BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------------
LÊ THỊ TUYẾT
TÌNH THÁI TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60.20.02.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Kim Phượng
HÀ NỘI, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả được đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất
kì công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Lê Thị Tuyết
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Kim Phượng người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong tổ
Ngôn ngữ, ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, phòng Quản lý sau đại học - trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
luận văn này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Lê Thị Tuyết
MỤC LỤC
Bảng 1.1. Quan điểm của các nhà nghiên cứu về tình thái từ.........................................................14
Bảng 2.1. Phân loại trợ từ ...............................................................................................................35
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp theo cấu tạo.........................................................................35
Bảng 2.2. Trợ từ có cấu tạo là từ đơn trong truyện ngắn................................................................36
Nguyễn Huy Thiệp (sắp xếp theo tần số).........................................................................................36
Bảng 2.3. Tổ hợp trợ từ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.......................................................39
(sắp xếp theo tần số).......................................................................................................................39
Bảng 2.4. Tần số sử dụng trợ từ trong một câu...............................................................................46
Bảng 2.5. Kết quả phân loại tiểu từ tình thái ..................................................................................50
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (theo cấu tạo)......................................................................50
Bảng 2.6. Tiểu từ tình thái có cấu tạo là từ đơn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (sắp xếp theo
tần số).............................................................................................................................................50
Bảng 2.7. Tổ hợp tình thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp...................................................54
(sắp xếp theo tần số).......................................................................................................................54
Bảng 2.8. Tần số sử dụng tiểu từ tình thái trong một câu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ...60
Bảng 2.9. Phân loại thán từ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .................................................63
(theo cấu tạo)..................................................................................................................................63
Bảng 2.10. Các thán từ có cấu tạo là từ đơn...................................................................................65
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (sắp xếp theo tần số)..........................................................65
Bảng 2.11. Tổ hợp thán từ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp...................................................68
(sắp xếp theo tần số).......................................................................................................................68
Bảng 2.12. Tần số sử dụng thán từ trong một câu trong.................................................................72
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.......................................................................................................72
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Quan điểm của các nhà nghiên cứu về tình thái từ.........................................................14
Bảng 2.1. Phân loại trợ từ ...............................................................................................................35
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp theo cấu tạo.........................................................................35
Bảng 2.2. Trợ từ có cấu tạo là từ đơn trong truyện ngắn................................................................36
Nguyễn Huy Thiệp (sắp xếp theo tần số).........................................................................................36
Bảng 2.3. Tổ hợp trợ từ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.......................................................39
(sắp xếp theo tần số).......................................................................................................................39
Bảng 2.4. Tần số sử dụng trợ từ trong một câu...............................................................................46
Bảng 2.5. Kết quả phân loại tiểu từ tình thái ..................................................................................50
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (theo cấu tạo)......................................................................50
Bảng 2.6. Tiểu từ tình thái có cấu tạo là từ đơn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (sắp xếp theo
tần số).............................................................................................................................................50
Bảng 2.7. Tổ hợp tình thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp...................................................54
(sắp xếp theo tần số).......................................................................................................................54
Bảng 2.8. Tần số sử dụng tiểu từ tình thái trong một câu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ...60
Bảng 2.9. Phân loại thán từ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .................................................63
(theo cấu tạo)..................................................................................................................................63
Bảng 2.10. Các thán từ có cấu tạo là từ đơn...................................................................................65
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (sắp xếp theo tần số)..........................................................65
Bảng 2.11. Tổ hợp thán từ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp...................................................68
(sắp xếp theo tần số).......................................................................................................................68
Bảng 2.12. Tần số sử dụng thán từ trong một câu trong.................................................................72
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.......................................................................................................72
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học và ngôn ngữ là hai phạm trù có mối liên hệ hết sức chặt
chẽ, văn học là nơi ngôn ngữ được bộc lộ và tỏa sáng còn ngôn ngữ là phương
tiện để các tác phẩm văn chương thai nghén và hình thành. Vì thế việc dựa
vào các lý thuyết ngôn ngữ để đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu văn học là một
phương hướng hết sức đúng đắn và khoa học.
1.2. Là một trong hai thành phần nghĩa quan trọng của câu, nghĩa tình
thái luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm tìm hiểu chuyên sâu của giới
nghiên cứu ngôn ngữ. Đến nay đã có hàng trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ
về nghĩa tình thái được công bố, đem đến cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc,
đa chiều hơn về loại ý nghĩa này. Trong hệ thống từ loại tiếng Việt có một
nhóm từ có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện nghĩa tình thái, đặc biệt là
những nội dung như thái độ, tình cảm, cách đánh giá của người nói đối với
vấn đề được nói tới hoặc đối với người đối thoại, đó là các tình thái từ.
Như vậy, nghiên cứu về tình thái từ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò
của lớp từ này trong việc tạo lập câu, phát ngôn, góp phần tham gia giải mã
những ý tình của người nói. Ngoài ra nó còn hết sức hữu ích đối với quá trình
giảng dạy về một số tiểu loại của tình thái từ (thán từ, tiểu từ tình thái, trợ từ)
ở bậc phổ thông.
1.3. Nguyễn Huy Thiệp là một “hiện tượng” văn học mới lạ trong làng
văn Việt Nam sau 1975. Sáng tác của ông thu hút được sự quan tâm của đông
đảo độc giả và làm tốn kém không ít giấy mực của các nhà nghiên cứu, phê
bình văn học. Không trau chuốt, bóng bảy; không triết lý, bàn luận, bức tranh
đời sống trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hiện lên một cách hỗn độn,
trần trụi qua lớp ngôn từ thô sơ, thông tục. Nhưng ẩn sau đó là những suy
ngẫm, chiêm nghiệm của nhà văn về cuộc đời, con người. Trong hệ thống
ngôn từ được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng có sự góp mặt không nhỏ của các
1
tình thái từ và bản thân chúng đem lại những hiệu quả nghệ thuật rất lớn cho
các truyện ngắn của ông.
Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Tình thái từ trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp để làm rõ những đặc điểm của tình thái từ trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng như những giá trị mà tình thái từ mang lại cho
truyện ngắn của ông.
2. Lịch sử vấn đề
Trong phần lịch sử vấn đề, chúng tôi sẽ tập trung vào điểm lại tình
hình nghiên cứu về nghĩa tình thái, về tình thái từ và về truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề tình thái
Tình thái luôn là một chủ đề vừa hấp dẫn, vừa phức tạp, dù ở bất cứ
ngôn ngữ nào. Nó đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên
cứu ngôn ngữ trên thế giới cũng như các nhà Việt ngữ.
- Những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:
Có thể kể đến các tác giả: B. Gak, C. Bally, V. Vinogradov, O.B.
Xirotinina, N. Chomsky, J. Lyons, F. Palmer,…
Theo quan điểm của B. Gak, “tình thái phản ánh mối quan hệ của
người nói đối với nội dung phát ngôn và nội dung phát ngôn đối với thực tế.
Tình thái biểu hiện nhân tố chủ quan của phát ngôn; đó là sự khúc xạ của
một phân đoạn thực tế qua nhận thức của người nói”. [Dẫn theo 13, 84].
Theo cách định nghĩa của O. B. Xirotinina, tình thái lại nằm trong vị
tính của câu. Đối với các ngôn ngữ biến hình thì “Thời tính, tình thái tính và
ngôi tính nằm trong cấu trúc vị tính và cùng nhau gọi nên cái gọi là vị tính
mà thiếu nó thì không thể có thông báo”. [Dẫn theo 13, 84].
Ch. Bally lại chủ trương phân biệt trong cấu trúc nghĩa của phát ngôn
hai thành phần cơ bản tương ứng là modus (tình thái) và dictum (ngôn liệu).
Trong đó, dictum là bộ phận biểu hiện nội dung sự tình ở dạng tiềm năng, nó
gắn với chức năng kinh nghiệm, chức năng miêu tả của ngôn ngữ. Còn modus
2
thì gắn với bình diện chủ quan, thể hiện những nhân tố như ý chí, thái độ, sự
đánh giá của người nói với điều được nói ra, xét trong các chiều kích quan hệ
với thực tế, quan hệ với người đối thoại và quan hệ với hoàn cảnh giao tiếp.
[Dẫn theo 13, 86].
- Những nghiên cứu của các tác giả Việt Nam:
Ở Việt Nam vấn đề tình thái cũng được các nhà ngôn ngữ học nghiên
cứu từ rất sớm. Có thể kể đến các công trình của Hoàng Tuệ (1984, 1988),
Hoàng Phê (1984, 1989), Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Đức Dân (1998),
Nguyễn Quang (1999), Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp (2003), Nguyễn Thị
Thìn (2003), Bùi Trọng Ngoãn (2004), Võ Đại Quang (2007), Nguyễn Văn
Hiệp (2008), Trần Kim Phượng (2008), Bùi Minh Toán và Nguyễn Thị Lương
(2008), Bùi Minh Toán (2012)…
Cao Xuân Hạo trong [12] đã thể hiện vô cùng rõ nét và sinh động những
vấn đề về tình thái. Ông chủ trương phân biệt tình thái trong logic học và tình
thái trong ngôn ngữ học. Theo ông, logic học vốn chỉ quan tâm nhiều đến giá trị
chân ngụy của mệnh đề cho nên cái âm giai tình thái của nó giới hạn trong tính
hiện thực (xác thực), tính tất yếu và tính khả năng với những mức độ khác nhau
của tính chất ấy và sự phối hợp giữa các tính chất ấy ; trong khi tình thái trong
ngôn ngữ thì lại khác. Các tình thái của phát ngôn làm thành một bảng màu cực
kỳ đa dạng, trong đó phần lớn đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tính
hiện thực, tính tất yếu và tính khả năng, nhưng dưới nhiều sắc thái khác nhau và
có nhiều cách biểu hiện khác nhau (tr97). Ông cũng phân biệt hai thứ tình thái
khác nhau về bình diện: tình thái của hành động phát ngôn và tình thái của lời
phát ngôn. Ông cũng có những miêu tả chi tiết về một số vị từ tình thái tiếng Việt
và quan tâm đến tầm tác dụng của các yếu tố tình thái.
Theo Diệp Quang Ban, trong câu tách ra hai thành tố nghĩa cơ bản là
nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái. Nghĩa tình thái hay còn gọi là nghĩa liên
3
nhân là kiểu nghĩa “phản ánh thái độ của người nói đối với người nghe hoặc
đối với sự việc được phản ánh trong câu.” [3, 24]. Tác giả cũng phân nghĩa
tình thái trong câu thành hai kiểu:
- Tình thái của hành động nói (trong quan hệ với người nghe).
- Tình thái đối với sự việc được phản ánh trong câu (cách đánh giá của
người nói).
Trong [21], Nguyễn Thị Lương khẳng định: “Nghĩa tình thái là một
phần nghĩa của câu thể hiện thái độ, ý định, mục đích hay quan hệ giữa
người nói với người nghe, giữa người nói với hiện thực (sự tình) được phản
ánh trong câu, giữa nội dung được phản ánh trong câu với hiện thực ngoài
thực tế khách quan.”(tr178). Tiếp đó tác giả đã giới thiệu các loại tình thái
thường gặp và dễ nhận biết:
- Tình thái của hành động nói (hành động ngôn ngữ);
- Tình thái liên cá nhân;
- Tình thái chủ quan;
- Tình thái khách quan.
Một số luận án, luận văn cũng đã khai thác vấn đề tình thái trên một số
phương diện:
- Nguyễn Khắc Chí, Một số biểu thức tình thái trong câu tiếng Việt,
Tiểu luận khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 1994.
- Phan Thị Kế, Các kiểu nghĩa trong câu: Nghĩa biểu hiện - nghĩa
tình thái trên tài liệu một số bài văn xuôi Việt Nam (trong sách Ngữ Văn
6), Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003.
- Bùi Trọng Ngoãn, Khảo sát các động từ tình thái trong tiếng Việt,
Luận án tiến sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
- Nguyễn Thị Việt, Nghĩa tình thái (nhận thức) của quán ngữ tiếng
Việt, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005.
4
- Dương Thị Thúy Vinh, Các phương tiện từ ngữ biểu hiện tình thái
chủ quan trong tác phẩm của Nam Cao, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ
Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006.
- Lưu Văn Hưng, Tình thái nhận thức trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009.
- Bùi Thị Thùy Linh, Biểu thức tình thái trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011.
Những nghiên cứu về tình thái từ
Trong các giáo trình viết về Ngữ pháp tiếng Việt, ở phần từ loại, các tác
giả đều có đề cập đến tình thái từ.
- Nguyễn Kim Thản trong [33] đã đề cập đến với tên gọi Ngữ thái từ
(gồm Ngữ khí từ và thán từ).
- Từ đệm và từ cảm là cách gọi của Hữu Quỳnh. [30]
- Diệp Quang Ban phân loại “Lớp lớn thực từ gồm có danh từ, số từ,
động từ, tính từ; lớp hư từ gồm có các lớp con phụ từ (phó từ và định từ),
quan hệ từ, tình thái từ và thán từ. Lớp trung gian có đại từ nhân xưng, đại từ
nghi vấn, đại từ chỉ định”. [3, 313]
Như vậy, đối tượng mà luận văn tập trung tìm hiểu được tác giả gọi là
tình thái từ (gồm trợ từ và tiểu từ tình thái) và thán từ; và tác giả xếp chúng
thuộc hư từ.
- Cùng quan điểm với Diệp Quan Ban có Lê Biên trong [4].
- Nguyễn Anh Quế [29]: hư từ phụ trợ (gồm trợ từ và ngữ khí từ) và
cảm thán từ.
- Tình thái từ là cách gọi của Bùi Minh Toán [36]. Tác giả tiếp tục phân
loại tình thái từ thành các tiểu loại: trợ từ, tiểu từ tình thái, thán từ.
Đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về các tiểu loại của
tình thái từ.
5
Phan Mạnh Hùng đã dành hẳn một chuyên luận để nghiên cứu toàn
diện về tiểu từ tình thái, bao gồm các vấn đề về vị trí trong hệ thống từ loại
tiếng Việt, phân biệt các tiểu từ tình thái với tiểu từ nhấn mạnh, phân biệt các
tiểu từ theo các tiêu chí hình thức (vị trí đối đãi của các tiểu từ đối với nhau
và khả năng kết hợp), mô tả ý nghĩa khái quát của các tiểu từ… [15]
Nguyễn Thị Lương đã vận dụng lí thuyết hành động ngôn ngữ vào việc
tìm hiểu 10 tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi nhằm tìm ra các hành động
ngôn ngữ mà chúng có khả năng biểu thị trong những ngữ cảnh mà chúng
xuất hiện, miêu tả đánh giá hiệu lực của những hành động đó. [20]
Phạm Hùng Việt đã đi vào nghiên cứu chuyên sâu những đơn vị mà
ông gọi là trợ từ trong tiếng Việt hiện đại. Trong cuốn sách này, tác giả đã
đưa ra cơ sở nhận diện và phân loại trợ từ, một số chức năng của trợ từ, cách
sử dụng một số trợ từ, một cách định nghĩa giải thích trợ từ tiếng Việt... [40]
Nguyễn Văn Hiệp trong [13] đã tập hợp lại nhiều vấn đề về tình thái và
tiểu từ tình thái. Riêng về tiểu từ tình thái tác giả đã đề cập đến các nội dung:
- Xác lập một cách miêu tả các tiểu từ tình thái tiếng Việt;
- Phân loại các tiểu từ tình thái theo vai trò đánh dấu kiểu câu;
- Các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt trong vai trò đánh dấu mục
đích phát ngôn và đánh dấu kiểu câu;
- Tầm tác động của quán ngữ tình thái với các tiểu từ tình thái cuối câu
hoặc tổ hợp tương đương;
- Tầm tác động và tương tác giữa các tiểu từ tình thái với động từ ngôn hành;
- Khả năng kết hợp giữa tiểu từ tình thái với các vị từ tình thái tính có ý
nghĩa cầu khiến, khuyên bảo;
- Sự kết hợp giữa các tiểu từ tình thái.
Lê Thị Hồng Vân đã vận dụng lí thuyết tình thái vào việc nghiên cứu
trợ từ nhấn mạnh theo hướng ngữ dụng học để tìm ra những nguồn gốc, đặc
điểm chức năng có tính chất khái quát của nhóm trợ từ này. [39]
6
Vũ Thị Dụ trên cơ sở lí thuyết của ngữ pháp chức năng và lí thuyết về
ngôn ngữ trong dụng học đã thừa nhận vai trò quan trọng của tiểu từ tình thái
và tiến hành khảo sát, so sánh, đối chiếu, phân loại tiểu từ tình thái trong các
tác phẩm của Nguyễn Công Hoan. Từ đó chỉ ra sự hoạt động, vai trò của lớp
từ này trong việc góp phần biểu đạt giá trị tác phẩm. [9]
Những nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp nói chung và truyện ngắn của ông nói
riêng, ngay từ buổi đầu xuất hiện đã luôn “nằm trong dòng xoáy của dư luận”
(Nguyễn Thái Hòa). Xung quanh hiện tượng văn chương Nguyễn Huy Thiệp
có rất nhiều ý kiến phê bình, nhận định khen hoặc chê, khẳng định hay phủ
nhận, đối lập nhau gay gắt, quyết liệt. Dù các ý kiến trái chiều nhau nhưng
nhìn chung tất cả đều gặp nhau ở điểm đánh giá cao thành công của truyện
cũng như tài năng Nguyễn Huy Thiệp.
Nhà thơ Diệp Minh Tuyền đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ nghệ thuật
Nguyễn Huy Thiệp: “… thứ ngôn ngữ Việt Nam chính xác, trong sáng, tinh
tế, giàu hình tượng, đầy cá tính. Nó có nhiều lớp từ khác nhau: một lớp từ
dân dã, đồng quê mà không quê mùa; một lớp từ đầy tính thị dân của người
Hà Nội đương đại, một lớp từ nữa lại phảng phất không khí cổ xưa. Ở
Nguyễn Huy Thiệp, tính cách nào thì ngôn ngữ ấy” [38]. Đó là những nhận
xét xác đáng về ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp.
Nguyễn Thành Nam trong [23] đã tập trung tìm hiểu các nguyên tắc tổ
chức ngôn từ trong 42 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, lấy đó làm cơ sở
định hướng, khảo sát và tìm hiểu các dạng thức tổ chức ngôn từ nghệ thuật
(lời trần thuật của người kể chuyện, lời đối thoại, độc thoại của các nhân vật)
cùng với đặc trưng của các yếu tố ngôn từ có giá trị nghệ thuật cao, thể hiện
rõ tư tưởng và phong cách văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
7
Trên cơ sở thành tựu của những nghiên cứu đi trước, Nguyễn Văn
Đông đã tập trung nghiên cứu lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp một cách
toàn diện, hệ thống. Tác giả đã đi từ quan điểm nghệ thuật rút ra các nguyên
tắc tổ chức lời văn nghệ thuật, trên cơ sở đó tập trung đi sâu tìm hiểu lời văn
nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp (lời trần thuật trong sáng tác Nguyễn Huy
Thiệp, lời nhân vật trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp). [10]
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp và cũng có nhiều công trình nghiên cứu về nghĩa tình thái và tình
thái từ nhưng tính đến thời điểm hiện tại Tình thái từ trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Nghiên cứu Tình thái từ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
không chỉ giúp củng cố lí thuyết về nghĩa tình thái, về tình thái từ mà chúng
tôi còn mong muốn góp thêm một tiếng nói trên hành trình “Đi tìm Nguyễn
Huy Thiệp”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là tìm ra và phân tích đặc điểm của các tình thái
từ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và chỉ ra vai trò của chúng đối với
việc biểu đạt nội dung và nghệ thuật trong các truyện ngắn của ông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thống kê, phân loại các tình thái từ theo ba tiêu chí: cấu tạo, vị trí và
tần số sử dụng.
- Miêu tả các trợ từ, tiểu từ tình thái, thán từ trên phương diện nghĩa.
- Làm rõ dấu hiệu nhận diện các tình thái từ đối với những trường hợp
đa từ loại (12 từ tiêu biểu: có, đã, đấy, đến, độc, mới, những, nào, này, thế,
thôi, trời).
- Phân tích, miêu tả tình thái từ trong việc biểu thị các hành vi ngôn
ngữ: biểu hiện, điều khiển, bộc lộ, kết ước theo quan điểm của Searle.
8
- Phân tích giá trị của tình thái từ trong mối quan hệ với đối tượng tham
gia giao tiếp.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tình thái từ trong 46 truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tình thái từ (bao gồm trợ từ, tiểu từ tình thái, thán từ),
không nghiên cứu các từ loại khác.
- Nghiên cứu tình thái từ trong Nguyễn Huy Thiệp truyện ngắn, Nxb
Hội nhà văn, 2005.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng
những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
- Thủ pháp thống kê, phân loại để thu thập và xử lý ngữ liệu về trợ từ,
tiểu từ tình thái, thán từ.
- Phương pháp phân tích, miêu tả ngôn ngữ để trình bày quá trình khảo
sát, miêu tả đối tượng.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn được sử dụng để tiến hành những
nghiên cứu về vai trò của tình thái từ trên bình diện ngữ dụng.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lí luận
Với việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đưa ra
một vấn đề lý thuyết mới mà chỉ mong muốn làm sáng tỏ vai trò của tình thái
từ đối với một văn bản cụ thể.
6.2. Về mặt thực tiễn
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn gợi một hướng tiếp
cận cho giáo viên và học sinh khi tìm hiểu một tác phẩm văn học: vận dụng
9
các kiến thức ngôn ngữ học để đọc - hiểu một tác phẩm văn học theo hướng
tích hợp.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn gồm 3
chương:
- Chương 1: Cơ sở lí thuyết
- Chương 2: Tình thái từ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ
bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa
- Chương 3: Tình thái từ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ
bình diện ngữ dụng
Ngoài ra, luận văn còn có phần mục lục, tài liệu tham khảo.
10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Vị trí của tình thái từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt
1.1.1. Hệ thống từ loại tiếng Việt
Hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ hết sức phong phú, đa dạng, do đó
tất yếu cần có sự phân định thành những những loại, những lớp dựa vào các
đặc trưng ngữ pháp.
Các nhà nghiên cứu thường dựa vào hai tiêu chí sau để tiến hành phân
chia từ loại :
- Ý nghĩa ngữ pháp khái quát.
- Hình thức ngữ pháp.
Tuy còn nhiều điểm khác biệt trong quan niệm song đa phần các nhà
nghiên cứu đều thống nhất phân chia từ loại tiếng Việt làm hai mảng là thực
từ và hư từ.
1.1.1.1. Thực từ
* Khái niệm:
Diệp Quang Ban cho rằng: thực từ là lớp từ có số lượng lớn nhất, có ý
nghĩa phạm trù chung khá rõ, dùng để biểu thị thực thể, quá trình hay đặc
trưng, là những đối tượng phản ánh hiện thực được nhận thức và phản ánh
trong tư duy. [1, 175]
Như vậy, thực từ là những từ có “nghĩa thực”, dùng để gọi tên các sự
vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất…, thực từ thường gắn với chức năng tri
nhận và định danh các đối tượng của hiện thực.
* Đặc điểm của thực từ:
- Về mặt ý nghĩa: thực từ có ý nghĩa từ vựng, giúp liên hệ giữa từ với sự
vật, hiện tượng nhất định. VD: bàn, nhà, sách, chạy, bơi, đỏ, vàng, xanh lam…
- Về khả năng kết hợp: thực từ có thể làm thành tố chính trong một kết
hợp từ với các từ làm thành tố phụ đứng chung quanh.
11
VD: Cụm từ đang làm toán
Trong cụm từ này, động từ làm (thực từ) là thành tố chính, phó từ đang
(hư từ) là bổ ngữ thời gian, danh từ toán (thực từ) là bổ ngữ chỉ đối tượng.
- Chức năng: Thực từ có thể đảm nhiệm vai trò của thành tố chính và
thành tố phụ trong cấu tạo của cụm từ và của câu.
VD: Bạn ấy đang tập thể dục.
Trong câu này, hai thành phần bạn (chủ ngữ) và tập (vị ngữ) đều là
thực từ, bổ ngữ thể dục cũng là thực từ, từ chỉ định ấy và phó từ chỉ thời gian
đang đóng vai trò là thành tố phụ trong cụm từ.
- Phân loại:
Hệ thống thực từ tiếng Việt gồm: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ.
1.1.1.2. Hư từ
* Khái niệm:
Diệp Quang Ban tổng hợp lại các kết quả nghiên cứu và đưa ra cách
hiểu về hư từ như sau: “Lớp từ có số lượng ít hơn so với thực từ, có ý nghĩa
phạm trù chung mờ nhạt, chuyên dùng biểu thị các quan hệ, tức là những mối
liên hệ giữa các đối tượng phản ánh và dùng biểu thị cách thức phản ánh các
đối tượng đó”. [1, 176].
Như vậy, hư từ là những từ không mang ý nghĩa thực mà có ý nghĩa
ngữ pháp, chúng không có chức năng định danh. Chúng biểu thị cách thức
phản ánh các đối tượng, quan hệ giữa các đối tượng hoặc quan hệ giữa chủ
thể với đối tượng phản ánh.
* Đặc điểm:
- Về ý nghĩa khái quát: hư từ bổ sung một ý nghĩa ngữ pháp nào đó cho
thực từ. VD: Nó lại đi chơi
Từ lại bổ sung ý nghĩa tái diễn tương tự của hành động đi chơi
- Về khả năng kết hợp, hư từ có thể:
12
(1) Dùng kèm với thực từ với tư cách là công cụ dạng thức hóa các ý
nghĩa ngữ pháp liên quan tới thực từ.
VD: Nó đang học bài.
Từ đang biểu thị ý nghĩa thời gian cho hành động học
(2) Dùng kết nối các thực từ biểu thị các kiểu quan hệ ngữ nghĩa - ngữ
pháp giữa các thực từ, làm công cụ tổ chức về mặt cú pháp
VD: Tiền của tớ đấy!
Từ của biểu thị quan hệ sở hữu giữa hai đối tượng tớ và tiền.
(3) Tham gia vào các kiểu kiến trúc cú pháp, làm công cụ diễn đạt mục
đích phát ngôn. VD: Vì lười học nên nó bị điểm kém.
Cặp vì - nên nối kết hai vế câu, tạo thành kết cấu nguyên nhân - kết quả
- Về chức năng:
(1) Làm thành tố phụ bổ sung ý nghĩa nào đó cho thực từ.
VD: mọi gia đình, hãy làm, đừng đi, rất giỏi, đẹp lắm…
(2) Biểu thị quan hệ giữa các từ, các cụm từ, các câu.
VD: Bố mẹ và các em sẽ đến dự lễ tốt nghiệp của con.
(3) Dùng làm dấu hiệu cho các ý nghĩa tình thái.
VD: Ôi! Bộ quần áo đẹp thế!
- Phân loại:
Quan điểm về các nhóm từ loại thuộc hư từ giữa các nhà nghiên cứu rất
khác nhau:
Theo Lê Biên, hư từ gồm: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ, thán từ. [4, 24].
Diệp Quang Ban quan niệm hư từ có: phụ từ (định từ, phó từ), kết từ,
tiểu từ (trợ từ, tình thái từ). [1, 88].
Theo Nguyễn Hữu Quỳnh, hư từ gồm có: phó từ, quan hệ từ. [30, 143]
Bùi Minh Toán chia hư từ ra thành: phụ từ (phó từ), quan hệ từ, tình
thái từ (trợ từ, thán từ). [36, 27].
13
Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất hư từ gồm có: phụ từ (phó
từ), quan hệ từ, tình thái từ (trợ từ, tiểu từ tình thái, thán từ)
1.1.2. Tình thái từ tiếng Việt
Bảng 1.1. Quan điểm của các nhà nghiên cứu về tình thái từ
STT
Tác giả
Khái niệm
Phân loại
1
Diệp Quang Ban - Tình thái từ là tiểu từ - Tình thái từ góp
[1, 170].
chuyên dùng biểu thị ý phần thể hiện mục
nghĩa tình thái trong quan đích phát ngôn:
hệ của chủ thể phát ngôn + Tình thái từ để hỏi:
với người nghe hay với nội à, ư, hứ, chăng…
dung phản ánh; hoặc ý + Tình thái từ mệnh
nghĩa tình thái gắn với mục lệnh hoặc cầu khiến:
đích phát ngôn.
đi, với, nhé, mà…
- Tình thái từ biểu thị
cảm xúc chủ quan
hoặc khách quan:
+ à, á, vậy, kia, mà,
cơ, cơ mà…
+ ôi, ối, ái, ồ, ái chà,
ôi dào, ôi chao…
- Tình thái từ dùng để
gọi đáp: ơi, hỡi, ạ,
2
này…
Đinh Văn Đức - Tình thái từ là những từ - Những từ tình thái
[11, 231- 243].
công cụ nghĩa học trong chuyên dụng:
câu nhằm thực tại hóa các + Các tiểu từ: à, ư,
đích ngôn trung của câu. nhỉ, nhé, ôi, ơi…
Nó cũng đồng thời biểu đạt + Các trợ từ: chính,
14
tình cảm, thái độ, cách thức cả, ngay, những…
nhận xét, cách thức đánh - Những từ tình thái
giá của người nói với nội lâm thời: đây là kết
dung mệnh đề trong mối quả của hiện tượng
liên hệ với thực tại.
chức năng hóa, do một
số từ thuộc từ loại
3
khác kiêm nhiệm.
Bùi Minh Toán - Tình thái từ là những từ - Các trợ từ nhấn
[36, 49 - 50].
biểu lộ thái độ, tình cảm mạnh: cả, chính, đích,
của người nói (người viết) đúng, chỉ, những…
đối với nội dung của câu - Các tiểu từ tình thái:
hoặc đối với người cùng à, ư, nhỉ, nhé, mà,
tham gia hoạt động giao đâu, chăng…
tiếp (người nghe, người - Các từ cảm thán: ôi,
đọc)
ối, ái, trời ơi, hỡi ơi…
15
Qua việc tổng hợp quan điểm của các nhà nghiên cứu, luận văn đưa ra
một số nhận định chung về tình thái từ như sau:
- Khái niệm: tình thái từ là những từ biểu lộ tình cảm, thái độ, cách
đánh giá, nhận xét của người nói đối với nội dung sự tình được nói tới trong
phát ngôn hoặc đối với người nghe.
- Phân loại: tình thái từ gồm: trợ từ, tiểu từ tình thái, thán từ.
1.1.2.1. Trợ từ
* Khái niệm
Đinh Văn Đức cho rằng trợ từ “thiên về nhấn mạnh sự kiện”, mục đích
của trợ từ là “nhằm nhấn mạnh có chủ đích có nội dung cụ thể, một quan hệ
cụ thể trong phát ngôn”. [11, 245 - 246]
Theo Bùi Minh Toán, trợ từ nhấn mạnh là những từ dùng để “nhấn
mạnh vào từ, cụm từ hay một câu nào đó mà chúng đi kèm. Chúng ở trước từ
hay cụm từ cần nhấn mạnh”. [36, 49].
Chúng tôi dựa vào quan niệm này của tác giả Bùi Minh Toán để đi sâu
tìm hiểu về trợ từ.
* Phân loại
- Dựa vào chức năng ngữ nghĩa, trợ từ được chia thành các nhóm sau:
+ Nhóm 1: Những trợ từ có chức năng thể hiện sự đánh giá của người
nói về mặt số lượng (ít - nhiều), mức độ (xa - gần, cao - thấp…) đối với một
phần của nội dung được nêu trong phát ngôn: đến, tới, ngay, những, mãi, tận,
có, độc, rõ, chỉ, mỗi…
+ Nhóm 2: Những trợ từ có chức năng thể hiện sự nhấn mạnh đặc biệt
của người nói vào ý khẳng định đối với một phần nội dung được nêu trong
phát ngôn: chính, đích, cả, quyết, tịnh, quả, đích thị, đó, quả thực…
+ Nhóm 3: Những trợ từ có chức năng thể hiện sự nhấn mạnh đặc biệt
của người nói vào ý phủ định đối với một phần nội dung được nêu trong phát
ngôn: cóc, cóc khô, chẳng, đếch, qua…
16
+ Nhóm 4: Những trợ từ có chức năng bộc lộ sắc thái biểu cảm: cứ,
lấy, rõ, mới…
- Dựa vào vị trí, trợ từ được chia thành hai nhóm:
+ Nhóm 1: Những trợ từ đi trước thành phần cần nhấn mạnh (chiếm số
lượng lớn): ngay, cả, chính, đến, những, tận,…
+ Nhóm 2: Những trợ từ đi sau thành phần cần nhấn mạnh (chiếm số
lượng nhỏ): đó, đâu, đây, đấy, qua...
* Đặc điểm:
- Vị trí: trợ từ thường đứng trước thành phần cần nhấn mạnh, một số ít
trường hợp đứng sau thành phần cần nhấn mạnh. VD:
(1) Ông biết đấy chính là điều ông vẫn hằng khao khát mong tìm. (Đất
quên, 213)
Trợ từ chính đứng trước thành phần cần nhấn mạnh điều ông vẫn hằng
khao khát mong tìm, khẳng định dứt khoát đây là điều ông khao khát mong
tìm chứ không phải điều khác.
(2) Cơ ngơi của anh ác thật. (Tướng về hưu, 25)
Trợ từ thật đứng sau thành phần được nhấn mạnh cơ ngơi của anh, thể
hiện sự đánh giá ở mức độ cao người nói (ông Chưởng) với cơ ngơi của gia
đình ông Thuấn.
- Đặc điểm cú pháp:
+ Không sử dụng độc lập để cấu tạo phát ngôn và trả lời cho câu hỏi
+ Không đóng vai trò làm thành phần câu, có thể lược bỏ mà không ảnh
hưởng đến cấu trúc câu. VD:
(3) Thuyền lão bỏ cách thuyền khác đến nửa cây số. (Chảy đi sông ơi, 8)
Trợ từ đến đánh giá mức độ cao về lượng, có thể lược bỏ mà câu vẫn
giữ nguyên nghĩa: Thuyền lão bỏ cách thuyền khác nửa cây số.
- Đặc điểm ngữ nghĩa, chức năng:
17
+ Tập trung sự chú ý, quan tâm của người nghe, người đọc
+ Thể hiện sự đánh giá của người nói đối với nội dung của phát ngôn
(đánh giá về lượng, về độ) và đối với người đối thoại (đánh giá về vị thế xã
hội, về tuổi tác, về độ thân tình…). VD:
(4) Những hơn nghìn ngày lội bùn và vác đất nên chân tôi chắc lắm,
cắm xuống như cọc. (Con gái thủy thần, 73)
Trợ từ những đánh giá lượng hơn nghìn ngày là nhiều.
(5) Từ nhà tôi ra nghĩa địa đi tắt chỉ năm trăm mét nhưng đi đường
chính qua cổng làng phải hai cây số. (Tướng về hưu, 24)
Trợ từ chỉ đánh giá lượng năm trăm mét là ít.
Đánh giá của trợ từ là kiểu đánh giá ngầm ẩn, không hiển ngôn, tùy
từng văn cảnh cụ thể mà có thể dẫn tới các hiệu lực ở lời khác nhau. VD:
(6) Tớ còn mỗi một trăm nghìn.
Trợ từ mỗi đánh giá về lượng là thấp, do đó có thể dẫn tới các hiệu lực
ở lời sau: từ chối (= Tớ không có tiền cho cậu vay đâu), than phiền (= lúc nào
tớ cũng thiếu tiền, buồn quá), lo lắng (= Từ giờ đến cuối tháng tớ lại phải ăn
mì tôm rồi)…
+ Trợ từ tham gia biểu thị thái độ của người nói đối với một thực tế
được nêu trong phát ngôn. VD:
(7) Rõ chuyện đàn bà. (Giọt máu, 263)
Trợ từ rõ nhấn mạnh chuyện đàn bà tức những chuyện vớ vẩn, không
đâu vào đâu kèm theo thái độ không đồng tình của Phong.
+ Trợ từ có chức năng đánh dấu hay định vị thành phần được nhấn
mạnh (nghĩa là chỉ ra cho người nghe biết thành phần nào, bộ phận nào được
người nói chủ tâm nhấn mạnh). Qua đó, người nói biểu thị sự đánh giá về tầm
quan trọng của thông tin đó. VD:
18
(8) Với riêng tôi, nhân cách của người phụ nữ trước hết là sự phụ thuộc
của nàng đối với chính tôi. (Những người thợ xẻ, 113)
Trợ từ chính khẳng định một cách chắc chắn nhân cách của phụ nữ
trước hết là sự phụ thuộc của nàng với tôi chứ không phải với ai khác.
Qua đây có thể thấy trợ từ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc biểu
thị ý nghĩa tình thái cũng như ý nghĩa hàm ẩn của phát ngôn. Với việc sử
dụng trợ từ một cách hợp lý, người nói có khả năng biểu hiện nhiều hơn
những gì muốn nói, nói một cách dễ dàng hơn những điều khó nói từ đó góp
phần nâng cao hiệu quả và mục đích giao tiếp.
1.1.2.2. Tiểu từ tình thái
* Khái niệm
Nguyễn Thị Lương quan niệm: “Tiểu từ tình thái là những tiểu từ có
hiệu lực tạo tính tình thái”. [20, 5]
Bùi Minh Toán cho rằng: tiểu từ tình thái “là những từ thường làm dấu
hiệu chỉ rõ dấu hiệu mục đích nói của câu (hỏi, ra lệnh, kể, cảm thán…)
Chúng đứng ở cuối câu để biểu hiện các sắc thái nghi vấn, cầu khiến hay cảm
thán. Đồng thời chúng cũng bộc lộ thái độ, tình cảm của người nói, người
viết”. [36, 49]
Những cách định nghĩa trên đây cho thấy quan niệm của các nhà
nghiên cứu về vấn đề tiểu từ tình thái còn nhiều điểm chưa thống nhất. Trong
luận văn này, chúng tôi dựa vào quan niệm của nhà nghiên cứu Bùi Minh
Toán để tìm hiểu lớp từ này.
* Phân loại tiểu từ tình thái:
Đinh Văn Đức (2010) trong Các bài giảng về từ pháp học tiếng Việt
dựa vào vị trí của các tiểu từ tình thái để chia ra làm ba loại:
- Những tiểu từ thường đứng đầu phát ngôn: à, ấy thế, thế mà, ấy, kia, đấy…
- Những tiểu từ đứng cuối phát ngôn: ư, nhỉ, nhé, thôi, vậy, mà, hử, hả,
thật…
19
- Những tiểu từ vừa có khả năng đứng đầu vừa có khả năng đứng cuối:
ấy, đấy, thôi, kia, à… [11, 246]
Vũ Thị Dụ đã tổng hợp lại kết quả của các nhà nghiên cứu và tiến hành
phân chia tiểu từ tình thái như sau:
- Theo chức năng sử dụng:
+ Tiểu từ tình thái chuyên dụng: à, ư, nhỉ, nhé, đâu, đấy…
+ Tiểu từ tình thái lâm thời: với, đã, cho, xem..
- Theo cấu tạo hình thức:
+ Tiểu từ tình thái là một từ đơn: ấy, thôi, nhỉ, nhé…
+ Tiểu từ tình thái là từ ghép: cơ chứ, cơ mà, ấy thế…
- Theo vị trí trong câu:
+ Tiểu từ tình thái đứng ở đầu câu: đấy, này, ấy, thế…
+ Tiểu từ tình thái ở cuối câu: à, ư, nhỉ, nhé…
+ Tiểu từ tình thái đứng đầu hoặc cuối câu: ấy, đấy, thế, thôi…
- Theo mục đích nói:
+ Tiểu từ tình thái cầu khiến: thôi, nhé, với, đi…
+ Tiểu từ tình thái cảm thán: thay, thế, nhỉ…
+ Tiểu từ tình thái nghi vấn: hả, hử, sao…
+ Tiểu từ tình thái tường thuật: đâu, ấy, đấy…
- Theo ngữ nghĩa:
+ Tiểu từ tình thái hiện thực: đi, cả, này, đâu…
+ Tiểu từ tình thái quan hệ: nhỉ, nào, chứ… [9, 28 – 29]
Chúng tôi dựa vào cách phân chia này của Vũ Thị Dụ để tiến hành
nghiên cứu về các tiểu từ tình thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
* Đặc điểm của tiểu từ tình thái
- Cấu tạo:
+ Các tiểu từ tình thái có cấu tạo là một âm tiết: à, ấy, chứ, chắc, hả,
hử, hở, nhỉ, nhé, rồi, thôi, thay, thế… VD:
20