Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

tiết 19. Kiểu mảng (tiết 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.03 KB, 3 trang )

Ngày soạn: 10/11/2008 Ngày dạy:……/……../………
Tiết 19
CHƯƠNG IV: KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC
Bài 11: KIỂU MẢNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được một kiểu dữ liệu mới là kiểu mảng một chiều. Biết được
một loại biến có chỉ số.
- Biết cấu trúc tạo kiểu mảng một chiều và cách khai báo biến kiểu
mảng một chiều.
2. Kỹ năng:
- Tạo được kiểu mảng một chiều và sử dụng biến mảng một chiều trong
ngôn ngữ lập trình Pascal để giải quyết một số bài toán cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, SGK, SGV, máy chiếu Projector.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, vở ghi bài.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp:
2. Hỏi bài cũ: không
3. Lên lớp
Giới thiệu: Trong 1 bài lập trình nếu chúng ta gặp nhiều phần tử có cùng kiểu
dữ liệu, có vai trò như nhau trong bài toán thì chúng ta có thể nhóm lại thành 1
mảng. Trong bài này chúng ta sẽ đi nghiên cứu 2 loại mảng đó là mảng 1 chiều
và mảng 2 chiều.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Chúng ta đi xét ví dụ sau:
VD: Nhập vào nhiệt độ của 7 ngày
trong tuần, tính và đưa ra nhiệt độ
trung bình của tuần đó. Đếm xem số


lượng ngày trong tuần có nhiệt độ cao
hơn nhiệt độ trung bình đó là bao
nhiêu ngày?
GV: Em nào có thể nêu ý tưởng giải
được bài toán này?
→ Ta có thể sử dụng 7 biến để lưu
nhiệt độ của 7 ngày. Khi nhập vào
nhiệt độ, tính trung bình cộng của
nhiệt độ đó. Để đếm số ngày có nhiệt
độ cao hơn nhiệt độ trung bình ta có
thể sử dụng 1 biến để đếm được khởi
tạo bằng 0. So sánh nhiệt độ của các
ngày với nhiệt độ trung bình của cả
I. Kiểu mảng một chiều
1. Đặt vấn đề
Program nhietdo;
Uses crt;
Var t1,t2,t3,t4,t5,t6,t7,tbc:real;
S:integer;
Begin
Write(‘nhap nhiet do cua cac ngay
trong tuan’);
Readln(t1,t2,t3,t4,t5,t6,t7);
Tbc:=(t1+t2+t3+t4+t5+t6+t7)/7;
S:=0;
tuần, nếu cao hơn nhiệt độ trung bình
thì tăng biến đếm lên 1 đơn vị.
GV gọi 1 HS lên bảng viết chương
trình.
Giả sử tôi cần giải bài toán trên với số

lượng ngày là rất lớn thì chương trình
trên có những hạn chế gì?
Để khắc phục nhược điểm trên người
ta ghép các biến nhiệt độ trên vào 1
dãy và đặt cho chúng cùng 1 tên và
đánh cho mỗi 1 phần tử 1 chỉ số.
Khi ghép lại và xây dựng như vậy
chúng ta được 1 dãy các phần tử có
cùng kiểu dữ liệu và được gọi là 1
mảng 1 chiều.
Hãy nghiên cứu SGK và cho biết Em
hiểu thế nào là mảng 1 chiều?
Để xác định mảng 1 chiều ta cần xác
định được các yếu tố nào?
Vậy mảng 1 chiều được khai báo như
thế nào trong ngôn ngữ lập trình
Pascal? Chúng ta đi tìm hiểu phần 2.
Để khai báo mảng 1 chiều chúng ta có
2 cách để khai báo đó là khai báo trực
tiếp và khai báo gián tiếp.
Khai báo trực tiếp
If t1>tbc then s:=s+1;
If t2>tbc then s:=s+1;
If t3>tbc then s:=s+1;
If t4>tbc then s:=s+1;
If t5>tbc then s:=s+1;
If t6>tbc then s:=s+1;
If t7>tbc then s:=s+1;
Writeln(‘nhiet do tb trong tuan
la’,tbc);

Writeln(‘so ngay co nhiet do cao hon
nhiet do tb la’,s);
Readln;
End.
→ Phải khai báo quá nhiều biến, chương
trình phải viết quá dài.
- Mảng một chiều là dãy hữu hạn các
phần tử có cùng kiểu dữ liệu. Các phần
tử trong mảng có cùng chung một tên và
phân biệt nhau bởi chỉ số.
+ Tên kiểu mảng một chiều
+ Số lượng phần tử của mảng
+ Kiểu dữ liệu của các phần tử
+ Cách khai báo
+ Cách tham chiếu đến phần tử
2. Khai báo
a. Khai báo trực tiếp
VAR <ds biến mảng>:ARRAY[kiểu chỉ
số] OF <kiểu phần tử>;
b. Khai báo gián tiếp
Khai báo gián tiếp
Ý nghĩa của các thành phần trong câu
lệnh
Chúng ta xét 1 số ví dụ sau:
- Khai báo trực tiếp:
Trong khai báo trên n phải là hằng
nguyên.
Khi khai báo 1, máy tính sẽ tạo cho ta
1 danh sách gồm 30 phần tử có giá trị
kiểu số thực và cùng tên là nhietdo

được phân biệt nhau bởi chỉ số của
các phần tử.
Tương tự đối với khai báo thứ 2.
Ta không được nhầm lẫn giữa chỉ số
của các phần tử và giá trị của phần tử.
Chỉ số của phần tử cho ta biết vị trí
của phần tử đó trong mảng.
Vậy chúng ta làm thế nào để tham
chiếu đến phần tử trong dãy?

a[1]: Phần tử đầu tiên của mảng a
a[i]: Phần tử ở vị trí thứ I của mảng a
TYPE <tên kiểu mảng>=ARRAY[kiểu
chỉ số] OF <kiểu phần tử>;
VAR <ds biến mảng>:<tên kiểu mảng>;
Trong đó:
- TYPE, VAR, ARRAY, OF là các từ
khoá.
- DS biến mảng là tên các mảng được
phân cách nhau bởi 1 dấu phẩy(,);
- Kiểu chỉ số thường là 1 đoạn số
nguyên lien tục có dạng n1..n2 với n1,
n2 là các hằng hoặc biểu thức nguyên,
xác định chỉ số đầu và chỉ số cuối của
mảng.
- Kiểu phần tử là kiểu của các phần tử
của mảng.
Var nhietdo:array[1..30] of real;
Dongy:array[1..n] of booolean;
- Sử dụng chỉ số của phần tử trong mảng

để tham chiếu đến phần tử theo cấu trúc:
<Tên biến mảng>[[chir số của pt]
VD: Để truy suất đến phần tử trong
mảng nhietdo ở vị trí 15 ta viết là
nhietdo[15].
IV.Củng cố bài học:
1. Nhắc lại những nội dung đã học:
- Cách tạo kiểu mảng một chiều và cách khai báo biến
- Tham chiếu đến từng phần tử: tên_biến[chỉ số]
2. Bài tập về nhà:
- Viết chương trình nhập vào một mảng gồm n số nguyên, mỗi số có giá trị
tuyệt đối không quá 300. Tính tổng giá trị các phần tử có giá trị chia hết cho k.

×