Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Hát sình ca của dân tộc sán chay (nhóm sán chí) tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.5 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA VĂN – XÃ HỘI
-------------------

BÁO CÁO VÀ SẢN PHẨM THỰC TẬP
THỰC TẾ CHUYÊN NGÀNH
NGÀNH VĂN HỌC
NIÊN KHOÁ 2012 - 2016
Cơ quan thực tập: Phòng Văn hóa - Thông tin
huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
Đề tài: Hát Sình ca của dân tộc Sán Chay(nhóm Sán Chí) tại
huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
Cán bộ hướng dẫn

: Đỗ Quốc Hưng

Sinh viên thực hiện

: Lưu Thị Hương

Ngày sinh

: 14/10/1994

Mã số SV

: DTZ1252203300101

Môn

: Thực tập chuyên ngành



Lớp chuyên ngành

: CN Văn K10

Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Nhằm hướng tới mục tiêu: Đào tạo cử nhân vừa có kiến thức khoa học cơ
bản về chuyên ngành (tư duy lí luận, kỹ năng nghiên cứu, phê bình văn học và
khả năng sáng tác…) vừa có kiến thức về văn hóa, văn học, ngôn ngữ các dân
tộc thiểu số trong khu vực. Từ ngày 22/02/2016 đến ngày 27/03/2016, trường
Đại học Khoa học đã tổ chức cho sinh viên CN Văn học K10 đi thực tập chuyên
ngành nhằm làm quen và tìm hiểu về các lĩnh vực chủ đạo như: báo chí, nghiên
cứu văn hóa, nghiên cứu ngôn ngữ… Bản thân tôi đã lựa chọn Phòng văn hóa –
thông tin huyện Phú Lương là nơi thực tập của mình.
Trong quá trình thực tập tại địa bàn tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tại
quý cơ quan cũng như các bà con cô bác trên cơ sở điền dã. Được tiếp xúc với
văn hóa văn nghệ tại nhiều địa phương trên địa bàn, trong đó tôi thấy hát Sình
Ca là một đề tài mới mẻ mang nhiều ý nghĩa đối với đơi sống của đồng bào dân
tộc Sán Chay tại đại bàn. Để hoàn thành tốt đề tài Hát Sình ca của dân tộc Sán
Chay(nhóm Sán Chí) tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên tôi xin chân thành
cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đh Khoa học Thái Nguyên, Khoa Văn – xã hội đã
tạo cơ hội cho tôi tiếp xúc trực tiếp với môi trường học tập, làm việc ngoài
trường học. Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới các cô, chú, anh, chị trong
cơ quan và đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Chú Bùi Quang
Sơn, trưởng phòng văn hóa – thông tin; chú Đỗ Quốc Hưng, phó trưởng phòng
văn hóa – thông tin văn hóa huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên đã hết sức tận
tình tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập, khảo sát tại địa bàn,

cung cấp và chia sẻ cho tôi những tư liệu và kiến thức hữu ích liên quan đến đề
tài cũng như những kinh nghiệm đáng quý cần có trong quá trình thực tập tại cơ
quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 04 năm 2016
Sinh viên
Lưu Thị Hương

2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU......................................................32
1. Lý do chọn đề tài.....................................32
2. Lịch sử nghiên cứu..................................33
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..............34
3.1 Đối tượng nghiên cứu............................34
3.2 Phạm vi nghiên cứu...............................34
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.............34
4.1. Mục đích nghiên cứu............................34
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................34
5. Phương pháp nghiên cứu........................35
6. Đóng góp của đề tài.................................35
7. Kết cấu đề tài...........................................35
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN.............................................................36
1.1 Cơ sở lí luận...........................................36
1.1.1 Hát Sình ca của dân tộc Sán Chay....36
1.2 Cơ sở thực tiễn.......................................40

3


1.2.1 Khái quát chung về vị trí địa lí của
đồng bào dân tộc Sán Chay tại huyện Phú
Lương tỉnh Thái Nguyên.............................40
CHƯƠNG 2. HÁT SÌNH CA CỦA DÂN
TỘC SÁN CHAY(NHÓM SÁN CHÍ) TẠI
HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI
NGUYÊN......................................................44
2.1. Hát Sình ca của dân tộc Sán
Chay(nhóm Sán Chí) tại huyện Phú Lương
tỉnh Thái Nguyên.........................................44
3.2. Giải pháp bảo tồn và phát triển hát
Sình ca của dân tộc Sán Chay tại huyện Phú
Lương tỉnh Thái Nguyên.............................54
.......................................................................57
KẾT LUẬN..................................................58
1. Sình ca tại huyện Phú Lương là một làn
điệu dân ca truyền thống có từ xa xưa
nhưng vẫn được bảo tồn và phát huy cho
4


đến bây giờ, trải qua bao thăng trầm và sự
du nhập của nhiều nét văn hóa bởi sự di –
nhập dân cư nhưng làn điệu Sình ca vẫn
được giữ vững, bảo tồn và phát triển về sự
độc đáo của riêng mình...............................58
2.Có được kết quả như ngày hôm nay được

gắn với danh hiệu “di sản văn hóa phi vật
thể cấp quốc gia” đó là những thành công ,
sự cố gắng, nỗ lực của chính cộng đồng dân
tộc người Sán Chay tại huyện Phú Lương.
Đó cũng chính niềm tự hào của con người
anh em huyện Phú Lương, là những nguồn
lực cổ động mãnh liệt về tinh thần của bà
con trong việc bảo tồn và phát huy phong
tục, tập quán văn hóa của mình. Thành
công đó là sự đóng góp to lớn đối với nền
văn hóa của đất nước..................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................61
5


A/ BÁO CÁO THỰC TẾ
PHẦN 1: THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NƠI THỰC TẾ
1.1. Thời gian, địa điểm thực tế
1.1.1. Thời gian thực tế
Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2015 – 2016, từ ngày 22/02/2016 đến
ngày 27/03/2016, trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên tổ chức
cho sinh viên k10 – CN Văn thực hiện chuyên đề thực tập chuyên ngành tại
các cơ quan, tổ chức để sinh viên có điều kiện tiếp cận, nhận diện công việc
và chuẩn bị cho việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
1.1.2. Địa điểm thực tế
Phòng văn hóa – thông tin huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
Địa chỉ: Thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Đại diện pháp luật: Bùi Quang Sơn
1.2. Khái quát về huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
Phú Lương là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, diện

tích tự nhiên là 368.8 km 2, số đơn vị hành chính là 14 xã và 02 thị trấn. Dân số
trên 104 ngàn người, gồm 09 dân tộc anh em cùng chung sống. Là một huyện có
nhiều tiềm năng và lợi thế đó là:
Phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam và Đông
Nam giáp T.P Thái Nguyên; phía Tây giáp huyện Định Hóa; phía Tây Nam
giáp huyện Đại Từ; phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ. Huyện lỵ đặt tại thị trấn
Đu, cách trung tâm T.P Thái Nguyên 22km về phía Bắc. Địa danh Phú Lương
có từ thời Lý. Khi đó, Phú Lương là một phủ rộng lớn, bao gồm toàn bộ phần
đất của các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng ngày nay. Thời thuộc
Minh (từ năm 1407-1427), lập huyện Phú Lương, thuộc phủ Phú Bình. Năm
Minh Mệnh thứ 16 (1863), Triều Nguyễn điều chỉnh địa giới 2 phủ Phú Bình
và Thông Hóa để thành lập phủ Tòng Hóa trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, huyện
Phú Lương thuộc phủ Tòng Hóa, huyện lỵ đặt tại xã Quán Triều. Theo Đồng
Khánh địa dư chí, huyện hạt Phú Lương cách phủ lỵ 78 dặm về phía Tây Nam,
gồm 6 tổng, với 28 xã, trang, phường. Dưới thời thuộc Pháp, từ tháng 10-1890
đến tháng 9-1892, huyện Phú Lương thuộc tiểu Quân khu Thái Nguyên. Từ
tháng 10-1892, huyện Phú Lương thuộc phủ Tòng Hóa (tỉnh Thái Nguyên) như
6


dưới thời nhà Nguyễn. Ngày 11-4-1900, thực dân Pháp tách phủ Tòng Hóa
khỏi tỉnh Thái Nguyên để thành lập tỉnh Bắc Kạn. Ngày 25-6-1901, thực dân
Pháp tách tổng Yên Đĩnh khỏi huyện Phú Lương, sáp nhập vào châu Bạch
Thông, tỉnh Bắc Kạn. Huyện Phú Lương lúc đó có 7 tổng: Quán Triều, Cổ
Lũng, Tức Tranh, Động Đạt, Phủ Lý, Yên Đổ, Yên Trạch với 21 làng, bản.
Trước cách mạng tháng Tám 1945, Phú Lương có 7 tổng, 25 xã. Sau Cách
mạng tháng Tám, huyện Phú Lương được tổ chức lại thành 12 xã. Sau hòa bình
lập lại, huyện Phú Lương có 14 xã. Từ ngày 1-7-1965, huyện Phú Lương là 1
trong số 14 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Bắc Thái. Đến tháng 31967, Bộ Nội vụ ra quyết định cắt 9 xã của huyện Bạch Thông về huyện Phú
Lương.

Hiện nay, Phú Lương có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn và 14
xã gồm:
- Thị Trấn Đu
- Thị Trấn Giang Tiên
- Xã Động Đạt
- Xã Cổ Lũng
- Xã Hợp Thành
- Xã Ôn Lương
- Xã Phấn Mễ
- Xã Phú Đô
- Xã Phủ Lý
- Xã Sơn Cẩm
- Xã Tức Tranh
- Xã Vô Tranh
- Xã Yên Đổ
- Xã Yên Lạc
- Xã Yên Ninh
- Xã Yên Trạch
- Hội đền Đuổm - lễ hội lớn của tỉnh Thái Nguyên
7


Nằm giáp danh với thành phố Thái Nguyên và liền kề với tỉnh Bắc Kạn,
có hệ thống đường giao thông thuận lợi. Với 38 km đường quốc lộ 3 chạy dọc
theo chiều dài của huyện; toàn huyện có 136 km đường liên xã và 448 km
đường liên thôn, các tuyến đường đã và đang được đầu tư, nâng cấp, tạo điều
kiện thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Về điện đã có
100% các xã có điện lưới quốc gia, hệ thống trường học từng bước được xây
dựng kiên cố, hạ tầng khác cũng dần được đầu tư. Vì vậy rất thuận lợi cho phát
triển kinh tế hàng hoá trong cơ chế thị trường hiện nay. · Tài nguyên khoáng sản

trên địa bàn phong phú đa dạng với trữ lượng lớn như: Than, Quặng titan, quặng
sắt, chì kẽm, đá vôi, cát, sỏi, v.v.v… Đồng thời có tiềm năng to lớn về đất đai,
đáp ứng nhu cầu phát triển các loại cây trồng có giá trị cao, hiện nay trên địa bàn
có trên 6000ha đất chưa sử dụng. Lĩnh vực thương mại từng bước phát triển,
trên địa bàn có 12 chợ, các chợ Trung tâm đã được đầu tư. Toàn huyện có 13
doanh nghiệp, hợp tác xã và 1121 hộ kinh doanh thương mại. Cùng với điều
kiện ưu đãi về địa lý, khí hậu, Phú Lương có cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái
động thực vật phong phú đa dạng, hình thành nên các điểm du lịch, lễ hội thu
hút nhiều du khách như: Khu di tích lịch sử Đền Đuổm nổi tiếng, khu kỷ niệm
Bác Hồ về thăm trường Thanh niên Lao động Xã hội Chủ nghĩa, hồ Làng Hin,
Thác Cam, khu văn hoá Phú Sơn 4, làng nghề mây tre đan, v.v… Từ những tiềm
năng và lợi thế sẵn có, với truyền thống cần cù, sáng tạo của nhân dân cùng với
các chủ trương, chính sách đúng đắn, các giải pháp hợp lý. Chắc chắn kinh tế xã hội của huyện Phú Lương sẽ phát triển mạnh, vững chắc trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh./. Trong những năm qua, phát triển kinh tế của huyện
đã đạt được những thành quả khả quan. Giá trị tăng thêm (theo giá so sánh) tăng
từ 123,8 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 471,37 tỷ đồng năm 2009, đạt tốc độ tăng
trưởng GTSX bình quân 11,39%/năm thời kỳ 2005 - 2009. GDP bình quân đầu
người tăng từ 6,42 triệu đồng năm 2005 lên 10,1 triệu đồng năm 2009. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản từ
57,4% năm 2005 xuống 52,95% 2009. Công nghiệp xây dựng tăng từ 18,0% lên
8


27,27%; thương mại dịch vụ giảm nhẹ từ 23,7% xuống 19,78%. Như vậy nông
nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong nền kinh tế huyện trong giai đoạn 2005 2009. Tuy nhiên, so với lợi thế và tiềm năng, huyện còn chưa phát huy hết để có
sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, cơ sở vật chất văn hoá xã hội còn
nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Năm 2002 Uỷ ban nhân
dân Huyện đã tiến hành lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
huyện Phú Lương thời kỳ 2001 - 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã có

Quyết định phê duyệt (QĐ số 74/QĐ-UB ngày 11 tháng 01 năm 2002), trong bối
cảnh điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước, của tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú
Lương đã có rất nhiều thay đổi, đặt ra cho Huyện những cơ hội và thách thức
mới.

9


Hình ảnh: Bản đồ hành chính huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

1.3 Giới thiệu về Phòng văn hóa – thông tin huyện Phú Lương tỉnh Thái
Nguyên.
1.3.1. Chức năng
10


Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phú Lương là cơ quan chuyên môn
thuộc UBND huyện Phú Lương, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, báo chí,
xuất, phát thanh, truyền hình, du lịch, gia đình.
Phòng Văn hóa và Thông tin sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện và chịu
sự lãnh đạo, hướng dẫn và quản lý về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và truyền thông Thái Nguyên.
Phòng Văn hóa và thông tin cớ tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng.
1.3.2. Tổ chức biên chế.
1.3.2.1. Những quy định chung.
1- Toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong cơ quan
phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và
pháp luật cảu nhà nước, phực tùng sự lãnh đạo của tổ chức, quản lý điều hành

của thủ trưởng cơ quan và nội quy trong cơ quan.
2- Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ quan
3- Trưởng phòng là người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm trước
UBND, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4- Phó trưởng phòng là người giúp trưởng phòng chỉ đạo một số công tác
và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi
trưởng phòng đi vắng phó trưởng phòng được trưởng phòng phòng ủy nhiệm
điều hành các hoạt động của cơ quan
1.3.2.2. Công tác nghiệp vụ chính
Các công tác nghiệp vụ chính của phòng là: công tác quản lí văn hóa, công
tác quản lí di sản văn hóa, công tác quản lí phong trào văn hóa cơ sở, công tác
quản lí bưu chính viễn thông – công nghệ thông tin, công tác quản lí thể thao và
du lịch, công tác quản lí thư viện văn thư lưu trữ.
- Công tác quản lí văn hóa:
Thường xuyên kiểm tra các hoạt động dịch vụ văn hóa thông tin, theo dõi
nhằm nắm bắt kịp thời tình hình họa động của lĩnh vực văn hóa văn nghệ, thông
tin quảng cáo…
- Công tác quản lí di sản văn hóa:
Theo dõi tình hình, quản lí và khai thác các công trình di tích lịch sử văn
11


hóa, công trình thờ tự tôn giáo tín ngưỡng, các di tích lịch sử cách mạng,
danh thắng.
- Công tác quản lí phong trào văn hóa cơ sở:
Xây dựng kế hoạch và các văn bản hướng dẫn kiểm tra đối với phong trào
“ TDĐKXDĐSVH” và công tác gia đình của thị xã.
Trình UBND thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn, kế hoạch hàng
năm, chương trình mục tiêu, chương trình hành động thực hiện chính sách chế

độ và pháp luật về quản lí gia đình, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Phối hợp các ngành liên quan thực hiện lồng ghép chương trình mục tiêu,
chương trình hành động về công tác gia đình với thực hiện chủ trương chính
sách phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
xây dựng mô hình gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
Tổ chức các thông tin, tuyên truyền giáo dục chính sách, pháp luật về lĩnh
vực gia đình.
Thường xuyên bám sát cơ sở để nắm bắt rõ phong trào quần chúng, đề xuất
với lãnh đạo phòng về công tác thi đua khen thưởng đối với phong trào cơ sở.
Xem xét và đề xuất kịp thời các đơn thư khiếu kiện, tố cáo của ông dân về
lĩnh vực công tác thuộc trách nhiệm được phân công.
- Công tác quản lí bưu chính viễn thông – công nghệ thông tin:
Xây dựng các đề án, kế hoạch thực hiện công tác quản lí trên lĩnh vực bưu
chính viễn thông – Công nghệ thông tin.
Trình UBND thị xã và sở bưu chính – viễn thông các đề án, giải pháp cụ
thể để triển khai các hoạt động về bưu chính, viễn thông, internet và công nghệ
thông tin trên địa bàn, chịu trách nhiệm triển khai, kiểm tra thực hiện sau khi
được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp trên về công tác bảo vệ an toàn
mạng, an ninh thông tin và công nghệ thông tin trên địa bàn theo quy định của
pháp luật và theo phân cấp.
Tổ chức thực hiện chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin trên
địa bàn theo quy định của pháp luật và các dự án đầu tư về công nghệ thông tin
do UBND thị xã giao.
Phối hợp với các liên quan kiểm tra việc thực hiện quy định về áp dụng các
tiêu chuẩn, chất lượng trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông – Công nghệ thông
tin.
Xem xét và đề xuất kịp thời các đơn thư khiếu kiện, tố cáo của công dân về
12



lĩnh vự công tác thuộc trách nhiệm được phân công.
- Công tác quản lí thể thao và du lịch:
Xây dựng các đề án và kế hoạch về phát triển và quản lí thể thao và du lịch.
Chủ động công tác nắm tình hình, tổng hợp thông tin và thống kê số liệu về
hoạt động thể thao và du lịch.
Khảo sát, nghiên cứu thị trường trong ngoài phạm vi thị xã, phục vụ cho
phát triển lĩnh vực du lịch ở địa phương.
Trình UBND thị xã ban hành các văn bản hướng dẫn, kế hoạch dài hạn
hàng năm về hoạt động du lịch, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Phối hợp các cơ quan chuyên môn trên địa bàn. Thông tin, tuyên truyền,
phổ biến hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về hoạt
động du lịch.
Xem xét và đề xuất kịp thời các đơn thư khiếu kiện, tố cáo của công dân về
lĩnh vực công tác thuộc trách nhiệm được phân công.
- Công tác quản lí hành chính kế toán:
Phụ trách công tác hành chính kế toán, quản lí nhà nước và hướng dẫn
chuyên môn cảu phòng Tài Chính – Kế Hoạch.
Thực hiện chi trả lương theo chế độ. Theo dõi việc thanh quyết toán kinh
phí các công trình xây dựng, dự án mà cấp trên giao cho phòng.
Thực hiện công tác kiểm đê đánh giá tài sản theo quy định của Nhà Nước
và hướng dẫn của phòng Tài Chính – Kế hoạch.
- Công tác quản lí thư viện văn thư lưu trữ:
Tiếp nhận, quản lí và luân chuyển sách, tài liệu của thư viện theo quy định,
cập nhật các loại công văn đi và đến để nắm nội dung cơ bản và yêu cầu chủ yếu
của công văn.
Thường xuyên giữ mối liên hệ về hoạt động chuyên môn với các nhân viên
trong phòng để kịp thời cập nhật thông tin về chuyên môn nghiệp vụ của các
chuyên viên.
1.3.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn chung của phòng văn hóa – thông tin

1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo quyết định, chỉ thị, kế hoạch
về phát triển thông tin và truyền thông trên địa bàn; chương trình, biện pháp tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong các lĩnh vực về
thông tin và truyền thông.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về thông
tin và truyền thông thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
13


cấp huyện.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi
được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực
thông tin và truyền thông.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy
phép thuộc các lĩnh vực về thông tin và truyền thông theo quy định của pháp
luật và theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh
tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và triển khai hoạt động các hội và tổ chức
phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông
theo quy định của pháp luật.
6. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức công tác bảo vệ an
toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, chuyển phát, viễn thông,
công nghệ thông tin, internet, phát thanh.
7. Chịu trách nhiệm theo dõi và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án
về ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện theo sự phân công của Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
8. Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra và hướng dẫn các xã, phường
quản lý các đại lý bưu chính, viễn thông, Internet trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
9. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và cá nhân trên

địa bàn huyện thực hiện pháp luật về các lĩnh vực bưu chính, viễn thông và
internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; quảng cáo; báo chí;
xuất bản.
10. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với mạng lưới
phát thanh, truyền thanh cơ sở.
11. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ
trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
12. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và
Sở quản lý ngành, lĩnh vực.
13. Quản lý cán bộ, công chức của Phòng theo quy định của pháp luật và
phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14


14. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và
phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
15. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao
hoặc theo quy định của pháp luật.
1.3.3. Phân công, nhiệm vụ trọng tâm của Phòng văn hóa – thông tin
huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP, ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh; Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV, ngày
06/06/2008 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng
Văn hóa và Thông tin thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện; Thông tư liên tịch số
03/2008/TTLT-BTTTT-BNV, ngày 30/06/2008 về hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông thuộc ủy ban

nhân dân cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND cấp huyện; Nghị
định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, và kinh phí quản lý hành chính đối
với cơ quan Nhà nước; Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg, ngày 02/8/2007 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành
chính Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 2691/2011/QĐ- UBND ngày 11/8/2011 của UBND
huyện ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Phú Lương nhiệm
kỳ 2011-2016; Căn cứ Quyết định số 507/QD-UBND, ngày 17/4/2008 của
UBND huyện Phú Lương về việc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân huyện Phú Lương;
Căn cứ Nghị quyết hội nghị cán bộ công chức, viên chức, người lao động
Phòng Văn hoá và Thông tin về việc xây dựng Quy chế hoạt động của cơ quan,
Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2015.
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phú Lương thông báo phân công nhiệm
vụ cho các đồng chí Công chức, Viên chức, người lao động như sau:
LÃNH ĐẠO PHÒNG
1. Ông: Bùi Quang Sơn- HUV, Bí thư chi bộ, Trưởng phòng
Phụ trách chung, quyết định các công việc của cơ quan theo thẩm quyền.
15


Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của phòng Văn
hoá và Thông tin theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân
dân huyện. Đội trưởng đội kiểm tra liên ngành văn hóa ( Đội 814) huyên;
Chủ tài khoản. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp
luật và phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện. Thực hiện các nhiệm vụ
khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao theo quy định

của pháp luật.
2. Ông: Đỗ Quốc Hưng - Phó Trưởng phòng
Trực tiếp tham mưu giúp Trưởng phòng quản lý nhà nước trong lĩnh vực
Thông tin và Truyền thông; Công tác xây dựng kế hoạch, công tác tổng hợp
số liệu của ngành và Báo cáo 6 tháng, Báo cáo năm trình Trưởng phòng ký
ban hành.
Trực tiếp chỉ đạo và đôn đốc cán bộ công chức văn hóa 16 xã, thị trấn, các
đơn vị sự nghiệp trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của ngành và
chế độ báo cáo thường xuyên và giao ban định kỳ giữa phòng VH&TT với các
địa phương.
Tham mưu cho Trưởng phòng về chuyên môn nghiệp vụ Văn hóa và Thông
tin, thực hiện chế độ thông tin đến Văn phòng Huyện ủy; Văn phòng UBND
huyện, Các ban xây dựng Đảng huyện; Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch; Văn phòng Sở Thông tin và Truyền thông.
Tham mưu cho Trưởng phòng công tác cải cách hành chính và hướng dẫn
cấp phép các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa. Tiếp nhận và sử lý công văn
đi, đến qua Hộp thư điện tử của phòng để tham mưu Trưởng phòng
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công và Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao theo quy định của pháp luật.
Phụ trách các xã: Phấn Mễ, Động Đạt, thị trấn Đu.
BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ
3. Bà: Nguyễn Thu Trà - Cán bộ phòng VH&TT
Tham mưu, tổng hợp giúp Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá huyện. Tổng hợp các số liệu về thiết chế văn hóa toàn
huyện. Làm đầu mối tham mưu phối hợp với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn
mới của huyện
Tham mưu quản lý Nhà nước về lĩnh vực gia đình.
16



Thủ quỹ của cơ quan. Lập sổ theo dõi văn bản, giấy tờ và bưu kiện đến cơ
quan. Đôn đốc các bộ phận gứi công văn đi qua đường văn bản. Thư ký các cuộc
họp phòng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công.
Phụ trách địa bàn xã: Ôn Lương, Phủ Lý, Hợp Thành.
4. Ông: Nguyễn Minh Tuấn- Chuyên viên phòng VH&TT
Tham mưu quản lý Nhà nước về lĩnh vực Thể dục- Thể thao, xây dựng và
phát triển các CLB Thể dục- Thể thao và thực hiện chủ trương xã hội hoá Thể
dục- Thể thao. Quản lý Nhà nước việc hoạt động của các Câu lạc bộ, lớp năng
khiếu Thể dục- Thể thao tại Trung tâm văn hoá huyện.
Tham mưu quản lý Nhà nước về lĩnh vực nghiệp vụ Du lịch.
Tham mưu trực tiếp cho Phó Trưởng phòng tổng hợp các loại Báo cáo của
phòng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công. Giúp đ/c
Phạm Văn Dũng đánh máy và gửi văn bản qua hộp thư điện tử.
Phụ trách địa bàn xã: Phú Đô, Vô Tranh, Tức Tranh.
5. Ông: Phạm Văn Dũng- Cán sự phòng VH&TT
Tham mưu quản lý Nhà nước về lĩnh vực Quảng cáo. Chủ trì tham mưu
cho Trưởng phòng trong công tác phối hợp với các đơn vị và hướng dẫn các xã,
thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền cổ động trực quan. Tham mưu hoạt động
của đội kiểm tra liên ngành văn hóa (Đội 814).
Tham mưu quản lý nhà nước về các hoạt động Báo chí, phát thanh truyền
hình trên địa bàn huyện.
Tham mưu quản lý Nhà nước về thực hiện Luật di sản văn hoá. Tham
mưu các hoạt động tổ chức lễ hội và quản lý nhà nước về lễ hội. Tham gia Phó
ban Ban quản lý quần thể di tích Đền Đuổm, Phó Ban quản lý đền Trình Giang
Tiên. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công.
Phụ trách địa bàn xã: Yên Trạch, Yên Ninh, Yên Đổ, Yên Lạc
Trên đây là Thông báo về việc phân công nhiệm vụ đối với Công chức,
Viên chức, người lao động của phòng Văn hóa và Thông tin huyện. Đề nghị các
địa phương, các cơ quan đơn vị phối hợp tổ chức thực hiện.
1.3.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy.

1. Thông tự liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo; bãi bỏ Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BVHTT-BNV ngày 21
tháng 01 năm 2005 của Bộ Văn hoá-Thông tin và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ
ban nhân dân quản lý nhà nước về văn hoá-Thông tin ở địa phương, Thông tư
17


liên tịch số 88/2005/TTLT –UBTDTT- BNV ngày 30 tháng 3 năm 2005 của Uỷ
ban Thể dục Thể thao và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà
nước về thể dục thể thao ở địa phương, Thông tư số 48/2005/ TT -BNV ngày 29
tháng 4 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước
về du lịch ở địa phương.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể
nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Phòng Văn hóa và Thông tin;
b) Căn cứ đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế-xã hội, tình hình hoạt động
văn hóa, thể thao và du lịch ở địa phương, quyết định việc thành lập, sáp nhập
giải thể, chia tách và tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao và du
lịch của tỉnh trên cơ sở quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và
hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai
thực hiện Thông tư liên tịch này .
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn,
vướng mắc, các tỉnh cần phản ánh kịp thời về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
và Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết theo thầm quyền./.


18


PHẦN 2: NỘI DUNG, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA THỜI GIAN
THỰC TẬP TẠI PHÒNG VĂN HÓA - THÔNG TIN HUYỆN PHÚ
LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Phương thức làm việc.
Để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình thực tập chuyên ngành tại
Phòng văn hóa – thông tin huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, tôi đã tiến hành
làm việc và học hỏi kinh nghiệm theo các phương thức sau:
+ Quan sát công việc.
+ Thu thập thông tin (nghiên cứu tài liệu trên thư viện huyện kết hợp với
việc đi cơ sở và giao lưu trò truyện với các anh, chị, cô, chú trên cơ quan thực
tập cũng như ở địa bàn cơ sở nghiên cứu…)
+ Sử lí thông tin: phân tích tài liệu, tổng hợp tài liệu, và viết bài.
2.2. Kết quả đi thực tập.
2.2.1. Kế hoạch/ nhật ký thực tập (từ ngày 22/02/2016 đến ngày 27/03/2016)
Công việc cụ thể trong thời gian thực tập
Thời gian thực tập thực thực tế Từ ngày 22/02/2016 đến ngày 27/03/2016.
TUẦN 1
(Từ ngày 22/02 đến ngày 28/02/2016)
Ngày,

Nội dung thực hiện

tháng

Kết quả/sản phẩm

- Sáng: 7h30’ lên cơ quan.


- Tổng hợp tư liệu và

8h30’: Gặp mặt và làm quen với cánnắm được thông tin cần
bộ phòng Văn hóa
22/02

- Chiều: 13h30’ có mặt tại cơ quan.

thiết về cơ quan thực tế
chuẩn bị viết báo cáo.

Chú Sơn – trưởng phòng văn hóa -

Hoàn thành

công

giới thiệu khái quát về bộ máy hoạtviệc được giao của cơ
động của cơ quan. Cơ cấu tổ chức bộquan.
máy, và nhiệm vụ của cơ quan.
- Tìm và đọc tài liệu liên quan đến
phòng Văn hóa - Thông tin.
23/02
- Sáng: 7h30’: Lên cơ quan. Xây - Hoàn thanh công
dựng kế hoạch thực tập một tháng tạiviệc được giao của cơ
cơ quan
- Chiều: 14h00 có mặt tại cơ quan.
19


quan.
- Tổng hợp thông tin

Ghi
chú


Được anh Hưng – phó trưởng phòngvề cơ quan.
cung cấp thông tin cụ thể về cơ cấu tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan. Khái quát quá trình hoạt động của
cơ quan trong những năm gần đây. Và
phân công nhiệm vụ trong thời gian
thực tập.
- 15h30 cùng anh Hưng đi lên Đền - Được cơ quan phân

24/02

Đuổm 1 trong những đơn vị trực thuộc

công làm việc cùng

của phòng, để làm quen và tìm hiểu về

với cán bộ quản lý

công tác quản lý và vai trò của di tích

trên đơn vị Đền


lịch sử Đền Đuổm.

Đuổm trong thời
gian 2 tuần.
-Hoàn thành

- Sáng: 7h00 lên BQL Đền Đuổm.

– làm công tác dọn dẹp, vệ sinh Đềnviệc
Chùa.

được

giao

công
của

BQL Đền Đuổm.

- Được bác Hiệp giới thiệu qua về cơ - Nắm được cơ cấu tổ
cấu tổ chức bộ máy Ban quản lý Đềnchức, vai trò, nhiệm vụ
Đuổm.

của Ban quản lý Đền

- Chiều: 13h30’ có mặt tại BQL ĐềnĐuổm.
Đuổm gặp mặt và làm quen với các anh
chị trong Ban quản lý Đền Đuổm và - Hoàn
được giao nhiệm vụ phụ giúp Ban quản


nhiệm

lý trong việc phân loại tiền, kiểm tiền

giao.

thành
vụ

tốt
được

Công đức.
- Hoàn thành công
25/02 - Sáng: 7h00 lên BQL Đền Đuổm.
– làm công tác dọn dẹp, vệ sinh Đềnviệc được giao của
Chùa

BQL Đền Đuổm.

- Chiều: 13h30 lên BQL Đền Đuổm.
Quét dọn và kiểm đếm tiền Công Đức.
20


26/02 - Sáng: 7h00 lên BQL Đền Đuổm.

- Hoàn thành công


– làm công tác dọn dẹp, vệ sinh Đềnviệc

được

giao

của

BQL Đền Đuổm.

Chùa.

- Kiểm đếm tiền Công Đức cùng Ban - Hoàn thành tốt công
việc được giao.
quản lý Đền Đuổm.
- Chiều: 13h30 lên BQL Đền Đuổm.
Quét dọn và kiểm đếm tiền Công Đức.
- 16h00’ đi tham quan các khu của - Tổng hợp thông tin
về di tích Lịch sử
Đền Đuổm, thu thập thông tin về di tích
Đền Đuổm.

Đền Đuổm.
TUẦN 2
(Từ ngày 29/02 đến ngày 04/03)
Ngày/

Nội dung thực hiện

Kết quả/sản phẩm


tháng
29/02 - Sáng: 7h00 lên BQL Đền Đuổm.

- Hoàn thành công việc

– làm công tác dọn dẹp, vệ sinh Đềnđược giao của

BQL

Đền Đuổm.

Chùa
- Chiều: 13h30 lên BQL Đền Đuổm.

- Ghi công đức giúp Ban quản lý Đền
Đuổm.

01/0 - Sáng: 7h00 lên BQL Đền Đuổm.
3

– Làm công tác dọn dẹp, vệ sinh Đền - Hoàn thành công việc
được giao của

Chùa.

BQL

- Gặp cô giáo phụ trách lên kiểm tra Đền Đuổm.
và đôn đúc đề tài.

- Chiều: 13h30 lên BQL Đền Đuổm.
- Kiểm đếm tiền Công Đức cùng Ban
quản lý Đền Đuổm.
- Được anh Khương giới thiệu về văn - Tổng hợp thông tin về
21

Ghi
chú


hóa và vị trí các khu vực Đền thờ trênvăn
Đền Đuổm.
02/03 - Sáng: 7h00 lên BQL Đền Đuổm.

hóa

của

địa

phương.
- Hoàn thành công

– làm công tác dọn dẹp, vệ sinh Đềnviệc

được

giao

của


BQL Đền Đuổm.

Chùa

- Thu dọn chân nhang tạ các Đền thờ - Hoàn thành công
việc được giao của
trên Đền Đuổm.
BQL Đền Đuổm

- Chiều: 13h30 lên BQL Đền Đuổm.
- Ghi công đức giúp Ban quản lý Đền
Đuổm.
03/03 - Sáng: 7h00 lên BQL Đền Đuổm.

- Hoàn thành công

– làm công tác dọn dẹp, vệ sinh Đềnviệc

được

giao

của

BQL Đền Đuổm.

Chùa

- Hoàn thành công


- Chiều: 13h30 lên BQL Đền Đuổm.

- Ghi công đức giúp Ban quản lý Đền việc được giao của
BQL Đền Đuổm.
Đuổm.
04/03 - Sáng: 7h00 lên BQL Đền Đuổm.
- Hoàn thành công việc
– làm công tác vệ sinh Đền Chùa

được giao của

BQL

Đền Đuổm.

- Chiều: 13h30 lên Đền Đuổm.

- Kết thúc quá trình thực tập thực tế tại
BQL Đền Đuổm.
TUẦN 3
(Từ ngày 07/03 đến ngày 11/03)
Ngày/

Nội dung thực hiện

tháng
07/03 - Sáng: 7h30 lên

Kết quả/sản phẩm

cơ quan.(Phòng Thu thập, sủ lí thông tin

VHTT huyện Phú Lương).

tìm được.

– Quay trở lại phòng văn hóa làm
việc. Báo cáo kết quả thực tập, thực tế
tại BQL Đền Đuổm.
- Lựa chọn đề tài để nghiên cứu.
- Chiều: 13h30 lên cơ quan.
22

Ghi
chú


- Được anh chị trên Cơ quan góp ý
về đề tài nghiên cứu.
08/03 -Sáng : 7h30 lên cơ quan.

- Thu thập, xử lý thông

- Làm việc với người hướng dẫn.tin tìm được.
Bước đầu triển khai đề tài:
- Chiều: 1h30’lên cơ quan. Tự tìm
hiểu tài liệu.
09/03
- Sáng: 7h30’ lên cơ quan. Đến thư - Thu thập, xử lý thông
viện tìm hiểu, thu thập tài liệu liêntin.

quan đến địa phương và đề tài nghiên - Lập đề cương chi tiết.
cứu.
- Chiều: 1h30 lên cơ quan.
- Nghiên cứu tài liệu tại thư viện.
- Tập văn nghệ
trong cơ

cùng các anh chị

quan Trung Tâm văn hóa

chuẩn bị cho phần dự thi văn nghệ do
Đoàn Thanh Niên huyện Đoàn Phú
Lương tổ chức.

10/03

- Sáng: 7h30’ lên cơ quan.

- Làm bài báo cáo về cơ

- Tổng hợp lại những thông tin liênquan thực tế.
quan đến cơ quan, chuẩn bị viết báo
cáo.
- Chiều: 1h30’ lên cơ quan. Hoàn
thành nốt báo cáo.
- Tập văn nghệ.
- Xin đi cơ sở Xóm Đồng Tâm xã Tứ - Tìm hiểu được đặc
11/03 c Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Tháiđiểm lối sông sinh hoạt,
Nguyên để tìm hiểu thu thập thông tinkinh tế, văn hóa, xã hội, tín

về dân tộc Sán Chay.

ngưỡng, nhà ở, phong tục,
23


lễ tết... của người Sán Chay
ở đây.
- Khảo sát về văn hoá
Sình ca của người Sán
Chay
TUẦN 4
(Từ ngày 14/03 đến ngày 18/03)
Ngày/
tháng

Nội dung thực hiện

Kết quả/sản phẩm

-Sáng:7h 30’ lên cơ quan. Tổng hợp lại - Tổng hợp và phân
14/03

thông tin thu thập được trong quá trình loại những tư liệu thu
đi cơ sở.

thập được.

- Chiều: 1h30’ lên cơ quan
-Phân tích tài liệu thu thập được.

- Tập văn nghệ.

- Sáng: 7h30’ tới cơ quan.
15/03

Nghiên cứu, viết bài

- Chiều: 1h30 lên cơ quan.

sản phẩm + báo cáo.

- Gặp chú Sơn Trưởng phòng VHTT
để tìm hiểu và xin thêm tư liệu về hát
Sình ca của dân tộc Sán Chay.
- Tập Văn nghệ.
- Sáng: 7h30’ tới cơ quan.
16/03

Tiếp tục làm bài hoàn

- Gặp anh Hưng – Phó Trưởng phòng thiện sản phẩm và báo
VHTT (người hướng dẫn) để xin ý kiến, cáo thực tế.
góp ý về những tư liệu tìm được liên
quan đến Đề tài.
- Chiều: 1h30 lên cơ quan
24

Ghi
chú



- Duyệt văn nghệ.
- Sáng: 7h30’ tới cơ quan.
17/03

- Biểu diễn Văn nghệ do Đoàn Thanh
Niên huyện Đoàn Phú Lương tổ chức.

18/03

- Chiều: Nghỉ.
-sáng: 7h30 lên cơ quan

Tiếp tục hoàn thiện

- Tổng hợp tài liệu , tiếp tục hoàn sản phẩm, triển khai đề
thành đề tài nghiên cứu.

cương, thực hiện triển

- Chiều: 1h30 lên cơ quan.

khai đề tài, hướng làm

- Tự nghiên cứu tìm hiểu tài liệu, phục bài.
vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Tập văn nghệ cho chương trình chào
mừng 85 năm Thành lập Đoàn.

25



×