Ngày soạn: 01/11/2016
Ngày dạy: 06/11/2016
Tiết 20: KIỂM TRA MỘT TIẾT
A. MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu rõ ràng các kiến thức đã học.
- Biết cô đọng các kiến thức chính theo yêu cầu.
- Có thái độ nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử.
B/ Chuẩn bị
1) Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đề kiểm tra.
2) Học sinh: Học bài trong chương 3.
C/ Nội dung
Ma trận thiết kế đề kiểm tra 1 tiết phút môn Sinh học 6 (HS trung bình, khá)
Nội dung
Nhận
Trắc nghiệm
Thông
Vận
Nhận
Tự luận
Thông Vận
dụng
biết
hiểu
dụng
Tổng
hiểu
Mở đầu Sinh
biết
1
học
Chương 1. Tế
1
1
bào thực vật
Chương 2. Rễ
Chương 3.
2
3
1
2
1
1
2
1 (4đ)
1 (2đ)
Thân
Tổng
7 câu
4 câu
2 câu
2 câu
1 câu
1 câu
14 câu
(1.0 đ)
10
(1.5 đ)
%
(1.5 đ)
15
(2 đ)
20
(3đ)
30
(1đ)
10
(10đ)
100
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Trắc nghiệm (mỗi câu trả lời đúng 0.25 điểm)
Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng
1. Trong các cây: cây ổi, cây lúa, cây dương xỉ, cây chanh, cây rêu, nhóm cây nào
sau đây không thuộc loại cây có hoa?
A. Cây lúa, cây dương xỉ, cây xoài, cây rêu
B. Cây dương xỉ, cây rêu
C. Cây cải, cây lúa, cây rêu
D. Cây cải, cây dương xỉ, cây xoài, cây rêu
2. Thành phần nào của tế bào có chức năng là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của
tế bào?
A. Vách tế bào
B. Màng sinh chất
C. Nhân
D. Chất nguyên sinh
3. Rễ cây dừa thuộc loại rễ nào sau đây?
A. Rễ cọc
B. Rễ cái
C. Rễ chùm
D. Rễ phụ
4. Rễ cây mít thuộc loại rễ nào sau đây?
A. Rễ cọc
B. Rễ cái
C. Rễ chùm
D. Rễ phụ
5. Miền nào của rễ cây có chức năng làm cho rễ dài ra?
A. Miền trưởng thành
B. Miền hút
C. Miền sinh trưởng
D. Miền chóp rễ
6. Cây trầu không có rễ thuộc loại rễ biến dạng nào?
A. Rễ móc
B. Rễ thở
C. Giác mút
D. Rễ củ
7. Cây mướp thuộc loại thân nào?
A. Thân bò
B. Thân đứng
C. Thân leo nhờ tua cuốn
D. Thân cỏ
8. Bộ phận nào của thân non có chức năng vận chuyển chất hữu cơ
A. Mạch gỗ
B. Mạch rây
C. Thịt vỏ
D.
Ruột
9. Thân cây to ra do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở
A. Tầng sinh vỏ
B. Tầng sinh trụ
C. Vỏ cây
D. Cả a và b
10. Củ khoai tây phình to chứa chất dự trữ do bộ phận nào của cây biến đổi thành?
A. Thân cây
B. Rễ cây
C. Lá cây
D. Cơ quan sinh sản của cây (quả khoai tây)
11. Củ khoai tây do bộ phận nào của cây biến dạng tạo nên?
A. Thân củ
B. Rễ củ
C. Thân mọng nước
D. Thân rễ
12. Hãy chọn các từ (nhân, tế bào trưởng thành, chất tế bào, ngăn đôi, tế bào con )
điền vào chỗ chấm trong câu sau:
- Quá trình phân bào xảy ra ở .........(1)......, đầu tiên hình thành hai …(2)...., sau đó
…(3)… phân chia, vách tế bào hình thành ……(4)… tế bào cũ thành hai ......(5)....
II. Tự luận (6 điểm)
13. (4 điểm): Thân dài ra do đâu? Tại sao trong sản xuất người nông dân thường
bấm ngọn với loại cây họ đậu, tỉa cành với cây đay (1 loại cây lấy sợi)?
14. (2 điểm): Cây vùng nhiệt đới có thể xác định tuổi thọ dựa vào đâu? Giả sử ở
một thân cây gỗ có 30 vòng gỗ sáng màu và 30 vòng gỗ mỏng màu sẫm. Cây gỗ đó
có tuổi thọ bao nhiêu?
B. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
B
D
C
A
C
A
C
B
D
A
12. (1): tế bào trưởng thành; (2): nhân; (3): vách tế bào;
(4): phân chia; (5): Tế bào con
II. Tự luận (6 điểm)
13. (4 điểm): Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
Trong sản xuất tùy từng loại cây trồng với mục đích khác nhau và để nâng cao
năng suất cây trồng mà người ta có thể dùng biện pháp bấm ngọn hoặc tỉa cành.
- Đối với những loại cây trồng lấy thân lá, quả hạt (ví dụ: cây rau, cây đậu) người
ta thường dùng biện pháp bấm ngọn.
- Đối với những loại cây trồng lấy gỗ lấy sợi (ví dụ bạch đàn, đay) người ta thường
dùng biện pháp tỉa cành.
14 (2 điểm): Có thể xác định được tuổi thọ của cây gỗ dựa vào số vòng gỗ hằng
năm của cây. Cây gỗ đó có tuổi thọ là 30 tuổi.
3. Củng cố
- GV nhận xét giờ
- Chữa bài nếu còn thời gian
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Ôn tập lại các nội dung đã học.
- Chuẩn bị cho bài sau:
Mẫu vật: lá hoa hồng, lá cây đậu, dừa cạn, dây huỳnh, sen, lá lốt, kinh giới,
rau muống...
- Đọc trước bài: Đặc điểm bên ngoài của lá