Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Phân tích 5 lực lượng theo mô hình của m porter tại công ty cổ phần thương mại thái hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.86 KB, 36 trang )

Báo cáo thực tập môn học



GVHD: Nguyễn Đức Thu

MỤC LỤC

Sv: Bùi Tiến Giáp

1

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học



GVHD: Nguyễn Đức Thu

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty CPTM Thái Hưng.........................................
11
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Thái Hưng............................
27
theo số liệu những năm gần đây..........................................................................................
Hình 2.1. Năm giai đoạn phát triển của ngành...................................................................
18
Hình 2.2. Mô hình 5 lực lượng của M.Porter.....................................................................


21
Bảng 2.1: Bảng biểu về tiêu chuẩn của sản phẩm thép cuộn Pomina công ty Hòa Phát
cung cấp...............................................................................................................................
22
Bảng 2.2. Bảng so sánh năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp phân phối thép.......
24
Bảng 2.3. Một số dự án sản xuất phôi thép đang xây dựng...............................................
26
Bảng 2.4. Bảng thống kê doanh thu....................................................................................
27
Bảng 2.5: Thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong ngành.......................................
29

Sv: Bùi Tiến Giáp

2

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học

Sv: Bùi Tiến Giáp



3

GVHD: Nguyễn Đức Thu


K9 – QTDNCN A




Báo cáo thực tập môn học

GVHD: Nguyễn Đức Thu

LỜI NÓI ĐẦU
Cạnh tranh là vấn đề muôn thủa trong kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường thì
vấn đề cạnh tranh lại càng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Việc cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp với nhau đang ngày càng trở nên khốc liệt nhằm tạo chỗ đứng cho mình
trên thị trường. Đó không phải là một việc đơn giản. Một câu hỏi được đặt ra: Làm thế
nào để cạnh tranh có hiệu quả? Hay Làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh? Để có
thể đứng vững trên thị trường doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một nền tảng vững
chắc để đối phó với những biến động trong môi trường kinh doanh. Bởi môi trường
kinh doanh luôn biến động nên không có gì là bất biến.
Hiểu rõ bản thân cũng như đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập lợi
thế cạnh tranh, ứng phó với những biến động trong môi trường kinh doanh đứng vững
trên thị trường. Do vậy, phân tích môi trường mội bộ ngành là một công việc cần thiết
mà các doanh nghiệp cần phải làm khi hoạch định chiến lược. Mô hình 5 lực lượng do
M.Porter – nhà quản trị chiến lược nổi tiếng của trường đại học Havard đưa ra được
xem là công cụ hữu ích và hiện nay đã được các doanh nghiệp áp dụng rất phổ biến
trong phân tích môi trường nội bộ ngành. Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản trị là phải
nhận thức được những cơ hội và nguy cơ mà sự thay đổi của năm lực lượng sẽ đem lại,
qua đó xây dựng các chiến lược thích ứng.
Bài báo cáo thực tế này sẽ tập trung vào vấn đề phân tích năm lực lượng cạnh
tranh tại Công ty Cổ phần Thương Mại Thái Hưng.Qua thời gian đi thực tế tại công ty
và được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Đức Thu cùng các cô chú trong công

ty đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Bùi Tiến Giáp

Sv: Bùi Tiến Giáp

4

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học



GVHD: Nguyễn Đức Thu

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích nghiên cứu.
-

Thông qua quá trình nghiên cứu sơ lược tại công ty nhằm ứng dụng những kiến
thức đã được học tại nhà trường vào thực tiễn, đồng thời học hỏi thêm những kiến

-

thức mà thực tế đem lại.
Phân tích, đánh giá môi trường nội bộ ngành, chỉ ra áp lực cạnh tranh. Từ đó đưa

ra những đề xuất góp phần hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược tại công ty
góp phần nâng cao tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của

công ty.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh và phân phối thép của
-

Công ty Cổ phần Thương Mại Thái Hưng
Phạm vi:
+ Không gian: thị trường ngành thép Việt Nam.
+ Thời gian nghiên cứu: từ 01/05/2015-15/05/2015.
3. Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu.
Phương pháp phân tích, đánh giá.
Báo cáo bao gồm 3 chương chính:

Chương 1: Giới thiệu chung về công ty.
Chương 2: Phân tích 5 lực lượng theo mô hình của M.Porter tại Công ty Cổ phần
Thương Mại Thái Hưng
Chương 3: Các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.

Sv: Bùi Tiến Giáp

5

K9 – QTDNCN A





Báo cáo thực tập môn học

GVHD: Nguyễn Đức Thu

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
THÁI HƯNG
1.1. Quá trình hình thành & phát triển của công ty
1.1.1. Tên và địa chỉ công ty.
 Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG.
 Tên giao dịch quốc tế: Thai Hung tranding Joint-stock Company, tên viết







tắt: THAI HUNG JSC.
Địa chỉ: Tổ 14 P.Gia Sàng - TP. Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại: (0280) 3855 276/ 3759 988 - Fax:(0280) 3858 404.
Email: - Website: www.thaihung.com.vn
Loại hình Công ty: Công ty cổ phần
Mã số thuế: 4600310787
Tài khoản: 140.2077.8077.012 tại Ngân hàng Techcombank - Chi nhánh


Thái Nguyên.
 Vốn điều lệ của Công ty: 550.000.000.000 đồng (Năm trăm năm mươi tỷ
đồng).
 Logo (biểu tượng) công ty:

 Phương châm kinh doanh: “Chất lượng sản phẩm, dịch vụ quyết định

sự phát triển của công ty”.
1.1.2. Lịch sử phát triển của công ty.

Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ
Kim khí Thái Hưng được thành lập ngày 22 tháng 5 năm 1993 theo Quyết định số
291/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái, nay là tỉnh Thái Nguyên. Khi mới thành lập
doanh nghiệp chỉ có một căn nhà cấp 4, rộng 32m2 nằm trên trục đường
cách mạng tháng 8 - Thành phố Thái Nguyên vừa làm kho chứa hàng vừa làm
văn phòng giao dịch, với số vốn ban đầu là 82 triệu đồng.
Sau 10 năm xây dựng và phát triển, năm 2003 nhận thức được sự phát triển của
nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt này là cần có những nguồn vốn mới, cần có
những nguồn nhân lực quý giá. Chủ doanh nghiệp và các cổ đông góp vốn thành lập
Công ty cổ phần, được đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên
Sv: Bùi Tiến Giáp

6

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học




GVHD: Nguyễn Đức Thu

cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 1703000048 ngày 28/3/2003 đến
nay công ty đã thay đổi lần thứ 15 với số giấy chứng nhận đăng kí vào ngày 15-72013.
Cũng như nhiều công ty thương mại khác, những ngày thành lập Công ty cổ
phần thương mại Thái Hưng gặp rất nhiều khó khăn về vốn, về thị trường và kinh
nghiệm kinh doanh. Nhưng nhờ sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên
toàn công ty. Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng đã trưởng thành và lớn mạnh
không ngừng về mọi mặt, phù hợp với nền kinh tế hiện nay.
Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng hoạt động sản xuất kinh doanh đa
ngành nghề trong đó có 3 nhóm ngành nghề chính:
 Sản xuất: Sản xuất phôi thép (chính), cốp pha thép, chế biến lâm sản, kết

cấu, xây dựng;
 Kinh doanh: Thép xây dựng (chính), phôi thép, phế liệu kim loại, sách văn
hóa phẩm, nhà hàng khách sạn, kinh doanh lâm sản.
 Dịch vụ: Vận tải (chính), khách sạn...
1.1.3. Quy mô, mô hình hoạt động của công ty.

Công ty đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, công ty con. Hiện tại Công
ty có 6 Phòng, Ban nghiệp vụ và 11 công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện trực thuộc.
Tổng số lao động khoảng 1.130 người. Doanh thu hàng năm đạt khoảng 20.000 tỷ
đồng, nộp ngân sách nhà nước từ 450 đến 550 tỷ đồng mỗi năm.
Với các thế mạnh sản xuất kinh doanh các mặt hàng: sắt thép; xi măng; xăng dầu; vận
tải đường bộ; nhập khẩu phôi thép; gia công kết cấu; xây dựng và xây lắp
các công trình dân dụng và công nghiệp; kinh doanh sách, văn phòng phẩm;
dịch vụ nhà hàng khách sạn; sản xuất phôi thép và sản xuất cốp pha thép; chế biến lâm
sản...Trong những năm qua, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị
trường, thị trường sắt thép (mặt hàng truyền thống của Công ty) liên tục có những biến

động tăng, giảm bất thường… Chính vì vậy, ngoài việc chiếm lĩnh thị phần xuất, nhập
khẩu thép xây dựng trong nước, Công ty còn mở rộng quan hệ làm ăn với 43 tập đoàn
và các công ty lớn tại 20 quốc gia khắp các châu lục trên thế giới, trong đó có các nước
Trung Quốc; Nga; Ấn Độ; Ucraina; Angola… các sản phẩm thép của Công ty đã có
mặt ở hầu hết các công trình lớn, trọng điểm của Đất nước như: Trung tâm Hội nghị
Quốc gia; Dự án đường cao tốc Sài Gòn- Trung Lương (TP Hồ Chí Minh) và Nhà máy
lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi)…
Sv: Bùi Tiến Giáp

7

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học



GVHD: Nguyễn Đức Thu

Qua quá trình xây dựng và phát triển, Công ty ngày càng lớn mạnh và đã khẳng
định vị thế của mình trên thương trường. Thương hiệu Thái Hưng là một trong 100
thương hiệu mạnh của cả nước. Công ty liên tục đạt giải thưởng “Sao vàng đất Việt”
qua các năm từ 2006 đến nay. Công ty cũng đạt nhiều giải thưởng khác và được báo
điện tử Vietnamnet bình chọn, xếp hạng trong Top 100 doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam nói chung và Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo xuất sắc của Ban lãnh đạo và sự năng động, nhiệt tình của đội
ngũ cán bộ công nhân lao động, Công ty đã tạo dựng được mối quan hệ tin cậy, thủy
chung với gần 1.000 đối tác khách hàng trong cả nước.
Với những thành tựu đã đạt được trong hơn 20 năm xây dựng và phát triển,

Thái Hưng quyết tâm xây dựng “Ngôi nhà chung” ngày càng to đẹp hơn trên con
đường hội nhập quốc tế.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
1.2.1. Chức năng của công ty.

Công ty CPTM Thái Hưng có một số chức năng sau:
- Mua bán vật liệu xây dựng, hàng kim khí, sắt thép, phế liệu kim loại, xi măng,
xăng dầu, ngói lợp các loại, vật liệu điện, thiết bị phụ tùng máy móc, quặng kim loại
Mangan, Fero Mangan; Xuất nhập khẩu quặng sắt, phôi thép và các sản phẩm thép;
- Mua bán, xuất nhập khẩu than cốc, than điện cực, ô tô các loại, máy móc thiết bị
phục vụ ngành công nghiệp, xây dựng;
- Kinh doanh bất động sản, khách sạn, dịch vụ; Cho thuê máy móc, thiết bị,
phương tiện vận chuyển và các động sản khác;
- Sửa chữa, cải tạo, hoán cải, đóng mới thùng bệ ô tô;
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp;
- Vận tải hàng hoá và hành khách đường bộ (bao gồm cả vận chuyển khách du
lịch);
- Kinh doanh dịch vụ cân, cho thuê kho bãi;
- Kinh doanh các hoạt động dịch vụ văn hoá thể thao, giải trí;
- Khai thác, sản xuất, gia công chế biến, mua bán, xuất nhập khẩu vật liệu xây
dựng; khoáng sản.
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty.
- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Tăng cường nguồn vốn và đảm bảo doanh thu của công ty.
Sv: Bùi Tiến Giáp

8

K9 – QTDNCN A



Báo cáo thực tập môn học



GVHD: Nguyễn Đức Thu

- Xây dựng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng khắp cả nước.
- Khẳng định và tăng cường thương hiệu của công ty trên thị trường thương mại.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm đã qua kiểm định, đảm bảo công việc thu nhập và đời
sống của công nhân.
- Quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân để theo kịp sự phát triển của khoa học
công nghệ.
- Công ty phải tiến hành kinh doanh theo đúng luật pháp, hoàn thành tốt các nghĩa vụ
đối với nhà nước, chịu trách nhiệm về kinh tế và dân sự đối với các hoạt động kinh
doanh và tài sản.
1.2.3. Chất lượng sản phẩm của công ty.
1.

Các sản phẩm do Công ty sản xuất (gắn liền với thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa
Thái Hưng) được thực hiện theo đúng quy trình quản lý chất lượng sản phầm do Công
ty đề ra.Phòng quản lý chất lượng chịu trách nhiệm triển khai quy trình và kết quả

2.

phân tích nguyên, nhiên vật liệu và sản phẩm.
Công ty cam kết sản xuất ra các sản phẩm theo đúng chất lượng đã công bố. Các sản
phẩm không phù hợp (sản phẩm không đáp ứng 1 yêu cầu) được xử lý đảm bảo chất

3.

4.

lượng hàng hóa.
* Chính sách về chất lượng:
"Sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, ổn định là mối quan tâm hàng đầu

5.

của Thái Hưng".
Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của Thái Hưng cam kết thực hiện như

6.

sau:
+ Tất cả các quá trình ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm đều được kiểm soát chặt chẽ
bằng việc các khâu tự chịu trách nhiệm với chất lượng sản phẩm làm ra đồng thời khâu

7.

sau kiểm soát chất lượng của khâu trước.
+ Các thiết bị, máy móc được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để luôn hoạt động tốt.
Công ty có các chế độ khuyến khích và tạo môi trường làm việc thuận lợi để người lao

8.
9.
10.
11.

động yên tâm với công việc.
+ Tuân thủ các qui trình, qui phạm và hướng dẫn công ty đã ban hành.

+ Luôn xem xét, cải tiến nếu có cơ hội.
* Mục tiêu chất lượng:
Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tại các thời điểm cụ thể, Ban lãnh đạo Thái

12.
13.
14.
15.

Hưng sẽ quyết định những mục tiêu chất lượng phù hợp
* Các tiêu chuẩn sản phẩm Công ty áp dụng:
+ Đối với phôi thép:
TCVN 1765-75 (áp dụng cho các mác thép CT34; CT38; CT42; CT51)
Tiêu chuẩn nhật bản JIS G3101 -87 (áp dụng cho các mác thép SS400)

Sv: Bùi Tiến Giáp

9

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học
-



GVHD: Nguyễn Đức Thu

Tiêu chuẩn nhật bản JIS G3112 -87 (áp dụng cho các mác thép SD295A;


SD390)
-

Tiêu chuẩn Trung Quốc (áp dụng cho các mác thép 25MnSi; Q235)

+ Đối với giàn giáo, cốp pha thép:
Các sản phầm đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN 6052/1995 – TCXDVN
296/2004.
1.3. Cơ cấu tổ chức.
1.3.1. Cơ cấu tổ chức và cấp quản trị của công ty

Cơ cấu tổ chức có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Một cơ cấu tổ chức hợp lý, khoa học, phù hợp với sự đổi mới sẽ tạo ra
một môi trường thuận lợi cho các nhân viên và các bộ phận trong công ty làm việc có
hiệu quả hơn.






Bộ máy quản lý của công ty được phân thành sáu cấp quản lý như sau:
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị - Đảng bộ công ty
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc
Phòng Ban nghiệp vụ - Công ty, chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc – Công ty có Thái
Hưng đầu tư vốn
1.3.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty


Sv: Bùi Tiến Giáp

10

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học



GVHD: Nguyễn Đức Thu

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty CPTM Thái Hưng
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

PHÓ TGĐ PHỤ TRÁCH KINH DOANH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÁC PHÒNG BAN NGHIỆP VỤ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
CÁC CÔNG TY, CHI NHÁNH, XÍ NGHIỆP TRỰC THUỘC
PHÓ TGĐ PHỤ TRÁCH TỔ CHỨC
PHÓ TGĐ PHỤ TRÁCH KINH DOANH
PHÓ TGĐ PHỤ TRÁCH VẬT TƯ - THIẾT BỊ

PHÓ TGĐ PHỤ TRÁCH TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN
CÁC CÔNG TY CÓ THÁI HƯNG ĐẦU TƯ VỐN

PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH

PHÒNG KINH DOANH

Sv: Bùi Tiến Giáp

11

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học



GVHD: Nguyễn Đức Thu
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU

PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

BAN ĐỔI MỚI & PHÁT TRIỂN

BAN KIỂM TRA NỘI BỘ

CÔNG TY CỔ PHẦN B.C.H

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ T.BỊ THÁI HƯNG

C.TY TNHH MTV CỐP PHA THÉP THÁI HƯNG


CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT HÀNH SÁCH TN

CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN CAO BẮC

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG

Sv: Bùi Tiến Giáp

12

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học



GVHD: Nguyễn Đức Thu

CÔNG TY TNHH MTV THÁI HƯNG HÀ NỘI

XÍ NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI THÁI HƯNG

CHI NHÁNH QUẢNG NINH

VP ĐẠI DIỆN TẠI HẢI DƯƠNG

CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THÁI HƯNG

CÔNG TY TNHH TRUNG LƯƠNG – HÀ NỘI


Sv: Bùi Tiến Giáp

13

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học



GVHD: Nguyễn Đức Thu

1.3.3. Nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị:
-

Quyền hạn và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông: Thông qua các quyết định thuộc
thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít
nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận. Tham gia
đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua Điều lệ tổ chức hoạt động và định

-

hướng phát triển của công ty.
Quyền hạn và nghĩa vụ của HĐQT: Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định
chiến lược phát triển của công ty, giải pháp phát triển thị trường, chuẩn bị nội dung tài
liệu phục vụ họp và triệu tập họp đại hội đồng cổ đông, xây dựng cơ cấu tổ chức, lập

quy chế quản lý nội bộ của công ty để đại hội cổ đông thông qua, kiểm soát và thực
hiện phương án đầu tư, chính sách thị trường, thực hiện hợp đồng kinh tế, cơ cấu tổ

-

chức, cơ cấu quản lý nội bộ công ty, mua bán cổ phần.
Nhiệm vụ Đảng bộ công ty: Lãnh đạo đảng trong công ty thực hiện nhiệm vụ chính
trị, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng công ty và
đoàn thể trong công ty vững mạnh; kiểm tra, giám sát các chi bộ đảng, đảng viên trong
khối chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; tham gia, tham mưu, đề xuất với Đảng bộ, Ban Thường vụ trong
công ty về các chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác
xây dựng Đảng trong các công ty. Chủ động đề xuất với Đảng ủy, Ban Thường vụ
trong công ty, những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả
sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của công ty.
Nhiệm vụ của Tổng giám đốc công ty: Có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng ngày của công ty, là người đại diện theo pháp luật của công ty, tổ
chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch
sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của công ty

-

Thường xuyên báo cáo hội đồng quản trị tình hình, kết quả sản xuất kinh doanh của

-

công ty.
Phó tổng giám đốc tổ chức: Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn nhân
lực. Xây dựng định biên, đào tạo, tuyển dụng, sắp xếp nhân sự theo định hướng phát
triển của công ty. Phụ trách các vấn đề về tiền lương, thưởng và các chế độ chính sách

cho người lao động. Phụ trách công tác quy hoạch, kiến thiết cơ sở hạ tầng, đầu tư xây
dựng cơ bản phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của công ty…
Sv: Bùi Tiến Giáp

14

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học
-



GVHD: Nguyễn Đức Thu

Phó tổng giám đốc kinh doanh: Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, chính
sách, quy chế, hệ thống phân phối. Chịu trách nhiệm thương lượng đề xuất các giải
pháp liên quan đến hợp đồng kinh tế, dự báo tình hình thị trường. Triển khai thực hiện

-

các chương trình phát triển thị trường, quan hệ cộng đồng trong phạm vi quản lý…
Phó tổng giám đốc sản xuất: Chỉ đạo và kiểm soát việc lập và điều phối kế hoạch sản
xuất, kế hoạch vật tư cho sản xuất ngắn, trung và dài hạn trên cơ sở đơn đặt hàng của
khách hàng. Chuẩn bị mọi nguồn lực liên quan đến triển khai sản xuất. Định hướng
việc sắp xếp, bố trí dây chuyền và đưa ra các biện pháp để tăng năng suất, chất lượng,

-


kiểm soát chi phí sản xuất tối ưu.
Phó tổng giám đốc tài chính: Quản lý, huy động mọi nguồn tài chính phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểm tra, giám sát, thu hồi các khoản nợ bán hàng, nợ
phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phê duyệt các

-

khoản chi phí; hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán trong hệ thống kế toán công ty.
Phòng tổ chức hành chính: Tiếp nhận lao động, đề xuất tuyển dụng; quản lý hồ sơ
nhân sự, hợp đồng lao động, sổ BHXH của người lao động. Xây dựng các tiêu chuẩn,
hệ thống đánh giá nhân sự về các vấn đề liên quan đến năng lực, kết quả thực hiện
công việc. Thực hiện việc tính lương, thưởng, các chế độ chính sách của người lao
động. Triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, phòng chống
cháy nổ… Phòng hành chính bao gồm Tổ nhân sự, Tổ bảo vệ, Tổ xây dựng cơ bản và
Tổ lái xe con.
Phòng kinh doanh: Là nơi triển khai các kế hoạch SXKD của công ty, quản lý hàng
hóa, quyết định bán hàng, giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của

-

khách hàng. Soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế. Quản lý hóa đơn bán hàng,
cấp chứng chỉ chất lượng sản phẩm hàng hóa. Giao nhận hàng tại các nhà máy, các
kho của công ty cho khách hàng đồng thời thu hồi nợ theo yêu cầu và ủy quyền của
lãnh đạo công ty. Phòng kinh doanh bao gồm Tổ bán hàng tiếp thị, Tổ giao nhận đối

-

chiếu, thu hồi công nợ, Tổ kho bàn cân và Tổ cẩu trục điện.
Phòng xuất nhập khẩu: Tiếp nhận, làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
của công ty. Thực hiện các hợp đồng mua bán phế liệu, phôi thép… theo ủy quyền của


-

Tổng giám đốc. Giao nhận hàng hóa tại các cảng và cửa khẩu...
Phòng tài chính – kế toán: Thực hiện hạch toán kế toán trong công ty và đơn vị trực
thuộc, lập báo cáo tài chính định kỳ hoặc theo yêu cầu của công ty và chế độ quy định
hiện hành. Xây dựng chiến lược, kế hoạch tài chính ngắn, trung và dài hạn. Phân tích
và đánh giá hiệu quả tài chính của công ty. Nghiên cứu chính sách, chế độ kế toán mới,
Sv: Bùi Tiến Giáp

15

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học



GVHD: Nguyễn Đức Thu

tổ chức hướng dẫn về nghiệp vụ tài chính kế toán tới nhân viên và các đơn vị kế toán
-

trực thuộc.
Ban đổi mới & phát triển: tham mưu cho hội đồng quản trị, tổng giám đốc công ty về
nghiên cứu, ứng dụng, hướng dẫn triển khai, kiểm tra việc thực hiện các công tác đổi

-


mới trong công ty.
Ban kiểm tra nội bộ: kiểm tra tính trung thực hợp lý, hợp pháp trong hoạt động kinh
doanh, trong ghi chép, lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của công

-

ty.
Các công ty, chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc: Hoạt động độc lập, tự chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị. Số liệu kế toán hàng
tháng, hàng quý, hàng năm được báo cáo định kỳ về công ty.
( Nguồn: Quy chế hoạt động của HĐQT- Quy định về chức năng nhiệm vụ của
các phòng ban, chi nhánh, công ty con, nhà máy, xí nghiệp trực thuộc)

Sv: Bùi Tiến Giáp

16

K9 – QTDNCN A




Báo cáo thực tập môn học

GVHD: Nguyễn Đức Thu

CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH NĂM LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA M.PORTER
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG
2.1. Ngành thép và cấu trúc ngành.

a. Theo sản xuất

Về cơ bản, sản phẩm thép gồm 2 loại là: thép dài và thép dẹt.
Thép dài là các loại thép dùng trong ngành xây dựng ( còn gọi là thép xây dựng) như
thép thanh, thép cuộn, thép dây, thép góc. hầu hết các nhà máy ở Việt Nam chỉ sản
xuất các loại thép dài, các sản phẩm thông thường như thép thanh tròn trơn, thép dây
cuộn và một số loại thép hình cỡ vừa và nhỏ phục vụ cho xây dựng và gia công. Hiện
công suất sản xuất thép dài của Việt nam đã đạt 8.5 triệu tấn/ năm và năng lực sản xuất
thực đã đạt 5.5 triệu tấn.
Thép dẹt sử dụng trong công nghiệp như đóng tàu, sản xuất ô tô, sản xuất các máy
móc thiết bị công nghiệp. bao gồm các loại thép tấm, lá cán nóng và cán nguội.
Nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng chiếm hơn 56% và thép dẹt chiếm gần 44% tổng tiêu
thụ toàn ngành. Có sự chuyển dịch cán cân tiêu thụ trong những năm gần đây giữa hai
loại thép này do nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp nặng.
b. Theo nhà cung cấp

Trên thị trường chia làm 3 nhóm nhà cung cấp sản phẩm thép trên thị trường bao gồm:
các thành viên của Tổng công ty thép (VNS), các doanh nghiệp liên doanh với VNS và
các doanh nghiệp ngoài VNS. Hiện nay các doanh nghiệp ngoài VNS vẫn đang có thị
phần lớn nhất cả nước (>40%) bao gồm các công ty như: Pomina, Hòa Phát,…
c. Theo tiêu thụ.

Theo chiến lược quy hoạch ngành thép 2007-2015 định hướng 2025 thì cơ cấu tiêu thụ
thép của Việt Nam sẽ giống ở các nước công nghiệp phát triển, tức cơ cấu tiêu thụ là:
55% thép dài và 45% thép dẹt.
2.2. Thực trạng ngành thép và chu kỳ sống của ngành.
a. Thực trạng ngành thép.

Ngành thép toàn cầu gần đây đang gặp phải nhiều sóng gió. Trong năm 2012,
ngành đã chịu tác động lớn trong bối cảnh khủng hoảng nợ Châu Âu và tình hình kinh

tế trì trệ. Sang năm 2013, ngành thép tiếp tục phải đối mặt với vấn đề công suất dư
Sv: Bùi Tiến Giáp

17

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học



GVHD: Nguyễn Đức Thu

thừa và lượng nhập khẩu tràn lan từ Trung Quốc. Ngành thép hiện nay đang thay đổi
về cấu trúc do sự sự chuyển dịch cơ cấu nhu cầu tiêu thụ các phẩm thép sang thị
trường mới nổi. Trong trung đến dài hạn, nhu cầu thép toàn cầu sẽ cải thiện với những
nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc cân bằng kinh tế. Ấn Độ sẽ thúc đẩy tăng
trưởng nhu cầu tiêu thụ thép trong tương lai nhờ sự tăng trưởng dân số tầng lớp trung
lưu và đô thị hóa.
Ngành thép là một trong những ngành công nghiệp cốt lõi của Việt Nam hõ trợ
cho sự phát triển của đất nước, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng. Tiêu thụ thép của
Việt Nam đứng thứ ba trong khối ASEAN, sau Thái Lan và Indonexia. Theo số liệu
của Hiệp hội thép thế giới (WSA), vào năm 2012, sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm
đạt 11 triệu tấn ở Việt Nam, so với 16.4 triệu tấn ở Thái Lan và 12,5 triệu tấn ở
Indonexia. Ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam vẫn chưa trưởng thành và nước
ta đang trở nên đô thị hóa hơn nên trên 80% nguyên liệu thép được sử dụng vào mục
đích xây dựng. Ngoài ra sự tương quan giữa mức tiêu thụ thép bình quân đầu người và
GDP bình quân đầu người là ở mức cao trong các nước ở châu Á. . Sản lượng tiêu thụ
thép bình quân đầu người đạt mức 122,1 kg, một mức lý tưởng cho quá trình công

nghiệp hóa. Ngành có nhiều tiềm năng phát triển dài hạn nhưng vẫn còn phải đối mặt
với nhiều khó khăn và thách thức.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2014, tổng sản lượng tiêu thụ thép
xây dựng trong nước đạt mức khoảng 5 triệu tấn, tăng khoảng 3%-5% so với năm
trước, thấp hơn một nửa công suất dự kiến (khoảng 9,5% triệu tấn ).
Thị trường thép khá tập trung với năm doanh nghiệp lớn chiếm đến 60% thị
phần. Trong năm doanh nghiệp này, Pomina chiếm khoảng 16% thị phần, Vinakyoei
chiếm 9,9% và SSC chiếm 8,1% tập trung vào thị trường miền Nam, trong khi đó thép
Hòa Phát chiếm 14,8% đứng thứ nhất trong thị trường miền Bắc và theo sau là TISCO
chiếm 11,5%.
Việt Nam có số lượng dự án mới nhiều nhát trong khu vực. Theo quy hoạch
ngành thép, có 44 dự án đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất trong giai đoạn đến năm
2020. Điều này sẽ khiến tình trạng cung vượt cầu thêm trầm trọng và dẫn đến cạnh
tranh khốc liệt tại thị trường trong nước.

Sv: Bùi Tiến Giáp

18

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học



GVHD: Nguyễn Đức Thu

Chính phủ sử dụng dụng công cụ chính là chính sách thuế xuất nhập khẩu để
chi phối và kiểm soát ngành thép. Tuy nhiên, tính bảo hộ ngành sẽ được giảm đáng kể

khi các cam kết thương mại quốc tế có hiệu lực vào năm nay.
Trong năm 2008 chứng kiến giá thép thế giới tăng vọt và lãi suất leo thang từ
chính sách bình ổn lạm phát cùng bong bóng thị trường bất động sản. Nhu cầu tiêu thụ
trong nước giảm mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã trầm trọng hóa vấn đề và
nhiều doanh nghiệp kết thúc năm 2008 với lượng lớn hàng tồn kho sau khi giá thép
giảm mạnh. Tuy nhiên, trong năm 2009, nhờ vào gói kích thích kinh tế của Chính phủ
và giá toàn cầu giảm. ngành xây dựng nói chung và ngành thép nói riêng đã hồi phục
trở lại.
Ngành thép có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững do sự mất cân
bằng trong cơ cấu sản xuất và tình hình cung vượt quá cầu vẫn chưa được giải quyết.
Những năm gần đây ngành đã có những thay đổi đáng kể. Ngành théo trong nuwcos bị
tác động mạnh bởi sự trì trệ của thị trường bất động sản khi nền kinh tế bắt đầu chịu
ảnh hưởng từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ của các
doanh nghiệp thép Việt Nam sụt giảm trong năm 2012 so với năm hai năm trước do thị
trường bất động sản đóng băng và tăng trưởng chậm của ngành xây dựng. triển vọng
ngành thép không mấy khả quan do tác động tiêu cực từ chính sách tiền tệ, lãi suất và
bất ổn của ngành bất động sản. Đặc biệt lãi suất cao ở mức từ 18%-21% là không khả
thi cho việc đầu tư các dự án xây dựng.Trong năm 2012 sản lượng thép xây dựng đã
giảm hơn 10% trong khi tiêu thụ giảm 17% và ngành xây dựng chỉ đạt mức tăng
trưởng 4,9%, thấp hơn nhiều so với mức 10% vào nắm 2009 và 11% năm 2010.
Năm 2013, ngành thép tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như
hàng tồn kho cao, thiếu vốn đầu tư,… Vấn đề nợ xấu ngân hàng và trì trệ của ngành
bất động sản không dễ dàng giải quyết trong ngắn hạn.
Trong năm 2014, các thành viên của VSA sản xuất gần 5 triệu tấn thép và tiêu
thụ 4,6 triệu tấn, lượng thép tồn kho còn khoảng 300.000 tấn.
Ước tính năm 2015 các doanh nghiệp thép sẽ xuất khẩu khẩu khoảng 2,5 triệu
tấn thép và các sản phẩm về thép giá trị kim ngạch đạt trên 2 tỷ USD, một số sản phẩm
có lượng xuất khẩu tăng cao như tôn mạ kim loại và sơn phủ màu tăng 62,8% ước đạt
800.000 tấn, tiếp theo là thép hình, thép không gỉ lần lượt tăng 46% và 39%. Trong khi
đó, theo các số liệu của Tổng cục hải quan, tính đến tháng 12 năm 2013, Việt Nam đã

Sv: Bùi Tiến Giáp

19

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học



GVHD: Nguyễn Đức Thu

nhập khẩu trên 9 triệu tấn sắt thép các loại trị giá 6,5 tỷ USD, tăng 25% về lượng và
14% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, thị trường thép nhập siêu khoảng 4
tỷ USD.
b. Chu kỳ sống của ngành.

Tương tự như các ngành khác, ngành thép cũng phát triển và diễn tiến theo thời gian.
Không chỉ nhóm các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thay đổi liên tục mà bản
chất và cấu trúc của ngành cũng có thể thay đổi liên tục khi ngành trưởng thành và các
thị trường của nó được xác định rõ hơn. Giai đoạn phát triển của một ngành ảnh hưởng
tới bản chất của cạnh tranh và khả năng sinh lời tiềm năng của các doanh nghiệp.
Ngành thép cũng trải qua năng giai đoạn trong chu kỳ sống của ngành.

Giới thiệu
Tăng trưởng

Sàng lọc
Bão hòa

Suy thoái

Hình 2.1. Năm giai đoạn phát triển của ngành.
2.1.

Môi trườnng vĩ mô và các tác động đến ngành
a. Môi trường kinh tế

Là ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế, ngành thép chịu mọi biến
động của nền kinh tế quốc dân cũng như các biến động của nền kinh tế thế giới. Cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã qua, nhưng nền kinh tế thế giới phục hồi vẫn còn
chậm và diễn biến phức tạp, khó lường.Điều đó đã khiến cho nhu cầu về thép tại hầu
hết các thị trường trên thế giới giảm mạnh. Các doanh nghiệp sản xuất thép đua nhau
tìm đầu ra cho sản phẩm, do đó các doanh nghiệp thép nước ngoài ồ ạt đưa sản phẩm
của họ vào Việt Nam bán phá giá như Trung Quốc, Nga, Ukraina,…
Sv: Bùi Tiến Giáp

20

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học



GVHD: Nguyễn Đức Thu

 Nhìn chung ở trong nước, kinh tế vĩ mô đã cơ bản ổn định. Năm 2013 tốc độ
tăng trường kinh tế quóc dân đạt 5.4%. Mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu

tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi.
Trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43% thấp hơn mức 5,75% của năm
2012 và chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau khu vực dịch vụ.
 Các biến động về lãi suất ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của các Doanh nghiệp.Hoạt động trong lĩnh vực thép, nhu cầu về vốn sản
xuất kinh doanh là rất cao. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành thép đều có tỷ lệ nợ
khá cao nhằm tài trợ cho các hợp đồng nhập khẩu thép và đầu tư máy móc. Tỷ lệ nợ
trung bình của ngành là 66%, rủi ro tín dụng ngành này khá lớn. Lãi suất hiện nay
đang trong xu hướng giảm, lãi suất cho vay doanh nghiệp năm 2013 xoay quanh 10%13% rất thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành thép, giảm được một khoản chi phí tài
chính khá lớn so với năm 2012.
 Nhu cầu ngoại tệ của ngành thép là cao. Biến động về tỷ giá hối đoái cũng
gây những tác động nhất định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
thép do phải nhập khẩu quặng sắt, phôi thép, thép phế, máy móc công nghệ và than
mỡ để đưa vào chu trình sản xuất thường ngày. Tỷ giá VND/USD
Thêm vào đó, khi gia nhập WTO các chính sách mở cửa đã tạo điều kiện thu
hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thép (Việt Nam là một thị trường bán lẻ đầy tiềm
năng công thêm chi phí nhân công rẻ) từ đó sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
ngành với
Giá xăng, dầu, điện, than. Năm 2011 là năm bắt đầu cơ chế giá mới của các
nhóm nhiên liệu. Tuy chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong chi phí sản xuất nhưng lại có
tác dộng lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các Doanh nghiệp.
b. Môi trường công nghệ - kỹ thuật.

Sự quan trọng của khoa học kỹ thuật là điều ko thể phủ nhận. Khoa học kỹ thuật
ngày càng phát triển mạnh tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm từ đó ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nhìn chung trình độ
công nghệ kỹ thuật của ngành thép Việt nam chưa cao, vẫn còn sử dụng các công nghệ
lạc hâu. Công nghệ sản xuất ngành thép chia làm 3 nhóm thì trong đó các doanh
nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu chiếm 30%.


Sv: Bùi Tiến Giáp

21

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học



GVHD: Nguyễn Đức Thu

Nhóm lạc hậu: là các nhà máy có quy mô nhỏ sử dụng công nghệ lạc hậu, sản
lượng ko cao, chất lượng sản phẩm thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng,..
 Nhóm trung bình: bao gồm các nhà máy của Công ty CP gang thép Thái
Nguyên, Công ty thép Miền nam, Công ty thép Đà Nẵng, các công ty thép hải Phòng,
thái Nguyên,…
 Nhóm hiện đại: bao gồm các nhà máy thép liên doanh như: Thép Việt-Hàn,
Việt-Ý, Posco, Vinakyoei, và các nhà máy mới xây dựng như Hòa Phát, Phú Mỹ, cán
thép Lưu xá,..
c. Môi trường chính trị-pháp luật

Việt Nam có nền an ninh, chính trị ổn định. Các doanh nghiệp hoạt động trên thị
trường Việt Nam không phải chịu sự rủi ro từ sự bất ổn chính trị gây nên.
Các yếu tố chính trị- pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh
nghiệp. Nhất là trong thời kỳ Việt Nam gia nhập ASEAN và WTO. Theo cam kết của
Việt Nam trong WTO, Việt Nam đã đồng ý cắt giảm và ràng buộc ở mức thuế suất
hiện hành của hơn 700 dòng thuế liên quan đến mặt hàng sắt thép và các sản phẩm từ
sắt thép nhập khẩu của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh cam kết về thuế

quan trong khuôn khổ WTO, liên quan đến sản phẩm thép, Việt Nam còn tham gia cam
kết cắt giảm thuế quan quan trọng, bao gồm cam kết cắt giảm theo khu vực mậu dịch
tự do ASEAN ( CEPT/ AFTA) và ASEAN – Trung Quốc ( ACFTA) và ASEAN Hàn
Quốc ( AKFTA)
d. Môi trường nhân khẩu học-xã hội.

Việt Nam có kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu xâu dựng
nhà ở lớn. Tốc độ đô thị hóa cao do nền kinh tế Việt Nam nhận được nhiều dự án đầu
tư do vậy dẫn đến tăng cầu về xây dựng dô thị, nhà xưởng. Tuy nhiên, những năm gần
đây tình hình xây dựng các công trình nhà dân dụng, các dự án địa phương bắt đầu có
hiện tượng trầm lắng. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, đầu tư công giảm đi, thị trường
bất động sản suy thoái. Những đối tượng khách hàng lớn của thị trường xây dựng gặp
khó khăn, hiển nhiên kéo theo thị trường thép sẽ bị giảm sút và thu hẹp.
2.2.

Phân tích môi trường nội bộ ngành

Mô hình năm lực lượng phân tích môi trường nội bộ ngành của M.Porter:

Sv: Bùi Tiến Giáp

22

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học




GVHD: Nguyễn Đức Thu

Áp lực của người mua
Nguy cơ từ sản phẩm thay thế
Áp lực của nhà cung cấp
DN và các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Nguy cơ các doanh nghiệp mới gia nhập

Hình 2.2. Mô hình 5 lực lượng của M.Porter.
2.2.1.

Cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện hữu.
Dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại, còn chưa kể đến

các đại lý mà ngay cả các hộ kinh doanh cá thể còn có đối thủ cạnh tranh. Hơn hết
trong thi trường ngày nay, việc cạnh tranh trên chiến trường kinh doanh còn diễn ra
mãnh liêt hơn bất kỳ cuộc tranh chấp nào, nó có thể dẫn đến sự thành công hay thất bại
của doanh nghiệp, mang lại cuôc sống đầy đủ cho nhiều người nhưng cũng làm
khuynh gia bại sản biết bao người. Công ty CPTM Thái Hưng cũng vậy, là một công
ty thương mại nên càng có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, để tồn tại và phát triển được
thì công ty cũng phải tìm hiểu thật kỹ về đối thủ cạnh tranh, từ đó mới có thể đưa ra

Sv: Bùi Tiến Giáp

23

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học




GVHD: Nguyễn Đức Thu

các biện pháp nhằm cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần cũng như giữ chân và tìm kiếm
được nhiều khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh của công ty có rất nhiều các công ty, điển hình là các công ty
sau: DNTN Xuân Hòa, Công ty TNHH Hòa Phát, Công ty TNHH Thương mại và dịch
vụ Hà Phương, Simco, Cai Hoa, Công Ty CPTM Hoàng Phong, Công ty TNHH Đại
Dương, Nam Đô, Công ty CPTM & Tư vấn Tân Cơ, Công ty thép Bắc Việt…Ngoài ra
còn có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh khác.
Sau đây là một số những thông tin về vài đối thủ cạnh tranh lớn của công ty:
1 : Công ty TNHH Hòa Phát . (chuyên phân phối cho thép Hòa Phát)
A )Một số sản phẩm và tiêu chuẩn mà công ty Hòa Phát cung cấp
Thép cuộn Pomina, Thép vằn gân sunsteel, Thép tròn trơn Sunsteel…
Bảng số 2.1: Bảng biểu về tiêu chuẩn của sản phẩm thép cuộn Pomina công ty Hòa
Phát cung cấp

Loại Thép

Thép cuộn

Công Dụng

Tiêu chuẩn
Nhật Bản

Tiêu chuẩn Tương đương
Tiêu chuẩn


Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn

Hoa Kỳ

Nga

Việt Nam

Gia công

SWRM 10

CT 2

BCT 34

Xây dựng

SWRM 20

CT 3

BCT 38

Công ty phân phối thép Hòa Phát được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của
Italia phù hợp với các tiêu chuẩn sản xuất: Tiêu chuẩn Nhật Bản SWRM 10, 17, 20
22.Tiêu chuẩn Nga ST2/SP, ST3/Sp.Tiêu chuẩn Việt Nam CT34, 38/N. Tiêu chuẩn Mỹ

ASTM A615 grade 40, 60. Có khả năng chịu hàn cũng như tối ưu hóa độ bền uốn và
giảm mức độ gỉ của sản phẩm thép thanh vằn. Thép cán được đóng bó tự động, thép
cuộn được kẹp chì eteket nên đảm bảo về mặt mỹ quan như chặt đều, thẳng thuận tiện
cho quá trình giao nhân và vận chuyển hang hóa.
Trong khi đó các tiêu chuẩn sản phẩm của Thái Hưng:
+ Đối với phôi thép:
-

TCVN 1765-75 (áp dụng cho các mác thép CT34; CT38; CT42; CT51)

-

Tiêu chuẩn nhật bản JIS G3101 -87 (áp dụng cho các mác thép SS400)

Sv: Bùi Tiến Giáp

24

K9 – QTDNCN A


Báo cáo thực tập môn học
-



GVHD: Nguyễn Đức Thu

Tiêu chuẩn nhật bản JIS G3112 -87 (áp dụng cho các mác thép SD295A;


SD390)
-

Tiêu chuẩn Trung Quốc (áp dụng cho các mác thép 25MnSi; Q235)

+ Đối với giàn giáo, cốp pha thép:
Các sản phầm đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN 6052/1995 – TCXDVN
296/2004.
Đây là những công nghệ sản xuất còn kém xa so với các công nghệ mà thép
Hòa Phát đang sử dụng.
Không những thế thép Hòa Phát còn được phân phối trên thị trường qua mạng
lưới rộng khắp cả nước, hệ thống kho trung chuyển đảm bảo việc giao nhận hàng hóa
nhanh chóng hiệu quả cùng các điều kiện thanh toán ưu đãi. Marketing quảng cáo của
công ty được đầu tư rất mạnh mẽ để mọi người ai ai cũng biết khi nhắc đến thép Hòa
Phát.
Quả thực đối với công ty CPTM Thái Hưng với công nghệ và hoạt động
markteting hiện nay thì đây quả là một đối thủ cạnh tranh rất đáng phải quan tâm.
2: Công ty thép Việt Bắc:
A) Sản phẩm: Sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền công
nghệ hiện đại của Nhật Bản, với quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt của ISO
9000:2000. Sản phẩm chủ yếu của công ty là thép cuộn, thép cây, thép hình các loại
B) Phân phối và xúc tiến bán hàng: Công ty có hệ thống phân phối trải dài trên các
tỉnh từ Bắc vào Nam như Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí
Minh…Công ty đã áp dụng hình thức bán hàng thông qua hệ thống các chi nhánh của
công ty và các đại lý cấp I và cấp II của công ty trên phạm vi toàn quốc.
Với các hình thức xúc tiến bán hàng như quảng cáo trên báo trí truyền thông,
qua mạng internet, qua truyền hình, qua các biển quảng cáo…Với nhiều hình thức
khuyễn mãi thì công ty cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh đối với công
ty CPTM Thái Hưng.
3: Các DN Thép Trung Quốc

Thép Trung Quốc tại Việt Nam đang có giá rẻ hơn thép của các doanh nghiệp
Việt Nam sản xuất ra bởi các doanh nghiệp thép Trung Quốc được hưởng lãi vay rất
thấp chỉ 5% bằng 1/3 lãi suất các doanh nghiệp thép Việt Nam đang chịu, hơn nữa sản
xuất với sản lượng lớn, chính vì vậy mà họ có lợi thế lớn về giá. Trong khi đó Thái
Sv: Bùi Tiến Giáp

25

K9 – QTDNCN A


×