TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA: KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ TRƢỜNG
EU_CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thu Hà
Lớp : Anh 4
Khóa : 43
Giáo viên hƣớng dẫn : PGS.TS. Phạm Duy Liên
Hà Nội, Tháng 06/2008
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG EU 4
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH
CHÂU ÂU (EU) 4
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA EU 4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ EU 4
1.2. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP 5
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 7
2.1. HỘI ĐỒNG BỘ TRƢỞNG 7
2.2. ỦY BAN CHÂU ÂU 7
2.3. NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU 7
2.4. TOÀ ÁN CHÂU ÂU 8
II. THỊ TRƢỜNG EU 8
1. THƢƠNG MẠI EU TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 8
2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG EU 11
2.1. TẬP QUÁN, THỊ HIẾU TIÊU DÙNG, KÊNH PHÂN PHỐI VÀ
CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG CỦA EU 12
2.2. CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI CỦA EU 15
3. CÁC RÀO CẢN THƢƠNG MẠI CỦA EU 17
3.1. HÀNG RÀO THUẾ QUAN 17
3.2. HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN 19
CHƢƠNG II: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO THỊ
TRƢỜNG EU 25
I. QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM-EU 25
1. THỎA THUẬN THƢƠNG MẠI SONG PHƢƠNG 25
1.1. HIỆP ĐỊNH BUÔN BÁN HÀNG DỆT MAY 25
1.2. HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ HỢP TÁC VIỆT NAM-EU 26
2. THƢƠNG MẠI VIỆT NAM- EU 26
2.1. XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO EU 27
2.2. NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ EU 34
II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƢỜNG EU 36
1. NHỮNG CƠ HỘI 36
1.1. TIỀM NĂNG THƢƠNG MẠI CỦA EU 36
1.2. QUAN HỆ THƢƠNG MẠI, CHÍNH TRỊ VÀ NGOẠI GIAO GIỮA
VIỆT NAM VÀ EU NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN TỐT ĐẸP 38
1.3. EU LÀ MỘT THỊ TRƢỜNG THỐNG NHẤT VỚI 27 QUỐC GIA
THÀNH VIÊN 42
1.4. EU CHUYỂN HƢỚNG CHIẾN LƢỢC SANG CHÂU Á 44
1.5. LỢI THẾ CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO 45
2. NHỮNG THÁCH THỨC 47
2.1. CÁC RÀO CẢN THƢƠNG MẠI 47
2.2. ÁP LỰC CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƢỜNG EU 52
2.3. HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ THƢƠNG HIỆU CỦA HÀNG
HÓA 55
2.4. THÁCH THỨC TỪ VIỆC GIA NHẬP WTO 58
2.5. NHỮNG THÁCH THỨC XUẤT PHÁT TỪ CHÍNH BẢN THÂN
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 59
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÁC 62
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƢỜNG 62
EU TRONG THỜI GIAN TỚI 62
I. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG EU TRONG NHỮNG NĂM TỚI 62
1. ĐỊNH HƢỚNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG EU ĐẾN NĂM 2010 62
2. MỤC TIÊU XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƢỜNG EU ĐẾN NĂM 2010 63
II. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƢỜNG
EU 64
1. KINH NGHIỆM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƢỚC NGOÀI
KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO THỊ TRƢỜNG EU 64
1.1. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TRUNG
QUỐC 64
1.2. KINH NGHIỆM THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG EU CỦA NHẬT
BẢN 66
2. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ
TRƢỜNG EU 68
2.1. TÍCH CỰC NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG EU, NẮM BẮT NHU
CẦU, THỊ HIẾU VÀ THÓI QUEN TIÊU DÙNG, TÌM HIỂU HỆ
THỐNG LUẬT PHÁP VÀ CÁC RÀO CẢN MÀ EU ĐẶT RA ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU 68
2.2. XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG VÀ
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC MARKETING XÚC TIẾN XUẤT KHẨU
TRÊN THỊ TRƢỜNG EU 71
2.3. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM, TĂNG TÍNH CẠNH
TRANH CHO HÀNG HÓA THÔNG QUA VIỆC ÁP DỤNG KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ TRONG KHÂU SẢN XUẤT HÀNG XUẤT
KHẨU 74
2.4. PHỐI HỢP VỚI CÁC HIỆP HỘI, NGÀNH HÀNG THỰC HIỆN
CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ PHÒNG TRÁNH BỊ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ
GIÁ 75
2.5. XÂY DỰNG THƢƠNG HIỆU CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƢỜNG EU 79
2.6. ÁP DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KINH DOANH
HÀNG XUẤT KHẨU 81
2.7. TÌM NGUỒN TÍN DỤNG HỖ TRỢ NHẬP KHẨU ĐỂ ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU 81
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC 82
1. TIẾP TỤC COI EU LÀ THỊ TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM, XÂY
DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG EU THÔNG
QUA VIỆC ĐÀM PHÁN, KÍ KẾT CÁC HIỆP ĐỊNH THỎA THUẬN
SONG PHƢƠNG VÀ ĐA PHƢƠNG 82
2. HOÀN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ, MÔI TRƢỜNG KINH
DOANH TẠO ĐIỀU KIỆN CHO DOANH NGHIỆP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 84
3. HỖ TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC TIẾP CẬN
THỊ TRƢỜNG EU 86
4. THÚC ĐẨY ĐẦU TƢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, GẮN NHẬP
KHẨU CÔNG NGHỆ TỪ EU VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
SANG THỊ TRƢỜNG EU 89
5. TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ
LỰC VÀ CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU MỚI MÀ THỊ TRƢỜNG
EU ĐANG CÓ NHU CẦU LỚN 90
6. CÓ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ
NÂNG CAO KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƢỜNG EU . 92
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
DANH MC BNG BIU
1. Danh mc cỏc bng
Bng 1: Kim ngch xut khu ca EU vi cỏc th trng ch yu 9
Bng 2: Kim ngch xut nhp khu mt s nhúm hng ch yu ca EU27 10
Bng 3: Kim ngch xut nhp khu ca Vit Nam vo EU qua cỏc nm 27
Bng 4: Kim ngch xut khu ca Vit Nam sang EU (2001-2007) 27
Bng 5: Kim ngch xut khu giy dộp ca Vit Nam sang EU 28
Bng 6: Kim ngch xut khu dt may ca Vit Nam sang th trng EU 29
Bng 7: Mt s mt hng nhp khu chớnh t EU 35
Bng 8: Nhp khu ca Vit Nam t mt s th trng chớnh ca EU 35
Bng 9: D kin xut khu mt s mt hng vo EU n nm 2010 64
2. Danh mc cỏc biu
Biểu đồ 1: Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu và thị tr-ờng chính của Việt Nam 30
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị tr-ờng EU 31
Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang EU 32
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất nhập khẩu là hoạt động ngoại thƣơng quan trọng của nền kinh tế
mỗi quốc gia. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có vị trí và vai trò to lớn
trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng. Xuất nhập khẩu giúp tăng thu ngoại tệ, tăng thu ngân
sách, cải thiện cán cân thanh toán, kích thích đổi mới công nghệ, cải tiến cơ
cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của ngƣời dân.
Những năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã
có nhiều phát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đều tăng. Một trong
những nguyên nhân để có đƣợc những thành tựu nhƣ ngày hôm nay của xuất
khẩu Việt Nam đó là việc định hƣớng thị trƣờng mục tiêu đúng đắn, biết khai
thác những thế mạnh xuất khẩu của mình. Những thị trƣờng mục tiêu mà xuất
khẩu Việt Nam đã giành đƣợc nhiều thắng lợi đáng ghi nhận đó là thị trƣờng
Hoa Kỳ, thị trƣờng Liên minh Châu Âu (EU), thị trƣờng Nhật Bản
Hiện nay, thị trƣờng EU đang đƣợc coi là một trong những thị trƣờng
trọng điểm của xuất khẩu Việt Nam. Là một thị trƣờng phát triển, với 27 quốc
gia thành viên, EU đã trở thành một liên minh kinh tế chính trị lớn nhất trên
toàn thế giới, là nơi hội tụ đông đảo các quốc gia có nền kinh tế phát triển.
Không thể phủ nhận rằng EU là một đối tác thƣơng mại quan trọng của rất
nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Là một khu vực kinh tế chung, thống nhất, có quy mô rộng lớn, nhu cầu
và sức mua ổn định, EU đã mở ra một thị trƣờng xuất khẩu đầy tiềm năng cho
các doanh nghiệp Việt Nam. Tận dụng đƣợc những cơ hội lớn do thị trƣờng
EU đem lại sẽ góp phần nâng cao hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang thị trƣờng thế giới, đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế
nƣớc nhà.
2
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi nhƣ vậy, doanh nghiệp xuất khẩu
của Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn nhất định khi thâm nhập vào thị
trƣờng này. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp để phá vỡ những rào cản, đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam sang thị trƣờng EU đang là một bài toán cấp thiết đặt ra cho các doanh
nghiệp Việt Nam.
Đề tài: “Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU_Cơ hội và thách
thức cho các doanh nghiệp Việt Nam” sẽ đi sâu vào việc phân tích những
đặc điểm của thị trƣờng EU, nêu ra những thành tựu, khó khăn mà các doanh
nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trƣờng này và đề
xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam vào thị trƣờng EU.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh nhƣ thị trƣờng Châu Âu
(EU), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng này, những cơ hội
và thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải khi thâm nhập
vào thị trƣờng EU và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam vào thị trƣờng EU.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam vào thị trƣờng EU qua các năm từ năm 2001 đến nay.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ phân
tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, phân loại, mô hình hóa. Đồng thời tham
khảo tƣ liệu thông tin và kế thừa các công trình nghiên cứu trƣớc đây, nghiên
cứu các văn bản pháp luật hiện hành để thu thập các dữ liệu cần thiết. Khóa
luận còn dựa trên cơ sở phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
cũng nhƣ đƣờng lối phát triển chính sách kinh tế của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
3
4. Kết cấu của Khóa luận
- Chƣơng I: Tổng quan về thị trƣờng EU
- Chƣơng II: Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi
xuất khẩu hàng hóa vào thị trƣờng EU
- Chƣơng III: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt
Nam vào thị trƣờng EU trong thời gian tới.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS. TS Phạm Duy Liên,
thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã
giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình thu thập tài liệu
để hoàn thành khóa luận.
Do trình độ còn hạn chế và thời gian cũng có hạn, khóa luận chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý
chân thành từ phía thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.
4
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG EU
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH
CHÂU ÂU (EU)
1. Lịch sử hình thành và phát triển của EU
1.1. Giới thiệu về EU
Liên minh Châu Âu hay Liên hiệp Châu Âu (tiếng Anh: European
Union) là một tổ chức liên chính phủ của các nƣớc Châu Âu. Từ 6 thành viên
ban đầu, hiện nay có 27 quốc gia thành viên. Liên minh đƣợc thành lập với
tên gọi hiện nay theo Hiệp ƣớc về Liên minh Châu Âu năm 1992, thƣờng gọi
là Hiệp ƣớc Maastricht. Tuy nhiên, nhiều phƣơng diện của Liên minh Châu
Âu đã có từ trƣớc, kể từ thập niên 1950, thông qua một loạt các tổ chức tiền
thân.
Liên minh Châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trƣớc ngày
1 tháng 11 năm 1993 tổ chức này đƣợc gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC).
Lịch sử của Liên minh Châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II.
Có thể nói rằng ý tƣởng về hội nhập Châu Âu đã đƣợc nhận thức sẽ giúp ngăn
chặn chiến tranh không xảy ra nữa. Bộ trƣởng Ngoại giao Pháp Robert
Schuman là ngƣời đã nêu ra ý tƣởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài
phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày
mà hiện nay đƣợc coi là ngày sinh nhật của EU và đƣợc kỉ niệm hàng năm là
Ngày Châu Âu. Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là Bỉ, Đức,
Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành 9 quốc gia
thành viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm
1995, tăng lên thành 15. Năm 2004 tăng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên
thành 27.
5
Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của EU xếp theo năm gia
nhập:
1957: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
1973: Đan Mạch, Ailen, Anh
1981: Hy Lạp
1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
Ngày 1/5/2004; Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva,
Latvia, Estonia, Malta, Kypros (Cộng hòa Síp)
Ngày 1/1/2007: Romania, Bulgaria
Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km
2
với dân số là 492,9 triệu
ngƣời (2006) với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ Euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong
năm 2007. Hầu hết các quốc gia Châu Âu đều đang là thành viên của Liên
minh Châu Âu (Theo Eurostat).
Vẫn còn 20 quốc gia gồm Albania, Andorra, Azerbaijan, Belarus,
Bosna và Hercegovina, Gruzia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Malta,
Moldova, Monaco, Montenegro, Na Uy, Nga, San Marino, Serbia, Thổ Nhĩ
Kỳ, Ukraina, và Vatican chƣa gia nhập Liên minh Châu Âu [21]
1.2. Quá trình thành lập
Hơn nửa thế kỉ trƣớc, chính sự tàn phá ở Châu Âu sau Thế chiến II đã
đặt ra yêu cầu phải xây dựng những mối quan hệ quốc tế để ngăn chặn những
thảm kịch nhƣ vậy tái diễn. Hai chính khách Pháp Jean Monnet và Robert
Schumann đã đƣa ra triết lý: “Cái tốt nhất để bắt đầu tiến trình gắn kết Châu
Âu là thông qua phát triển các quan hệ kinh tế”. Triết lý này là nền tảng cho:
Hiệp ước Paris đƣợc kí năm 1951: Cộng đồng Than Thép Châu Âu
(ECSC) đƣợc thành lập.
Hiệp ước Roma (1957) đƣa đến việc thành lập Cộng đồng Nguyên tử
lƣợng (Euratom) và thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu ( EEC).
6
Từ năm 1967, cơ quan điều hành của các cộng đồng trên đƣợc hợp nhất
và gọi là Hội đồng Châu Âu (EC).
Năm 1987, EU bắt đầu triển khai xây dựng “Thị trƣờng nội địa thống
nhất Châu Âu”.
Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu hay còn gọi là Hiệp ƣớc Maastricht, ký
tháng 12 năm 1991 thảo luận tại Maastricht, Hà Lan đã chính thức khai sinh
Liên minh Châu Âu thay thế cho EC với mục đích thành lập liên minh kinh tế
và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đồng tiền chung và một ngân hàng
trung ƣơng độc lập thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện
một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng
thủ chung, tăng cƣờng hợp tác về cảnh sát và luật pháp. Hiệp ƣớc này đánh
dấu một bƣớc ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa Châu Âu.Và nhƣ vậy kể từ
ngày 01/01/2002 đồng Euro đã chính thức đƣợc lƣu hành trong 12 quốc gia
thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan,
Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nƣớc
đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thụy Điển.
Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ƣớc Maastricht sửa đổi, ký ngày
02/10/1997 tại Amsterdam) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh
vực chính nhƣ:
- Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử.
- Tƣ pháp và đối nội.
- Chính sách xã hội và việc làm.
- Chính sách đối ngoại và an ninh chung.
Hiệp ước Schengen: Ngày 19/06/1990, Hiệp ƣớc Schengen đƣợc thỏa
thuận xong. Đến ngày 27/11/1990, 6 nƣớc gồm Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ,
Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ƣớc Schengen. Hai nƣớc Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha ký ngày 25/06/1991. Ngày 26/03/1995, Hiệp ƣớc này mới có
hiệu lực tại 7 nƣớc thành viên. Hiệp ƣớc quy định quyền tự do đi lại của công
7
dân các nƣớc thành viên. Đối với công dân nƣớc ngoài chỉ cần có Visa của 1
trong 9 nƣớc trên là đƣợc phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện
nay, 14 trong 25 nƣớc thành viên EU đã tham gia khu vực Schengen (ngoại
trừ Vƣơng quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland).
Hiệp ước Nice (11/12/2000): tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để
đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cƣờng vai trò của Nghị viện
Châu Âu, thành lập lực lƣợng phản ứng nhanh (RRF).
2. Cơ cấu tổ chức
EU có bốn cơ quan chính là: Hội đồng Bộ Trƣởng, Ủy ban Châu Âu,
Nghị Viện Châu Âu, Tòa án Châu Âu.
2.1. Hội đồng Bộ trưởng
Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các
Bộ trƣởng đại diện cho các thành viên. Các nƣớc luân phiên làm Chủ tịch với
nhiệm kì 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng có Ủy ban đại diện thƣờng trực và
Ban Tổng Thƣ ký.
Từ năm 1975, ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc, hoặc Chính phủ, các Ngoại
trƣởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu có các cuộc họp thƣờng kỳ
để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng
Châu Âu hay Hội nghị thƣợng đỉnh EU.
Hội đồng Bộ Trƣởng là cơ quan lãnh đạo tối cao của EU.
2.2. Ủy ban Châu Âu
Là cơ quan điều hành gồm 20 Ủy viên, nhiệm kỳ 5 năm do các Chính
phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu.
Dƣới các Ủy viên là các Tổng vụ trƣởng chuyên trách từng vấn đề từng khu
vực.
2.3. Nghị viện Châu Âu
8
Gồm 732 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, đƣợc bầu theo nguyên tắc phổ
thông đầu phiếu. Trong nghị viện, các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác
nhau, không theo Quốc tịch.
Chức năng của Nghị viện Châu Âu là thông qua ngân sách, cùng Hội
Đồng Châu Âu ra quyết định trong một số lĩnh vực kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các chính sách của EU, có quyền bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy
ban Châu Âu.
2.4. Toà án Châu Âu
Đặt trụ sở tại Lucxămbua, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sƣ do các
chính phủ thỏa thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Toà án có vai trò độc lập, có
quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Ủy ban Châu Âu văn
phòng chính phủ các nƣớc nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU [21].
II. THỊ TRƢỜNG EU
1. Thƣơng mại EU trong những năm vừa qua
Là khu vực phát triển kinh tế cao, EU với 27 nƣớc thành viên có tổng
diện tích khoảng 4 triệu Km
2
, dân số gần 500 triệu ngƣời, GDP khoảng
14.000 tỷ USD, bình quân đầu ngƣời 29.000 USD/năm (số liệu năm 2007
theo Eurostat).
Các lĩnh vực sản xuất có tính cạnh tranh nhất, chiếm 34% tổng giá trị
sản xuất công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu của EU là: dƣợc phẩm, máy móc
và thiết bị, chế tạo máy bay và công nghệ vũ trụ, sản phẩm khoáng chất phi
kim loại, in ấn và xuất bản, thiết bị khoa học Các lĩnh vực sản xuất có mức
đóng góp thấp nhất là hàng điện tử, thiết bị văn phòng, giày dép, dệt may ,
trong đó giày dép và dệt may đang ở tình trạng thiếu phát [30].
EU là một trong những khu vực đầu tƣ ra nƣớc ngoài cũng nhƣ thu hút
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) nhiều nhất trên thế giới. Trong năm 2006,
EU đã đầu tƣ ra nƣớc ngoài 183 tỷ Euro, tăng 35% so với năm 2005 và đƣợc
9
nhận 135 tỷ Euro FDI, tăng 42% so với năm 2005. Đầu tƣ nội bộ EU giảm
8% so với năm 2005.
Các nƣớc thuộc EU đầu tƣ ra nƣớc ngoài lớn là Pháp (39 tỷ Euro chiếm
21%), Đức (31 tỷ Euro). Các nƣớc đƣợc nhận FDI nhiều nhất là Anh (56 tỷ
Euro, chiếm 42%), Luxembourg (20 tỷ Euro) [29].
Trao đổi thƣơng mại của EU với các nƣớc ngoài khối năm 2006 là
2525,8 tỷ Euro và trong 9 tháng năm 2007 là 1935,5 tỷ Euro, trong đó: EU
xuất khẩu 907,7 tỷ Euro và nhập khẩu 1045,8 tỷ Euro. Thâm hụt thƣơng mại
138,1 tỷ Euro, trong đó với Trung Quốc là 114,5 tỷ Euro chiếm 82%.
Theo Eurostat, nếu tính cả thƣơng mại nội khối thì EU dẫn đầu thế giới
về tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa với kim ngạch là 1481,7 tỷ Đô La và chỉ
chịu đứng thứ 2 sau Mĩ về tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu (1697,8 tỷ Đô La)
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của EU với các thị trƣờng chủ yếu
Đơn vị: Tỷ Euro
Chỉ tiêu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
thƣơng mại
Thị trƣờng
Năm
2006
Năm
2007
Tăng
trƣởng
(%)
Năm
2006
Năm
2007
Tăng
trƣởng
(%)
Năm
2006
Năm
2007
Hoa Kỳ
269
261.1
-3
175.2
180.7
3
93.8
80.4
Trung Quốc
63.8
71.7
12
194.8
231.0
19
-131.0
-159.2
Nga
72.3
89.0
23
140.8
143.4
2
-68.6
-54.3
Thụy Sĩ
87.7
92.7
6
71.6
76.8
7
16.1
15.9
Nhật Bản
44.7
43.7
-2
77.3
77.9
1
-32.5
-34.2
Nauy
38.5
43.3
13
79.2
76.6
-3
-40.7
-33.3
Thổ Nhĩ Kì
50.0
52.6
5
41.7
46.9
12
8.3
5.7
Hàn Quốc
22.9
24.8
8
40.8
39.4
-3
-17.9
-14.6
Ấn Độ
24.4
29.4
21
22.6
26.2
16
1.8
3.2
Brazil
17.7
21.3
20
27.2
32.5
20
-9.4
-11.2
(Nguồn: Eurostat)
Thƣơng mại của EU27 với hầu hết các đối tác chủ yếu đều tăng, ngoại
trừ xuất khẩu sang Hoa Kỳ (giảm 3% so với năm 2006) và Nhật Bản (giảm
10
2% so với năm 2006), nhập khẩu từ Nauy và Hàn Quốc cũng giảm 3%. Tăng
trƣởng về kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là sang Nga (tăng 23%) và tăng
trƣởng nhập khẩu lớn nhất là từ Brazil (tăng 20%).
Do có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, những
mặt hàng mà các nƣớc EU có thế mạnh và có tính cạnh tranh cao hầu hết
thuộc các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, hóa chất, giao thông vận tải,
hàng không, dƣợc phẩm, mỹ phẩm cao cấp, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ có
hàm lƣợng chất xám và giá trị gia tăng lớn Nhu cầu nhập khẩu của EU phần
lớn là nguyên, nhiên vật liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc,
thủy sản, nông sản, lƣơng thực
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu một số nhóm hàng chủ yếu của EU27
Đơn vị: Tỷ Euro
Chỉ tiêu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
thƣơng mại
Năm
2006
2007
Tăng
(%)
2006
2007
Tăng
(%)
2006
2007
Sản phẩm
thiết yếu
145.2
154.0
6
470.6
476.6
1
-325.4
-322.6
Thực phẩm
và đồ uống
57.9
61.8
7
67.9
75.1
11
-9.9
-13.3
Nguyên liệu
thô
28.5
30.4
7
63.2
70.2
11
-34.6
-39.8
Năng lƣợng
58.7
61.8
5
339.5
331.2
-2
-280.8
-269.5
Sp công
nghiệp
982.2
1050.0
7
852.4
915.0
7
129.8
135.4
Hóa chất
184.6
197.5
7
109.0
120.2
10
75.5
77.3
Máy móc &
phƣơng tiện
504.0
543.1
8
402.5
413.2
3
101.5
129.9
Các sản
phẩm chế
biến khác
293.6
309.8
6
340.8
381.6
12
-47.2
-71.8
Sp khác
31.8
33.8
6
28.5
31.7
11
3.4
2.1
Tổng cộng
1159.0
1238.0
7
1351.0
1423.0
5
-192.2
-185.1
(Nguồn: Eurostat)
11
Để tăng cƣờng hợp tác kinh tế-thƣơng mại và tự do hóa thƣơng mại
hơn nữa, EU đang xúc tiến đàm phán ký kết một số thỏa thuận song phƣơng
và khu vực, nhƣ : Hiệp định thƣơng mại với 78 nƣớc ACP (Châu Phi, Caribe
và Thái Bình Dƣơng); thỏa thuận hợp tác kinh tế xuyên Đại Tây Dƣơng và
Hiệp định “ Bầu trời mở” với Mỹ; khởi động đàm phán các khu vực mậu dịch
tự do (FTA) với Hàn Quốc, Ấn Độ, ASEAN và Trung Mỹ; tăng cƣờng hợp
tác năng lƣợng với các nƣớc Trung Á và Balkan; thiết lập quan hệ “đối tác
chiến lƣợc” toàn diện với Brasil
Hiệp ƣớc Lisbon (Hiệp ƣớc đơn giản hay Hiệp ƣớc cải cách) đã đƣợc
các nhà lãnh đạo EU chính thức ký kết tại Lisbon (Bồ Đào Nha) tại Hội nghị
thƣợng đỉnh EU vào ngày 13/12/2007 và sẽ có hiệu lực vào năm 2009. Đây sẽ
là tiền đề quan trọng để EU tiếp tục quá trình cải cách thể chế nhằm tăng
cƣờng sức mạnh và khả năng cạnh tranh của khối với mục tiêu đƣa EU trở
thành nền kinh tế tri thức và năng động bậc nhất thế giới vào năm 2010 [4].
2. Đặc điểm chung về thị trƣờng EU
Từ năm 1986, EU đã là một thị trƣờng thống nhất hải quan, có định
mức thuế quan chung cho tất cả các nƣớc thành viên. Ngày 07/02/1992, Hiệp
ƣớc Maastricht đƣợc kí kết tại Hà Lan mở đầu cho sự thống nhất kinh tế-tiền
tệ, chính trị, an ninh quốc phòng giữa các nƣớc thành viên EU. Ngày
17/01/1993, Hiệp ƣớc Maastricht bắt đầu có hiệu lực, cũng là ngày thị trƣờng
chung Châu Âu đƣợc chính thức hình thành thông qua việc hủy bỏ các đƣờng
biên giới nội bộ trong liên minh (biên giới lãnh thổ quốc gia, biên giới hải
quan). Thị trƣờng chung có thể hiểu đơn giản là một không gian rộng lớn bao
trùm lãnh thổ của tất cả các nƣớc thành viên mà ở đó hàng hoá, sức lao động,
vốn và dịch vụ đƣợc lƣu chuyển hoàn toàn tự do giống nhƣ khi chúng ở trong
một thị trƣờng quốc gia. Gắn liền với sự ra đời của thị trƣờng chung là một
chính sách thƣơng mại chung. Nó điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu và lƣu
thông hàng hoá, dịch vụ nội khối [35].
12
2.1. Tập quán, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối và các biện pháp bảo vệ
người tiêu dùng của EU
2.1.1. Tập quán, thị hiếu tiêu dùng
EU là một thị trƣờng rộng lớn, với gần 500 triệu ngƣời tiêu dùng. Thị
trƣờng EU thống nhất cho phép tự do lƣu chuyển sức lao động, hàng hoá,
dịch vụ và vốn giữa các thành viên. Mỗi thị trƣờng thành viên có đặc điểm
tiêu dùng riêng. Do vậy, có thể thấy rằng thị trƣờng EU có nhu cầu rất đa
dạng và phong phú về hàng hoá. Tuy có những khác biệt nhất định về tập
quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trƣờng quốc gia trong khối EU, nhƣng
25 nƣớc thành viên có những điểm tƣơng đồng về kinh tế và văn hoá. Ngƣời
tiêu dùng EU thích sử dụng và quen tiêu dùng một số hàng hoá sau:
- Hàng may mặc và giày dép: Ngƣời dân Áo, Đức và Hà Lan chỉ mua
hàng may mặc và giày dép không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ
(Azo-dyes). Khách hàng EU đặc biệt quan tâm tới chất lƣợng và thời trang
của hai loại sản phẩm này. Nhiều khi yếu tố thời trạng lại có quyết định cao
hơn nhiều so với giá cả. Thị hiếu của ngƣời tiêu dùng đối với mặt hàng này
liên tục thay đổi, đặc biệt là về mẫu mốt.
- Thủy hải sản: Ngƣời tiêu dùng EU không mua những sản phẩm thủy
hải sản bị nhiễm độc do tác động của môi trƣờng hoặc do chất phụ gia không
đƣợc phép sử dụng. Đối với các sản phẩm thủy, hải sản đã qua chế biến,
ngƣời Châu Âu chỉ dùng những sản phẩm đóng gói có ghi tên sản phẩm, nơi
sản xuất, các điều kiện bảo quản, hạn sử dụng, mã số, mã vạch. Ngƣời tiêu
dùng EU tẩy chay các loại thủy, hải sản nhập khẩu có chứa khuẩn Salmonella,
độc tố Lustamine, nhiễm V.Parahaemoliticus, nhiễm V.Cholerae.
- Ngƣời tiêu dùng EU có thói quen sử dụng các sản phẩm nổi tiếng thế
giới. Họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lƣợng có uy tín lâu
đời. Ngƣời tiêu dùng EU rất sợ mua những sản phẩm có nhãn hiệu ít ngƣời
biết đến vì họ cho rằng những sản phẩm của các nhà sản xuất không có danh
13
tiếng sẽ không đảm bảo về chất lƣợng, vệ sinh thực phẩm và an toàn cho
ngƣời sử dụng.
- Thị trƣờng EU về cơ bản cũng giống nhƣ một thị trƣờng quốc qia, do
vậy có 3 nhóm ngƣời tiêu dùng khác nhau: (1) Nhóm có khả năng thanh toán
ở mức cao, chiếm gần 20% dân số của EU, dùng hàng có chất lƣợng tốt nhất
và giá cả đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo: (2) Nhóm có khả
năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số, sử dụng chủng loại
hàng hóa có chất lƣợng kém hơn một chút so với nhóm 1 và giá cả cũng rẻ
hơn; (3) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp, chiếm hơn 10% dân số,
tiêu dùng những loại hàng có chất lƣợng và giá cả đều thấp hơn so với hàng
của nhóm 2. Hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trƣờng này gồm cả
hàng cao cấp lẫn hàng bình dân phục vụ cho mọi đối tƣợng.
- Xu hƣớng tiêu dùng trên thị trƣờng EU đang có những thay đổi nhƣ:
không thích sử dụng đồ nhựa mà thích dùng đồ gỗ, thích ăn thủy, hải sản hơn
ăn thịt, yêu cầu về mẫu mốt và kiểu dáng hàng hóa thay đổi nhanh, đặc biệt
đối với những mặt hàng thời trang (giày dép, quần áo ). Ngày nay, ngƣời
Châu Âu cần nhiều chủng loại hàng hóa với số lƣợng lớn và những hàng hóa
có vòng đời ngắn. Tuy có sự thay đổi về sở thích và thói quen tiêu dùng nhƣ
vậy, nhƣng chất lƣợng hàng hóa vẫn là yếu tố quyết định đối với phần lớn các
mặt hàng đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng này [8].
2.1.2. Kênh phân phối
Hệ thống phân phối EU về cơ bản cũng giống nhƣ hệ thống phân phối
của một quốc gia, gồm mạng lƣới bán buôn và mạng lƣới bán lẻ. Hình thức tổ
chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trƣờng EU là theo tập
đoàn.
Rất ít trƣờng hợp các siêu thị lớn hoặc các công ty bán lẻ độc lập mua
hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nƣớc ngoài. Mối quan hệ bạn hàng giữa
các nhà bán buôn và bán lẻ trên thị trƣờng EU không phải ngẫu nhiên mà
14
phần lớn là do có quan hệ tín dụng và mua cổ phần của nhau. Các nhà bán
buôn và bán lẻ trong hệ thống phân phối của EU thƣờng có quan hệ làm ăn
lâu đời và rất ít khi mua hàng của nhà cung cấp không quen biết cho dù giá
hàng có rẻ hơn nhiều vì với họ uy tín kinh doanh với khách hàng đƣợc đặt lên
hàng đầu, mà muốn giữ đƣợc điều này thì hàng hóa phải đảm bảo chất lƣợng
và nguồn cung cấp ổn định. Họ liên kết với nhau chặt chẽ thành một chuỗi
mắt xích trong kinh doanh bằng các hợp đồng kinh tế. Hệ thống phân phối
của EU đã hình thành lên một tổ hợp rất chặt chẽ và có nguồn gốc lâu đời.
Tiếp cận đƣợc hệ thống phân phối này không phải là việc dễ đối với các nhà
xuất khẩu của Việt Nam hiện nay [11].
2.1.3. Các biện pháp bảo vệ ngƣời tiêu dùng của EU
Một đặc điểm nổi bật trên thị trƣờng EU là quyền lợi của ngƣời tiêu
dùng rất đƣợc bảo vệ, khác hẳn với thị trƣờng của các nƣớc đang phát triển.
Để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản
phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nƣớc thành
viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông
qua những quy định về quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, về độ an toàn chung
của các sản phẩm đƣợc bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà,
nhãn hiệu Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽ đƣa
ra các quy chế định chuẩn Quốc gia hoặc Châu Âu. Hiện nay ở EU có 3 tổ
chức định chuẩn: Ủy Ban Châu Âu về định chuẩn, Ủy Ban Châu Âu về định
chuẩn điện tử, Viện định chuẩn Viễn Thông Châu Âu. Tất cả các sản phẩm
chỉ có thể bán đƣợc ở thị trƣờng này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn
chung Châu Âu. Các luật và định chuẩn quốc gia đƣợc sử dụng chủ yếu để
cấm buôn bán sản phẩm đƣợc sản xuất ra từ các nƣớc có những điều kiện sản
xuất chƣa đạt mức an toàn ngang với tiêu chuẩn của EU.
Quy chế bảo đảm an toàn của EU đối với một số loại sản phẩm tiêu
dùng nhƣ sau:
15
- Các sản phẩm thực phẩm, đồ uống đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm,
nhãn mác, danh mục thành phẩm, thành phần, trọng lƣợng ròng, thời gian sử
dụng, cách sử dụng, địa chỉ của nƣớc sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các
điều kiện đặc biệt để bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc thao tác bằng tay,
mã số và mã vạch để dễ nhận dạng lô hàng.
- Các loại thuốc men đều phải đƣợc kiểm tra, đăng ký và đƣợc các cơ
quan có thẩm quyền của các quốc gia thuộc EU cho phép trƣớc khi sản phẩm
đƣợc bán ra trên thị trƣờng EU. Giữa các cơ quan có thẩm quyền này là Ủy
ban Châu Âu về định chuẩn thiết lập một hệ thống thông tin trao đổi tức thời
có khả năng nhanh chóng thu hồi bất cứ loại thuốc nào có tác dụng phụ đang
đƣợc bán trên thị trƣờng.
- Đối với loại vải lụa, EU lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho
biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay lụa đƣợc bán trên thị trƣờng EU,
bất cứ loại vải hay lụa nào đƣợc sản xuất ra trên cơ sở hai hay nhiều loại sợi
mà một trong các loại ấy chiếm tối thiểu 85%, hoặc ghi cấu thành chi tiết của
sản phẩm. Nếu sản phẩm gồm hai hay nhiều loại sợi mà không loại nào đạt tỷ
lệ 85% tổng trọng lƣợng thì trên mã hiệu ít nhất cũng phải ghi tỷ lệ của hai
loại sợi quan trọng nhất, kèm theo tên các loại sợi khác đó đƣợc sử dụng.
- Để bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, EU tích cực tham gia chống
nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản
quyền.
Ngoài việc ban hành và thực hiện quy chế trên, EU cũng đƣa ra các chỉ
thị kiểm soát những nhóm hàng cụ thể về chất lƣợng và an toàn đối với ngƣời
tiêu dùng [10].
2.2. Chính sách thương mại của EU
2.2.1. Chính sách nội khối
Chính sách thƣơng mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận
hành thị trƣờng chung Châu Âu nhằm xóa bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh
16
thổ quốc gia, biên giới hải quan (xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế
quan) để tự do lƣu thông hàng hóa, sức lao động, dịch vụ và vốn, và điều hòa
các chính sách kinh tế và xã hội của các nƣớc thành viên. Thị trƣờng chung
Châu Âu dựa trên nền tảng của việc tự do lƣu chuyển 4 yếu tố cơ bản của sản
xuất: hàng hóa, sức lao động, dịch vụ và vốn. Cụ thể là mọi rào cản về thuế
quan, hạn ngạch đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các quốc gia thành
viên đều đƣợc xóa bỏ, ngƣời dân đƣợc tự do đi lại, di chuyển và cƣ trú, tự do
cung cấp dịch vụ, tự do hƣởng các dịch vụ và hơn nữa, vốn cũng đƣợc tự do
lƣu chuyển [11].
Chính sách nội khối của EU bảo đảm tạo ra các cơ hội tƣơng tự cho
mọi ngƣời trong thị trƣờng chung và ngăn ngừa cạnh tranh đƣợc tạo ra do sự
méo mó về thƣơng mại. Một thị trƣờng đơn lẻ không thể vận hành một cách
suôn sẻ nếu nhƣ không thống nhất các điều kiện cạnh tranh áp dụng. Vì mục
đích này, các nƣớc EU đều nhất trí tạo ra một hệ thống bảo hộ sự cạnh tranh
tự do trên thị trƣờng.
2.2.2. Chính sách ngoại thƣơng
Tất các các thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thƣơng
chung đối với các nƣớc ngoài khối. Ủy ban Châu Âu (EC) là ngƣời đại diện
duy nhất cho Liên minh trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định thƣơng
mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này.
Chính sách ngoại thƣơng của EU gồm: Chính sách thƣơng mại tự trị và
chính sách thƣơng mại dựa trên cơ sở Hiệp định đƣợc xây dựng dựa trên các
nguyên tắc sau: Không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh
công bằng. Các biện pháp đƣợc áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế
quan, hạn chế về số lƣợng , hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp
xuất khẩu.
EU đang thực hiện chƣơng trình mở rộng hàng hóa: Đẩy mạnh tự do
hóa thƣơng mại (giảm dần thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu và
17
tiến tới xóa bỏ hạn ngạch, GSP). Hiện nay, 27 nƣớc thành viên EU cũng áp
dụng biểu thuế quan chung đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Các chính sách phát triển ngoại thƣơng của EU từ năm 1951 đến nay là
những nhóm chính sách chủ yếu sau: Chính sách khuyến khích xuất khẩu,
chính sách thay thế nhập khẩu, chính sách tự do hóa thƣơng mại và chính
sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Việc ban hành và thực hiện các chính sách
này có liên quan chặt chẽ đến tình hình phát triển kinh tế, tiến trình nhất thể
hóa Châu Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kỳ của các sản phẩm của
liên minh trên thị trƣờng thế giới. Ngoài các chính sách, EU có quy chế nhập
khẩu chung.
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thƣơng mại, EU đã thực hiện
các biện pháp: Chống bán phá giá (Anti-dumping), chống trợ cấp xuất khẩu
và chống hàng giả. EU đã ban hành chính sách chống bán phá giá để đấu
tranh với những trở ngại trong buôn bán với thế giới thứ ba. Trong khi đó, các
biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn không cho nhập khẩu
những hàng hóa bị đánh cắp bản quyền.
Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng các biện pháp chống cạnh tranh
không lành mạnh trong thƣơng mại, EU còn sử dụng một biện pháp để đẩy
mạnh thƣơng mại với các nƣớc đang phát triển và chậm phát triển. Đó là hệ
thống ƣu đãi thuế quan phổ cập (GSP)- một công cụ quan trọng của EU để hỗ
trợ các nƣớc nói trên [11].
3. Các rào cản thƣơng mại của EU
3.1. Hàng rào thuế quan
3.1.1. Thuế nhập khẩu
Các nƣớc thuộc Liên minh Châu Âu áp dụng Hệ thống thuế quan chung
của EU. Thuế nhập khẩu đƣợc tính bằng cách lấy giá trị hàng hóa nhập khẩu
tính theo giá CIF nhân với thuế suất của loại hàng hóa đó. Thuế suất phụ
thuộc vào loại hàng và xuất xứ của hàng nhập khẩu, đƣợc xây dựng trên
18
nguyên tắc: Những mặt hàng trong nƣớc sản xuất đƣợc hoặc sản xuất không
đủ, hoặc cần thiết để phát triển những ngành sản xuất trong nƣớc thì sẽ đƣợc
miễn thuế hoặc hƣởng thuế suất thấp. Ngƣợc lại, những mặt hàng trong nƣớc
đã sản xuất đủ hay để khuyến khích trong nƣớc tự sản xuất thì sẽ phải chịu
thuế suất cao. Theo nguyên tắc này, hầu hết nguyên liệu nhập khẩu vào EU
đƣợc miễn thuế nhập khẩu hoặc chịu thuế suất thấp, còn các mặt hàng nông
sản thực phẩm phải chịu mức thuế cao hoặc thuế đặc biệt. Cụ thể, các mặt
hàng thịt, các sản phẩm sứa, ngũ cốc, rau hoa quả chế biến và không chế biến
chịu mức thuế cao nhất từ 0-470,8%. Đối với các mặt hàng khác có mức thuế
suất từ 0-36,6% [11].
3.1.2. Thuế quan bảo hộ
- Các sản phẩm thực phẩm
Thuế đối với các sản phẩm thực phẩm đã đƣợc ban hành và thực thi ở
EU trong nỗ lực nhằm bảo hộ sản xuất thực phẩm nội khối. Đối tƣợng điều
chỉnh của chính sách này bao gồm cả sản phẩm nông nghiệp ôn đới. Các loại
thuế đƣợc hợp nhất thành một hệ thống giá khởi điểm. Nếu giá nhập khẩu
nằm dƣới giá khởi điểm tối thiểu, một mức thuế bổ sung đƣợc đánh thêm vào
thuế hải quan, mức thuế và giá khởi điểm phụ thuộc vào lý do này. Ví dụ: các
sản phẩm bị ảnh hƣởng là cam, quýt và nho. Các rau quả nhập khẩu không bị
ảnh hƣởng bởi hệ thống giá khởi điểm. Bên cạnh đó, để phù hợp với việc tự
do hóa thuế nhập khẩu, giá khởi điểm tối thiểu cũng sẽ đƣợc tự do hóa [12].
- Thuế chống bán phá giá:
Thuế chống bán phá giá là thuế đánh vào các sản phẩm nhập khẩu đƣợc
bán ở EU ở mức giá thấp hơn so với mức giá đƣợc bán ở nƣớc sản xuất. Khi
các sản phẩm nhập khẩu gây ảnh hƣởng tiêu cực nghiêm trọng đối với một
ngành công nghiệp nội địa của EU, ngành công nghiệp này có thể gửi đơn
kiện đến Brucxen. Nếu qua điều tra nhận thấy có hiện tƣợng bán phá giá, thì
19
thuế chống bán phá giá đƣợc áp dụng đối với các sản phẩm trên cơ sở Điều
khoản 113 của Hiệp ƣớc về Liên minh Châu Âu. Thuế này có thể đánh vào
hàng hóa ngay khi thông báo. Trƣớc khi xuất khẩu, tất cả các nhà xuất khẩu
nên thể hiện quan điểm của mình là chấp nhận mức thuế nhƣ vậy hay đòi hỏi
phía EU phải tiếp tục điều tra. Thuế chống bán phá giá đặc biệt thích hợp
trong khu vực công nghệ cao [12].
- Thuế tiêu thụ:
Thuế tiêu thụ là thuế áp dụng đối với một số sản phẩm phụ thuộc vào
dung lƣợng và áp dụng phổ biến đối với các sản phẩm nội địa và hàng nhập
khẩu. Ví dụ, các sản phẩm đang phải đƣơng đầu với loại thuế này là đồ uống
có cồn và không có cồn, thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá, dầu khoáng sản
đƣợc sử dụng làm nhiên liệu. Thuế tiêu thụ đánh vào dầu và các sản phẩm dầu
bao gồm cả một loại “Thuế xanh” để gây quỹ thực hiện các biện pháp bảo vệ
môi trƣờng. Điều đó nhấn mạnh rằng thuế tiêu thụ không đƣợc hài hòa ở EU.
Do vậy, mức thuế tiêu thụ đối với một số sản phẩm nhất định có thể rất khác
biệt giữa các nƣớc thành viên EU [12].
- Thuế giá trị gia tăng (VAT):
Tất cả các sản phẩm bán ở EU đều là đối tƣợng chịu thuế VAT. Nhìn
chung mức thuế thấp áp dụng đối với các sản phẩm thiết yếu và mức thuế cao
áp dụng đối với các sản phẩm xa xỉ. Mặc dù, mục tiêu ban đầu là hài hòa thuế
quan, các miền thuế đã đƣợc thu hẹp nhƣng sự khác biệt đáng kể vẫn còn tồn
tại giữa các nƣớc thành viên EU [12].
3.2. Hàng rào phi thuế quan
3.2.1. Các rào cản kỹ thuật
- Tiêu chuẩn an toàn cho ngƣời sử dụng: nhãn CE (Eropean
Conformity):
Mục đích của nhãn CE là đặt ra yêu cầu chung đối với các nhà sản xuất
nhằm đảm bảo đƣa ra những sản phẩm an toàn tại thị trƣờng EU. Nhãn CE