Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tội phạm và đấu tranh chống tội phạm trên biển theo luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

TRẦN THANH HẢI
LQT 12-01

TỘI PHẠM VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM
TRÊN BIỂN THEO LUẬT QUỐC TẾ
Ngành Luật Quốc tế
Mã số: 52010087

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội, 6/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

TRẦN THANH HẢI
LQT 12-01

TỘI PHẠM VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI
PHẠM TRÊN BIỂN THEO LUẬT QUỐC TẾ
Ngành Luật Quốc tế
Mã số: 52010087

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN TOÀN THẮNG



Hà Nội, 6/2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả bên trong Luận văn chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác. Các
số liệu, số liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tôi đã hoàn thành các môn học và thanh toán tất cả nghĩa vụ tài chính theo
quy định.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị khoa luật xem xét để tôi bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan

Trần Thanh Hải


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài .......................................................... 3
4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
6. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 4
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM VÀ HOẠT ĐỘNG TỘI PHẠM
TRÊN BIỂN THEO LUẬT QUỐC TẾ ................................................................ 5
1.1. Tổng quan về hoạt động tội phạm trên biển ................................................... 5
1.2. Hoạt động tội phạm trên biển và vấn đề hàng hải quốc tế ........................................ 10


Kết luận chương 1 ............................................................................................... 11
Chương 2. CÁC TỘI PHẠM TRÊN BIỂN VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI
PHẠM TRÊN BIỂN ............................................................................................ 12
2.1. Tội cướp biển, buôn bán trái phép các chất ma túy, chất kích thích và các
chất hướng thần. ................................................................................................ 12
2.2. Tội chuyên chở nô lệ, đưa người nhập cư hoặc đưa người ra nước ngoài trái phép
.......................................................................................................................... 24
2.3. Các tội đe dọa an ninh, an toàn hàng hải, vận chuyển, buôn lậu hàng hóa trên
biển .................................................................................................................... 31
2.4. Tội khủng bố trên biển ................................................................................ 36
2.5. Đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển .................................................... 40
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 46
Chương 3. VIỆT NAM VÀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM
TRÊN BIỂN ......................................................................................................... 47
3.1. Vấn đề gia nhập và thực thi các điều ước quốc tế về đấu tranh chống tội
phạm trên biển của Việt Nam ............................................................................. 47
3.2. Hợp tác quốc tế về đấu tranh chống tội phạm trên biển .............................. 52
3.3. Một số khuyến nghị cho Việt Nam về công tác đấu tranh chống tội phạm trên biển
.......................................................................................................................... 55
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 58
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 61

Comment [m1]:


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hội nhập quốc tế đã phổ biến trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị-xã
hội, trong đó có sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia về công tác đấu tranh phòng,

chống tội phạm nói chung và tội phạm trên biển nói riêng.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, hoạt động tội phạm ngày càng có xu
hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nguy hiểm, đe dọa an ninh chính trị và
đến tính mạng của con người. Trong các loại tội phạm thì các hành vi phạm tội trên
biển cũng có đặc thù riêng, có tính chất nguy hiểm, đe dọa an ninh và an toàn hàng
hải đối với các vùng biển theo Công ước về luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc
(UNCLOS). Đó có thể là các hành vi cướp có vũ trang, bắt giữ tàu thuyền, thủy thủ
đoàn và người trái phép. Điều đó đặt ra thách thức cho cộng đồng quốc tế và mỗi
quốc gia phải hợp tác với nhau nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển,
đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và trật tự trên biển và đại dương.
Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Hội nghị quốc tế về luật biển lần thứ nhất
tại Geneve (Thụy sĩ) năm 1958 và đã thông qua 4 Công ước quy định về các vùng
biển và đại dương1. Hội nghị lần thứ hai được tổ chức vào năm 1960, tuy nhiên các
quốc gia tham gia Hội nghị đã không thồng nhất được về chiều rộng lãnh hải và vấn
đề tàu thuyền qua lai lãnh hải. Hội nghị lần thứ 3 về luật biển đã được tổ chức từ
năm 1973 đến năm 1982 và thông qua Công ước Luật biển năm 1982 . UNCLOS là
cơ sở pháp lý quan trọng quy định quy chế pháp lý vùng biển và đại dương, cũng
như việc hoạt động của các quốc gia ở đại dương. Trên cơ sở của UNCLOS, các
quốc gia ven biển và các quốc gia quần đảo đã xác định các vùng biển theo quy
định của Công ước, giải quyết và phân định các vùng chồng lấn, cũng như giải
quyết các xung đột về biển và các vùng biển có liên quan.
UNCLOS đã ghi nhận các điều từ điều 14-21 và từ điều 100-107, quy định
về đấu tranh chống hải tặc trên biển. Công ước năm 1958 về biển cả đã quy định
trách nhiệm về hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, còn UNCLOS đã cụ thể hóa các
hành vi cướp biển. Ngoài ra, còn một số các văn bản quốc tế quan trọng khác có
liên quan như: Công ước quốc tế về các quy tắc quốc tế cảnh báo va chạm tàu
thuyền trên biển năm 1972; Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên
biển năm 1974; “Bộ luật” quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển năm 2002; Công
1
Đó là các Công ước: Công ước về lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải; Công ước về biển cả; Công ước về thềm

lục địa; Công ước về đánh cá và bảo vệ tài nguyên sinh vật ở biển cả.

1


ước Roma năm 1988 về đấu tranh chống các hành vi trái luật xâm phạm an toàn, an
ninh hàng hải; Nghị định thư năm 1988 về trấn áp các hành vi trái luật xâm phạm an
toàn các công trình cố định trên thềm lục địa, các nghị quyết, khuyến nghị và các
hướng dẫn của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) v.v…
Các hành vi trái luật của bọn khủng bố liên quan đến hoạt động của tàu
thuyền trên biển và ở đại dương trong những năm gần đây đã đe dọa an ninh của
ngành thủy vận và cuộc sống của con người trên biển. Ví dụ như, bọn khủng bố
Chechen chiếm phà của Thổ Nhĩ Kỳ “Avrasia” năm 1996, vụ khủng bố nổ tàu khu
vực Mỹ “Coul” năm 2000; vụ tàu chở dầu của Pháp “Limbua” năm 2002; các vụ
cướp biển của bọn hải tặc Somalia (như vụ bắt giữ tàu chở vũ khí MV Faina của
Ucraine; và tàu chở dầu siêu lớn Sirius Star của Saudi Arabia) trong năm 2008 ở
vùng vịnh Aden đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của khu vực. Các sự kiện đó đòi hỏi
phải có sự quan tâm đúng mức của LHQ, mặc dù Hội đồng Bảo an (HĐBA) đã kịp
thời thông qua 4 Nghị quyết cho phép tấn công bọn hải tặc1.
Thông qua việc nghiên cứu các quy định của Luật biển quốc tế, các quốc
gia ký kết phê chuẩn công ước nâng cao trách nhiệm của mình trong việc chống tội
phạm trên biển và hợp tác quốc tế đảm bảo tài nguyên sinh vật biển và đảm bảo an
ninh trên biển. Các quốc gia chủ động đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ chủ quyền
an ninh lãnh thổ đối với vùng biển nằm trong vùng tài phán của quốc gia. Đồng thời
đã hợp tác quốc tế, ký kết các công ước, nghị định thư, hiệp định tương trợ tư pháp
liên quan đến công tác đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội phạm trên biển
nói riêng. Để đấu tranh với các loại tội phạm trên biển có hiệu quả, đòi hỏi các quốc
gia phải hợp tác và thượng tôn pháp luật, tự nguyện tuân thủ các nguyên tắc và các
quy phạm pháp luật quốc tế, tham gia ký kết các điều ước mới nhằm đấu tranh với
tội phạm trên biển đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế và hàng hải quốc tế.

Là một sinh viên học luật quốc tế, tôi nhận thấy đây là một vấn đề luôn có
tính chất tời sự và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nên tôi đã chọn đề tài “Tội phạm và
đấu tranh chống tội phạm trên biển theo luật biển quốc tế” để làm khóa luận tốt
nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến biển, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu và bài viết về các nội
dung cơ bản của UNCLOS. Tuy nhiên, về lĩnh vực tội phạm và đấu tranh chống tội
phạm trên biển vẫn còn nhiều khía cạnh để khai thác nghiên cứu. Đã có một số đề
tài nghiên cứu có liên quan, như: “Một số điều ước quốc tế liên quan đến việc bảo
1

Đọc thêm: Báo pháp luật, số 351 (1868), 23.12.2008, tr.16.

2


đảm an ninh và phòng, chống tội phạm trên biển” của tác giả Nguyễn Trường
Giang; “Khủng bố dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu” và “Vai trò của Liên
hợp quốc trong đấu tranh chống khủng bố” của tác giả Lê văn Bính, Khoa Luật
trực thuộc ĐHQG Hà Nội, trong đó có những nội dung liên quan đến tội phạm
khủng bố nói chung và khủng bố trên biển; “Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển
theo Công ước Luật biển 1982” của tác giả Nguyễn Bá Diến và Nguyễn Hùng
Cường, Khoa Luật trực thuộc ĐHQG Hà Nội, đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQG
Hà Nội, Luật học 25(2009), cũng đề cập đến đề tài nghiên cứu; “Trấn áp nạn cướp
biển ở biển Đông, hướng tới thiết lập một quan hệ hợp tác mới” của Giáo sư
ZouKeyuan trường Đại học Luật Lancashire- Anh; v.v... Nhìn chung, các tác giả đã
đi sâu phân tích đánh giá các khía cạnh liên quan đến tội phạm trên biển nhưng chủ
yếu là tội cướp biển, khủng bố trên biển. Do vậy, đề tài tội phạm và đấu tranh chống
tội phạm trên biển theo Luật biển quốc tế vẫn còn nhiều khía cạnh cần nghiên cứu.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài

Đề tài sẽ tập trung khai thác, phân tích, làm rõ các quy định của Công ước
năm 1958 về biển cả, UNCLOS, đồng thời viện dẫn, đối chiếu các tài liệu khác có
liên quan từ đó đánh giá tầm quan trọng của vấn đề đấu tranh chống tội phạm trên
biển, vấn đề hợp tác giữa các quốc gia và có các khuyến nghị nhằm hoàn thiện các
văn bản này. Đề tài có thể sẽ làm nguồn tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo và
nghiên cứu khoa học về biển.
4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu. Khóa luận văn tập trung đi sâu phân tích các quy định
có liên quan trong UNCLOS, đồng thời cũng viện dẫn, đối chiếu các văn bản pháp
luật quốc tế khác về biển có liên quan đến việc đấu tranh chống tội phạm trên biển,
cũng như bảo đảm an toàn, an ninh trên biển
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là UNCLOS, các Công ước Geneve về biển
năm 1958 và các văn bản pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia, các công trình, bài
viết đã đăng và công bố.
Phạm vi nghiên cứu là các vùng biển có liên quan đến đề tài nghiên cứu,
các tài liệu có liên quan điều chỉnh việc đấu tranh chống tội phạm trên biển theo luật
quốc tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp: thống kê;
phân tích; tổng hợp; so sánh; v.v... Khóa luận sẽ phân tích các quy định đối với từng
3


loại tội phạm trên biển theo các điều ước quốc tế, viện dẫn số liệu về tình hình tội
phạm trên biển, trích dẫn các quy định pháp luật có liên quan.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Lý luận chung về tội phạm và hoạt động tội phạm trên biển
theo luật quốc tế;

Chương 2. Các tội phạm trên biển và đấu tranh chống tội phạm trên
biển;
Chương 3. Việt Nam và công tác đấu tranh chống tội phạm trên biển.

4


Chương 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM VÀ HOẠT ĐỘNG TỘI PHẠM
TRÊN BIỂN THEO LUẬT QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về hoạt động tội phạm trên biển
Tội phạm là một phạm trù lịch sử, nó gắn liền với Nhà nước và giai cấp nên
khái niệm tội phạm cũng luôn vận động và biến đổi cùng với những vận động của
xã hội. Tội phạm là một hiện tượng xã hội mang tính chất hình sự - pháp lý, có
nguồn gốc và nguyên nhân từ xã hội bởi thế nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của những
nhân tố thuộc tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Sự thay đổi của tồn tại xã hội và ý
thức xã hội sẽ làm cho tình hình tội phạm biến đổi cả về tình trạng lẫn động thái.
Dưới góc độ là một hiện tượng xã hội, tội phạm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự tác
động của ý thức đạo đức (là sự thể hiện những nguyên tắc, những chuẩn mực xã hội
nhằm điều chỉnh, đánh giá các hành vi ứng xử giữa con người với con người, con
người với xã hội). Bên cạnh đó, tội phạm cũng là một hiện tượng xã hội mang tính
chất hình sự - pháp lý nên nó chịu sự tác động sâu sắc của ý thức pháp quyền (thể
hiện ý chí của giai cấp thống trị xã hội, được thể hiện bằng pháp luật, nhằm điều
chỉnh hành vi của con người trong cộng đồng xã hội nhất định). Tội phạm là hành vi
vi phạm pháp luật quốc tế do đó tội phạm theo Luật quốc tế mang đầy đủ các đặc
điểm của vi phạm pháp luật quốc tế và được cấu thành bởi ba yếu tố chủ thể, mặt
khách quan và khách thể (khác với vi phạm pháp luật thông thường gồm 4 yếu tố:
chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan). Trên thực tế tội phạm quốc tế
khác với hành vi thiếu thân thiện trong quan hệ quốc tế giữa các chủ thể của luật
quốc tế. Tội phạm quốc tế luôn là hành vi trái pháp luật do chủ thể thực hiện hoặc

không thực hiện đúng các nghĩa vụ pháp lý quốc tế gây thiệt hại cho chủ thể khác
hoặc cộng đồng quốc tế còn hành vi thiếu thân thiện không phải là hành vi vi phạm
pháp luật quốc tế nhưng gây thiệt hại cho chủ thể khác của luật quốc tế (có thể là
hành vi thiếu nhiệt tình trong việc cứu hộ, cứu nạn hoặc hành vi hạn chế của người
nước ngoài trên lãnh thổ nước mình, quốc hữu hóa tài sản của cá nhân tổ chức nước
ngoài…gây thiệt hại cho quốc gia, tổ chức, cá nhân nước ngoài). Hiện nay, việc
phân loại các hành vi tội phạm quốc tế được quy định cụ thể hóa tại Điều 6 Quy
chế Tòa án Nuremberg, Quy chế của Tòa hình sự quốc tế ICC 1998, Quy chế Roma
ngày 17/7/1998.
Tội phạm trên biển và ngoài đại dương là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế,
mang đầy đủ những dấu hiệu đặc trưng của tội phạm quốc tế nói chung, là cơ sở để
5


truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Hoạt động tội phạm trên biển và đại dương
hiện nay được quy định trong nhiều điều ước quốc tế khác nhau, chịu sự điều chỉnh
của pháp luật quốc tế trong việc thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế và trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc thực thi các điều ước
quốc tế đó.
Tội phạm trên biển và ngoài đại dương được quy định trong nhiều quy
phạm pháp lý quốc tế, do các chủ thể của luật quốc tế mà chủ yếu là các quốc gia
xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện bình đẳng và thực thi trên cơ sở tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Do vậy, nội dung của các quy phạm pháp luật
quốc tế là cơ sở pháp lý để đánh giá tính pháp lý của các hành vi của các chủ thể
khác khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế. Các hành vi vi phạm các quy
định của pháp luật quốc tế là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế
đối với các chủ thể luật quốc tế và với con người vi phạm cụ thể.
Hiện nay, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia là đặc biệt nghiêm trọng vì
nó đe dọa đến nền an ninh thế giới, có thể làm suy yếu tính hợp pháp và hiệu quả
của các chính phủ, xâm hại tới các quan hệ xã hội, vi phạm các quyền cơ bản của

con người, chà đạp lên nhân phẩm, sức khỏe, lấy đi tính mạng của người dân vô tội.
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia có xu hướng ngày càng tăng cả về phạm vi và lĩnh vực hoạt động.
Do vậy, việc kiểm soát và đấu tranh chống các loại tội phạm này sẽ khó khăn hơn
do bọn tội phạm lợi dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ để thực hiện và
che dấu hành vi phạm tội.
Trong quá trình thực thi và tuân thủ pháp luật quốc tế liên quan đến hoạt
động trên biển và đại dương, bên cạnh sự tuân thủ, thực hiện nghiêm chỉnh các quy
tắc ứng xử của các chủ thể luật quốc tế thì hiện tượng chủ thể luật quốc tế hay cá
nhân có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế là không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc xác
định các hành vi tội phạm trở nên vô cùng quan trọng để làm cơ sở xem xét và truy
cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Hoạt động tội phạm của các tổ chức tội phạm
xuyên quốc gia không chỉ thực hiện trên đất liền mà cả trên các vùng biển nằm dưới
quyền tài phán của nhiều quốc gia và các vùng biển cả không thuộc quyền tài phán
của các quốc gia. Do vậy, đặt ra cho các chủ thể của luật quốc tế cần phải hợp tác
đấu tranh chống các hành vi phạm tội trên biển, đại dương, bảo đảm an ninh, an
toàn hàng hải quốc tế.
Tại hội nghị lần thứ nhất của LHQ về luật biển tổ chức tại Geneve năm
1958 đã cho ra đời 4 công ước (sau này thường được gọi tắt là Công ước Geneve
6


năm 1958)1. UNCLOS của LHQ trên cơ sở kế thừa Công ước Geneve 1958 được
coi bản “hiến pháp của đại dương” trong đó có quy định về các tội phạm trên biển
như cướp biển, phát sóng trái phép trên biển, vận chuyển ma túy và các chất kích
thích, vận chuyển nô lệ, đã đặt ra một cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng cho việc bảo
đảm trật tự, an ninh và cho việc phòng chống tội phạm trong các vùng biển nằm
dưới quyền tài phán của các quốc gia ven biển, mở rộng hơn quyền cảnh sát của
quốc gia ven biển ra các vùng biển bên ngoài các vùng biển thuộc chủ quyền tài
phán của mình như thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài nếu quốc gia

đó có lý do đúng đắn để cho rằng tàu thuyền đó đã vi phạm các luật và quy định của
quốc gia đó (điều 111), quyền cảnh sát đối với ô nhiễm biển, đấu tranh chống các
tội phạm trên biển (từ điều 98-110). Tuy nhiên việc quy định của UNCLOS về
chống các loại tội phạm trên biển cũng còn tồn tại những điểm cần khắc phục, bổ
sung vì UNCLOS mới chỉ dừng lại ở mức nêu các nguyên tắc lớn, chưa có quy định
cụ thể về những loại tội phạm cụ thể, có những tội được quy định tương đối cụ thể
(như tội cướp biển) nhưng cũng có những tội được quy định chưa rõ ràng (như tội
vận chuyển nô lệ) với số lượng các điều luật ít nên khó áp dụng trong thực tiễn.
UNCLOS cũng chỉ mới đề cập đến một số loại tội phạm chưa lường hết được các
loại tội phạm trên biển đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ về khoa học, công nghệ
thông tin như hiện nay và xu hướng quốc tế hóa. Vì vậy, ngoài việc gia nhập và
tuân thủ các quy định của UNCLOS, các quốc gia đặc biệt là các quốc gia ven biển
cũng cần thiết phải tiếp tục hợp tác về pháp lý và xây dựng các cơ chế hợp tác trong
khu vực và toàn cầu nhằm ngăn ngừa và trừng trị tội phạm trên biển.
Bên cạnh UNCLOS, có thể kể ra một số điều ước quốc tế quan trọng có quy
phạm điều chỉnh liên quan đến việc ngăn ngừa và trừng phạt tội phạm trên biển cụ
thể như: Công ước về trấn áp các hành vi bất hợp pháp đe dọa an toàn hàng hải trên
biển năm 1988 và Nghị định thư bổ sung Công ước về trấn áp các hành vi bất hợp
pháp đe dọa an toàn của các dàn khoan trên thềm lục địa; Nghị định thư về chống
đưa người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường không; Công ước
thống nhất về các chất ma túy năm 1961; Công ước về các chất hướng thần năm
1971; Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng
thần năm 1988; Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Nghị định
thư về đưa người di cư bất hợp pháp; Nghị định thư về chống buôn bán người; Công
ước (1972) về các quy tắc quốc tế cảnh báo va chạm tàu thuyền trên biển; Công ước
1

Gồm casccoong ước: Công ước về biển cả gồm 59 quốc gia thành viên, có hiệu lực năm 1962; Công ước về
lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải gồm 48 quốc gia thành viên có hiệu lực năm 1964; Công ước về thềm lục
địa gồm 54 quốc gia thành viên có hiệu lực năm 1964. Công ước về đánh cá và bảo tồn các tài nguyên của

biển cả gồm 36 quốc gia thành viên có hiệu lực năm 1966.

7


(1974) về an toàn sinh mạng con người trên biển (sau đây gọi là Công ước SOLAS
74); Bộ luật quốc tế (2002) về an ninh tàu biển và cảng biển (Bộ luật ISPS 2002);
Công ước (1988) về đấu tranh với các hành vi trái luật chống an ninh hải vận và
Nghị định thư (2005) bổ sung cho Công ước; Hiệp định hợp tác khu vực về chống
nạn cướp biển và cướp có vũ trang các tàu thuyền ở Châu á năm 2004; Các hiệp
định song phương về tương trợ pháp lý và tương trợ tư pháp về hình sự v.v...
Ngoài các điều ước quốc tế nói trên, có thể kể đến các văn bản của các tổ
chức quốc tế, như: Nghị quyết 1956 (2003) của HĐBA LHQ; Nghị quyết A.924 (22)
của Đại hội đồng IMO “về tổng thể các biện pháp và thủ tục phòng ngừa các hành
vi khủng bố, de dọa đến an toàn của hành khách, thủy thủ đoàn và với tàu thuyền”;
Bản hướng dẫn về việc tự nguyện đánh giá các phương tiện cầu cảng; và Bản hướng
dẫn về việc tự nguyện đánh giá việc thực hiện bảo vệ tàu thuyền (được thông qua tại
kỳ họp 81 của Ủy ban an ninh trên biển của IMO tháng 5/2006); các tuyên bố được
thông qua trong các khuôn khổ hợp tác khu vực như Tuyên bố ARF năm 2003 về
hợp tác chống cướp biển và các mối đe dọa khác đến an ninh hàng hải hay các nội
dung về an ninh biển trong tuyên bố của APEC, một số tuyên bố về hợp tác trong
lĩnh vực an ninh phi truyền thống chống khủng bố, ma túy của ASEAN và giữa
ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, EU v.v... đều thể hiện ý chí và mong muốn hợp
tác giữa các bên trong lĩnh vực phòng chống tội phạm trên biển, có tác dụng thúc
đẩy những nỗ lực phòng chống tội phạm trên biển.
Ngoài ra là các văn bản thỏa thuận giữa các quốc gia, các văn bản hợp tác
của các tổ chức chuyên ngành, như: Tổ chức INTERPOL, ASEANPOL cũng góp
phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả các hoạt động chống tội phạm trên
biển thông qua các biện pháp trao đổi thông tin cụ thể về hoạt động của các tội
phạm trên biển, phối hợp theo dõi, bắt giữ, ngăn chặn và phòng ngừa các hoạt động

tội phạm này, cùng nhau tổ chức truy bắt tội phạm, cứu giúp tàu thuyền và các nạn
nhân của bọn tội phạm trên biển.
Trong quá trình đấu tranh chống tội phạm trên biển, các quốc gia đã hợp tác
đấu tranh trên cơ sở các bên cùng có lợi nhằm duy trì hòa bình an ninh quốc tế trên
biển. Bên cạnh đó, nguyên tắc Pacta sunt servanda (tận tâm, tự nguyện thực hiện
cam kết quốc tế) được coi là cơ sở chung cho vệc xây dựng và thực hiện các thỏa
thuận của các chủ thể luật quốc tế trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế nói
chung và lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm trên biển nói riêng.
Tội phạm trên biển theo Luật quốc tế hiện đại bao gồm các hành vi phạm
tội được quy định cụ thể trong UNCLOS và trong những điều ước quốc tế nói trên.
8


Đây là dạng tội phạm ngày càng có xu hướng gia tăng về hình thức, mức độ, tính
nguy hiểm của hành vi phạm tội do sự phát triển ngày càng tăng, đe dọa trực tiếp
đến “an ninh hải vận”.
An ninh hải vận bao gồm các yếu tố: một là, đảm bảo an ninh hải vận, xét
về ý nghĩa ngăn ngừa va chạm đụng độ) tàu thuyền, tai nạn trên biển, kết quả là
thiệt mạng con người (safety of navigation)1; hai là, đảm bảo an ninh hàng hải có
liên quan đến đấu tranh chống khủng bố trên biển (security); ba là, đảm bảo an ninh
hải vận có liên quan đến đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trên biển, ví
dụ như đấu tranh chống hải tặc và các loại vi phạm pháp luật khác, trong đó bao
gồm cả lừa đảo trên biển2; bốn là, đảm bảo an ninh hàng hải có liên quan đến phòng
ngừa, ngăn chặn cướp tàu biển bằng việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực,
hoặc có thể bằng cách đe dọa khác bất kỳ làm cho kinh sợ; năm là, đảm bảo an ninh
hải vận bằng cách phòng ngừa việc thực hiện các hành vi bạo lực chống những
người trên boong tàu, nếu các hành vi đó có thể đe dọa đến an toàn, an ninh hải
hành của tàu thuyền đó; sáu là, đảm bảo an ninh hải vận, trong đó cần phòng ngừa
việc phân bổ trên tàu thuyền loại trang thiết bị nào đó hoặc chất mà có thể phá hủy
tàu thuyền, mang đến hư hỏng cho tàu hay hàng hóa, đe dọa hoặc có thể đe dọa an

ninh hải hành của tàu thuyền đó; và bảy là, đảm bảo an ninh hàng hải là hướng tới
phòng ngừa giảm chất nổ từ tàu, chất phóng xạ hoặc các loại vũ khí sinh học, hóa
học hoặc hạt nhân, các loại chất đó có thể mang đến tốn thất hoặc làm chết hoặc gây
ra thương tích nghiêm trọng cho con người.
Việc liệt kê ra các yếu tố tạo nên khái niệm an ninh hàng hải nói trên chỉ
mang tính chất tương đối, vì trên thực tế có thể còn có nhiều hơn các yếu tố đó.
Tội phạm trên biển có nhiều hình thức tinh vi và phức tạp. Trên cơ sở
nghiên cứu các quy định của UNCLOS và các điều ước quốc tế có liên quan, chúng
ta có thể đưa ra một số hành vi tội phạm trên biển chủ yếu sau đây: hoạt động cướp
biển; vận chuyển và buôn bán trái phép các chất ma túy và các chất kích thích,
hướng thần; vận chuyển nô lệ; đưa người nhập cư hoặc đưa người ra nước ngoài trái
phép khiến một số người thành nạn nhân của nạn buôn người; tội phá hoại hệ sinh
thái biển, bao gồm các hành vi xả các chất thải, chất độc hại, khai thác thủy sản một
cách bất hợp pháp gây ô nhiễm môi trường biển, sử dụng thuốc độc, thuốc nổ, chất
độc để khai thác thủy hải sản; tội phạm đe dọa an toàn hàng hải, an toàn trên các
1

Theo số liệu thống kê, trong khoảng 150 năm gần đây, chỉ tính trong thời bình đã có hơn 40 nghìn tàu
thuyền thương mại bị tai nạn. Điều đó ngang với việc làm đắm trong một phần tư thế kỷ tất cả các tàu thuyền
đang trong tình trạng khai thác. Tai nạn tàu thuyền từ thời kỳ La Mã cổ đại, thì trên biển đã có hơn một triệu
tàu thuyền bị tai nạn.
2
Đọc thêm: Báo pháp luật, số 351 (1868), 23.12.2008, tr.16.

9


dàn khoan; vận chuyển, buôn lậu hàng hóa bằng đường biển; và tội khủng bố trên
biển.
1.2. Hoạt động tội phạm trên biển và vấn đề hàng hải quốc tế

Hiện nay, khoảng 90% hàng hóa thương mại quốc tế đang được vận chuyển
bằng đường biển, chính vì vậy việc gia tăng các loại hình tội phạm trên biển và đại
dương đã đặt ra những thách thức lớn cho các quốc gia nói chung, các công ty kinh
doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nói riêng. Việc đảm bảo cho các
phương tiện vận chuyển hàng hải được an toàn là đặc biệt quan trọng trước tình
trạng cướp biển đang trở thành một trong những thách thức quốc tế cấp bách nhất
hiện nay. Trong chín tháng đầu năm 2011 số vụ tấn công tàu bè trên thế giới đạt
mức cao kỷ lục là 352 vụ, tăng 63 vụ so với cùng kỳ năm 20101.
Hậu quả mà nạn cướp biển mang lại có thể là những yêu cầu về tiền chuộc
với mức hàng triệu USD nhưng lại có thể gây tổn thất thương mại quốc tế lên tới
hàng tỷ đô la đồng thời đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của các con tin.
Cướp biển tại Somalia đã và đang trở thành tâm điểm có những quan hệ tài chính
với các tổ chức tội phạm có tổ chức, khủng bố và phi nhà nước. Đây là một thách
thức mà cộng đồng quốc tế vẫn chưa có khả năng xử lý. Tiền, những tác động xấu
và tham nhũng đi kèm với nạn cướp biển đang cản trở đáng kể việc phát triển thông
lệ quản lý tốt và khả năng bảo đảm bảo an ninh hàng hải. Do đó cần có những chiến
dịch chống cướp biển, các cơ cấu pháp lý để bắt giữ các đối tượng tình nghi cướp
biển.
Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm các quy định quốc tế về an toàn hàng hải,
an toàn trên các dàn khoan, các sự cố về tràn dầu, ô nhiễm dầu hoặc đắm tàu trên
biển cũng ngày càng gia tăng gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh hải vận. Trên
thực tế các vụ va chạm, đâm va hay sự cố tràn dầu không chỉ ảnh hưởng đến những
cá nhân là nạn nhân của vụ việc mà nó còn kéo theo trách nhiệm liên đới của nhiều
bên, chưa kể đến những vệt dầu loang khổng lồ làm thiệt hại nghiêm trọng đến môi
trường sống của các loài thủy sản, của ngư dân ven biển, hệ sinh thái tự nhiên của
biển và sẽ rất khó khắc phục nếu như liên quan đến khu vực biển thuộc ranh giới
của các quốc gia khác nhau.
Trong quan hệ thương mại quốc tế, khi các hoạt động tội phạm trên biển
gia tăng nhưng giữa các quốc gia không đạt được những thỏa thuận thống nhất về
hợp tác đấu tranh chống tội phạm trên biển sẽ dẫn đến những bất đồng trong việc

xử lý các tội phạm đồng thời có thể dẫn đến những căng thẳng về chính trị, ngoại
1

Xem thêm Báo cáo của Cơ quan Hàng hải quốc tế IMB năm 2011

10


giao, đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên những bất cập trong công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm.
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm trên biển và đại dương trên
thế giới và trong khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Xu hướng toàn cầu hóa, hội
nhập thương mại quốc tế làm cho nền kinh tế thế giới không ngừng phát triển,
nhưng cũng làm phát sinh nhiều hình thức tội phạm xuyên quốc gia đặc biệt là buôn
bán ma túy và các loại tội phạm mang lại lợi nhuận cao như hoạt động buôn bán vũ
khí, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn bán động vật quý hiếm, đưa người ra nước
ngoài cư trú lao động bất hợp pháp, buôn lậu các tác phẩm nghệ thuật cổ đại, tiền
tệ…. Trong khi tội phạm hoạt động trên đất liền gặp phải sự kiểm soát nhiều hơn
của các quốc gia, thì các hành vi phạm tội xuyên quốc gia trên biển và đại dương
lại tận dụng được những “lỗ hổng” của luật pháp và sử dụng những tiến bộ vượt
bậc về khoa học công nghệ, che dấu bởi những thủ đoạn tinh vi để pham tội. Biển
cả và đại dương đã trở thành địa bàn trực tiếp để thực hiện hành vi phạm tội hoặc
trở thành địa điểm trung chuyển, giao hàng, dấu hàng trong các phi vụ buôn bán
xuyên quốc gia, là nơi trú ẩn, lẩn tránh sự truy quét của lực lượng đấu tranh chống
tội phạm của các quốc gia.
Việt Nam hiện nay là một thành viên của WTO, vì vậy để bảo đảm thực thi
các nguyên tắc cơ bản của WTO về tự do hóa thương mại trên bộ, trên biển và đại
dương, thì Việt Nam cần có những biện pháp phù hợp để hạn chế đến mức thấp
nhất những rủi ro và thiệt hại do các hành vi phạm tội trên biển gây ra, thúc đẩy
giao thương quốc tế đi đôi với bảo đảm an ninh hàng hải.


Kết luận chương 1
Trong chương này, tác giả không đi sâu vào phân tích mà chỉ nêu lên
những khái niệm cơ bản nhất về luật quốc tế, về các hành vi vi phạm pháp luật
quốc tế, về trách nhiệm pháp lý quốc tế và các hành vi phạm tội trên biển đe dọa
đến an ninh hải vận. Đồng thời cũng đưa ra các nhận xét về những tác động của tội
phạm trên biển và đại dương đối với giao thương trên biển.
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của UNCLOS và các điều ước quốc tế
có liên quan, tác giả đã chỉ ra một số hành vi phạm tội trên biển, từ đó, giúp chúng
ta có cái nhìn khái lược đối với các loại tội phạm trên biển và đại dương.

11


Chương 2.
CÁC TỘI PHẠM TRÊN BIỂN VÀ
ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN BIỂN
2.1. Tội cướp biển, buôn bán trái phép các chất ma túy, chất kích thích
và các chất hướng thần.
Theo số liệu năm 2009, tại vùng biển Châu Á đã có 1010 vụ phạm tội dưới
hình thức cướp vũ trang và bắt giữ tài và người trái phép, tăng 5% so với năm 2008.
Tình hình hoạt động cướp biển tại các vùng biển trên thế giới cũng ngày càng diễn
biến phức tạp đặc biệt là tại các vùng biển Bangladesh, Malacca, Singapore,
Indonesia, Việt Nam, Khu vực tam giác Hải Nam (gồm đảo Hải Nam, Hồng KôngTrung Quốc và Đảo LuZon-Philippin). Số cuộc chủ định cướp và đã cướp ở vịnh
Eden, Biển đỏ và Xomalia trong năm 2007 là 44 vụ, năm 2008 là 111 vụ, 6 tháng
đầu năm 2009 là 130 vụ. Số cuộc âm mưu cướp và đã cướp ở vịnh Malacca năm
2007 là 7 vụ, năm 2008 là 2 vụ, 6 tháng đầu năm 2009 là 2 vụ1.
Cướp biển là dạng tội phạm nguy hiểm nhất trên biển đe dọa đến tính mạng,
sức khỏe, tài sản của công dân. Trước khi Công ước Geneve năm 1958 (về biển cả)
được Liên hợp quốc thông qua thì các vấn đề liên quan đến đấu tranh chống nạn

cướp biển chủ yếu được điều chỉnh thông qua các quy phạm tập quán quốc tế trên
cơ sở nguyên tắc phổ cập về phân định thẩm quyền tài phán trong đó quốc gia nào
bắt giữ được cướp biển trên biển cả thì cũng có quyền xét xử. Công ước năm 1958
về biển cả đã định nghĩa cướp biển là hành vi trái luật chiếm đoạt tàu thuyền, hoặc
hành vi cướp bóc bất kỳ được thực hiện nhằm mục đích tư lợi, do thủy thủ đoàn
hoặc hành khách của tàu thuyền hoặc phương tiện bay, thực hiện trên biển cả nhằm
chống lại tàu thuyền hoặc phương tiện bay khác, hoặc chống lại người và cướp tài
sản trên tàu thuyền hoặc phương tiện bay đó, kể cả các hành vi nhằm chống lại các
đối tượng nói trên ở vùng biển không thuộc quyền của bất kỳ quốc gia nào (điều 15).
Công ước đã quy định trách nhiệm hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, các quốc gia
đều có quyền bắt giữ tàu thuyền và phương tiện bay đang có hành vi cướp biển ở
hải phận quốc tế hoặc ở những nơi không thuộc quyền tài phán của bất kỳ một quốc
gia nào. Thẩm quyền phán xét do quốc gia bắt giữ được tàu thuyền và phương tiện
bay, việc phán quyết cần dựa trên nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Việc bắt giữ
tàu thuyền và phương tiện bay phải có cơ sở pháp lý rõ ràng, nếu quốc gia bắt giữ
không minh chứng được các hành vi cướp biển của người và các phương tiện đó thì
1

Theo Báo khoa học và giáo dục trật tự xã hội số 5 (17)/2010

12


quốc gia bắt giữ phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Công ước năm 1958 về biển
cả có tính chất như một Tuyên bố chung về các nguyên tắc của luật quốc tế, nội
dung của Công ước đã phản ánh được bản chất của luật tập quán như đã nói ở trên.
Công ước này đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong cái nhìn tổng thể của
cộng đồng quốc tế về hải phận quốc tế, cũng như làm tiền đề cho sự phát triển luật
quốc tế về biển.
Công ước UNCLOS đã kế thừa và phát huy các nội dung liên quan đến

nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia trong đấu tranh chống cướp biển trên biển cả của
Công ước Geneve 1958. Tại các điều từ 100-107 UNCLOS quy định rõ các quốc
gia có nghĩa vụ hợp tác trong việc trấn áp nạn cướp biển trên biển cả. Công ước đã
trao cho các quốc gia có quyền hạn trong việc bắt giữ tàu cướp biển và tội phạm
trên biển, thẩm quyền xét xử thuộc về quốc gia bắt giữ tàu thuyền và phương tiện
bay dùng để cướp biển. Các quốc gia thành viên đều có quyền bắt giữ tàu thuyền
phương tiện bay, người và tài sản trên tàu hoặc phương tiện bay của bọn cướp biển
trên biển cả hoặc ở địa điểm không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào và được
quyền quyết định về mức độ và hình thức trừng phạt.
Theo Điều 101 của UNCLOS quy định: Mọi hành động trái phép dùng bạo
lực hay bắt giữ hoặc bất kỳ sự cướp phá nào do thủy thủ hoặc hành khách trên một
chiếc tàu hay một phương tiện bay tư nhân gây nên, vì những mục đích riêng tư
nhằm chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay khác, hay chống lại những
người hay của cải ở trên con tàu hay phương tiện bay đỗ ở biển cả; Chống lại một
chiếc tàu hay một phương tiện bay, hay người hay của cải ở một nơi không thuộc
quyền tài phán của một quốc gia nào; Mọi hành động tham gia có tính chất tự
nguyện vào việc sử dụng một chiếc tàu hay một phương tiện bay, khi người tham
gia biết từ những sự việc rằng chiếc tàu hay phương tiện bay đó là một tàu hay
phương tiện bay cướp biển; Mọi hành động nhằm mục đích xúi giục người khác
phạm những hành động xác định ở các điểm nêu trên hay phạm phải với chủ định là
dễ dàng cho hành động đó sẽ bị coi là hành động cướp biển.
UNCLOS đã định nghĩa về một con tàu hay một phương tiện bay cướp biển
(Điều 103) là những tàu hay phương tiện bay mà kẻ kiểm soát nó thật sự, chủ
trương sử dụng để phạm một trong những hành động nêu ở điều 101, được coi là
những tàu bay hay phương tiện bay cướp biển. Những chiếc tàu hay phương tiện
bay đã được dùng để phạm những hành động nói trên cũng bị coi là tàu hay phương
tiện bay cướp biển chừng nào nó còn ở dưới quyền kiểm soát của những người gây
ra những hành động đó. Một con tàu hay phương tiện bay đã trở thành cướp biển có
13



thể giữ quốc tịch của mình. Việc giữ hay mất quốc tịch do luật trong nước của quốc
gia đã trao quốc tịch đó điều chỉnh (Điều 104). Bên cạnh đó, UNCLOS cũng quy
định về hành động cướp biển của một tàu chiến, một tàu của Nhà nước hay một
phương tiện bay Nhà nước mà đoàn thủy thủ hay đội bay đã nổi loạn gây ra tại Điều
102, theo đó, những hành động cướp biển như đã được xác định ở Điều 101, của
một tàu chiến hay một tàu Nhà nước hoặc một phương tiện bay của Nhà nước bị
đoàn thủy thủ hay đội bay nổi loạn làm chủ, được coi là những hành động của các
tàu hay phương tiện bay tư nhân.
Theo quy định của UNCLOS mọi quốc gia, ở biển cả hay ở bất cứ nơi nào
khác không thuộc quyền tài phán của một quốc gia nào đều có thể bắt giữ một chiếc
tàu hay một phương tiện bay cướp biển, hoặc một chiếc tàu hay một phương tiện
bay bị chiếm đoạt sau một hành động cướp biển và đang nằm trong tay bọn cướp
biển và đều có thể bắt người và giữ của cải ở trên con tàu hay phương tiện bay đó.
Các tòa án của quốc gia đã tiến hành việc bắt đó có thể công bố các hình phạt cũng
như các biện pháp áp dụng đối với chiếc tàu, phương tiện bay hay của cải trừ những
người lương thiện ngoài cuộc (Điều 105); Trừ những trường hợp mà việc can thiệp
là căn cứ vào những quyền do hiệp ước mang lại, một tàu chiến khi gặp một tàu
nước ngoài ở trên biển cả không phải là một tàu được hưởng quyền miễn trừ như đã
nêu ở các Điều 95,96 của Công ước chỉ có thể khám xét chiếc tàu đó nếu có những
lý do đúng đắn để nghi ngờ rằng chiếc tàu đó tiến hành cướp biển, chuyên chở nô lệ,
dùng vào các cuộc phát sóng không được phép quốc gia mà tàu chiến mang cờ có
quyền tài phán theo Điều 109, không có quốc tịch hay thật ra là cùng quốc tịch với
chiếc tàu chiến mặc dù chiếc tàu này treo cờ nước ngoài hay từ chối treo cờ của
mình. Trong những trường hợp trên, tàu chiến có thể tiến hành kiểm tra các giấy tờ
cho phép mang cờ. Vì mục đích này, tàu chiến có thể phái một chiếc xuồng dưới sự
chỉ huy của một sỹ quan đến gần chiếc tàu bị tình nghi. Sau khi kiểm tra các tài liệu
nếu vẫn còn nghi vấn thì có thể tiếp tục điều tra trên con tàu với một thái độ hết sức
đúng mực. Nếu việc nghi ngờ xét ra không có cơ sở thì chiếc tàu bị khám xét được
bồi thường về mọi tổn thất hay thiệt hại xảy ra, với điều kiện là chiếc tàu này không

phạm một hành động nào làm cho nó bị tình nghi. Các quyền này được áp dụng đối
với tất cả các tàu thuyền hay phương tiện bay khác đã được phép một cách hợp lệ và
mang những dấu hiệu bên ngoài chỉ rõ ràng rằng chúng được sử dụng cho một cơ
quan Nhà nước, đồng thời cũng được áp dụng với các phương tiện bay quân sự
(Điều 110) và có quyền truy đuổi (Điều 111).

14


Bên cạnh các quyền trên, tất cả các quốc gia hợp tác với nhau, bằng mọi
khả năng của mình để trấn áp cướp biển trển biển cả hay ở bất kỳ nơi nào khác
không thuộc quyền tài phán của một quốc gia nào (Điều 100). Trong trường hợp
quốc gia bắt giữ một cách độc đoán đối với tàu bay hoặc phương tiện bị tình nghi là
cướp biển khi không có lý do đầy đủ thì quốc gia đó phải chịu trách nhiệm về bất kỳ
tổn thất nào do hành động đó gây ra đối với quốc gia mà tàu hoặc phương tiện bay
đó mang quốc tịch (Điều 106). Chỉ có các tàu chiến hay phương tiện bay quân sự
hoặc các tàu thuyền hay phương tiện bay khác mang các dấu hiệu bên ngoài chứng
tỏ rõ ràng là của một cơ quan Nhà nước và được tiến hành nhiệm vụ này mới có thể
thực hiện việc bắt giữ vì lý do cướp biển (Điều 107).
Như vậy, UNCLOS đã dự kiến cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh chống nạn
cướp biển, nhưng cũng có thể thấy hai điểm hạn chế của UNCLOS về tội cướp biển:
một là, chỉ áp dụng đối với loại tội cướp biển ở những vùng biển quốc tế hay những
khu vực nằm ngoài thẩm quyền của bất cứ một quốc gia nào, điều này đã làm hạn
chế giới hạn áp dụng của Công ước đối với hành vi cướp biển trong các vùng biển
nằm dưới quyền tài phán của quốc gia ven biển vì trên thực tế có rất nhiều vụ cướp
biển xảy ra tại các vùng biển thuộc thẩm quyền quốc gia; hai là, chỉ giới hạn phạm
vi áp dụng đối với các hành vi cướp biển vì mục đích chiếm đoạt tài sản chứ không
áp dụng đối với hành vi cướp biển vì mục đích chính trị.
Năm 2004, do tính cấp thiết cần phải thiết lập cơ chế hợp tác chống cướp
biển phù hợp với tình hình của khu vực, các nước châu Á trong đó có các nước ven

biển Đông đã xây dựng Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có
vũ trang các tàu thuyền ở châu Á, Hiệp định gồm 16 nước tham gia ký kết, có hiệu
lực vào ngày 04/9/2006 sau khi được 10 quốc gia phê chuẩn theo quy định của Hiệp
định (gọi tắt là Hiệp định ReCAAP). ReCAAP đã mở rộng phạm vi áp dụng không
chỉ các khu vực biển nằm trong quyền tài phán quốc gia mà còn được áp dụng đối
với các vùng nằm ngoài quyền tài phán quốc gia bằng cách đưa định nghĩa cướp
biển của IMO và đã được Liên hợp quốc chấp nhận vào trong Hiệp định.
ReCAAP không hạn chế việc tham gia vào công ước, ngoài 16 quốc gia
châu Á đầu tiên gia nhập, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tham gia sau khi Hiệp
định có hiệu lực (theo điều 18.5). Đây là điều ước quốc tế đầu tiên quy định cụ thể
về việc ngăn chặn và trấn áp cướp biển, là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đạt
được những thỏa thuận pháp lý về chống cướp biển đối với các khu vực còn lại trên
thế giới.

15


Theo quy định của ReCAAP, các quốc gia thành viên cần tiến hành các biện
pháp cần thiết “trong mức độ cao nhất có thể” và “theo đúng luật pháp và quy định
của riêng từng nước, tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có” nhằm ngăn chặn và trấn áp
nạn cướp biển và cướp có vũ trang đối với tàu thuyền; Bắt giữ cướp biển và máy
bay được sử dụng cho mục đích cướp biển hoặc cướp có vũ trang đối với tàu thuyền;
Tịch thu tàu thuyền và máy bay được sử dụng cho mục đích cướp biển hoặc cướp
có vũ trang đối với tàu thuyền; Giải cứu tàu thuyền gặp nạn và các nạn nhân của
cướp biển có vũ trang đối với tàu thuyền. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ chia
sẻ thông tin thông qua Trung tâm chia sẻ thông tin ISC (chính thức thành lập tháng
11/2007, đặt tại Singapo bao gồm Hội đồng quản trị và Ban thư ký) nhằm đảm bảo
việc liên lạc được hiệu quả và thông suốt giữa các đầu mối đã được chỉ định và các
cơ quan có thẩm quyền ở các quốc gia thành viên khác, gồm cả các trung tâm phối
hợp giải cứu cũng như các tổ chức phi chính phủ có liên quan”. Các quốc gia thành

viên có quyền yêu cầu cung cấp các thông tin về cướp biển và cướp có vũ trang đối
với tàu thuyền, quốc gia được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng các yêu cầu cung cấp
thông tin một cách thiết thực và hiệu quả về những nguy cơ sắp xảy ra hoặc một vụ
đụng độ với cướp biển hay cướp có vũ trang tàu thuyền. Quốc gia thành viên phải
yêu cầu tàu thuyền, các chủ tàu những người điều khiển phương tiện tàu thuyền của
mình nhanh chóng báo cho các nhà chức trách của các quốc gia liên quan bao gồm
cả các đầu mối và Trung tâm khi cần thiết về những đụng độ với cướp biển hay
cướp có vũ trang đối với tàu thuyền. Một quốc gia thành viên nhận được báo động
từ ISC về một nguy cơ cướp biển và cướp có vũ trang đối với tàu thuyền sắp xảy ra,
quốc gia thành viên đó phải lập tức phát đi tín hiệu báo động tới mọi tàu thuyền bên
trong khu vực sắp xảy ra nguy cơ đó. Tại các điều 14 và 15 của Hiệp định quy định
rõ trách nhiệm hợp tác của các quốc gia thành viên trong lĩnh vực pháp lý và tư
pháp bao gồm cả việc cung cấp hỗ trợ pháp lý liên quan đến việc đệ trình chứng cứ
liên quan đến cướp biển và cướp có vũ trang đối với tàu thuyền, dẫn độ cướp biển
cho quốc gia thành viên khác có thẩm quyềm xét xử trên cơ sở luật pháp của quốc
gia thành viên Hiệp định; trách nhiệm hợp tác nhằm ngăn chặn và chống cướp biển
theo đó các quốc gia thành viên phải nỗ lực ở mức cao nhất có thể nhằm nâng cao
năng lực trấn áp cướp biển và cướp có vũ trang đối với tàu thuyền bao gồm cả việc
hỗ trợ về đào tạo, giáo dục các chương trình kỹ thuật.
Như vậy, mặc dù ReCAAP là một Hiệp định mang tính chất khu vực nhưng,
bên cạnh việc tiếp thu UNCLOS, đã bổ sung thêm “cướp có vũ trang đối với tàu
thuyền” khi định nghĩa về cướp biển, đồng thời mở rộng thêm phạm vi áp dụng đối
với tất cả các khu vực biển dù thuộc quốc gia hay quốc tế đã góp phần bổ sung thêm
16


cơ sở pháp lý quan trọng trong việc hợp tác đấu tranh tội phạm cướp biển-loại tội
phạm nguy hiểm nhất trên biển.
Bên cạnh hai định nghĩa thông dụng nêu trên về cướp biển. Cướp biển còn
được Cục Hàng hải quốc tế (IMB) định nghĩa là “hành động lên bất kỳ tàu nào với ý

định phạm tội trộm cắp hoặc bất kỳ hành động phạm tội nào khác và với ý định
hoặc khả năng sử dụng vũ lực để thực hiện hành động đó.
Nạn cướp biển là một vấn đề nghiêm trọng đe dọa tới an toàn hàng hải tại
các eo biển, có thể kể tới là eo biển Malacca. Các quốc gia nằm gần eo biển
Malacca đã thiết lập một cơ chế chặt chẽ trong việc đấu tranh chống nạn cướp biển.
Hợp tác an ninh giữa Indonesia, Singapo, Malaisia trong việc tuần tra phối hợp
chống cướp biển khu vực Malacca (MSSP) từ tháng 7/2005 và trên không (EIS) từ
tháng 9/2005, ba bên cũng thành lập nhóm chuyên gia kỹ thuật về an ninh hàng hải,
trao đổi thông tin (ISG). Đặc biệt trong đó có Xingapo đã phê chuẩn Công ước năm
1988 về trấn áp những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải (SUA) và
ReCAAP. Năm 2007, Singapore cùng với IMO đã triệu tập Hội nghị về eo biển
Malacca và đã thành lập ra cơ chế hợp tác về eo biển này gồm có diễn đàn hợp tác,
ủy ban dự án hợp tác, quỹ hỗ trợ hàng hải. Hội nghị đã được sự ủng hộ của các quốc
gia sử dụng eo biển như Autralia, Trung Quốc, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Hoa kỳ.
Nhờ những nỗ lực nêu trên đã góp phần giảm đáng kể số lượng các vụ cướp biển
trong khu vực.
Bên cạnh đó, khu vực biển ở Tây Ấn Độ Dương nói chung và khu vực gần
Somalia cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của nạn cướp biển. Tháng 6/2008 HĐBA
LHQ đã thông qua Nghị quyết số 1816 chống cướp biển và cướp có vũ trang ngoài
bờ biển của Somalia trên cơ sở nhận định rằng những vụ tai nạn do hải tặc gây ra đã
làm trầm trọng hơn tình hình ở Somalia và tiếp tục là mối đe dọa đối với an ninh và
hòa bình quốc tế trong khu vực. HĐBA quyết định hành động theo Chương VII của
Hiến chương LHQvà đã khuyến cáo “các quốc gia có tàu thuyền hải quân và máy
bay quân sự hoạt động ở vùng biển quốc tế và không phận ngoài khơi bờ biển
Somalia cần cảnh giác trước các hành vi cướp biển và cướp có vũ trang” và “hợp
tác với nhau, với IMO, với các tổ chức khu vực có liên quan khi cần thiết đồng thời
chia sẻ thông tin về các hành động cướp biển và cướp có vũ trang trong các vùng
lãnh hải và vùng biển quốc tế ngoài khơi Somalia , có sự trợ giúp đối với những tàu
thuyền bị đe dọa hoặc tấn công bởi hải tặc và những tên cướp có vũ trang theo đúng
pháp luật quốc tế liên quan”. Bên cạnh đó, trong vòng sáu tháng kể từ ngày Nghị

quyết có hiệu lực, các quốc gia có quyền đi vào lãnh hải Somalia vì mục đích ngăn
17


chặn các hành vi cướp biển và cướp có vũ trang trên biển; sử dụng tất cả các biện
pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi cướp biển và cướp có vũ trang phù hợp với
hành động khác được pháp luật quốc tế có liên quan cho phép.
Trong Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam năm 1999 có Điều 221 quy định
về “tội chiếm đoạt tàu bay, tàu biển” theo đó người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy thì bị phạt tù
từ bảy năm đến mười lăm năm. Nếu phạm tội có tổ chức; sử dụng vũ khí hoặc
phương tiện nguy hiểm; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác; tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ hai năm đến hai mươi năm. Phạm tội làm
chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù hai mươi năm,
tù chung thân hoặc tử hình. Người phạm tội còn bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ
một năm đến năm năm.
Về các tội buôn bán trái phép các chất ma túy, chất kích thích và các chất
hướng thần. Trong UNCLOS chỉ có Điều 108 quy định về tội buôn bán trái phép
chất ma túy và các chất kích thích, theo đó tất cả các quốc gia thành viên UNCLOS
có nghĩa vụ hợp tác với nhau để trấn áp việc buôn bán trái phép các chất ma túy và
các chất kích thích do các tàu đi lại trên biển cả tiến hành, vi phạm các công ước
quốc tế. Mọi quốc gia khi đã có lý do chính đáng để cho rằng một con tàu mang cờ
của nước mình đang buôn bán trái phép chất ma túy hay các chất kích thích đều có
thể yêu cầu các quốc gia hợp tác để chấm dứt việc buôn bán đó.
Bên cạnh Điều 108 của UNCLOS, hiện nay loại tội phạm này cũng được
quy định tương đối cụ thể trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo quy
định tại Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (được sửa đổi bổ sung
năm 1972); Công ước của LHQ về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và
các chất hướng thần năm 1988 thì có thể định nghĩa khái niệm về các chất ma túy,
chất kích thích gồm có: ma tuý (có nghĩa là bất kỳ các chất tự nhiên hay tổng hợp

quy định trong các phụ lục I và II của Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm
1961 và trong Công ước 1961 đã sửa đổi theo Nghị định thư 1972); các chất hướng
thần (có nghĩa là bất kỳ chất tự nhiên hay tổng hợp nào hoặc bất kỳ nguyên liệu tự
nhiên nào trong các Bảng I, II, III và IV của Công ước về các chất hướng thần năm
1971); cây cần sa (có nghĩa là các loại cây nào thuộc chi Cannabis); cây coca (có
nghĩa là cây thuộc bất kỳ loại nào thuộc chi Erythroxylon); cây thuốc phiện (có
nghĩa là cây thuộc loại papaver somniferum); cần sa (là phần ngọn mang hoa hay
quả của cây cần sa, trừ hạt và lá khi không kèm với phần ngọn, mà nhựa chưa được
chiết xuất ra, với bất kì tên gọi nào mà nó được gọi; nhựa cần sa (là nhựa được tách
18


ra ở dạng thô hoặc đã tinh chế từ cây cần sa); thuốc phiện dược dụng (là loại thuốc
phiện đã qua các quy trình điều chế cần thiết để phù hợp với việc sử dụng trong y
tế); thuốc phiện (là nhựa cô đặc của cây anh túc).
Theo Công ước về các chất hướng thần năm 1971 các chất hướng thần là
chất có khả năng gây ra một trạng thái lệ thuộc; kích thích hoặc làm ức chế hệ thống
thần kinh trung ương, dẫn tới các ảo giác hoặc rối loạn các chức năng vận động
hoặc tư duy hành vi, hoặc nhận thức hoặc cảm xúc.
Các quốc gia thành viên của Công ước thừa nhận rằng hoạt động buôn bán
bất hợp pháp các chất ma tuý và chất hướng thần đang ngày càng thâm nhập sâu hơn
vào các tầng lớp xã hội khác nhau, đặc biệt khi mà ở nhiều nơi trên thế giới, trẻ em
đang là một thị trường tiêu thụ ma tuý bất hợp pháp được sử dụng vào mục đích sản
xuất, cung cấp và buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và chất hướng thần kéo
theo mối nguy hiểm nghiêm trọng không thể lường hết dược. Việc liên kết giữa buôn
bán bất hợp pháp ma tuý và những hoạt động phạm tội có tổ chức liên quan khác là
hoạt động phạm tội có tính chất quốc tế đang phá hoại nền kinh tế hợp pháp và đe doạ
sự ổn định, an ninh và chủ quyền của các quốc gia. Tuy nhiên các quốc gia cũng thừa
nhận rằng việc dùng các chất ma túy trong y học để giảm đau là điều không thể thiếu
được và cần có những điều khoản thích hợp để bảo đảm về việc sử dụng các chất ma

túy cho mục đích trên. Đồng thời quyết tâm tăng cường sự hợp tác quốc tế trong việc
trấn áp hoạt động buôn bán bất hợp pháp qua đường biển.
Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (được sửa đổi bổ sung
năm 1972) cũng đưa ra các quy định đặc biệt liên quan đến việc chuyên chở các
chất hướng thần trong khoang cấp cứu của tàu thuyền, máy bay hoặc các phương
tiện vận tải công cộng khác trong giao thông quốc tế: Việc chuyên chở quốc tế bằng
tàu thuyền một số lượng hạn chế các chất ma túy (trong Bảng II, III hay IV) có thể
cần cho việc sơ cứu hay các ca cấp cứu trong cuộc hành trình hoặc du lịch không bị
coi là hàng xuất khẩu, nhập khẩu hay quá cảnh một nước trong phạm vi Công ước
này. Những biện pháp an toàn thích hợp sẽ được các nước cho đăng ký phương tiện
áp dụng để ngăn chặn việc sử dụng không đúng các chất đã nêu tại Khoản 1 hoặc
chuyển các chất đó cho mục đích bất hợp pháp, Uỷ ban sau khi tham khảo ý kiến
các tổ chức quốc tế hữu quan, khuyến nghị về những biện pháp an toàn đó. Việc
chuyên chở bằng tàu thuyền liên quốc gia các chất theo Khoản 1 phải tuân theo
những quy định của luật, những quy định về cấp phép và giấy phép của nước đăng
ký mà không gây phương hại đến bất kỳ quyền nào của cơ quan có thẩm quyền ở
địa phương trong việc tiến hành khám xét, thanh tra hoặc những biện pháp kiểm
19


soát khác trên khoang những phương tiện vận chuyển hàng đó. Việc dùng các chất
này trong trường hợp cấp cứu không bị coi là vi phạm quy định của Khoản 1 Điều 9.
Công ước của LHQ về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các
chất hướng thần năm 1988 quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong
hoạt động chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy: các quốc gia thành viên,
căn cứ vào các quy định của Hiến pháp, pháp luật và hệ thống hành chính của mình
có những biện pháp ở cấp quốc gia để phối hợp hoạt động phòng ngừa và trấn áp
việc buôn bán bất hợp pháp ma túy trong đó có hình thức buôn bán, vận chuyển ma
túy và các chất hướng thần bằng đường biển. Với mục tiêu này, các bên có thể chỉ
định một cơ quan thích hợp chịu trách nhiệm về việc phối hợp này; giúp đỡ lẫn

nhau trong chiến dịch chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý; hợp tác chặt
chẽ với nhau và với các tổ chức quốc tế có thẩm quyền mà họ là thành viên để duy
trì chiến dịch phối hợp chống buôn bán bất hợp pháp; bảo đảm sự hợp tác quốc tế
giữa các cơ quan thích hợp được thực hiện một cách khẩn trương. Đồng thời cũng
quy định về việc mang theo trên tàu thủy một số lượng hạn chế các chất ma túy
trong các túi cấp cứu có thể cần cho công tác sơ cứu hoặc cấp cứu trong các chuyến
đi hoặc hành trình không được coi là nhập khẩu, xuất khẩu hay quá cảnh theo ý
nghĩa của Công ước này. Các chất ma tuý được mang trên tàu thuỷ phải tuân theo
các luật, các quy định về cho phép và giấy phép của nước đăng ký, không phương
hại đến bất kỳ quyền hạn nào của cơ quan địa phương có thẩm quyền khi tiến hành
kiểm tra, thanh tra và những biện pháp kiểm soát khác trên tàu hay máy bay. Việc
sử dụng các chất ma tuý trong trường hợp cấp cứu không bị coi là vi phạm các yêu
cầu của Khoản 2 (b) Điều 30.
Mặt khác trong Công ước của LHQ về chống buôn bán bất hợp pháp các
chất ma túy và các chất hướng thần năm 1988 cũng quy định rõ các quốc gia thành
viên Công ước phải có biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán đối với các tội
phạm được quy định tại khoản 1 Điều 3, khi tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ
của nước mình hoặc tội phạm được thực hiện trên tàu có treo cờ của nước mình
hoặc trên máy bay được đăng ký theo luật của nước mình vào thời điểm phạm tội;
nếu tội phạm được thực hiện trên tàu mà nước mình được phép có những hành động
thích hợp theo Điều 17 với điều kiện là quyền tài phán này chỉ được thực hiện trên
cơ sở những hiệp định hoặc những thoả thuận quy định tại các khoản 4 và 9 Điều
này (quy định tại điều 4). Công ước cũng quy định về sự hợp tác trong quá trình dẫn
độ tội phạm, cung cấp chứng cứ, vật chứng…liên quan đến tội phạm buôn bán các
chất ma túy, chất kích thích và chất hướng thần.
20


Đặc biệt Công ước của LHQ về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma
túy và các chất hướng thần năm 1988 dành điều 17 quy định về việc “buôn bán bất

hợp pháp trên biển”. Theo đó, các bên hợp tác với nhau ở mức độ cao nhất để ngăn
chặn việc buôn bán bất hợp pháp trên biển theo đúng luật biển quốc tế. Khi một
bên có căn cứ xác đáng để nghi ngờ một con tàu có treo cờ nước mình hoặc không
treo cờ hay đăng ký tham gia vào việc buôn bán bất hợp pháp thì có thể yêu cầu sự
giúp đỡ của các bên khác trong việc ngăn chặn hoạt động này. Các bên được yêu
cầu sẽ giúp đỡ trong phạm vi phương tiện có thể. Khi một bên có căn cứ xác đáng
để nghi ngờ một con tàu tự do đi lại theo luật hàng hải quốc tế đang treo cờ hoặc có
ký hiệu đăng ký của một bên khác đang tham gia vào việc buôn bán bất hợp pháp,
thì có thể thông báo cho nước quản lý con tàu đó khẳng định lại việc đăng ký của
con tàu và nếu đúng thì yêu cầu nước đó áp dụng những biện pháp thích đáng đối
với con tàu. Theo các điều ước hiện hành giữa các bên hoặc theo bất kỳ hiệp định
hoặc thoả thuận nào giữa các bên đó, thì nước có cờ treo có thể cho phép nước yêu
cầu được lên tàu đó, khám xét tàu đó hoặc áp dụng những biện pháp thích đáng đối
với tàu, người và hàng hoá trên tàu nếu phát hiện thấy các chứng cứ tham gia vào
việc buôn bán bất hợp pháp. Khi tiến hành các biện pháp theo Điều này, các bên cần
quan tâm đến vấn đề an toàn đối với người, tàu và hàng hoá trên biển, cũng như
không gây thiệt hại cho quyền lợi buôn bán bất hợp pháp của nước có cờ treo hoặc
của bất kỳ nước liên quan nào khác. Nước có cờ treo có thể cho phép với các điều
kiện đã được thoả thuận giữa các bên kể cả những điều kiện liên quan đến trách
nhiệm, nghĩa vụ. Mỗi bên phải kịp thời trả lời đối với yêu cầu của bên kia nhằm xác
định xem chiếc tàu đang treo cờ của nước đó có được phép làm như vậy không,
cũng như trả lời yêu cầu về việc cho phép theo quy định tại khoản 3. Khi trở thành
một bên tham gia Công ước này, mỗi bên chỉ định một cơ quan hoặc khi cần thiết
thì nhiều cơ quan chịu trách nhiệm nhận và trả lời những yêu cầu này. Việc chỉ định
các cơ quan đó được thông báo cho tất cả các bên thông qua Tổng thư ký trong
vòng một tháng sau khi chỉ định. Mỗi bên khi có bất kỳ hành động nào phải thông
báo ngay cho nước có đăng ký treo cờ về kết quả hành động đó, bất kỳ hoạt động
nào tiến hành theo quy định của Điều này cũng phải được cân nhắc để không can
thiệp hoặc gây ảnh hưởng xấu tới quyền và nghĩa vụ, cũng như quyền tài phán của
những nước ven biển theo đúng luật biển quốc tế.

Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma
tuý, bằng việc tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác song phương, đa phương trong
lĩnh vực phòng, chống ma tuý với các nước, các tổ chức phi Chính phủ, đặc biệt với
sự hỗ trợ của Tổ chức phòng, chống tội phạm và ma tuý của LHQ (UNODC), với
21


×