Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi và đáp án vào THPT chuyên Phan Bội, Nghệ An 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.32 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN
Đề chính thức

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn thi: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu I. (3,0 điểm)
1. Trình bày chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
2. Một trận đấu bóng đá ở Matxcơva (múi giờ số 3) được truyền hình trực tiếp vào lúc 2 giờ
ngày 10/6/2016. Tính giờ, ngày truyền hình trực tiếp tại Hà Nội (múi giờ số 7), NewYork (múi giờ
số 19).
3. Hoàn thành bảng sau:
Ngày
Tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến

21/3

22/6

23/9

22/12

Câu II. (2,0 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu tên các miền khí hậu của
nước ta. Nguyên nhân dẫn đến sự phân chia các miền khí hậu?
2. Trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu của Việt Nam.


Câu III. (6,0 điểm)
1. Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đồng đều.
2. Hậu quả của phân bố dân cư không đồng đều đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
nước ta? Nêu các phương hướng giải quyết.
3. Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?
Câu IV. (4,5 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. So sánh cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Tây Nguyên với Trung du và miền núi
Bắc Bộ. Giải thích sự khác nhau về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa hai vùng.
2. Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành công nghiệp điện ở nước ta.
3. Ý nghĩa của việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở vùng Tây Nguyên?
Câu V. (4,5 điểm)
Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng lúa nước ta phân theo vùng
Năm
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long

1996
7004
1170
3443

(Đơn vị: nghìn ha)
2011
7655
1145
4094

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của nước

ta phân theo vùng năm 1996 và 2011.
2. Nhận xét và giải thích quy mô, cơ cấu diện tích gieo trồng lúa qua các năm trên.
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục)
--------- HẾT--------Họ và tên thí sinh………………………………………………Số báo danh…………………


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
NĂM HỌC 2016 – 2017

Đề chính thức

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn thi: ĐỊA LÍ
(Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang)

Câu

I
(3,0 đ)

Nội dung
Điểm
1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
1,0
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip.
0.25

- Hướng chuyển động từ Tây sang Đông.
0.25
- Thời gian chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ.
0.25
- Trong quá trình chuyển động trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo 0.25
một góc 66033’ và không đổi phương.
2.
1,0
Địa điểm
Hà Nội
NewYork
0,5
Giờ
6h
18 h
0,5
Ngày, tháng
10/6
9/6
3.
Ngày
Tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến

21/3
00

22/6
23027’B

23/9

00

22/12
23027’N

1.
- Các miền khí hậu của nước ta: Miền khí hậu phía Bắc, Miền khí hậu phía Nam
- Nguyên nhân dẫn đến sự phân chia các miền khí hậu:
+ Do lãnh thổ nước ta trải dài theo chiều Bắc – Nam.
+ Do bức chắn của dãy núi Bạch Mã và ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc suy yếu
khi vào Nam.
II
(2,0 đ) 2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu của Việt Nam:
- Điều hòa khí hậu: làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa
đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
- Biển Đông làm tăng hơi ẩm các khối khí khi đi qua biển, mang lại cho nước ta lượng
mưa và độ ẩm lớn.
- Thiên tai: Bão, áp thấp nhiệt đới,…
1. Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đồng đều:
- Phân bố không đồng đều giữa đồng bằng ven biển với trung du và miền núi:
+ Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số cao (dẫn
chứng)
+ Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp (dẫn chứng)
- Phân bố dân cư không đồng đều giữa thành thị và nông thôn (dẫn chứng)
- Phân bố không đồng đều ngay trong nội bộ các vùng (dẫn chứng)
- Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam (dẫn chứng)
2. Hậu quả và hướng giải quyết:
III
- Hậu quả:
( 6,0 đ)

+ Gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động
trên phạm vi cả nước.
+ Đồng bằng dân cư đông đúc tài nguyên bị khai thác quá mức, nguồn lao động dư
thừa tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao.
+ Ở Trung du miền núi tài nguyên thiên nguyên dồi dào chưa được khai thác hiệu
quả, thiếu lao động.
+ Gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề xã hội khác.

1,0
1,0
0,5
0.25
0.25
1,0
0,5
0,25
0,25
2,5
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
2,0
0,25
0,25
0,25
0,25



- Hướng giải quyết:
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.
+ Tăng cường khảo sát, quy hoạch, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở
miền núi.
+ Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, đặc biệt ở vùng nông thôn.

IV
(4,5 đ)

3. Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước:
- Kinh tế, xã hội phát triển, thu hút mạnh nguồn đầu tư nước ngoài, có nhiều chính
sách ưu đãi đối với lao động,…
- Cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất cả nước, cơ cấu ngành nghề đa dạng nên có nhiều khả
năng tìm kiếm việc làm.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật cơ sở hạ tầng tốt và hoàn thiện nhất cả nước.
- Đông Nam Bộ là vùng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi
cho sinh hoạt và sản xuất.
1. So sánh cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Tây Nguyên với Trung du và miền
núi Bắc Bộ.
- Giống nhau :
+ Đều là các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.
+ Chăn nuôi gia súc lớn.
- Khác nhau:
+ Trung du và Miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng chè, cây ăn quả có nguồn gốc
cận nhiệt và ôn đới, rau vụ đông, cây dược liệu; chăn nuôi trâu phát triển.
+ Tây Nguyên phát triển mạnh các cây công nghiệp nhiệt đới: cà phê, cao su, hồ tiêu;
chăn bò phát triển.
- Nguyên nhân khác nhau về cơ cấu sản phẩm:
+ Trung du miền núi Bắc Bộ: Chủ yếu là đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có

mùa đông lạnh, có sự phân hóa theo độ cao.
+ Tây Nguyên: Chủ yếu là đất đỏ bazan màu mỡ, tơi xốp, khí hậu cận xích đạo.
2. Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành công nghiệp điện ở nước ta.
- Đặc điểm phát triển:
+ Cơ cấu đa dạng (nhiệt điện, thủy điện…)
+ Chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu ngành công nghiệp cả nước.
+ Sản lượng điện ngày càng tăng nhanh (dẫn chứng)
+ Xây dựng được các nhà máy thủy điện, nhiệt điện lớn (dẫn chứng)
- Đặc điểm phân bố:
+ Phân bố gần hoặc ở nơi có nguồn năng lượng.
+ Nhiệt điện chạy bằng than phân bố tiểu vùng Đông Bắc.
+ Nhiệt điện chạy bằng khí phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long.
+ Thủy điện phân bố tiểu vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
3. Ý nghĩa của việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở vùng Tây Nguyên.
- Góp phần tăng sản lượng điện cho cả nước, đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của vùng,…
- Có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề thủy lợi, phát triển thủy sản, du
lịch.
- Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng…
1. Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính bán kính đường tròn
R1996 = 1,0 đvbk;
R2011 = 1,05 đvbk
+ Tính cơ cấu: ( %)

0,5
0,25
0,25

1,5
0,5
0,5
0,25
0,25
1,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,5
0,25
0,25
2,5
0,5


V

(4,0 đ)

Năm
1996
2011
Cả nước
100,0
100,0
Đồng bằng sông Hồng
16,7
15,0
Đồng bằng sông Cửu Long
49,2
53,4
Các vùng khác
34,1
31,6
- Vẽ: Biểu đồ tròn theo bán kính đã tính. Đảm bảo tính chính xác, đầy đủ các yêu cầu.
(vẽ các biểu đồ khác không cho điểm)
2. Nhận xét và giải thích:
* Nhận xét:
Từ năm 1996 đến năm 2011:
- Diện tích gieo trồng lúa cả nước, các vùng có sự thay đổi (dẫn chứng)
- Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa phân theo vùng của nước ta có sự thay đổi (dẫn
chứng)
- Hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng chiếm tỉ lệ diện tích
trồng lúa cao trong cơ cấu diện tích trồng lúa cả nước.
* Giải thích:
- Diện tích gieo trồng lúa nước ta tăng do thực hiện thâm canh tăng vụ, cải tạo, mở
rộng diện tích.

- Cơ cấu diện tích trồng lúa phân theo vùng có sự thay đổi do:
+ Tiềm năng đất đai, khí hậu,… khác nhau giữa các vùng.
+ Do sự thay đổi về cơ cấu sử dụng, cơ cấu ngành nông nghiệp,…
- Hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng có diện tích đất phù sa
lớn, khí hậu,…thuận lợi cho trồng lúa.

Lưu ý: Tổng điểm toàn bài là 20 điểm.

0,5

1,5

1,0
0,5
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25



×