Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp trong ngành Tài chính – Ngân hàng khi Việt Nam gia nhập TPP.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.17 KB, 29 trang )

Doanh nghiệp: NHTM cổ phần quốc doanh Vietinbank
1. Giới thiệu chung về ngân hàng.
2. Phân tích môi trường vĩ mô
2.1. Nhân tố kinh tế:

Có rất nhiều nhân tố của nền kinh tế ảnh hưởng đến ngành ngân hàng. Trong
bài này, nhóm sẽ tập trung phân tích tác động của tốc độ phát triển kinh tế, lạm
phát và sự hội nhập kinh tế thế giới.
2.1.1.

Sự phát triển của nền kinh tế:

Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế
đứng đầu trong khu vực. Tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với việc tăng trưởng đầu
tư và mức sống của người dân được cải thiện. . . những điều đó sẽ có ảnh hưởng tới
hoạt động của NH, ngoài ra sự hội nhập kinh tế cũng có tác động lớn tới ngành
ngân hàng. Cụ thể:
Trong năm 2014, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt ngưỡng 5,98% vượt
ngoài mong đợi con số 5,8% mà Quốc hội đưa ra. Có thể thấy rằng nền kinh tế
nước ta đang dần có được sự ổn định. Theo đó:


Đầu tư tăng: số các DN mới mở cũng như số các dự án được kí kết thành lập
tăng lên. Nhu cầu về vốn sẽ xuất hiện và đó là cơ hội cho các Ngân hàng.

Theo điều tra, hiện nay cả nước có được 1,588 dự án mới được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 15.6 tỷ USD, tăng gần 10% so với
2013. Về dự án đăng ký tăng vốn, có 594 lượt dự án với tổng vốn tăng thêm là 4.6
tỷ USD.
Trong năm 2014, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
với tổng số vốn đăng ký là 432.286 tỷ đồng, tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với


cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2014, có 22.758 lượt doanh nghiệp thay đổi tăng vốn với tổng số
vốn đăng ký tăng thêm là 595.707 tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn đăng ký mới và
đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2014 là 1.027.993 tỷ đồng.
Những con số trên đã cho thấy nhu cầu về vốn – kết quả của việc kinh tế
phát triển, hiện nay là rất lớn, đó là cơ hội tốt cho sự phát triển của Ngân hàng.


Thu nhập và mức sống của người dân tăng: Khi kinh tế phát triển, thu nhập
của người dân sẽ tăng thêm, từ đó chi tiêu cũng như đầu tư cũng tăng lên.
1


Người dân đang có rất nhiều nhu cầu về mua nhà, mua ô tô, mua sắm . . .
những nhu cầu mà cần một số lượng tiền lớn.
Kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược ngân hàng cho thấy, trong 7 năm qua,
tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam đã tăng trưởng trung bình khoảng
20%/năm, tính bình quân đạt xấp xỉ 1,5 triệu đồng/người.
Ước tính, hiện có khoảng 15,8 triệu người là khách hàng tiềm năng của các công ty
tài chính, với sự thỏa mãn các điều kiện cơ bản về độ tuổi và thu nhập.
Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng mới chiếm khoảng 5-6% GDP, rất thấp so với các
nước trong khu vực và thế giới. Tại Thái Lan, tín dụng tiêu dùng đã bằng 18%
GDP, trong khi con số này tại Malaysia lên tới 42%. Do đó, tín dụng tiêu dùng
trong thời gian tới còn nhiều dư địa phát triển.
Những điều kiện và nhu cầu đó là cơ hội lớn cho ngành ngân hàng khai thác dịch
vụ bán lẻ và cho vay tiêu dùng. Thực tế hiện nay đã chứng minh cho điều đó khi …
2.1.2.

Lạm phát


Theo lý thuyết, lãi suất tăng cao trong thời kỳ lạm phát cao. Trong thời kỳ lạm
pháp, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền
có trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm; cơ số tiền và lượng
tiền cung ứng giảm, lạm phát được kiềm chế. Việc lạm phát không ổn định có thể
khiến cho hoạt động của NH gặp nhiều khó khăn khi phải có những thay đổi liên
tục trong lãi suất tương ứng với những thay đổi của thị trường. Lạm phát ổn định
sẽ tạo nên sự ổn định trong hoạt động của NH.
Hiện nay: Tỉ lệ lạm phát của nước ta cũng đang trong trạng thái ổn định, lạm
phát năm 2014 chỉ tăng 1,86%, thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Đây cũng là một
con số đáng mừng cho một doanh nghiệp lớn như Vietinbank.
Đối với hoạt động huy động vốn: nếu lạm phát tăng cao, việc huy động vốn
của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn
vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy
động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý lại
là một bài toán khó. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu
hết các ngân hàng luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục
cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát

2


lãi suất tín dụng mặc dù kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây
ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM.

Mặt khác, nếu lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này
đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện.
Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy
động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng,
trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy
việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi

ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các
ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi.
2.1.3.

Sự hội nhập kinh tế thế giới:

Sự hội nhập kinh tế đem lại những cơ hội và cả thách thức cho ngành ngân
hàng.
Về cơ hội, có một số điểm có thể nêu ra như sau:
Một là, tạo cơ hội cho các NHTM trong nước tiếp cận nguồn vốn quốc tế dễ
dàng hơn. Nguồn vốn bao gồm cả vốn về tiền, vốn công nghệ, vốn kinh nghiệm . . .
Ví dụ về WTO, vốn chủ sở hữu tăng lên do một trong các các cam kết của Việt
Nam khi gia nhập WTO của Việt Nam là cho phép các ngân hàng nước ngoài được
đầu tư mua cổ phần của các ngân hàng trong nước. Nhờ đó, năng lực tài chính
trong những năm qua của các NHTM được nâng lên.
Cơ cấu và giá trị vốn điều lệ của hệ thống NHTM đã tăng lên đáng kể. Hầu hết
các ngân hàng đều đạt được mức vốn pháp định là 3000 tỷ theo quy định của Ngân
hàng nhà nước. Trong đó, một số ngân hàng còn có số vốn điều lệ khá cao như:
VietinBank, Agribank, Vietcombank, Bidv, Techcombank,… Giá trị tổng tài sản
của các NHTM cũng tăng mạnh, trong giai đoạn từ năm 2007- 2010, quy mô tài
sản của các NHTM đã tăng gấp đôi, từ 1.069 nghìn tỷ lên 2.690 nghìn tỷ đồng và
đạt khoảng 3600 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2012. Về hiệu quả hoạt động: khả
năng sinh lời của cácNHTM, thể hiện qua chỉ tiêu ROA, ROE đều được cải thiện,
đa phần ROE trên 10% và ROA trên 1%. Tính đến tháng 3/2013, đã có 11 ngân
hàng thực hiện chào bán thành công cổ phần cho đối tác nước ngoài đều là các
ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới, trong đó có 2 NHTM Nhà nước lớn.
Việc tăng vốn điều lệ góp phần củng cố năng lực tài chính, đầu tư đổi mới công
nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước.
3



Mặt khác, sau khi bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài các
NHTM có thể tận dụng ưu thế của họ về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý.
Ngoài ra việc gia nhập WTO với những cam kết tự do hoá về mặt tài chính cũng
tạo động lực cho các NHTM Việt Nam thực hiện cải tổ toàn diện về mặt tổ chức,
năng lực tài chính, khả năng quản trị và ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng
sản phẩm dịch vụ và cải thiện tính minh bạch trong hoạt động.
Hai là, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ
tài chính và các NHTM nước ngoài từ đó tạo thêm cơ hội cho TCTD trong nước
tiếp cận thị trường tài chính quốc tế đã phát triển ở mức cao thông qua việc có cơ
hội học tập và nâng cao trình độ quản trị và cung cấp dịch vụ, phát triển các loại
hình và kỹ năng kinh doanh mới như: kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, tín
dụng thương mại quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, môi giới tiền tệ, quản lý rủi
ro,.v.v. những lĩnh vực mà các ngân hàng trong nước chưa có hoặc có rất ít kinh
nghiệm. Thực tế hiện nay đã chứng minh cho điều đó khi các dịch vụ thanh toán
quốc tế hay ngân hàng điện tử của các ngân hàng trong nước đã rất phát triển.
Người dân đã quen thuộc với việc sử dụng các tiện ích như kiểm tra tài khoản
online hay qua điện thoại, chuyển tiền trực tuyến hay các loại thẻ visa, master để
thanh toán quốc tế hiện nay.
Ba là, tạo cơ hội và thúc đẩy các NHTM nói riêng và các DN trong nước nói
chung tích cực cạnh tranh thị trường để tồn tại và phát triển, không chỉ ở trong
nước mà còn mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới. Thật vậy, để tăng khả năng
cạnh tranh, nâng cao thị phần, trong vòng 6 năm sau khi gia nhập WTO, mạng lưới
hoạt động của các NHTM cũng được mở rộng với sự gia tăng đáng kể của các chi
nhánh, phòng giao dịch, ATM. Một số NHTM đã mở chi nhánh, văn phòng đại
diện ở Châu Âu, Châu Á. Tuy nhiên, mức độ mở rộng khá chênh lệch phụ thuộc
vào chiến lược, khả năng của từng ngân hàng. Ngoài ra, nhiều DN trong nước đã
có cơ hội mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới, đầu tư ra nước ngoài cũng
tăng trưởng đáng kể, là cơ hội để các NHTM gia tăng doanh số vì họ sẽ trở thành
các khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Vì vậy, các NHTM, TCTD sẽ có điều

kiện phát triển tốt khi khách hàng - những người sử dụng dịch vụ của họ làm ăn tốt
và phát triển. Một tác động khác là chính sách thương mại, đầu tư trở nên minh
bạch và bình đẳng và minh bạch hơn giữa các thành phần kinh tế, các hàng rào
thuế quan, phi thuế quan và nhiều chính sách khác được nới lỏng làm cho Việt
Nam trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn hơn để thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam.

4


Tăng trưởng về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu là các nhân tố
chủ chốt thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của VN trong các năm qua.
Năm 2014 thì nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 20.2 tỷ
USD, vượt 19% kế hoạch năm 2014 (17 tỷ USD).

Song song với những cơ hội, toàn cầu hóa cũng tạo ra những thách thức
mà NH phải đối mặt.
Thứ nhất: Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro và tính
nhạy cảm của thị trường tài chính trong nước đối với các biến động trên thị trường
thế giới. Nếu như trong giai đoạn chưa hội nhập (trước 2007 gia nhập WTO), các
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới không ảnh hưởng nhiều đến nước ta. Thì giờ
đây, nó đã có những ảnh hưởng to lớn. Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân
hàng Châu Á năm 1997, Việt Nam không chịu nhiều ảnh hưởng do nền kinh tế còn
khá “ đóng” so với các nền kinh tế khác trong khu vực. Tuy nhiên sau khi gia nhập
WTO, sự liên thông giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế và sự gia tăng
các giao dịch vốn làm tăng rủi ro của hệ thống ngân hàng. Đó là các rủi ro về giá,
tỷ giá và lãi suất và các rủi ro hệ thống, bắt nguồn từ sự lan truyền của các cuộc
khủng hoảng, các cú sốc kinh tế tài chính khu vực và trên thế giới. Rủi ro cũng có
thể đến từ các DN là khách hàng của ngân hàng do làm ăn thua lỗ, thất bại trong
cạnh tranh. Trong khi đó các ngân hàng trong nước chưa có cơ chế quản lý rủi ro

và hệ thống thông tin hiện đại, hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế. Khi có bất
cứ một biến động tài chính nào thì những ngân hàng quy mô nhỏ dễ bị tổn thương
hơn cả. Một ví dụ khác là việc TQ phá giá đồng NDT gần đây và việc Mỹ cân nhắc
điều chỉnh lãi suất đã khiến NHTW điều chỉnh nới lỏng tỷ giá 1% và nới biên độ
3% để hỗ trợ XK. Điều đó khiến giá USD tăng thêm. Hệ thống ngân hàng cần rút
bớt ngoại tệ và hút nội tệ trong nền kinh tế. Từ đó, NHTW đã tiến hành hạ lãi suất
tiền gửi USD từ 0.25% xuống 0%, và tăng lãi suất gửi VNĐ lên. Điều đó ảnh
hưởng tới huy động vốn VNĐ của các ngân hàng.
Trên một phương diện khác, với những cam kết cắt giảm thuế và xóa bỏ
chính sách bảo hộ trong một số lĩnh vực, bản thân các DN - khách hàng của các
NHTM cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các DN nước ngoài. Khi hiệu quả
hoạt động và tình hình tài chính của các DN trong nước bị ảnh hưởng, rủi ro về

5


việc gia tăng nợ xấu và sự suy giảm trong chất lượng danh mục cho vay của các
NHTM trong nước cũng gia tăng.
Việc gia nhập WTO giúp luồng vốn từ thị trường nước ngoài chảy mạnh vào
Việt Nam, kích hoạt “bong bóng” thị trường chứng khoán và bất động sản.
Từ năm 2007 đến năm 2011, dư nợ tín dụng tăng từ 1.068 nghìn tỷ đồng lên
2.655 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ dư nợ trên GDP trung bình giai đoạn này đạt
khoảng 114%, tương đương với mức của Nhật Bản khi nổ ra “bong bóng”
kinh tế năm 1989. Tuy nhiên, chính sách quản lý rủi ro tín dụng không đi
kèm với việc tăng trưởng tín dụng, các công cụ quản lý rủi ro yếu, mang tính
hình thức, thiếu độc lập khách quan, việc tổ chức hạch toán, phân loại nợ,
thống kê thông tin tín dụng chưa đảm bảo tính chính xác, minh bạch. Hệ quả
tất yếu là tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Theo báo cáo chính thức, vào cuối năm
2012, tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM là 4,47%, tuy nhiên theo ước tính của
Ngân hàng Nhà nước, con số thực có thể cao hơn.


Thứ hai: Sự cạnh tranh sẽ tăng cao và các NHTM trong nước sẽ mất dần lợi thế
cạnh tranh về khách hàng và hệ thống phân phối. Có thể lí giải điều đó với việc
Sau một thời gian hoạt động, các ngân hàng nước ngoài trở nên ngày càng am hiểu
về thị trường Việt Nam, về văn hóa, thói quen tiêu dùng của khách hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó, cùng với việc thâm nhập vào cơ sở khách hàng của các NHTM trong
nước và kiểm soát một số TCTD thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, các
ngân hàng nước ngoài với ưu thế của mình, một mặt vừa là đối tác chính hỗ trợ về
mặt nguồn vốn, công nghệ, kĩ thuật, năng lực quản lý cho các NHTM trong nước,
mặt khác vừa là đối thủ cạnh tranh để giành thị phần của các NHTM trong nước.
Điều này dẫn dến nguy cơ giảm thị phần và chia sẻ khách hàng do các NHTM
trong nước không thể theo kịp các ngân hàng nước ngoài đã có nhiều năm hoạt
động với những sản phẩm dịch vụ hiện đại, giá cả hấp dẫn. Nếu như vào năm
2005, thị phần tín dụng của các NHTM trong nước chiếm đến hơn 90% thì đến
năm 2010, thị phần tín dụng của ngân hàng trong nước giảm xuống còn khoảng
hơn 80%, trong đó, rõ rệt nhất là sự sụt giảm thị phần tín dụng của các NHTM Nhà
nước từ 79,5% vào năm 2005 xuống còn 49,3% vào năm 2010, nhường chỗ cho sự
mở rộng thị phần của khối ngân hàng nước ngoài và liên doanh. Trong một cuộc
khảo sát của nhóm tư vấn công ty MCG cũng cho thấy kết quả về tâm lý chuyển
sang sử dụng dịch vụ ngân hàng nước ngoài. Cụ thể có hơn 50% khách hàng được
hỏi sẽ chuyển sang gửi tiền tại ngân hàng nước ngoài nếu họ được phép lựa chọn;

6


và khoảng 45% khách hàng cá nhân và DN sẽ chuyển sang vay ngân hàng nước
ngoài.
Thứ ba, sự hội nhập đề ra những yêu cầu mới đối với các ngân hàng để có thể
hoạt động tốt trong điều kiện thị trường mới. Có thể kể ra vài yếu tố như sau:













Về quy mô và năng lực tài chính: các NHTM phải tiếp tục tăng vốn để đảm
bảo mức vốn tự có theo tiêu chuẩn Basel II thông qua việc phát hành cổ
phần bổ sung và nguồn vốn từ Chính phủ. Mua lại, sáp nhập các TCTD, mở
rộng nguồn vốn huy động để nâng cấp quy mô hoạt động và năng lực tài
chính.
Nâng cao chất lượng tài sản, giảm tỷ lệ nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín
dụng, kiểm soát mức độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy mô vốn huy
động và cơ cấu kỳ hạn,…
Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, hiện đại
hóa công cụ quản trị rủi ro, xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ
mạnh, có khả năng cảnh báo rủi ro sớm và có khả năng kiểm soát hiệu quả
rủi ro trong hoạt động tín dụng và quản lý thanh khoản.
Hiện đại hóa hệ thống công nghệ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ
thông tin như là bước đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách với các đối thủ
cạnh tranh, cung cấp tốt hơn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại và là
phương tiện hỗ trợ cho quản trị ngân hàng.
Mở rộng mạng lưới chi nhánh cả trong nước và quốc tế, tăng cường các
kênh phân phối điện tử để gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của khách
hàng, giữ vững thế mạnh trong mạng lưới phân phối nội địa, đồng thời mở

rộng địa bàn hoạt động để thu hút các khách hàng mới.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có chính sách thu hút nhân tài,
tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao
ý thức, đạo đức nghề nghiệp.

Như vậy, qua một số phân tích có thể thấy môi trường kinh tế có thể có ảnh
hưởng rất nhiều tới ngành NH. Có thể tạo ra những thuận lợi, cũng có thể tạo ra cả
những khó khăn, thách thức.
2.2.

Nhân tố Khoa học- công nghệ:

Khoa học công nghệ đã và đang tạo nên cuộc cách mạng trong việc vận hành
hệ thống tài chính ngân hàng. Thể hiện rõ trong việc tạo ra hệ thống toàn diện hơn,
cung cấp các phương tiện hiệu quả để đưa ra các phương hướng chiến lược chính
xác và việc đưa ra các sản phẩm, dịch vụ hiện đại mới. Những điều đó đã giúp cho

7


các hoạt động chính của ngân hàng như huy động vốn, thanh toán…được thực hiện
nhanh chóng, chính xác một cách tuyệt đối.
Trong việc cải thiện hệ thống ngân hàng, có thể kể ra vài điểm chính sau. Về
tốc độ giao dịch, nếu như trước năm 1993, hoạt động thanh toán liên ngân hàng
thực hiện qua bưu điện mất từ 10-15 ngày/1 giao dịch thì đến cuối những năm
1990 thông qua việc việc áp dụng công nghệ tin học, thời gian thanh toán liên ngân
hàng rút xuống còn từ 2 - 3 ngày. Từ năm 2003 đến nay, với sự tài trợ của Ngân
hàng Thế giới (WB), dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán đã
hoàn thành và thiết lập được hạ tầng thanh toán quốc gia hiện đại, mà hạt nhân là
Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTLNH), thời gian thực hiện thanh

toán giảm xuống chỉ còn 10 giây cho một thanh toán bất kỳ trên toàn quốc. Hệ
thống TTLNH trung bình xử lý 130.000 giao dịch/ngày với số tiền tương ứng
150.000 tỷ đồng. Trong ngày cao điểm hệ thống xử lý hơn 362.000 giao dịch/ngày
với số tiền tương ứng 304.600 tỷ đồng. Doanh số thanh toán của Hệ thống này
hàng năm đạt trên 10 lần GDP của Việt Nam. Những bước tiến đó góp phần làm
cho vốn luân chuyển nhanh và thuận tiện hơn. Ngoài ra nó cũng góp phần thúc đẩy
việc thanh toán không dùng tiền mặt, nếu tỷ lệ sử dụng ngân hàng điện tử tăng lên
thì ngân hàng sẽ giảm chi phí in ấn, bảo quản, kiểm đếm… Đây cũng là tiền đề để
ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng. Đối với hệ thống bảo mật
Trong việc phân tích đưa ra các chính sách, chiến lược, sự điểu chỉnh, sự hỗ
trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại và hệ thống đồng bộ đã giúp cho việc thu
thập thông tin nhanh chóng, chính xác hơn. Sự hiệu quả này đã được chứng minh
trong thời gian vừa qua, ví dụ . . .
Việc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hiện đại mới là một điểm nổi bật quan
trọng trong sự ứng dụng khoa học công nghệ. Có thể kể ra những những dịch vụ,
sản phẩm nổi bật hiện nay như:
+ ATM: thẻ tín dụng cá nhân giúp các cá nhân có thể rút tiền tại các cây ATM
công cộng 24/24.
+ Internet banking: khách hàng giao dịch trực tiếp trên hệ thống website của ngân
hàng. Không phải đến trực tiếp ngân hàng để giao dịch.
+ Sms banking: khách hàng giao dịch qua tin nhắn tới tổng đài của ngân hàng.
+ mPOS: thanh toán bằng thẻ thông qua các thiết bị smartphone.

8


+ Ngoài ra khách hàng hiện nay còn có thể thực hiện rất nhiều thanh toán mới như
thanh toán tiền điện, vé máy bay, nạp thẻ di động thông qua sự liên kết của NH với
các tổ chức khác.
Tập đoàn điện lực đã hợp tác triển khai dịch vụ với gần 30 ngân hàng và

đối tác, qua hơn 2.000 điểm thu ngoài hệ thống điện lực bằng các hình thức: SMS
banking, thanh toán tự động qua tài khoản ngân hàng, thanh toán qua internet
banking...
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) cũng đã ký hợp đồng với nhiều
ngân hàng như: Agribank, ABBank, BIDV, Vietinbank và VIB… về hợp tác thu hộ
tiền điện qua nhiều kênh: Trích nợ tự động, chuyển tiền, nộp tiền tại quầy, Mobile
banking, ngân hàng trực tuyến và máy rút tiền/điểm chấp nhận thẻ…
Hình thức thanh toán tiền điện qua NH:


Thanh toán tại máy ATM: Khách hàng có thẻ ATM do ngân hàng
cung cấp kênh thanh toán phát hành và số dư khả dụng lớn hơn số tiền
điện còn nợ có thể sử dụng máy ATM của ngân hàng để thực hiện
thanh toán hóa đơn tiền điện.



Thanh toán tại Quầy giao dịch của ngân hàng: Với 02 hình thức:
chuyển khoản cho khách hàng có tài khoản tại ngân hàng và nộp tiền
mặt.



Thanh toán qua POS: Thao tác tương tự trên kênh ATM và được thao
tác trên các máy chấp nhận thẻ của ngân hàng (các POS).



Thanh toán qua UNC: Khách hàng chủ động đăng ký với ngân hàng
về việc đến kỳ hóa đơn của khách hàng, ngân hàng kiểm tra số dư của

khách hàng và tự động trích tiền từ tài khoản của khách hàng, chuyển
sang tài khoản của công ty điện lực để thanh toán hóa đơn.

Các dịch thanh toán liên kết của Vietinbank hiện nay:

9


KH – CN phát triển cũng kéo theo những khó khăn thách thức phức tạp mới
đối với ngành ngân hàng. Những vấn rất được quan tâm hiện nay là những rủi ro
cho khách hàng cũng như cho chính ngân hàng trong giao dịch, sự gia tăng của tội
phạm công nghệ cao và những yêu cầu về bảo mặt cao hơn đối với các ngân hàng.
Rủi ro cho khách hàng có thể đến từ những sai sót trong giao dịch giữa ngân
hàng và khách hàng. Với số lượng giao dịch lớn như hiện nay, áp lực cho nhân
viên nhiều hơn, kèm theo đó là sự đơn giản hơn trong thanh toán việc xảy ra những
nhầm lẫn là rất dễ gặp phải. Chỉ cần nhập sai 1, 2 con số trong khi thủ tục quá gọn
nhẹ đơn giản, sau khi xác nhận trong hệ thống cũng có thể gây ra những hậu quả
lớn cho cả khách hàng vào ngân hàng.
Sự gia tăng tội phạm công nghệ cao là một vấn đề khác gây ra những thiệt
hại nặng nề cho ngân hàng. Có thể kể đến nhiều hình thức hoạt động của tội phạm
hiện nay như làm giả thẻ tín dụng hoặc ATM, ăn cắp thông tin từ khách hàng để
lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. . . Hơn nữa, số lượng tội phạm này đang có xu hướng
tăng lên cũng là kết quả dựa trên sự phát triển KH – CN, khi những cá nhân này có
nhiều phương tiện tinh vi hơn để thực hiện các hoạt động của mình.
Cuối cùng, những yêu cầu bảo mật cao hơn cũng là một thách thức đối với
các ngân hàng. Khi hệ thống cơ sở dữ liệu và số lượng khách hàng trở nên lớn hơn,
10


thì càng cần có một hệ thống bảo mật tốt hơn để có thể đảm bảo hoạt động tốt của

ngân hàng. Nếu không, những sự đe dọa của tội phạm hay sự thất thoát thông tin
quan trọng có thể gây ra những hậu quả lớn cho cả NH và khách hành. Ngoài ra,
những công nghệ, quản lý mới từ các nước tiên tiến cũng có những yêu cầu khắt
khe hơn đối với công tác bảo mật. Nó đôi khi cũng khiến các ngân hàng gặp những
khó khăn trong việc chuyển đổi, áp dụng những quy trình công nghệ mới.
Như vậy, có thể thấy sự phát triển của KH – CN đã đem lại những sự cải
tiến, sản phẩm, dịch vụ mới góp phần to lớn phát triển mạnh hoạt động của ngành
ngân hàng. Tuy nhiên, đi kèm theo nó cũng có rất nhiều những thách thức.
Bảng tổng hợp cơ hội và thách thức:




Cơ hội
Tiếp cận với những công nghệ
tiên tiến của thế giới để hoàn
thiện tốt hơn hệ thống NH.
Sự xuất hiện các sản phẩm, dịch
vụ NH hiện đại mới.

2.3.





Thách thức
Nguy cơ xuất hiện các rủi ro cao
hơn.
Sự phát triển của tội phạm CN

cao.
Yêu cầu cao hơn đối với hệ thống
bảo mật.

Nhân tố văn hóa – xã hội

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã
hội đặc trưng, và những yếu tố này ảnh hưởng đến đặc điểm của người tiêu dùng
tại các khu vực đó.
2.3.1.
-

-

-

Yếu tố xã hội:

Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ: Hơn 60% dân số Việt Nam là những người
thuộc độ tuổi lao động. Đây là nhóm tuổi có nhu cầu tiêu dùng mạnh các sản
phẩm của ngân hàng.
Trình độ dân trí và mức sống cao ở các khu vực thành thị. Điều này tăng khả
năng tiếp cận với dịch vụ và mức độ thường xuyên sử dụng dịch vụ của ngân
hàng cao hơn. Bên cạnh đó là quá trình đô thị hóa nhanh giúp tạo thuận lợi
cho sự phát triển của ngân hàng.
Nhiều công nghệ tiên tiến hiện đại của thế giới đã được đưa tới người tiêu
dùng là kết quả của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
2.3.2.

Yếu tố văn hóa

11


-

-

-

-

Tâm lý lo sợ đối với dịch vụ ngân hàng của người dân: người dẫn lo về việc
ngoại tệ mất giá và thủ tục giao dịch rườm rà. Ngoài ra, nhận thức về thẻ và
chế độ bảo mật thẻ còn thấp.
Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân: số liệu cho thấy hiện nay khối
lượng tiền mặt lưu thông khoảng 22,2- 22,8%, điều đó cho thấy dịch vụ
thanh toán qua ngân hàng chưa thực sự được người dân tin tưởng sử dụng.
Sự thiếu hiểu biết và thông của người dân nông thôn đối với các chính sách,
dịch vụ của ngân hàng. Do những hạn chế về tri thứ, công nghệ, và sự phân
bố mạng lưới chi nhánh, người dân ở nông thôn ít được tiếp cận với các
ngân hàng, không biết đến cũng như không hiểu rõ các chính sách ưu tiên,
khuyến mãi đặc biệt của ngân hàng. Do đó, khi có khoản tiền nhàn dỗi họ
thường tích giữ bên mình. Họ thường tìm đến các ngân hàng không phải với
mục đích là gửi tiết kiệm mà họ tới để vay vốn làm nhà, mở rộng chăn nuôi,
sản xuất.
Yêu cầu ngày càng cao của khách hàng đối với các dịch vụ của Ngân hàng
do sự cạnh tranh giữa các NHTM với nhau.

Bảng tổng hợp cơ hội và thách thức:




Cơ hội
Nhu cầu tăng cao từ giới trẻ.
Gia tăng khách hàng do trình độ
dân trí và mức sống cao.







2.4.

Thách thức
Tâm lý sử dụng tiền mặt
Sự phát triển hệ thống thông tin
đến các khu vực có nhiều hạn
chế.
Nhận thức của người dân về ngân
hành điện tử.
Yêu cầu cao của khách hàng về
chất lượng dịch vụ.

Nhân tố pháp luật và chính trị

Pháp luật và chính trị ảnh hưởng tới tất cả các ngành nghề kinh doanh
trong nền kinh tế. Đối với ngành ngân hàng, sự ảnh hưởng này là rất rõ ràng.
2.4.1.


Về pháp luật

12


Các ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ trong quá trình hoạt
động thông qua những bộ luật và quyết định của ngân hàng trung ương.
Những quy định nổi bật của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng
như sau:
Chính sách lãi suất của Việt Nam từ khi đổi mới (1988) đến nay đã có nhiều
thay đổi: Từ chính sách lãi suất cố định (1988-1992), lãi suất trần cho vay và
sàn lãi suất huy động có linh hoạt (1993- 2000), lãi suất cơ bản kèm biên độ dao
động (2000-2001 với ngoại tệ và 2000- 2002 với nội tệ), lãi suất thỏa thuận
(2002-2010).
Tuy nhiên, từ 2011 đến nay, với chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách lãi
suất của Ngân hàng Nhà nước đã có những thay đổi theo hướng kiểm soát chặt
chẽ hơn, khởi nguồn bằng chính sách lãi suất trần huy động theo Thông tư
02/2011 ngày 3/3/2011. Từ đó đến nay, chính sách lãi suất trần huy động vẫn
được thực hiện, nhưng có sự điều chỉnh linh hoạt hơn, chỉ tập trung vào huy
động ngắn hạn và điều chỉnh theo tín hiệu thị trường; và trần lãi suất cho vay
ngắn hạn của một số ngành, lĩnh vực trọng điểm. Điều này cũng đồng nghĩa với
việc Ngân hàng Nhà nước vẫn đánh giá hệ thống tổ chức tín dụng chưa thực sự
hoạt động trở lại bình thường và cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính an toàn
cao nhất của cả hệ thống.

Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với một số lĩnh vực ưu tiên
tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 7%, tại quỹ tín dụng
nhân dân và tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa là 8%. Lãi suất tối
đa với tiền gửi VNĐ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1%/năm, tiền gửi

có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5.5%, riêng quỹ tín dụng nhân dân và tổ
chức tài chính vi mô là 6%/năm. Với tiền gửi bằng USD, lãi suất tối đa áp dụng
với tiền gửi của tổ chức là 0.25%/năm và tiền gửi của cá nhân là 0.75%/năm.

13


Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là công cụ chính sách tiền tệ để đảm bảo nền an ninh
tiền tệ của quốc gia, bên cạnh đó làm cho việc quản lý hệ thống các ngân hàng
thương mại trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài hai yếu tố trên, NHTW còn có những quy định về mức dư nợ tín dụng, tỷ
lệ an toàn vốn . . . để kiểm soát hoạt động của các ngân hàng.
Những bộ luật, văn bản của chính phủ đối với ngành ngân hàng:

Luật tổ chức tín dụng 2010: Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 quy
định rõ việc thành lập, tổ chức, giải thể, hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo
đó việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn
phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt
động ngân hàng đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, các chính sách cụ thể riêng biệt của chính phủ cũng có những tác
động trực tiếp tới hoạt động của ngành ngân hàng. Có thể đưa ra một số ví dụ
sau:
-

Đề án tái cơ cấu ngân hàng:



Mục tiêu của đề án là giảm thiểu các ngân hàng hoạt động không tốt, cải

thiện sự an toàn và hiệu quả của hoạt động tài chính. NHNN định hướng
giảm xuống còn khoảng 20 ngân hàng và hình thành một số NHTM có quy
mô lớn với khả năng cạnh tranh mạnh, đặc biệt tăng cường được quy mô và
vị trí chi phối của các NHTM nhà nước trong hệ thống. Việc sử dụng ngân
hàng lớn “cưu mang” ngân hàng nhỏ được giới chuyên gia đánh giá cao, bởi
họ có đủ tiềm lực tài chính để bù đắp sự thiếu hụt về vốn, nhân lực, quản
trị…



Lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đến năm 2017, và hiện nay đang
bước vào giai đoạn 2.

Ảnh hưởng tới Vietinbank:

14


Ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc VietinBank cho biết, ngày 22/5,
VietinBank chính thức tiếp nhận PGBank (Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Xăng dầu Petrolimex), mở ra nhiều cơ hội.

Trước hết, VietinBank tăng thêm quy mô và năng lực tài chính. Ông Thọ
nói: “Khi sáp nhập, với VietinBank, tổng tài sản tăng trên 25 nghìn tỷ đồng;
vốn điều lệ tăng 3 nghìn tỷ đồng, trở thành ngân hàng đứng đầu hệ thống về
vốn điều lệ; số dư tín dụng tăng khoảng 15 nghìn tỷ đồng và huy động vốn
tăng trên 18 nghìn tỷ đồng”.

Ngoài ra, VietinBank có điều kiện mở rộng thêm mạng lưới chi nhánh khi
thừa hưởng giấy phép 16 chi nhánh, 63 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm từ

mạng lưới PGBank.

Nhờ đó, VietinBank sẽ vươn tầm hoạt động các tuyến xã, thôn và cung cấp
dịch vụ ngân hàng tới 2.200 cây xăng trong hệ thống Petrolimex và 4.000
cây xăng đại lý của Petrolimex.

Đặc biệt, đi cùng với hồ sơ pháp lý sáp nhập PGBank, VietinBank
còn ký thêm thỏa thuận hợp tác toàn diện với Petrolimex mà theo đó, với
thời hạn hợp tác tối thiểu 10 năm, không hủy ngang, VietinBank có thể độc
quyền bán các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng qua hệ thống nội bộ
và đại lý của “đại gia” xăng dầu này.
Việt Nam đang dân dần cải thiện bộ luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các
chính sách kinh tế nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm phát triển.
Các chính sách khuyến khích đầu tư
Lấy ví dụ trong ngành Thủy sản, chính sách được đưa ra nhằm tạo điều kiện
cho ngư dân vay tiền từ các ngân hàng để đóng tàu, phục vụ cho việc đánh bắt nuôi

15


thủy hải sản. Trong đó ngư dân được vay với thời hạn dài và chỉ phải trả 60% số
nợ, 40% còn lại sẽ được Nhà nước hỗ trợ.

2.4.2.

Về Chính trị:

Nền chính trị Việt Nam được đánh giá vào dạng ổn định trên thế giới. Đây là
một yếu tố thuận lợi cho ngành Ngân hàng nói tiêng và nền kinh tế Việt Nam nói
chung. Cụ thể:

-

-

-

Môi trường chính trị ổn định thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển và khiến
các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam thúc đẩy nền
kinh tế phát riển kéo theo sự phát triển của ngành ngân hàng
Các tập đoàn tài chính nước ngoài đầu tư vốn vào ngành ngân hàng tăng lên
làm tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực này tạo điều kiện thúc đẩy ngành
Ngân hàng phát triển
Nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình công, bãi
công… từ đó giúp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, ít rủi ro
hơn. Thông qua đó thu hút đầu tư vào các ngành nghề trong đó có ngành
Ngân hàng.

Bảng tổng hợp cơ hội và thách thức:





Cơ hội
Môi trường kinh doanh thuận lợi
và minh bạch hơn.
Cơ hội gia tăng hoạt động do các
chính sách khuyến khích đầu từ
của chính phủ
Sự gia tăng đầu tư từ nước ngoài

và của các DN trong nước.



3. Phân tích môi trường ngành
3.1.
Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại.
3.1.1. Xác định đối thủ cạnh tranh hiện tại.

16

Thách thức
Nguy cơ cạnh tranh từ các TCTD
nước ngoài.


Sở hữu của NHNN tại các ngân hàng hiện nay
Biểu đồ các đối thủ cạnh tranh trong ngành ngân hàng.

17


Qua biểu đồ, dựa trên 2 tiêu thức là cơ cấu vốn chủ sở hữu và mạng lưới chi
nhánh, ta thấy các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Vietinbank gồm có 3 ngân hàng:
Agribank, BIDV, và Vietcombank.
3.1.2.

Phân tích đánh giá đối thủ cạnh tranh.

Trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay, có rất nhiều yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh

cho từng ngân hàng. Trong bài, xin nêu ra những yếu tố chính và những tiêu chí
dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của từng yếu tố. Thông qua các số liệu thu
thập, ta sẽ xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh của 4 ngân hàng.


Sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ

+ Tiêu thức: số lượng các dịch vụ hiện nay
+ Đánh giá: sự có đủ các dịch vụ chủ yếu, việc đưa ra các sản phẩm mới.


Chất lượng dịch vụ:

+ Tiêu thức đánh giá: sự cung cấp thông tin kịp thời và rõ ràng, độ bảo mật, chi
phí và sự đảm bảo lợi ích đối với khách hàng.
+ Sự đánh giá: bảng xếp hạng hay giải thưởng nào đó, sự than phiền.


Uy tín thương hiệu

+ Tiêu thức: lịch sử hình thành, các thành tựu, sự phát triển ổn định trong thời
gian qua, sự cam kết hay hiệu quả đối với các dự án đã kí kết, sự làm việc hiệu
quả đối với các đối tác, các đối tác chiến lược có uy danh tiếng mới được kí kết
(mua cổ phần, hợp tác chuyển giao công nghệ . . .)
+ Sự đánh giá: các giải thưởng, các hiệp định chiến lược đã kí kết, tốc độ tăng
trưởng, nguồn vốn của nhà nước


Chất lượng nguồn nhân lực


+ Tiêu thức: số lượng nhân viên, cơ cấu nhân viên (tỷ lệ giới tính, tuổi), trình độ
nhân viên, thái độ phong cách phục vụ của nhân viên
+ Sự đánh giá: nguồn tuyển mộ nhân viên, trình độ ban lãnh đạo, sự đánh giá
của khách hàng, sự ăn mặc tác phong của nhân viên


Thời gian phục vụ khách hàng

+ Sự đánh giá: thời gian thực hiện các giao dịch của ngân hàng với khách hàng
18


Số mạng lưới chi nhánh
+ Sự đánh giá: số lượng các chi nhánh trong và ngoài nước.
Ta có một số số liệu thống kê như sau:


Về uy tín thương hiệu:

Top 10 Ngân hàng dẫn đầu về uy tín (từ tháng 7/2013 đến tháng 6/2014) theo
Vietnam Report

Qua số liệu trên có thể thấy, về uy tín thương hiêu, cả BIDV, Vietinbank và
VCB đều chứng tỏ được thương hiệu của mình trong ngành ngân hàng tại Việt
Nam. Riêng Agribank do đặc thù là ngân hàng hỗ trợ cho phát triển nông thôn nên
có uy tín riêng của mình. Ngoài ra úy tín thương hiệu còn phụ thuộc vào sự ổn định
trong tăng trưởng lợi nhuận, hệ số ROE và tỷ lệ nợ xấu, bảng thống kê và các tiêu
chí đó sẽ được tổng hợp ở phần cuối của phân tích.



Về nhân sự:

19


Số lượng nhân sự trong các NH hiện nay
Từ thống kê về số lượng nhân viên của các NH, có thể thấy Agrbank có số
lượng lớn nhất, xếp sau lần lượt là Vietinbank, BIDV và Vietcombak.


Về mạng lưới chi nhánh

20


Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch các ngân hàng
Ta thấy, cả 4 ngân hàng đều dẫn đầu về mạng lưới chi nhánh trong ngành ngân
hàng. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa các ngân hàng là tương đối lớn. Cụ thể Agr
dẫn đầu với con số 2300, gấp đôi so với Vietinbank và gấp gần 5 lần so với BIDV
và VCB.


Về thời gian phục vụ khách hàng
21


Hình thức rút tiền nhanh- có phí : Rút tiền trong giờ hành chính từ 8h00 thứ 2
đến 12h00 thứ 7 hàng tuần. Nhận tiền trong ngày.

ST

T

Tài khoản Ngân
hàng của bạn

Thời
gian
rút

1

VietcomBank –
Ngân hàng Ngoại
Thương VN

Từ 8h16h

2
3

4

VietinBank –
Ngân hàng Công
Thương
BIDV BankNgân hàng đầu tư
AgriBank – Ngân
hàng Nông
Nghiệp vàPTNT


Thời gian
tiền vào tài
khoản Ngân
hàng

Sau 15 phút

Phí rút tiền về tài khoản
Ngân hàng (do Ngân hàng
của bạn thu)
Tài khoản
Tài khoản
Ngân hàng
Ngân hàng
mở tại Hà
mở tại khu
Nội
vực khác
7,700đ/GD
(Từ ngày
28/10/2015)

7,700đ/GD
(Từ ngày
28/10/2015)

Sau 1 –
2 tiếng

Sau 15 phút


11,000đ

11,000đ

Từ 8h16h

Sau 15 phút

6,600đ

6,600đ

Sau 1 – 2
tiếng

Nội thành
HN: tối thiểu
5,500đ/Ngoạ
i thành HN:
11,000 đ

Tối thiểu
19,800 đ

Trước
13h
chiều

Có thể thấy, thời gian phục vụ của các NH là tương đối đồng đều, riêng chỉ có Agr

là chậm hơn hẳn.
Từ những số liệu thống kê và phân tích trên, ta có ma trận hình ảnh cạnh tranh như
Các yếu tố

Mức

Vietinbank

Vietcombank

22

BIDV

Agribank


cạnh tranh

Nợ xấu
2. ROE
3. Chất lượng
dịch vụ
4. Thời gian
đáp ứng
5. Uy tín
thương
hiệu
6. Nguồn
nhân lực

7. Mạng lưới
chi nhánh
Tổng cộng
1.

độ
quan
trọn
g
(%)
10
10

Phân
loại

Số
điểm
quan
trọng

Phân
loại

Số
điểm
quan
trọng

Phân

loại

Số
điểm
quan
trọng

Phân
loại

4
2

0.4
0.2

2
3

0.2
0.3

3
4

0.3
0.4

1
1


20

4

0.8

4

0.8

4

0.8

2

20

3

0.6

4

0.8

4

0.8


2

10

4

0.4

4

0.4

4

0.4

4

10

4

0.4

4

0.4

4


0.4

4

20

3

0.6

1

0.2

2

0.4

4

100

3.4

3.1

3.5

Ta thấy Vietinbank đạt điểm số quan trọng là 3.4. Điều đó cho thấy khả

năng cạnh tranh của Vietinbank là rất cao. Ngân hàng có ưu thế trong hầu hết các
đặc điểm quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh nhứ chất lượng dịch vụ, nguồn
nhân lực, uy tín thương hiệu . . . Ta cũng thấy VCB và BIDV có khả năng cạnh
tranh cao đối với Vietin, trong đó BIDV là đối thủ cạnh tranh quan cần chú ý nhất
với sự phát triển nhanh, mạnh và đạt được hiệu quả sử dụng nguồn vốn ROE tốt
hơn. Agribank là đối thủ cạnh tranh yếu hơn cả.
3.2.

Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Ngành ngân hàng là một ngành đặc thù với những rào cản rất lớn trong việc
gia nhập ngành như về vốn điều lệ và rất nhiều yêu cầu đối với hệ thống quản lý
và nhân sự. Trong tiến trình thực hiện lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện
nay, thì việc xuất hiện những ngân hàng trong nước mới là rất khó xảy ra. Tuy
nhiên, với việc hội nhập kinh tế thế giới đang được đẩy mạnh hiện nay, khi những
định chế về tài chính và phi tài chính đã được nới lỏng thì nguy cơ về đối thủ tiềm
ẩn xuất phát chủ yếu từ yếu tố đầu tư nước ngoài. Trong bài sẽ tập trung phân tích
về yếu tố này.
23

Số
q
tr


Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, từ ngày 1/4/2007, các
ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được phép thành lập tại Việt Nam. Đến nay
đã có 6 ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, bao gồm: Ngân hàng
Shinhan, Hong Leong , Standard Chartered, HSBC, ANZ, và Public Bank. Trong
những năm gần đây hoạt động của các ngân hàng này phát triển tương đối tốt.

Mặc dù các NH này giữ bí mật về doanh thu và lợi nhuận, nhưng có thể khẳng
định khả năng cạnh tranh cực cao của họ dựa trên lợi thế về công nghệ, kinh
nghiệm, trình độ quản lý và chất lượng nhân sự. Sau một thời gian hoạt động,
việc hiểu biết nhiều hơn về thị trường Việt Nam sẽ giúp họ tạo được sức ép lớn
đối với các NHTM trong nước. Ngoài các NH nước ngoài, các tổ chức bảo hiểm
hoặc các tổ chức tài chính tín dụng khác cũng tạo ra nguy cơ cạnh tranh tương tự.
Ngoài 6 gương mặt kể trên, theo thống kê của NHNN tính đến ngày 30/6/2014,
hiện có 43 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, nhiều chi
nhánh, văn phòng đại diện của các ngân hàng lớn trên thế giới đã xuất hiện tại
Việt Nam nhiều năm qua như Commonwealth Bank (Australia), ING (Hà Lan),
Sumitomo Mitsui Financial Group (Nhật Bản), Deutsche Bank (Đức)... Việc xuất
hiện những chi nhánh của các NH này tại Việt Nam đã cho thấy sự quan tâm họ
đối với thị trường và cũng cho thấy khả năng sẵn sàng nhảy vào cuộc chơi của họ.


Về hệ thống công nghệ, cơ sở hạ tầng:

Các NH nước ngoài có công nghệ và hệ thống quản lý tiên tiến trên thế giới.
Dựa trên đó họ có thể cung cấp các dịch vụ với chất lượng tốt nhất tới khách hàng.
Ngoài ra, họ cũng đáp ứng đủ những tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động trong khi
các NH trong nước phải mất thời gian để tiến hành thay đổi và áp dụng được
những tiêu chuẩn đó. Dựa vào những điều này, họ có thể tạo ra sức ép lớn cho
Vietinbank.


Về nguồn vốn:

Tiềm lực tài chính của các NH này là không thể bàn cãi. Tất cả những NH
kể trên đều dễ dàng đạt được các yêu cầu về vốn, và không những thế, trong những
năm gần đây, quy mô về vốn và tài sản đều được tăng trưởng một cách ổn định.


24


Tất cả các yếu tố khác như nhân sự, uy tín thương hiệu… của họ cũng đều
rất tốt. Điểm yếu duy nhất của họ vẫn là cần thời gian để hiểu thêm về thị trường
Việt Nam. Họ cần nắm rõ hơn về thói quen mua sắm, tâm lý người tiêu dùng, xu
hướng của thị trường thì mới có thể hoạt động một cách tốt nhất.
Như vậy, qua một vài phân tích, có thể thấy sức ép từ các đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn này thật sự là một vấn đề cần quan tâm tới của Vietinbank.
3.3.

Sức ép từ khách hàng:

Khách hàng của Vietinbank chủ yếu có hai loại. Đó là khách hàng đi vay vốn
và khách hàng đóng vai trò là nhà cung cấp vốn – tức người đi gửi tiền.
Ma trận các đặc điểm KH:
Tiền gửi / tiết
kiệm

Doanh nghiệp
- Gồm các dịch vụ:
+ Tiền gửi thanh toán
+ Tiền gửi ký quỹ
+ Tiền gửi thấu chi
+ Tiền gửi đầu tư kỳ hạn tự động
+ Tiền gửi đầu tư đa năng
+ Tiền gửi đầu tư linh hoạt
25


Cá nhân
- Sản phẩm, dịch vụ
+ Tiền gửi không kỳ hạn
+ Tiền gửi có kỳ hạn
+ Tiết kiệm tích lũy
+ Tiền gửi đặc thù
- Yêu cầu:


×