Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.93 KB, 128 trang )

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐSVN: Đường sắt Việt Nam
TCKT: Tài chính kế toán
GTVT: Giao thông Vận tải
TSCĐ: Tài sản cố định
TSLĐ: Tài sản lưu động
ĐMTX: Đầu máy toa xe
KCHT: Kết cấu hạ tầng
BĐCT: Biểu đồ chạy tàu
SXKD: Sản xuất kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp cao học
M Ở ĐẦU
Đặ t vấn đề:
Ngành vận tải Đường sắt hiện nay được quan niệm là một ngành sản xuất
dịch vụ thay cho quan niệm trước đây là một ngành sản xuất đặc biệt, sản phẩm
của ngành là sự di chuyển của hàng hoá và hành khách từ nơi này đến nơi khác
được tính bằng HK-Km hay T-Km. Vận tải hành khách bằng đường sắt luôn là
phương tiện đi lại của mọi tầng lớp nhân dân nhất là tầng lớp nhân dân lao động.
Vận tải đường sắt là phương thức vận tải công cộng không thể thiếu được trong
đời sống xã hội cũng như nó luôn luôn là cơ sở để phát triển kinh tế, an ninh,
văn hoá, chính trị quốc phòng. Nhiệm vụ cơ bản của ngành vận tải đường sắt nói
chung và của Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội nói riêng là thoả
mãn đầy đủ, kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân với chất lượng phục vụ cao
nhất và chi phí vận tải nhỏ nhất.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt khi nước ta đã gia nhập tổ
chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu thực hiện
theo luật doanh nghiệp 2005. Để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh
doanh có lãi đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức năng động và nhạy bén để
nắm bắt các cơ hội và tránh các rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh của
mình. Là một trong những doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hàng
hoá, trong nhiều năm qua Công ty VTHK Đường sắt Hà Nội đã có những bước


tiến quan trọng, không ngừng đổi mới trong công tác điều hành sản xuất kinh
doanh và đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, sau một
thời gian quá dài hoạt động trong cơ chế hạch toán tập trung bao cấp cho nên
hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Tổng công ty vận tải Đường sắt Việt
Nam nói chung và của Công ty VTHKĐS Hà Nội nói riêng vẫn chưa bắt kịp với
sự phát triển hết sức mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, cũng như các thay đổi
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 2
Luận văn tốt nghiệp cao học
về cơ chế, chính sách , pháp luật của nhà nước, chính điều đó là những rào cản
khó khăn trong bước hoà nhập với nền kinh tế thị trường và hợp tác quốc tế. Để
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hoạt động phù hợp với Luật doanh nghiệp
2005 cũng như chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc chuyển đổi và xắp
xếp lại doanh nghiệp Nhà nước nên ngày 25-6-2010, Thủ tướng Chính phủ có
Quyết định 973/QĐ-TTg chuyển Tổng công ty ĐSVN sang Công ty trách nhiệm
hữu hạn (TNHH) một thành viên theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con do
Nhà nước làm chủ sở hữu gọi tắt là Đường sắt Việt Nam. Công ty mẹ - ĐSVN
đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp con dấu mới với tên gọi
Đường sắt Việt Nam. Trong Quyết định cũng đã phê duyệt đề án chuyển đổi
Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội, Công ty vận tải hành khách
Đường sắt Sài Gòn và Công ty vận tải hàng hóa Đường sắt thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội hiện nay là một đơn vị
hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty ĐSVN có nhiệm vụ vận chuyển hành khách,
hàng hoá trên toàm mạng lưới đường sắt cả nước. Từ ngày thành lập đến nay
Công ty đã có nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh
phù hợp với mục tiêu hàng năm của ngành ĐS, tuy nhiên vẫn chưa đạt được
hiệu quả như mong muốn. Ngày nay trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ
của các loại phương tiện vận tải hành khách như vận tải đường bộ, vận tải
đường hàng không, vận tải đường biển đã đặt ra cho Công ty một thách thức rất
lớn. Mặt khác khi Luật doanh nghiệp 2005 chính thức có hiệu lực và khi Tổng

Công ty ĐSVN chuyển sang mô hình Công ty TNHH 1 thành viên, trong tương
lai các Công ty vận tải hành khách hàng hoá chuyển đổi sang mô hình Công ty
TNHH 1 thành viên hạch toán độc lập thì để đứng vững được trong nền kinh tế
thị trường Công ty cần phải xây dựng cho mình các giải pháp sản xuất kinh
doanh cho phù hợp với mô hình mới và mục tiêu chung của Ngành Đường sắt
Việt Nam.
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 3
Luận văn tốt nghiệp cao học
Vì vậy nghiên cứu “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh
doanh vận tải của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội theo mô hình
Công ty TNHH 1 thành viên” là hết sức cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn :
Trước yêu cầu đặt ra khi chuyển đổi sang mô hình tổ chức mới, từ doanh
nghiệp hạch toán phụ thuộc sang doanh nghiệp hạch toán độc lập ( Công ty
TNHH 1 thành viên ) trong bối cảnh có cạnh tranh gay gắt giữa các phương thức
vận tải. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp vận tải đường sắt cần có những
giải pháp và bước đi thích hợp để phát huy nội lực, nâng cao khả năng cạnh
tranh của Doanh nghiệp phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Do
đó việc nghiên cứu phải đạt được các mục tiêu như sau :
- Xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động của mô hình Công ty TNHH 1
thành viên, những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
trong lĩnh vực vận tải, từ đó xây dựng và lựa chọn những mục tiêu của Doanh
nghiệp vận tải đường sắt trong mô hình sản xuất mới;
- Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
vận tải đường sắt để xác định các loại sản phẩm, các chỉ tiêu đánh giá kết quả và
hiệu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đường sắt.
- Trên cơ sở lý luận về hoạt động SXKD của Công ty TNHH 1 thành viên,
các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước xây dựng các giải pháp đẩy
mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của của Công ty VTHKĐS Hà Nội
theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên.

Phương pháp nghiên cứu của Luận văn:
Luận văn dùng các phương pháp nghiên cứu truyền thống: Phương pháp
duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phân tích, phương pháp so sánh,
tổng hợp trên cơ sở kết hợp với việc cập nhập các thông tin, kết quả sản suất
kinh doanh những năm vừa qua của ngành ĐSVN của Công ty VTHK Đường
sắt Hà Nội để nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản
xuất kinh doanh vận tải của Công ty VTHK Đường sắt Hà Nội theo mô hình
Công ty TNHH 1 thành viên.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn:
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 4
Luận văn tốt nghiệp cao học
Giới hạn trong Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội và các vấn
đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty và Tổng
Công ty.
Kết cấu cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu gồm 3 chương.
Chương I: Tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh vận tải của
Đường sắt Việt Nam nói chung và Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà
Nội nói riêng.
Chương II: Xây dựng cơ sở lý luận về đẩy mạnh hoạt động SXKD vận
tải của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội theo mô hình công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên.
Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động SXKD vận tải của Công
ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH một thành
viên.
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 5
Luận văn tốt nghiệp cao học
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM VÀ CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI
*****
1.1. Mô hình tổ chức và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của ĐSVN và
Công ty VTHKĐS hà Nội.
1.1.1 Mô hình tổ chức của ĐSVN
1.1.1.1 Về tổ chức:
Lịch sử Đường sắt Việt Nam bắt đầu từ năm 1881 với việc khởi công xây
dựng tuyến Đường sắt giữa Sài Gòn - Mỹ tho. Sau 4 năm, chuyến tàu đầu tiên
bắt đầu khởi hành từ Sài Gòn đi Mỹ Tho ngày 20/7/1885.
Trong giai đoạn giữa năm 1882 và 1936 các tuyến đuờng chính đã được
xây dựng theo công nghệ của Pháp theo loại khổ đuờng 1m và đã hình thành hệ
thống chính về Đường sắt.
Trong thời kỳ kháng chiến và cho tới khi thống nhất đất nước, Đường sắt
Việt Nam đã bị thiệt hại nặng nề. Sau khi đất nước thống nhất, kể từ năm 1976
Đường sắt đã hầu hết được khôi phục lại, đặc biệt là tuyến Đường sắt Thống
nhất Bắc Nam. Tuy nhiên do tình trạng thiếu vốn nên việc phục hồi hoàn toàn
vẫn chưa thực hiện được. Sau khi chuyển đổi cơ cấu và chuyển sang cơ chế thị
trường năm 1989, Đường sắt Việt Nam bắt tay vào chương trình khôi phục và
hiện đại hóa Đường sắt để ngành Đường sắt trở thành một ngành vận tải hàng
đầu của Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước và
hòa nhập với các Đường sắt trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Trước năm 1989, toàn bộ hệ thống Đường sắt do một cơ quan Trung ương
chi phối, lúc đó được gọi là Tổng cục Đường sắt với trụ sở tại Hà Nội. Từ năm
1989 đến ngày 4-3-2003, ngành Đường sắt được cơ cấu lại thành một doanh
nghiệp Nhà nước với tên là Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, hoạt động trên
nguyên tắc thị trường mở.
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 6
Luận văn tốt nghiệp cao học
Thực hiện Quyết định 34/QĐ-TTg ngày 4-3-2003 về việc thành lập Tổng

Công ty đường sắt Việt Nam, ngày 13-6-2003, tại Trụ sở Liên hiệp đường sắt
Việt Nam đã triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng
Bộ GTVT bổ nhiệm các ủy viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công
ty ĐSVN.
Từ ngày 7-7-2003 Đường sắt Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo
mô hình Tổng Công ty đường sắt, trong đó khối vận tải bao gồm 4 đơn vị chính
là Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội, Công ty vận tải hành khách
đường sắt Sài Gòn, Công ty vận tải hàng hoá đường sắt và Trung tâm điều hành
vận tải đường sắt.
Để Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hoạt động phù hợp với Luật doanh
nghiệp 2005 cũng như chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc chuyển đổi và
xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước nên ngày 25-6-2010, Thủ tướng Chính phủ
có Quyết định 973/QĐ-TTg chuyển Tổng công ty ĐSVN sang Công ty trách
nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con
do Nhà nước làm chủ sở hữu gọi tắt là Đường sắt Việt Nam ( ĐSVN ). Ngày
31/3/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 474/QĐ-TTg phê
duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Loại
hình doanh nghiệp của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
1.1.1.2.Mục tiêu, chức năng hoạt động và ngành, nghề kinh doanh của
ĐSVN:
* Mục tiêu kinh doanh
a- Kinh doanh có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại
ĐSVN và vốn của ĐSVN đầu tư tại các doanh nghiệp khác; hoàn thành các
nhiệm vụ khác do chủ sở hữu giao.
b- Tối đa hoá hiệu quả hoạt động của ĐSVN và các đơn vị thành viên.
c- Phát triển ĐSVN có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên
môn hoá cao; kinh doanh đa ngành, trong đó có quản lý, khai thác hệ thống kết
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 7
Luận văn tốt nghiệp cao học

cấu hạ tầng Đường sắt, điều hành gíao thông vận tải đường sắt và vận tải đường
sắt là các ngành nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh
doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu, đào tạo; có sự tham gia của nhiều
thành phần kinh tế, làm nòng cốt để ngành Đường sắt Việt Nam phát triển nhanh
và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
* Chức năng hoạt động của Đường sắt:
Đường sắt Việt Nam có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu
tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết; quản lý, chỉ đạo, chi phối các
công ty con, công ty liên kết theo tỉ lệ chiếm giữ vốn điều lệ tại các công ty đó
theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Đường sắt Việt Nam
* Ngành nghề kinh doanh:
a. Ngành nghề kinh doanh chính:
- Kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa phương thức trong nước và liên vận
quốc tế;
- Quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng đường
sắt quốc gia;
- Kinh doanh hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt;
- Điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia;
- Đại lý và dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng
không;
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo đóng mới và sửa chữa các phương tiện,
thiết bị, phụ tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí.
b. Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ
uồng;
- Kinh doanh du lịch, khách sạn, xuất nhập khẩu hàng hóa;
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công
nghiệp và dân dụng;
- Dịch vụ viễn thông và tin học;
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 8

Luận văn tốt nghiệp cao học
- Kinh doanh xăng, dầu, mỡ bôi trơn của ngành đường sắt;
- In ấn.
* Ngành, nghề kinh doanh khác:
- Kinh doanh bất động sản;
- Xuất khẩu lao động.
Các đơn vị thành viên thuộc 5 khối sản xuất, kinh doanh khác nhau như:
- Khối các đơn vị hạch toán phụ thuộc : 6 đơn vị
- Khối các đơn vị sự nghiệp: 9 đơn vị
- Các Công ty con do ĐSVN sở hữu 100% vốn điều lệ: 23 đơn vị
- Các công ty trách nhiệm hữu hạnh 2 thành viên, công ty cổ phần do ĐSVN
nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: 9 đơn vị.
- Các công ty do ĐSVN nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ: 20 đơn vị
Trong đó, hoạt động quan trọng nhất là hoạt động vận tải, do 5 đơn vị chính phụ
trách, đó là:
- Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội
- Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn
- Công ty vận tải hàng hoá đường sắt
- Liên hiệp Sức kéo Đường sắt
- Trung tâm điều hành vận tải đường sắt.
Cơ quan của Tổng công ty đường sắt Việt Nam đóng trụ sở tại 118 đuờng
Lê Duẩn, Hà Nội, là một tổ chức tham mưu cho Lãnh đạo Tổng công ty và có
nhiệm vụ giám sát và cộng tác với các Công ty và Trung tâm điều hành vận tải
cũng như các đơn vị trực thuộc trong các lĩnh vực liên quan đến Đường sắt. Cơ
quan này cũng chịu trách nhiệm về chiến luợc phát triển Đường sắt và các dự án
đầu tư nước ngoài cũng như chương trình hiện đại hoá Đường sắt.
Bảng 1.1: Mô hình tổ chức của Tổng công ty ĐSVN hiện nay ( Theo
Quyết định số 474/QĐ-TTg ngày 31/3/2011 về việc Phê duyệt Điều lệ tổ chức
và hoạt động của Đường sắt Việt Nam)
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 9

Luận văn tốt nghiệp cao học
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 10
Thủ tướng
chính phủ
Bộ GTVT
Ban kiểm
soát
Các cơ quan
ngang bộ
Đường sắt Việt Nam
Hội đồng thành viên
Tổng giám đốc
Các phó TGĐ
Kế toán trưởng
Các ban tham mưu
Các
đơn vị
sự
nghiệp
Cty con
do ĐSVN
sở hữu
100%
vốn điều
lệ
DN hạch
toán phụ
thuộc
CT TNHH
2 TV,

CT Cp do
ĐSVN nắm
giữ trên
50% vốn
điều lệ
CT TNHH
2 TV, Cty
Cp do
ĐSVN nắm
giữ dưới
50% vốn
điều lệ
Trung tâm điều hành GTVT Đường sắt
Ban quản lý kết cấu hạ tầng Đường sắt
Công ty sức kéo Đường sắt
Cty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội
Cty vận tải hành khách Đường sắt SàiGòn
Cty vận tải hàng hoá Đường sắt
Luận văn tốt nghiệp cao học
1.1.1.3.Tình hình sản xuất kinh doanh của ĐSVN giai đoạn gần đây:
Theo số liệu thống kê Tổng công ty ĐSVN, tình hình thực hiện vận chuyển
hành khách, hàng hóa và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật từ năm 2006 – 2010 như sau
Bảng 1.2: Tình hình thực hiện sản lượng và doanh thu vận tải
trong những năm gần đây của vận tải đường sắt:
Năm
Tấn xếp
(đơn vị: 1000)
Tấn.km
(đơn vị: triệu)
Hành khách

(đơn vị: 1000)
H. khách/km
(đơn vị: triệu)
Doanh thu
(triệu đồng)
2006 9.153 3.446 11.527 4.333 2.182.587
2007 9.005 3.830 11.479 4.602 2.553.775
2008 8.387 4.100 11.333 4.492 2.965.302
2009 8.159 3.807 11.072 4.138 2.816.325
2010 8.046 3.948 11.703 4.434 2.997.940
( Nguồn: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam )
Bảng 1.3: Thị phần vận tải Đường sắt
Năm
Tỷ trọng %
Hành khách lên tàu HK.Km Tấn xếp hàng hoá Tấn Km
2006 0,8 6,8 1,8 3,0
2007 0,7 6,5 1,5 2,9
2008 0,6 5,8 1,3 2,4
2009 0,6 4,9 1,2 2,0
( Nguồn: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam )
Theo số liệu thống kê trên, vận tải đường sắt từ năm 2006 – 2010 ta thấy:
+ Về vận chuyển Hàng Hoá: Từ năm 2006 đến 2010 số lượng tấn xếp
giảm dần từng năm. Lượng luân chuyển hàng hoá TKm cũng giảm dần.
+ Về vận chuyển hành khách: Từ năm 2006-2009 lượng hành khách đi tàu
giảm dần. Lượng luân chuyển hành khách cũng giảm. Tuy nhiên bước sang năm
2010 hành khách lên tàu đã tăng lên.
+ Về thị phần vận tải đường sắt: Giảm dần theo các năm.
* Nguyên nhân thị phần vận tải Đường sắt giảm:
a- Nguyên nhân khách quan:
- Năng lực cạnh tranh giữa Đường sắt với các phương tiện vận tải khác thấp:

Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 11
Luận văn tốt nghiệp cao học
+ Đường bộ được đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, phương tiện, tạo lợi thế
cạnh tranh trên các tuyến đường ngắn.
+ Hàng không có sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, có điều kiện thuận lợi
đẩy mạnh xã hội hoá trong kinh doanh, tạo được lợi thế cạnh tranh trong vận tải
hành khách trên cả tuyến đường trung bình và cả tuyến đường dài.
+ Phương tiện cá nhân tăng cao khiến nhu cầu đi lại bằng các phương tiện
công cộng giảm.
- Cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải đường sắt lạc hậu, ít được đầu tư
xây mới, chưa đáp ứng nhu cầu của hành khách, chủ hàng.
- Khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 làm nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu
vận tải giảm; chi phí tăng.
b-Nguyên nhân chủ quan:
- Việc phân cấp quản lý chưa thực sự triệt để, một số chức năng nhiệm vụ
còn chồng chéo; cơ cấu bộ máy cồng kềnh, chưa thực sự phát huy vai trò của
người đứng đầu; chưa kiên quyết và kịp thời phân tích sử lý nghiêm các vi
phạm; số lượng lao động lớn, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu.
- Công tác điều hành giá cước, tiếp thị thiếu nhanh nhạy; chậm điều chỉnh
nghiệp vụ khai thác kinh doanh vận tảỉ cho phù hợp với tình hình mới.
- Năng lực điều hành vận tải còn hạn chế, hệ thống bán vé chưa đáp ứng
được yêu cầu, chủng loại toa xe còn bất cập.
1.1.2. Mô hình tổ chức của Công ty Vận tải Hành khách ĐS Hà Nội:
Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội (gọi tắt là Công ty) là
doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt
Nam (gọi tắt là Tổng Công ty), lấy kinh doanh vận tải hành khách bằng đường
sắt làm nòng cốt. Công ty có 27 đơn vị thành viên trực thuộc, quan hệ gắn bó
với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, tiếp thị, hoạt động
trong Công ty nhằm tăng cường khả năng chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất;
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị; thực hiện

Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 12
Luận văn tốt nghiệp cao học
nhiệm vụ, mục tiêu của Tổng Công ty giao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
xã hội của đất nước.
Bảng 1.4: Sơ đồ cơ cấu, tổ chức Công ty VTHKĐS Hà Nội
1.1.2.1. Nhiệm vụ của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội:
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 13
Tổng giám đốc
Phó Tổng GĐ
Vận tải
Phó Tổng GĐ
SXKD
Phó Tổng GĐ
An toàn VT
Phòng kỹ thuật - NVVT
Phòng Quản lý BVĐT
Phòng Thống kê- máy tính
Phòng Kỹ thuật- toa xe
Phòng Kế hoạch- đầu tư
Phòng Tổng hợp
Phòng An toàn VTĐS
Phòng Bảo vệ an ninh QP
Phòng TCCB-LĐ
Phòng tài chính KT-KThu
12 xí
nghiệp
vận tải
đường
sắt
12 ga

hạng
I
01 xí
nghiệp
vận
dụng
toa xe
khách
02 xí
nghiệp
sửa
chữa
toa xe
Luận văn tốt nghiệp cao học
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; chịu
trách nhiệm trước Tổng công ty về kết quả hoạt động của Công ty và chịu
trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do
Công ty cung cấp; chấp hành nghiêm chỉnh sự quản lý điều hành thống nhất
của ĐSVN.
- Chỉ đạo, huớng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện các quy định
của Nhà nước và của Tổng công ty; kịp thời phát hiện và kiến nghị Nhà nước,
ĐSVN sửa đổi, bổ sung các quy định trái pháp luật hoặc gây vướng mắc, bất hợp lý
trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Chịu trách nhiệm về những mệnh lệnh, quyết định, văn bản do Công ty
ban hành.
- Phát hiện kịp thời những trở ngại, vi phạm, bất hợp lý trong quá trình
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để quyết định giải pháp
khắc phục hoặc báo cáo ĐSVN biết để giải quyết.
- Cung cấp các thông tin, số liệu, tài liệu cho ĐSVN, Trung tâm Điều
hành vận tải, Liên hiệp sức kéo đường sắt và các Công ty vận tải đường sắt và

các đơn vị khác có liên quan theo quy định của Nhà nước và của Tổng công
ty.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp
luật và của Tổng công ty.
- Bảo đảm tính chính xác, trung thực về các số liệu và thông tin báo cáo
với Nhà nước, Tổng công ty và cung cấp cho các đơn vị liên quan. Bảo mật số
liệu, tài liệu, thông tin theo quy định của Nhà nước và của ĐSVN.
- Thực hiện quy định của Nhà nước và của ĐSVN về bảo vệ tài nguyên,
môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
- Chịu sự kiểm tra, thanh tra theo quy định của các cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền và của ĐSVN.
1.1.2.2. Các đơn vị thành viên của Công ty:
1- Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội.
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 14
Luận văn tốt nghiệp cao học
2- Xí nghiệp sửa chữa toa xe Hà Nội.
3- Xí nghiệp sửa chữa toa xe Vinh.
4- Xí nghiệp vận tải đường sắt Yên Lào.
5- Xí nghiệp vận tải đường sắt Vĩnh Phú
6- Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Lạng.
7- Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng
8- Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Thái
9- Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Hải.
10- Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Ninh.
11- Xí nghiệp vận tải đường sắt Thanh Hoá.
12- Xí nghiệp vận tải Đường sắt Nghệ Tĩnh.
13- Xí nghiệp vận tải đường sắt Quảng Bình.
14- Xí nghiệp vận tải đường sắt Quảng Trị – Thừa Thiên.
15- Xí nghiệp vận tải đường sắt Hải Vân
16- Ga Hà Nội (gồm cả ga Long Biên)

17- Ga Giáp Bát
18- Ga Yên Viên
19- Ga Hải Phòng
20- Ga Đồng Đăng
21- Ga Lào Cai
22- Ga Tiên Kiên
23- Ga Bỉm Sơn
24- Ga Vinh.
25- Ga Đồng Hới.
26- Ga Đông Hà
27- Ga Huế.
1.2. Tổng quan về hoạt động SXKD của Công ty VTHKĐS Hà Nội:
1.2.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty:
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 15
Luận văn tốt nghiệp cao học
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải, kế hoạch vận dụng, sửa
chữa toa xe; kế hoạch sản xuất kinh doanh ngoài vận tải; kế hoạch lao động tiền
lương; các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật; đơn giá các loại sản phẩm; đơn giá tiền
lương trên đơn vị sản phẩm; các loại định mức và kế hoạch khác có liên quan
của Công ty, của các đơn vị trực thuộc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo
phân cấp quản lý của ĐSVN. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện kế
hoạch được duyệt.
+ Về kinh doanh vận tải hành khách:
- Điều tra nghiên cứu luồng hành khách; phối hợp với các Công ty vận tải
đường sắt, trung tâm điều hành vận tải đường sắt để tham gia xây dựng chiến
lược, kế hoạch dài hạn về vận tải hành khách và các lĩnh vực khác liên quan
trình ĐSVN
- Tổ chức bán vé, đại lý vé, ký kết hợp đồng và triển khai kế hoạch vận tải
hành khách (bao gồm cả hợp đồng, kế hoạch vận tải hành khách của các Công ty
vận tải đường sắt khác). Tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao đối với các hình

thức vận tải hành khách liên vận quốc tế; vận tải hành khách từ nhà đến nhà và
vận tải hành khách khác theo quy định của Nhà nước và của ĐSVN.
- Căn cứ nhu cầu vận tải hành khách; năng lực của Liên hiệp sức kéo ĐS,
toa xe, kết cấu hạ tầng đường sắt và các quy định liên quan của ĐSVN để xây
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải hành khách hàng năm trình ĐSVN
phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
- Tham gia xây dựng biểu đồ chạy tầu khách Thống nhất, tầu khách liên
tuyến, biểu đồ chạy tầu khách địa phương theo phân cấp của ĐSVN. Tổ chức
lập tầu, chạy tầu khách theo biểu đồ chạy tầu và theo sự chỉ huy, điều hành tập
trung thống nhất của Trung tâm Điều hành vận tải Đường sắt và các mệnh lệnh
của Tổng giám đốc ĐSVN. Tổ chức thực hiện kế hoạch vận dụng đầu máy, toa
xe và các kế hoạch sản xuất kinh doanh khác có liên quan đến vận tải hành
khách trên toàn mạng lưới đường sắt đạt hiệu quả cao nhất.
+ Về phối hợp kinh doanh vận tải hàng hóa:
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 16
Luận văn tốt nghiệp cao học
- Căn cứ nhu cầu vận tải, xếp, dỡ hàng hóa tại các ga do Công ty quản lý,
phối hợp với Công ty vận tải hàng hoá Đường sắt và Trung tâm Điều hành vận
tải Đường sắt để xây dựng kế hoạch vận tải, xếp, dỡ hàng hóa của Công ty. Tổ
chức thực hiện biểu đồ chạy tầu hàng và kế hoạch chạy tàu hàng đột xuất theo
quy định của ĐSVN.
- Thực hiện cả các hợp đồng do các Công ty vận tải đường sắt khác ký
kết. Tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao đối với các hình thức vận tải hàng hóa.
- Tổ chức thực hiện việc lập tàu hàng, tác nghiệp phục vụ về vận tải hàng
hóa tại các ga do Công ty quản lý theo quy định.
+ Về vận dụng, sửa chữa toa xe khách:
- Tổ chức quản lý, và tham gia vận dụng hợp lý toa xe thuộc quyền quản
lý của Công ty để vận chuyển hành khách, thông suốt đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Tổ chức quản lý kinh tế, kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ và đột
xuất các loại toa xe khách; nghiệm thu toa xe khách khi sửa chữa và thực hiện

các nhiệm vụ khác có liên quan của Công ty theo quy trình, quy phạm, tiêu
chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước và
ĐSVN ban hành.
- Quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm tra sửa chữa toa xe khách trong
quá trình vận hành trên các tuyến đường sắt theo phân cấp quản lý và quy định
của Tổng Công ty.
- Phối hợp với các Công ty vận tải đường sắt, Liên hiệp sức kéo đường
sắt,Trung tâm điều hành vận tải đường sắt để xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch vận dụng, sửa chữa toa xe của Công ty theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của
ĐSVN.
- Quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác thiết bị dụng cụ, vật tư
kỹ thuật đảm bảo có hiệu quả theo quy định của ĐSVN.
+ Về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt :
- Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát an toàn đối với các đơn vị trực
thuộc Công ty.
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 17
Luận văn tốt nghiệp cao học
- Chủ động tổ chức giải quyết hậu quả tai nạn chạy tàu làm gián đoạn giao
thông đường sắt hoặc do thiên tai, địch hoạ làm bế tắc chạy tầu thuộc phạm vi
quản lý theo phân cấp của ĐSVN.
- Báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình tai nạn cho ĐSVN và phối hợp chặt
chẽ với Trung tâm điều hành vận tải đường sắt, các Công ty vận tải đường sắt,
các Công ty quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và các đơn vị liên quan kịp thời
có biện pháp chỉ đạo, điều hành, phối hợp tổ chức công tác cứu chữa, giải quyết
tai nạn nhằm khôi phục giao thông đường sắt nhanh nhất theo phân cấp giải
quyết tai nạn giao thông đường sắt và quy chế cứu hộ đầu máy, toa xe của
ĐSVN.
- Bảo đảm an toàn lao động và an toàn giao thông đường sắt trong quá
trình cứu chữa tai nạn.
+Thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh dịch vụ khác:

- Trên cơ sở ngành nghề kinh doanh được quy định, căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ được giao và năng lực của Công ty để chủ động lựa chọn thị
trường, lựa chọn sản phẩm, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh
doanh dịch vụ ngoài sản xuất chính vận tải theo quy định của ĐSVN.
- Phối hợp với các đơn vị ngoài Công ty để thực hiện dịch vụ vận tải, đại
lý vận tải, đại lý bán vé hành khách hợp lý, hiệu quả, tăng thị phần vận tải, tạo
môi trường cạnh tranh lành mạnh.
- Thống nhất phân công nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh dịch vụ ngoài
sản xuất chính vận tải cho các đơn vị trực thuộc Công ty theo quy định của
ĐSVN
- Đề xuất với ĐSVN phương án tổ chức sắp xếp hệ thống dịch vụ vận tải,
đại lý vận tải, đại lý bán vé hành khách đúng nghĩa với dịch vụ nhằm cải thiện
chất lượng vận tải và tăng thị phần vận tải.
+ Tổ chức công tác thống kê, phân tích :
Tổ chức thống kê, phân tích và báo cáo các mặt hoạt động của Công ty
theo quy định của Nhà nước và của ĐSVN. Chịu trách nhiệm về tính chính xác,
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 18
Luận văn tốt nghiệp cao học
đầy đủ, kịp thời về số liệu báo cáo, thống kê. Tổng hợp, phân tích tình hình thực
hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải; các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật; biểu đồ
chạy tầu và các kế hoạch khác liên quan của Công ty. Phát hiện những bất hợp
lý và đề xuất với ĐSVN các biện pháp điều chỉnh cần thiết nhằm đáp ứng nhu
cầu vận tải trên toàn mạng lưới đường sắt, không ngừng nâng cao sản lượng và
doanh thu vận tải, nâng cao năng lực và chất lượng vận tải.
+ Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch :
Công ty có nhiệm vụ tham gia với ĐSVN về các nội dung sau: Xây dựng
chiến lược, quy hoạch phát triển; phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, kế
họach sản xuất kinh doanh dài hạn, hàng năm; các dự án đầu tư lớn về lĩnh vực
vận tải đường sắt; tổ chức điều hành chạy tầu; biểu đồ chạy tầu; công lệnh tải
trọng, công lệnh tốc độ; các hợp đồng vận tải lớn, các phương án bảo vệ và khai

thác tài nguyên; kế hoạch đào tạo, đào tạo cán bộ, công nhân, viên chức; các văn
bản của Tổng công ty liên quan đến lĩnh vực quản lý, tổ chức sản xuất, kinh
doanh vận tải đường sắt và các lĩnh vực khác theo yêu cầu của ĐSVN.
2.2. Quyền hạn của Công ty:
- Tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được giao
theo quy định của Nhà nước và phân cấp của ĐSVN.
- Quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các đơn vị trực
thuộc Công ty thực hiện: quy trình, quy phạm, biểu đồ chạy tầu, kế hoạch vận
tải, kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, chỉnh bị, vận dụng toa xe khách và các quy
định khác liên quan của ĐSVN.
- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng trách nhiệm
theo quy định của Nhà nước và của ĐSVN.
- Nghiên cứu, xây dựng để quyết định hoặc trình ĐSVN quyết định theo
thẩm quyền các dự án về đổi mới, hiện đại hoá công nghệ, đầu tư xây dựng, mua
sắm phương tiện, trang thiết bị, đổi mới phương thức quản lý của Công ty. Chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các dự án được duyệt. Đề xuất các
phương án: cải tạo, thiết kế, chế tạo, đầu tư đóng mới phương tiện và thiết bị vận
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 19
Luận văn tốt nghiệp cao học
tải; đầu tư xây dựng cải tạo khu ga trình ĐSVN phê duyệt theo phân cấp quản lý
và tổ chức thực hiện theo quy định của ĐSVN.
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học, kỹ thuật, công
nghệ quản lý liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
- Về tổ chức cán bộ lao động, tiền lương:
+ Xây dựng, trình ĐSVN phương án tổ chức lại Công ty; thành lập, chia,
tách, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi sở hữu, đổi tên, thay đổi trụ sở đơn vị trực
thuộc Công ty (khi có yêu cầu) để ĐSVN quyết định hoặc trình cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định.
+ Xây dựng tổng định biên, cơ cấu định biên, chỉ tiêu tuyển dụng lao
động của Công ty và các đơn vị trực thuộc trình ĐSVN phê duyệt.

+ Lựa chọn, quy định các hình thức trả lương, thưởng cho các đơn vị trực
thuộc và người lao động trong Công ty trên cơ sở đơn giá tiền lương, hiệu quả
sản xuất kinh doanh của Công ty và các đơn vị trực thuộc; năng suất, chất lượng
người lao động theo quy định của Nhà nước và của ĐSVN.
+ Nâng ngạch, bậc lương cho cán bộ, viên chức, người lao động trong
Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty theo quy định của Nhà nước và phân
cấp quản lý của ĐSVN.
+ Quản lý lao động, tuyển chọn, ký kết hợp đồng lao động, bố trí, sử dụng,
đào tạo lao động, kỷ luật, khen thưởng, chấm dứt hợp đồng lao động, thực hiện
chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và các chế độ chính sách khác cho người
lao động của Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty theo quy định của Bộ luật
lao động, các quy định của pháp luật, phân cấp quản lý và quy định của ĐSVN.
+ Quản lý cán bộ, xây dựng quy hoạch, đào tạo cán bộ, bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm lao động, hưu trí và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ của
Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty theo quy định của Nhà nước, phân cấp
quản lý và quy định của ĐSVN.
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 20
Luận văn tốt nghiệp cao học
- Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền Điều lệ tổ chức và hoạt động, các nội quy, quy chế, quy định của Công ty
và các đơn vị trực thuộc về quản lý tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, vốn, tài
sản, kỹ thuật, kế hoạch, đầu tư, tài chính, điều hành sản xuất và các lĩnh vực khác
để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo quy định của Nhà nước và của ĐSVN.
- Được yêu cầu các Công ty vận tải đường sắt, Liên hiệp sức kéo đường sắt,
Trung tâm điều hành vận tải đường sắt và các đơn vị khác trong ĐSVN cung cấp các
thông tin, số liệu, tài liệu liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
1.2.3. Nguồn lực của Công ty.
1.2.3.1 Về tài sản của Công ty:
a. Toa xe khách: Số lượng, chủng loại toa xe khách hiện có

Bảng 1.5.: Các loại toa xe khách (Nguồn: Công ty VTHKĐS HN)
STT Loại toa xe Tổng số xe
I Toa xe đường1.000 mm 593
1 Xe nằm mềm An 122
2 Xe nằm cứng Bn 76
3 Xe ngồi mềm A 74
4 Xe ngồi cứng B 188
5 Xe ghế dọc C 39
6 Xe hàng cơm HC 29
7 Xe hành lý HL 25
8 Xe công vụ, phát điện 40
II Toa xe đường 1.435 mm 8
1 Xe ngồi cứng BR 2
2 Xe ngồi ghế dọc CR 5
3 Xe hành lý HL 1
Tổng cộng 601
Nhận xét chung về toa xe khách tại thời điểm hiện nay:
• Toa xe khổ đường 1.000mm là chủ yếu (toa xe khổ đường 1.435
mm chiếm tỷ lệ thấp, có 8 toa xe ).
Toa xe tham gia chở khách (A
n
, B
n
, A, B, C) khổ đường 1000 mm là 593
toa xe chiếm hơn 98,6%, toa xe tham gia phục vụ hành khách (CV-PĐ, HC, HL)
chiếm khoảng 15,8%.
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 21
Luận văn tốt nghiệp cao học
•Toa xe thế hệ 2 (toa xe chất lượng cao: Trần composite, lắp điều hoà
không khí, lắp của kính chống hai lớp, hệ thống vệ sinh tự hoại, giỏ chuyển lò

xo không khí, sử dụng điện 220 V..) có 512 toa xe chiếm 85,19% trong tổng số
toa xe khách khổ đường 1000mm.
• Hầu hết các toa xe khách là các toa xe cũ từ trước năm 2000, có
một số toa xe đóng mới hoặc cải tạo, hoán cải từ sau những năm 2000, nhưng
chất lượng không cao.
* Các năm 2009 đến năm 2011 đã tiến hành:
+ Cải tạo nâng cấp được 32 toa xe khách chất lượng cao Greetrain phục vụ chạy
tầu Hà Nội Huế và Hà Nội Lào Cai;
+ Cải tạo toàn bộ 2 ram xe của Mác tầu SE1/SE2 chạy tầu Thống Nhất.
b. Các loại tài sản khác:
Ngoài tài sản là các toa xe khách, tài sản của Công ty VTHK đường sắt
Hà Nội bao gồm:
- Hệ thống máy móc thiết bị phục vụ sửa chữa toa xe tại Xí nghiệp sửa
chữa toa xe Hà Nội
- Máy móc thiết bị phục vụ chỉnh bị tại XN vận dụng toa xe khách Hà Nội;
- Hệ thống nhà xưởng của các XN toa xe;
- Trang thiết bị văn phòng;
- Hệ thống nhà điều hành, trụ sở các đơn vị và của Công ty;
- Hệ thống bán vé điện toán;
- Các loại ô tô; Các loại tài sản công cụ lao động khác;
1.2.3.2. Nguồn Vốn của Công ty
a: Nguồn vốn của Tổng công ty:
Bảng 1.6: Tổng nguồn vốn của khối vận tải đường sắt
Năm
Tổng
nguồn vốn
Nợ phải trả
Nguồn vốn
chủ sở hữu
Nguồn vốn

kinh doanh
Quỹ đầu tư
phát triển
2003 3.794,00 2.677,30 1.116,70 1.097,30 7,40
2004 5.100,70 3.881,50 1.219,20 1.170,60 9,20
Học viên:Võ Minh Trung - Lớp Tổ chức và quản lý VTĐS K17 22
Lun vn tt nghip cao hc
2005 4.952,60 3.727,60 1.224,90 1.205,80 11,20
2006 4.445,60 3.212,30 1.233,30 1.207,40 12,90
2007 4.954,80 3.626,70 1.328,10 1.308,60 16,70
2008
5.080,50 3.718,70 1.361,79 1.341,80 17,12
2009
5.209,38 3.813,04 1.396,34 1.375,84 17,56
2010
5.341,54 3.909,78 1.431,76 1.410,74 18,00
2011
5.360,60 3.910,30 1.450,30 1429,68 19,0
(Ngun: Tng Cụng ty ng st Vit Nam)
- Theo bng trờn:
+ Ngun vn ca Tng cụng ty SVN khụng ln;
- Ngun vn ch s hu tng khụng ỏng k:
+ Trong vũng 8 nm ch tng 1,4 ln.
+ N phi tr gp gn 3 ln ngun vn ch s hu trong 03 nm gn õy;
+ Ngun vn kinh doanh ch bng khong 40% n phi tr;
b. Ngun vn v ti sn ca Cụng ty:
Bng 1.7: Bng Cõn i K toỏn 2010
CH TIấU TI KHON
S D CUI
NM

S D U
NM
TI SN
A - Tài sản ngắn hạn 272.392.951.623 229.399.977.375
I - Tiền và các khoản tơng đơng tiền 150.088.297.395 94.952.107.933
1. Tiền 111,112,113 150.088.297.395 94.952.107.933
2. Các khoản tơng đơng tiền 1211 0 0
II - Các khoản đầu t tài chính ngắn
hạn 0 0
1. Đầu t ngắn hạn 1212,128 0 0
2. Dự phòng giảm giá đầu t ngắn
hạn 129 0 0
III - Các khoản phải thu ngắn hạn 81.723.286.525 94.461.362.823
1. Phải thu của khách hàng 1311 18.880.984.640 2.943.256.106
2. Trả trớc cho ngời bán 3311 709.535.824 350.574.545
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 13681 0 0
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch
hợp đồng xây dựng 337 0 0
5. Các khoản phải thu khác 138,334,338 62.132.766.061 91.167.532.172
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó
đòi 1391 0 0
IV - Hàng tồn kho 38.691.943.452 19.654.008.959
1. Hàng tồn kho 151-158 38.691.943.452 19.654.008.959
Hc viờn:Vừ Minh Trung - Lp T chc v qun lý VTS K17 23
Lun vn tt nghip cao hc
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 159 0 0
V - Tài sản ngắn hạn khác 1.889.424.251 20.332.497.660
1. Chi phí trả trớc ngắn hạn 142 676.113.382 73.098.249
2. Thuế giá trị gia tăng đợc khấu trừ 133 10.079.019 19.536.412.408
3. Thuê và các khoản khác phải thu

Nhà nớc 333 167.708.791 6.493.763
4. Tài sản ngắn hạn khác 1381,141,1441 1.035.523.059 716.493.240
B - Tài sản dài hạn 558.912.338.266 487.246.631.086
I - Các khản phải thu dài hạn 36.735.714.857 14.701.160.420
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 131 0 0
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực
thuộc 1361 0 0
3. Phải thu dài hạn nội bộ 13682 0 0
4. Phải thu dài hạn khác 138,3312,338 36.735.714.857 14.701.160.420
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó
đòi 1392 0 0
II - Tài sản cố định 485.058.995.811 460.143.620.664
1. Tài sản cố định hữu hình 481.979.751.219 458.076.367.221
- Nguyên giá 211 1.306.490.818.905
1.127.127.153.07
2
- Giá trị hao mòn luỹ kế 2141 -824.511.067.686 -669.050.785.851
2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0
- Nguyên giá 212 0 0
- Giá trị hao mòn luỹ kế 2142 0 0
3. Tài sản cố định vô hình 329.707.483 403.887.950
- Nguyên giá 213 2.675.572.580 2.636.456.505
- Giá trị hao mòn luỹ kế 2143 -2.345.865.097 -2.232.568.555
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 241 2.749.537.109 1.663.365.493
III - Bất động sản đầu t 0 0
- Nguyên giá 217 0 0
- Giá trị hao mòn luỹ kế 2147 0 0
IV - Các khoản đầu t tài chính dài
hạn 2.486.903.400 2.473.203.400
1. Đầu t vào công ty con 221 0 0

2. Đầu t vào công ty liên kết, liên
doanh 222,223 1.735.403.400 1.735.403.400
3. Đầu t dài hạn khác 228 751.500.000 737.800.000
4. Dự phòng giảm giá đầu t tài chính
dài hạn 229 0 0
V - Tài sản dài hạn khác 34.630.724.198 9.928.646.602
1. Chi phí trả trớc dài hạn 242 34.621.024.198 9.918.946.602
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 243 0 0
3. Tài sản dài hạn khác 244 9.700.000 9.700.000
Tổng cộng tài sản 831.304.049.889 716.645.368.461
NGUN VN

A - Nợ phải trả 453.009.717.333 361.860.025.301
I - Nợ ngắn hạn 230.180.560.114 117.994.932.682
1. Vay và nợ ngắn hạn 311,315 0 28.774.933
2. Phải trả ngời bán 3311 31.415.201.545 20.103.156.862
3. Ngời mua trả trớc tiền 1311,3387 717.541.772 305.676.864
Hc viờn:Vừ Minh Trung - Lp T chc v qun lý VTS K17 24
Lun vn tt nghip cao hc
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nớc 333 17.528.162.703 9.214.647.295
5. Phải trả ngời lao động 334 85.697.156.917 45.386.441.078
6. Chi phí phải trả 335 0 682.785.758
7. Phải trả nội bộ 3361 73.833.629.304 35.415.825.409
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp
đồng xây dựng 337 0 0
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn
hạn khác 138,338 18.707.410.637 6.857.624.483
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 352 0 0
11. Quỹ khen thởng, Phúc lợi 431 2.281.457.236 0

II - Nợ dài hạn 222.829.157.219 243.865.092.619
1. Phải trả dài hạn ngời bán 3312 0 0
2. Phải trả dài hạn nội bộ 3362 194.209.515.279 215.174.146.764
3. Phải trả dài hạn khác 138,338,344 4.328.889.314 3.487.723.126
4. Vay và nợ dài hạn 341-343 24.246.114.526 25.203.222.729
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 347 0 0
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 351 20.111.100 0
7. Dự phòng phải trả dài hạn 352 0 0
8. Doanh thu cha thực hiện 3387 24.527.000 0
9. Quỹ phát triển khoa học công
nghệ 356 0 0
B - Vốn chủ sở hữu 378.294.332.556 354.785.343.160
I - Vốn chủ sở hữu 378.224.190.606 353.276.382.373
1. Vốn đầu t của chủ sở hữu 4111 373.365.997.518 350.067.546.474
2. Thặng d vốn cổ phần 4112 0 0
3. Vốn khác của chủ sở hữu 4118 0 0
4. Cổ phiếu quĩ 419 0 0
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 0 0
6. Chênh lệch tỉ giá hối đoái 413 224.202.640 59.040.617
7. Quỹ đầu t phát triển 414 3.450.966.411 1.880.295.017
8. Quỹ dự phòng tài chính 415 336.709.556 16.076.000
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 418 0 0
10. Lợi nhuận sau thuế phân phối 421 846.314.481 1.253.424.265
11. Nguồn vốn đầu t xây dựng cơ bản 441 0 0
12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 417 0 0
II - Nguồn kinh phí và quĩ khác 70.141.950 1.508.960.787
1. Nguồn kinh phí 461 70.141.950 0
2. Nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ 466 0 0
Tổng cộng nguồn vốn 831.305.289.889 716.646.608.461

(Ngun Cụng ty vn ti hnh khỏch ng st H Ni)
Bng 1.8: Cỏc ch tiờu ngoi bng cõn i k toỏn
ST
T
CH TIấU
TI
KHON
S CUI

S U Kè
1 Ti sn thuờ ngoi 001
2 Vt t hng húa nhn gi h,
nhn gia cụng
002
Hc viờn:Vừ Minh Trung - Lp T chc v qun lý VTS K17 25

×