Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tiểu luận sinh học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.36 KB, 20 trang )

MỤC LỤC


PHẦN I – SINH HỌC CƠ THỂ
A. SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT

MÔ THỰC VẬT

I.

Mô là một tập hợp tế bào có cùng nguồn gốc, có hình dạng, cấu tạo giống nhau,
cùng thực hiện một chức năng sinh lý.
Phân loại:
Dựa vào tính chất và mức độ tổ chức:
• Mô đơn giản
• Mô phức tạp
- Dựa vào cấu trúc, chức năng, vị trí và nguồn gốc:
• Mô phân sinh
• Mô chuyên hóa( mô vĩnh viễn)
1. Mô phân sinh
-

Là một tập hợp tế bào non chưa phân hóa, có khả năng phân cắt rất nhanh và
liên tục tới cuối đời sống của cây để tạo ra những tế bào mới, các tế bào mới này sẽ
phân hóa để hình thành các loại mô khác.
Phân loại: dựa vào vị trí của mô phân sinh trên cơ thể có thể chia ra mô phân
sinh ngọn, mô phân sinh lóng( gióng) và mô phân sinh bên.(H.1.1)
Dựa vào trình tự phát triển, phân biệt ra 2 loại:
-

Mô phân sinh sơ cấp( primary tissues): tăng trưởng chiều cao cây


• Mô phân sinh ngọn: có ở ngọn thân, ngọn cành, ngọn rễ. Phân hóa thành 3
loại mô( tầng nguyên bì phát triển thành mô che chở sơ cấp; tầng trước phát
sinh phát triển thành mô dẫn sơ cấp và mô che chở thứ cấp; mô phân sinh cơ
bản phát triển thành các mô cơ bản: mô mềm, mô dày và mô cứng).( H.1.2)
• Mô phân sinh lóng: có ở gốc mỗi lóng, làm cho lóng dài ra( thường gặp ở

-

cây họ Lúa( poaceae).
Mô phân sinh thứ cấp_secondary tissues( mô phân sinh bên): gia tăng đường

kính cơ quan trục của cây.( H.1.3)
• Tầng phát sinh mạch: hoạt động tạo mô dẫn thứ cấp.
• Tầng sinh bần: hoạt động tạo mô che chở thứ cấp( chu bì).
2. Mô chuyên hóa( mô vĩnh viễn)
Phân loại: mô che chở( mô bì), mô nâng đỡ(mô mềm, mô dày và mô cứng)_mô
căn bản hay mô cơ, mô dẫn truyền và mô tiết.
a) Mô che chở( mô bì)

2

2


Là tập hợp các tế bào bao bọc toàn bộ mặt ngoài tất cả các cơ quan của
cơ thể thực vật, thường là 1 lớp tế bào có vách bằng cellulose xếp khích với
nhau.
Chức năng bảo vệ cho các mô bên trong khỏi các tác nhân có hại của
môi trường sống đồng thời thực hiện trao đổi chất với môi trường bên ngoài.
(H.1.4)

Mô che chở sơ cấp( lớp biểu bì)



Lớp tế bào phân bố trên bề mặt của toàn bộ các cơ quan trước khi các cơ quan
này biến đổi sang cấu tạo thứ cấp.
Gồm: tế bào biểu bì, lông( long che chở, lông tiết, lông hút) và khí khổng.
(H.1.5 và H.1.6)
Mô che chở thứ cấp( mô bì thứ cấp, chu bì, thụ bì)



Do tầng sinh bần hoạt động tạo ra để thay thế cho mô che chở sơ cấp ở thân và
rễ.(H.1.7)
Chu bì gồm 3 lớp sắp xếp liên tiếp nhau theo thứ tự từ ngoài vào trong: lớp bần,
tầng sinh bần, lớp vỏ lục.
Lỗ vỏ là phần chu bì có tầng sinh bần hoạt động hơn sản sinh ra mô bổ sung
khác với lớp bần ở chỗ có nhiều khoảng gian bào giúp thông khí cho chu bì.
b) Mô nâng đỡ( mô cơ)

Gồm những tế bào có vách dày( do tẩm liginin hay cellulose), cứng, chắc, đảm
nhiệm chức nhiệm chức năng cơ học là giúp cây đứng vững.


Mô dày( giao mô)

Là tập hợp tế bào sống, vách bằng cellulose, thường nằm trong vùng vỏ, sát
dưới biểu bì. Vách cellulose dày đảm bảo chức năng nâng đỡ.
Dựa vào cấu tạo và vị trí dày lên của vách mà phân loại:
⊕ Mô dày góc: cellulose ngấm vào các góc tế bào

⊕ Mô dày tròn: cellulose ngấm toàn thể chu vi tế bào, giữa các tế bào không

có khoảng gian bào
⊕ Mô dày phiến: cellulose ngấm theo vách tiếp tuyến giữa hàng tế bào
⊕ Mô dày xốp: các tế bào có màng dày không dính chặt với nhau mà ở các
góc tế bào bị bong ra tạo thành các khoảng gian bào(H.1.8)
• Mô cứng
Vách mộc tố dày tẩm mộc tố, đảm bảo vai trò nâng đỡ, có 2 loại tế bào là:
3

3


⊕ Sợi: những tế bào kéo dài, tạo thành những dải, mạng hoặc hình trụ rỗng
⊕ Thể cứng( cương bào): tế bào ngắn hơn sợi, có nhiều hình dạng khác

nhau( tế bào đá, thể cứng lớn, thể cứng hình xương, thể cứng hình sao,


thể cứng hình sợi).(H.1.9)
Mô mềm

Là những tế bào sống mềm dẻo và ít chuyên hóa nhất, có vách cellulose mỏng,
chiếm tỉ lệ lớn trong cơ thể và giữ vai trò dự trữ là chủ yếu.(H.1.10)
Dựa vào hình dạng có thể phân các dạng mô mềm sau: mô mềm đặc, mô mềm
đạo, mô mềm khuyết( mô xốp);
Dựa vào chức năng có thể phân biệt làm 2 dạng mô mềm sau:
o

Mô mềm đồng hóa: tế bào có lục lạp( mô dậu_lục mô hình hàng rào

mặt trên phiến lá; mô khuyết_mô mềm xốp, mô thông khí mặt dưới

phiến lá).(H.1.11)
o Mô mềm dự trữ: có ở vùng vỏ, tủy cơ quan hoặc ở các cơ quan dự
trữ( rễ củ, thân củ, nội nhũ của hạt…)
c) Mô dẫn truyền
Hệ thống dẫn truyền ở thực vật bậc cao gồm 2 loại: mô xylem( mô gỗ) và mô
phloem( mô libe).(H.1.12)


Mô xylem(mô gỗ)

Chức năng chủ yếu là dẫn nhựa nguyên từ rễ qua thân trên lá theo một chiều,
nâng đỡ và dự trữ.
Gồm nhu mô gỗ và mạch gỗ, vách cellulose tẩm mộc tố. Xylem là một loại mô
phức tạp với nhiều kiểu tế bào khác nhau, gồm cả những yếu tố sống và không sống:
Hệ thống

Kiểu tế bào
Quản bào

Hệ thống

Yếu tố mạch
Sợi quản bào dạng sợi

trục

Chức năng chính
Dẫn truyền nước

Chống đỡ, đôi khi tích lũy chất dinh

Sợi gỗ

dưỡng
Tích lũy và vận chuyển chất dinh dưỡng

Hệ thống

Tế bào mô mềm
tia
theo hướng xuyên tâm
Bảng 1: các kiểu tế bào xylem và chức năng

Ở các tế bào dẫn sơ cấp có vách thứ cấp phát triển khác nhau, có thể có hình
vòng, hình xoắn, hình thang, hình điểm và có cả những dạng trung gian.(H.1.13)

4

Mô phloem( mô libe)
4


Là mô dẫn truyền các sản phẩm hữu cơ được tổng hợp từ lá đi khắp các cơ quan
khác của cây( dẫn truyền 2 chiều), cùng tổ hợp với xylem trong hệ thống mô dẫn
truyền.
Gồm nhu mô libe và tế bào ống sàng, vách cellulose. Phloem có 1 số kiểu tế
bào phát triển trong mô sơ cấp và thứ cấp:
Hệ thống


Kiểu tế bào
Các yếu tố rây

Chức năng chính
Dẫn truyền chất dinh dưỡng

Tế bào rây
Hệ thống
trục

Hệ thống

Thành phần ống rây và tế bào
kèm
Sợi

Chống đỡ, đôi khi tích lũy chất dinh

Tế bào mô cứng
Tế bào mô mềm

dưỡng
Tích lũy và vận chuyển chất dinh dưỡng

tia
theo hướng xuyên tâm
Bảng 2: các kiểu tế bào phloem và chức năng(H.1.14)
d) Mô tiết

Là một hay một nhóm tế bào sống, vách bằng cellulose mỏng, có nhiệm vụ tiết

các sản phẩm của quá trình trao đổi chất( có thể được đưa ra ngoài hoặc tích lũy lại).
Có 2 loại mô tiết chính: mô tiết ngoài và mô tiết trong


Mô tiết ngoài

Bao gồm các thành phần cơ quan: Lông tiết; Tuyến tiết: tuyến tiết mật, tuyến
tiết mùi, tuyến tiết muối, tuyến tiết chất nhầy, tuyến tiết phân hóa tố tiêu hóa( gặp ở
thực vật ăn thịt); Lỗ nước


Mô tiết trong

Bao gồm các thành phần cơ quan: Tế bào tiết, Ống tiết, Túi tiết, Ống nhựa mủ.
II.

CƠ QUAN SINH DƯỠNG
Rễ, thân , lá là cơ quan sinh dưỡng ở thực vật có mạch. Giữa chúng có những

đặc điểm chung về cấu tạo nhưng phân bố ở những loại môi trường khác nhau và đảm
nhiệm những chức năng khác nhau nên có những đặc điểm riêng biệt trong cấu tạo,
đặc trưng cho mỗi cơ quan.
1. Rễ cây

Rễ và thân là các cơ quan trục, rễ là cơ quan sinh dưỡng của cây, thường nằm
trong đất, có chức năng chủ yếu là hút nước và chất khoáng. Ngoài ra rễ còn giúp neo
5

5



chặt cây vào đất, giữ cho cây đứng vững vì hệ thống rễ thường phân nhánh rất nhiều.
một số rễ cây còn dự trữ dinh dưỡng cho cây, một số khác lại tham gia vào việc sinh
sản sinh dưỡng.
a) Các phần của rễ

Thường có hình trụ hơi nhọn ở đầu. Rễ có 4 phần: Chóp rễ, Miền sinh trưởng,
Miền hấp thu, Miền phân nhánh.
b) Các dạng của rễ: rễ trụ( rễ cọc), rễ chùm, rễ bám, rễ bất định, rễ chống( rễ cà

kheo), rễ hô hấp( rễ thở), rễ giác mút, rễ bạnh, rễ phao, rễ củ, rễ nấm, nốt rễ( nốt
sần ở cây họ Đậu_Fabaceae).(H.1.15)
c) Cấu tạo của rễ
- Chóp rễ: tiết ra chất nhầy giảm bớt ma sát khi rễ len lỏi trong đất, giúp đỉnh rễ

và lông rễ bám vào các phân tử đất, bảo vệ rễ chống các chất độc hại và ngăn sự
khô hạn đầu rễ. Các tế bào bên trong là những mô mềm, trong thường chứa tinh
bột. Khi tế bào mới được hình thành thì những tế bào ngoại vi bị bong đi.
(H.1.16)
- Miền sinh trưởng: chứa mô phân sinh ngọn.
- Cấu tạo sơ cấp của rễ: biểu bì, vỏ rễ, trụ dẫn.(H.1.17)
- Cấu tạo thứ cấp
2. Thân cây(H.1.18)
Là cơ quan sinh dưỡng trung gian giữa lá và rễ, thường sống khí sinh.
Chức năng dẫn truyền là chủ yếu, ngoài ra còn là cơ quan đồng hóa, dự trữ.
a) Các bộ phận của thân

Thân chính,Chồi: chồi ngọn, chồi nách, chồi ngủ, chồi phụ, chồi đông, Mấu và
lóng
b) Các dạng thân


Gồm các dạng: thân gỗ, thân cột, thân bụi, thân thảo, thân bò, thân leo, thân
chìm, thân nổi, thân ngầm, thân củ, thân rễ, thân hành…
c) Biến dạng của thân

Gồm các kiểu: thân mọng nước, thân giò, cành hình lá, tua cuốn, gai.
d) Cấu tạo giải phẫu của thân

Gồm các bộ phận cơ quan: mô phân sinh ngọn, cấu tạo sơ cấp( biểu bì, vỏ và
tủy, nội bì, hệ thống dẫn)(H.1.19), cấu tạo thứ cấp.
3. Lá cây

Là cơ quan sinh dưỡng hữu hạn của cây.
6

6


a) Các phần của lá: cuống lá, phiến lá, các phần phụ( lá kèm, bẹ chìa).(H.1.20)
b) Các dạng gân lá: dạng lông chim, chân vịt, hình lọng, hình cung, song song,

duy thực vật hạt trần và lá kim chỉ có 1 gân.( H1.21)
c) Cấu tạo giải phẫu phiến lá: biểu bì trên, mô dậu, biểu bì dưới, mô khuyết, hệ
thống mạch dẫn
d) Sự biến thái và thích ứng của lá bởi các bộ phận sau: vảy của thân ngầm, lá biến
thành gai, tua cuốn…
4. Sinh sản ở thực vật có hoa hạt kín

Cây Hạt kín được xem là nhóm thực vật có mạch tiến hóa cao nhất về mặt tổ
chức cơ quan sinh dưỡng và phương thức sinh sản.

a) Cấu tạo của hoa( H.1.22)

Hoa là một chồi cành rút ngắn, sinh trưởng có hạn và mang những lá biến thái
làm nhiệm vụ sinh sản.
Gồm: cuống hoa, đế hoa, bao hoa( đài, tràng), bộ nhị( chỉ nhị, trung đới, bao
phấn), bộ nhụy( núm nhụy, vòi nhụy, bầu).
b) Sự thụ phấn
• Tự thụ phấn: hiện tượng hạt phấn từ bao phấn của 1 hoa rơi trên núm nhụy của


cùng hoa đó hoặc của hoa khác cùng cây.
Thụ phấn chéo( giao phấn): hiện tượng hạt phấn của hoa cây này rơi trên núm
nhụy của hoa cây khác. Giao phấn có ưu thế hơn tự thụ phấn, thế hệ sau có
nhiều biến dị hơn, dễ dàng thích nghi hơn với những biến đổi của điều kiện

sống.
c) Sự thụ tinh
Sau khi thụ phấn, hạt phấn nẩy mầm tạo ống phấn (nhân sinh dưỡng kéo dài
ống phấn) và đi vào túi phôi, nhân sinh dục phân cắt tạo 2 tinh trùng.
Sự thụ tinh ở thực vật còn được gọi là thụ tinh “đôi” hay “kép”, gồm 2 quá trình
diễn ra song song.(H.1.23)
1 nhân sinh dục + Trứng → Hợp tử 2n → Phôi
1 nhân sinh dục + 2 nhân cực → Hợp tử 3n → Phôi nhủ



Hột

d) Quả


Sau khi thụ tinh, bầu của bộ bầu nhụy sẽ phát thành quả, noãn phát triển thành
hạt, còn các phần khác như vòi, núm nhụy sẽ khô héo đi.
e) Hạt

Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt.
7

7


1 nhân sinh dục + 2 nhân cực → Hợp tử 3n → Phôi nhủ



Hột

Sự nảy mầm của hạt
Nảy mầm trên đất
Nảy mầm dưới đất
III.
SỰ THÍCH NGHI CỦA THỰC VẬT
1. Tính hướng động của thực vật
f)



 Đáp ứng này là do sự sinh trưởng chuyên hóa một phía của thân cây hay rễ
mọc nhanh hơn phía bên kia, làm cho cây cong đi.
 Theo Darwin ánh sáng có tác động trên phần đỉnh ngọn của diệp tiêu và có
chất gì đó được vận chuyển từ trên xuống làm phần dưới ngọn diệp tiêu mọc cong đi.

2.

-

Hoocmon tăng trưởng ở thực vật
Auxin
Gibberelin
Cytokinin
Acid absisic
Ethylen
Chức năng và vai trò chính:
Gibberellin, cytokinin và auxin: thúc đẩy phân cắt tế bào, tăng trưởng kích
thước

-

Auxin và gibberellin: tăng dài tế bào

-

Auxin và cytokinin: điều phối sự phát triển hình thái và chức năng

-

Acid asbcisic và ethylen: gây ra quá trình lão hóa

B. SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT
I.
TỔ CHỨC CƠ THỂ CỦA ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG( CƠ THỂ
1.

2.

NGƯỜI)
Các hệ cơ quan trong cơ thể
Hệ tiêu hóa  xử lí và hấp thu chất dinh dưỡng
Hệ hô hấp  trao đổi O2 và CO2
Hệ tuần hoàn  chuyên chở
Hệ bài tiết  phóng thích chất thải và điều hòa
Hệ nội tiết  hormone  kiểm soát nội môi
Hệ thần kinh  kiểm soát, điều phối chức năng
Hệ xương  nâng đỡ, định hình
Hệ cơ  chuyển động
Hệ sinh dục  sinh sản
Các loại mô
Mô là một nhóm tế bào có cùng cấu trúc và chức năng. Mô được chia thành 4

loại chính: biểu mô, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh.
a) Biểu bì( H.2.1)
8

8


b)
c)
d)
-

Bao bọc, lót bề mặt tự do của cơ thể
Tế bào sừng, tế bào khối, tế bào trụ

Có tính thấm  điều hòa sự trao đổi
Có tính chuyên hóa cao
Mô liên kết
Mô liên kết dinh dưỡng( máu và bạch huyết)
Mô liên kết đệm cơ học( mô sợi, mô sụn, mô xương).(H.2.2)
Mô cơ
Cơ vân, cơ trơn, cơ tim( H.2.3)
Mô thần kinh
Tế bào thần kinh, tế bào đệm thần kinh( H.2.4)

II. QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
1. Tiêu hóa

Thu nhận thức ăn( ingestion) sự tiêu hóa( digestion) sự hấp
thu( absorption) sự thải bã( elimination).(H.2.5)
2. Hô hấp

Không khí đi vào phổi qua một hệ thống ống phân nhánh. Khí đi vào hệ
thống nầy qua mũi, chúng được lọc bởi các lông mũi, được sưởi ấm, làm ẩm ướt khi đi
qua xoang mũi. Xoang mũi dẫn vào hầu (pharynx) rồi đến thanh quản (larynx) có vách
bằng sụn. Ở người thanh quản còn là cơ quan phát âm.
Từ thanh quản, không khí đi ngang qua khí quản (trachea). Khí quản được duy
trì hình dạng nhờ các vòng sụn (hình chữ C). Khí quản phân nhánh thành 2 phế quản
(bronchi), mỗi phế quản đi về một phổi. Trong phổi, phế quản phân nhánh nhiều lần
thành các ống nhỏ hơn gọi là tiểu phế quản (bronchioles). Lớp biểu mô bên trong các
phế quản được bao phủ bởi các tiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng. Chất nhầy giữ
bụi, hạt phấn và các chất bẩn khác, nhờ chuyển động của tiêm mao. Sơ đồ hệ hô hấp ở
người đẩy chất nhầy xuống yết hầu, tại đây chúng được nuốt vào thực quản. Quá
trình nầy giúp làm sạch hệ hô hấp.
Cuối cùng các phế quản nhỏ nhất đi vào các phế nang (aveoli). Lớp biểu mô

mỏng của hàng triệu phế nang trong phổi giữ vai trò như một bề mặt hô hấp. O2 trong
không khí đi vaò phế nang theo đường hô hấp sẽ hòa tan trong lớp màng ẩm và khuếch
tán qua biểu mô đi vào lưới mao mạch chung quanh các phế nang. CO2 khuếch tán từ
các mao mạch qua biểu mô của phế nang rồi đi vào không khí.(H.2.6)
3. Bài tiết( H.2.7)
4. Tuần hoàn
9

9


- Giai đoạn 1: Dòng máu đi từ tâm thất phải (đỏ thẫm) theo động mạch phổi
đến phổi (mao mạch phổi) thực hiện trao đổi khí.
- Giai đoạn 2: Dòng máu đi từ phổi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái (vận
chuyển máu đỏ tươi trở về tim để đi vào vòng tuần hoàn lớn).
- Giai đoạn 3: Dòng máu đi từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái đến động
mạch chủ, đến hệ thống mao mạch cơ thể thực hiện trao đổi chất qua môi
trường trong cơ thể.
- Giai đoạn 4: Sau khi thực hiện trao đổi chất ở môi trường trong, dòng máu
đi theo tĩnh mạch chủ đổ về tâm nhĩ phải của tim.( H.2.8)
5. Trao đổi năng lượng

Là sự trao đổi chất giữa sinh vật và môi trường thông qua 2 quá trình đồng
hóa và dị hóa.
Động vật và con người lấy vật chất và năng lượng cần thiết cho sự sống từ
thực vật.
-

Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất sống đặc trưng từ các chất đơn
giản, đồng thời tích lũy năng lượng( NL).


-

Dị hóa là quá trình phân hủy các chất phức tạp để giải phóng năng lượng.



Sự chuyển hóa Gluxit
Động vật ăn thức ăn Glucose đường đơn NL:
⊕ Cung cấp cho hoạt động sống
⊕ Nếu thừa NL được tích trữ trong gan dưới dạng glycogen, khi tế bào

lại thiếu lượng glycogen được biến đổi trở lại về glucose mà tạo ra
NL phục vụ hoạt động sống.
⊕ Sản phẩm cuối cùng = CO2 + H2O + Q(36 ATP)

10

Sự chuyển hóa Lipit
10


Lipit + H2O  Ezyme plaza Glycoxerin + các Acid béo


Sự chuyển hóa Protein
Các Amino acid ↔ Protein
Các Amino acid → NH3 → Gan→ Ure→ Thận→ thải ra ngoài theo đường
nước tiểu
Các Amino acid → các sản phẩm khác




Sự chuyển hóa nước
Trong cơ thể không có dạng nước tinh khiết, mà chỉ có nước hòa tan các

dạng chất kết tinh hoặc kết hợp với các chất keo.
Người ta phân biệt 3 dạng nước: Nước tự do; Nước liên kết; Nước cấu
thành
Đối với người nhu cầu nước khoảng 2l/ngày được cung cấp qua con đường
thức ăn và đồ uống.
Trong cơ thể nam trưởng thành 61% là nước, ở nữ 51%, ở trẻ sơ sinh 80 –
84%.
Lượng nước trong máu là ổn định còn trong các cơ quan và các mô là lên
xuống tùy theo mức độ trao đổi nước giữa cơ thể với môi trường.


Sự trao đổi khoáng
Duy trì cân bằng ion và áp suất thẩm thấu đảm bảo sự hoạt động bình thường

của các tổ chức trong cơ thể, giúp hấp thu và trao đổi các chất.


11

Sự trao đổi Vitamin

11



Lượng vitamin cần cho cơ thể là không đáng kể, mỗi ngày vài mg hoặc vài %,
vài phần nghìn mg. Nhưng vitamin đặc biệt quan trọng đối với sự điều tiết trao đổi
chất, có mặt trong các enzyme tiêu hóa và các hormone.
-

Khi thiếu vitamin A gây ra chứng “ quáng gà”, động vật non sẽ ngùng lớn và
hỏng màng sừng của mắt.

-

Thiếu vitamin D sự trao đổi chuyển hóa của Ca bị rối loạn.

-

Thiếu vitamin E trong giai đoạn sau thai thường làm thai chết và bị tiêu biến
trong dạ con, …

III. QUÁ TRÌNH SINH SẢN
1. Cơ quan sinh dục
-

Cơ quan sinh nam( H.2.9)

-

Cơ quan sinh dục nữ( H.2.10)

2. Các hình thức sinh sản

Có hai phương thức sinh sản ở động vật:



Sinh sản vô tính (asexual reproduction) là sự tạo thành cá thể con mà bộ gen
của chúng chỉ thừa hưởng từ một cá thể bố hoặc mẹ, không có sự phối hợp
giữa tinh trùng và trứng. Sự sinh sản vô tính hoàn toàn dựa trên sự phân bào
nguyên phân. Các hình thức: phân đôi (fission), nảy chồi( budding), phân
mảnh(( fragmentation)(tái sinh( regeneration)),…



Sinh sản hữu tính (sexual reproduction) ở động vật là sự tạo thành cá thể con
do sự phối hợp giữa hai giao tử đơn bội (tinh trùng và trứng) để tạo thành một
hợp tử lưỡng bội. Các giao tử được thành lập bằng cách giảm phân, và sinh
sản hữu tính thường bao gồm hai cá thể bố và mẹ, cả hai cùng góp phần vào bộ
gen của cá thể con.

12

12


Sinh sản hữu tính bao gồm sự trao đổi vật liệu di truyền giữa hai cá thể. Có
nhiều dạng sinh sản hữu tính. Bốn dạng chính được tìm thấy ở động vật là:
-

Sự tiếp hợp (conjugation) xảy ra khi hai cá thể hòa hợp và trao đổi vật
liệu di truyền.

-


Lưỡng tính sinh (hermaphroditism): hầu hết các động vật thường biểu
hiện thành hai giới đực và cái riêng biệt, nhưng trong một số trường hợp
cả hai giới tính được tìm thấy trên cùng một cơ thể.

-

Trinh sản (parthenogenesis) là một dạng biến đổi của sinh sản hữu tính
trong đó một trứng không thụ tinh tự phát triển thành một cá thể
mới. Trinh sản rất phổ biến ở ong, kiến và một số côn trùng khác.

-

Ðơn tính sinh (biparentalism) là dạng sinh sản quen thuộc nhất phổ biến
ở hầu hết các động vật có xương sống.Trong hình thức sinh sản này loài
được chia thành hai giới đực và cái riêng biệt.

13

13


PHẦN II. SINH THÁI HỌC_CON NGƯỜI VÀ MÔI
TRƯỜNG
I.
LOÀI NGƯỜI VÀ CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH
1. Nhiệt độ và con người

Loài người là sinh vật hằng nhiệt. Bằng các biện pháp phòng chống tích cực
con người có thể sống làm việc từng thời gian ở những điều kiện nhiệt độ rất
thấp (âm mấy chục độ) hoặc rất cao (60°C - 70°C). Con người còn tạo ra các

điều kiện vi khí hậu quanh mình cho phù hợp với sự sống của cơ thể, chống lại
các thay đổi về nhiệt độ hoặc các điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ bằng quần
áo, trang phục chống rét, hệ thống nhà cửa, máy móc điều hòa nhiệt độ, tường
cách nhiệt…
Tuy vậy, tác động của nhiệt độ không thích hợp lên cơ thể và các thay đổi
đột ngột về nhiệt độ vẫn luôn là yếu tố gây tác hại lớn tới sức khỏe con người.
2. Nước và con người
Nước là thành phần quan trọng của cơ thể. Cơ thể chứa tới 50-70% là nước.
Do đó, cơ thể thường xuyên trao đổi nước với môi trường.
Nhu cầu nước ngọt và nước sạch đối với loài người là vô cùng lớn. Ngoài
các nhu cầu nước ngọt dùng cho ăn uống và sinh hoạt ra, các nhu cầu về nước
tưới nông nghiệp và nước dùng cho công nghiệp ngày càng lớn.
Hiện nay, sự mất cân bằng giữa nhu cầu nước ngọt ngày càng tăng của con
người và nguồn nước ngọt ngày càng giảm. Nguồn nước ngọt bị giảm vì nhiều
lý do: sự phá rừng, đốt rừng làm giảm lượng nước ngầm, tăng lượng nước biển
và hiện tượng ô nhiễm nguồn nước
• Nguồn nước gần bệnh viện, lò mổ.. bị ô nhiễm vì chứa rất nhiều mầm
bệnh, tạo môi trường thuận lợi cho chúng sinh sản.
• Xả rác, chất thải trực tiếp xuống sông, hồ.
• Sử dụng nhiều thuốc tẩy rửa, trừ sâu, diệt cỏ, các loại chất độc hóa học
không phân hủy được bằng vi sinh vật, lại xuyên lọc chúng sẽ đi vào
nước ngầm hoặc theo nước ngấm vào đất diệt vi sinh vật đất, làm thay


đổi cấu tạo đất.
Xả trực tiếp nước thải từ những nhà máy, xí nghiệp không qua xử lý ra
sông, hồ. Ví dụ như vụ việc nhà máy Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải
gây ô nhiễm nặng nề.

14


14


3. Không khí và con người

Không khí chứa các chất khí có lợi cho đời sống (oxi, nito, cacbondioxit,..).
Nhưng ngày nay, công nông nghiệp ngày càng phát triển thì thành phần không khí
càng bị thay đổi, bị ô nhiễm gây nguy hại cho sự sống con người do giảm các khí cần
thiết cho hô hấp và tăng các khí độc hại lưu lại thường xuyên trong khí quyển


Khối lượng cây xanh tạo khí oxi bị giảm, nhiều cánh rừng bị biến thành

đường ô tô, nhà máy góp phần làm giảm lượng oxi trong khí quyển.
• Khí SO₂và SO₃từ các nhà máy công nông nghiệp khi thải ra bầu trời kết
hợp với hơi nước tạo thành H₂SO₄trong không khí gây viêm dị ứng
đường hô hấp.
• Khói thuốc là gây viêm phế quản, người nghiện thuốc lá thường bị ung


thư vùng miệng hầu, thực quản và bàng quang.
Bụi khói làm đục bầu trời tại các nơi gần thành phố công nghiệp, làm
cho các mầm virus và virus phát tán dễ dàng hơn.

Tiếng động quá nhiều và kéo dài cũng làm ô nhiễm không khí. Khi tiếng động
quá nhiều, ồn ào quá như ở các thành phố công nghiệp, các công trường xây dựng, các
phố có xe cơ giới qua lại quá nhiều, có độ ồn cao cũng gây rối loạn cho cơ thể mà chủ
yếu là các rối loạn của hệ thần kinh. Tiếng ồn làm tăng lượng cholesterol trong máu,
làm tăng huyết áp, làm co mao mạch trong ngón tay và mắt, làm giãn mạch máu não

gây nhức đầu, khó chịu.
Các thực nghiệm nghiên cứu về tác động của siêu âm cho thấy siêu âm cũng có thể
gây một số rối loạn và tai biến đối với cơ thể. Siêu âm cũng có thể gây các sai lệch, tổn
thương nhiễm sắc thể.
4. Nhân tố phóng xạ

Thế giới chúng ta đang sống có chứa nhiều chất phóng xạ và điều này đã xảy ra
ngay từ khi hình thành nền trái đất. Vì vậy chúng ta có thể phát hiện thấy các nhân tố
phóng xạ có mặt ở khắp mọi nơi trong các môi trường sống như đất, nước, không khí.
Các nhân tố phóng xạ có ảnh hưởng tới môi trường sống của con người là những
tia phóng xạ ion hóa. Điều đáng lo ngại nhất là tác hại tới bộ máy di truyền ảnh hưởng
đến thế hệ sau do các tia phóng xạ gây nên trên tế bào sinh dục cũng như các tác hại
trước mắt gây ung thư các loại và gây quái thai…

15

15


Ngoài nguồn phóng xạ tự nhiên, hiện nay các nguồn phóng xạ dùng trong chẩn
đoán, điều trị trong y học và việc sử dụng năng lượng nguyên tử rộng rãi ngày càng
làm tăng khả năng tiếp xúc của con người với các tia phóng xạc có hại.
Nguồn phóng xạ tự nhiên là do các tia vũ trụ, các chất liêu có hoạt động phóng xạ
có trong đất, đá tự nhiên, các mỏ phóng xạ.
Nếu con người tiếp nhận những liều phóng xạ cao hơn mức bình thường ở các
vùng có tuyến sinh dục, nơi những tế bào đang phân chia, những vùng này có nhạy
cảm đặc biệt với phóng xạ, sẽ gây nhiều tác hại và để lại hậu quả về sau ở các thế hệ
con cái.
Bụi phóng xạ từ các vụ nổ nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân và các lò phản ứng
nguyên tử đi vào khí quyển ngày càng nhiều, gây ô nhiễm không khí sau đó rới dần

xuống mặt đất đi vào cây cỏ theo các chuỗi thức ăn đi vào con người.
Những người mẹ đang có thai bị nhiễm xạ trong các vụ nổ nguyên tử đã sinh ra các
trẻ với các rối loạn hiểm nghèo như đầu nhỏ, mù, đục nhân mắt, tật mắt nhỏ, viêm
võng mạc, lác mắt, mất phối hợp, tật nứt đốt sống, chậm trí tuệ, dị tật sọ não…
Các chất phóng xạ nếu chiếu trực tiếp lên tinh hoàn gây đột biến ở tinh trùng, gấy
rối loạn nhiễm sắc thể.
5. Một số nhân tố khác

Hóa học nông nghiệp là một hướng thâm canh quan trọng nhưng cũng có nhược
điểm. Các loại thuốc trừ sâu, diệt chuột, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng đều ít nhiều để
lại dâu vết trong hạt, rau, thịt mỡ hoặc thông qua nhiều sinh vật trung gian của chuỗi
thức ăn để đi vào người.
Một số gia vị gây mùi, gây vị tạo màu gia giảm bằng các chất hóa học thường có
hại không nhiều thì ít cũng gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người. Hoặc nếu
lạm dụng những loại bao bì bằng chất dẻo không phải sản xuất ra để gói thức ăn, các
dụng cụ ăn uống bằng chất dẻo trong quá trình lão hóa tạo ra một số chất có hại cho cơ
thể có thể gây ung thư.
Do phát triển khoa học kỹ thuật và các ngành công nghiệp, con người trong lao
động phải tiếp xúc với các điều kiện sinh thái bất lợi do chính hệ thống sản xuất mà
con người thiết lập sản sinh ra. Ví dụ như bụi bông, bụi kim loại, bụi than, các khí
độc… gây nên các bệnh về phổi, tai, mắt, tim mạch, thần kinh… Ngày nay, các điều
16

16


kiện sinh thái lao động là một trong các vấn đề đang được quan tâm hàng đầu để đảm
bảo sức khỏe cho người lao động.
Dưới ảnh hưởng của các chu kỳ địa lý vật lý của môi trường sống như chu kỳ
chuyển động quay của trái đất quanh mặt trời, mặt trăng quay quanh trái đất,… làm

nhiều nhân tố sinh thái như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… biến đổi theo chu kỳ (thí dụ:
chu kỳ ngày đêm, chu kỳ mùa, chu kỳ tuần trăng,…), đã tác động lên con người và qua
quá trình tiến hóa thích nghi lâu dài đã tạo nên nhịp sinh học thích ứng ở người.
II.
LOÀI NGƯỜI VÀ NGOẠI CẢNH HỮU SINH
1. Quan hệ về dinh dưỡng của loài người và ngoại cảnh hữu sinh

Con người cần thức ăn để tồn tại, bù đắp những năng lượng bị mất đi hàng ngày.
Tùy theo giới tính, lứa tuổi và tính chất lao động mà năng lượng tiêu thụ tối thiểu cần
thiết để cung cấp cho khả năng lao động chân tay và trí óc có hiệu quả là khác nhau.
Dân số thế giới tăng nhanh, nhu cầu thức ăn tăng vọt làm cho lương thực, thực
phẩm cho con người có nguy cơ bị giảm sút. Do những nguyên nhân về kinh tế xã hội,
diện tích đất trồng trọt chăn nuôi bị thu hẹp, sự phá hoại của côn trùng, dịch bệnh,
nguồn thức ăn lại phân bố không đồng đều giữa các vùng và giữa các giai cấp, đẳng
cấp khác nhau trong xã hội dẫn đến việc thiếu lương thực ngày càng nghiêm trọng.
2. Quan hệ giữa loài người và các ký sinh vật gây bệnh trên người

Con người luôn bị các vi sinh vật có khả năng gây bệnh xâm nhập. Song cơ thể con
người có các hệ thống bảo vệ chống nhiễm bệnh vững chắc cộng với sự phát triển
mạnh mẽ của các ngành khoa học Y học và Dược học.
Mặc dù có nhiều tiến bộ, cuộc đấu tranh giữa người và các loài sinh vật gây bệnh
cho người vẫn còn đang tiếp diễn quyết liệt.
III.

CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI VÔ SINH VÀ HỮU SINH GÂY ĐỘT BIẾN
CẢM ỨNG Ở NGƯỜI

Ngoài các đột biến tự nhiên xảy ra trong các quần thể người với một tần số nhất
định còn có nhiều đột biến do các tác nhân khác nhau đã biết của ngoại cảnh gây ra gọi
là các đột biến cảm ứng.

Các tác nhân vật lý gây đột biến cảm ứng gồm các tia phóng xạ ion hóa (tia β, tia γ)
gây nên tồn tại rất lâu trên cơ thể; tia cực tím được hấp thụ bởi AND gây các loại đột
biến gen; tia Rơnghen (tia X) có tác động gây đột biến rõ ràng, hạn chế đối với các
phụ nữ có thai và đang thời kỳ thụ thai.
17

17


Các tác nhân hóa học gây đột biến cảm ứng gồm một số lượng lớn thuộc về các
loại thuốc và dược liệu dùng trong phòng và chữa bệnh: các thuốc ức chế phân bào đặc
biệt, các thuốc ức chế sinh tổng hợp AND, các loại kháng sinh; trong nông nghiệp và
trong sinh hoạt, tác dụng gây đột biến cảm ứng của các chất bảo vệ thực vật.
Các tác nhân sinh học gây đột biến cảm ứng gồm virus, hầu hết các loại virus gây bệnh
trên người có tác động gây đột biến cảm ứng in vitro; một số loài Rictketsia,
Mycoplasma, một số độc tố vi khuẩn gây nên các thương tổn cấu trúc nhiễm sắc thể;
Toxoplasma gây nên các bệnh đa dạng có bệnh căn là rối loạn nhiễm sắc thể và bất
thường nhiễm sắc thể.

18

18


Tài liệu tham khảo
1. W.D.Phillips – T.J.Chilton, 2009, Sinh học tập 1, nxb Giáo dục Việt Nam.
2. W.D.Phillips – T.J.Chilton, 2009, Sinh học tập 2, nxb Giáo dục Việt Nam.
3. GS. TS. Trịnh Văn Bảo, 2012, Sinh học (Dùng cho đào tạo bác sĩ đa khoa),

Bộ y tế - nxb Giáo dục Việt Nam.

4. Bộ môn sinh học cơ sở - Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2014,
Sinh học đại cương, trường Đại học Tây Nguyên.

19

19



×