Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Ý thức nữ quyền trong thơ nữ việt nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 176 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HƢỞNG

Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY
(QUA MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP TIÊU BIỂU)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số

: 62 22 01 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LƢU KHÁNH THƠ

Hà Nội - 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HƢỞNG

Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY
(QUA MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP TIÊU BIỂU)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Mã số

: 62 22 01 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LƢU KHÁNH THƠ

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Hƣởng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………….

1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VÀ GIỚI THUYẾT VỀ NỮ QUYỀN, Ý THỨC NỮ QUYỀN ….

8


1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ……………………............

8

1.2.

Giới thuyết nữ quyền và ý thức nữ quyền……………....................

28

Chƣơng 2: Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ VIỆT
NAM TRƢỚC 1986 ………………………………………….......

42

2.1.

Ý thức nữ quyền trong thơ nữ cổ điển …………………................

42

2.2.

Ý thức nữ quyền trong thơ nữ đầu thế kỷ XX …………………....

54

2.3.


Ý thức nữ quyền trong thơ nữ giai đoạn từ 1945 đến 1975 ……...

61

2.4.

Ý thức nữ quyền trong thơ nữ từ 1975 đến 1985 …………………

66

Chƣơng 3: CÁC CẤP ĐỘ THỂ HIỆN Ý THỨC NỮ QUYỀN
TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN
NAY …………………………………………………………........

71

3.1.

Hành trình xác lập bản thể nữ ………………………………........

72

3.2.

Thiết tạo quan niệm mới về người phụ nữ …………………........

102

3.3.


Bi kịch của sự nhận thức và ý thức phản tỉnh …………………...

107

Chƣơng 4: MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ
HIỆN Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY ………………………………

120

4.1.

Biểu tượng thơ gắn với người phụ nữ ………………….................

120

4.2.

Giọng điệu ………………………………………………………...

130

4.3.

Ngôn ngữ ……………………………………………….................

140

KẾT LUẬN ……………………………………………................


146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ …....

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………….....

152


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số

Tên bảng

Trang

3.1.

Số lượng bài thơ nói về nhu cầu giải phóng bản năng ………

85

3.2

Số lượng bài thơ thể hiện khao khát làm Mẹ………………..


95

4.1.

Hệ thống biểu tượng gắn với người phụ nữ……….................

121


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong bối cảnh của thời đại mới, văn học nói chung, thơ nói riêng đã có
những chuyển biến mạnh mẽ, trong đó, không thể không nhắc tới sự xuất hiện và
khẳng định tiếng nói của đội ngũ tác giả nữ trẻ. Điều kiện giao lưu và hội nhập
quốc tế, đời sống xã hội, tư tưởng, văn hóa khá cởi mở đã giúp cho họ được thể
hiện bản ngã, cá tính sáng tạo độc đáo của mình. Điều này khiến cho ý thức nữ
quyền xuất hiện trong văn học mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhiều vấn đề về nữ quyền
được đặt ra như quan niệm về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong cuộc sống cũng
như trong văn chương; những đặc trưng của bản thể nữ; nhu cầu và quyền lợi của
người phụ nữ…thậm chí tất cả những cảm xúc đời thường, thầm kín nhất như khát
vọng về tình yêu, nhu cầu giải phóng bản năng, khát vọng làm mẹ, ngay cả bi kịch
của nhận thức như mất niềm tin, cảm thức về nỗi buồn và sự cô đơn…, cũng được
thể hiện một cách chân xác trong sáng tác của các cây bút nữ. Trên ý nghĩa như
vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu ý thức nữ quyền trong thơ trẻ đương đại, giai đoạn
từ năm 1986 đến nay là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
1.2. Trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, thế hệ các nhà
thơ nữ trẻ giai đoạn từ 1986 đến nay đã mang đến cho đời sống văn học một tiếng
nói mới mẻ, đầy đam mê và nhiệt huyết. Họ dám sống và sống hết mình cho nghệ
thuật. Họ khao khát được giải phóng nội tâm, khao khát được thể hiện những suy
nghĩ bản ngã hết sức riêng tư, khao khát muốn được nói ra tất cả những gì họ suy

nghĩ mà trước đây có thể vì những lí do khách quan và chủ quan mà cha anh của họ
đã không nhắc đến, hoặc có nhắc tới cũng chưa đầy đủ, thấu triệt. Họ chính là
nguồn sinh lực dồi dào báo hiệu một tiềm năng mạnh mẽ, đầy sáng tạo cho thơ ca
nước nhà. Họ sẽ là những người đưa thơ ca Việt lên một tầm cao mới, một phẩm
chất mới, diện mạo mới. Trong số những sáng tác thu hút sự quan tâm của dư luận
hiện nay chắc chắn chúng ta phải nhắc tới những tên tuổi như Dư Thị Hoàn, Đinh
Thị Như Thúy, Tuyết Nga, Phạm Thị Ngọc Liên, Phan Thị Vàng Anh, Dạ Thảo
1


Phương, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Lê Ngân Hằng, Bình Nguyên Trang, Lê
Thị Mỹ Ý, Vi Thùy Linh, Lê Vi Thủy, Lê Viết Hoàng Mai, Nhật Lệ, Khương Hà,
Thanh Xuân, Nguyệt Phạm, Trương Quế Chi… Trong sáng tác của họ, chúng tôi
nhận thấy vấn đề ý thức nữ quyền được đề cập tới một cách khá trực diện, với
muôn sắc điệu. Nghiên cứu về ý thức nữ quyền trong thơ của họ, chúng tôi cũng
muốn hướng đến việc khẳng định tài năng, vị trí, bản lĩnh và phong cách thơ của
các tác giả nữ giai đoạn từ 1986 đến nay, góp phần vào việc khái quát diện mạo thơ
đương đại nói chung.
1.3. Số lượng những bài viết, bài nghiên cứu về thơ trẻ và ý thức nữ quyền
trong thơ trẻ nói chung khá phong phú. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên
cứu mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh nội dung, nghệ thuật và cũng mới chỉ đề
cập đến một, hai hiện tượng đơn lẻ. Trong số các công trình này, cũng có ý kiến
khen, thậm chí khen hết lời; lại cũng có những ý kiến phê, thậm chí phê hết lời. Ở
đó, không ngoại trừ những ý kiến còn khá chủ quan, thiên về cảm tính và với các
góc nhìn, quan điểm đánh giá khác nhau, đôi khi lại chưa thâm nhập được vào thế
giới nghệ thuật thơ nữ trẻ đương đại. Vì vậy, việc khảo sát trên diện rộng về ý thức
nữ quyền và việc thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến nay
(qua một số trường hợp tiêu biểu) sẽ giúp chúng tôi có được một cách nhìn, một
phương diện đánh giá khách quan hơn, chân xác hơn về những đóng góp của họ
cho văn học dân tộc. Đồng thời qua đề tài nghiên cứu, chúng tôi cũng hướng tới

việc khơi gợi những bài học, kinh nghiệm nghệ thuật khi đi tìm một con đường hội
nhập trong thơ trẻ Việt Nam với thế giới.
Đó là lí do mà chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “Ý thức nữ quyền trong thơ nữ
Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu)” làm đề tài
nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến việc làm rõ thêm
những vấn đề lý thuyết về nữ quyền, việc tiếp nhận ý thức nữ quyền phương Tây
2


vào thực tiễn nghiên cứu đời sống văn học Việt Nam; việc các tác giả Việt Nam
(trong trường hợp này là thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến nay) tiếp nhận và thể hiện ý
thức nữ quyền ra sao trong sáng tạo nghệ thuật trên cả hai phương diện nội dung và
nghệ thuật, từ đó hướng đến sự hình dung trên những nét tiêu biểu và đặc trưng
nhất của một hệ hình thơ ca nữ Việt Nam giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Giới thiệu tổng quan về vấn đề nữ quyền, nữ quyền luận của phương Tây
và sự du nhập lí thuyết nữ quyền luận vào văn học Việt Nam đương đại;
- Khái lược về nữ quyền và sự thể hiện ý thức nữ quyền trong văn xuôi và
trong thơ Việt Nam;
- Sự thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn trước 1986;
- Các cấp độ thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ
1986 đến nay;
- Một số phương thức nghệ thuật thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt
Nam giai đoạn từ 1986 đến nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu là ý thức nữ quyền trong thơ của đội ngũ các tác giả

nữ tiêu biểu sau đây: (1) Dư Thị Hoàn (1946), (2) Phạm Thị Ngọc Liên (1952), (3)
Tuyết Nga (1960), (4) Đinh Thị Như Thúy (1965), (5) Lê Ngân Hằng (1971), (6)
Phan Huyền Thư (1972), (7) Ly Hoàng Ly (1975), (8) Bình Nguyên Trang (1977),
(9) Vi Thùy Linh (1980) và (10) Trương Quế Chi (1987).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài của luận án, trên cơ sở giới thuyết về thơ nữ Việt
Nam giai đoạn từ 1986 đến nay, xét ở mặt bằng chung, có thể khẳng định về sự
hình thành của một lực lượng, đội ngũ tác giả nữ trong văn học Việt Nam. Chúng
tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu của luận án là thơ của 10 tác giả nữ tiêu biểu sau
đây. Cụ thể: (1) Dƣ Thị Hoàn (1946) với tập thơ Lối nhỏ (Hội Văn học nghệ thuật Hải
Phòng, 1988); (2) Phạm Thị Ngọc Liên (1952) với 3 tập thơ: Những vầng trăng chỉ
3


mọc một mình (Nxb Trẻ, 1989), Em muốn giang tay giữa trời mà hét (Nxb Hội Nhà văn,
1992) và Thức đến sáng và mơ (Nxb Văn nghệ, 2004); (3) Tuyết Nga (1960) với 3 tập
thơ: Viết trước tuổi mình (Nxb Hội Nhà văn, 1992), Ảo giác (Nxb Hội Nhà văn, 2002)
và Hạt dẻ thứ tư (Nxb Hà Nội, 2008); (4) Đinh Thị Nhƣ Thúy (1965) với 3 tập thơ:
Cùng đi qua mùa hạ (Nxb Văn nghệ, 2005), Phía bên kia cây cầu (Nxb Phụ nữ, 2007) và
Ngày linh hương nở sáng (Nxb Hội Nhà văn, 2011); (5) Lê Ngân Hằng (1971) với 3 tập
thơ: Xe chở mùa (Nxb Hội Nhà văn, 2003), Orient - Trên những vòm cây (Nxb Hội Nhà
văn, 2006) và Harvest - mùa màng đọc lại nỗi đau (Nxb Hội Nhà văn, 2013); (6) Phan
Huyền Thƣ (1974) với 2 tập thơ: Nằm nghiêng (Nxb Hội Nhà văn, 2002) và Rỗng ngực
(Nxb Văn học, 2005); (7) Ly Hoàng Ly (1975) với 2 tập thơ là Cỏ trắng (Nxb Hội Nhà
văn, 1999) và Lô lô (Nxb Hội Nhà văn, 2005); (8) Bình Nguyên Trang (1977) với 2 tập
thơ Chỉ em và chiếc bình pha lê biết (Nxb Hội Nhà văn, 2003) và Những bông hoa đang
thiền (Nxb Hội Nhà văn, 2012); (9) Vi Thùy Linh (1980) với 5 tập thơ: Khát (Nxb Hội
Nhà văn, 1999), Linh (Nxb Thanh niên, 2000), Đồng tử (Nxb Văn nghệ, 2005), Vili in
love (Nxb Văn nghệ, 2008) và Phim đôi - tình tự chậm (Nxb Thanh niên, 2010) và (10)
Trƣơng Quế Chi (1987) với tập thơ Tôi đang lớn (Nxb Trẻ, 2005).

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án
Ngoài phương pháp luận chung của nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn,
thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xác định việc triển khai trên nguyên tắc
phương pháp luận riêng sau đây:
- Đặt văn học nghê thuật trong chỉnh thể kiến trúc thượng tầng để thấy được
mối quan hệ và sự ảnh hưởng qua lại của văn học nghệ thuật với cơ sở hạ tầng (cơ
sở kinh tế) cũng như các yếu tố khác trong hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã
hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng (chính trị, pháp luật, khoa
học, triết học, đạo đức, tôn giáo,…). Cụ thể là đặt văn học mang nội dung ý thức nữ
quyền trong mối quan hệ với cơ sở kinh tế cùng với hệ ý thức xã hội cũng như các
thiết chế chính trị xã hội tương ứng để thấy được nguyên nhân xuất hiện cũng như

4


quá trình phát triển của văn học mang nội dung ý thức nữ quyền trong nền văn học
dân tộc;
- Vận dụng linh hoạt lý thuyết phương Tây, cụ thể là lý thuyết nữ quyền
trong nghiên cứu thực tiễn đời sống văn học Việt Nam. Chúng tôi cho rằng, việc áp
dụng, vận dụng lý thuyết phương Tây để khám phá văn học dân tộc là cần thiết và
có thể mang lại những kết luận khoa học lí thú và bổ ích. Tuy thế, việc vận dụng
này cần linh hoạt, tránh cực đoan cứng nhắc;
- Nhìn nhận các cấp độ nội dung cũng như những phương thức nghệ thuật
thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay từ thực
tiễn đời sống văn hóa, chính trị - xã hội của dân tộc, trong cái nhìn cũng như những
khuôn khổ chế định của nền văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Cách
làm này giúp cho những vấn đề được đặt ra trong quá trình nghiên cứu sẽ trở nên
khách quan và trung thực hơn, tránh thiên kiến, định kiến, hoặc ngợi ca hết lời,
hoặc phê phán hết lời.

4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Từ nguyên tắc phương pháp luận trên, để hoàn thành nghiên cứu này, chúng
tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp chính sau đây:
- Phương pháp thống kê - phân loại: Thống kê và phân loại các sáng tác của
các tác giả nữ theo từng nội dung được triển khai trong luận án. Quá trình thống kê
và phân loại được tham chiếu từ cả hai tiêu chí định lượng (ở những luận điểm,
luận cứ thực sự cần thiết) và định tính để việc minh chứng cho các luận điểm có
tính thuyết phục hơn.
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học: Đây là phương pháp được sử
dụng xuyết suốt luận án nhằm tường giải cũng như bình luận, đánh giá giá trị thơ
nữ từ phương diện thể hiện ý thức nữ quyền trên cả hai phương diện nội dung và
nghệ thuật. Việc phân tích được căn cứ trên cơ sở tiếp cận hệ thống chỉnh thể đơn
vị tác phẩm, kết hợp với các yếu tố khác như thời đại, trào lưu, khuynh hướng và cá
tính sáng tạo.

5


- Phương pháp so sánh văn học: Đây là một phương pháp được sử dụng
nhằm so sánh việc thể hiện ý thức nữ quyền ở từng cây bút trong phạm vi khảo sát
của luận án khi chúng tôi thấy cần thiết. So sánh sẽ giúp cho người nghiên cứu thấy
được rõ hơn đặc điểm cá tính sáng tạo của mỗi thi sĩ trong quá trình vận động của
thơ trẻ nói chung và thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến nay nói riêng.
- Phương pháp loại hình học văn học: Loại hình học văn học hướng tới việc
chỉ ra những đặc điểm chung của thơ nữ bao gồm các cấp độ nội dung cũng như
một số phương thức nghệ thuật thể hiện ý thức nữ quyền. Tuy nhiên, để tránh sơ
lược hóa và khiên cưỡng vấn đề, chúng tôi cũng dành sự quan tâm tới cá tính sáng
tạo của từng cây bút nữ cũng như chỉ ra những điểm độc đáo ở mỗi người trên bức
tranh chung của một lực lượng sáng tác trẻ.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Nhìn nhận, đánh giá việc thể hiện ý

thức nữ quyền của thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay trong bối cảnh của
lịch sử, hội nhập văn hóa quốc tế trong một vài thập niên trở lại đây, cũng như là
trong sự phát triển chung của ý thức xã hội, chúng tôi vận dụng kiến thức của Lịch
sử, Văn hóa học, Ngôn ngữ học, Luật học, Tâm lý học, Xã hội học… để tìm hiểu
những biểu hiện của ý thức nữ quyền trong các sáng tác của các tác giả thơ nữ từ
1986 đến nay trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Luận án là công trình khoa học đầu tiên đặt ra và nghiên cứu một cách
hệ thống về nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay (qua
một số trường hợp tiêu biểu). Trong đó, các vấn đề lý thuyết về giới, về nữ quyền,
về sự thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam trước 1986 đã được làm rõ.
Đặc biệt, các cấp độ nội dung cũng như nghệ thuật của việc thể hiện ý thức nữ
quyền trong thơ nữ đương đại, từ năm 1986 đến nay đã được khảo sát, mô tả và
tổng kết tương đối đầy đủ.
5.2. Công trình đồng thời cũng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho giới
nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam hiện đại.

6


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Đề tài có ý nghĩa lý luận: Khái quát tương đối đầy đủ một số phương diện
quan trọng trong lịch sử cũng như những nội dung quan trọng nhất của lý thuyết Nữ
quyền phương Tây và đặc biệt là cách thức vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu
thực thể văn học Việt Nam;
- Đề tài cũng có ý nghĩa thực tiễn: Từ cái nhìn ý thức nữ quyền, chúng tôi đã
có những nhận định, đánh giá về các cấp độ nội dung và phương thức nghệ thuật của
thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu).
7. Cấu trúc của luận án
Đề tài sẽ được trình bày theo đúng quy định. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận,

Danh mục công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, Tài
liệu tham khảo, nội dung chính được triển khai trên 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và giới thuyết nữ quyền, ý thức
nữ quyền (32 tr, từ tr.8 - tr.39);
- Chương 2: Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam trước 1986 (29 tr, từ
tr.40 - tr.68);
- Chương 3: Các cấp độ thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai
đoạn từ 1986 đến nay (47 tr, từ tr.69 -115);
- Chương 4: Các phương thức thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt
Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (25 tr, từ tr.116 -140)

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VÀ GIỚI THUYẾT VỀ NỮ QUYỀN, Ý THỨC NỮ QUYỀN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Cho đến nay, việc ứng dụng lí thuyết phê bình nữ quyền vào nghiên cứu văn
học ở Việt Nam đã được một thời gian nhất định, đó là điểm đáng ghi nhận trong nỗ
lực đổi mới lí thuyết lí luận - phê bình để phù hợp với diện mạo của văn học Việt
Nam thời kì đổi mới. Khảo sát hệ thống tài liệu tham khảo chúng tôi nhận thấy, việc
nghiên cứu bộ phận văn học Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn của nữ quyền luận là
tương đối phong phú. Tuy đã có nhiều ý kiến đề cập đến âm hưởng nữ quyền trong
sáng tác của một số tác phẩm ở một vài tác giả nhưng số công trình nghiên cứu dài
hơi dường như còn thưa vắng. Trước thực tế này, chúng tôi cố gắng chọn lọc và điểm
lại những ý kiến được xem là xác đáng, cụ thể nhất và có tính gợi mở cho đề tài với
hai nhóm ý kiến sau: (1) Nhóm ý kiến bàn về ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam
và (2) Nhóm ý kiến bàn về ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam đương đại.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam

Nhìn một cách tổng quan, việc nghiên cứu ý thức nữ quyền trong văn học
Việt Nam chỉ thực sự được tiến hành từ những thập niên đầu thế kỉ XX đến nay. Xu
hướng nghiên cứu này cũng có những bước phát triển thăng trầm theo ý thức xã hội
cũng như thực tế phát triển của văn học nước nhà. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu
xoay quanh hai thể loại nổi bật của nền văn học là thơ và văn xuôi. Cụ thể như sau:
1.1.1.1. Từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1945
Đây là giai đoạn có tính chất tiên phong trong việc nghiên cứu văn học nữ
cũng như ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam. Có thể kể đến công trình, bài
viết của các tác giả như Phan Khôi, Manh Manh nữ sĩ (Nguyễn Thị Kiêm), Vân
Hương nữ sĩ, Nguyễn Thị Hồng Đăng, Lệ Hương, Lê Thị Huỳnh Lan, Đạm Phương
nữ sĩ, Phan Thị Bạch Vân...

8


Phan Khôi được coi là người có đóng góp nổi bật trong việc đề cập đến dòng
văn học “nữ lưu” và mối quan hệ giữa phái đẹp với văn chương qua hàng loạt bài viết
đăng trên tờ Phụ nữ tân văn như: “Về văn học của phụ nữ Việt Nam” [85], “Văn học
với nữ tánh” [86], “Lại nói về vấn đề văn học với nữ tánh” [87]… Trong bài viết
“Văn học và nữ tánh”, ông viết: “Chúng ta có những cái tánh trầm tĩnh, nhẫn nại,
dùng những cái tánh ấy mà nghiên cứu văn học, thì không có gì hạp cho bằng, có lẽ
chúng ta theo nghề văn học còn dễ dàng hơn đờn ông nữa. Còn có một điều thích
hiệp nữa, là văn học chuyên trọng về đường tình cảm, mà chúng ta là giống có tình
cảm nhiều hơn đàn ông, thì thật là tiện lợi cho chúng ta biết mấy” [87]. Ở đây Phan
Khôi đã đồng nhất phụ nữ với văn chương, bởi vì phụ nữ vốn là cái đẹp mà văn
chương hướng tới. Mặt khác, học giả Phan Khôi cho rằng, với bản chất nhu mì, nhạy
cảm, phụ nữ rất có tiềm năng trong sáng tác văn chương. Ý kiến này xuất phát từ
cách nhìn nhận cảm tính của “tâm lí học sáng tạo văn học” mặc dù tại thời điểm đó, lí
thuyết về phê bình nữ quyền ở ta vẫn chưa được xác lập.
Nguyễn Thị Kiêm (với bút danh Manh Manh nữ sĩ) cũng bày tỏ quan điểm

của mình khi nhìn nhận về văn học nữ qua bài viết “Nữ lưu và văn học” đăng trên
Phụ nữ tân văn, số 131, ngày 26/5/1932. Trong bài viết, bà cho rằng: “… cái địa vị
của đàn bà ở trong văn học cũng không phải là thấp thỏi gì, theo như nhiều người
đã tưởng. Và cái ảnh hưởng của đàn bà đối với những bậc văn nhân tao sĩ cũng rất
là nặng nề thâm thiết, nhờ đó mà văn học phát đạt vô cùng” [88]. Nhận định này
của nữ sĩ có phần gặp gỡ với quan điểm của Phan Khôi. Điều đáng nói hơn, nhận
định này xuất phát từ ý thức của một phụ nữ, dùng tiếng nói của phụ nữ để khẳng
định vị thế của giới mình trong việc phát triển văn học nước nhà. Không dừng lại ở
đó, bà còn cho rằng: “Những của cải tích trữ ở trong cái kho tàng đó, nếu có thể
phân phát ra bằng ngọn bút đường văn, thì cái văn ấy là cái hình ảnh của nỗi lòng,
khi thường, khi biến, lúc an, lúc nguy, tùy theo với sự kích thích của ngoại cảnh mà
thăng trầm, mà theo với cái ca điệu của thiên nhiên mà họa vận” [88]. Đây chính là
nét khác biệt của văn học mà ý thức giới quy định đã được nữ sĩ chỉ ra một cách cụ
thể.
9


Tuy nhiên, do xuất hiện trong bối cảnh sôi động của văn học đương thời như
phong trào Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, cuộc tranh luận “Thơ mới thơ cũ”
và do cả đối tượng nghiên cứu là văn học nữ còn hạn chế nên khuynh hướng này
nhanh chóng bị chìm khuất. Phải đến những nghiên cứu về nữ quyền gần đây mới
xác lập lại vai trò và đóng góp của các tác giả trên.
1.1.1.2. Từ năm 1945 đến 1975
Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đất nước bị chia cắt nên văn học cũng như hoạt
động lí luận - phê bình văn học ở giai đoạn này mang những nét đặc thù. Ở miền Bắc, do
yêu cầu phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu, văn học chủ yếu mang âm hưởng sử thi và
cảm hứng lãng mạn với phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Có lẽ do đề
cao sức mạnh cộng đồng, muôn người như một nên ý thức về giới, về thân phận cũng
đồng nhất với ý thức công dân, theo đó mà vấn đề nữ quyền là điều mặc nhiên được thừa
nhận lúc bấy giờ. Và trong một thời gian dài, vấn đề nghiên cứu văn học nữ, ý thức phái

tính hay tiếng nói nữ quyền không thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Ở miền
Nam, tình hình nghiên cứu nữ quyền trong văn học cũng hết sức mờ nhạt, mặc dù đời
sống sáng tác cũng phong phú và quan điểm của nhà cầm quyền cũng tỏ ra cởi mở trong
việc du nhập nhiều lí thuyết phê bình văn học phương Tây. Việc nghiên cứu văn học nữ
nói chung và ý thức nữ quyền nói riêng trong giai đoạn này vẫn cần phải nghiên cứu một
cách nghiêm túc bằng những chuyên luận dài hơi mới có thể cung cấp được một cái nhìn
khách quan và chân xác về mảng sáng tác văn học nói trên.
1.1.1.3. Từ sau năm 1986 đến 1998
Vấn đề ý thức nữ quyền giai đoạn này đã được khơi gợi trở lại bởi các ý kiến
của Võ Phiến, Trương Chính, Phương Lựu…
Trong cuốn “Văn học miền Nam tổng quan” xuất bản tại Hoa Kì năm 1988,
Võ Phiến đã đề cập đến sự tồn tại của một lối viết nữ trong văn học miền Nam giai
đoạn 1954 - 1975. Ông viết: “Đứng về phương diện phái tính, văn học miền Nam
thời kì 54 - 75 càng ngày càng nghiêng về nữ phái... Thoạt đầu trên văn đàn nghe
tiếng ồm ồm, cuối cùng nghe ra eo éo” [152]. Với nhận định này, tác giả Võ Phiến
đã tỏ ra nắm bắt được đặc trưng về thi pháp giọng điệu trong sáng tác của các nhà
10


văn nữ. Đây chính là một trong những đặc trưng mà nhà nghiên cứu dùng để nhận
diện phong cách nhà văn. Đó là giọng “ồn trong cái yêu” của tiểu thuyết Nguyễn
Thị Hoàng, là giọng “bù lu bù loa” của tiểu thuyết Nhã Ca. Tuy nhiên, nhận định
này cũng như những phân tích của Võ Phiến về khuynh hướng tiểu thuyết nữ trong
văn học đô thị miền Nam vẫn chưa làm rõ được âm hưởng nữ quyền hay phái tính
như một phương diện mang tính đặc thù.
Trong bài viết “Nhìn nhận lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự
lực văn đoàn”, đăng trên Tạp chí Văn học, số 5 năm 1990, nhà nghiên cứu Trương
Chính đã đánh giá rất cao đóng góp của Tự lực văn đoàn trên vấn đề kêu gọi giải
phóng phụ nữ và tự do hôn nhân. Theo ông, “Các nhà văn Tự lực văn đoàn đã công
kích nhiều mặt của chế độ phong kiến, đặc biệt là luân lý phong kiến đối với phụ

nữ. Họ chủ trương tự do hôn nhân, tự do yêu đương xây dựng hạnh phúc gia đình
trên tình yêu đôi lứa. Họ căm thù cảnh mẹ chồng nàng dâu, họ chủ trương đàn bà trẻ
được tự do cải giá, họ vạch bộ mặt giả dối, xảo quyệt của những bà mẹ ghẻ. Họ
đứng về phía những người chống lại lớp người cũ. Họ đứng về phía cá nhân chống
lại chế độ gia đình” [17]. Nhận định này của Trương Chính đã chỉ ra những đổi mới
về cái nhìn của các nhà văn Tự lực văn đoàn trong việc bênh vực những người phụ
nữ tân thời với tư tưởng tiến bộ, không cam chịu khuôn mình theo những lễ giáo
phong kiến đã tỏ ra lạc hậu bấy giờ. Tuy nhiên, ý kiến của Trương Chính mới xuất
phát từ việc nhận ra tư tưởng tiến bộ của văn chương Tự lực văn đoàn và ông xem
người phụ nữ là hình tượng văn học trung tâm của khám phá nghệ thuật.
Đáng chú ý trong giai đoạn này phải kể đến cuộc trao đổi ý kiến của các nhà
nghiên cứu như Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Phạm Xuân Nguyên, Đặng Anh
Đào về vấn đề văn học nữ và các tác giả nữ viết văn được đăng trên Tạp chí Văn học,
số 6/1996. Các ý kiến chủ yếu làm rõ những thế mạnh và hạn chế của các cây bút nữ
trong khoảng 10 năm (từ 1986 đến 1996). Tuy thế, các ý kiến mới dừng lại ở việc
nhận diện đội ngũ và thành tựu văn học nữ, còn vấn đề nữ quyền vẫn chưa được bàn
luận sôi nổi. Điều này chỉ thực sự được bàn đến như một vấn đề trung tâm để nghiên
cứu trong bài viết của Phương Lựu với tựa đề “Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ”
11


đăng trên tạp chí Tác phẩm mới, số 3/1996. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra thể
loại tự truyện là đặc trưng và chiếm ưu thế trong văn học đương thời, nó tỏ ra phù
hợp với tâm lí của phái nữ. Những đặc điểm được phân tích trong bài viết này sẽ tiếp
tục được Phương Lựu đào sâu phân tích trong chuyên luận “Lý luận văn học hậu hiện
đại” [125] với những phác thảo diện mạo mang tính hàn lâm về lí thuyết phê bình nữ
quyền. Cũng trong năm này, cuốn sách nổi tiếng Giới thứ hai của nhà nữ quyền luận
người Pháp Simone de Beauvoir được dịch và giới thiệu ở Việt Nam đã tạo điều kiện
cho học giả Việt được tiếp cận gần gũi với những tư tưởng nữ quyền Tây phương.
Đây là một nỗ lực đáng ghi nhận của giới dịch thuật trong vai trò là cầu nối độc giả

Việt Nam với những tri thức nữ quyền thế giới.
Khép lại giai đoạn này, vấn đề nghiên cứu ý thức nữ quyền trong văn học
Việt Nam nhìn chung vẫn dừng lại ở mức khiêm tốn cả về số lượng lẫn diện tiếp
xúc giữa người nghiên cứu, phê bình và đối tượng của nghiên cứu, phê bình (các
hiện tượng văn học). Lí do giải thích cho tình trạng này là các nhà thơ nữ thuộc thế
hệ 7x, 8x - lực lượng sáng tác chủ đạo của thơ thể hiện ý thức nữ quyền vẫn chưa
xuất hiện một cách rầm rộ, đông đảo như ở những giai đoạn sau.
1.1.1.4. Từ 1999 đến 2006
Chúng tôi chia sẻ với ý kiến của Nguyễn Thị Thanh Xuân khi chị cho rằng
đây là “giai đoạn bùng nổ” của phê bình nữ quyền ở Việt Nam [272]. Nguyên nhân
chính có thể giải thích ở đây là những nỗ lực của các trang mạng tiếng Việt ở hải
ngoại như talawas.com, tienve.org, damau.org... đã liên tục giới thiệu một cách sâu
rộng lí thuyết phê bình văn học nữ quyền ở Việt Nam tiêu biểu là chuyên đề “Tình
yêu, tình dục và phái tính trong văn học”. Có thể kể đến các bài viết như “Nữ quyền
luận” [155], Nữ quyền và đồng tính luận” [156], “Chuyện hiếp dâm và vấn đề phái
tính trong văn học Việt Nam” [157] của tác giả Nguyễn Hưng Quốc; “Phụ nữ và
văn chương” của Châm Khanh [81]; “Dục tính trong văn chương và vấn đề đạo
đức” của Hoàng Ngọc Tuấn [239]; “Dục tính: chân móng hay đỉnh tháp văn
chương” của Nguyễn Hoàng Đức [43]; “Tính dục trong văn học Việt Nam dưới

12


cách nhìn của đạo lí hồn nhiên và của đạo lý học thuyết” của Nguyễn Hữu Lê
[101]...
Trong bài “Chuyện hiếp dâm và vấn đề phái tính trong văn học Việt Nam”
[157], tác giả Nguyễn Hưng Quốc đã có những phân tích khá sắc sảo khi xem vấn
đề tình dục, chuyện hiếp dâm không đơn giản là vấn đề tội phạm mà trở thành một
vấn đề của phái tính trong văn học Việt Nam. Tác giả viết: “trong văn học, hiếp
dâm không được mô tả như một tội phạm. Nó chỉ đơn thuần là một sự kiện, một thứ

tai nạn, hay có khi, lạ lùng hơn, một thứ “may mắn” đối với nạn nhân”. Từ những
dẫn chứng trong văn học Việt Nam, Nguyễn Hưng Quốc đã đề cập đến vấn đề cốt
lõi của nữ quyền đó là sự khống chế ngôn ngữ của nam giới (duy dương vật luận)
trong văn học mà đôi khi phía nữ giới mặc nhiên thừa nhận trong vô thức như câu
chuyện hiếp dâm hay thông dâm kia. Theo đó, “người ta viết và đọc bao giờ cũng
như một người nam hoặc một người nữ chứ không bao giờ như một người chung
chung”. Và như vậy, muốn giải phóng được nữ giới phải giải phóng được ngôn ngữ,
phải chống lại sự nam hóa trong ngôn ngữ.
Trong bài viết “Phụ nữ và văn chương”, tác giả Châm Khanh đã tiến hành
thống kê và đặt lại vấn đề về phê bình nữ quyền ở Việt Nam theo tiến trình từ đầu
thế kỉ XX đến năm 2000. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến nhiều nhận định
của các học giả nổi tiếng đã từng nhận xét về âm hưởng nữ quyền trong văn học
Việt Nam như Hoài Thanh, Phan Khôi, Võ Phiến, Đặng Anh Đào, Vương Trí
Nhàn... Tác giả Châm Khanh đã đề cập đến sự cần thiết trong việc tiến hành nghiên
cứu và chỉ ra nét khác biệt giữa văn học của nữ giới và nam giới [81].
Tác giả Hoàng Ngọc Tuấn đã viết một tiểu luận trong chuyên đề “Tình yêu và
tình dục trong văn chương” với tựa đề “Dục tính trong văn chương và vấn đề đạo
đức” [239]. Trong bài viết của mình, nhà nghiên cứu này đã đưa ra được một cái
nhìn tương đối tổng quát về những chuyển biến và tiến bộ của phê bình nữ quyền.
Theo ông, thoạt đầu, đề cao dục tính là tinh thần phản kháng bồng bột, về sau, các
nhà văn nữ đã tỏ ra bình tĩnh hơn, sáng suốt hơn trong việc giải phóng phụ nữ khỏi

13


những ràng buộc phái tính và dục tính để hướng đến những giá trị tinh thần bình dị
của con người là hạnh phúc, tự do, gia đình, tình yêu, chiến tranh, đạo đức...
Nguyễn Hoàng Đức đã đề cao vai trò của tình dục trong việc giải phóng phụ
nữ. Trong bài “Dục tính: Chân móng hay đỉnh tháp văn chương” ông viết: “Cuộc
giải phóng phụ nữ là cuộc cách mạng về nhân vị và nhân tính, nâng phái yếu lên

ngang tầm bình đẳng với đàn ông, một cuộc cách mạng từ cổ chí kim chưa từng
có... Hoàn toàn, có thể nói, thế kỷ XX là thế kỷ giải phóng phụ nữ, đó cũng chính là
sự thiết lập tự do giới tính - và tất yếu dẫn đến tự do tình dục” [43].
Nhìn chung, phê bình nữ quyền giai đoạn này hướng đến cuộc giải phóng
phụ nữ, giải phóng tình dục. Bởi lẽ, đàn bà cũng là con người, họ có quyền phát
biểu khát vọng dục tính của mình, họ cũng có quyền chủ động trong đời sống tình
dục. Điều này cũng dễ hiểu khi một số nữ nhà văn xây dựng những nhân vật nữ
trong tác phẩm của mình luôn giành thế chủ động và sử dụng đàn ông như một thứ
công cụ nhằm thỏa mãn khát vọng cá nhân và bản năng tốt đẹp.
1.1.1.5. Từ 2006 đến nay
Giai đoạn này được xem là thời kì phát triển của phê bình nữ quyền ở Việt
Nam. Việc vận dụng lí thuyết phê bình đã có sự thận trọng hơn, khách quan hơn.
Hoạt động phê bình đã bắt đầu có sự phân hóa theo những khuynh hướng khác nhau
khi tiếp cận văn học nữ ở Việt Nam, nhất là những hiện tượng của văn học Việt
Nam thời kì đổi mới. Chúng tôi đồng tình với ý kiến của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Xuân trong công trình “Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt
Nam đương đại” khi phân loại các bài viết về văn học nữ quyền trong giai đoạn này
thành ba khuynh hướng là: nghiên cứu văn học nữ thiên về dục tính/sex; nghiên cứu
văn học nữ thiên về nữ tính/ thiên tính nữ; nghiên cứu văn học nữ trên bình diện nữ
quyền [272].
Khuynh hướng nghiên cứu văn học nữ thiên về dục tính/sex là những bài viết
lấy đối tượng là yếu tố sex trong sáng tác của các cây bút nữ để nghiên cứu. Có thể
dẫn ra đây một số ý kiến như sau:

14


Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gọi đề tài sex trong văn học Việt Nam là
“hiểm địa”, miền cấm. Trong bài “Tính dục trong văn học hôm nay”, ông xem “Cái
hiểm địa ấy vừa là cánh cửa sinh ra ta mà cũng là nấm mồ chôn ta”. Từ nhận xét

này, Nguyễn Huy Thiệp đã đánh giá cao các nhà văn nữ với việc khai hóa đề tài tính
dục mà hiện tượng Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu là một điển hình cho văn chương
viết về sex ở Việt Nam [187].
Nguyễn Vy Khanh trong bài “Tản mạn về dục tính và nữ quyền” đã lấy các
sáng tác tiểu thuyết đô thị miền Nam để đưa ra khái quát như sau: “... từ cuối thập
niên 1960, người viết nữ đã mạnh bạo đi xa hơn, tự tin hơn với những vấn đề phụ
nữ được chính thức trương lên chữ nghĩa”. Ở một điểm khác, tác giả bài viết cho
rằng: “Văn chương dục tính hay có dâm tính lại do người nữ viết hình như hấp dẫn
hơn vì cũng hình như có tính tự thuật nhiều hơn. Vì từ nay, người nữ làm chủ con
người, tư duy, tình cảm và cuộc đời của họ trong văn chương”. Không chỉ nhận
thấy nét đổi mới trong văn học của người phụ nữ, Nguyễn Vy Khanh còn phát hiện
ra sự chân thực trong văn chương của nữ giới trong sự phản ánh những rung động
bên trong của con người, nhất là từ trái tim người nữ. “Xưa kia nhà văn nam viết,
phân tích tâm lí mọi người thì nay các nhà văn nữ muốn phân tâm đàn ông và tự
phân tâm! Một loại “văn hóa” mới, năng động và cách tân phái tính” [83].
Nhìn chung, các bài viết bước đầu đã làm rõ được vấn đề sex trong sáng tác
của các nhà văn nữ đương đại. Tuy nhiên, nếu sự vận dụng không tỉnh táo sẽ dẫn
đến tình trạng chỉ nhìn thấy một phương diện của vấn đề, làm nghèo nàn giá trị ý
nghĩa của bộ phận văn học nữ.
Khuynh hướng thứ hai tập hợp những ý kiến bàn luận đến nữ tính, thiên tính nữ
trong văn học nữ như là những đặc trưng của giới quy định nội dung sáng tác của văn
học nữ ở Việt Nam. Tiêu biểu phải kể đến là các bài viết: “Ý thức phái tính trong văn
xuôi nữ đương đại” của Nguyễn Thị Bình [11]; “Những quan niệm đương đại về giới
nữ Việt Nam” của John C. Schafer [76]; “Một vài lí giải về hiện tượng tự thuật trong
sáng tác văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ 1990 đến nay” của Hồ Khánh Vân
[258]…
15


Trong bài viết “Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại”, nhà nghiên

cứu Nguyễn Thị Bình đã chú ý đến những tuyên ngôn về phái tính trong sáng tác
của các nhà văn nữ và coi đó là điểm tựa tư tưởng trong quá trình định hướng nhà
văn vào lựa chọn kiểu nhân vật trong tác phẩm. Qua phân tích, bà đã chỉ ra một
cách cụ thể cái nhìn về thế giới và con người qua con mắt của các nữ nhà văn.
Đi vào xem xét thể loại tự truyện, một thể loại được xem là thế mạnh của nhà
văn nữ đã thu hút một số nhà nghiên cứu. Cụ thể, nhà nghiên cứu Hồ Khánh Vân đã
chỉ ra những lí do cơ bản khiến tự truyện trở thành lựa chọn khi sáng tác văn
chương. Trong bài viết “Một vài lí giải về hiện tượng tự thuật trong sáng tác văn
xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ 1990 đến nay”, chị đã biện giải như sau: “... có
thể thấy hiện tượng tự thuật rất phổ biến. Tự thuật vừa là điểm nhìn, là vị trí mà từ
đấy, các cây bút nữ khái quát hóa và tái hiện đời sống hiện thực, là cảm hứng sáng
tác hình thành nên thế giới của tác phẩm từ khuynh hướng tư tưởng, nội dung phản ánh
đến bút pháp nghệ thuật” và ở một điểm khác cho thấy thế mạnh của tự thuật phù hợp
với nhà văn nữ là khả năng “chưng cất và tái tạo những trải nghiệm của riêng mình...
Trong quá trình tự thuật, người phụ nữ viết văn vừa bộc lộ và thể hiện bản thân, vừa
sáng tạo ra chính mình thông qua thế giới hình tượng. Tự thuật vừa là khởi nguồn, là
chất liệu của sáng tạo, đồng thời cũng vừa là đích đến, là sản phẩm sinh ra từ hành
trình sáng tạo ấy. Đấy chính là phương thức tự sự đặc trưng, là mô thức tự sự gắn liền
với hoạt động sáng tác của nữ giới” [258]. Từ nhận định này, Hồ Khánh Vân đã chỉ ra
được một vài nét đặc thù trong thể loại văn xuôi của nhà văn nữ.
Hơn nữa, thể loại tự truyện của nhà văn nữ Việt Nam còn thu hút sự quan tâm
của các học giả nước ngoài. Đó là trường hợp của cuốn tự truyện “Lê Vân: Yêu và
Sống” của diễn viên điện ảnh Lê Vân, xuất bản năm 2006. Từ bài viết “Những quan
niệm đương đại về giới nữ Việt Nam”, John C. Schafer đã chỉ ra “những văn bản liên
quan đến vấn đề giới nữ mà cô gợi lên trong khi kể chuyện đời mình”. Qua những
phân tích dưới tiêu đề: Những huyền thoại về Mẫu hệ và người nội tướng; Tiết hạnh;
Tứ đức; Hi sinh; Lãng mạn và Định mệnh. Qua những phân tích này, John C.
Schafer đã chỉ ra ý thức phái tính đã bắt đầu trỗi dậy trong tư tưởng người phụ nữ
16



Việt Nam thời hiện đại được thể hiện qua hình tượng nhân vật Lê Vân và cuộc đời
của chị. Cùng với đó, tác giả bài viết đã đứng trên tinh thần của phong trào nữ quyền
để cắt nghĩa hiện tượng tự truyện gây nhiều tranh cãi này. Một mặt, John C. Schafer
chỉ ra được những tiến bộ của luật pháp Việt Nam trong việc bảo đảm tự do cho
người phụ nữ, nhưng mặt khác, ông cũng chỉ ra những bất cập của “nền văn hóa
ngoài luật” ở Việt Nam, “nơi các luật lệ nhường chỗ cho tục lệ, các văn bản luật
không phát triển từ nền móng tục lệ có thể không nhất thiết sẽ đưa đến tiến bộ” [76;
35]. Đây chính là thực trạng những thành kiến cũ mang nặng tư tưởng nam quyền
vẫn tồn tại với tư cách là thước đo để định giá trị của người phụ nữ đã gây không ít
khó khăn cho những phụ nữ được xem là “lệch chuẩn” như Lê Vân.
Khuynh hướng thứ ba là nghiên cứu văn học nữ trên bình diện nữ quyền,
nhưng cũng cần chú ý, thực chất khuynh hướng này không được tiến hành một cách
thuần nhất khi nghiên cứu văn học Việt Nam mà thường tiến hành song song với
nghiên cứu những biểu hiện phái tính trong văn học nữ. Điều này cũng dễ hiểu bởi
ở Việt Nam, nữ quyền không mang đầy đủ tư cách là một “Chủ nghĩa” như ở
phương Tây mà nó chỉ tồn tại qua những biểu hiện. Điều này đã được chúng tôi
trình bày ở trên. Có thể dẫn ra đây một số ý kiến sau:
Đầu tiên phải kể đến bài viết “Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn
học Việt Nam đương đại” của nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp [33]. Trong bài viết này,
ông đã cung cấp một cái nhìn khái quát về nguồn gốc cũng như diện mạo của âm hưởng
nữ quyền ở Việt Nam từ trước đến nay. Nhà nghiên cứu đã dùng cụm từ “âm hưởng nữ
quyền” mà không dùng “Chủ nghĩa nữ quyền” như để khẳng định ở Việt Nam, chưa hẳn
đã có một chủ nghĩa nữ quyền đầy đủ theo đúng nghĩa của cụm từ này. Giống với hậu
hiện đại, cái gọi là nữ quyền luận trong văn học Việt Nam mới dừng lại ở những biểu
hiện rải rác trong sáng tác của một số nhà văn, thậm chí, ngay trong bản thân một nữ nhà
văn, những biểu hiện của nữ quyền cũng không mấy thuần nhất. Điều này tiếp tục được
Nguyễn Thị Thanh Xuân kế thừa với luận án tiến sĩ văn học “Vấn đề phái tính và âm
hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại” [272].


17


Gần đây nhất, trong cuốn sách “Thơ Việt Nam hiện đại - tiến trình và hiện
tượng”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã đề cập tới mối quan hệ giữa thơ và
người đọc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, vấn đề “mới” như một tiêu chuẩn định giá
thi ca. Đặc biệt cuối công trình, ông đã dành một bài viết về “Màu yêu trong đồng tử
thơ Linh” (về tập thơ Đồng tử của tác giả nữ Vi Thùy Linh). Trong bài viết này,
Nguyễn Đăng Điệp đã có những đánh giá cao về đóng góp của tác giả Vi Thùy Linh
đối với bức tranh chung của thơ nữ đương đại, nhất là ở mảng diễn ngôn thể hiện
khát vọng tình yêu (một biểu hiện của ý thức nữ quyền). Ở đó là “một cái tôi lúc nào
cũng đòi yêu và đòi được yêu. Phía nào cũng phải hết mình. Bên nào cũng phải tận
lực. Đó chính là thời điểm bản ngã được giải phóng tối đa. Cảm quan nghệ thuật ấy
dĩ nhiên buộc Linh phải gây hấn với những cách yêu chừng mực, những giai điệu thơ
nghiêng về êm ả” [34; 333].
Công trình thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập tới đó là “Vấn đề phái tính và
âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại” của tác giả Nguyễn Thị
Thanh Xuân. Có thể nói, đây là công trình đầu tiên trong khuôn khổ của một luận
án tiến sĩ lựa chọn đối tượng nghiên cứu là sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu
cho văn xuôi Việt Nam đương đại từ cái nhìn của phái tính và âm hưởng nữ quyền.
Trong công trình của mình, Nguyễn Thị Thanh Xuân đã cung cấp một cái nhìn khái
quát về lí thuyết phê bình nữ quyền trên thế giới và sự xuất hiện của nó trong văn
học Việt Nam. Nghiên cứu những biểu hiện của phái tính và âm hưởng nữ quyền
trong văn xuôi Việt Nam đương đại, chị viết: “Phái tính, nữ quyền trong văn xuôi
Việt Nam những năm gần đây thực sự đã dấy lên tiếng nói thức tỉnh cho phái nữ
thông qua những tác phẩm viết về phụ nữ và đặc biệt là những tác phẩm của chính
tác giả nữ... không chỉ có ngày hôm qua hay ngày hôm nay thôi, mà vẫn sẽ còn rất
lâu nữa, các nhà văn (mà đặc biệt là các nhà văn nữ) vẫn sẽ còn tìm kiếm những
diễn ngôn khả thể cho giới nữ, tạo “thế đứng” vững chắc cho người phụ nữ trong
nền văn hóa Việt vẫn còn đậm tính “vị nam” này” [272; 151]. Nhận định trên của

tác giả công trình đã chỉ ra tính không ổn định cũng như quá trình chuyển mình của
nền văn xuôi đương đại nước nhà nói chung và văn xuôi nữ nói riêng trong nỗ lực
18


vươn lên đi tìm bản thể, bày tỏ khát vọng vươn lên, muốn hòa nhập của những
người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Tựu trung lại, những ý kiến mang tính khái quát trên là những gợi mở cần
thiết và hữu ích cho chúng tôi hiểu thêm về một số vấn đề xoay quanh lí thuyết phê
bình nữ quyền cũng như các xu hướng vận dụng trong nghiên cứu văn học trên thế
giới cũng như ở Việt Nam.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt nam giai
đoạn từ 1986 đến nay
Tính đến nay, sẽ là khó khăn cho việc tổng kết và đưa ra con số cụ thể có bao
nhiêu bài viết và công trình lựa chọn những sáng tác thơ nữ Việt Nam đương đại làm
đối tượng nghiên cứu. Hơn thế, trong số đó lại có những đánh giá dựa trên những
cách tiếp cận khác nhau, từ những lí thuyết chuyên biệt khác nhau. Đứng trước sự
phong phú của nguồn tư liệu khảo sát, chúng tôi chỉ điểm lại những ý kiến có đề cập
đến vấn đề phái tính và ý thức nữ quyền trong các sáng tác thơ nữ đương đại.
Đầu tiên là những ý kiến khái quát về thơ Việt Nam đương đại và vấn đề nữ
tính, âm hưởng nữ quyền trong thơ đương đại. Có thể kể đến những bài viết: “Thơ
trữ tình Việt Nam 1975 -1990” của Lê Lưu Oanh [151]; “Thơ Việt đang chờ phiên
đổi gác” của Hoàng Hưng [70]; “Khi khát vọng cái tôi trữ tình được đánh thức” của
Lê Thành Nghị [135]; “Thơ nữ trẻ đương đại: khẳng định một cái tôi mới” [91], “Nỗi
cô đơn trong thơ nữ trẻ đương đại” [92], “Nhận diện thơ nữ trẻ đương đại” [93] của
Trần Hoàng Thiên Kim; “Chất liệu ngôn ngữ mới của nhà thơ đương đại” [74], “Thơ
Việt đương đại, các khuynh hướng sáng tác” [75] của Inrasara; “Cội nguồn và hành
trình của thơ hôm nay” của Hoàng Vũ Thuật [211]; “Suy nghĩ về thơ hôm nay” [198],
“Cách tân nghệ thuật và thơ trẻ đương đại” [199] của Lưu Khánh Thơ…
Ngay từ rất sớm, trong chuyên luận “Thơ trữ tình Việt Nam 1975 -1990”, nhà

nghiên cứu Lê Lưu Oanh đã nhận ra một xu hướng chung trong dòng cảm xúc của
thế hệ nhà thơ vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh và bắt đầu có sự vận động tìm lối
đi riêng cho thơ khi phải đối diện hoàn cảnh mới. Bà viết: “Thơ trữ tình của các tác
giả phụ nữ hiện nay đáng chú ý bởi cách nói táo bạo, thẳng thắn về những bi kịch
19


và ước muốn cá nhân. Nhưng ẩn đằng sau tất cả cái mạnh mẽ dữ dội ấy là ý thức
sâu xa về thân phận, về những nỗi bất hạnh muôn đời của kiếp phụ nữ từng có trong
thơ xưa” [151; 105]. Nhận định này của nhà nghiên cứu Lê Lưu Oanh đã chỉ ra đức
tính truyền thống của người phụ nữ vẫn còn “được bảo lưu” trong thơ ca hiện đại.
Hơn thế, số phận của người phụ nữ vẫn phải nhẫn nhịn, chịu đựng theo tính cách
phụ nữ truyền thống. Thơ ca giai đoạn này đã nhìn ra nỗi khổ của người phụ nữ
nhưng chưa ý thức được một cách sâu sắc về vị trí của mình trong cuộc đời. Có
chăng vẫn là tiếng than “sinh ra làm kiếp đàn bà!”.
Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, văn học Inrasara trong bài viết “Thơ Việt
Nam đương đại các khuynh hướng sáng tác” chỉ ra 5 dòng chính là: (1) Thơ cổ
truyền, (2) Thơ tân hình thức, (3) Thơ nữ quyền luận, (4) Thơ thị giác và (5) Thơ
hậu hiện đại. Ở đây chúng tôi có chú ý đến dòng thứ 3: Thơ nữ quyền luận. Khi bàn
đến dòng thơ này, Inrasara đã có những đánh giá cao đối với sáng tác thơ của Dư
Thị Hoàn, Thảo Phương, Lê Khánh Mai, Phạm Thị Ngọc Liên… Và ông có nhận
định đáng chú ý: “Khía cạnh nào đó, Phan Huyền Thư và Đinh Thị Như Thúy đã
thể hiện được tinh thần nữ quyền hậu hiện đại trong các sáng tác của mình” [75].
Trong bài viết “Cách tân nghệ thuật và thơ trẻ đương đại”, nhà nghiên cứu
Lưu Khánh Thơ có nhận định: “Lớp trẻ xuất hiện sau 1975, đặc biệt là từ sau năm
1985 chiếm số lượng rất đông đảo, tạo thành một mặt bằng mới, rộng rãi cho sự
phát triển của thơ hôm nay. Hơn nửa số thơ đã xuất bản là của các tác giả thuộc thế
hệ này. Điểm nổi bật ở các sáng tác của họ là sự đa dạng, trẻ trung, tươi mới và giàu
chất trí tuệ…”. Đội ngũ các tác giả nữ góp phần vào quá trình cách tân thơ Việt từ
sau 1986 được nhắc đến trong bài viết có thể kể ra như Dư Thị Hoàn, Tuyết Nga…

Sau đó những cây bút đương đại được nhắc đến nhiều nhất có thể kể đến: Vi Thuỳ
Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Trương Quế Chi…” [199]. Nhà nghiên cứu
cũng đồng thời lưu ý: “Dù có thể những tìm tòi, cách tân chưa trở thành xu hướng
chủ đạo, chưa dễ tìm được sự đồng thuận trong đánh giá và tiếp nhận của người đọc
nhưng vẫn có thể cảm nhận được một nguồn sinh lực mới đang tiềm ẩn trong thơ
hiện nay” [199].
20


×