Tải bản đầy đủ (.pdf) (283 trang)

Nghiên cứu sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 283 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ KIỀU TRANG

NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG CỦA TRẺ 5-6 TUỔI
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ ĐẾN
TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Tâm lí học chuyên ngành
Mã số: 60. 31. 04. 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thu Hương

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu
và kết quả trong luận án là trung thực, chưa từng có ai công bố trong bất kỳ nghiên
cứu nào
Tác giả của luận án

Vũ Thị Kiều Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1


CHƯ NG 1: TỔNG QUAN T NH H NH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THÍCH
ỨNG CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ ĐẾN
TRƯỜNG PHỔ THÔNG ............................................................................................. 8
1.1. Những nghiên cứu về thích ứng của con người nói chung ...................................... 8
1.2. Những nghiên cứu về hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi đến trường phổ thông 15
CHƯ NG 2: C

SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THÍCH ỨNG CỦA

TRẺ 5-6 TUỔI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ ĐẾN TRƯỜNG
PHỔ THÔNG .............................................................................................................. 23
2.1. Lý luận về sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến
trường phổ thông ........................................................................................................... 23
2.2. Hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi đến trường phổ thông ................................... 33
2.3. Thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông .. 50
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường phổ thông ..................................................................................... 58
CHƯ NG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 63
3.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................................ 63
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 68
CHƯ NG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỰ THÍCH ỨNG
CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ ĐẾN
TRƯỜNG PHỔ THÔNG ........................................................................................... 89
4.1. Thực trạng thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường
phổ thông ....................................................................................................................... 89
4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ 5-6 trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường phổ thông .................................................................................. 121
4.3. Các biện pháp tác động ....................................................................................... 130
4.4. Phân tích trường hợp điển hình ............................................................................ 131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TR NH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 151


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá sự thích ứng................................................................ 53
Bảng 3.1. Phân bố khách thể và địa bàn nghiên cứu .................................................... 63
Bảng 3.2. Trình độ nghề nghiệp của cha mẹ và hoàn cảnh gia đình của trẻ 5-6 tuổi .................. 66
Bảng 3.3. Các giai đoạn nghiên cứu luận án ................................................................. 67
Bảng 3.4. Độ tin cậy của bảng hỏi 1B dành cho giáo viên mầm non ........................... 70
Bảng 3.5. Đánh giá các biểu hiện thích ứng ở trẻ 5-6 tuổi của giáo viên ..................... 71
Bảng 3.6. Độ tin cậy của bảng hỏi 1B dành cho giáo viên ........................................... 79
Bảng 3.7. Độ tin cậy của bảng hỏi dành cho phụ huynh............................................... 82
Bảng 4.1. Mức độ thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến
trường PT ...................................................................................................................... 89
Bảng 4.2. Đánh giá của giáo viên về biểu hiện thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các
hoạt động chuẩn bị đến trường PT ............................................................................... 94
Bảng 4.3. Biểu hiện thích ứng về mặt nhận thức của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường PT ................................................................................................. 96
Bảng 4.4. Biểu hiện thích ứng về mặt nhận thức của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động
chơi ................................................................................................................................ 97
Bảng 4.5. Biểu hiện thích ứng về mặt nhận thức của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động học
....................................................................................................................................... 99
Bảng 4.6. Biểu hiện thích ứng về nhận thức của trẻ 5-6 tuổi trong sinh hoạt hàng
ngày ............................................................................................................................. 101
Bảng 4.7. Biểu hiện thích ứng về mặt cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường PT .............................................................................................. 103
Bảng 4.8. Biểu hiện thích ứng về cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động chơi ...... 103
Bảng 4.9. Biểu hiện thích ứng về cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động học ....... 105
Bảng 4.10. Biểu hiện thích ứng về cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trong sinh hoạt hàng

ngày ............................................................................................................................. 107


Bảng 4.11. Biểu hiện thích ứng về mặt hành vi của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường PT .............................................................................................. 108
Bảng 4.12. Biểu hiện thích ứng về hành vi của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động chơi ..... 109
Bảng 4.13. Biểu hiện thích ứng về hành vi của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động học ...... 110
Bảng 4.14. Biểu hiện thích ứng về hành vi của trẻ 5-6 tuổi trong sinh hoạt hàng
ngày ............................................................................................................................. 112
Bảng 4.16. So sánh sự khác biệt về các biểu hiện thích ứng giữa trẻ ở thành thị và
nông thôn .................................................................................................................... 115
Bảng 4.17. Biểu hiện thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến
trường phô thông thời điểm đầu năm học ................................................................... 117
Bảng 4.18. Tương quan giữa 4 yếu tố ảnh hưởng và các biểu hiện thích ứng ........... 123
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của các yếu tố đơn nhất và hỗn hợp đến sự thích ứng chung 125
Bảng: 4.20. Ảnh hưởng của các yếu tố độc lập và hỗn hợp đến từng biểu hiện thích
ứng .............................................................................................................................. 128
Bảng 4.21. Danh mục các bài tập tác động cho N.H.P. .............................................. 135
Bảng 4.22. Danh mục các bài tập tác động cho H.V.T. .............................................. 139
Bảng 4.23. Danh mục các bài tập tác động cho H.B.N. ......................................................... 143


DANH MỤC S

ĐỒ, ĐỒ THỊ

Đồ thị 3.1. Sự phân bố điểm thích ứng chung của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường phổ thông ................................................................................. 72
Đồ thị 4.1. Kết quả đánh giá của giáo viên và phụ huynh về các biểu hiện thích ứng
của trẻ 5-6 tuổi .......................................................................................................... 95

Đồ thị 4.2. Sự biến đổi các biểu hiện thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường phổ thông thời điểm đầu năm học.......................................... 118
Sơ đồ 4.1: Mối tương quan giữa các biểu hiện thích ứng của trẻ ........................... 120
Sơ đồ 4.2: Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ .. 121
Đồ thị 4.3. So sánh điểm số trên từng biểu hiện thích ứng của 3 trường hợp ........ 145


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐTB

Điểm trung bình



Mức độ

PT

Phổ thông

TB

Trung bình




Tổng điểm


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trước cuộc sống xã hội đang vận động và biến đổi không ngừng như
hiện nay, để tồn tại và phát triển được, mỗi con người cần phải có sự thích ứng tốt.
Ở mọi cá nhân, mọi lứa tuổi khác nhau, có khả năng thâm nhập vào các điều kiện
hoạt động, biết nắm bắt, thay đổi cho phù hợp với những quy tắc và yêu cầu của
hoạt động nghĩa là phải có sự thích ứng với hoạt động. Như vậy, thích ứng là một
trong những điều kiện để con người tham gia vào đời sống xã hội đầy biến động một
cách có hiệu quả. Do vậy, việc nghiên cứu sự thích ứng là một trong những vấn đề
mà tâm lý học ứng dụng rất quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu tâm lý học
trước đây đã cho thấy, sự thích ứng, ngoài việc giúp cho mọi công việc đạt hiệu quả
cao hơn, tăng năng suất lao động xã hội còn giúp giảm stress và góp phần tích cực
vào quá trình phát triển nhân cách con người.
Sự thích ứng chỉ xuất hiện khi con người gặp phải môi trường, hoàn cảnh
sống mới hoặc xuất hiện những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống đòi hỏi con
người phải vượt qua. Khi các cá nhân có được sự thích ứng với môi trường sống
mới họ sẽ tồn tại và phát triển trong môi trường đó.
Theo nghiên cứu của J.Piaget [53], đặc trưng của cả hoạt động sinh học và
hoạt động tâm lý là tổ chức kinh nghiệm nhằm tạo ra sự thích nghi giữa cơ thể với
môi trường. Ông cũng định nghĩa “thích nghi là sự thay đổi hoặc sửa lại cho hợp
với một sơ đồ, một ý tưởng hay một quan niệm hiện có để theo một kiến thức mới”
và ông tin rằng trẻ em học bằng cách tự sửa cho hợp với hoàn cảnh, để tồn tại và
phát triển bao gồm đồng hoá và điều ứng [11, tr. 93].
Thật vậy, trẻ em nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng là một thành phần trong
nhóm xã hội yếu thế. Trẻ non nớt về thể chất, yếu đuối về tinh thần và dễ dàng gặp
phải những khó khăn, trở ngại, những nguy hiểm trong cuộc sống. Trong khi đó, trẻ

càng nhỏ thì tốc độ phát triển cả về thể chất, tâm lý càng rõ rệt và nhanh chóng. Đặc
biệt, 6 tuổi là thời điểm trẻ chuyển qua một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời
đó là việc vào học ở trường phổ thông. Trẻ bước vào một môi trường xã hội mới,
với những hoạt động mới. Chính vì vậy, việc trẻ 5-6 tuổi có được sự thích ứng
1


nhằm vượt qua những khó khăn, sự yếu thế của bản thân để hòa nhập, tồn tại và
phát triển trong môi trường xã hội mới là một điều hết sức quan trọng.
1.2. Chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào học ở trường phổ thông được các bậc cha
mẹ và nhà trường hết sức quan tâm. Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mầm
non 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 của Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành và đi vào
thực tiễn với mục tiêu: chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng
Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1 [60]. Tuy
nhiên, trong thực tế hiện nay, vẫn còn có bậc cha mẹ quan niệm rằng chuẩn bị cho
trẻ vào lớp 1 chủ yếu là dạy cho các cháu biết đọc, biết viết, biết làm vài phép
tính…[82], [83]. Quan niệm đó dẫn đến tình trạng “nhồi nhét” kiến thức, cho trẻ 5
tuổi học trước kiến thức lớp 1, gây ra áp lực học tập khiến trẻ sợ đi học.
Bên cạnh đó, nhiều trẻ em do không được chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần
thiết cho hoạt động học tập, nên khi bước vào lớp 1 trẻ gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ,
khó thích ứng với cuộc sống và hoạt động mới ở trường phổ thông [1]. Những khó
khăn tâm lý mà trẻ đầu lớp 1 thường gặp phải đó là: khó khăn trong việc thực hiện
nề nếp sinh hoạt và học tập, sự tự chủ khi chuyển trạng thái từ học sang chơi và
ngược lại… [21]. Do đó, giúp trẻ có được một tâm thế sẵn sàng, một hành trang đầy
đủ về mặt kiến thức để có thể thích ứng nhanh nhất với hành trình mới này cần đến
sự chuẩn bị công phu, tỷ mỷ của cha mẹ, cô giáo và những nhà nghiên cứu.
Trong thực tế, có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về sự thích ứng của trẻ
khi bước vào học lớp 1 [45], hay những khó khăn tâm lý của trẻ khi học ở lớp 1 [21],
những nội dung chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 [64]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào
về sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông.

1.3. Việc nghiên cứu và tìm ra các phương pháp khác nhau để làm thước đo
mức độ thích ứng của trẻ, đồng thời, đề ra những biện pháp tác động nhằm hình thành
và phát triển sự thích ứng của trẻ trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông
là việc làm cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu được đặt ra cả về lý luận và thực
tiễn, tôi lựa chọn vấn đề: “Nghiên cứu sự thích ứng của trẻ 5 - 6 tuổi trong các hoạt
động chuẩn bị đến trường phổ thông” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
Với nghiên cứu này, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:

2


- Sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT có các
biểu hiện gì và ở mức độ nào? Liệu có sự khác nhau về mức độ giữa các biểu hiện đó?
- Liệu có những yếu tố nào tác động đến các biểu hiện thích ứng của trẻ 5-6
tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT không?
- Liệu có thể có những biện pháp tác động nào giúp trẻ 5-6 tuổi thích ứng tốt
hơn với các hoạt động chuẩn bị đến trường PT không?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài làm rõ thực trạng và những
yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi; từ đó đề xuất các biện pháp tâm
lý giáo dục nhằm thúc đẩy sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn
bị đến trường phổ thông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề thích ứng và thích ứng của trẻ 5-6 tuổi
trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông; làm rõ hệ thống khái niệm công cụ,
biểu hiện thích ứng, tiêu chí đo lường và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ.
2.2.2. Nghiên cứu thực trạng biểu hiện, mức độ thích ứng và những yếu tố ảnh
hưởng đến sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông.
2.2.3. Nghiên cứu trường hợp trên 03 trẻ có biểu hiện khó thích ứng, xây

dựng các bài tập can thiệp và đề xuất các biện pháp tâm lý giáo dục nhằm thúc đẩy
sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ và biểu hiện thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị
đến trường phổ thông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Trong phạm vi về nội dung, luận án chỉ nghiên cứu sự thích ứng của trẻ 5-6
tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông qua kết quả đạt được của
trẻ ở hoạt động chơi, hoạt động học, sinh hoạt hàng ngày và được biểu hiện qua ba
mặt đó là: (1) Nhận thức, (2) Cảm xúc, (3) Hành vi.
3


3.2.2. Phạm vi về khách thể
Luận án được tiến hành nghiên cứu trên 370 khách thể gồm:
- 120 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- 110 giáo viên mầm non đang dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi.
- 120 phụ huynh của 120 trẻ được nghiên cứu.
- 20 chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
3.2.3. Phạm vi về địa bàn khảo sát
Chúng tôi tiên hành khảo sát trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, phạm vi khảo
sát là 15 trường mầm non gồm: 6 trường tại Thành phố Tuyên Quang và 9 trường
tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá - Tỉnh Tuyên Quang.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên ba phương pháp tiếp cận sau:
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính
khách quan và toàn diện về sự thích ứng của trẻ trong các hoạt động chuẩn bị đến

trường phổ thông, đề tài cần có sự tiếp cận dưới góc độ của nhiều lĩnh vực khoa học
khác nhau như: giáo dục mầm non, sinh lý học, xã hội học… trong đó, tiếp cận tâm lý
học là chủ đạo.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt
động chuẩn bị đến trường phổ thông cần được xem xét, đánh giá trong mối quan hệ
biện chứng, tương tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa các hoạt động: vui chơi, học tập,
sinh hoạt hàng ngày và các yếu tố ảnh hưởng như: bản thân, gia đình, nhà trường
một cách toàn diện.
- Phương pháp tiếp cận hoạt động: Hoạt động và sự phát triển của con người
có mối quan hệ khăng khít với nhau. Đặc biệt là với trẻ em, trẻ chỉ có thể phát triển
tốt về mọi mặt khi được trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Do đó, để đảm bảo
tính khoa học của các kết quả nghiên cứu, việc tìm hiểu sự thích ứng của trẻ 5-6
tuổi phải được tiến hành trên cơ sở các hoạt động cụ thể của trẻ như: hoạt động
chơi, hoạt động học và sinh hoạt hàng ngày.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
4


- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Về mặt lý luận
- Luận án góp phần bổ sung thêm một số vấn đề lí luận về sự thích ứng của
trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT vào tâm lý học xã hội, tâm

lý học sư phạm như: khái niệm thích ứng; khái niệm các hoạt động chuẩn bị cho trẻ
đến trường PT; khái niệm thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị
đến trường PT.
- Luận án xác định được những biểu hiện của thích ứng bao gồm: thích ứng
về mặt nhận thức; thích ứng về mặt cảm xúc; thích ứng về mặt hành vi và các tiêu chí
đánh giá sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT.
- Luận án xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ 56 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT, đó là: sự phát triển thể chất của
trẻ; tính tích cực của bản thân; quan hệ giữa cô giáo với trẻ, giữa trẻ với trẻ trong
lớp mẫu giáo; sự quan tâm của gia đình.
5.2. Về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu thực trạng của luận án đã chỉ ra các mức độ và biểu
hiện thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trên 3 khía cạnh nhận thức, cảm xúc, hành vi. Trong
đó, mức độ biểu hiện thích ứng cao hơn là khía cạnh cảm xúc và hành vi, mức độ
biểu hiện thấp hơn là khía cạnh nhận thức.
- Luận án đưa ra đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như: sự phát
triển thể chất của trẻ; tính tích cực của bản thân; mối quan hệ giữa cô giáo với trẻ,
giữa trẻ với trẻ trong lớp mẫu giáo; sự quan tâm của gia đình đến sự thích ứng của
trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT. Trong đó, yếu tố "mối

5


quan hệ giữa cô giáo với trẻ, giữa trẻ với trẻ trong lớp mẫu giáo" có ảnh hưởng
mạnh nhất đến sự thích ứng của trẻ.
- Luận án xây dựng được hệ thống bài tập can thiệp và đề xuất các biện pháp
tâm lý giáo dục nhằm thúc đẩy sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường phổ thông.
- Kết quả nghiên cứu thực trạng dựa trên sự kết hợp của các phương pháp
định lượng và định tính giúp đưa ra một cách nhìn rõ ràng hơn về hệ thống các hoạt
động, các tri thức, các kĩ năng và thái độ mà gia đình và trường mầm non cần trang

bị cho trẻ trước khi tới trường PT. Các hoạt động, tri thức, kĩ năng và thái độ này
được xem là mục đích để nhà trường kết hợp với gia đình xây dựng các hoạt động
chơi, hoạt động học, chế độ sinh hoạt phù hợp với trình độ phát triển của trẻ ở độ
tuổi mẫu giáo nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án hệ thống hoá một số tri thức, bổ sung nguồn tài liệu cho nghiên
cứu, đào tạo về sự thích ứng của trẻ trước tuổi học. Bên cạnh đó, góp phần nâng cao
hiểu biết của xã hội về khả năng thích ứng của trẻ 5-6 tuổi.
- Luận án góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu có thêm cơ sở khoa học để
xây dựng tiêu chí đánh giá về sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường PT.
- Dựa trên các tiêu chí đánh giá của luận án sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu,
các nhà giáo dục xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ 5-6
tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án xác định được thực trạng mức độ thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong
các hoạt động chuẩn bị đến trường PT.
- Qua các phương pháp định lượng và định tính, luận án xác định chính xác
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến sự thích ứng của trẻ 56 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT.

6


- Luận án cũng xác định được hệ thống bài tập can thiệp, các biện pháp tâm
lý giáo dục giúp cho các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ có thể vận dụng nhằm thúc
đẩy sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích giúp cho những
nhà quản lý giáo dục mầm non, giáo viên mầm non, các bậc phụ huynh có thể áp
dụng để quản lý giáo dục tốt hơn; chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn. Đồng thời, tăng

cường các biện pháp can thiệp sớm cho nhóm trẻ chuẩn bị tới trường.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu; kết luận và kiến nghị; danh mục công trình công bố; tài
liệu tham khảo; phụ lục. Luận án bao gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi
trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông.
Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu về sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong
các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông.
Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi
trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông.

7


CHƯ NG 1
TỔNG QUAN T NH H NH NGHIÊN CỨU
VỀ SỰ THÍCH ỨNG CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
CHUẨN BỊ ĐẾN TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1. Những nghiên cứu về thích ứng của con người nói chung
Thích ứng là một yếu tố tâm lý xã hội quan trọng giúp con người tồn tại và phát
triển trong môi trường sống. Nếu con người càng dễ dàng thích ứng với sự biến đổi của
môi trường sống bao nhiêu thì có nghĩa là họ sẽ càng gặt hái được nhiều thành công
bấy nhiêu. Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra những phương thức tác động giúp cho con
người dễ dàng có được sự thích ứng trong cuộc sống là vô cùng cần thiết. Đã có rất
nhiều nhà nghiên cứu tâm lý nước ngoài quan tâm, tìm hiểu vấn đề này.
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
* Nghiên cứu sự thích ứng với môi trường văn hóa, xã hội
Nhà tâm lý học người Anh Spencer H. (1820-1903) là người đầu tiên đề cập
đến vấn đề thích ứng, các nghiên cứu của ông chịu nhiều ảnh hưởng của thuyết tiến

hoá. Ông cho rằng, con người sống trong xã hội cũng giống như động vật sống
trong tự nhiên, phải đấu tranh để tồn tại, chỉ người nào thích hợp nhất với môi
trường thì mới sống sót [25]. Như vậy, môi trường xã hội là điều kiện mang tính
quyết định cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Với khái niệm “sốc văn hóa”, Oberg K. nhà nhân chủng học người Mỹ, đã
đưa ra những vấn đề về sức khỏe tinh thần, những cảm xúc tiêu cực như: cảm giác
đánh mất bạn bè, địa vị, không thoải mái, sự khó khăn trong định hướng giá trị và
mâu thuẫn nội tâm, sẽ xuất hiện khi con người gia nhập vào một nền văn hóa mới
[105]. Những khó khăn về điều kiện văn hoá xã hội mới sẽ khiến cho con người rơi
vào trạng thái mất thăng bằng trong cuộc sống, khó thích ứng với cuộc sống. Để có
thể lấy lại thăng bằng và thích ứng với cuộc sống mới, đòi hỏi con người phải tự
khẳng định bản thân, chủ động hoà nhập vào cuộc sống xã hội.
Các tác giả khác như: Adler P.S. (1974), Jacobson E.H. (1963) quan tâm nghiên
cứu những khó khăn trong thích ứng với nền văn hóa mới của người dân nhập cư và
cũng xem sốc văn hóa như: sự bất an thường xuyên về chất lượng thực phẩm, nước
8


uống, điều kiện vệ sinh, sợ tiếp xúc với người khác, mất ngủ, thiếu tự tin [96], [102].
Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, sốc văn hóa cũng có tính tích cực nhất định, nó
giúp cho con người nỗ lực tiếp nhận các giá trị văn hóa mới, hành vi mới phù hợp với
điều kiện văn hóa mới. Có thể coi đây là sự thích ứng với nền văn hóa mới. Do vậy,
Berry J.W. đề xuất thay khái niệm sốc văn hóa (cultural shock) bằng khái niệm tiếp
biến văn hóa - tiếp nhận và biến đổi văn hóa (acculturation) [100].
Một số nhà tâm lý khác nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên nước ngoài
khi học tập trong môi trường văn hóa mới. Chẳng hạn, A. Anumonye nghiên cứu
các nguyên nhân gây hẫng hụt của sinh viên châu Phi khi học tập và nghiên cứu ở
nước ngoài. Theo tác giả, chính sự không thích ứng với môi trường văn hóa khiến
sinh viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập [95].
Singh K.A. nghiên cứu về sự thích ứng của sinh viên Ấn Độ học tập tại Anh và

nhận thấy rằng có sự thích ứng khác nhau giữa các nhóm sinh viên phụ thuộc vào địa vị
xã hội, lứa tuổi, phẩm chất tâm lý cá nhân, loại trường và thời hạn cư trú của họ [106].
Still R. khi khảo sát sức khỏe tinh thần ở sinh viên Anh và sinh viên nước
ngoài tại Hồng Kông đã nhận thấy, tỉ lệ sinh viên Anh có vấn đề về tâm lý là 14%,
trong khi tỉ lệ này ở sinh viên nước ngoài luôn cao hơn: sinh viên Ai Cập là 22,5%; sinh
viên Nigiêria là 28,1%; sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ là 21%; sinh viên Ấn Độ là 17,6% ...
[107]. Nghiên cứu cho thấy, khi chuyển sang một môi trường xã hội mới, nền văn
hoá mới thì sức khoẻ tinh thần của con người bị thay đổi.
Trong điều kiện hội nhập, văn hoá và thích ứng biến đổi theo các xu hướng
khác nhau. Mead M. cho rằng có ba xu hướng thích ứng với các biến đổi văn hoá:
(1) Nền văn hoá hướng tới tổ tiên; (2) Nền văn hoá hiện đại; (3) Nền văn hoá tự do.
Tác giả Berry (1970) lại chia ra bốn xu hướng thích ứng văn hoá trong hội nhập: (1)
Xu hướng đồng nhất hóa; (2) Xu hướng kết hợp; (3) Xu hướng bảo thủ, giữ gìn; (4)
Xu hướng tự do [dẫn theo14].
Nghiên cứu về sự thích ứng xã họi, tác giả Pêtorốpxky A. V (1986) cho rằng, sự
thích ứng xã họi là quá trình thích nghi tích cực với các điều kiẹn vạt chất, các tiêu
chuẩn và giá trị xã họi của cá nhân hoạc tạp thể. Ở đó, cá nhân hoặc tạp thể phải nắm
đuợc các tiêu chuẩn và giá trị của môi truờng, thay đổi, cải tạo môi trường trong quá
trình xã họi hoá cho phù hợp với điều kiẹn và mục đích mới của hoạt động [115].
9


Tác giả Vunphốp B. D. (1993) cho rằng, quá trình thích ứng là sự hoà hợp các
mối quan hẹ, sự giảm mâu thuẫn giữa con nguời với xung quanh. Thích ứng chính là
viẹc con nguời có sự cân bằng xã họi, khẳng định bản thân trong cuọc sống [114].
Như vậy, qua những nghiên cứu trên, có thể thấy rõ các bình diện khác nhau
ở sự thích ứng của con người khi chuyển sang một môi trường văn hoá - xã hội mới.
Việc con người thích ứng tốt với sự biến đổi của nền văn hoá, với những chuẩn mực
mới trong nền văn hoá sẽ là động lực cho họ phát triển, ngược lại việc không thích ứng
với những thay đổi văn hoá sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và hoạt động

của con người. Sự thích ứng này được đánh giá và đo lường thông qua tính tích cực, chủ
động của bản thân cá nhân đối với nền văn hoá mới, chuẩn mực xã hội mới.
* Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập
Trong các công trình nghiên cứu về thích ứng, những nghiên cứu về thích
ứng với hoạt động học tập được các tác giả nước ngoài đề cập đến tương đối nhiều.
Có thể kể đến các công trình sau:
Trong tác phẩm Psychology of learning and teaching (Tâm lý học học tập và
giảng dạy) (1954), Bernard H.W cho rằng, người học và người dạy cần có sự phối
hợp chặt chẽ với nhau; trong đó người học phải hình thành tính tích cực học tập,
kiên nhẫn, chấp hành chuẩn mực…để thích ứng với việc học tập ở trường [98].
Nghiên cứu của Wendy S. Grolnick và Richard M. Ryan năm 1989 cho thấy:
phong cách của bố mẹ có ảnh hưởng tới tính tự chủ, năng lực và sự thích ứng của
con cái. Trong đó người mẹ có tác động đến thành tựu, năng lực và hành vi thích
ứng của con nhiều hơn là bố [111].
Năm 1996, Thomas J.Dishion và Robert J.McMahon nghiên cứu về sự kiểm
soát của cha mẹ ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ. Nghiên cứu cho thấy sự kiểm
soát của cha mẹ phù hợp là cần thiết, nhưng chưa phải là điều kiện đủ cho cha mẹ
hỗ trợ sự thích ứng của trẻ em. Những trẻ em có cả bố và mẹ kiểm soát đạt điểm cao
hơn so với những trẻ chỉ có bố hoặc mẹ kiểm soát [108].
Nghiên cứu của Yao-Ming WU (Đại học Quốc gia Đài Loan) năm 2000 về
ảnh hưởng của việc quản lý lớp học tới sự thích ứng học tập của học sinh cho thấy:
có mối quan hệ tích cực giữa việc quản lý lớp học của giáo viên với sự thích ứng
học tập của học sinh [113].
10


Các tác giả Matthew J.Cook và Ming-Kung, Wei-Chin, Đại học Quốc gia Đài
Loan đề cập đến ảnh hưởng của phong cách học tập tới sự thích ứng học tập của
sinh viên [104].
Tác giả Xinyin Chen và Bo-shu Li (2000) nghiên cứu về ảnh hưởng của tâm

trạng thất vọng tới sự thích ứng ở trường học của trẻ em Trung Quốc. Kết quả cho
thấy, sự thất vọng tác động âm tính tới các thành tựu học tập và tác động dương tính
tới việc tăng các khó khăn thích ứng của trẻ em. Kết quả này giúp cho các bậc cha
mẹ và thầy, cô giáo lưu ý hơn trong việc giáo dục con em mình [112].
Đối với hoạt động học tập, ở các bậc học, lứa tuổi khác nhau, mức độ và khả
năng thích ứng là khác nhau. Theo nghiên cứu của các tác giả trên, có thể thấy sự
thích ứng của người học chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: sự phối hợp giữa
thầy và trò trong quá trình học tập; động cơ, thái độ của người học; sự phát triển các
hệ cơ quan trong cơ thể - cơ sở sinh lý; ảnh hưởng của cha mẹ; tác động môi trường
học tập; phương pháp giảng dạy của giáo viên; tâm trạng của người học…Mỗi tác
giả đi sâu nghiên cứu về một tác động, nhưng nhìn chung họ đều chỉ ra những
nguyên nhân, những tác động của các yếu tố trên; từ đó cho thấy mức độ thích ứng
và đưa ra biện pháp hạn chế sự ảnh hưởng.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta cho đến nay việc nghiên cứu sự thích ứng với các hoạt động của con
người được các nhà tâm lý học dành nhiều sự quan tâm. Các công trình nghiên cứu về sự
thích ứng của các tác giả Việt Nam cũng được tiến hành theo các hướng khác nhau.
* Nghiên cứu sự thích ứng với môi trường văn hoá, xã hội
Đáng kể nhất trong lĩnh vực này là nghiên cứu của tác giả Vũ Dũng về “Sự
thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu thế ở nước ta hiện nay” và “Thích ứng
của các nhóm yếu thế qua thay đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh và thay đổi việc
làm, nghề nghiệp”. Tác giả tìm hiểu về các nhóm xã hội yếu thế từ góc độ tâm lý
học. Nghiên cứu thấy rõ đời sống vật chất, tâm lý của các nhóm xã hội yếu thế,
những thuận lợi và khó khăn mà họ gặp phải khi hòa nhập vào cuộc sống xã hội.
Tác giả đã điều tra thực trạng và chỉ ra nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến sự
thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu thế; trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp nhằm
giúp đỡ các nhóm xã hội yếu thế thích ứng tốt hơn với những biến đổi xã hội ở nước ta
11



hiện nay [15, tr.17]. Bên cạnh đó, tác giả cũng có nghiên cứu về “Thích ứng của các
nhóm yếu thế qua thay đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh và thay đổi việc làm, nghề
nghiệp”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ thích ứng của các nhóm yếu thế là thấp.
Họ không thay đổi hoạt động sản xuất của mình, chủ yếu vẫn sản xuất theo cách truyền
thống, các nhóm này cũng ít thay đổi về việc làm và nghề nghiệp [15].
Tác giả Lê Minh Thiện có nghiên cứu về “Một số vấn đề lý luận cơ bản về
thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu thế và các chính sách của Đảng, Nhà
nước đối với họ”. Nghiên cứu lý luận chỉ ra những vấn đề cơ bản về thích ứng xã
hội, thích ứng xã hội của các nhóm yếu thế; các hình thức xã hội của các nhóm yếu
thế bao gồm: thích ứng về mặt nhận thức, thích ứng về mặt hành vi. Bên cạnh đó,
tìm hiểu các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với một số nhóm yếu thế [69].
Trong hướng nghiên cứu về thích ứng xã hội, tác giả Đỗ Thị Lệ Hằng đã có
nghiên cứu về “khả năng thích ứng với lối sống đô thị của dân cư ven đô”. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khả năng thích ứng với lối sống đô thị của người dân tùy
thuộc vào lứa tuổi. Mức độ thích ứng của dân cư đối với lối sống đô thị ở từng vùng
khác nhau thùy thuộc vào mức độ đô thị hóa ở đó [24].
Những nghiên cứu về sự thích ứng với môi trường văn hoá xã hội chủ yếu đề
cập đến khả năng thích ứng của con người trước sự thay đổi môi trường sống, thay
đổi nghề nghiệp trong xã hội. Các nghiên cứu này tập trung mô tả các mặt biểu
hiện, mức độ thích ứng của các nhóm khách thể khác nhau trong những điều kiện xã
hội cụ thể cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng. Trước những điều kiện
xã hội thay đổi, con người cần phải có những biến đổi tâm lý như nhận thức, hành
vi để tồn tại và phát triển phù hợp với các điều kiện xã hội.
* Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập
Trong các nghiên cứu về sự thích ứng, những nghiên cứu về thích ứng học
tập được các tác giả trong nước rất quan tâm. Các nghiên cứu đề cập đến thích ứng
học tập ở các bậc học khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Với đề tài "Thích ứng học đuờng của sinh viên su phạm" (1982), tác giả
Nguyễn Ngọc Bích đã phân tích hiẹn trạng cũng như các yếu tố chủ quan, khách
quan ảnh hưởng đến sự thích ứng của sinh viên su phạm. Qua đó, tác giả đưa ra

quan điểm cho rằng: sự thích ứng với tru ờng học và nghề nghiẹp của sinh viên là
12


quá trình thích nghi, hài lòng với các hoạt đọng học tạp nghề nghiẹp trong hoàn
cảnh nhất định [3].
Tác giả Lê Ngọc Lan (2002) có nghiên cứu về “sự thích ứng với hoạt động
học tập của sinh viên”. Theo tác giả, với thái độ tích cực thì đa số sinh viên đã dần
thích ứng được với tính chất và hình thức hoạt động học tập ở đại học. Tuy nhiên,
sự thay đổi diễn ra không như nhau ở mọi sinh viên và cũng không như nhau ở mọi
mặt. Khi thích ứng được với hoạt động học ở đại học, các sinh viên trở nên có trách
nhiệm hơn trong học tập, sinh hoạt hàng ngày (50,87%), sinh viên trở nên tự tin
trong hoạt động, bạo dạn hơn (35,08%), biết nhường nhịn, biết lắng nghe người
khác, biết chia sẻ, chú ý đến nền nếp học tập (38,6%) [43].
Tác giả Đỗ Mạnh Tôn trong luận án tiến sỹ năm 1996 “Nghiên cứu sự thích
ứng đối với học tập và rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân đội” cho
rằng: việc thích ứng với học tập và rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân
đội là một phẩm chất phức hợp và cơ động của nhân cách học viên, biểu hiện ở quá
trình người học tự tổ chức hoạt động học tập, rèn luyện của mình dưới sự định
hướng của người thầy và nhà trường [76].
Năm 2003, kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thạc về “sự thích ứng với
hoạt động học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm mẫu giáo trung ương 1”
cho thấy, việc sinh viên chưa thích ứng với hoạt động học tập là do nhiều nguyên
nhân: học lực, môi trường mới, phương pháp học mới, thiếu giáo trình…Từ kết quả
nghiên cứu này, tác giả cũng đề xuất một số biện pháp tăng cường khả năng thích
ứng cho sinh viên đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất [66].
Tác giả Nguyễn Xuân Thức nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm của sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội trên ba mặt: nhận thức,
thái độ và hành vi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mức
độ thích ứng và nguyên nhân chủ quan và khách quan của sự thích ứng với hoạt

động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên [74].
Khi nghiên cứu về “Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên năm
thứ nhất người dân tộc thiểu số”, tác giả Nguyễn Thị Hoài nhận thấy, sinh viên
người dân tộc thiểu số Đại học Tây Nguyên thích ứng chưa cao với hoạt động học ở
đại học. Sinh viên dân tộc thiểu số có nhiều đặc điểm gây khó khăn cho sự thích
13


ứng với hoạt động học tập như: nhận thức chậm, ngôn ngữ hạn chế, khó hoà
nhập…. Tuy nhiên, nếu có các tác động tích cực từ phía nhà trường, giảng viên và
sự cố gắng của từng sinh viên thì mức độ thích ứng sẽ được cải thiện hơn [31].
Tác giả Dương Thị Thoan, trong “nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học
tập phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất trường
Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa”, chỉ ra thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự
thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên; từ đó, xác định được nguyên nhân
cản trở sự thích ứng và có biện pháp tác động phù hợp [70].
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thanh Mai về “mức độ thích ứng với hoạt động
học tập của sinh viên hệ cao đẳng trường Đại học công nghiệp Hà Nội” năm 2008
đã kết luận: sinh viên hệ cao đẳng trường Đại học công nghiệp Hà Nội thích ứng
không giống nhau với hoạt động học tập tại trường. Mức độ thích ứng với hoạt động
học tập của sinh viên bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Mức độ
thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên thay đổi theo chiều hướng tích cực
theo thời gian [50].
Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Huệ và Phan Thị Tâm đã có nghiên cứu "Một
số biện pháp đẩy nhanh tốc độ thích ứng với các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ cho
sinh viên các trường sư phạm kĩ thuật". Theo các tác giả, hiệu quả của việc rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó khả
năng thích ứng của sinh viên với hoạt động này là yếu tố đóng vai trò quan trọng.
Trên cơ sở đó, các tác giả đã xây dựng khái niệm về sự thích ứng với các hoạt động
rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên các trường sư phạm kĩ thuật; đưa ra các chỉ số về

mức độ thích ứng. Thông qua nghiên cứu thực trạng, nhóm tác giả đã đề ra các biện
pháp nâng cao mức độ thích ứng cho sinh viên gồm: nâng cao nhận thức; kích thích
động cơ tích cực; nâng cao dần mức độ thích ứng cho sinh viên trong quá trình tập
luyện; tổ chức các hội thi nghiệp vụ sư phạm [37].
Tác giả Vũ Thị Nho và cộng sự khi nghiên cứu về “Một số đặc điểm về sự
thích nghi với học tập của học sinh đầu bậc tiểu học” cho rằng: quá trình thích nghi
với học tập của học sinh đầu bậc tiểu học được thể hiện trên hai mặt là: sự thích
nghi với các mối quan hệ ở lớp học, trường học và thích nghi với chính những đòi
hỏi của học tập. Theo nhóm tác giả, có một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thích nghi
14


của trẻ, bao gồm: quá trình giáo dục ở mẫu giáo; giáo dục gia đình; giáo viên tiểu
học; môi trường sư phạm văn hoá; phương pháp dạy học [55].
Trong nghiên cứu "Phát triển nang lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao
đẳng Sư phạm", tác giả Dương Thị Nga (2012) đã phân tích vai trò của năng lực
thích ứng nghề đối với sự phát triển nhân cách và quá trình phát triển nghề nghiẹ p
liên tục của người giáo viên trong xã họi hiẹn đại. Xác định về mạt lý thuyết những
con đường cơ bản phát triển nang lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sư
phạm.
Tác giả cũng mô tả được thực trạng nang lực thích ứng nghề của sinh viên
Cao đẳng Sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc. Đề xuất được mọt hẹ thống các biẹn
pháp phát triển nang lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm, giúp sinh
viên hiểu rõ các yêu cầu của nghề nghiẹp và biến các yêu cầu đó thành nọi dung rèn
luyẹn của bản thân, phát triển các phẩm chất, nang lực và kĩ nang nghề nghiẹp để có
thể tham gia vào hoạt đọng rèn luyẹn nghề đạt kết quả cao [51].
Năm 2000, trong đề tài “Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp
1”, tác giả Phan Quốc Lâm đã chỉ ra thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đề ra một
số biện pháp nhằm nâng cao sự thích ứng của hoạt động học tập của học sinh lớp 1
bằng việc tác động đến nhận thức và tác động tâm lý sư phạm của giáo viên trong
quá trình dạy học [45].

Những nghiên cứu về sự thích ứng trong hoạt động học tập của các tác giả
tương đối nhiều. Nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra thực trạng mức độ thích ứng
trong hoạt động học tập của học sinh, sinh viên, những yếu tố ảnh hưởng đến sự
thích ứng cũng như các tác động nhằm thúc đẩy quá trình thích ứng của người học.
1.2. Những nghiên cứu về hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi đến trường phổ thông
Đối với việc chuẩn bị cho trẻ đi học ở trường PT, là vấn đề được thực hiện
trong cả quá trình giáo dục ở trường mầm non và ở gia đình, đặc biệt ở lớp mẫu
giáo lớn 5-6 tuổi việc chuẩn bị cho trẻ đến trường PT thu được kết quả chung và
tích cực hơn. Do vậy, việc học tập ở mẫu giáo được xem là tiền đề chuẩn bị cho trẻ
học có kết quả tốt ở trường PT. Do đó, việc chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để
trẻ 5-6 tuổi có thể tự tin tham gia học tập ở trường PT là một việc làm cần thiết đối
với giáo dục mầm non.

15


1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
* Nghiên cứu về nội dung chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi đến trường phổ thông
Xorokina A.I. trong cuốn “Giáo dục học mẫu giáo” (tập II) đã đánh giá cao
sự kế thừa giữa trường mẫu giáo và trường PT. Theo tác giả, chỉ tiêu chuẩn bị cho
trẻ đi học ở trường PT là trình độ phát triển chung và có những tri thức cụ thể về
thế giới xung quanh, phù hợp với kỹ xảo hoạt động trí tuệ, có khả năng tập trung
chú ý, phát triển ngôn ngữ, biết nghe lời yêu cầu và làm việc trong tập thể. [92, tr.
224-225]. Đồng thời tác giả cũng đưa ra nghiên cứu của Uxova A.P. cho rằng: vào
cuối tuổi mẫu giáo, những trẻ được dạy dỗ tốt sẽ nắm được các tri thức khác nhau
về các hiện tượng xã hội, về lao động, về nhà trường PT. Đây là cơ sở để trẻ tiếp
nhận những kiến thức sẽ được học ở PT [92].
Trong tuyển tập các bài báo về “trường mẫu giáo và trường phổ thông” năm
1954, Liublinxkaia A.A. khẳng định, nhiệm vụ ở trường mẫu giáo là đảm bảo mức
phát triển toàn diện của trẻ em để có thể giải quyết thành công những nhiệm vụ

giáo dục và giảng dạy ở trường PT. Hệ thống giáo dục ở mẫu giáo gồm có những
điều kiện rất quan trọng để chuẩn bị cho trẻ em học tập có kết quả ở trường PT [48].
Theo Usinxki K.D, việc nắm được ngôn ngữ là một chỉ số đáng tin cậy về
việc chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường PT. Dạy tiếng mẹ đẻ có hệ thống thì mức độ
chuẩn bị để trẻ theo học ở trường PT được nâng cao lên [58].
Trong cuốn “tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm” (1972), tác giả
Levitop N.D. cho rằng việc trẻ mẫu giáo có tinh thần tốt để bước vào trường PT,
phụ thuộc không chỉ vào tổ chức phương pháp và biện pháp giáo dục mà còn vào
nhân cách của nhà giáo dục [46, tr.56].
Như vậy, việc chuẩn bị cho trẻ đến trường PT không chỉ ở những nội dung về
ngôn ngữ, trí tuệ…mà còn chú trọng đến phương pháp, biện pháp giáo dục và sự
quan tâm, chăm sóc của cha mẹ và giáo viên đối với trẻ. Những thiếu sót trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ có thể ảnh hưởng không tốt đến việc học tập ở trường PT sau
này. Với các nội dung cơ bản chuẩn bị cho trẻ đến trường PT, chúng tôi chọn lọc,
kế thừa một số nội dung phù hợp để tiến hành nghiên cứu trong luận án của mình.
* Nghiên cứu về các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi đến trường phổ thông

16


Xorokina A.I. đề cao vai trò của hoạt động học tập trong chuẩn bị cho trẻ vào
học lớp 1. Tác giả cho rằng, việc học tập ở trường mẫu giáo có ý nghĩa quan trọng
đối với việc chuẩn bị cho trẻ em đi học ở trường PT. Chính trong học tập có những
nét cơ bản của việc kế thừa giữa trường mẫu giáo và trường PT, vì trong học tập, trẻ
lĩnh hội được các kiến thức khác nhau, hình thành những năng lực trí tuệ và thái độ
tốt đối với việc học tập. Trong học tập, trẻ nắm được những phương thức lĩnh hội tri
thức, kỹ xảo hoạt động trí tuệ. Nội dung học tập có trình tự ở trường mẫu giáo, việc
tiến hành giờ học theo một thời gian nhất định… không chỉ giáo dục cho trẻ những
thói quen mà còn cả nhu cầu hoạt động trí tuệ. Dạy trẻ trong các giờ học cho phép
giải quyết một trong những nhiệm vụ cơ bản của trường mẫu giáo và đảm bảo một

trong những điều kiện cơ bản của việc giảng dạy có kết quả ở trường PT là phát
triển ngôn ngữ [92, tr.216].
Cũng đánh giá cao vai trò của hoạt động học tập trong việc chuẩn bị cho trẻ
đến trường PT, N.D. Levitop cho rằng, ở tuổi mẫu giáo, học tập đã bắt đầu như là
một quá trình độc lập, như là hoạt động học tập đặc biệt. Ở lớp mẫu giáo, trẻ em bắt
đầu học các bài học có hệ thống để chuẩn bị đến trường. Trẻ em càng lớn, kinh
nghiệm sống càng tăng, nên có thể đặt ra các nhiệm vụ học tập sơ đẳng và dần dần
dạy trẻ biết cách thực hiện một cách có hệ thống [46, tr.36].
Không chỉ coi trọng vai trò của hoạt động học tập, Levitop N.D. còn cho rằng
tổ chức trò chơi, hoạt động lao động cũng góp phần quan trọng trong việc chuẩn bị
cho trẻ đến trường. Tác giả cũng chỉ ra điều này trong nghiên cứu của Tcatseva G.A
và các cộng sự: có thể bằng cách tổ chức trò chơi, các giờ học và hoạt động lao
động chuẩn bị tốt cho trẻ đi học, hình thành cái gọi là sự chuẩn bị về mặt ý chí để đi
học, mà không vượt quá khả năng của trẻ [46, tr.52].
Zazzo B. và các cộng sự đã nghiên cứu về “Bước chuyển từ mẫu giáo lên lớp
1” (1990) cho thấy toàn diện quá trình thích ứng của trẻ lớp một với hoạt động học
tập và sinh hoạt tập thể. Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa sự thích ứng
học tập của trẻ với các mặt phát triển của nó như vận động, tính tự chủ, trí tuệ, giới
tính, hoàn cảnh gia đình…, bước đầu đưa ra dự báo thích ứng của trẻ khi vào lớp một.
Tác giả cũng cho rằng sự thích ứng có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập [94].

17


Có thể nói, việc chuẩn bị cho trẻ đến trường PT luôn là vấn đề được các nhà
nghiên cứu quan tâm. Theo các tác giả, nội dung chuẩn bị cho trẻ đi học ở trường
PT là chuẩn bị toàn diện về các mặt như: tri thức cụ thể về thế giới xung quanh, khả
năng tập trung chú ý; phát triển ngôn ngữ; phát triển thể lực; phát triển vận động…
Bên cạnh đó, các tác giả cũng chỉ ra những hoạt động chuẩn bị cho trẻ đến trường
PT như: hoạt động học tập, các trò chơi, hoạt động lao động. Qua tìm hiểu những

nghiên cứu trên, chúng tôi có thể xem xét, kế thừa một số nghiên cứu về nội dung
và hoạt động chuẩn bị đến trường PT cho trẻ 5-6 tuổi để định hướng cho đề tài
nghiên cứu của mình như: phát triển ngôn ngữ, sự chú ý… trong các hoạt động vui
chơi, học tập để chuẩn bị cho trẻ đến trường PT.
1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Tác giả Vũ Thị Nho nghiên cứu về “ảnh hưởng của giáo dục mẫu giáo đến
khả năng thích ứng với học tập của học sinh đầu tiểu học” và chỉ rõ vai trò của giáo
dục tiền học đường đối với khả năng thích ứng với hoạt động học tập của học sinh
đầu tiểu học. Theo tác giả, học sinh tiểu học sẽ có khả năng học tập tốt hơn, thích
ứng nhanh hơn nếu được giáo dục đầy đủ ở trường mẫu giáo. Tuy nhiên, việc chuẩn
bị ở trường mẫu giáo phải đúng hướng như: làm quen với học tập dưới dạng trò
chơi, không dạy chữ, dạy tính toán như ở PT. Tác giả nghiên cứu khả năng thích
ứng với hoạt động học tập dựa trên 2 chỉ tiêu: (1) sự thích ứng của học sinh lớp 1
với môi trường xã hội mới, gọi là thích ứng xã hội, biểu hiện ở chỉ tiêu: giao tiếp
giữa thầy và trò; giao tiếp giữa học sinh với học sinh; giao tiếp giữa học sinh với
các nhóm xã hội trong trường như nhóm bạn, tổ học tập…(2) Sự thích ứng của học
sinh với hoạt động học tập, gọi là thích ứng học tập biểu hiện ở chỉ tiêu: hứng thú
với học tập; những kỹ năng cơ bản với học tập; nề nếp học tập [56].
Tác giả Phạm Thị Đức khi nghiên cứu về vấn đề “chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào
lớp 1”, cho rằng cần chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi các điều kiện tâm lý như: tập cho trẻ
quen dần với chế độ học tập nghiêm ngặt ở trường PT; luyện cho trẻ ghi nhớ đầy
đủ, chính xác những nhiệm vụ, những câu hỏi đưa ra trước khi hành động; hướng
dẫn trẻ quan sát và giải thích các hiện tượng xung quanh; yêu cầu trẻ kể lại những
chuyện đã được nghe; rèn luyện khả năng chú ý thông qua các trò chơi. Việc làm

18


×