Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ trần huyền trân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.72 KB, 16 trang )

Lê Thị Hoa

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------

LÊ THỊ HOA

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TRẦN HUYỀN TRÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội – 2015

1


Lê Thị Hoa

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------

LÊ THỊ HOA

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TRẦN HUYỀN TRÂN


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Khánh Thơ

Hà Nội – 2015

2


Lê Thị Hoa

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lưu Khánh Thơ
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình nghiên
cứu để thực hiện luận văn này!
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Văn học và
các anh chị trong phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn đã giảng dạy, trang bị cho em những nền tảng kiến thức bổ
ích, giúp đỡ em hoàn thành khóa học và tạo điều kiện để em nghiên cứu, thực
hiện đề tài và được tiến hành bảo vệ luận văn.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, đơn vị công tác, người thân và bạn
bè đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian, giúp đỡ về
mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để em hoàn thành được
bản luận văn!
Với trình độ và kiến văn còn hạn chế của người viết, luận văn chắc

chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Tác giả luận văn mong muốn sẽ nhận
được những nhận xét, góp ý của các thầy cô, các nhà nghiên cứu và những
người có quan tâm đến vấn đề được thực hiện trong luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26/10/2015
Tác giả luận văn

3


Lê Thị Hoa

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................3
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................10
5. Cấu trúc luận văn ............................................................................11
NỘI DUNG ....................................................................................................12
Chương 1: Trần Huyền Trân và thi phái “áo bào gốc liễu”......................12
1.1.

Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sáng tạo thơ ca của
Trần Huyền Trân ........................................................................12
1.1.1. Cuộc đời ..........................................................................12
1.1.2. Sự nghiệp văn học và quá trình sáng tạo thơ ca của Trần
Huyền Trân ......................................................................13


1.2.

Trần Huyền Trân và thi phái “áo bào gốc liễu” .........................15

Chương 2: Những nguồn cảm hứng chủ đạo và sự thể hiện cái tôi trữ tình
trong thơ Trần Huyền Trân ........................................................................21
2.1. Những nguồn cảm hứng chủ đạo ..................................................23
2.1.1. Hiện thực cuộc sống nơi “lều gianh Cống Trắng”..........23
2.1.2. Tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu đôi lứa ....................28
2.1.3. Hiện thực Cách mạng ......................................................34
2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Trần Huyền Trân ...................................43

4


Lê Thị Hoa

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân

2.2.1. Cái tôi cảm khái, bi phẫn, trăn trở, băn khoăn nhưng tràn
đầy ước vọng trước thời cuộc .........................................................................43
2.2.2. Cái tôi cảm thông với những thân phận bất hạnh, chứa
chan tình yêu con người .................................................................................51
2.2.3. Cái tôi lãng mạn, đa tình .................................................54
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân
............... ………………………………………………………………….... 61
3.1. Ngôn ngữ thơ ................................................................................61
3.1.1. Ngôn ngữ đời sống ...........................................................61
3.1.2. Ngôn ngữ bác học, cổ điển, tượng trưng .........................64

3.2. Thể thơ ..........................................................................................66
3.2.1. Thể thơ bảy chữ ...............................................................66
3.2.2. Thể thơ lục bát .................................................................67
3.2.3. Thể thơ tự do ....................................................................72
3.3. Giọng điệu thơ ...............................................................................73
3.3.1. Giọng điệu cảm khái, bi phẫn ..........................................73
3.3.2. Giọng điệu xót xa, đau đớn ..............................................77
3.3.3. Giọng điệu đằm thắm, dịu dàng .......................................81
KẾT LUẬN ...................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................87

5


Lê Thị Hoa

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trần Huyền Trân (1913-1989) tên thật là Trần Đình Kim. Bạn bè
thường gọi ông là Trần Kim mà không dùng tên đệm. Ông là một nhà thơ
sáng tác ở cả hai thời kỳ trước và sau cách mạng và có cống hiến không nhỏ
đối với nền thơ ca dân tộc. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã từng nhấn mạnh: “Thành
tựu của Trần Huyền Trân đóng góp cho nghệ thuật Việt Nam là rất lớn. Thơ
của ông so với Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu… không thua kém, song
việc có nhiều ý kiến đánh giá chưa hết những đóng góp của ông trong lĩnh
vực văn học nghệ thuật, trong hoạt động cách mạng, nhất là văn hóa cứu quốc
là một thiếu sót.” Thế nhưng, cho đến nay, sự nghiệp thơ ca của ông vẫn chưa
được tìm hiểu một cách thỏa đáng. Chính vì vậy, luận văn này ra đời với

mong muốn góp một phần vào việc khẳng định giá trị nghệ thuật thơ Trần
Huyền Trân với độc giả.
Trần Huyền Trân không phải là tác giả có một sự nghiệp văn học đồ sộ
nhưng là tác giả của nhiều tác phẩm có giá trị ở nhiều thể loại khác nhau.
Riêng trên lĩnh vực thơ ca, ông có đóng góp không nhỏ cho nền thơ ca Việt
Nam hiện đại, cả về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Tác phẩm
thơ của Trần Huyền Trân chủ yếu được in trong tập thơ Rau tần (1986). Đến
năm 2001, Nhà xuất bản Văn học đã xuất bản cuốn Thơ Trần Huyền Trân
tuyển tập sưu tầm đầy đủ tất cả các bài thơ của nhà thơ. Tuy cùng “hội tam
anh” với Thâm Tâm và Nguyễn Bính nhưng có thể nói, so với những người
bạn của mình, đóng góp của Trân Huyền Trân cho Thơ Mới và văn học Việt
Nam vẫn chưa được nhìn nhận một cách xứng đáng.
Thế giới nghệ thuật chính là tính chỉnh thể, thống nhất của sáng tác
nghệ thuật của tác phẩm hay tác giả được hình thành nên từ quan niệm của
chính tác giả về thế giới. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu quy

6


Lê Thị Hoa

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân

luật sáng tạo của chủ thể, những tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ chủ
đạo chi phối đến tác phẩm của các tác giả.
Từ việc khảo sát và nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền
Trân, chúng ta sẽ thấy được những nét lớn độc đáo và đặc sắc nhất của thơ
ông, nhất là về cảm hứng chủ đạo, cái tôi trữ tình và phong cách nghệ thuật
của nhà thơ trong mối quan hệ với phong trào Thơ Mới đương thời nói chung
và trong mối liên hệ, so sánh với thi phái “áo bào gốc liễu” nói riêng. Qua đó,

khẳng định những đóng góp của ông cho thơ Việt Nam hiện đại.
Chính từ những lí do trên, luận văn này ra đời nhằm mục đích góp một
tiếng nói vào việc nhìn nhận và đánh giá những tác phẩm thơ Trần Huyền
Trân một cách đầy đủ toàn diện hơn. Mặt khác, chúng tôi cũng muốn khẳng
định vị trí của nhà thơ trong làng thơ Việt Nam hiện đại. Vì vậy, chúng tôi
chọn đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn của mình trên cơ sở tiếp thu các ý kiến nhận xét, đánh giá của
những người nghiên cứu đi trước để nhằm góp thêm một cái nhìn khái quát về
thơ Trần Huyền Trân. Đồng thời, chúng tôi cũng hi vọng rằng, sau khi đề tài
này được nghiên cứu thành công, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu
ích trong việc học tập và giảng dạy thơ Việt Nam hiện đại nói chung và phong
trào Thơ Mới cũng như tác giả Trần Huyền Trân nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Chặng đường thơ Trần Huyền Trân kéo dài từ những năm trước Cách
mạng tháng Tám – 1945 cho đến thời kỳ đất nước đổi mới và chỉ dừng lại khi
ông qua đời năm 1989. Tác phẩm cuối cùng của ông là bài thơ “Tặng khoa
ngoại”, được viết năm 1988 khi ông chữa bệnh ở bệnh viện Hữu Nghị. Có thể
nói rằng, đây là một quãng đường rất dài, xuyên suốt cuộc đời tác giả, trải qua
rất nhiều biến động của lịch sử dân tộc, từ khi đất nước còn nô lệ dưới chế độ
của Thực dân Pháp cho đến khi giành độc lập, thống nhất và bắt tay vào công

7


Lê Thị Hoa

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân

cuộc xây dựng, đổi mới đất nước. Trong suốt quãng đường dài đó, Trần
Huyền Trân sáng tác không ngừng nghỉ ở nhiều thể loại văn học: thơ, truyện

ngắn, tiểu thuyết, kịch, kịch thơ, chèo.
Riêng trên lĩnh vực thơ ca, suốt một chặng đường dài như vậy nhưng
gần như thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân không có nhiều biến đổi,
ông sử dụng một phong cách thơ đồng nhất trong suốt quá trình sáng tác của
mình. Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào
nghiên cứu chuyên sâu về thơ Trần Huyền Trân, về thế giới nghệ thuật thơ
ông lại càng không có. Ông chỉ được nhắc đến trong một số sách nghiên cứu
và các trang báo, tạp chí. Theo thống kê của chúng tôi, cho đến nay, mới chỉ
có khoảng 20 bài viết in trên sách, báo, tạp chí và mạng internet nghiên cứu,
đánh giá thơ Trần Huyền Trân. Có lẽ ấn phẩm “Thơ Trần Huyền Trân tuyển
tập” năm 2001 của Nhà xuất bản Văn học là tuyển tập đầy đủ nhất về thơ ông,
đồng thời cũng trong tuyển tập này, Ban biên soạn đã trích dẫn một số ý kiến
nhận xét, đánh giá, phê bình thơ Trần Huyền Trân của các nhà nghiên cứu
thay cho lời cuối sách.
Hoài Thanh và Hoài Chân là hai nhà phê bình đầu tiên có những thẩm
định, đánh giá về thơ Trần Huyền Trân. Tuy vậy, lúc đó, Trần Huyền Trân
mới bắt đầu sự nghiệp sáng tác thơ ca của mình nên số lượng tác phẩm cũng
chưa nhiều. Năm 1940 - 1941, cuốn Thi nhân Việt Nam được hoàn thành có
nghĩa là Hoài Thanh và Hoài Chân mới chỉ có thể đọc được 24/99 bài thơ của
Trần Huyền Trân. Chính vì vậy có thể khẳng định rằng những đánh giá của
Hoài Thanh và Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đối với thơ Trần Huyền
Trân sẽ không thể đầy đủ và hoàn chỉnh được. Đó mới chỉ là một phần của
thơ ông trước Cách mạng Tháng Tám - 1945.

8


Lê Thị Hoa

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân


Tác giả Thi nhân Việt Nam khẳng định “Trần Huyền Trân, con người
có tên lạ ấy không phải là một thiên tài.” Ý kiến này đúng ở nhiều phương
diện, Trần Huyền Trân không phải một nhà thơ mới được đông đảo nhiều
người biết đến như Xuân Diệu, Huy Cận hay Thế Lữ... , ông cũng không phải
là nhà thơ có số lượng lớn các tác phẩm, càng không phải một nhà thơ có
nhiều bài thơ tiêu biểu của thời ấy. Nhưng chính những điều này có lẽ lại là lý
do để Hoài Thanh “mở cửa” đón Trần Huyền Trân bởi thơ ông cũng có những
nét độc đáo riêng của mình. Tác giả Thi nhân Việt Nam “ưa những vần thơ
hiền lành và ít nói yêu đương” của Trần Huyền Trân. Quan điểm này của
Hoài Thanh rất chính xác. Trong khi hầu hết các nhà thơ mới say đắm với tình
yêu, với thiên nhiên thì Trần Huyền Trân ít khi viết về đề tài này. Ông “tìm
thi hứng, hoặc trong những cảnh đời buồn bã ... hoặc trong cảnh đồng quê”.
Hoài Thanh đã nhận xét: “Thơ Trần Huyền Trân không xuất sắc lắm. Nhưng
sau khi đọc hoài những câu rặt anh anh em em tôi đã tìm thấy ở đây cái thú
của người đi đổi gió”. Thế có nghĩa là thơ Trần Huyền Trân có một sự khác
biệt lớn đối với phần chung của bức tranh thơ mới lãng mạn và Hoài Thanh là
người đã sớm nhận ra sự khác biệt ấy và dành cho nhà thơ một niềm ưu ái
không nhỏ. Tuy chỉ được dành chưa đầy hai trang giấy trong Thi nhân Việt
Nam và cũng chưa được Hoài Thanh trích dẫn đầy đủ bài thơ nào nhưng là
một trong số 46 nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới cũng đủ để
khẳng định vị trí của Trần Huyền Trân. Đó chính là lý do vì sao Hoài Thanh
lại phải thêm Trần Huyền Trân vào những trang cuối của Thi nhân Việt Nam :
“Viết đến đây tôi đã định khép cửa lại, dầu có thiên tài đến gõ cũng không
mở. Thế mà lại phải mở cửa để đón một nhà thơ nữa: Trần Huyền Trân” [51,
tr.374].
Trong cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến (Quyển hạ), nhà nghiên cứu
Nguyễn Tấn Long đã lý giải con đường thơ của Trần Huyền Trân. Ông nhận

9



Lê Thị Hoa

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân

định rằng, chính cuộc sống nghèo khổ, bươn chải nơi “lều gianh Cống Trắng”
của Trần Huyền Trân đã tạo nên “nỗi niềm u uẩn” cũng như tâm trạng cảm
khái, bi phẫn trước thời cuộc, từ đó tạo nên đề tài xã hội trong thơ ông. Trần
Huyền Trân bất lực trước hiện thực đời sống nhưng đã nhanh chóng nhận ra
con đường giải phóng cho tâm hồn mình, con đường Cách mạng để từ đó
những bài thơ hay về cuộc chiến đấu của nhân dân ta được ra đời.
Tiến sỹ Nguyễn Phan Cảnh, Phạm Thị Hòa trong bài Trần Huyền Trân
– Nhà thơ kết thúc phong trào thơ mới 1930 – 1945 in trên Báo Sài Gòn giải
phóng đã có những nhận định hết sức đáng quý về thơ Trần Huyền Trân. Hai
tác giả đã khẳng định được đóng góp của nhà thơ đối với phong trào Thơ
Mới, đó là nội dung xã hội, tính chất hiện thực của thơ; về mặt nghệ thuật,
ông có những sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ và thể thơ, đặc biệt là thể thơ lục
bát.
Trong Trần Huyền Trân tài hoa và bất hạnh, nhà nghiên cứu Hoài Việt
phân tích tâm trạng bi phẫn, cái ngang tàng của thơ Trần Huyền Trân thể hiện
qua một số bài thơ và nhận xét “Trần Huyền Trân làm thơ không nhiều,
nhưng có khá nhiều bài hay, câu hay. Có vị ngọt mật ong, cái say của “bồ đào
mỹ tửu””.
Giáo sư Hoàng Như Mai là một trong số ít những nhà nghiên cứu quan
tâm và đánh giá cao đóng góp của thơ Trần Huyền Trân đối với văn thơ Việt
Nam hiện đại. Giáo sư đã chỉ những nét lớn nhất trong thơ Trần Huyền Trân
qua việc phân tích, cảm nhận hai bài thơ “Độc hành ca” và “Cái thai hoang”.
Hai bài thơ trên là tiêu biểu cho phong cách thơ Trần Huyền Trân. “Độc hành
ca” là tâm trạng của Trần Huyền Trân cũng như tâm trạng chung của nhiều

thế hệ đương thời. Đó là là “tiếng rên rỉ của đồng bào đói khổ, hấp hối, nghe
thấy lời trách mắng kêu gọi của non sông quằn quại trong xiềng xích”. Họ bế

10


Lê Thị Hoa

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách nghiên cứu:
1. Aristote (1964), Nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
2. Aristote – Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ ca – Văn tâm điêu long,
NXB Văn học, Hà Nội.
3. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
4. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề thơ Việt Nam 1975 – 2000, NXB
Hội nhà văn, Hà Nội.
5. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hóa thông tin.
6. Nguyễn Phan Cảnh, Phạm Thị Hòa, Trần Huyền Trân – Nhà thơ kết
thúc phong trào thơ mới 1930-1945, Báo Sài Gòn giải phóng.
7. Nguyễn Đình Chính, Đặc trưng cơ bản của thơ sau 1975, phụ bản thơ,
báo Văn nghệ, quý III, 2003.
8. Huy Cận - Hà Minh Đức (1997), Nhìn lại cuộc cách mạng trong thi ca,
NXB giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Dân (2000), Lý luận văn học so sánh, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
10.Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Xuân Diệu (1994), Công việc làm thơ, NXB Văn học, Hà Nội.
12. Nguyễn Sĩ Đại, Từ những đêm mưa lều vó đến vô tận nguồn hương,
Báo Văn nghệ.
13. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội.
14. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào Thơ Mới 1932 – 1945, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.

11


Lê Thị Hoa

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân

15. Phan Cự Đệ (1999), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930-1945), NXB
Giáo dục, Hà Nội.
16. Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu (2002), Văn học Việt Nam (19001945), NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, NXB Văn
học, Hà Nội.
18. Hà Minh Đức (1997), Khảo luận văn chương, NXB Khoa học Xã hội.
19. Hà Minh Đức (chủ biên) (2007), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
20. Hà Minh Đức (1997), Một thời đại trong thi ca, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
21. Hà Minh Đức – Đoàn Phương (2001), Nguyễn Bính về tác giả và tác
phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Tô Hà, “Đôi mùa” – Thơ Trần Huyền Trân, Báo Văn nghệ.

24. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2010), Từ điển thuật
ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam.
25. Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá
(2003), Từ điển văn học, NXB Thế giới, Hà Nội.
26. Nguyễn Thái Hòa, Tiếng Việt và thể thơ lục bát, Tạp chí Văn học, số
tháng 2/1999.
27. Tô Hoài (1988), Những gương mặt, NXB Tác phẩm mới.
28. Bùi Công Hùng (1983), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, NXB
Văn hóa thông tin, Hà Nội.
29. Bùi Công Hùng (2000), Sự cách tân thơ Việt Nam hiện đại, NXB Văn
hóa thông tin, Hà Nội.

12


Lê Thị Hoa

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân

30. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
31. Nguyễn Xuân Kính (2004), Thi pháp ca dao, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
32. Lê Đình Kỵ (1993), Thơ mới những bước thăng trầm, NXB Thành phố
Hồ Chí Minh.
33. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn chương,
NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
34. Mã Giang Lân, Chữ và nghĩa trong thơ, Tạp chí Văn học, số tháng
4/2000.
35. Mã Giang Lân, Nhịp điệu thơ hôm nay, Tạp chí nghiên cứu văn học, số

tháng 3, năm 2007.
36. Mã Giang Lân – Hồ Thế Hà (1994), Sức bền của thơ, NXB Hội nhà
văn, Hà Nội.
37. Mã Giang Lân (1994), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
38. Mã Giang Lân (2000), Tìm hiểu thơ, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
39. Mã Giang Lân, Thơ – hành trình và tiếp nhận, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
40. Phong Lê - Vũ Văn Sỹ - Bích Thu, Lưu Khánh Thơ (2001), Thơ Việt
Nam hiện đại, NXB Lao động.
41. Nguyễn Tấn Long (1969), Việt Nam thi nhân tiền chiến (Quyển hạ),
NXB Sống mới.
42. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB
giáo dục.
43. Hoàng Như Mai (1989), Thơ một thời, NXB Tiền Giang.

13


Lê Thị Hoa

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân

44. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
45. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và
phong cách, NXB Văn học, Hà Nội.
46. Nguyễn Đăng Mạnh, Văn học Việt Nam 1945 – 1975, NXB Giáo dục.
47. Tôn Thảo Miên, Về khái niệm phong cách cá nhân của nhà văn, Tạp
chí Văn học số tháng 1/1997.

48. Nguyễn Đức Nam (1987), Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB giáo dục.
49. Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức (2006), Thơ ca Việt Nam hình thức
và thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
50. Lê Lưu Oanh (1996), Cái tôi trữ tình trong thơ, Luận án PTS, Hà Nội.
51. Phan Thị Diễm Phương, Thơ lục bát ở một thế hệ nhà thơ hiện đại,
Tạp chí Văn học số 2/1988.
52. Vũ Quần Phương, “Uống rượu với Tản Đà”, Báo Người Hà Nội.
53. Vũ Quần Phương, Thơ và phê bình thơ, Báo Văn nghệ, phụ bản thơ, số
4, tháng 10/2001.
54. Giang Quân, Xóm “áo bào gốc liễu” phố cô đầu, Báo Kinh tế đô thị,
số Tết Xuân Ất Mùi 2015.
55. Nguyễn Khắc Sính, Đi tìm phong cách chung cho văn học, Tạp chí
nghiên cứu Văn học, số tháng 2/2008.
56. Chu Văn Sơn (2007), Thơ, điệu hồn và cấu trúc, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
57. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
58. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, NXB Hội nhà văn,
Hà Nội.

14


Lê Thị Hoa

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân

59. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
60. Văn Tâm (2004), Từ điển Văn học, NXB Thế giới.

61. Hoài Thanh, Hoài Chân (1942), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học.
62. Nguyễn Bá Thành (2012), Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
63. Nguyễn Bá Thành – Bùi Việt Thắng (1990), Văn học Việt Nam 1965 –
1975, NXB Đại học Tổng hợp, Hà Nội.
64. Vũ Tiềm (2006), Đi tìm mật mã thơ, Tiểu luận NXB Hội nhà văn, Hà
Nội.
65. Lưu Khánh Thơ (2005), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện
đại, NXB Khoa học xã hội.
66. Thơ kháng chiến 1945 – 1954 (1995), NXB Hội Nhà văn.
67. Thơ Mới 1932-1945 – Tác giả và tác phẩm (1998), NXB Hội Nhà văn.
68. Thơ Trần Huyền Trân tuyển tập (2001), NXB Văn học.
69. Bích Thu, Nhận diện thơ qua hệ thống thể tài, Tạp chí nghiên cứu Văn
học, số tháng 9/1995.
70. Thuật ngữ văn học – mỹ học (1969), Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
71. Đỗ Lai Thúy (1994), Con mắt thơ, NXB Lao động Hà Nội.
72. Đặng Tiến (2009), Thơ, thi pháp và chân dung, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
73. Từ điển Tiếng Việt (1992), NXB Giáo dục
74. Lê Trí Viễn (1997), Đến với thơ hay, NXB Giáo dục.
75. Trần Huyền Trân (1986), Rau tần, NXB Văn học.
76. Trần Huyền Trân (1995), Rau tần, NXB Hội Nhà văn.
77. Hoài Việt (1992), Trần Huyền Trân – Tài hoa và bất hạnh, NXB Hội
Nhà văn.

15


Lê Thị Hoa

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân


78. Nhiều tác giả (2002), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB Giáo dục
Hà Nội.
79. Nhiều tác giả (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.
80. Nhiều tác giả (1998), Nhà thơ Việt Nam thế kỷ 20, NXB Hội Nhà văn,
Hà Nội.
81. Nhiều tác giả (2004), Thơ Mới 1932 – 1945 - Tác giả và tác phẩm,
NXB Hội nhà văn, HN.

16



×