Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may tỉnh thái nguyên năm 2010 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.83 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA KINH TẾ

ĐẶNG THỊ NGỌC

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Thái Nguyên, tháng 12/2013

1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:

Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may
tỉnh Thái Nguyên năm 2010 - 2013

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Yến
Sinh viên thực hiện

: Đặng Thị Ngọc



Lớp

: K7-TMQT

Thái Nguyên, tháng 12/2013

2


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu nhận thực tập đến nay gần hết đợt thực tập, em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn vè cùng quý cơ quan Sở công
thương Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở khoa Kinh Tế- trường
Đại học Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên đã cùng với tri thức và tâm
huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian
học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kì này, nhà trường đã tổ chức cho chúng em
được tiếp cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Thương
Mại Quốc Tế cũng như tất cả các sinh viên thuộc chuyên ngành Kinh Tế khác. Đó là
môn “ Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp”.
Em xin chân thành cảm ơn TS . Nguyễn Thị Yến đã tận tâm hướng dẫn em trong
thời gian làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo
của cô em nghĩ bài thu hoạch của em sẽ rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa
em xin chân thành cảm ơn cô.
Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tháng, trong quá trình
làm đề tài, em đã may mắn được quý cơ quan Sở công thương Thái nguyên nhận thực
tập và giúp đỡ tận tình.Một khoảng thời gian không dài nhưng nó đủ để em làm quen

và tìm hiểu về môi trường làm việc, lịch sử hình thành phát triển, hoạt động kinh
doanh của quý cơ quan .Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động xuất
nhập khẩu ngành dệt may tình thái nguyên,kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều
bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp
để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên cơ quan
Sở công thương Thái Nguyên, đặc biệt là các anh, chị phòng xuất nhập khẩu đã nhiệt
tình giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này.

3


TÓM TẮT
Đề tài “ Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may tỉnh Thái
Nguyên từ năm 2010-2013”, được nghiên cứu dựa trên việc đi sâu tìm hiểu mọi mặt
về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may và những hoạt động liên quan trực tiếp đến quá
trình đó. Nắm bắt những hoạt động kinh doanh của tỉnh, kết hợp với cơ sở lý luận
chung để tìm ra những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong quy trình xuất khẩu hàng
dệt may. Từ việc thu thập dữ liệu, số liệu về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của
tỉnh trong những năm qua để đưa ra phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động XNK
ngành dệt may của Thái Nguyên. Đầu tiên, là tìm hiểu về cơ sở lý luận và cơ sở thực
tiễn của hoạt động XNK, vai trò và ý nghĩa của hoạt động xuất nhập khẩu, so sánh với
các nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động XNK của tỉnh. Tiếp
theo là giới thiệu khái quát về địa bàn và đơn vị để nghiên cứu đề tài, qua đó ta có các
thông tin về số lượng sản phẩm xuất khẩu và trị giá xuất khẩu từng năm. Sau khi
nghiên cứu về tình hình XNK ngành dệt may và những thành tựu mà tỉnh đạt được
trong những năm qua, cuối cùng là đưa ra các giải pháp và kiến nghị để phát triển thị
trường dệt may của Thái Nguyên nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung, để
ngày càng nâng cao vị thế và tầm quan trọng của ngành dệt may trên thị trường nội địa

cũng như thị trường nước ngoài, đưa ngành dệt may dần trở thành ngành mũi nhọn và
là chủ lực trong nền kinh tế của tỉnh.

4


NHẬN XÉT
Của giảng viên hướng dẫn
Họ tên sinh viên: Đặng Thị Ngọc
Lớp : K7-TMQT

Chuyên nghành : Thương Mại Quốc Tế

Tên đề tài : Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu nghành dệt may tình Thái
Nguyên năm 2010-2013
1. Kết cấu, hình thức trình bày
2. Nội dung của khoá luận
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

3. Thái độ của sinh viên trong quá trình thực hiện khoá luận

4. Mức độ đáp ứng mục tiêu nghiên cứu

5. Hướng phát triển của đề tài

6. Kết quả


Thái Nguyên, ngày……tháng……năm …
Giảng viên hướng dẫn

5


NHẬN XÉT PHẢN BIỆN

Họ tên sinh viên : Đặng Thị Ngọc
Lớp :K7-TMQT

Chuyên nghành : Thương Mại Quốc Tế

Tên đề tài : Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu nghành dệt may tỉnh Thái
Nguyên năm 2010-2013.

1. Kết cấu, hình thức trình bày

2. Nội dung của khoá luận
a. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

b. Phương pháp nghiên cứu

c. Kết quả nghiên cứu

3. Thái độ của sinh viên trong quá trình thực hiện khoá luận

4. Mức độ đáp ứng mục tiêu nghiên cứu


5. Hướng phát triển của đề tài

6. Kết quả:

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Phản biện

6


MỤC LỤC
Nội dung
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các cụm từ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu và các hình
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích của đề tài
2.2. Nhiệm vụ của đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4. Bố cục của khóa luận
5. Phương pháp nghiên cứu
Phần 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XNK
CỦA NGÀNH DỆT MAY.
1.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của hoạt động XNK.

1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động XNK
1.1.2.1. Đối với nhập khẩu.
1.1.2.2. Đối với xuất khẩu
1.1.2.3. Thị trường ngành dệt may
1.1.2.4. Phát triển thị trường ngành dệt may.
1.2. Những tác động của hội nhập kinh tế đối với hoạt động XNK
ngành dệt may
1.2.1. Những cơ hội phát triển cho ngành dệt may
1.2.2.Những thách thức đối với các DN dệt may Thái Nguyên.
1.3. Cơ sở thực tiễn về hoạt động XNK ngành dệt may trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường ngành dệt may
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của ngành dệt may Thái
Nguyên.
1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
1.4.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ
1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngành dệt may Thái Nguyên.
Phần 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ
SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN
A. Khái quát về địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
2.1.2. Địa hình
2.1.3. Khí hậu, thủy văn

7

Trang

1
2
7
9
10
10
10
11
11
11
11
11
11
12
12
13
13
13
13
13
14
14
15
15
15
15
16
16
16
16

17
17
17
17
17
18
18
19


2.1.4 Đất đau, tài nguyên
2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
2.2.1. Điều kiện kinh tế
2.2.2. Đời sống xã hội
B. Giới thiệu về đơn vị thực tập
2.3. Địa điểm thực tập
2.4. Mô hình bộ máy cơ quan
2.5. Chức năng nhiệm vụ của Sở Công Thương
Phần 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XNK NGÀNH DỆT MAY
THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2013. GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGÀNH DỆT MAY THÁI
NGUYÊN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ.
3.1. Thực trạng hoạt động XNK ngành dệt may Thái nguyên trong
giai đoạn 2010-2013.
3.1.1. Tình hình XNK của ngành dệt may Thái Nguyên.
3.1.1.1. Những thành tựu đạt được của hoạt động XNK.
3.1.1.2. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may của DN
3.1.1.3. Các mặt hàng xuất khẩu của ngành dệt may Thái Nguyên.
3.1.2.Thực trạng thị trường xuất khẩu ngành dệt may Thái Nguyên

3.1.3. Đánh giá chung về hoạt động XNK ngành dệt may Thái
Nguyên giai đoạn 2010-2013.
3.2. Giải pháp phát triển thị trường dệt may Thái Nguyên trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2.1. Về phía các công ty XNK Thái Nguyên
3.2.2. Kiến nghị Chính phủ
3.2.3. Về phía ngành dệt may
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

8

20
24
24
26
29
29
30
31
32

32
32
32
33
34
35
37

38
39
43
47
45
46
48


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

DẠNG VIẾT TẮT

XK
NK
XTTM
WTO
DN
VN
ĐH


NXB

DẠNG ĐẦY ĐỦ

Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xúc tiến thương mại
Tổ chức Thương mại thế giới
Doanh nghiệp
Việt Nam
Đại Học
Cao Đẳng
Nhà xuất bản

9


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
NỘI DUNG

Trang

Bảng số liệu
Bảng 1: Số lượng và trị giá của xuất khẩu hàng dệt may Thái

33

Nguyên
Bảng 2: Cơ cấu XNK hàng dệt may của tỉnh Thái Nguyên giai


34

đoạn 2010-2013
Bảng 3: Hàng dệt may xuất khẩu đến một số nước chủ yếu

35

Hình
1.1 Mô hình bộ máy cơ quan

31

1.2. Mô hình xuất khẩu hàng dệt may Thái Nguyên trong những

38

năm vừa qua

10


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết :
Nghành dệt may có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia vì nó
phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người ( nhu cầu mặc ), đồng thời đây cũng là
nghành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội.
Ra đời từ rất sớm, nhưng phải đến những năm gần đây, nghành dệt may Thái
nguyên mới thực sự khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng của mình trong nền
kinh tế của tỉnh thái nguyên. Dệt may là nghành kinh tế có lực lượng sản xuất hùng

hậu và giữ vị trí đặc biệt trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
(XK) của Thái Nguyên.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành dệt may Thái Nguyên đã và đang bộc lộ nhiều hạn
chế. Đó là : hiệu quả kinh tế không cao do chúng ta sản xuất gia công trong nước là
chủ yếu ; chủng loại .mẫu mã còn nghèo nàn;sự phát triển thiếu đồng bộ giữa nghành
dệt và may;nguyên vật liệu sản xuất chính chủ yếu lại nhập (NK);trình độ khoa học
.công nghệ còn thấp; trang thiết bị sản xuất lạc hậu; hoạt động thiết kế chưa được coi
trọng; vấn đề xây dựng thương hiệu chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; công tác
xúc tiến thương mại (XTTM) còn hạn chế;…Bên cạnh đó, hàng hóa may mặc của Thái
Nguyên còn bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm nước ngoài trên chính thị trường
nội địa và thị trường XK.
Xét cả về lý luận lẫn thực tiễn, để đảm bảo phát triển bền vững nghành dệt may, chúng
ta cần giải quyết đồng bộ các tồn tại trên .Trong đó, vấn đề có ý nghĩa sống còn là
chúng ta phải tiếp cận và giải quyết tốt các yêu cầu của thị trường mà trước hết là thị
trường đầu ra cho sản phẩm dệt may. Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại đang diễn
ra khốc liệt , dệt may Thái Nguyên muốn tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường đầu ra thì
phải nâng cao được bốn yếu tố là : chất lượng,giá cả, tiếp thị và uy tín thương hiệu.
Việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào đời sống kinh tế khu và thế giới, thông
qua việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới
( WTO) sẽ tạo ra sự thay đổi và biến động lớn đối với tị trường của nghành dệt may
Việt Nam nói chung và nghành dệt may Thái Nguyên nói riêng. Gia nhập WTO không
chỉ la cơ hội cho hàng hóa của VN nói chung và các sản phẩm may mặc nói riêng
vươn xa hơn thị trường thế giới mà còn đồng nghĩa với việc hàng hóa của VN sẽ phải
đối mặt với việc cạnh tranh khốc liệt hơn.
Hội nhập kinh tế một mặt tạo điều kiện cho các DN ở Thái Nguyên thâm nhập sâu và
mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa các nước khác trên thế giới, mặt khác các DN
của chúng ta phải đối diện với sự cạnh tranh một cách khốc liệt khi hàng hóa của DN

11



nước ngoài tràn vào thị trường nội địa. Mở rộng thị trường XK và chiếm lĩnh được thị
trường trong nước là điều mà các DN Thái Nguyên cần phải làm được nếu muốn phát
triển một cách bền vững và tất nhiên nghành dệt may không phải là ngoại lệ.
Đẩy mạnh XK hàng dệt may và phát triển thị trường trong khu vực là bước đi quan
trọng quyết định tương lai của nghành dệt may Thái Nguyên.
2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục đích của đề tài
Phân tích ,đánh giá thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu nghành dệt may Thái
Nguyên năm 2010-2013,từ đó đề xuất giải pháp phát triển thị trường cho ngành dệt
may trong thời gian tới.
2.2.Nhiệm vụ của đề tài
Hệ thống hóa thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may ,phát triển ngành
dệt may Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Phân tích những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, sau đó rút ra các vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu và giải quyết.
Kết hợp với định hướng phát triển ngành dệt may,đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển thị trường hàng dệt may trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu
Thị trường hàng dệt may là một vấn đề rộng bao gồm thị trường đầu vào và
thị trường đầu ra. Tuy nhiên,trong phạm vi đề tài này, chỉ tập trung nghiên cứu phát
triển thị trường đầu ra của hàng dệt may bao gồm thị trường nội địa và thị trường xuất
khẩu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-Trọng tâm nghiên cứu: Thị trường hàng dệt may với tư cách là thị trường đầu
ra,thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng dệt may.
-Về không gian : Nghiên cứu thị trường hàng dệt may của Thái Nguyên ,bao
gồm cả thị trường trong nước và thị trường XK

-Về thời gian : Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may tỉnh Thái
Nguyên năm 2010-2013.
-Các giải pháp đề xuất : phát triển thị trường ngành dệt may trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.

12


4.Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm ba phần:
Phần 1: Tổng quan về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hoạt động xuất nhập
khẩu ngành dệt may.
Phần 2: Khái quát về địa bàn tỉnh thái nguyên và Sở công thương thái nguyên.
Phần 3: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may Thái Nguyên trong
giai đoạn từ năm 2010-2013.Giải pháp phát triển thị trường hàng dệt may Thái
Nguyên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã được sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu. Trong đó, có
một số phương pháp cơ bản là:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: đặt đối tượng nghiên cứu trong sự liên hoàn
của chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, bối cảnh của nền kinh tế trong nước. Việc so
sánh, đối chiếu giữa các tỉnh trong khía cạnh phát triển thị trường XNK cho ngành dệt
may trong thời gian 2010-2013.
- Phương pháp thống kê: từ việc thu thập dữ liệu, số liệu về hoạt động phát triển
thị trường ngành dệt may của Thái Nguyên trong những năm qua và kinh nghiệm của
các nước có liên quan để đưa ra những phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động
XNK nghành dệt may.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: dựa trên những tài liệu có viết về
nghành dệt may để phân tích, tổng hợp lại nhằm có cái nhìn toàn diện và thực tế nhất
về đối tượng nghiên cứu, đạt được mục đích nghiên cứu.


13


PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY

1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XNK NGHÀNH DỆT MAY
1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động XNK
1.1.1.Khái niệm:
XNK là họat động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải
là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ
chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa
phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn ddingj và từng bước nâng cao mức sống của
nhân dân. XNK là hoạt động dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại
lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong
nước tham gia XNK không dễ dàng khống chế được.
Hoạt động XNK được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu từ
điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hóa XNK, thương nhân giao dịch, tiến
hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi
hàng hóa chuyển đến cảng chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, hoàn thành các
thanh toán. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ này phải được nghiên cứu đầy đủ kỹ lưỡng đặt
chúng trong mối quan hệ lẫn nhau tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệu
quả cao nhất, phục vụ đầy đủ kịp thời cho sản xuất, tiêu dùng trong nước.
1.1.2: Vai trò của hoạt động XNK
1.1.2.1.Đối vơi nhập khẩu
Nhập khẩu( NK) là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế
(TMQT), nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời
sống. NK là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản

xuất và các hàng hóa cho tiêu dùng mà sản xuất trong nước không sản xuất được, hoặc
sản xuất không đáp ứng nhu cầu.
Chính vì vậy mà nhập khẩu có vai trò như sau:
- NK thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

14


- Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát
triển cân đối ổn định, khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng nền kinh tế vào
vòng quay kinh tế
- NK đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm ổn định cho người lao động góp
phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
- Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng
sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa ra thị
trường quốc tế đặc biệt là nước nhập khẩu.
1.1.2.2.Đối với xuất khẩu
Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi
nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ,
tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước ta luôn coi trọng và
thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế
mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.
Như vậy, xuất khẩu có vai trò hết sức to lớn thể hiện qua việc:
- XK tạo nguồn vốn cho nhập khẩu.
- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi.
+ Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho
sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước.
+ Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên

năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến thế giới từ bên ngoài.
+ Thông qua xuất khẩu,hàng hóa sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường
thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất
cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
+ Xuất khẩu còn đỏi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công
tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
- Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồn vốn
để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân.
-Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất
nước.

15


Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế gắn chặt với phân
công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt
động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển.
Ví dụ : xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư,
vận tải quốc tế,..
Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đề phát triển kinh
tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.1.2.3 Thị trường ngành dệt may
* Đặc điẻm của thị trường ngành dệt may: thị trường dệt may chịu sự quy định
của yếu tố văn hóa; thị trường dệt may chịu sự tác động của các yếu tố tâm lý; thị
trường dệt may chịu sự quy định của yếu tốt thời tiết; thị trường dệt may chịu sự tác
động mạnh mẽ của yếu tố thời gian.
*Các chỉ tiêu đánh giá thị trường ngành dệt may: quy mô và tiềm năng; mức độ
phù hợp của sản phẩm; mức độ cạnh tranh.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ngành dệt may:
- Yếu tố vĩ mô : yếu tố pháp luật, chính trị; yếu tố kinh tế; yếu tố khoa học-kỹ
thuật; yếu tố văn hóa- xã hội; nhân khẩu và địa lý; yếu tố thiên nhiên.
- Yếu tố vi mô : Sức mua của khách hàng; đối thủ cạnh tranh; các nhà cung cấp
đầu vào cho dệt may; bộ máy quản lý và hoạt động của hiệp hội; hình thức tổ chức
kinh doanh.
1.1.2.4. Phát triển thị trường ngành dệt may
Dưới góc độ vi mô: phát triển thị trường ngành dệt may là tổng hợp các hoạt
động nhằm phát triển các yếu tố cấu thành nên thị trường của DN bao gồm các yếu tố
thị trường đầu vào và các yếu tố thị trường đầu ra. Trong giới hạn của đề tài này, tác
giả chỉ trình bày về công tác phát triển thị trường đầu ra của ngành dệt may.
* Phát triển thị trường hàng dệt may nội địa : phát triển thị trường khu vực là hệ
thống những biện pháp nhằm gia tăng thị phần, chiếm lĩnh thị trường thông qua các
việc nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy XTTM, xây dựng kênh phân
phối.
* Phát triển thị trường ngành dệt may XK : Phát triển thị trường XK cho ngành
dệt may Thái Nguyên là cách các DN giữ vững và xâm nhập sâu hơn, tăng tỷ trọng
thị phần ở những thị trường đã có, đồng thời tìm kiếm và cung cấp hàng hóa vào các
thị trường giàu tiềm năng mà ngành may mặc Thái Nguyên chưa xâm nhập vào được.

16


1.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG XNK NGHÀNH DỆT MAY
1.2.1. Những cơ hội phát triển cho ngành dệt may
Mở ra không gian mới, mở rộng cho thị trường XK; có điều kiện phát triển
ngành dệt may; khai thác được lợi thế về lao động; thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật từ
bên ngoài; tăng nguồn thu ngoại tệ; khai thác được các tài nguyên khác trong việc phát
triển một số ngành phụ trợ; môi trường kinh doanh trong nước sẽ được cải thiện theo

hướng thuận lợi và minh bạch hơn, được đối xử một cách bình đẳng theo các quy định
của WTO.
1.2.2. Những thách thức đối với nghành dệt may Thái Nguyên
Sự phụ thuộc thị trường vào các DN nước ngoài ngày một tăng; thông tin thị
trường chậm; năng lực tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường hạn chế; nhất là thị trường
XK; thiếu vốn; thiếu kỹ thuật; thiếu kinh nghiệm quản lí; do đó các DN may mặc
thiếu linh hoạt trong việc đa dạng hóa sản phẩm; năng lực cạnh tranh kém; phần lớn
các DN đều sản xuất gia công cho các DN nước ngoài nên rất thiệt thòi trong việc
phân phối giá trị gia tăng; phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước ngoài.
1.3. Cơ sở thực tiễn về hoạt động XNK ngành dệt may trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
* Các công ty may mặc ở thái nguyên:Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại
TNG là Doanh nghiệp chuyên kinh doanh, sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.Công ty
được thành lập ngày 22/11/1979 là doanh nghiệp quốc doanh. Đến ngày 01/01/2003
được chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần với 100% vốn của các cổ đông với
tên Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên đến ngày 05/09/2007 công ty đổi
tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG.
Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty hiện trên 7.000 người được đào tạo cơ
bản, làm việc chuyên nghiệp, quản trị doanh nghiệp tiên tiến. Cùng với cơ sở vật chất
khang trang được xây dựng trên diện tích mặt bằng là 330.000m2, máy móc thiết bị và
công nghệ hiện đại. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9001.
Sản phẩm của Công ty được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Nhật
Bản, Mỹ, EU... với giá cả cạnh tranh, phương thức dịch vụ luôn đáp ứng mọi yêu cầu
của khách hàng trong và ngoài nước.Triết lý kinh doanh của công ty là: “Khách hàng
là người trả lương cho chúng ta”
Xin chân thành cảm ơn Quý vị, những bạn hàng, khách hàng đã quan tâm đến Công ty
cổ phần đầu tư và thương mại TNG. Những góp ý, giúp đỡ chân thành của Quý vị là

17



nguồn động lực mạnh mẽ cho sự phát triển và thành công của chúng tôi. Hiện nay
công ty có 8 XN may và 4 chi nhánh phụ trợ. Cụ thể:
1. Xí Nghiệp May Việt Đức: Tại 160 Minh Cầu - TP Thái Nguyên - T. Thái
Nguyên
- Năng lực 20 chuyền
- Lao động: 1200 người
2. Xí nghiệp May Việt Thái: Số 221 - đường Thống Nhất - TP Thái Nguyên T. Thái Nguyên
- Năng lực: 16 chuyền
- Số lao động: 1100 người
3. Xí nghiệp May Sông Công 1.2.3.4: Khu B - Khu Công nghiệp Sông Công Huyện Sông Công - T. Thái Nguyên
- Năng lực : 60 chuyền
- Số lao động: 3200 người
4. Xí nghiệp May Phú Bình 1,2,3,4: Xã Kha Sơn - Huyện Phú Bình - T. Thái
Nguyên
- Năng lực 60 chuyền
- Số lao động 2000 người
5. Các Chi nhánh Phụ trợ: Giặt, Thêu, Bao bì, Bông
6. Chi nhánh kinh doanh: 4 phòng kinh doanh xuất khẩu, 1 phòng XNK, 1
phòng thiết kế mẫu và đội vận tải
Các cửa hàng trực thuộc: ở Thái Nguyên, Hà nội.
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường ngành dệt may trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của ngành dệt may Thái nguyên.
1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Tận dụng các ưu thế tuyệt đối về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết
bị, công nghệ và lao động, Trung quốc chiếm vị trí khống chế trên thị trường dệt may
toàn cầu. Kinh nghiệm phát triển dệt may của Trung Quốc là: Nâng cao chất lượng và
đa dạng hóa sản phẩm; tạo hệ thống kênh phân phối rộng khắp, nhanh chóng đáp ứng
các yêu cầu về sản phẩm “xanh” và “sạch”; sự hỗ trợ nhiều mặt của chính phủ Trung
Quốc.


18


1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Công nghiệp dệt may Thái Lan phát triển tốt nhờ có sự hợp tác chặt chẽ giữa các
DN và Chính phủ cả về đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ.
1.4.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ
Ấn Độ phát huy lợi thế chi phí nhân công rẻ nên gia tăng XK những sản phẩm
may mặc có giá thành hạ để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các nước đối thủ;
tăng cường XK những sản phẩm có chất lượng cao; phát triển lợi thế cạnh tranh trong
ngành công nghiệp phụ trợ, nhất là ngành dệt vải; đa dạng hóa các sản phẩm, mẫu mã.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển thị trường cho ngành dệt may Thái
Nguyên
- Lựa chọn đúng định hướng chiến lược phát triển thị trường.
- Từng bước chuyển từ chiến lược khai thác lao động giá rẻ sang nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm.
- Đầu tư tranng thiết bị, máy móc, công nghệ.
- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế kiểu dáng, mẫu mã hàng may mặc
XK.
- Liên kết giữa các DN trong kinh doanh XK hàng dệt may.
- Đa dạng hóa phương thức kinh doanh XK
- Thu hút đầu tư nước ngoài.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm hướng tới phục vụ khách hàng trung lưu và
thượng lưu.
- Đa dạng hóa các kênh kinh doanh hàng may mặc Thái Nguyên trên các thị
trường khác nhau.
- Nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của các nhà quản lý
và nhân viên kinh doanh của các DN may mặc Thái Nguyên.


19


PHẦN 2
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN TÌNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP SỞ
CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN
A.KHÁI QUÁT VÈ ĐỊA BÀN TÌNH THÁI NGUYÊN
2.1.. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.
Do vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế - xã hội của
khu vực này,là cầu nối giữa vùng Việt Bắc - Đồng Bằng Bắc Bộ và là tỉnh nằm giữa
các vùng kinh tế phát triển mạnh là Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh. Ở vị trí biên giới
tiếp giáp, Thái Nguyên cách Thủ đô Hà Nội 80km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài
60km..
Tỉnh Thái Nguyên phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các
tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và
phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung
tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi
đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung
du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua
hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái nguyên là
đầu nút.
Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn
hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của
cả vùng núi phía Bắc rộng lớn.
2.1.2. Địa hình
Là một tình miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt biển
khoảng 200-300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh Thái
Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao

nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m.
- Về địa hình được chia là 3 vùng rõ rệt:
+ Vùng địa hình vùng núi : Bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo
hướng Bắc Nam và Tây Bắc- Đông Nam. Các dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện
Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình casto phát triển
mạnh, có độ cao từ 500- 1000m, độ dốc thường 25-35 độ.

20


+ Vùng địa hình vùng đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao
phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc
lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy
núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng.
Độ cao trung bình từ 100-300m, độ dốc thường từ 15-25 độ.
+ Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi : Bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía
Nam tỉnh Thái Nguyên. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là
các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông
Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương.
Độ cao trung bình từ 30-50m, độ dốc thường <10 độ.
2.1.3. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu:
Do nắm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tình
Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn tình Thái
Nguyên vào mùa nóng ( mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình
khoảng 23-28°C và lượng mưa trong mùa này chiếm tới 90% lượng mưa cả năm.
Mùa đông có khí hậu lạnh ( mưa ít ) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song đó có sự
khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành
các cụm tiểu vùng khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về các

tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Tại Thái Nguyên, chúng ta có thể tìm thấy cả cây trồng,
vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Khí hậu Thái Nguyên vào mùa
đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.
Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai.
Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ
Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6:
28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tổng số giờ nắng trong
năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong
năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và
mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến
2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh
Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp. Đây chính là cơ sở cho
sự đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố
sinh thái của tỉnh.
* Thủy Văn:

21


Sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hai
nửa bằng nhau theo chiều bắc nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái Nguyên từ xã Văn
Lãng, huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Hà Châu, huyện Phú Bình, sông trở thành
ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang và sau đó hoàn toàn ra
khỏi địa bàn tình Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có một số
sông suối khác nhưng hầu hết đều là phụ lưu của sông Cầu. Trong đó, đáng kể nhất là
sông Đu, sông Nghinh Tường và sông Công. Các sông tại Thái Nguyên không thuộc
lưu vực sông Cầu là sông Rang và các chi lưu của nó tại huyện Võ Nhai, sông này
chảy sang huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn và thuộc lưu vực sông Thương. Ngoài ra, một
phần diện tích nhỏ của huyện Định Hóa thuộc thượng lưu sông Đáy. Ô nhiễm nguồn
nước là một vấn đề đáng quan tâm, nhất là tình trạng ô nhiễm trên sông Cầu.

Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống kênh đào nhân tạo dài
52km ở phía đông nam của tỉnh với tên gọi là Sông Máng, nối liền sông Cầu với sông
Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào đồng ruộng cho dễ dàng.
Thái Nguyên không có nhiều hồ, và nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân tạo
được hình thành do việc chặn dòng sông Công. Hồ có độ sâu 35m và diện tích mặt hồ
rộng 25 km ², dung tích của hồ ước tính từ 160 triệu – 200 triệu m³. Hồ được tạo ra
nhằm các mục đích cung cấp nước, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có
một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc
gia.
2.1.4. Đất đai, Tài nguyên
2.1.4.1 Cơ cấu đất đai
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại
sau:
+ Đất núi chiếm 48,4 % diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, hình thành do
sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc
phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đâu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng
thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao.
+ Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bội
kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm
nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương,… ở từ độ cao 150m đến
200m, có độ dốc từ 50 đến 200 độ phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu
năm, đặc biệt là cây chè ( một đặc sản của Thái Nguyên ).

22


+ Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc
theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn
khắc nghiệt ( lũ đôt ngột, hạn hán,…) khó khăn cho việc canh tác.
Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha ( chiếm 69,22%

diện tích đất tự nhiên ) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha ( chiếm 30,78% diện tích tự
nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.174 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và
41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.
2.1.4.2.Tài nguyên
*Tài nguyên đất:
Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của
Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi
phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh, triệt để,
đồng thời cũng đã bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái.
Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có các đặc điểm
đặc trưng khác nhau. Dưới đây là một số loại đất chính của tỉnh:
- Đất phù sa: Diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Loại đất này
phân bố tập trung chủ yếu dọc Sông Cầu, Sông Công và các sông suối trên địa bàn
tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hằng năm ven sông thuộc huyện Phổ
Yên, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh
thường có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất
thích hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn
ngày (lúa, ngô, đậu đỗ, rau mầu).
- Đất bạc màu: Diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. Loại
đất này phân bố ở các huyện phía nam tỉnh. Đất bằng hiện đã được sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp.
- Đất dốc tụ: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất này
được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại
đất ở các chân sườn thoải mái hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau và phân
tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Đây là loại đất rất thích hợp với trồng ngô, đậu
đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24 % diện tích
tự nhiên. Loại đất này phân bố phân tán ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các
huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác.


23


- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65% diện
tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích lớn nhất. Phân bố tập trung thành các vùng
lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất có thành
phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ
có quá trình glây hóa mạnh. Trên loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ
8-25 độ, rất thích hợp với phát triển cây chè, cây ăn quả.
* Tài nguyên nước mặt:
Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dầy đặc và phân bố tương
đối đều. Gồm các sông lớn là:
- Sông Cầu: Sông Cầu là sông lớn nhất tỉnh, có lưu vực 3.480km². Sông này bắt
nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Cạn) chảy theo hướng Bắc Đông Nam qua Phú Lương, Đồng
Hỷ, Phú Bình gặp Sông Công tại Phù Lôi huyện Phổ Yên. Chiều dài sông chảy qua địa
bàn Thái Nguyên khoảng 110km. Lượng nước bình quân mỗi năm khoảng 2,28 tỷ m³
nước/năm. Trên sông này hiện đã xây dựng hệ thống thủy nông Sông Cầu (trong đó có
đập Thác Luống) tưới cho 24.000ha lúa 2 vụ của huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và
Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Giang). Theo số liệu quan trắc tại Thác Bưởi huyện Phú
Lương, lưu lượng nước trung bình của sông này là 51,4 m³s, lưu lượng nhỏ nhất (tháng
2) là 11,3 m³/s và lưu lượng lớn nhất (tháng 8) là 128 m³/s.
- Sông Công: có lưu vực 951km² bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa
chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh.
Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ thành h Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25
km², chứa khoảng 175 triệu m³ nước, điều hòa dòng chảy và có khả năng tưới tiêu cho
khoảng 12,000ha lúa 2 vụ, màu, cây công nghiệp cho các xã phía Đông Nam huyện
Đại Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố
Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
- Sông Dong: Sông này chảy trên địa phận huyện Võ Nhai chảy về Bắc Giang.
Lưu lượng nước vào mùa mưa 11,1 m³/s và lưu lượng mùa khô là 0,8 m³/s. Tổng

lượng nước đến trong mùa mưa là: 147 triệu m³ và trong mùa khô là 6,2 triệu m³.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ
chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh
hoạt cho nhân dân trong tỉnh.
*Tài nguyên khoáng sản:
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc – Việt Nam, thuộc vành
đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất
phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả

24


nước như mỏ sắt, mỏ than (đặc biệt là than mỡ). Dưới đây là một số khoáng sản có lợi
thế so sánh của tỉnh và các loại khoáng sản có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên vật
liệu cho phát triển ngành nghề nông thôn.
- Than mỡ: Trữ lượng tiềm năng khoảng trên 15 triệu tấn, chất lượng tương đối
tốt, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn. Than đá: trữ lượng tìm
kiếm và thăm dò khoảng trên 90 triệu tấn, phân bố tập trung ở mỏ Khánh Hòa, Núi
Hồng, Cao Ngạn.
- Sắt: Hiện đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 47 mỏ và điểm
quặng, trữ lượng trên 50 triệu tấn.
- Đất sét: Sét xi măng có trữ lượng khá lớn (khoảng 84,6 triệu tấn) phân bố ở
Cúc Đường, Khe Me.
- Đá vôi xây dựng: Trữ lượng khá lớn (khoảng 10 tỷ tấn). Tập trung ở khu
núi Voi, La Giàng, La Hiên khoảng 222 triệu tấn.
*Tài nguyên du lịch:
Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, về mặt tự nhiên có một
số thắng cảnh tiêu biểu: - Thắng cảnh Hồ Núi Cốc cách trung tâm thành phố Thái
Nguyên 15 km về hướng tây nam. Núi Cốc trải nhựa phẳng phiu, uốn lượn là tới khu
du lịch Núi Cốc. Hồ nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, sơn thuỷ hữu tình.

Nơi đây đã nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo từ bao năm. Núi Cốc tên gọi một vùng đất,
vùng hồ nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại của câu chuyện tình thủy chung trong
truyền thuyết gắn với nàng Công - chàng Cốc Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo, chắn ngang
dòng Sông Công, nằm trên địa phận huyện Đại Từ, ở trên lưng chừng núi. hồ được
khởi công xây dựng năm 1993, hoàn thành vào năm 1994. hồ gồm một đập chính dài
480m và 6 đập phụ. diện tích mặt hồ rộng 25 km2. Trên mặt hồ rộng mênh mông có
tới hơn 89 hòn đảo, lòng hồ sâu 23m, dung tích nước hồ là 175 triệu m3. Hồ có khả
năng khai thác từ 600 - 800 tấn cá/ năm. Hồ Núi Cốc là danh thắng và là nơi nghỉ mát
lý tưởng. - Di tích hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ
Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 42 km về phía đông bắc. Đây là một quần thể
thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hang động
đẹp, nhiều dáng vẻ kì thú. Nơi đây có thác nước, dòng suối trong xanh, mùa hạ khí hậu
ôn hoà, mát mẻ. Di tích danh thắng phượng hoàng, suối nước và bến tắm hang mỏ gà
được nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1994.

25


×