Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG Đoàn Loại A cấp huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.39 KB, 17 trang )

SKKN 2014

Phạm Xuyên

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐOÀN GÓP PHẦN XÂY DỰNG
“TRƯƠNG HỌC THÂN THIÊN-HỌC SINH TÍCH CỰC”
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ này 22-7-2008, Bộ giáo dục đã chính thức phát động trong toàn ngành
thực hiện cuộc vân động xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đã
được tất cả các trường học thuộc PGD Đại Lộc hưởng ứng tích cực. Kết quả thực
hiện đến nay tuy chưa phải là toàn diện nhưng cũng có thể nói việc thực hiện cuộc
vận động đã đạt được kết quả cao. Trong số đó, có trường THCS Quang Trung nơi
tôi đang công tác, vấn đề xây dựng trường học thân thiện luôn được chú trọng thực
hiện xuyên suốt ở các năm học và kết quả thực hiện không ngừng nâng cao.
Với vai trò là Bí thư chi đoàn, tôi thiết nghĩ, để công cuộc xây dựng trường
học thân thiện đạt được kết quả như mong đợi tất yếu phải kể đến vai trò của tổ
chức Đoàn trong nhà trường. Bởi trường học thân thiện không phải chỉ là sự gần
gũi, thân thiện một cách đơn thuần là đủ mà phải đảm bảo được các yêu cầu như:
Trường học thân thiện phải là nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí, là anh
em; giaó viên nêu cao tinh thần “càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy
nhiêu”; mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi người,
nhất là người học; trường học gắn bó mật thiết với địa phương, với gia đình và
có chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng
cao.
Để nhà trường đạt được những yêu cầu trên, tổ chức Đoàn không thể đứng
hửng hờ ngoài cuộc. Bởi đối với các trường THCS trên địa bàn huyện Đại Lộc, tổ
chức Đoàn có thành phần tương đối đa dạng, vừa có lực lượng giáo viên trẻ, vừa có
lực lượng có học sinh giỏi, ưu tú – Đây là gốc rễ của sự năng động, sáng tạo trong
nhà trường, và đây cũng là nơi dễ dàng tạo ra sự gắn kết, thân thiện giữa thầy và
trò.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi đã bắt tay vào việc nghiên cứu đề tài “nâng


cao hiệu quả hoạt động đoàn góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”.
Giới hạn của đề tài được giới hạn ở một số hoạt động cụ thể sau:
- Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà của nhà trường và phát huy tính tích
cực của học sinh thông qua hoạt động giúp đỡ học sinh yếu.
- Tăng cường mối liên kết giữa gia đình và nhà trường để quản lí, giáo dục
học sinh bằng tin nhắn SMS.
- Xây dựng nhận thức cho HS bằng việc thường xuyên nêu gương người tốt,
việc tốt.
II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1) Thế nào là “trường học thân thiện”?
“Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau. Bản thân khái
niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc,
cưu mang đầy tình người về đạo lý. Bởi nếu bất bình đẳng, mất dân chủ, vô cảm
trong quan hệ giữa người với người thì đâu còn gì mà “thân” với “thiện”. “Thân
1


SKKN 2014

Phạm Xuyên

thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế
hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử.
“Trường học thân thiện” đương nhiên phải “thân thiện” với địa phương - địa bàn
hoạt động của nhà trường; phải “thân thiện” trong tập thể sư phạm với nhau; giữa
tập thể sư phạm với học sinh; “Trường học thân thiện” phải đảm bảo cơ sở vật chất
phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý người thụ hưởng.
Tóm lại, trường học thân thiện phải là nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là
đồng chí, là anh em; giaó viên nêu cao tinh thần “càng yêu người bao nhiêu, càng

yêu nghề bấy nhiêu”; mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn
mọi người, nhất là người học; trường học gắn bó mật thiết với địa phương, và có
chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao.
2) Đoàn trường đối với việc xây dựng “trường học thân thiện – học sinh tích
cực”.
Từ những nhận định nói trên về chúng ta nhận thấy rằng, những trường
THCS có tổ chức Đoàn thanh niên là một thuận lợi lớn góp phần tích cực vào công
cuộc xây trường học thân thiện – học sinh tích cực” bởi Đoàn thanh niên trong các
trường THCS có thành phần tương đối đa dạng: vừa có học sinh, vừa có giáo viên.
Mỗi lần sinh hoạt đoàn là một dịp để thầy và trò, bạn bè giao lưu. Qua lời ca tiếng
hát tình thầy trò, bạn bè càng thêm gắn bó. Và cũng qua đó các em học sinh sẽ
mạnh dạn hơn trong các hoạt động học tập, có cơ hội để giải bày những nổi niềm
ẩn khuất trong cuộc sống... Nhờ đó mà thầy có thể hiểu được hoàn cảnh, đặc điểm
của học sinh hơn và có thể giúp đỡ học sinh tiến bộ được nhiều hơn.
Hơn nữa, Đoàn thanh niên là nơi tập trung của trí tuệ, là nơi tiềm ẩn của tinh
thần nhiệt huyết. Nếu phát huy hiệu quả thì trí tuệ ấy, lửa nhiệt huyết ấy sẽ nhanh
chóng bùng cháy và lan tỏa. Vì thế, phát huy vai trò của hoạt động của tổ chức
Đoàn trong nhà trường trong việc xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích
cực là một cách làm hợp lí.
a) Phát huy vai trò của đoàn viên học sinh trong việc nâng cao chất lượng học
tập của học sinh yếu là một giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục đại trà của nhà trường.
Học sinh yếu vốn dĩ là những học sinh thụ động trong học tập, ngại phát biểu
khi biết, ngại hỏi thầy khi chưa hiểu. Bởi các em, một mặt là thiếu kĩ năng diễn đạt,
thiếu kĩ năng giao tiếp. Mặt khác, các em ngại hỏi vì trong nếp nghĩ các em luôn
giữ một “khoảng cách” với thầy cô.
Dân gian có câu “Học thầy không tầy học bạn”. Các em ngại hỏi thầy nhưng
nhưng với bẹn bè, với các anh chị thì sẽ mạnh dạn hơn nhiều. Vì thế, nếu chúng ta
tạo điều kiện để các em được hỏi bạn, hỏi anh chị thì sẽ tốt hơn. Với các em học
sinh yếu, kiến thức cần thiết cho các em bây giờ không phải là nâng cao, mở rộng

mà chỉ cần là những kiến thức cơ bản nhất để các em có được “cái gốc”. Mà với
các em đoàn viên học sinh – là những học sinh khá giỏi lớp 8, 9, thì những kiến
thức cơ bản của lớp 6, 7 không có gì là khó nên các em hoàn toàn có thể kèm cặp
được. Nếu chúng ta tạo được điều kiện để ngày nào cũng có bạn bè, anh chị học
2


SKKN 2014

Phạm Xuyên

sinh kèm cặp, giúp đỡ để các em được hỏi những điều chưa hiểu, được làm những
gì chưa làm được thì những “lỗ hỗng” kiến thức trong các em sẽ dần được bồi đắp.
Hơn thế nữa, khi được thường xuyên học tập, trao đổi với bạn bè, với các
anh chị về học tập thì các em học sinh yếu sẽ trở nên mạnh dạn hơn, có được những
kĩ năng cần thiết trong hoạt động học tập như kĩ năng trình bày, kĩ năng làm việc
theo nhóm... Đây là những kĩ năng cần thiết cho các em về sau.
b) Việc tổ chức cho các đoàn viên học sinh giúp đỡ học sinh yếu góp phần đáng
kể vào việc rèn tính tích cực cho học sinh.
Với các em học sinh khá, giỏi, việc thường xuyên giúp đỡ, kèm cặp các em
học sinh yếu một mặt làm cho kiến thức của các em sẽ được củng cố vững chắc
hơn. Mặt khác cũng rèn cho các em đoàn viên HS được nhiều kĩ năng hơn, các em
sẽ trở nên tích cực hơn, bởi khi tham gia giúp đỡ các em học sinh yếu thì các em
phải tự rèn luyện mình để nêu gương trước đàn em.
Với các em học sinh yếu, được học với các anh chị của mình các em sẽ học
tập được ở anh chị nhiều kinh nghiệm, các em sẽ trở nên mạnh dạn và ngày càng
tích cực hơn trong hoạt động học tập.
III/ CƠ SỞ THỰC TIỂN
Điều kiện kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn, có nhiều gia đình phụ
huynh phải làm ăn xa, có khi một hai tháng mới về nhà. Nhiều gia đình phải “đầu

tắt, mặt tối” cả ngày ngoài đồng ruộng để lo cái ăn, cái mặc cho con nên ít có điều
kiện để chăm lo việc học của con. Khi về nhà, nghe con nói sao thì nghe vậy,
không biết được thực tế việc học của con mình ở trường ra sao. Vì thế, đối với họ
việc học của con có thể xem là “phú cho trời”.
Cũng vì lí do trên mà giáo viên chủ nhiệm cũng khó có thể gặp được phụ
huynh để trao đổi, giáo viên đến nhà thường không gặp được phụ huynh. Vì thế khi
gặp giáo viên chủ nhiệm, nghe giáo viên thông báo về việc học của con, nhiều phụ
huynh đã quá ngỡ ngàng về thực trạng việc học của con: “...ngày nào cũng thấy nó
cắp sách đến trường, khi về nghe nó nói sao nghe vậy chứ ai ngờ...” hoặc là
“...nhờ cô quan tâm, quản lí giùm chứ tôi ngày nào cũng ở ngoài đồng...”. Nếu ai
đó từng là một giáo viên từng chủ nhiệm thì câu nói này chắc không lạ. Mà với địa
phương Đại Hưng thì lại càng quá quen thuộc.
Việc nhắc nhỡ, kèm cặp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh gần
như chỉ có ở nhà trường. Mà thời gian quản lí học sinh ở trường có hạn, thời gian
dành cho việc phụ đạo học sinh yếu của giáo viên cũng có hạn nên giải pháp nâng
cao chất lượng học sinh yếu của nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn.
Với học sinh yếu, quản lí việc học của em đã khó, việc xây dựng tích tích
cực trong học tập của các em lại càng khó khăn. Bởi đây là những học sinh nhút
nhác. Đôi khi hiểu vấn đề cũng không dám phát biểu, không hiểu vấn đề thì cũng
chẳng dám hỏi han. Vì thế, trong các hoạt động học tập như hoạt động nhóm thì các
em hầu như ngồi cho có chứ cũng chẳng quan tâm gì.
Xuất phát từ thực trạng trên, với vai trò là bí thư Chi đoàn, tôi đã bắt tay vào
việc nghiên cứu và áp dụng đề tài với nội dung cụ thể như ở phần sau.
3


SKKN 2014

Phạm Xuyên


IV/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1/ Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà của nhà trường và phát huy tính tích
cực của học sinh thông qua hoạt động giúp đỡ học sinh yếu.
Như đã nói ở trên, trường học thân thiện phải có chất lượng giáo dục không
ngừng được nâng lên, học sinh phải hoạt động tích cực. Với đặc thù của trường
THCS Quang Trung chúng tôi, điều kiện kinh tế của người dân địa phương còn
nhiều khó khăn nên phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em, giáo viên thì
ít, công việc nhiều. Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng học sinh yếu của
nhà trường. Với vai trò là bí thư Chi đoàn tôi đã thực hiện giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục của nhà trường và phát huy tính tích cực của học sinh bằng
việc tổ chức cho các em đoàn viên học sinh tham gia giúp đỡ học sinh yếu.
a) Cách thức tổ chức.
Bước 1: Xây dựng tinh thần tiên phong, xung kích.
Từ đầu năm, với nhiệm vụ là Bí thư Chi đoàn tôi đã tiến hành cho các lớp 8,
9 bình chọn đội viên ưu tú là những học sinh giỏi để bồi dưỡng và kết nạp vào
Đoàn với số lượng tổng cộng (cũ và mới) khoảng 40 em. Sau đó thường xuyên tổ
chức cho các em sinh hoạt, giao lưu để tạo nên sự đoàn kết, gắn bó giữa các thành
viên với nhau đồng thời cũng tạo ra được khí thế thi đua sôi nổi và tinh thần tiên
phong xung kích trong hoạt động. Tổ chức các đợt sinh hoạt nhằm tuyên truyền
nhận thức cho các em về trường học thân thiện, học sinh tích cực và vai trò của
đoàn viên trong nhà trường.
Bước 2: Tiến hành phân công nhiệm vụ:
Khi tinh thần đoàn kết, tinh thần tiên phong, xung kích và nhận thức của các
em đủ mạnh, vào khoản giữa học kì 1 của năm học, tôi tiến hành phân công nhiệm
vụ giúp đỡ, kèm cặp học sinh yếu khối 6, 7 ở ba môn học: toán, văn, Anh văn với
trình tự như sau:
+ Cho các em đoàn viên học sinh khối 9 và đội viên ưu tú khối 8 tự đăng kí
môn học thế mạnh của mình và đó cũng là môn mà các em sẽ phụ trách trong việc
giúp đỡ học sinh yếu.
+ Tham mưu với chuyên môn nhà trường về kế hoạch “giúp đỡ học sinh

yếu” của Chi đoàn, đề nghị giáo viên chủ nhiệm các lớp lập danh sách học sinh yếu
khối 6, 7 để tiến hành phân chia các nhóm lớp hoc sinh yếu.
+ Dựa trên việc đăng kí môn học thế mạnh của đoàn viên học sinh và đội
viên ưu tú, tôi tiến hành phân chia lịch giúp đỡ học sinh yếu vào những buổi học
trái buổi (không trùng với lịch học của các em). Trong đó: Đoàn viên học sinh khối
9 sẽ giúp đỡ học sinh yếu khối 7. Đội viên ưu tú khối 8 sẽ giúp đỡ học sinh yếu
khối 6 ở 3 môn học: toán, văn, Anh văn.
+ Phân công đoàn viên giáo viên vừa giảng dạy chính khóa, vừa phụ trách
theo dõi, nhắc nhỡ điểm danh ở các buổi học. Khi các em đoàn viên học sinh gặp
khó khăn trong việc giúp HS yếu thì kịp thời hỗ trợ các em
Với khoảng 6 nhóm lớp HS yếu, chia đều cho 40 đoàn viên học sinh thì mỗi
lớp có khoản 6 đoàn viên học sinh và đội viên ưu tú (sau đây gọi chung là đoàn
viên học sinh) phụ trách. Như vậy, hàng tuần mỗi lớp yếu được giúp đỡ 3 buổi.
4


SKKN 2014

Phạm Xuyên

Mỗi buổi có 2 đoàn viên HS phụ trách một nhóm lớp. Nghĩa là, hàng tuần, mỗi
đoàn viên HS chỉ bỏ ra một buổi giúp đỡ các em học sinh yếu khối 6, 7 nhưng các
em học sinh yếu thì được giúp đỡ 3 buổi/tuần.
Đến trường, các em đoàn viên học sinh sẽ vừa học, vừa kèm cặp các em học
sinh khối 6, 7 học bài, làm bài tập. Vị trí học là ở các phòng trống hoặc ở các bộ
bàn ghế đá (trường tôi có 8 bộ bàn ghế đá) dưới bóng cây sân trường dưới sự theo
dõi, nhắc nhỡ của các đoàn viên giáo viên.
b) Tác dụng
Với một buổi/tuần thì cũng không phải là tốn nhiều thời gian của các em
đoàn viên học sinh nhưng ngược lại các em học sinh yếu lớp 6, 7 thì lại được giúp

đỡ rất nhiều (3 buổi/tuần). Hơn nữa các em học sinh yếu thường nhút nhát, không
dám hỏi thầy cô nhưng với các anh chị học sinh thì các em sẽ dễ dàng hỏi anh chị
khi không hiểu.
Đây là việc làm không phải chỉ mang lại lợi ích đối với các em học sinh yếu
mà với các em đoàn viên học sinh, việc giúp đỡ, kèm cặp các em học tập cũng giúp
mình khắc sâu kiến thức, rèn luyện cho mình kĩ năng nói, diễn đạt, thuyết trình...
Và vì muốn các em học sinh yếu tiến bộ thì các em đoàn viên học sinh lại phải nêu
gương học tập nhờ đó các em đoàn viên học sinh sẽ ngày càng tiến bộ hơn. Vì thế
việc làm này có thể nói là “một mũi tên mà bắn được hai con nhạn”.
2/ Tăng cường phối hợp với phụ huynh HS bằng việc nhắn tin SMS hàng tuần.
Với địa phương có điều kiện kinh tế còn khó khăn, phụ huynh phải làm việc
ở xa, có khi không về nhà nên không nắm được tình hình học tập của con ở trường.
Vì vậy việc phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường gặp nhiều khó khăn. Với
đặc thù của trường đóng trên địa bàn khó khăn như trường THCS Quang Trung, tôi
đã thực hiện giải pháp: Tăng cường mối liên kết giữa gia đình và nhà trường để
quản lí, giáo dục học sinh bằng tin nhắn SMS. Với giải pháp này, tôi đã tổ chức
cho đoàn viên học sinh thường xuyên nhắn tin đến điện thoại di động của phụ
huynh của những học sinh khi có biểu hiện vi phạm về học tập, đạo đức... để phụ
huynh kịp thời nắm được tình hình học tập của con mình từ đó có biện pháp quản lí
con mình ở nhà và phối hợp với GNCN trong việc giáo dục các em ở trường. Cách
thức tiến hành như sau:
Bước 1: Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề nghị GVCN các lớp triển
khai “kế hoạch phối hợp giáo dục HS qua tin nhắn” của Chi đoàn và yêu cầu phụ
huynh cung cấp số điện thoại di động (mạng Viettel, Mobi, Vina) của phụ huynh.
GVCN lấy số điện thoại và cung cấp cho Chi đoàn.
Bước 2: Sử dụng dịch vụ nhắn tin SMS miễn phí của mạng Yahoo để nhắn tin
thường xuyên đến phụ huynh của những học sinh vi phạm đạo đức, học tập... Trình
tự cách làm như sau:
- Đăng kí một tài khoản Yahoo riêng cho chi đoàn (giống như đăng kí tài
khoản gmail).

Ví dụ: Tôi đã đăng kí tài khoản Yahoo với tên đăng nhập là

5


SKKN 2014

Phạm Xuyên

- Tổ chức tập huấn cho các em đoàn viên học sinh về cách thức nhắn tin qua
mạng, lên lịch phân công đoàn viên học sinh thực hiện việc nhắn tin hàng tuần
(xem thêm phần phụ lục).
- Phân công đoàn viên học sinh nhập số điện thoại của phụ huynh vào mạng
Yahoo. Sau khi nhập xong, tôi được một danh sách tên học sinh tương ứng với số
điện thoại của phụ huynh (xem thêm phần phụ lục).

- Lập sổ nhắn tin để GVCN hoặc GVBM ghi vào tên của học sinh vi phạm,
nội dung vi phạm, ngày, tháng... Sổ được để ở phòng hội đồng; hàng ngày hoặc
hàng tuần GVCN, GVBM ghi vào các nội dung cần thông báo đến phụ huynh.
- Khi cần nhắn tin cho phụ huynh của HS nào thì chỉ cần nháy đúp vào tên
của HS tương ứng. Khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại để nhập tin nhắn. Dưới đây là ví
dụ về hình ảnh cách nhắn tin cho phụ huynh em Đức Khánh lớp 63:

6


SKKN 2014

Phạm Xuyên


Sổ nhắn tin gồm các mục sau:
TT

Họ và tên HS vi phạm

Thời gian

Nội dung tin nhắn cần
thông báo phụ huynh

Bổ sung số ĐT

1
2
- Cuối mỗi tuần, sẽ có 2 đoàn viên học sinh được phân công đến trường làm
nhiệm vụ từ máy tính nhắn tin SMS đến phụ huynh của những học sinh có tên
trong “sổ nhắn tin” để phụ huynh được biết.
b) Tác dụng
Với phụ huynh: Với cách làm này, thông tin về việc học của học sinh ở
trường sẽ được hàng tuần gửi đến phụ huynh. Nhờ đó phụ huynh sẽ biết được con
mình học tập như thế nào ở trường trong tuần qua và kịp thời phát hiện những hư
hỏng của con mình từ khi chỉ có những dấu hiệu nhỏ ban đầu. Nhiều phụ huynh,
khi phát hiện con mình hư hỏng đã chủ động phối hợp với GVCN trong việc giáo
dục con cái, nhờ đó giúp GVCN nhẹ nhàng hơn trong việc quản lí học sinh.
Với các em học sinh hư hỏng, vì được quản lí chặt hơn, không còn dễ dàng
nói dối để trốn học đi chơi, hay những hư hỏng khác... các em sẽ bớt đi những hư
hỏng trong học tập, rèn luyện.
3/ Hàng tuần tổ chức cho đoàn viên học sinh nêu gương người tốt việc tốt.
Khi giáo dục một học sinh, điều đầu tiên là chỉ ra cho họ những điều sai trái
nhưng cũng phải chỉ ra và dẫn chứng để các em thấy được việc làm đúng, hành

động đúng; chỉ cho các em thấy những tấm gương học tập rèn luyện, hay những
tấm gương đã từng vấp ngã rồi đứng lên mạnh mẽ để trở thành người tốt. Soi vào
đó các em sẽ có thêm nhiều động lực để phấn đấu trong học tập, rèn luyện.
Với suy nghĩ đó, hàng tuần trong các giờ chào cờ tôi đã tổ chức cho các em
đoàn viên học sinh sưu tầm, viết và đọc các bài viết về những tấm gương về học tập
và rèn luyện. Cách thức tổ chức như sau:
a) Cách thực hiện:
- Trong các buổi sinh hoạt của Chi đoàn, tôi lên lịch phân công. Cứ mỗi tuần, một
đoàn viên học sinh sẽ sưu tầm hoặc tự viết một bài viết về một tấm gương của một
học sinh nào đó đã có nhiều cố gắng trong học tập, rèn luyện để trình bày trước học
sinh toàn trường trong giờ chào cờ đầu tuần.
- Phân công đoàn viên giáo viên hỗ trợ, giúp đỡ đoàn viên học sinh trong việc viết
bài hay chỉnh sửa bài viết để bài viết được thu hút và mang tính giáo dục cao.
Cứ đến hẹn lại lên, mỗi tuần một câu chuyện được truyền đạt đến học sinh
toàn trường để nêu gương.
b) Tác dụng
Việc làm này tuy đơn giản nhưng có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục học
sinh, đặc biệt là những em học sinh trong diện đang được kèm cặp, giáo dục. Một
câu chuyện nhỏ nhưng tạo được trong các em một ý chí rèn luyện mạnh mẽ. Các
em biết được mình không phải là “thứ bỏ đi”, việc rèn luyện của mình vẫn còn kịp,
7


SKKN 2014

Phạm Xuyên

cũng có người như mình nhưng họ bây giờ đã thành công đó thôi... và cố gắng để
mình cũng được mọi người ngưỡng mộ như thế.
V/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1/ Chất lượng học tập của học sinh khối 6,7 ở các môn toán, văn, Tiếng Anh.
Có thể nói, giải pháp “Tăng cường vai trò của đoàn viên học sinh trong việc
giúp đỡ học sinh yếu” là một giải pháp hữu hiệu, đã mang lại hiệu quả đáng kể.
Một mặt là tỉ lệ học sinh yếu của khối 6, 7 giảm đáng kể. Mặt khác, HS yếu cũng
trở nên mạnh dạn hơn, tích cực hơn trong các hoạt động học tập. Dưới đây là kết
quả áp dụng giải pháp này trên đối tượng HS yếu của khối 6,7 ở năm học:
2011-2012 và 2013 – 2014 so với năm chưa áp dụng (2011-2012)
* Tỉ lệ HS yếu môn toán qua các năm:
Năm học
Khối 6
Khối 7
2011- 2012
23.5%
25.4%
2012 - 2013
20.5%
21.2%
* Tỉ lệ HS yếu môn văn qua các năm:
Năm học
Khối 6
2011- 2012
5.5%
2012 - 2013
3.2%

Khối 7
3.4%
2.5%

* Tỉ lệ HS yếu môn Tiếng Anh qua các năm:

Năm học
Khối 6
Khối 7
2011- 2012
15.9%
11%
2012 - 2013
12.0%
9.6%
2) Chất lượng hạnh kiểm của HS qua các năm:
Sau khi áp dụng biện pháp phối hợp giáo dục học sinh bằng tin nhắn SMS và
bằng cách nêu gương người tốt, việc tốt thì kết quả giáo dục hạnh kiểm của học
sinh tăng dần qua các năm. Dưới đây là số liệu cụ thể về kết quả này.
* Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh năm học 2011-2012:
Khối

TỐT
SL

6

98

69.7
%
67.8
%
56.9
%
74.8

%

328

67.9
%

92
7
80
8
58
9

Toàn
trường

TL %

KHÁ
SL

TL %

TRUNG
BÌNH
SL
TL %

YẾU

SL

TL %

39 29.5%

1

0.8%

0

0.0%

36 30.5%

2

1.7%

0

0.0%

41 40.2%

3

2.9%


0

0.0%

29 22.1%

4

3.1%

0

0.0%

145 30.0%

10

2.1%

0

0.0%
8


SKKN 2014

Phạm Xuyên


* Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh năm học 2012-2013:
Khối

TỐT
TS

6
7
8
9
Toàn
trường

77
90
69
63
299

Tỷ lệ
69.4
%
68.7
%
61.1
%
66.3
%
66.4
%


KHÁ
TS
33
41
43
31
148

Tỷ lệ
29.7
%
31.3
%
38.1
%
32.6
%
32.9
%

TRUNG
BÌNH
TS Tỷ lệ

YẾU
TS

1


0.9%

0

0

0.0%

0

1

0.9%

0

1

1.1%

0

3

0.7%

0

Tỷ lệ


3) Kết quả xếp loại thi đua chung của nhà trường
- Năm học 2011-2012: Trường tiên tiến.
- Năm học 2012-2013: Trường tiên tiến xuất sắc.
VI/ KẾT LUẬN:
Việc quản lí, giáo dục học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
một cách bền vững là một yêu cầu cấp thiết của nhà trường hiện nay. Đây là một
công việc tương đối khó và phức tạp đòi hỏi sự phối kết hợp trong và ngoài nhà
trường với nhiều giải pháp mang tính đồng bộ.
Công việc này, thực tế nhà trường nào cũng đều có tiến hành và có những
cách làm rất sáng tạo, có hiệu quả. Với trường chúng tôi, có thể giải pháp “nâng
cao hiệu quả hoạt động đoàn” mà tôi áp dụng đã mang lại hiệu quả tích cực, góp
phần đáng kể vào công cuộc xây dựng “trường học thân thiện – học sinh tích cực”
của nhà trường.
Những giải pháp tôi nêu ra trong đề tài của mình không hẳn là hoàn toàn
mới lạ. Trên cơ sở tự học hỏi, nghiên cứu, tôi cố gắng suy nghĩ, để tìm ra giải pháp
sao cho phù hợp vào thực tế tình hình nhà trường.
Vì kinh nghiệm còn hạn chế nên chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót. Mong
các đồng nghiệm góp ý, chia sẻ để đề tài được mang lại hiệu quả cao.
Đại Hưng, ngày 11 tháng 3 năm 2014
Người viết
Phạm Xuyên

9


SKKN 2014

Phạm Xuyên

VII/ PHỤ LỤC

CÁC BƯỚC LẬP DANH SÁCH SỐ ĐIỆN THOẠI PHỤ HUYNH VÀO
MẠNG YAHOO.
Bước 1: Đăng kí một tài khoản Yahoo.
Bước 2: Mở chương trình Yahoo chat (Yahoo! Messenger). Đăng nhập vào chương
trình (ở chế độ Tiếng Việt).
Bước 3: Nhập số điện thoại phụ huynh: Vào Messenger  Chọn Chi tiết liên lạc.

Khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại “Thêm bạn”. Ở đây ta chỉ cấn nhập ở mục “Tên”.
Tên cần có lớp ở phía trước để trong danh sách tên được sắp xếp theo lớp.

- Tiến hành tương tự để nhập số điện thoại cho phụ huynh của học sinh khác.
Bước 4: Sử dụng danh bạ có sẳn để nhắn tin.
Vào Menu “Thao tác”  chọn “Gửi tin nhắn SMS”

10


SKKN 2014

Phạm Xuyên

- Khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại “Danh bạ” để ta gửi tin nhắn.

- Nháy đúp vào tên của HS cần nhắn tin, khi đó xuất hiện hộp thoại:

- Ta chỉ cần nhập nội dung tin nhắn rồi nhấn nút “Gửi”. Khi đó tin nhắn được giửi
đến phụ huynh của HS sau vài phút.

11



SKKN 2014

Phạm Xuyên

VIII. MỤC LỤC
Mục
Tên mục
Trang
I
Đặt vấn đề
1
II
Cơ sở lí lận
1
1
Thế nào là “trường học thân thiện”?
1
Đoàn trường đối với việc xây dựng “trường học thân thiện –
2
2
học sinh tích cực”.
III
Cơ sở thực tiển
3
IV
Nội dung nghiên cứu
4
Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà của nhà trường và phát
4

1
huy tính tích cực của học sinh thông qua hoạt động giúp đỡ học
sinh yếu.
Tăng cường phối hợp với phụ huynh HS bằng việc nhắn tin
5
2
SMS hàng tuần.
Hàng tuần tổ chức cho đoàn viên học sinh nêu gương người tốt
7
3
việc tốt.
V
Kết quả nghiên cứu
8
VI
Kết luận
9
VII
Phụ lục
10
VIII
Mục lục
12

12


SKKN 2014

Phạm Xuyên


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu SK1

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013-2014
I. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG :
...................................................................................................................
1. Tên đề tài: ....................................................................................................................
..........................................................................................................................................
2. Họ và tên tác giả: .........................................................................................................
3. Chức vụ: ......................................... Tổ: ......................................................................
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: ......................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
b) Hạn chế: ......................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :....................................................
thống nhất xếp loại :
13



SKKN 2014

Phạm Xuyên

Những người thẩm định:
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ tịch HĐKH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

...........................................ký .....................
...........................................ký .....................

Mẫu SK2

(Tờ số 1)
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2013-2014
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
- Đề tài: ................................................................................................................................................................
- Họ và tên tác giả: ........................................................................................................................................
- Đơn vị:......................................................................................................................
Điểm cụ thể:
Phần

Nhận xét
của người đánh giá xếp loại đề tài

Điểm

tối đa

1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề

1

3. Cơ sở lý luận

1

4. Cơ sở thực tiễn

2

5. Nội dung nghiên cứu

9

6. Kết quả nghiên cứu

3

7. Kết luận

1

8.Đề nghị
9.Phụ lục
10.Tài liệu tham khảo

11.Mục lục
12.Phiếu đánh giá xếp loại

Điểm
đạt
được

1
1
14


SKKN 2014

Phạm Xuyên

Thể thức văn bản, chính tả

1

Tổng cộng

20đ
Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :
Người đánh giá xếp loại đề tài
(Người thứ nhất, ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu SK2

(Tờ số 2)

PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2013-2014
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
- Đề tài: ................................................................................................................................................................
- Họ và tên tác giả: ........................................................................................................................................
- Đơn vị:......................................................................................................................
Điểm cụ thể:
Phần

Nhận xét
của người đánh giá xếp loại đề tài

Điểm
tối đa

1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề

1

3. Cơ sở lý luận

1

4. Cơ sở thực tiễn

2

5. Nội dung nghiên cứu


9

6. Kết quả nghiên cứu

3

7. Kết luận

1

8.Đề nghị
9.Phụ lục
10.Tài liệu tham khảo
11.Mục lục

Điểm
đạt
được

1
1
15


SKKN 2014

Phạm Xuyên

12.Phiếu đánh giá xếp loại
Thể thức văn bản, chính tả


1

Tổng cộng

20đ
Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :
Người đánh giá xếp loại đề tài
(Người thứ Hai, ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu SK3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013-2014
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Đại Lộc.
1. Tên đề tài: .........................................................................................................................
..............................................................................................................................................
2. Họ và tên tác giả: .............................................................................................................
3. Chức vụ: ......................................... Đơn vị :…...............................................................
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: ........................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
b) Hạn chế: ........................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT : Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài
trên, HĐKH Phòng GD&ĐT Đại Lộc thống nhất xếp loại: ...............
Những người thẩm định:
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ tịch HĐKH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

1/ Họ tên ....................................................
Ký .............................................................
16


SKKN 2014

Phạm Xuyên

2/ Họ tên .....................................................
Ký .............................................................
III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống
nhất xếp loại: ...............
Những người thẩm định:
Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................
............................................................

17




×