Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

PHÂN TÍCH các mặt HOẠT ĐỘNG sản XUẤT KINH DOANH CHỦ yếu của CÔNG TY SỨC SỐNG MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.09 KB, 59 trang )

Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập và hoàn thiện báo cáo thực tập, em xin gửi cảm ơn
chân thành nhất tới các thầy, cô giảng viên trường Đại học Kinh Tế &QTKD Thái
Nguyên, đặc biệt là các thầy cô khoa Marketing, Thương mại & Du lịch đã nhiệt tình
hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, giúp em hoàn thiện kỹ năng sống, học tập và làm
việc phục vụ cho cuộc sống và công việc khi rời giảng đường đại học.
Công ty TNHH MTV Sức Sống Mới đã tạo điều kiện cho em được thực tập, trải
nghiệm, học hỏi tại công ty. Ba tháng thực tập tại công ty là khoảng thời gian em đã được
làm việc trong môi trường thực tế, năng động và công ty đã giúp em có những nhận thức
mới về những việc mình có thể làm sau này. Thời gian thực tập tại công ty, chính là
khoảng thời gian quý báu giúp em tích lũy những kinh nghiệm, kỹ năng làm việc thực tế
mà em còn đang thiếu. Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo và tập thể CBCNV cùng các cô chú,
anh chị trong các phòng ban đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Nguyễn Nguyễn Văn Huy –
Giảng viên hướng dẫn, thầy đã giúp em định hướng, sữa chữa và bổ sung các kiến thức,
thông tin để em hoàn thiện bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Diễm Châu

Nguyễn Diễm Châu

1

Lớp: TMQTCLC




Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................4
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.................................................................................................5
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SỨC SỐNG MỚI. .7
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Sức Sống Mới .......8
1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty .........................................................................9
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty...........................................................................9
1.3.1. Chức năng của công ty.............................................................................................9
1.3.2. Nhiệm vụ của công ty...............................................................................................9
1.4. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị và chức năng nhiệm vụ của các chức danh và
bộ phận trong bộ máy quản trị........................................................................................10
1.4.1. Phòng tổ chức hành chính......................................................................................12
1.4.2. Phòng kế toán – tài chính.......................................................................................13
1.4.3. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.......................................................................14
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY.............................................................................................18
2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty........................................18
2.1.1. Lĩnh vực nhập khẩu...............................................................................................20
2.1.2. Lĩnh vực xuất khẩu................................................................................................22
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh nội địa..................................................................................24
2.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính ................................................................................38
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY..............................................47
3.1. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty............................................47

3.1.1. Những mặt mạnh của công ty. ..............................................................................47
3.1.2. Những tồn tại của công ty và những nguyên nhân tồn tại:..................................48
3. 2. Phương hướng phát triển của công ty.....................................................................49
3.3. Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV
Sức Sống Mới.................................................................................................................... 50
3.3.1. Đối với công tác tổ chức lao động..........................................................................50
Nguyễn Diễm Châu

2

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

3.3.2. Đối với các lĩnh vực kinh doanh............................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................59

Nguyễn Diễm Châu

3

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Nguyễn Diễm Châu

4

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1

Nội dung viết tắt
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Nguyễn Diễm Châu

5

Ký hiệu chữ viết tắt
TNHH MTV


Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

Letter of Credit ( thư tín dụng)
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Cán bộ công nhân viên
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính

Chi phí quản lí kinh doanh
Đơn vị tính
Chi phí
Tài sản cố định
Việt Nam đồng (đơn vị)
Bình quân
Quyết định-Bộ tài chính
Free on board( Giao hàng lên tàu- ĐK

L/C
BHXH
BHYT
BHTN
CBCNV
GVHB
CPTC
CPQLKD
ĐVT
CP
TSCĐ
VNĐ
BQ
QĐ-BTC
FOB

Incoterms 2010)

LỜI MỞ ĐẦU
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước sau gần 20 năm đổi mới từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đất

nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bộ mặt đất nước đã thay đổi, nền kinh tế liên
tục tăng trưởng, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện,
chính trị an ninh xã hội được giữ vững, vị thế Việt Nam trên trường Quốc tế ngày càng
vững chắc.

Nguyễn Diễm Châu

6

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

Với sự đòi hỏi khách quan trong sự nghiệp đổi mới phát triển kinh tế đất nước,
mỗi sinh viên cần trang bị cho mình một lượng kiến thức đầy đủ, trực tiếp được tiếp cận
với thực tế, qua đó đảm bảo khả năng vận dụng và kết hợp giữa lý thuyết và thực tế.
Do vậy thực tập trước khi ra trường là hết sức cần thiết đối với mỗi sinh viên. Đây
là khoảng thời gian mỗi sinh viên tự nâng cao và vận dụng kiến thức vào thực tế. Là thời
gian vô cùng quan trọng đối với sinh viên nói chung và sinh viên chuyên ngành Thương
mại quốc tế nói riêng. Là bước chuẩn bị vô cùng quan trọng, bù đắp thêm những kiến thức
chuyên môn và trang bị những kinh nghiệm, kỹ năng cơ bản nhất về nghề nghiệp. Đồng
thời, điều này mang lại sự đối chiếu so sánh những kiến thức đã được học trong nhà
trường, sinh viên có thể nắm bắt những kiến thức hết sức thực tế về chuyên ngành sau khi
tiếp cận với hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp, từng doanh nghiệp cụ thể. Từ đó
hoàn thiện thêm về nhận thức khoa học và thực tiễn để công tác ngày càng đạt hiệu quả.
Là sinh viên năm cuối chuyên ngành Thương mại quốc tế, được sự đồng ý của ban
giám hiệu nhà trường và các thầy cô, em đã liên hệ thực tập tại Công ty TNHH MTV Sức

Sống Mới là đơn vị hạch toán độc lập dưới sự chỉ đạo của Giám đốc công ty chuyên kinh
doanh về các dịch vụ xuất nhập khẩu.
Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng do còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời
gian tìm hiểu chưa sâu nên trong báo cáo còn có thể có những thiếu sót, vì vậy em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và quý công ty để em khắc phục
những khuyết điểm và hoàn thiện bài báo cáo với kết quả tốt nhất.
Trân trọng!

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SỨC SỐNG MỚI
- Tên công ty: Công ty TNHH MTV Sức Sống Mới
- Tên giao dịch: SUCSONGMOI company
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 98, Đường Văn Vỉ . Phường Chi Lăng -TP Lạng Sơn
- Điện thoại: 0253 868 868
Nguyễn Diễm Châu

7

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Sức Sống Mới
Công ty TNHH MTV Sức

Sống Mới được thành lập theo quyết định số

49003760588 ngày 08 tháng 09 năm 2009. Trụ sở công ty tại số 98 Đường Văn Vỉ,

Phường Chi lăng , TP. Lạng sơn.
Công ty TNHH MTV Sức Sống Mới là một đơn vị thực hiện hạch toán độc lập ,
được sử dụng con dấu theo mẫu quy định và được mở tài khoản tại ngân hàng. Công ty
chuyên kinh doanh về các dịch vụ xuất nhập khẩu và hoạt động theo điều lệ công ty do
Giám đốc công ty phê duyệt.
Công ty TNHH MTV Sức Sống Mới hoạt động với phương châm “ nhiệt tình, tận
tụy, phục vụ khách hàng”, gắn hoạt động kinh doanh với việc bảo tồn vốn và tài sản; chú
trọng trong công tác nghiên cứu khảo sát nhằm khai thác thị trường kinh doanh và xuất
nhập khẩu trong cả nước và trên thế giới. Công ty xác định việc không ngừng nâng cao
chất lượng quản lí và chất lượng dịch vụ là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Công ty
xây dựng duy trì và cải tiến hệ thống quản lí chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO
9001:2000.
Công ty TNHH MTV Sức Sống Mới có một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có
trình độ chuyên môn và nhiệt tình trong công việc kinh doanh và xuất nhập khẩu. Công ty
đã thiết lập được mối quan hệ kinh doanh với các đối tác ở nhiều quốc gia khác nhau.
Trải qua gần 10 năm hoạt động và phát triển Công ty TNHH MTV Sức Sống Mới
đã và đang đi vào ổn định, củng cố và ngày càng phát triển lớn mạnh xứng đáng là một
trong những công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu có uy tín.

Nguyễn Diễm Châu

8

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD


1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty TNHH MTV Sức Sống Mới là một doanh nghiệp kinh doanh và xuất
nhập khẩu với các nghành nghề kinh doanh được xác định trong giấy chứng nhận đăng kí
kinh doanh như sau:
- Kinh doanh vật tư (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y), nguyên
vật liệu, thiết bị phụ tùng máy móc, phụ gia sản xuất công nghiệp và xây dựng;
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệt trang trí nột thất;
- Sản xuất và lắp ráp các thiết bị vệ sinh và trang trí nội thất;
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.3.1. Chức năng của công ty
Công ty TNHH MTV Sức Sống Mới có 2 chức năng cơ bản sau:
Chức năng kinh doanh: Nghiên cứu quy luật cung cầu trên thị trường về các loại
sản phẩm mà công ty kinh doanh để xây dựng phương án tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu
thị trường và đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Chức năng xuất nhập khẩu: Xuất khẩu các mặt hàng nông sản và nhập khẩu các
máy móc phục vụ trong nông nghiệp và các mặt hàng điện tử.
Thực hiện dịch vụ xuất khẩu ủy thác theo ủy quyền của một số đơn vị sản xuất
khác ngoài công ty.
1.3.2. Nhiệm vụ của công ty
Để thực hiện những chức năng trên Công ty phải thực hiện những nhiệm vụ (có
thay đổi tùy từng gia đoạn, tình hình cụ thể của công ty) như sau:
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về kinh doanh;
- Xây dựng phương án kinh doanh theo kế hoạch mục tiêu, chiến lược phát triển
đã đề ra;
- Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nhằm đảm bảo sự hoạt động liên
tục và có hiệu quả của công ty;
- Xây dựng, tổ chức triển khai quản lí hệ thống đại diện, địa lí, cửa hàng, cộng
tác viên để hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước;
- Quản lí, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo pháp
luật chính sách của nhà nước;

Nguyễn Diễm Châu

9

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh chính sách, chế độ hiện hành của nhà
nước và các thông tư hướng dẫn, quy định của Bộ Thương Mại;
- Bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và an toán xã hội theo quy
định của nhà nước thuộc phạm vi quản lí của công ty;
1.4. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị và chức năng nhiệm vụ của các chức
danh và bộ phận trong bộ máy quản trị
Khi mới thành lập do chỉ thực hiện chức năng kinh doanh và xuất nhập khẩu cho
nên cơ cấu bộ máy của công ty bao gồm 4 phòng là: phòng tổ chức hành chính, phòng tài
chính kế toán, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và bộ phận kho.
Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của Công ty:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty

Ban Giám
đốc

Phòng tổ chức
hành chính

Phòng tài

chính – kế toán

Phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu

Bộ phận kho

BAN GIÁM ĐỐC: Bao gồm Giám đốc công ty và Phó giám đốc có nhiệm vụ điều
hành mọi hoạt động của công ty thông qua các phòng ban nghiệp vụ.
Giám đốc công ty có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi
hoạt động của công ty theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Giám đốc có quyền
điều hành cao nhất trong công ty;

Nguyễn Diễm Châu

10

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

- Sử dụng có hiệu qủa, bảo toàn và phát triển vốn , xây dựng quy chế huy động
vốn sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển và tổ chức thực hiện quy chế đó đạt hiệu quả;
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty,
phương án đầu tư, đề án tổ chức quản lí của công ty;
- Tổ chức, điều hành các hoạt động của công ty; chịu trách nhiệm về kết quả kinh

doanh của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kinh doanh của công ty về
những sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện;
- Thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền
lương do công ty ban hành;
- Quyết định điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng ky luật Phó giám
đốc, Trưởng phòng Tài chính kế toán, Quyết định điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ
luật, khen thưởng Phó phòng nghiệp vụ của công ty;
- Giám đốc công ty được tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động, cho thôi việc đối
với cán bộ công nhân viên trong công ty;
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch các đơn vị trực thuộc về quản lí tài
sản, về an toàn về sinh lao động và các mặt hoạt động khác nhằm điều chỉnh nhiệm vụ kế
hoạch kinh doanh giữa các đơn vị trực thuộc và an toàn công ty;
- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy
định của pháp luật;
- Chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc
thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình;
- Ủy quyền cho 01 Phó giám đốc công ty thay thế khi vắng mặt trên 05 ngày.
Phó giám đốc công ty là người giúp Giám đốc công ty điều hành một hoặc một số
lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo sự phân công của Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm
trước giám đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc phụ trách việc xuất nhập khẩu và kinh doanh:
- Là người giúp Giám đốc công ty thực hiện mọi công tác xuất nhập khẩu của công
ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về mọi hoạt động xuất nhập khẩu của công ty
và thay mặt Giám đốc công ty giải quyết các công việc khi được ủy quyền;

Nguyễn Diễm Châu

11

Lớp: TMQTCLC



Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hang năm của công ty,
phương án đầu tư, liên doanh, đề án tổ chức quản lí của công ty trình công ty phê duyệt;
- Kiểm tra kế hoạch xuất nhập khẩu hàng năm do trung tâm xuất nhập khẩu xây
dựng và báo cáo Giám đốc đề xuất biện pháp, nguồn lực đảm bảo thực hiện theo đúng kế
hoạch đề ra;
- Một số các công việc khác do Giám đốc công ty trực tiếp giao.
- Giúp Giám đốc công ty thực hiện mọi công tác kinh doanh các sản phẩm của
công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về mọi hoạt động kinh doanh của công
ty tại khu vực của các tỉnh phía bắc;
- Thay mặt Giám đốc công ty giải quyết các công việc khi được ủy quyền;
- Chỉ đạo công tác hành chính quản trị;
- Một số công việc khác do giám đốc trực tiếp giao;
- Kiểm tra và giám sát công tác cung ứng hàng hóa cho chi nhánh;
- Lập phương án nghiên cứu, tổ chức triển khai mở rộng thị trường;
- Xây dựng phương án và triển khai công tác kinh doanh của công ty trước mắt và
lâu dài;
- Thu nhập thông tin và xử lý những thông tin về thị trường, giá cả tại từng thời
điểm để có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong kinh doanh;
- Tổ chức điều hành trung tâm kinh doanh thực hiện đảm bảo kế hoạch doanh thu
tháng, quý, năm;
- Có các phương án quản lý, thu hồi công nợ.
Ngoài BAN GIÁM ĐỐC, bộ máy giúp việc của công ty bao gồm các phòng ban
nghiệp vụ:
1.4.1. Phòng tổ chức hành chính

• Chức năng:
Tham mưu của lãnh đạo công ty thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức, hành
chính, lao động, tiền lương, đào tạo, bảo vệ, anh ninh quốc phòng và thực hiện các chế độ
chính sách đối với người lao động của công ty.
• Nhiệm vụ:
- Thực hiện công tác tổ chức lao động;
Nguyễn Diễm Châu

12

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

- Công tác quản lý định mức lao động, tiền lương;
- Thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động;
- Công tác quản trị hành chính;
- Công tác bảo vệ trật tự trị an, chăm lo sức khỏe ban đầu cho người lao động;
- Chuẩn bị các cuộc hội nghị, hội thảo của công ty, thực hiện đón, hướng dẫn và
sắp xếp lịch làm việc đối với khách đến liên hệ công tác tại công ty;
- Công tác thông tin, báo chí, tuyên truyền.
• Mối quan hệ:
- Phối hợp với phòng tài chính kế toán trong công tác tổ chức hành chính và thanh
quyết toán các chi phí văn phòng;
- Phối hợp với trung tâm kinh doanh trong công tác tổ chức hành chính và xây
dựng phương án kinh doanh hàng năm;
- Phối hợp với trung tâm xuất nhập khẩu trong công tác tổ chức hành chính và

luôn chuyển chứng từ xuất nhập khẩu.
1.4.2. Phòng kế toán – tài chính
Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc công ty tổ chức thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và
điều lệ tổ chức kế toán của nhà nước tại công ty, tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn và tài sản của công ty.
Nhiệm vụ:
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài
sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh
phí của công ty;
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài
chính, các khoản thu nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật
tư, tiền vốn, kinh phí. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành động tham ô, lãng phí,
vi phạm chính sách, chế độ kỉ luật, kinh tế tài chính của nhà nước;
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, phục vụ công tác lập kế hoạch và theo
dõi thực hiện phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế;
Nguyễn Diễm Châu

13

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

- Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động tài chính của công ty;
- Có quyền yêu cầu mọi bộ phận trong công ty cung cấp các số liệu liên quan đến

việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty;
- Có quyền không ký chỉ tiêu hoặc xác nhận các chi phí hoặc các việc trái với pháp
lệnh thống kê, kế toán;
- Có quyền báo cáo cấp trên hoặc các cơ quan pháp luật về những sai phạm trong
quản lý kinh tế tài chính của công ty.
Mối quan hệ:
- Phối hợp với phòng tổ chức hành chính trong công tác tổ chức lao động, công tác
hành chính quản trị;
- Phối hợp với trung tâm kinh doanh trong công tác luân chuyển, lưu trữ chứng từ
kinh doanh, thanh quyết toán các hợp đồng vận tải, đối chiếu công nợ với các đơn vị trong
và ngoài công ty;
- Phối hợp với trung tâm xuất nhập khẩu luôn chuyển, lưu trữ chứng từ xuất nhập
khẩu, thanh quyết toán các hợp đồng ngoại thương, hợp đồng kinh tế… đối chiếu công nợ
với các đơn vị trong và ngoài công ty.
1.4.3. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Chức năng:
Thăm mưu cho giám đốc công ty về công tác kinh doanh, tổ chức quản lý thị
trường và hệ thống các phương án tiêu thụ sản phẩm, làm cho kinh doanh của công ty hòa
nhập, đáp ứng nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả ngày càng cao.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng phương án và triển khai công tác kinh doanh của công ty trước mắt và
lâu dài;
- Tổ chức điều hành trung tâm kinh doanh, tập trung trọng tâm tiêu thụ sản
phẩm của Tổng công ty, nhằm đảm bảo và thực hiện tốt kế hoạch doanh thu hàng tháng,
hàng quý của công ty;
- Tìm hiểu, khai thác ,thu nhập thông tin và xử lý thông tin về thị trường, giá
cả tại từng thời điểm để có những quyết định đúng đắn và phù hợp kịp thời trong công tác
tiêu thụ sản phẩm;
Nguyễn Diễm Châu


14

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

- Lập ra các phương án, quản lý và thu hồi công nợ;
- Có phương án triển khai và mở rộng thị trường thực hiện nghiêm túc có nề nếp,
hoạt động thường xuyên liên tục nhằm mục đích giữ uy tín của công ty cũng như tăng
them thị phần của công ty;
- Đề xuất với lãnh đạo các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản
phẩm;
- Tổ chức, thực hiện, triển khai công tác quảng cáo, tiếp thị, xây dựng chiến lược
và mục tiêu kinh doanh.
- Thực hiện công tác xuất nhập khẩu của công ty;
- Lập kế hoạch xuất nhập khẩu hàng năm trình Phó giám đốc phụ trách xem xét và
báo cáo Giám đốc đề xuất biện pháp, nguồn lực đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch đề
ra;
- Xây dựng chiến lược về cơ cấu sản phẩm, thị trường xuất nhập khẩu trên cơ sở
đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng;
- Xây dựng phương án mở văn phòng đại diện tại nước ngoài để hình thành mạng
lưới tiêu thụ sản phẩm trên toàn thế giới.
1.4.4 Bộ phận kho:
-

Lưu trữ và bảo quản hàng hóa


-

Xuất nhập hàng hóa

-

Kiểm kê hàng hóa

1.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH MTV Sức Sống Mới
• Sơ đồ bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán là công việc cần thiết, tất yếu khách quan của mỗi doanh
nghiệp, bởi hệ thống kế toán là bộ phận của hệ thống quản lý tài chính, có vai trò quan trọng
trong quản lý, điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để thực hiện một cách đầy đủ các nhiệm vụ kế toán đồng thời căn cứ vào yêu cầu trình
độ quản lý, trình độ hạch toán, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau

Nguyễn Diễm Châu

15

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán trong công ty

Kế toán trưởng

(kiêm kế toán tổng hợp)

Kế toán
công nợ,
hàng hóa,
TSCĐ

Kế toán vốn
bằng tiền,
tiền lương và
các khoản
trích theo
lương

Thủ quỹ

(Nguồn Phòng kế toán)
• Chức năng nhiệm vụ của từng vị trí:
- Kế toán trưởng: Có chức năng vai trò lớn trong công ty, chịu trách nhiệm về
tất cả các việc làm của từng nhân viên trong bộ phận. Có trách nhiệm bao quát kiểm
soát tính đúng đắn của chứng từ sổ sách, các thủ tục pháp lý có liên quan. Đôn đốc
nhắc nhở nhân viên làm việc theo đúng công việc, hoàn thành công việc đã được giao.
Xử lý tất cả các trường hợp vi phạm, sai chứng từ sổ sách, không đúng nghiệp vụ hoặc
không hợp lý. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất cả những chứng từ sổ sách đã
lập, đã báo cáo với cơ quan thuế, cơ quan nhà nước khác có liên quan.
- Kế toán công nợ, hàng hóa, tài sản cố định: Theo dõi toàn bộ số nợ phải thu và
nợ phải trả của Công ty với từng khách hàng; Lập báo cáo định kỳ tổng hợp và chi tiết
công nợ phải thu, phải trả của Công ty; Tổ chức ghi chép, phản ánh chi tiết và tổng hợp
tình hình thu mua, vận chuyển, nhập, xuất, tồn kho hàng hóa; Tổ chức ghi chép phản ánh
và tổng hợp số liệu về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có,tình hình tăng

giảm TSCĐ, kiểm tra vịêc bảo quản bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ; Tính toán và phân bổ
khấu hao TSCĐ hàng tháng vào chi phí hoạt động kinh doanh.
- Kế toán vốn bằng tiền, tiền lương và các khoản trích theo lương: Ghi chép tổng
hợp, chi tiết thu - chi tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng; Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp
số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động, phân bổ tiền lương, BHXH, lương ăn ca
vào các đối tượng sử dụng lao động; Quản lý và lập báo cáo tính lương cho các bộ phận,
Nguyễn Diễm Châu

16

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

tiền lương phải trả cho các đối tượng và các khoản bảo hiểm, thực hiện việc nộp các khoản
bảo hiểm cho cơ quan Nhà nước; Bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán, thống kê
thông tin kinh tế và cung cấp tài liệu cho các bộ phận có liên quan trong Công ty.
- Thủ quỹ: Theo dõi việc thu, chi quỹ tiền mặt; Thực hiện đúng các quy định về
quản lý thu chi tiền mặt theo quy định của Nhà nước ban hành; Thực hiện vào sổ báo cáo
thu chi hàng ngày, cập nhật số liệu và đối chiếu sổ sách chứng từ với kế toán vốn bằng
tiền; Thực hiện kiểm kê quỹ thường xuyên vào cuối mỗi ngày
• Mối quan hệ giữa các bộ phận của phòng kế toán:
Các bộ phận của phòng kế toán có quan hệ chặt chẽ với nhau, bộ phận thủ
kho sau khi nhập nguyên liệu, hàng hóa báo cho bộ phận kế toán vật tư để lập chứng
từ, chuyển số liệu sang cho bộ phận kế toán công nợ, thu chi để theo dõi phát sinh,
chuyển cho thủ quỹ để thu, chi tiền, chuyển cho bộ phận kế toán ngân hàng để làm thủ
tục thanh toán,..bộ phận kế toán thuế thu thập tất cả các chứng từ có liên quan để báo

cáo...

• Mối quan hệ giữa bộ phận phòng kế toán và các bộ phận quản lý trong
công ty:
Bộ phận kế toán tham mưu, báo cáo cho ban lãnh đạo công ty về tình hình sản

xuất kinh doanh kịp thời, chính xác, hỗ trơ cho các bộ phận khác về số liệu, về thông tin
bán hàng,...
• Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Thông tư 200 của trưởng Bộ Tài
Chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ Kế toán doanh nghiệp.

Nguyễn Diễm Châu

17

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là việc căn cứ trên
cơ sở những tài liệu thống kê, hạch toán và các điều kiện sản xuất cụ thể ta nghiên cứu
một cách toàn diện có hệ thống, có căn cứ khoa học về tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm đánh giá đúng thực trạng quá trình sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp, từ đó rút ra những kết luận để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đánh giá trình độ khai
thác và tiết kiệm các nguồn lực đã có. Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo cơ sở
cho việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất kinh doanh phát triển với tốc độ cao.
Trên cơ sở đó doanh nghiệp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong quá trình
sản xuất, đề ra các biện pháp nhằm khai thác mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, nâng cao khả năng canh tranh, tăng tích lũy,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động
Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Sức Sống Mới được phân tích thông
qua một số nội dung chủ yếu sau.
2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Mỗi một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương
trường đều luôn theo đuổi mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Công ty TNHH MTV Sức
Sống Mới cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Mục tiêu đó được đánh giá thông qua hiệu
quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã đạt được trong mỗi năm qua. Có thể thấy
một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua bảng:

Nguyễn Diễm Châu

18

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những

năm qua:
Các chỉ
tiêu
Tổng
doanh thu
Tổng
chi phí
Lợi nhuận
trước thuế
Nộp
ngân sách

Đơn vị

2011

2012

2013

2014

Nghìn đồng

256,150,422

200,801,324

289,046,458


334,297,264

Nghìn đồng

15,795,936

14,320,051

17,463,425

18,456,531

Nghìn đồng

749,276

650,704

703,216

1,229,994

Nghìn đồng

-5,458,852

-5,400,000

-4,202,091


-3,576,323

Nghìn đồng

1,675,000

1,918,000

2,285,000

3,436,000

Mức
thu nhập
BQ/người
(Nguồn: báo cáo tổng kết năm – phòng tổ chức hành chính – Công ty )
Nhìn bảng trên ta thấy , tổng doanh thu của công ty tuy bị giảm sút vào năm 2012
nhưng lại tăng mạnh vào năm 2013 và tiếp tục tăng lên vào năm 2014. Năm 2012 tổng
doanh thu của công ty là 200,801,324 nghìn đồng thì đến năm 2013 doanh thu của công ty
đã đạt 289,046,458 nghìn đồng (tăng 43,95 so với năm 2012) và đến năm 2014 doanh thu
của công ty đạt được 334,297,264 nghìn đồng (tăng 15,66% so với năm 2013).Sự tăng lên
như vậy là do có sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Cùng với sự biến động của doanh thu thì tổng chi phí của công ty giảm vào năm
2012 nhưng đồng thời cũng tăng vào những năm tiếp theo, điều này là hoàn toàn hợp lý vì
doanh thu giảm thì chi phí cũng giảm và khi doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng theo.
Song từ năm 2012 đến năm 2014 thì tốc tăng của doanh thu tăng cao hơn tốc độ của chi

Nguyễn Diễm Châu

19


Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

phí vì vậy lợi nhuận trước thuế của công ty cũng không ngừng tăng lên, đặc biệt là năm
2014 lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 74,91% so với năm 2013.
Do lợi nhuận có xu hướng tăng nên thu nhập bình quân/ người của công ty cũng
có xu hướng tăng lên: Năm 2011 là 1675000 đồng; năm 2012 là 1918000 đồng; năm 2013
là 2285000 đồng; năm 2014 là 2436000 đồng.
2.1.1. Lĩnh vực nhập khẩu
Có thể nói lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của công ty. Kim ngạch nhập khẩu của công ty luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, năm 2011 đạt 34431222 USD, năm 2012 đạt 15766448
USD, năm 2013 đạt 19597747 USD, năm 2014 đạt 219172240 USD.
Nhưng trong những năm gần đây, công ty còn chủ động khai thác tìm kiếm các đối
tác khác ngoài công ty để nhập khẩu kinh doanh thép, ống thép, ống nhựa … Hình thức
nhập khẩu của công ty là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Các đơn vị phòng ban
trong công ty đều tích cực phối hợp với nhau để hỗ trợ phòng xuất nhập khẩu thực hiện
nhiệm vụ nhập khẩu nhanh chóng và hiệu quả nhất.


Thị trường nhập khẩu:

Đối với lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu, việc nghiên cứu thị trường và lựa chọn
đối tác nhập khẩu là một vấn đề hết sức quan trọng. Nhận thức rõ điều đó công ty đã hết
sức thận trọng cân nhắc kỹ trong việc thiết lập mối quan hệ làm ăn với đối tác. Các bạn

hàng của công ty không ngừng được mở rộng, bổ sung tạo vị trí vững chắc cho công ty
trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới.
Các thị trường truyền thống của công ty gồm: Trung Quốc, Lào ,Cam Pu chia
ngày càng được củng cố vững chắc. Ngoài ra công ty còn đang có xu hướng mở rộng thị
trường nhập khẩu của mình sang các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc…nhằm triệt
để khai thác thác những thị trường đầy tiềm năng này.


Mặt hàng nhập khẩu

Những năm qua, công ty tiếp tục nhập khẩu các mặt hàng truyền thống như:
gương, kính, và các nguyên liệu khác nhằm đạp ứng tốt nhu cầu sản xuất của các đơn vị
thành viên trong công ty và các đối tác khác ngoài tổng công ty, góp phần đem lại lợi
nhuận cho công ty.
Nguyễn Diễm Châu

20

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

Bảng 2.2: Doanh thu nhập khẩu theo mặt hàng của công ty
Mặt hàng

Đơn vị


- Soda

2012

2013

2014

2015

286,501,507 131,194,022 163.075.230

182,367,029

88,625,026

-Máy móc nông
nghiệp

Nghìn

40,582,941

50.444.923

56,412,558

- Hàng điên tử

115,920,502 53,082,014


65.981.372

73,786,968

- Hàng điện lạnh

66,903,669

30,636,353

38.081.235

42,586,245

15,005,051

6,871,074

8,540,800

9,551,177

7,505,636

3,435,587

4,270,463

4,775,659


2,289,857

1,045,818

1,299,960

1,453,745

5,470,665

2,505,113

3,113,875

3,482,247

1,127,887

952,768

1,184,298,510 1,324,401

đồng

Selenium VIFG

Nghìn

Selenium VFG


đồng
Nghìn

Natri Nitrate VIFG

đồng
Nghìn

Natri Nitrate VIG

đồng
Nghìn

Mặt hàng khác

đồng
Nghìn

Tổng

đồng
Nghìn
đồng

317,891,603 146,004,382 181,484,627

202,954,258

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm – Phòng tổ chức hành chính – Công ty )

Nhìn vào bảng trên ta thấy, Sô đa là mặt hàng chủ lực của công ty chiếm tỷ trọng
cao trong doanh thu hàng nhập khẩu. Đây là mặt hàng chính góp phần nâng cao doanh thu
từ hoạt dộng kinh doanh hàng nhập khẩu nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty nói chung trong các năm qua.
Để đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, tạo thêm lợi nhuận cho công ty, công ty
còn mở rộng thêm các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu như: Thép các loại cho xây dựng,
Nguyễn Diễm Châu

21

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

dây truyền sản xuất gạch xây, ống nước composit cho xây dựng, trang thiết bị nội thất …
hoạt động kinh doanh nhập khẩu các mặt hang này mặc dù chưa thường xuyên nhưng
mang lại hiệu quả kinh tế nguồn thu đáng kể cho hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.2. Lĩnh vực xuất khẩu
• Thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu
Sau khi sản xuất xong lô hàng, cán bộ mặt hàng thông báo cho bên đối tác về thời
gian giao hàng để tiến hành xuất khẩu. Công ty TNHH MTV Sức Sống Mới chủ yếu xuất
khẩu hàng theo điều kiện FOB cảng Hải Phòng nên công ty không phải thuê tàu và mua
bảo hiểm cho hàng hóa. Các cán bộ tại bộ phận FOB của công ty tiến hành thực hiện
nghiệp vụ xuất khẩu như sau:
-

Kiểm tra LC.


-

Xin giấy phép xuất khẩu.

-

Làm thủ tục Hải quan.

-

Giao hàng tại cảng.

-

Làm thủ tục thanh toán.

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động được công ty triển khai rất hiệu quả
trong mấy năm trở lại đây. Trong hoạt động xuất khẩu hàng kinh doanh công ty cũng sử
dụng hai hình thức xuất khẩu chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác.
• Thị trường xuất khẩu:
Công ty đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu, xác định thị
trường trọng điểm theo từng khu vực có khả năng tiêu thụ tốt các sản phẩm nhằm xây
dựng chính sách xuát khẩu phù hợp. Đến nay công ty đã xác định được một số thị trường
trọng điểm có khả năng tiêu thụ tốt các sản phẩm của công ty như: Khu vực nước ASEAN
bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philipine, … Khu vực nam á
bao gồm Bangladet, Ấn Độ… Khu vực châu phi bao gồm Anggola, Nam Phi, Châu Mỹ La
Tinh, Braxin… Khu vực Đông âu bao gồm Nga, Ukrain… ngoài ra công ty cũng tiếp tục
thâm nhập vào một số thị trường khác như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Neuzeland, Đài Loan,
Trung Đông…

Thị trường xuất khẩu hàng kinh doanh của công ty luôn được mở rộng, năm sau
cao hơn năm trước, danh mục xuất khẩu các thị trường được điều chỉnh theo xu hướng
Nguyễn Diễm Châu

22

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

tăng sau hàng tháng, hàng quý. Đặc biệt khai thác các thị trường mới là lợi thế giúp công
ty đạt được các thành tích tốt trong công tác xuất khẩu, Năm 2013 Công ty đã được Bộ
Thương Mại cấp Bằng khen và thưởng 146 triệu đồng cho thành tích xuất khẩu.
Năm 2014, công ty có định hướng tiếp tục mở rộng và phát triển mạnh hơn nữa
mối quan hệ với một số khách hàng tại thị trường khu vực các nước ASEAN và Nam Á,
Nam Phi … các khách hàng này đã có quan hệ tốt với công ty trong các năm qua và phát
triển thêm một số thị trường mới để xuất khẩu kinh doanh các mặt hàng kính nổi VFG,
kính nổi VIFG và gương VIFG…
• Mặt hàng xuất khẩu:
Đối với xuất khẩu hàng kinh doanh, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty
bao gồm: Gương tráng bạc , kính trắng VFG, kính màu VFG, kính trắng VIFG, kính màu
VIFG.
Bảng 2.3. Doanh thu xuất khẩu hàng kinh doanh của công ty qua các năm.
Mặt hàng
Đơn vị
Kính VIFG
Nghìn đồng

Kính VFG
Nghìn đồng
Gương tráng Nghìn đồng
bạc
Tổng

2012
44,739,537
11,426,315

2013
51,489,909
13,150,335

2014
69,807,360
17,828,545

2015
60,243,752
15,386,035

301,927

347,483

471,099

406,558


Nghìn đồng
56,467,779
64,987,727
88,107,004
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm – Phòng tổ chức hành chính – Công ty)

76,036,345

Đối với lĩnh vực xuất khẩu ủy thác, công ty xuất khẩu ủy thác các mặt hàng chủ yếu
như: Gạch ceramic, gạch granite, sứ vệ sinh, kính đáp cầu…

Nguyễn Diễm Châu

23

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

Bảng 2.4. Doanh thu hàng ủy thác xuất khẩu của công ty qua các năm:
Mặt hàng
Gạch

Đơn vị
Nghìn đồng

ceramic

Gạch granite
Gạch
gôt,
gạch đỏ
Sứ vệ sinh
Kính đáp cầu
Kinh doanh
mặt

2013

2014

2015

26,162

30,109

40,820

35,228

Nghìn đồng
Nghìn đồng

25,155

28,951


39,250

33,873

16,099

18,529

25,120

21,679

Nghìn đồng
Nghìn đồng
Nghìn đồng

7,547
10,062

8,685
11,580

11,775
15,700

10,162
13,549

7,604


8,752

11,865

10,239

92,629

106,606

hàng

khác
Tổng

2012

Nghìn đồng

144,530
124,730
(Nguồn: Phòng tài chính)

Trong những năm vừa qua nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng xuất nhập
khẩu của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu với các đơn vị sản xuất nên việc xuất khẩu
các mặt hàng chủ lực của công ty diễn ra khá ổn định.
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh nội địa
Thực hiện nhiệm vụ của tổng giám đốc công ty giao cho phòng kinh doanh là tiếp
nhận bàn giao công việc và triển khai công tác kinh doanh các sản phẩm kinh gương, vật
liệu xây dựng và trang trí nội thất, đặc biệt là thu hồi công nợ tồn đọng của của các đơn vị

trong công ty thông qua công tác bán hàng. Trong thời gian qua, bộ phận kinh doanh nội
địa đã tích cực triển khai tiêu thụ và từng bước xây dựng hệ thống khách hàng như
sau:
- Tiêu thụ gạch men Thăng Long, gạch ốp lát Hà Nội, kính Đáp Cầu…
- Triển khai tiếp thị chào hàng một số sản phẩm khác: Sứ Thanh Trì, sứ Việt Trì,
gạch Granite Tiên Sơn…
- Giao dịch tìm kiếm các đối tác, khách hàng mới tập trung vào các khách hàng
công trình.
- Tham gia khảo sát, nghiên cứu phát triển thị trường một số sản phẩm mới: Gạch
trang trí, thiết bị vệ sinh, kính xây dựng và thiết bị vệ sinh nhập khẩu.
- Xây dựng mô hình quản lý và bán hàng của bộ phận.
Nguyễn Diễm Châu

24

Lớp: TMQTCLC


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh tế & QTKD

Lĩnh vực kinh doanh nội địa của Công ty được chia ra làm hai mảng chính là:
Kinh doanh kính, gương và kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.
• Lĩnh vực kinh doanh kính, gương
Trong những năm gần đây, tình hình tiêu thụ sản phẩm kính, gương của công ty
gặp nhiều khó khăn. Thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến có sự cạnh tranh gay gắt
giữa các nhà sản xuất nên giá bán sản phẩm kính của các đơn vị sản xuất kính trong nước
liên tục có xu hướng giảm. Một số đơn vị vẫn tiếp tục nhập kính Trung Quốc về tiêu thụ
tại thị trường nội địa…

Bảng 2.5. Doanh thu tiêu thụ kính VIFG tại thị trường miền Bắc qua các năm
Năm
2013
2014
Doanh thu (tỉ đồng)
16,898
16,544
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm – Phòng TCHC )

2015
21,982

• Lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất
Đây là một mảng kinh doanh của công ty mới được hình thành từ cuối năm 2012,
thực ra đây là hình thức kinh doanh mà công ty đã làm trước đây ở thị trường miền Nam
nay khai thắc tại thị trường miền Bắc. Nhưng do việc tổ chức thực hiện chưa được quan
tâm triệt để và khâu nhân sự còn yếu nên doanh thu cả năm 2013 mới đạt được 16,898 tỉ
đồng. Sang đến năm 2014, công ty có chính sách tập trung đẩy mạnh công tác này nhằm
nhanh chóng thu hồi công nợ đang tồn đọng của các đơn vị trong công ty và mở một
hướng kinh doanh mới trên cơ sở từng bước xây dựng và củng cố vững chắc, do đó doanh
thu năm 2015 tăng mạnh gần đạt 6 tỷ đồng. Trong thời gian tới, công ty sẽ đẩy mạnh công
tác này theo phương châm hiệu quả và chắc chắn, đồng thời đa dạng hóa các mặt hàng
kinh doanh bằng cách kinh doanh cả trang thiết bị nội thất nhập khẩu mà các đơn vị trong
công ty không sản xuất.
2.1.4 Giá cả.
• Phương pháp định giá
Với tư cách là nhà phân phối cấp 1, công ty TNHH MTV Sức Sống Mới định giá
các sản phẩm mà công ty nhập về dựa trên giá của nhà sản xuất cộng với các chi phí của
công ty được phân bổ.
Giá xuất kho= đơn giá nhập*số lượng sản phẩm xuất kho

Giá của một số mặt hàng chủ yếu
Nguyễn Diễm Châu

25

Lớp: TMQTCLC


×