
thành công không nhỏ cho bài thơ .
Bài thơ kết thúc khi đã làm lay động trái tim mỗi người bởi chất hoạ gợi cảm, chất
nhạc vấn vương và ước nguyện thiết tha chân thành của tác giả .Dường như ước
nguyện nhỏ bé khiêm nhường ấy không còn là của riêng Thanh Hải mà đã trở
thành tiếng lòng chung của nhiều người .Bởi vậy mà đọc xong bài thơ em muốn tự
hỏi mình một điều giản dị :
“Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình !”
*****************************************
Đề bài: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Bài làm
Là tác phẩm cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải, được viết vào tháng 11 – 1980, bài
thơ Mùa xuân nho nhỏ của ông dã diễn đạt cảm hứng đón nhận thanh sắc, đất trời
mùa xuân, cảm nhận đầy tự hào về bước đi lên thanh xuân cúa đất nước. Đồng

thời, bài thơ cũng là một tâm nguyện dâng hiến sức xuân trong cuộc sống cách
mạng của đất nước.
Bài thơ đi theo một mạch cảm xúc bắt đầu từ những cảm xúc trực tiếp trước vẻ đẹp
của sức sống mùa xuân xứ Huế từ đó liên tưởng tới mùa xuân của đất nước, của
cách mạng. Sau đó đẩy mạnh cảm xúc đến những ước nguyện của bản hoà ca cuộc
đời. Và cuối cùng, bài thơ lại trở về với cảm xúc thiết tha tự hào qua làn điệu dân
ca xứ Huế.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế tươi
mát đẹp đẽ để từ đó bộc lộ những cảm hứng say đắm, đón nhận thanh sắc đất trời
mùa xuân:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tim biếc
Chỉ bằng một vài nét phác hoạ, bức tranh mùa xuân quê hương đã hiện lên với một
khoảng không gian khoáng đãng, cao rộng, êm dịu và đầy chất thơ. Bức tranh ấy
được mở ra bằng chiều dài của dòng sông, chiều cao của bầu trời và chiều sâu của


cảm xúc. Bức tranh là một sự pha trộn đặc biệt của màu sắc. Nó có sắc tím biếc,
tươi tắn, đằm thắm của một bông hoa đang mọc giữa dòng sông xanh. Bằng việc sử
dụng đảo ngữ từ mọc lên đầu cùng với việc sử dụng lượng từ một tác giả đả nhấn
mạnh sự xuất hiện đột ngột, bất ngờ cùng với sức sống mạnh mẽ căng tràn của sức
xuân thể hiện qua hình ảnh bông hoa. Màu tím biếc như có sức lan toả cả mặt sông
xanh, hoà quyện với nhau tạo cảm giác dịu mát hài hoà, vừa là tín hiệu của mùa
xuân, vừa là vẻ đẹp tinh tuý của đất trời. Hơn thế nữa, bức tranh mùa xuân còn ghi
vào lòng người những âm thanh lảnh lót của con chim chiền chiện, khiến cho niềm
xúc động bồi hồi, xốn xang chợt bật thành tiếng hỏi:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Bằng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, mùa xuân tình cảm của tác giả được thể hiện
thật mãnh liệt, ông dang rộng vòng tay, mở rộng tấm lòng, trân trọng nâng niu đón
nhận mùa xuân. Tiếng chim vang ra, không tan ra, loang vào không trung mà tuôn
ra thành tiếng rõ ràng, tròn trịa kết tinh thành từng giọt, kết lại thành dấu ấn mùa
xuân để nhà thơ hứng với đôi bàn tay trân trọng và tấm lòng rộng mở. Cả đoạn trên
đã không chỉ lột tả được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn diễn tả được sự say đắm,
ngỡ ngàng và thái độ đón nhận trân trọng, nâng niu của tác giả.
Sau những cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, khổ thơ thứ hai trong bài là
những cảm nhận thật hơn về sức xuân nảy nở nơi những con người chiến đấu và
lao động – hai mẫu người gắn liền với chiều dài lịch sử phát triển của đất nước.
Bốn câu thơ lặp lại từng cặp cấu trúc sánh đôi cùng điệp ngữ mùa xuân xuất hiện
đầu hai câu 1 – 3 đã gợi ra những hình ảnh về đoàn quân cầm súng và đoàn người
ra đồng. Bên cạnh đó, tác giả dùng thêm từ lộc để nói tới sức xuân đang nảy nở.
Cành lá ngụy trang trên lưng người ra đồng, dẫu là cành nhưng trước sức xuân
nhiệm màu vẫn đâm chồi nảy lộc. Những cây mạ non vừa được gieo xuống trong
khí xuân, chẳng đợi thời gian đâm chồi trải dài nương mạ. Dùng từ lộc để diễn tả
sức xuân nảy nở mảnh liệt dang trào dâng của thiên nhiên đất trời, đồng thời còn
thể hiện sức xuân của con người. Những con người cầm súng, truyền sức xuân cho
cành lá ngụy trang trên lưng nảy lộc, những người ra đồng gieo mạ xuống đất hay
là đang gieo xuống những mùa xuân:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đổng
Lộc trải dài nương mạ
Họ đã mang cả mùa xuân, sức xuân ra đồng, ra chiến trường và hơn thế nữa, họ
đang mang cả mùa xuân về cho đất nước. Từ hai hình ảnh của hai lớp người này
tác giả đã đi tới một khái quát cao hơn đối với tất cả.
Tất cả như hối hả



Tất cả như xôn xao…
Cả dân tộc đang hứng sức sống mới trước mùa xuân nhiệm màu. Tất cả đang vội
vã, khẩn trương trong công việc để cống hiến, xây dựng đất nước. Và thêm nữa, từ
xôn xao như diễn đạt một sự thay đổi, một sự biến chuyển trong tâm hồn mỗi con
người trước mùa xuân. Tất cả mọi người đang đóng gop những mùa xuân nhỏ bé
của mình cho mùa xuân của đất nước:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Mùa xuân của đất nước được cảm nhận trong sự tổng kết chiều dài lịch sử bốn
nghìn năm với bao vất vả, gian lao và đất nước được so sánh với vì sao, nguồn
sáng kì diệu của thiên hà, vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên vũ trụ. Đất nước ấy
như một bà mẹ tảo tần, vất vả, qua bao gian lao thử thách vẫn kiêu hãnh, ngoan
cường cứ đi lên phía trước không chỉ bằng sức mạnh của hôm nay mà bằng sức
mạnh của bốn nghìn năm lịch sử. Câu thơ như là một điểm nhấn, lời tổng kết về
sức sống mãnh liệt của đất nước đồng thời ẩn chứa niềm tự hào, niềm tin của tác
giả vào cuộc đời và đất nước.
Khổ thơ thứ tư, năm là hai khổ thơ bộc lộ rõ nhất chủ đề của bài thơ đó là ước
nguyện thiết tha muốn hoà đồng cùng mùa xuân đất nước, ước nguyện dâng hiến
tài sức cho đời. Và trước tiên, ước nguyện của nhà thơ là ước nguyện muốn hoà
đồng cùng thiên nhiên đất nước:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Ở khố thơ này đã có sự lặp lại cấu trúc ngữ pháp, bắt gặp những hình ảnh bông
hoa, con chim, những tín hiệu mùa xuân ở khổ thứ nhất. Trong muôn ngàn điều
ước, tác giả chỉ ước làm một tiếng chim trong muôn ngàn giọng hót để gọi xuân
về, một bông hoa trong muôn triệu đoá hoa để tô điểm cho mùa xuân. Những ước

muôn giản dị để thành những vật nhỏ bé nhưng chính những vật nhỏ bé này lại góp
phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên mùa xuân, tạo nên Hắc xuân. Bên cạnh
đó, tác giả còn muốn làm một nốt trầm trong bản hoà ca êm ái. Chỉ là một nốt trầm
kín đáo, khiêm nhường, chứ không phải là một nốt thanh thánh thót, nổi trội. Lẫn
vào trong bản hoà ca, khó nghe và nhận ra những nốt trầm khiêm nhường đó đã tạo
nên cái hay của bản nhạc. Tác giả muốn làm một riết trầm nhưng là nốt trầm xao
xuyến, có sức ngân vang, một nốt trầm có ích cho đời. Những ước muốn tưởng
như giản dị ấy lại có một ý nghĩa lớn lao đó là phải đóng góp những gì tươi đẹp
nhất cho cuộc đời, cho đất nước, dù đó là sự cống hiến khiêm nhường, giản dị.
Điều đó không chỉ ước muốn của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, tất cả
chúng ta. Thông qua việc chuyển đổi đại từ tôi sang ta, nguyện ước riêng đã trở


thành nguyện ước chung. Sau ước nguyên hoà đồng, tác giả đã đi tới khát vọng
cống hiến bền bỉ của mình. Trong cảm hứng trữ tình, nhân vật trữ tĩnh bỗng biến
thành mùa xuân nho nhỏ, một mùa xuân không chỉ mang ý nghĩa mà là một mùa
xuân nhỏ bé, có hình khối hữu hạn nhập vào mùa xuân rộng lớn của đất nước:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Khổ thơ như là một lời nhắn nhủ, một lẽ sống. Sống là để cống hiến. Mùa xuân
nho nhỏ còn là quan điểm đúng đắn về mối quan hệ giửa cá nhân và tập thể, giữa
mỗi con người giữa cuộc đời chung của dân tộc. Thanh Hải đã chọn cho mình một
cách cống hiến riêng không phô trương, không ồn ào, cống hiên một cách âm thầm
lặng lẽ trong mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi. Khổ thơ là một sự tổng kết, chiêm
nghiệm từ chính cuộc đời đã cố gắng không biết mệt mỏi từ tuổi hai mươi căng
tràn.sức sống đến khi phải nằm trên giường bệnh của nhà thơ. Là lời cho riêng
mình, đoạn thơ bỏ trống cách xưng hô nhưng điều đó lại như mỗ rộng tới mọi
người, lay động người đọc cùng chung ý nghĩ.

Bài thơ ít nói đến Huế nhưng người đọc vẫn nhận ra một điều, bài thơ vẫn đậm đà
chất Huế. Chất Huế nằm trong cảnh sắc nên thơ trong tâm hồn dịu dàng, đàm thắm
trong những bài thơ ngũ ngôn, trong những bài dân ca Huế. Và đặc biệt chất Huế
đậm đà ở khổ cuối trong tiếng hát, tình yêu nước non, tình yêu quê hương đất nước
Mùa xuân tôi xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Nếu những khổ thơ trên là những suy ngẫm cảm động về ước nguyện dâng hiến thì
khổ thơ cuối nhà thơ lại muốn được cất lên tiếng hát thiết tha dựa trên lời ca buồn
bã của câu Nam ai Nam bình, Thanh Hải đã chuyển thành một nội dung đằm thắm
chất Huế, vừa hoà chung cùng nước non.
Lời ca như vang vọng, gợi mở ra một cái tình nhỏ bé trong cái ngàn dặm rộng lớn,
mênh mang nhưng vẫn rất gần gũi, tràn đầy yêu thương và ấm áp. Tiếng hát đằm
thắm hiền hoà xen vối những tiếng phách giòn giã, tươi vui đã kết lại bài thơ. Bài
thơ khơi lên là dòng sông là tiếng chim hót vang trời xứ Huế. Kết thúc lại là nước
non và tiếng hát tươi vui cả tình yêu nước non ngàn dặm, tình yêu quê hương đất
nước.
Bài thơ được viết theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi
vừa thể hiện nguyện ước chân thành, tha thiết vừa như dựng lên một lẽ sống cao
đẹp, cống hiến hết mình, bền bỉ mà âm thầm, lặng lẽ.
*************************************


Đề bài: Cảm nhận bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
I. Mở bài:Bác Hồ là tên gọi thân yêu vang âm trong trái tim bao người, là niềm tin,
là sức mạnh, làphẩm giá của con ngư ời Việt Nam, một người bạn lớn đối với tâm
hồn mỗi con người,đối với thiên nhiên tạo vật... Sự vĩ đại, vẻ đẹp của Bác, lòng
kính yêu với Bác đã trởthành cảm hứng cho các các nghệ sĩ sáng tạo ra các tác

phẩm nghệ thuật bất hủ. Đến sautrong đề tài thơ về Bác do điều kiện, hoàn cảnh: là
người con miền Nam, cầm súng ởngoài tiền tuyến...nhà thơ Viễn Phương đã để lại
bài thơ "Viếng lăng Bác" độc đáo, cósức cảm hóa sâu sắc bởi tình đẹp, bởi lời
hay.II. Thân bài:1 Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải
phóng miền Nam, đấtnước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh vừa được khánhthành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả
nước là được đến viếng lăng Bác.Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba
mươi năm hoạt động và chiến đấu ởchiến trư ờng Nam Bộ xa xôi. C ũng như đồng
bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mongmỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này,
khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thểthực hiện được ước nguyện ấy. Tình
cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để ôngsáng tác bài thơ này.1. Cảm xúc
c ủa nhà thơ khi đến lăng Bác: Cảm xúc của một người con đã đi từ mộtnơi rất xa
cả về không gian và thời gian, giờ đây giờ phút được trở về bên Bác đã đượcdiễn tả
sâu sắc trong khổ thơ này:- Nhà thơ kể: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Câu
thơ mở đầu như một lời thôngbáo ngắn gọn, lời lẽ giản dị nhưng chứa đựng trong
nó biết bao điều sâu xa, Nhà thơ nóimình ở miền Nam, ở tuyến đầu của Tổ quốc, ở
nơi máu đổ suốt mấy chục năm trời. Nhưvậy, không đơn giản là chuyên đi thăm
công trình kiến trúc, không chỉ chiêm ngưỡngtrước di hài một vĩ nhân mà đó là cây
tìm về cội, lá tìm về cành, máu chảy về tim, sôngtrở về nguồn. Đó là cuộc trở về để
báo công với Bác, để được Bác ôm vào lòng và ngợikhen.- Nhà thơ xưng “con” và
chữ “con” ở đầu dòng thơ, đầu bài thơ. Trong ngôn từ của nhânloại không có một
chữ nào lại xúc động và sâu nặng bằng tiếng “con”. Cách xưng hô nàythật gần gũi,
thật thân thiết, ấm áp tình thân thương mà vẫn rất mực thành kính, thiêngliêng.
Đồng thời, cũng diễn tả tâm trạng xúc động của ngư ời con ra thăm cha sau
baonhiêu năm xa cách.- Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng”:+ “Viếng”:
là đến chia buồn với thân nhân người chết.+ “Thăm”: là gặp gỡ, trò chuyện với
người đang sống.-> Cách nói giảm, nói tránh -> giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát
-> khẳng định Bác vẫncòn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân
tộc. Đồng thời gợi sự thânmật, gần gũi: Con về thăm cha – thăm người thân ruột
thịt, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơiBác ở để thỏa lòng khát khao mong nhớ bấy



lâu.=> Câu thơ không có một dụng công nghệ thuật nào nhưng lại vô cùng gợi
cảm, dồn nénbiết bao cảm xúc. Cách xưng hô và cách dùng từ của Viễn Phương
giúp cho người đọccảm nhận được tình cảm xúc động, nhớ thương của một người
con đối với cha. Đó khôngchỉ là tình cảm riêng của nhà thơ mà còn là tình cảm
chung của dân tộc Việt Nam. Thế hệnày tiếp nối thế hệ khác song tất cả đều có
chung một tình cảm như thế với Bác Hồ kínhyêu.- Cái hay của khổ thơ không chỉ ở
từ ngữ bình dị mà còn ở hình ảnh cây tre vô cùng thânthuộc. Chắc nhà thơ phải đến
xếp hàng từ rất sớm mới thấy đư ợc hàng tre trong sươngnhư vậy. Những “hàng tre
xanh xanh Việt Nam” ấy chính là hình ảnh tư ợng trưng cholàng quê, cho con
người Việt Nam bền bỉ, cần cù, chịu thương chịu khó. Tác giả bật lênmột tiếng “Ôi
!” vừa đầy thương cảm vừa mang vẻ tự hào. Thương cảm vì dân tộc ta phảitrải qua
bao nhiêu “bão táp mưa sa ”, khó khăn gian khổ trong cuộc đời. Tự hào vì tre
vẫn“đứng thẳng hàng” như người Việt ta luôn kiên cường, bất khuất trước mọi
gian lao, thửthách. Đức tính cao quý ấy cũng đư ợc thể hiện trong thơ Nguyễn Duy
: “Thân gầy guộc,lá mong manh / Mà sao nên luy nên thành tre ơi”. Nhưng Viễn
Phương không chỉ cangợi đất nư ớc, con người Việt Nam mà còn muốn nói đến
mối liên kết giữa Bác với quê2 hương, với người dân. Ngày xưa, Bác từ giã làng
quê với hàng tre xanh để ra đi tìmđường cứu nước, và bây giờ Bác lại trở về giữa
vòng tay của quê hương, giữa những conngười cần cù, chịu khó. Những “hàng tre
bát ngát” bao quanh lăng như vòng tay của quêhương, của Tổ quốc đang bao bọc
lấy vị lãnh tụ vĩ đại, như hình dáng những người concủa dân tộc đang đứng canh
giấc ngủ c ủa Ngư ời. Nghệ thuật ẩn dụ ấy vừa hay vừa tạo sựkết nối chặt chẽ vì
cây tre, Bác và đất nước có mối liên hệ đặc biệt.=> Chỉ một khổ thơ ngắn thôi
nhưng cũng đủ để thể hiện những cảm xúc chânthành, thiêng liêng của nhà thơ và
cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu.2. Cảm xúc c ủa nhà thơ khi đứng trước
lăng Bác:- Nhà thơ đã sử dụng một ẩn dụ nghệ thuật tuyệt đẹp để nói lên cảm nhận
của mình khiđứng trư ớc lăng Bác:Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một
mặt trời trong lăng rất đỏ.+ Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực.

Đó là mặt trời thiên tạo, là hànhtinh quan trọng nhất của vũ trụ, nó gợi ra sự kì vĩ,
sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồncội của sự sống, ánh sáng.+ Hình ảnh “mặt
trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh củaBác Hồ.
Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh. “Mặttrời”
– Bác Hồ soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành
độclập tự do, thống nhất đất nước. Bác đã cùng nhân dân vượt qua trăm ngàn gian
khổ, hisinh để đi tới chiến thắng quanh vinh, trọn vẹn. “Mặt trời” – Bác Hồ tỏa hơi


ấm tìnhthư ơng bao la trong lòng mỗi con người Việt Nam. Nhà thơ Tố Hữu đã so
sánh Bác như:“Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”. Cái nghĩa, cái nhân lớn lao
của Bác đã tác độngmạnh mẽ, sâu xa tới mỗi số phận con người.+ Thật ra so sánh
Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu:Người rực rỡ một mặt
trời cách mạngMà đế quốc là loài dơi hốt hoảngĐêm tàn bay chập chạng dưới chân
người.( Tố Hữu – “Sáng tháng năm”)Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong
lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡnghàng ngày của mặt trời tự nhiên( biện pháp
nhân hóa “thấy”) là một sáng tạo độc đáo vàmới mẻ của Viễn Phương. Cách ví đó
một mặt ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển củaNgười đối với các thế hệ con
người Việt Nam. Mặt khác bộc lộ rõ niềm tự hào của dântộc Việt Nam khi có Bác
Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đư ờng chỉ lối cũngnhư ánh sáng của mặt
trời thiên nhiên.+ Từ láy “ngày ngày” đứng ở đầu câu vừa diễn tả sự liên tục bất
biến của tự nhiên vừagóp phần vĩnh viễn hóa, bất tử hóa hình ảnh Bác Hồ trong
lòng mọi người và giữa thiênnhiên vũ trụ.- Hình ảnh dòng ngư ời vào thăm lăng
Bác đã được nhà thơ miêu tả một cách độc đáo vàđể lại nhiều ấn tượng:Ngày ngày
dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.+ Từ
láy “ngày ngày” có nghĩa tương tự như câu thơ cầu đầu trong khổ thơ -> diễn
tảcảnh tượng có thực đang diễn ra hàng ngày, đều đặn trong cuộc sống của co n
người ViệtNam: Những dòng người nặng trĩu nhớ thương từ khắp mọi miền đất
nước đã về đây xếphàng, lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác – “Dòng người đi
trong thương nhớ”.3 + Bằng sự quan sát trong thực tế, tác giả đã tạo ra một hình

ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo:“tràng hoa”._ Chúng ta có thể hiểu “tràng hoa” ở đây
theo nghĩa thực là những bông hoa tư ơi thắmkết thành vòng hoa được những
người con khắp nơi trên đất nư ớc và thế giới về thămdâng lên Bác để bày tỏ tình
cảm, tấm lòng nhớ thương, yêu quý, tự hào của mình._ “Tràng hoa” ở đây còn
mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng viếng lăngBác mỗi ngày là
một bông hoa ngát thơm. Những dòng người bất tận đang ngày ngày vàolăng viếng
Bác nối kết nhau thành những tràng hoa bất tận. Những bông hoa – tràng hoarực rỡ
đó dưới ánh mặt trời của Bác đã trở thành những bông hoa – tràng hoa đẹp
nhấtdâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – 79 năm cuộc đời của Người.-> Hình
ảnh thơ trên biểu lộ tấm lòng thành kính, và biết ơn sâu sắc của nhà thơ,của nhân
dân đối với Bác Hồ.3. Cảm xúc c ủa nhà thơ khi vào trong lăng:- Vào trong lăng,
khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hìnhảnh thơ đã
diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu
nhẹ,trong trẻo của không gian trong lăng Bác.- Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận


Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữavầng trăng sáng dịu hiền.- Hình
ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống
caođẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của
Người.Trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây
trăng cũng đếnđể giữ giấc ngủ ngàn thu cho Ngư ời. -> Chỉ có thể bằng trí tưởng
tượng, sự thấu hiểu vàyêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì
nhà thơ mới sáng tạo nênđược những ảnh thơ đẹp như vậy!- Tâm trạng xúc động
của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫnbiết trời xanh là
mãi mãi”.+ “Trời xanh” trước tiên đư ợc hiểu theo nghĩa tả thực đó là hình thiên
nhiên mà chúng tahằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh
hằng.+ Mặt khác, “trời xanh” còn là một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mãi
với non sôngđất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác
sống như trời đất củata”, bởi Bác đã hóa thân thành thiên nhiên, đất nước và dân
tộc.- Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và

nuối tiếc khônnguôi trước sự ra đi của Bác – “ Mà sao nghe nhói ở trong tim”.+
“Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Tác giả
tựcảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình: nỗi đau uất nghẹn
tột cùngkhông nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả triệu
trái tim conngười Việt Nam.+ Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả mâu thuẫn. Cảm
giác nghe nhói ở trong tim mâuthuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Như vậy,
giữa tình cảm và lý trí có sự mâuthuẫn. Con người đã không kìm nén được khoảnh
khắc yếu lòng. Chính đau xót này đãlàm cho tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân trở
nên ruột già, xót xa. Cảm xúc đau đớn này,vô vọng này đã từng xuất hiện trong bài
thơ của Tố Hữu:Trái bưởi kia vàng ngọt với aiThơm cho ai nữa hỡi hoa nhàiCòn
đâu bóng Bác đi hôm sớm…4 Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của
niề m đau xót. Nó chính lànguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài
thơ.4. Tâm trạng lưu luyến c ủa nhà thơ khi rời xa lăng Bác:- Nếu ở khổ thơ đầu,
nhà thơ giới thiệu mình là ngư ời con miền Nam ra thăm Bác thìtrong khổ thơ cuối,
nhà thơ lại đề cập đến sự chia xa Bác. Nghĩ đến ngày mai về miềnNam, xa Bác, xa
Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng màđược bộc lộ
thể hiện ra ngoài:“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”.+ Câu thơ “Mai về
miền Nam thương trào nư ớc mắt” như một lời giã biệt.+ Lời nói giản dị diễn tả
tình cảm sâu lắng.+ Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn
không muốn xa nơi Bácnghỉ.+ Đó là không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là
của muôn triệu trái tim khác. Đượcgần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không


bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm ápquá, rộng lớn quá.- Mặc dù lưu luyến
muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phảitrở về miền
Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhậpvào
những cảnh vật quanh lăng để đư ợc luôn ở bên Người trong thế giới của
Người:Muốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa tỏa hương đâu
đâyMuốn làm cây tre trung hiếu chốn này.+ Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình
ảnh đẹp của thiên nhiên “con chim”,”đóahoa”,”cây tre” đã thể hiện ước muốn tha

thiết, mãnh liệt của tác giả.+ Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất
tiếng hót làm vui lăng Bác,thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa
quanh lăng.+ Đặc biệt là ư ớc nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” để
nhập vào hàng trebát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Ngư ời. Hình ảnh cây
tre có tính chất tượngtrưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối
tương ứng. Hình ảnh hàngtre quanh lăng Bác đư ợc lặp ở câu thơ cuối như mang
thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâusắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre
trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiệnlòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác,
nguyện mãi mãi đi theo con đườ ng cáchmạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó
là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ vàcũng là ý nguyện của đồng miền Nam,
của mỗi chúng ta nói chung với Bác.5. Đánh giá về nghệ thuật:- Bài thơ thành
công bởi Viễn Phương đã chọn đư ợc một hình thức và giọng điệu phùhợp với nội
dung trữ tình. Đó là giọng điều vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đauxót,
tự hào, thể hiện rất đúng tâm trạng của nhà thơ và mọi người khi vào lăng viếng
Bác.- Thể thơ tám chữ xen kẽ những dòng thơ bảy hoặc chín chữ. Cách gieo vần
khá linhhoạt, có khi là vần liền, có khi là vần cách. Nhịp thơ chậm rãi, diễn tả sự
trang nghiêm vàcảm xúc thành kính. Riêng ở khổ thơ cuối, nhịp thơ nhanh hơn.
Điệp ngữ “muốn làm”được lặp lại ba lần, thể hiện mong ước thiết tha và nỗi lưu
luyến không rời của tác giả.- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo. Nhà thơ kết hợp giữa
hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ,tượng trưng. Đặc sắc nhất là những hình ảnh ẩn dụ
có tính chất biểu tư ợng: “mặt trờitrong lăng”, “tràng hoa”, “trời xanh”, “vầng
trăng” vừa quen thuộc, gần gũi, vừ a trangnghiêm, sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và
giá trị biểu cảm rất lớn.
III.Kết bài: “Viếng lăng Bác” là một bài thơ hay bởi nó được tạo ra từ những cảm
xúc, rung độngchân thành của trái tim nhà thơ, đồng thời cũng là tiếng lòng của tất
cả chúng ta. Cuộcđời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ như một thiên thần thoại
của thế kỉ hai mư ơi.Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người Việt Nam đẹp nhất! Nhà


thơ Pita Rôđrighết của đấtnước Cu-Ba anh em đã tự hào khẳng định: Hồ Chí Minh

– tên Người là cả một niềm thơ.
******************************
Đề bài: Cảm nhận nhân vật Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao
xa xôi" của Lê Minh Khuê.
I.Mở bài:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
Đó là tinh thần của cả thời đại chống Mĩ. Đó là hình ảnh những anh bộ đội, những
cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đã đi vào văn chương và
trở thành mạch nguồn cảm xúc xuyên suốt văn học một thời. Đó là những người
lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật; “Mảnh
trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu; những cô gái mở đường trong “Khoảng
trời hố bom” của Lâm Thị Mĩ Dạ…Cũng được khơi nguồn từ cảm hứng ấy, truyện
ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê lại đem đến cho người đọc
những cảm xúc mới mẻ về hình ảnh những nữ thanh niên xung phong trong hoàn
cảnh chiến tranh ác liệt. Họ vừa mang vẻ đẹp của những cô gái tuổi mười tám, đôi
mơi hồn nhiên giàu mộng mơ, lại vừa mang vẻ đẹp của người lính giữa chiến
trường gan dạ, dũng cảm không sợ hi sinh. In đậm nhất trong tâm trí bạn đọc là
hình ảnh nhân vật chính, cô thanh niên xung phong, cô “hoa hậu” trong lòng bom
đạn – Phương Định.
II. Thân bài:
1. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài ):
- Lê Minh Khuê là nữ nhà văn đã từng có năm tháng tuổi trẻ gắn bó với những con
đường Trường Sơn mưa bom, bão đạn, từng chứng kiến, trải qua và chia sẻ những
gian khổ, hi sinh của người lính giữa chiến trường. Bởi vậy những trang viết của bà
về con người và cuộc sống nơi đây thật chân thực và xúc động vô cùng. Ở “Những
ngôi sao xa xôi” cũng vậy, hiện thực cuộc sống giữa chiến trường và hình ảnh
những nữ thanh niên xung phong với cuộc sống gian khổ một thời cứ hiện lên sống
động sau từng câu chữ.
- Ấn tượng sâu đậm nhất mà Lê Minh Khuê để lại trong lòng bạn đọc ở “Những

ngôi sao xa xôi” là hình ảnh những con người dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm
cao, có tình đồng chí, đồng đội sáng ngời, có tâm hồn trong trẻo, giàu mơ mộng, và
nhạy cảm. Tất cả những vẻ đẹp ấy được thể hiện tập trung nhất ở nhân vật Phương
Định, và chủ yếu qua đời sống nội tâm của cô.
2. Hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy gian khổ:
- Phương Định cùng những người đồng đội của mình ở trong một cái hang dưới
chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập


trung nhiều nhất bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối
mặt với bom rơi, đạn nổ. Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: “Đường bị đánh
lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những
thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một
vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”. Đó là hiện thực
đầy mùi chiến tranh, không có màu xanh của sự sống, chỉ thấy thần chết luôn rình
rập.
- Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban
ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch để đo và ước
tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.
Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, phải mạo hiểm
với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.
3. Vẻ đẹp của Phương Định:
- Cuộc sống gian khổ giữa chiến trường ác liệt, công việc đầy nguy hiểm và luôn
phải đối mặt với cái chết, nhưng Phương Định vẫn giữ được sự hồn nhiên, trong
sáng của tuổi trẻ, luôn thể hiện tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh, lòng lạc quan
và tình đồng đội gắn bó sâu sắc. Cô ngời sáng lên vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng
cách mạng trong chiến đấu, vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
a. Lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần dũng cảm:
- Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định được tỏa sáng ở lí tưởng sống cao đẹp và tinh
thần dũng cảm, không sợ gian khổ, hi sinh

+ Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong ra mặt trận, cùng thể
hệ của mình “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
để giành độc lập, tự do của Tổ quốc. Cô ra đi mà không tiếc tuổi thanh xuân,
nguyện dâng hiến hết mình cho đất nước:
“Ôi Tổ quốc!Nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…”.
+ Đối mặt với nguy hiểm, cô và những người đồng đội của mình thật sự là những
anh hùng. Phương Định nghĩ về hoàn cảnh sống nơi đây một cách giản dị và cho là
có cái thú riêng: “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng
hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả
nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa
nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…”. Công việc phá
bom đầy nguy hiểm và phải luôn đối mặt với thần chết được cô kể với giọng điệu
bình thản, pha sự hóm hỉnh: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần.
Ngày nào ít: ba lần”. Thật là biết đùa trước gian khó.
+ Đặc biệt, hi sinh mất mát của bản thân cũng được Phương Định coi hết sức nhẹ
nhàng: “Tôi bây giờ vẫn còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên Tôi
không vào viện quân y”. Nếu không có cái nhìn lạc quan và một tinh thần dũng
cảm thì Phương Định không thể có cách nói bình thản như thế.
+ Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã


tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm lí Phương Định
trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác. Khung
cảnh và không khí chưa đầy sự căng thẳng nhưng Phương Định vẫn có nét tâm lí
rất con gái, cảm giác: “Có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình” để rồi sự dũng cảm
ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng: “Tôi đến gần quả bom,… tôi không sợ
nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ
đường hoàng mà bước tới”. Ở bên quả bom, cận kề với cái chết im lìm và bất ngờ,
từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng

chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng
mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom
nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Tiếp đó, là cái giây phút căng thẳng chờ đợi tiếng
nổ của quả bom. Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng là “một cái chết mờ
nhạt, không cụ thể”, còn cái chính vẫn là: “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?”.
Đây là một trách nhiệm rất cao trong công việc, là lòng dũng cảm vô song. Có thể
khẳng định rằng: Phương Định và những đồng đội của cô thực sự là những người
anh hùng, nhưng là những anh hùng mà không tự biết. Chính điều đó, khiến cho
nhân vật Phương Định trở nên đáng mến.
b. Tính hồn nhiên, mơ mộng, và tinh nghịch của Phương Định:
- Nét nổi bật và cũng là điểm hấp dẫn nhất ở Phương Định chính là vẻ đẹp của một
tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và mơ mộng:
+ Phương Định là nữ sinh của thủ đô thanh lịch bước vào chiến trường. Cô có một
thời học sinh – cái thời áo trắng ngây thơ, hồn nhiên và vô tư sống bên mẹ trong
một căn buồm nhỏ ở một đường phố yên tĩnh. Những hoài niệm của cô về thời học
trò thật đáng yêu, luôn sống trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là
niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt
của chiến tranh.
+ Sau những giây phút căng thẳng ở cao điểm, xong việc là thở phào chạy vào
hàng, là sà ngay vào một thế giới khác – thế giới con gái với những mơ mộng: nằm
dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ, có thể
nghe, có thể nghĩ ngợi lung tung… Phương Định mê hát và thích nhiều bài hát:
những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận; thích dân ca
quan họ mềm mại, dịu dàng; thích Ca-chiu-sa của hồng quân Liên Xô; thích ngồi
bó gối mơ màng trước lời bài hát dân ca Ý trữ tình… Thích hát, Phương Định còn
bịa ra lời mà hát, ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Rõ ràng, thích hát là nét
tâm lí của thời đại – cái thời tiếng hát át tiếng bom, nhưng đây cũng là nét cá tính ở
Phương Định hé lộ vẻ đẹp phong phú của tâm hồn. Trong tiếng hát, có ý thức về lý
tưởng, có khao khát về quê hương, tình yêu của tuổi trẻ và có cả khát vọng được
trở về cuộc sống thanh bình.

+ Cũng như bao cô gái mới lớn, Phương Định rất nhạy cảm và quan tâm đến hình
thức của mình. Phương Định đẹp với “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ
cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” và “đôi mắt nâu nâu dài dài hay nheo lại như


×