Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Báo cáo thực tập Hoàn thiện công tác thực hiện 5S tại công ty TNHH Daikou Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 37 trang )

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TẠI CÔNG TY TNHH DAIKOU VIỆT NAM
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
TP.HCM, ngày……tháng…….năm 2016

Cán bộ hƣớng dẫn

Xác nhận của công ty

i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
....................................................................................................
....................................................................................................


....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
TP.HCM, ngày……tháng…….năm 2016
Ký tên

Th.S Nguyễn Ngọc Bình Phƣơng

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài “Hoàn thiện công tác thực hiện 6S tại công ty TNHH
Daikou Việt Nam”, sinh viên học hỏi đƣợc rất nhiều. Đặc biệt là áp dụng kiến thức 6S
vào thực tế, bổ sung thêm kiến thức 6S về ngành cơ khí.
Sinh viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Ngọc Bình Phƣơng, bộ
môn Hệ thống thông tin quản lý, khoa Quản Lý Công Nghiệp, đại học Bách Khoa
TP.HCM. Thầy đã hƣớng dẫn và góp ý cho sinh viên trong suốt thời gian thực hiện

báo cáo này. Đồng thời sinh viên cũng cảm ơn đến các Thầy Cô ở bộ môn đã truyền
đạt kiến thức bổ ích trong suốt quá trình sinh viên ngồi trên ghế nhà trƣờng.
Sinh viên cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo công ty TNHH Daikou Việt Nam đã tạo điều
kiện cho sinh viên có cơ hội thực tập tại công ty. Bên cạnh đó, sinh viên gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến Anh Nguyễn Trọng Thủy – quản lý sản xuất tại công ty và Chị “Bùi
Thị Nhƣ Ý” thuộc phòng QA/QC đã nhiệt tình giúp đỡ, hƣớng dẫn trong thời gian sinh
viên thực tập.
Một lần nữa sinh viên xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên
Trịnh Thị Thanh Tuyền

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... viii
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1.

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ........................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU ............................................................................................................ 1

1.3.


PHẠM VI THỰC HIỆN ........................................................................................ 1

1.4.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ................................................................................................. 2

1.5.

PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................. 2

1.6.

BỐ CỤC DỰ KIẾN ............................................................................................... 2

CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY .......................................... 3
2.1. THÔNG TIN SƠ LƢỢC VỀ CÔNG TY .................................................................. 3
2.2. LĨNH VỰC KINH DOANH ..................................................................................... 3
2.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ......................................................................................... 4
2.4. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ ........................................................................................... 5
2.4.1. Chức năng của từng phòng ban............................................................. ……….5
2.5. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH ........................................................... 6
2.5.1. Quy trình vận hành ............................................................................................. 6
2.5.2. Quy trình sản xuất và công nghệ ........................................................................ 6
2.6. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG 3 NĂM GẦN NHẤT ....................................... 8
2.7. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CÔNG TY QUA SWOT ...................... 9
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG ............................................................ 10
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 6S TẠI CÔNG TY TNHH DAIKOU VN .................... 10
3.2. CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG 6S TẠI CÔNG TY ................................................. 10
3.2.1. Ủy ban 6S .......................................................................................................... 11
3.2.2. Lý thuyết và tài liệu 6S...................................................................................... 11

3.2.3 Kiểm tra hoạt động 5S ....................................................................................... 12
iv


CHƢƠNG 4: CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ...................................................................... 15
4.1. GIẢI PHÁP – QUY TRÌNH THỰC HIỆN ............................................................ 15
4.1.1. Giải pháp .......................................................................................................... 15
4.2.2. Quy trình thực hiện ........................................................................................... 15
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................... 21
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 21
5.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ................................................................................... 21
5.3. HẠN CHẾ BÀI BÁO CÁO ................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 23

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh sách bảng biểu
Tên Bảng

Trang

Bảng 2.1: Tình hình tài chính trong 3 năm gần nhất.

8

Bảng 2.2: Phân tích SWOT.

9


Bảng 3.1: Danh sách kiểm tra chéo tháng 5,6.

13

Bảng 4.1: Bảng câu hỏi phục vụ cho phỏng vấn sâu và khảo sát online.

17

vi


DANH MỤC HÌNH
Danh sách hình
Tên hình

Trang

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Daikou Việt Nam

5

Hình 2.2: Quy trình vận hành

6

Hình 2.3: Quy trình sản xuất tại khu vực gia công công ty
TNHH Daikou VN

7


Hình 2.4: Quy trình vận hành cho các đơn hàng thời hạn ngắn

8

Hình 3.1: Ủy ban 6S

11

Hình 3.2: Seiri tại chỗ làm việc

12

Hình 3.3: Seiton tại chỗ làm việc

12

Hình 3.4: Nội dung công việc cải tiến 6S

14

Hình 3.5: Tổng kết điểm tháng 5-2016

14

Hình 4.1: Biểu độ xƣơng cá thể hiện nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện
6S chƣa tốt ở 2 phòng ban QC và XGC.

16


vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH
GVHD
CBHD
TP.HCM
QA
QC
VN
NVL

Trách nhiệm hữu hạn
Giáo viên hƣớng dẫn
Cán bộ hƣớng dẫn
Thành phố Hồ Chí Minh
Quality assurance
Quality control
Việt Nam
Nguyên vật liệu

viii


Chương 1: Mở đầu

CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.


LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Công ty TNHH Daikou là một trong những công ty gia công cơ khí chính xác tại Việt
Nam. Với thành công của công ty mẹ tại Nhật Bản, công ty con TNHH Daikou Việt
Nam đã không ngừng phát triển trong những năm qua.
Với mục đích giúp công ty phát triển hơn nữa về mặt vận hành, đầu tháng 5 năm 2016
công ty triển khai thực hiện 6S. Tất cả nhân viên đƣợc đào tạo về 6S, các kế hoạch liên
quan đến 6S bắt đầu đƣợc thực hiện.
Giai đoạn bắt đầu của quá trình nào cũng gặp nhiều khó khăn. Việc triển khai 6S của
công ty cũng không ngoại lệ. Giai đoạn đầu là giai đoạn bỏ thời gian ra để thiết lập lại
mọi thứ. Nếu không hiểu rõ hoặc không đủ kiên nhẫn rất dễ rơi vào tình trạng chán
nản.
Một số nhân viên cho rằng việc bỏ thời gian thực hiện 6S làm ảnh hƣởng đến tiến độ
sản xuất của công ty. Số khác lại nghĩ công ty đang lãng phí thời gian của nhân viên
làm những việc vô bổ vì đơn giản làm 6S không ra tiền nhƣng sử dụng thời gian đó
sản xuất sản phẩm thì lại tạo ra tiền.
Sự việc trên cho ta thấy việc triển khai từ lý thuyết đến thực tế là một điều không đơn
giản nếu không muốn nói là khó khăn. Công ty đang vƣớng phải vấn đề trong việc kêu
gọi sự hƣởng ứng thực hiện 6S. Vậy nguyên nhân nào khiến mọi ngƣời có những suy
nghĩ nhƣ vậy? Thực hiện nhƣ thế nào để 6S trên lý thuyết có thể phù hợp với tình
trạng thực tế của Daikou? Làm sao để mọi ngƣời có thể hiểu rõ về 6S và đồng lòng
thực hiện nó trên tinh thần tự nguyện cao nhất?
Sẽ còn nhiều vấn đề và các câu hỏi liên quan xung quanh việc thực hiện 6S của công
ty. Nhận thấy đƣợc các vấn đề trên, sinh viên quyết định thực hiện đề tài “Hoàn thiện
công tác thực hiện 6S tại công ty TNHH Daikou Việt Nam”. Đề tài đƣợc thực hiện với
mong muốn giúp công ty tìm ra những nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để
việc thực hiện 6S trở nên tốt hơn.
1.2.

MỤC TIÊU


Tìm hiểu thực trạng thực hiện 6S tại công ty. Quan sát và nhận diện các vấn đề còn
đang tồn tại trong việc thực hiện 6S.
Đề xuất một số giải pháp phù hợp và mang tính thực tế.
1.3.

PHẠM VI THỰC HIỆN

Thời gian: Từ ngày 6/6/2016 đến ngày 29/7/2016.
Bộ phận thực tập: Phòng QA/QC và Xƣởng gia công thuộc công ty TNHH Daikou
VN.
Thực hiện khảo sát, thu thập dữ liệu tại phòng QA/QC và XGC của công ty.
Ngƣời hƣớng dẫn: Anh Nguyễn Trọng Thủy – Quản lý xƣởng.
1


Chương 1: Mở đầu

1.4.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Đối với sinh viên: Cơ hội áp dụng kiến thức vào thực tế. Tìm hiểu đƣợc những điều cơ
bản của chế tạo cơ khí chính xác.
Đối với công ty: Thời gian sinh viên thực tập giúp đỡ công ty một phần trong việc
đóng gói hàng hóa. Đề tài mà sinh viên thực hiện giúp công ty có thể nhìn nhận khách
quan nhất những vấn đề hiện đang tồn tại trong việc thực hiện 6S. Những kiến nghị,
giải pháp đóng góp của sinh viên có thể giúp các nhà quản lý có một hƣớng đi mới,
một cách nhìn khác về các vấn đề còn tồn đọng trong công tác thực hiện 6S.
1.5.


PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Dữ liệu thứ cấp: Tài liệu về 6S tại công ty, tài liệu 5S thu thập qua sách vở và mạng
Internet. Thông tin về điểm tổng kết 6S từ các tháng trƣớc thu thập từ phòng QC.
Dữ liệu sơ cấp: Tự thu thập qua các buổi phỏng vấn sâu và khảo sát online.
1.6.

BỐ CỤC DỰ KIẾN

Bài báo cáo có 5 chƣơng:
Chƣơng 1 là chƣơng mở đầu sẽ trình bày về lý do thực hiện đề tài, mục tiêu, phƣơng
pháp thực hiện, ý nghĩa đề tài.
Chƣơng 2 là chƣơng tổng quan công ty. Chƣơng này sẽ giới thiệu các thông tin sơ lƣợc
của công ty, các sản phẩm chính, quy trình công nghệ. Tình hình tài chính trong 3 năm
gần nhất. Thuận lợi, khó khăn chính trong giai đoạn hiện tại của công ty.
Chƣơng 3 sẽ giới thiệu về cách thức thực hiện 6S hiện tại của công ty. Nhận xét tình
hình thực hiện 6S dựa vào các dữ liệu quá khứ.
Chƣơng 4 đi sâu vào chuyên đề thực tập. Sinh viên sẽ đƣa ra các giải pháp, quy trình
thực hiện và kết quả thu đƣợc từ các đợt khảo sát.
Chƣơng 5 tổng kết lại quá trình thực tập, những bài học kinh nghiệm và hạn chế bài
báo cáo mà sinh viên rút ra.

2


Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty

CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Chương 2 sẽ giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Daikou Việt Nam, các nội dung

giới thiệu có lịch sử hình thành, các sản phẩm chính, quy trình sản xuất, công nghệ
cũng như cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty.
2.1. THÔNG TIN SƠ LƢỢC VỀ CÔNG TY
Tên công ty: DAIKOU VIETNAM TECHNICAL CO.,LTD. 100% vốn Nhật Bản.
Địa chỉ: Lô I-3b-1, Đƣờng N6, Khu Công Nghệ Cao, Quận 9, TP.HCM, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 3897 3656.
Giám đốc: Matsumura Yoshio.
Danh mục đầu tƣ: Thiết kế gia công máy móc cơ khí tự động hóa.
Vốn đầu tƣ: 10.000.000 Yên.
Fax: (84-8) 3897 3656.

Email: /

2.2. LĨNH VỰC KINH DOANH
2.2.1. Lĩnh vực kinh doanh
Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất hệ thống tự động hóa, robot hàn tự động, máy quấn dây
tự động, máy chuyên dùng…
Lĩnh vực hoạt động là thiết kế và gia công chế tạo các loại máy công nghiệp. Lĩnh vực
sản xuất hiện nay là gia công cơ khí chính xác, nhận làm khung dầm, thiết kế và gia
công đồ gá, thiết kế và chế tạo thiết bị tự động hóa, thiết kế các thiết bị phục vụ sản
xuất khác.
2.2.2. Khách hàng chủ lực











Daihen Corporation.
Shihen Technical.
Kyuuhen Co., Inc.
Tohoku Electric Manufacturing Co., Ltd.
Enegate Co., Ltd.
Nissei Limited.
Denso Corporation.
Công ty sản xuất phụ tùng xe hơi: Khoảng 50 công ty.
Ngoài ra Daikou đã và đang là đối tác tin cậy của các Công ty hàng đầu trong
lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam và Nhật Bản nhƣ Nidec group,
Olympus…

3


Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty

2.2.3. Nội dung cụ thể về ngành nghề kinh doanh
 Xử lý bản vẽ
Lập bản vẽ tổng quan, bản vẽ 3D, xuất bản vẽ chi tiết, dữ liệu hóa bản vẽ cho các công
ty Nhật Bản.
 Gia công
Nhận gia công cơ khí: Gia công chi tiết máy, gia công đồ gá, gia công khung dầm.
Thiết kế đồ gá theo yêu cầu của khách hàng.
 Thiết kế, chế tạo, lắp ráp, bảo trì
Nhận thiết kế và chế tạo trọn gói hệ thống máy tự động hóa, robot hàn tự động, máy
quấn dây tự động, dây chuyền sản xuất, máy chuyên dùng.v.v.
Tùy theo yêu cầu, dự toán của khách hàng công ty sẽ đƣa ra 3 loại hình sản phẩm sau:

 100% Made in Japan:
Hệ thống sẽ đƣợc chế tạo toàn bộ tại Nhật Bản.
Ƣu điểm: Đảm bảo chất lƣợng cao theo tiêu chuẩn của Nhật.
Nhƣợc điểm: Giá thành cao.
 Made in Japan - Vietnam:
Công ty mẹ sẽ gia công một số bộ phận quan trọng, hỗ trợ chuyên gia kỹ
thuật, máy móc thiết bị, phần còn lại sẽ gia công tại Việt Nam.
Ƣu điểm: giá thành sẽ giảm từ 20 đến 50% so với hàng nhập khẩu.
 Made in Vietnam:
Công ty mẹ sẽ gia công một số bộ phận quan trọng, hỗ trợ chuyên gia kỹ
thuật, máy móc thiết bị, chi tiết đa phần sẽ đƣợc gia công tại Việt Nam.
Ƣu điểm: giá cả cạnh tranh theo thị trƣờng Việt Nam.
2.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Tháng 3/2007: Thành lập công ty Daikou Mechanical Việt Nam, tọa lạc tại Lancaster,
Tp.HCM.
Tháng 4/2009: Doanh nghiệp chuyển đến Thái Văn Lung, Tp.HCM để mở rộng kinh
doanh.
Tháng 4/2011: Thành lập Công ty TNHH Kỹ Thuật Daikou Việt nam, tọa lạc tại Khu
công nghệ cao Tp.HCM.
Tháng 4/2012: Ký hợp đồng trở thành tổng đại lý của Robot Denso.
Tháng 4/2013: Thành lập nhà máy mới phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh, thâm
nhập vào thị trƣờng.

4


Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty

2.4. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ
Công ty hoạt động dựa trên bộ máy quản lý đứng đầu là Giám đốc ngƣời Nhật

Matsumura Yoshio, phó giám đốc và tiếp theo đó là các quản lý cấp cao khác (Quản lý
sản xuất, quản lý tổng vụ…). Tổng số nhân viên hiện có trong công ty là 62 ngƣời. Sơ
đồ tổ chức cụ thể của công ty sẽ đƣợc trình bày ở hình 2.1.
Tất cả các thành viên trong ban tổ chức công ty đều ra sức hoàn thành tốt nhiệm vụ
của mình với mục đích chính là phát triển công ty lên một tầm cao mới.
Do quy mô công ty còn khá nhỏ với số lƣợng nhân viên ít nên dễ dàng trong việc quản
lý và phân công công việc. Theo thông tin từ báo cáo nhân sự của công ty thì số lƣợng
lao động của công ty qua các năm ít dao động nằm trong khoảng từ 55 – 65 nhân viên.
Số lƣợng nhân viên xin nghỉ việc cũng nhƣ biến đổi lao động xảy ra là khá ít. Đây có
thể xem là một thành công lớn trong công ty vì để tạo ra đƣợc sự trung thành trong
công việc đối với nhân viên là một việc không dễ dàng.
Giám đốc
Matsumura
Yoshio

Phó giám đốc
Mr.Vinh

Quản lý tổng vụ
Ms.Lý

Tổng vụ

Quản lý sản xuất
Mr. Thuy

Quản lý cấp cao

Thiết kế máy


Thiết kế điện

Nghiên cứu
và phát triển

Kinh doanh

Chế tạo
(Xƣởng gia công)

Sản xuất, kỹ
thuật

QA/QC

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty
Nguồn: Phòng Tổng vụ công ty, 2016.
2.4.1. Chức năng của từng phòng ban
Xƣởng gia công: Sản xuất những đơn hàng là những sản phẩm đơn giản có thể dựa
vào sản xuất nhanh và giao cho khách hàng trong khoảng thời gian ngắn.
Phòng QA/QC: Đảm bảo chất lƣợng hàng hóa sau khi gia công. Kiểm soát tiến độ tất
cả các đơn hàng. Chịu sự quản lý trực tiếp của Quản lý Xƣởng.
Phòng lắp ráp: Lắp ráp máy, bảo trì máy móc nhà xƣởng. An toàn lao động trong
công ty. Phòng cháy chữa cháy.
Phòng thiết kế: Thiết kế và hỗ trợ thiết kế các dự án từ kế hoạch sản xuất của công ty
hoặc là từ các đơn đặt hàng của khách hàng.
Phòng tổng vụ (Kế toán – Nhân sự - Mua hàng – XNK): Tham mƣu cho Giám đốc
quản lý các lĩnh vực sau:
 Công tác tài chính.
5



Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty








Công tác kế toán tài vụ.
Công tác kiểm toán nội bộ.
Công tác quản lý tài sản.
Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế.
Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty.
Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn
công ty.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.5. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH
2.5.1. Quy trình vận hành
Hiện nay công ty TNHH Daikou Việt Nam đang gia công 2 dòng đơn hàng chính:
 Đơn hàng có thời hạn dài (thường là trên 1 năm): Bao gồm các sản phẩm nhƣ
robot, các máy tự động có độ chính xác cao…. Đối với những đơn hàng này,
khách hàng sẽ nói yêu cầu của mình nhân viên bên bộ phận thiết kế sẽ thiết kế
sản phẩm theo những yêu cầu đó. Sau khi thiết kế xong toàn bộ quy trình và
bản vẽ sẽ đƣợc chuyển xuống phòng lắp ráp những nhân viên dƣới phòng lắp
ráp sẽ dựa vào bản vẽ và thực hiện lắp ráp các linh kiện điện tử để ra đƣợc sản
phẩm nhƣ ý khách hàng mong muốn.
 Đối với các đơn hàng có thời hạn ngắn và đơn giản: Bao gồm các chi tiết đơn

giản nhƣ ốc vít, các chi tiết cơ khí… Đối với những đơn hàng này khách hàng
sẽ giao bản vẽ khi đặt hàng. Tùy theo tình hình tại công ty, quản lý xƣởng sẽ
quyết định đơn hàng đó sẽ gia công trực tiếp tại xƣởng hay thuê ngoài.
Tóm tắt quy trình vận hành trên đƣợc thể hiện trong hình 2.2.
Dài

Khách hàng

Phòng thiết kế

Xƣởng gia công

Đặt hàng

Ngắn hạn, đơn
giản

Thuê ngoài

Hình 2.2: Quy trình vận hành
2.5.2. Quy trình sản xuất và công nghệ
Bao gồm các chi tiết đơn giản nhƣ ốc vít, các chi tiết cơ khí… Đối với những đơn
hàng này khách hàng sẽ giao bản vẽ khi đặt hàng. Tùy theo tình hình tại công ty, quản
lý xƣởng - Anh Thủy sẽ quyết định đơn hàng đó sẽ gia công trực tiếp tại xƣởng hay

6


Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty


thuê ngoài. Nếu gia công tại xƣởng Anh Thủy sẽ liên hệ với Anh Công, Anh Công liên
hệ với nhà cung cấp NVL mua NVL.
NVL chuyển đến công ty (phôi) đƣợc chuyển đến kho. Tại đây, NVL nếu chƣa đạt
chuẩn sẽ đƣợc giao trả lại nếu đã đạt chuẩn sẽ đƣợc chuyển sang để cắt phôi sao cho
phù hợp vừa đủ để sản xuất ra sản phẩm vừa làm sao để tiết kiệm NVL nhất có thể.
Tùy theo chi tiết của bản vẽ sẽ đƣợc đƣa đến các máy phù hợp. Chi tiết cần tạo mặt
phẳng thì chuyển qua máy phay, chi tiết cần tiện tròn sẽ đƣợc đƣa qua máy tiện, chi
tiết có lỗ sẽ đƣợc chuyển đến máy khoan.
Sau khi gia công xong chi tiết sẽ đƣợc làm sạch bóng nguội sau đó chuyển đến phòng
QA/QC để kiểm tra. Nếu có đi anod, thấm nito, nhiệt luyện, nhuộm đen chi tiết sẽ
đƣợc chuyển đến nhân viên giao hàng đi gia công các phần này bên ngoài. Sau khi
chuyển về chi tiết đƣợc đóng gói hoàn chỉnh và giao đến cho khách hàng.
Do công ty không sản xuất hàng loạt mà sản xuất theo đơn hàng nên không có một quy
trình cho sản phẩm cụ thể. Mà ở từng đơn hàng ngƣời chịu trách nhiệm phân công máy
nào thực hiện công đoạn nào ở thời gian nào...là Anh Luân. Anh Luân sẽ lên kế hoạch
sản xuất sao cho phù hợp với thời gian giao hàng đã hẹn trƣớc với khách hàng.
Hình 2.3 thể hiện lại quy trình sản xuất tại khu vực XGC nhƣ đã đề cập ở trên. Và hình
2.4 thể hiện quy trình vận hành cho các đơn hàng có thời hạn ngắn.
Nhà cung cấp
NVL

Liên lạc

Cung cấp

Máy phay
(tạo mặt phẳng)

Anh Công


Chuyển phôi

Máy cắt
(cắt phôi phù hợp
với bản vẽ)

Khách hàng

Máy tiện
(trục tròn)

Dụng cụ làm
nguội
(làm sạch, bóng
chi tiết)

QA/QC
(kiểm tra chất
lƣợng)

Máy khoan
(chi tiết có lỗ)

Ngƣời giao hàng
(vận chuyển hàng
đi si mạ..)

Nhà cung cấp dịch
vụ (si mạ, sơn,
anod..)


Hình 2.3: Quy trình sản xuất tại khu vực gia công công ty TNHH Daikou VN

7


Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty

Khách hàng

Đặt hàng

Anh Thủy

Anh Luân

Điều độ,
Phân công

Xƣởng gia
công

Anh Công

Liên lạc,
mua NVL

Nhà cung
cấp NVL


Phòng
QA/QC

Tự sản
xuất

Thuê ngoài

Nhà
cung cấp

Hình 2.4: Quy trình vận hành cho các đơn hàng thời hạn ngắn
2.6. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG 3 NĂM GẦN NHẤT
Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây có sự biến động lớn. Minh
chứng cho điều trên đƣợc thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận 3 năm gần nhất đƣợc
thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tình hình tài chính trong 3 năm gần nhất
Năm
Doanh thu (VNĐ)
Lợi nhuận (VNĐ)
Tỷ lệ lợi nhuận/
Doanh thu (%)

2013
10,216,278.062
739,808,963
7.24

2014
18,214,764,735

608,360,242
3.34

2015
33,334,146,068
3,880,314,577
11.64

(Nguồn: Phòng Tổng vụ công ty, 2016)
Có thể nhận thấy trong 3 năm gần đây công ty hoạt động chƣa thật sự ổn định. Vào
năm 2013 công ty đang ở mức tăng trƣởng cao (tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu chiếm
7.24%) tuy nhiên khi bƣớc sang năm 2014 mặc dù có doanh thu cao vƣợt bậc hơn so
với năm 2013 nhƣng lợi nhuận lại thấp hơn nhiều. Lý do chính cho việc bất ổn định
này công ty đã đầu tƣ mua các máy móc để trang bị cho xƣởng gia công. Mức chi phí
cũng theo đây mà tăng đột biến. Đây là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận trong năm
2014. Tuy nhiên, đây là một khoản đầu tƣ có lợi về lâu dài cho công ty nên không có
gì đáng lo ngại.
Bƣớc sang năm 2015 cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí, công ty bắt
đầu hoạt động ổn định hơn. Hơn thế nữa, bằng cách hoạt động chuyên nghiệp, các
thiết bị và máy móc dần đƣợc trang bị đầy đủ hơn. Đội ngũ nhân viên lành nghề bắt
đầu thành thạo trong công việc hơn. Tất cả những yếu tố đó đã giúp công ty lấy lại
đƣợc đà phát triển của mình trong năm 2015 đƣợc thể hiện qua các con số về doanh
thu và lợi nhuận tăng vƣợt trội.

8


Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty

Năm 2016, bằng việc triển khai thực hiện chặt chẽ 6S cùng phƣơng thức quản lý và

làm việc mới. Chúng ta cùng có lý do để tin rằng năm 2016 Daikou Việt Nam sẽ còn
phát triển mạnh hơn nữa.
2.7. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CÔNG TY QUA SWOT
Đứng trƣớc các cơ hội tiềm năng khi có ngày càng nhiều khách hàng biết đến, tin
tƣởng Daikou. Daikou sẽ phát huy thế mạnh nhƣ thế nào? Bảng 2.2 dƣới đây sẽ phân
tích những thuận lợi và khó khăn của Daikou thông qua công cụ SWOT.
Bảng 2.2: Phân tích SWOT
S – Điểm mạnh
- Sản phẩm chất lƣợng cao, công nghệ hiện đại.
- Công ty mẹ có uy tín, mạnh về nguồn lực luôn sẵn sàng hỗ
trợ.
- Đƣợc khách hàng tin tƣởng.
- Nhân viên có tay nghề và trình độ cao so với các doanh
nghiệp cùng ngành.
- Máy móc hiện đại.
W – Điểm yếu

-

O – Cơ hội

-

T – Thách thức

-

-

Quy mô công ty còn nhỏ dẫn đến việc không đáp ứng đƣợc

nhiều đơn hàng.
Thuê ngoài nhiều dẫn đến việc không có lợi nhuận nhiều
còn mất thời gian kiểm tra 100% sản phẩm thuê ngoài.
Giá thành cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Ngày càng có thêm nhiều khách hàng khác nhau và lớn nhờ
vào chất lƣợng và uy tín.
Có cơ hội mở rộng quy mô hơn nữa.
Khẳng định đƣợc vị thế nhất định trong ngành.
Cạnh tranh về giá thành sản phẩm nhƣng vẫn phải đảm bảo
về mặt chất lƣợng.
Cân bằng giữa việc chọn nhà cung cấp (nhà cung cấp làm
giảm uy tín của công ty do sản xuất nhiều sản phẩm không
đẹp và chất lƣợng tuy nhiên nếu từ chối đơn hàng sẽ có
nguy cơ bị mất khách hàng).
Nhà cung cấp gia công ngoài có nguy cơ trở thành đối thủ
cạnh tranh trực tiếp giành khách hàng của công ty. Một số
đối thủ cạnh tranh cũng là nhà cung cấp mà công ty chọn
thuê ngoài nhƣ Tín Thành, Hoàng Kim, Đại Hồng Việt…

Nhìn nhận một cách khách quan nhất về điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ cơ hội và
thách thức mà công ty đang gặp phải sẽ là chìa khóa hƣớng công ty có hƣớng giải
quyết phù hợp. Tất cả hƣớng giải quyết sẽ giúp công ty ngày một phát triển hơn nữa
trong tƣơng lai.
Chương 2 đã hoàn thành khi giới thiệu khá đầy đủ về tình hình hiện tại của công ty
TNHH Daikou Việt Nam. Chương 3 tiếp theo sẽ khái quát về hoạt động thực hiện 6S
tại công ty.
9


Chương 3: Giới thiệu về hoạt động thực hiện 6S tại công ty TNHH Daikou


CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG
THỰC HIỆN 6S TẠI CÔNG TY TNHH DAIKOU
Chương 3 sẽ giới thiệu về hoạt động 6S của công ty. Cách mà công ty triển khai, đánh
giá các hoạt động liên quan đến 6S. Ngoài ra, chương 3 cũng sẽ phân tích, đánh giá
bảng tổng kết điểm thực hiện 6S của tháng 5/2016.
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 6S TẠI CÔNG TY TNHH DAIKOU VN
6S là các tiêu chuẩn trong phong cách làm việc của ngƣời Nhật, nó có lợi và đƣợc áp
dụng rộng rãi trong nhiều công ty.
Quá khứ, công ty TNHH Daikou Việt Nam là một công ty nhỏ, hoạt động sản xuất
cũng nhƣ điều hành còn nhiều khó khăn nên chƣa xây dựng đƣợc những tiêu chuẩn
nhƣ vậy. Nhƣng trên thực tế, ngay từ những ngày đầu tiên làm việc nó đã đƣợc áp
dụng thƣờng xuyên chỉ là chƣa đƣa vào những tiêu chuẩn cụ thể. Lúc đó, 6S chỉ đóng
vai trò nhƣ một kiến thức nền cho nhân viên khi làm việc ở công ty Nhật. Bảng hiệu
5S treo trên tƣờng đã có từ rất lâu. Khoảng 1 năm về trƣớc nhân viên cũ lẫn mới không
có ai hiểu gì về 5S, 6S mặc dù các bảng hiệu về 5S, 6S đƣợc treo khắp công ty và Ban
Giám Đốc cũng không quan tâm về vấn đề này.
Khi công ty bƣớc vào giai đoạn hoạt động ổn định, Phó Giám Đốc mới đƣợc bổ nhiệm
– Anh Vinh. Anh Vinh đã bắt đầu quan tâm hơn về việc thực hiện 6S trong công ty.
Anh bắt đầu dạy cho nhân viên về 6S và xây dựng những quy chuẩn cao hơn. Tạo ra
một ủy ban 6S có các hoạt động kiểm tra và xử lý 6S hàng tuần hàng tháng.
3.2. CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG 6S TẠI CÔNG TY
Sơ lƣợc về quy trình thực hiện cũng nhƣ các hoạt động liên quan đến 6S:
 Mọi ngƣời đƣợc đào tạo về 6S một buổi trƣớc đây 4 tháng do anh Vinh (P.GĐ
công ty) đào tạo. Sau buổi đào tạo, mọi ngƣời đƣợc nhận các tài liệu về 6S.
Ngoài ra, mọi ngƣời còn đƣợc nhận bảng kiểm tra hoạt động thực hiện 6S (theo
khối văn phòng và khối chế tạo). Mọi ngƣời dựa vào bảng kiểm tra để có các
cải tiến phù hợp.
 Các ủy ban 6S thực hiện 6S tại vị trí của mình và đảm nhận tƣ vấn.. theo sự
phân công trƣớc đó.

 Việc thực hiện 6S mỗi ngày, mỗi tuần, tháng đều có các công việc cụ thể đều
đặn. Và để đảm bảo việc thực hiện 6S, sẽ có các đợt kiểm tra chéo giữa các
phòng ban về hoạt động 6S.
Chi tiết về ủy ban 6S, bảng kiểm tra hoạt động, các đợt kiểm tra… sẽ đƣợc trình bày
chi tiết trong các phần tiếp theo.

10


Chương 3: Giới thiệu về hoạt động thực hiện 6S tại công ty TNHH Daikou

3.2.1. Ủy ban 6S
Mỗi ngƣời trong công ty đều đƣợc phân công việc và quyền hạn thực hiện 6S một cách
rõ ràng. Ủy ban 6S đƣợc lập ra với chức năng và quyền hạn đƣợc thể hiện trong hình
3.1 sau.
Ủy ban xúc tiến
Trưởng ban: Nhân
Phó ban: Hiếu
Hỗ trợ: Vinh

(KTNS)
Vi (Lý)
Thành viên

(TKC)
Châu (Thành)
Thành viên

(TKD)
Nhựt (Vỹ)

Thành viên

(LR)
Long
Thành viên

(QA)
Ý (Thủy)
Thành viên

(XGC)
Khuyên (Luân)
Thành viên

(Khu vực ngoài)
Hoa (Lý)
Thành viên

(Văn phòng
xưởng)
Trang (Thủy)
Thành viên

Hình 3.1: Ủy ban 6S
Nguồn: Phòng QA/QC, 2006.
Theo sơ đồ trên, ủy ban 6S đƣợc chia theo cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty. Lấy ví
dụ tại XGC, ngoài việc thực hiện 6S tại khu vực của mình chị Khuyên sẽ đảm nhận
việc tƣ vấn cách thực hiện 6S cho các thành viên khác tại XGC.
Chị Khuyên sẽ nói các ý kiến của mình với anh Luân. Anh Luân – tên đƣợc viết trong
dấu ngoặc đơn xem xét nếu thấy phù hợp sẽ điều động sẽ chỉ đạo các thành viên khác

thực hiện theo ý kiến đó. Các thành viên còn lại trong XGC thực hiện 6S tại khu vực
của mình theo ý kiến chủ quan của cá nhân cộng thêm sự góp ý từ chị Khuyên và chỉ
đạo của anh Luân.
Trong trƣờng hợp có điều gì khó khăn hay thắc mắc mọi ngƣời sẽ nêu ý kiến trong các
buổi họp đầu giờ trƣớc khi vào làm. Các ý kiến sẽ đƣợc xem xét, mọi ngƣời cùng góp
ý để thực hiện theo phƣơng án tốt nhất sao cho mang nhiều thuận lợi đến cho công
việc nhất.
Tiến trình cũng tƣơng tự cho các phòng ban và thành viên khác.
3.2.2. Lý thuyết và tài liệu 6S
Nhân viên đƣợc đào tạo để hiểu về cả 6S nhƣng để đi sâu vào phân tích thì nhân viên
đƣợc đào tạo để đi sâu vào 2S đầu tiên trƣớc.
Nhân viên thực hiện 2S đầu tiên dựa vào kiến thức họ đã đƣợc training ở buổi đào tạo
và lý thuyết nhận đƣợc sau buổi đó. Chi tiết về “Sàng lọc” và “Sắp xếp” tại công ty
đang áp dụng đƣợc thể hiện trong hình 3.2 và 3.3. Các lý thuyết liên quan khác mà
nhân viên đƣợc nhận hiện đang lƣu hành trong công ty sẽ đƣợc trình bày trong phụ
lục.

11


Chương 3: Giới thiệu về hoạt động thực hiện 6S tại công ty TNHH Daikou

Hình 3.2: Seiri tại chỗ làm việc
Nguồn: Phòng QA/QC, 2006

Hình 3.3: Seiton tại chỗ làm việc
Nguồn: Phòng QA/QC, 2006.
3.2.3 Kiểm tra hoạt động 6S
Dựa vào các lý thuyết và kiến thức sẵn có, công ty đã đƣa ra một số quy chuẩn riêng
để phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Khối văn phòng và khối chế tạo có

những tiêu chuẩn đánh giá riêng. Việc phân công các công việc cũng đƣợc lên danh
sách một cách rõ ràng.

12


Chương 3: Giới thiệu về hoạt động thực hiện 6S tại công ty TNHH Daikou

Nhân viên thực hiện vệ sinh và thêm các việc liên quan khác nhƣ làm tem, nhãn, sắp
xếp lại.. Các công việc đƣợc cải tiến liên tục sao cho công việc ngày càng thuận lợi
hơn. Hàng tháng, giữa các phòng ban sẽ kiểm tra chéo lẫn nhau để đảm bảo sự thực
hiện nghiêm túc của tất cả mọi ngƣời. Bảng 3.1 thể hiện lịch kiểm tra chéo của các
phòng ban trong tháng 5 và tháng 6. Các tiêu chí cụ thể khi đi kiểm tra hoạt động 6S
cho khối chế tạo đƣợc sinh viên trình bày cụ thể trong phụ lục.
Bảng 3.1: Danh sách kiểm tra chéo tháng 5,6
Bộ phận

Ngày

Tháng 5
Bên
Giờ
KT
16h00
KTNS

Kế toán –
23/5
Nhân sự
(KTNS)

Thiết kế cơ
24/5
16h00
2
(TKC)
Thiết kế
25/5
16h00
3
điện (TKD)
Lắp ráp –
26/5
16h00
4
Bảo trì
(LRBT)
Đảm bảo
27/5
16h00
5 chất lƣợng
(QA)
VP xƣởng
28/5
16h00
6
(VPX)
Xƣởng gia
30/5
16h00
7

công
(XGC)
Khu vực
31/5
16h00
8
ngoài
(KVN)
Tổng điểm: 100đ
Điểm đánh giá theo bảng 60đ
Tiến độ 100% - 40 Tiến độ 80% - 30
Tiến độ 40% - 10 Tiến độ 20% - 0

Bên bị
KT
VPX

27/6

Tháng 6
Bên
Giờ
KT
16h00
TKC

Ngày

1


Bên bị
KT
KTNSKVN

TKC

QA

28/6

10h45

VPX

QA

TKD

KVN

28/6

16h00

LRBT

TKC

LRBT


LRBT

29/6

10h45

KTNSKVN

LRBT

QA

TKC

29/6

16h00

TKĐ

XGC

VPX

XGC

30/6

10h45


QA

TKĐ

XGC

KTNS

30/6

16h00

XGC

VPX

KVN

TKD

Tiến độ 60% - 20

Nguồn: Phòng QA/QC, 2006.
Sau khi kiểm tra, ban kiểm tra sẽ nêu ý kiến với ngƣời phụ trách về những điểm còn
chƣa đƣợc và đề xuất ngƣời phụ trách nên cải tiến nhƣ thế nào. Hai ban bàn với nhau
để tìm ra phƣơng án cải tiến phù hợp nhất. Những hình ảnh cũng nhƣ nội dung trƣớc
và sau khi cải tiến sẽ đƣợc ghi nhận lại để chấm điểm theo thang điểm phù hợp trong
sheet kiểm tra đề ra. Hình 3.4 ghi nhận lại một số nội dung trƣớc và sau khi cải tiến
của phòng QA/QC.


13


Chương 3: Giới thiệu về hoạt động thực hiện 6S tại công ty TNHH Daikou

Hình 3.4: Nội dung công việc cải tiến 6S
Nguồn: Phòng QA/QC, 2006.
Kết thúc đợt kiểm tra và chấm điểm, ban 6S sẽ tổng kết điểm. Lên biểu đồ so sánh
giữa các phòng ban. Hình 3.5 thể hiện các biểu đồ tổng kết thực hiện 6S của tháng 5.
Phòng ban cao điểm cũng nhƣ thực hiện tốt nhất sẽ đƣợc tuyên dƣơng tại các buổi họp
đầu tuần. Các phòng ban có điểm thấp đƣợc mọi ngƣời góp ý để thực hiện tốt hơn.
Biểu đồ điểm có sự chênh lệch khá lớn giữa các phòng ban. Điểm thấp nhất rơi vào
phòng QA/QC và XGC. Nguyên nhân và giải pháp sẽ đƣợc tìm hiểu ở chƣơng 4.

Hình 3.5: Tổng kết điểm 6S tháng 5/2016
Nguồn: Phòng QA/QC, 2016
Chương 3 đã trình bày về hoạt động triển khai 6S. Tiếp theo, để giải quyết các vấn đề
còn tồn đọng được nhìn nhận từ biểu đồ tổng kết điểm 6S tháng 5/2016 chương 4 sẽ
trình bày phương pháp thực hiện để tìm ra các nguyên nhân từ đó đề xuất giải pháp.
14


Chương 4: Chuyên đề thực tập

CHƢƠNG 4: CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Như đã đề cập ở trên, chương 4 sẽ đi sâu vào phần chuyên đề. Tập trung tìm ra các
nguyên nhân chính thông qua việc khảo sát và phỏng vấn sâu các Anh/Chị trong công
ty từ đó đề xuất hướng khắc phục.
4.1. GIẢI PHÁP – QUY TRÌNH THỰC HIỆN
4.1.1. Giải pháp

Trong quá trình tham gia tìm hiểu và thực hiện 6S cùng với mọi ngƣời tại công ty, sinh
viên nhận thấy còn tồn tại nhiều khuyết điểm trong khâu vận hành cũng nhƣ cách
chấm điểm… Những khuyết điểm đó vô tình tạo ra sự không hài lòng trong một số
nhân viên. Một số tỏ ra bất cần, một số tỏ ra khó chịu về việc phải thực hiện thêm 6S.
Hơn thế nữa, trong biểu đồ tổng kết điểm thực hiện 6S ở hình 5 có thể nhận thấy sự
chênh lệch điểm nhiều giữa các phòng ban. Có phòng ban điểm rất cao và 2 phòng ban
điểm thấp nhất là “Đảm bảo chất lƣợng” – QA/QC và XGC.
Trong quá trình tham gia thực tập tại công ty cụ thể là XGC và phòng QA/QC, sinh
viên đã quan sát và nghe đƣợc ý kiến của một số nhân viên về việc không hài lòng đó.
Việc không hài lòng dẫn đến tâm lý không thoải mái khi làm việc. Xa hơn, một số
nhân viên còn có ý định nghỉ việc trong thời gian tới.
Để tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến việc thực hiện 6S không ổn ở XGC và phòng
QA/QC sinh viên đã quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài này với mong muốn
tìm ra nguyên nhân chính và đề xuất một số giải pháp để quá trình thực hiện 6S ở công
ty thuận lợi hơn, 6S phát huy tác dụng chính của nó. Ngoài ra, qua bài báo cáo sẽ có
cảm thông giữa ban lãnh đạo với nhân viên nhiều hơn. Đó chính là chìa khóa tạo nên
sự thành công.
4.2.2. Quy trình thực hiện
Việc hoàn thiện công tác thực hiện 6S đƣợc thực hiện qua 3 giai đoạn:
1. Quan sát và cùng tham gia thực hiện 6S với nhân viên tại 2 phòng ban.
2. Dựa trên những quan sát có đƣợc tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến sự sai
khác trong quá trình thực hiện 6S giữa XGC và phòng QA/QC.
3. Tiến hành phỏng vấn sâu và khảo sát các nhân viên tại 2 phòng ban này. Đối
chiếu kết quả với bƣớc 2 để xác định đƣợc nguyên nhân chính.
4. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thực hiện 6S tại công ty.
Ở giai đoạn 1, sau quá trình quan sát và cùng tham gia thực hiện 6S với nhân viên,
sinh viên đã hiểu về quy trình thực hiện tại công ty. Các quy trình tìm hiểu đƣợc đã
đƣợc sinh viên trình bày trong phần 3. Trong quá trình cùng tham gia thực hiện, sinh
viên nhận thấy còn tồn tại nhiều vấn đề.
Ngày 28/6/2016, văn phòng xƣởng kiểm tra 6S chéo phòng QA. QA là phòng sinh

viên thực tập chính, những ngày bình thƣờng phòng QA không có gì đặc biệt, đồ đạc
đƣợc để lung tung.. Trƣớc ngày kiểm tra, nhóm sinh viên cùng các nhân viên khác
trong phòng đƣợc lệnh của chị Ý – trƣởng phòng đề nghị sắp xếp lại gọn gàng theo
15


Chương 4: Chuyên đề thực tập

đúng vị trí. Mọi ngƣời loay hoay lấy tờ lý thuyết ra học. Hai ngƣời đƣợc phân công đi
kiểm tra có thái độ hỏi không đƣợc tích cực lắm. Dò xét mọi thứ nhỏ nhặt nhất nhƣ để
cố trừ điểm nhau chứ không phải để cùng nhau tốt hơn. Lời nói có sự mâu thuẫn giữa
các lần kiểm tra. Chi tiết sự mâu thuẫn có đƣợc sinh viên đề cập trong phần đề xuất
giải pháp phía dƣới.
Sinh viên nói chuyện với 3 ngƣời, chị Ý (29/6/2016) trƣởng phòng QA, Anh Nhân
(30/6/2016) là quản lý sản xuất và Anh Hiếu (4/7/2016) là quản lý phòng lắp ráp.
Đồng thời cả 3 ngƣời này cùng là quản lý việc thực hiện 6S tại phòng ban tƣơng ứng.
Chị Ý khó chịu nhất khi hàng cứ về liên tục mà suốt ngày đi trang trí không có thời
gian. Anh Nhân cảm thấy cách thực hiện quá cứng nhắc, khi áp dụng mọi thứ từ công
ty mẹ ở Nhật Bản vào Việt Nam và anh cho rằng nó không hợp lý. Anh Hiếu cho rằng
việc hỏi và bắt học thuộc các lý thuyết là vô lý chỉ góp phần để mọi ngƣời thực hiện
đối phó thôi.
Từ những quan sát cũng nhƣ lắng nghe đƣợc, sinh viên đƣa ra một số nguyên nhân dự
đoán dẫn đến việc thực hiện 6S không tốt tại 2 phòng ban QA và XGC.
 Giai đoạn 2: Tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến sự sai khác
Sau giai đoạn 1, sinh viên sử dụng biểu đồ xƣơng cá để đƣa ra một số nguyên nhân.
Biểu đồ xƣơng cá thể hiện các nguyên nhân đƣợc trình bày trong hình 4.1.
Tư duy sai lệch của nhân
Tính chất khác biệt môi
viên
trường làm việc

Môi trường khắc nghiệt
Bị khiển trách nhiều hơn
Chưa hiểu về 6s
hơn
tuyên dương
Khói, bụi bẩn, rác sản xuất

Nhiều máy móc
Không hài lòng nhưng
không được chia sẻ

Nghiêng về lý thuyết, học
thuộc lòng 6S

Mất thời gian mà không
nhìn ra kết quả

Phòng QC và XGC chưa
thực hiện tốt 6S

Chưa hiểu được nhân viên
cần gì

Chưa hiểu được nhân viên

Khá cứng nhắc
Tạo áp lực

Chưa có cam kết


Phương pháp thực hiện
chưa đúng

Quản lý

Cam kết làm tốt được
thưởng, sai nhắc nhở

Hình 4.1: Biểu đồ xƣơng cá thể hiện nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện 6S chƣa tốt
ở 2 phòng ban QC và XGC
 Giai đoạn 3: Phỏng vấn sâu và khảo sát nhân viên
Dựa trên những nguyên nhân đƣợc dự đoán ở giai đoạn 2, sinh viên tạo bảng câu hỏi
và phiếu khảo sát để tiến hành thực hiện giai đoạn 3. Các câu hỏi sinh viên đƣa ra
mang tính chất mở nhiều. Biểu đồ xƣơng cá đƣợc sinh viên đề cập trên hình 4.1 là các
nguyên nhân mà sinh viên phỏng đoán sau quá trình quan sát và cùng tham gia thực
hiện 6S với mọi ngƣời. Có thể tồn tại thêm nhiều nguyên nhân khác, cũng có thể các
nguyên nhân sinh viên đƣa ra không chính xác. Vì thế, các câu hỏi đƣợc đặt ra dƣới
hình thức mở để sinh viên có thể dễ dàng tìm hiểu thêm nhiều nếu có tồn tại các
16


Chương 4: Chuyên đề thực tập

nguyên nhân khác nhau. Bảng câu hỏi phục vụ cho phỏng vấn sâu và khảo sát online
đƣợc trình bày trong bảng 4.1.
Link khảo sát online: />Bảng 4.1: Bảng câu hỏi phục vụ cho phỏng vấn sâu và khảo sát online
STT
Nội dung câu hỏi
1
Anh/Chị hiểu 6S nhƣ thế nào?

2
Từ ngày thực hiện 6S, Anh/Chị thấy công việc của mình có cải thiện hơn
không?
3
Anh/Chị thấy mình gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện 6S?
4
Anh/Chị có điểm gì chƣa hài lòng về việc triển khai 6S tại công ty?
5
Việc thực hiện 6S có làm mất thời gian của Anh/Chị không? Và nó có làm
ảnh hƣởng đến công việc của Anh/Chị không?
6
Thực hiện 6S có làm ảnh hƣởng tiêu cực gì đến công việc của Anh/Chị
không? Nếu có, thì ảnh hƣởng nhƣ thế nào, Anh/Chị có thể chia sẻ đƣợc
không ạ?
7
Anh/Chị thực hiện 6S là hoàn toàn tự nguyện hay do bị bắt buộc thực hiện?
8
Mỗi lần sắp đến ngày bị kiểm tra 6S, Anh/Chị cảm thấy nhƣ thế nào?
9
Anh/Chị có mong muốn hoặc đề xuất gì cho việc thực hiện 6S trong tƣơng
lai không?
10
Anh/Chị còn có chia sẻ gì về 6S khác với những vấn đề em đã viết ở trên có
thể chia sẻ ở đây để em hiểu nhiều hơn không ạ?
Sinh viên tiến hành phỏng vấn sâu 7 anh/chị và khảo sát với 17 anh/chị.
 Đối với các nhân viên sinh viên ít tiếp xúc trƣớc đó, sinh viên sẽ tiến hành
phỏng vấn sâu vì các anh/chị sẽ khó trả lời thật nếu làm khảo sát. Sinh viên tận
dụng 20 phút giải lao giữa giờ của 2 ca làm việc các ngày trong tuần và xin
thông tin để liên lạc nói chuyện với các anh/chị sau giờ làm việc. Mỗi ngày sẽ
phỏng vấn đƣợc 1 nhân viên. Cuộc phỏng vấn diễn ra giống nhƣ buổi trò

chuyện bình thƣờng giữa đàn em muốn làm quen và lắng nghe chia sẻ từ các
anh/chị lớn. Mục đích để cuộc trò chuyện thoải mái nhất mới có thể thu đƣợc
những kết quả chân thật nhất.
 Đối với các nhân viên mà sinh viên may mắn đƣợc tiếp xúc nhiều. Sinh viên sẽ
tiến hành khảo sát online. Trƣớc khi gửi bảng khảo sát, sinh viên cũng đã có nói
chuyện để các anh/chị hiểu rõ mục đích sinh viên làm báo cáo cũng nhƣ tính
bảo mật của khảo sát để các anh/chị có thể làm khảo sát chân thật nhất.
Tóm tắt kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu:
 Khi đƣợc hỏi về độ hiểu biết liên quan đến 6S có 3 ngƣời chƣa hiểu 6S là gì và
21 ngƣời làm khảo sát đã hiểu mục đích và bản chất của 6S. Từ đây có thể nhận
thấy nguyên nhân đầu tiên sinh đề cập là không xác thực.
 15 trong số 24 ngƣời đƣợc hỏi cho rằng việc thực hiện 6S ảnh hƣởng đến công
việc của họ, 9 ngƣời nghĩ rằng nó không ảnh hƣởng.
 Các khó khăn mà đa phần mọi ngƣời gặp phải khi thực hiện 6S là: thiếu thời
gian làm việc, nhiều vật dụng, dụng cụ và một số ngƣời không có ý định hợp

17


×