Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả hỗn hợp chế phẩm syringomycin E(SRE) và rhamnolipid (RL) cho bảo quản nho sau thu hoạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 65 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
-----

-----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
“NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỖN HỢP CHẾ PHẨM
SYRINGOMYCIN E (SRE) VÀ RHAMNOLIPID (RL) CHO BẢO
QUẢN NHO SAU THU HOẠCH”.

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Ngọc Huyền
Sinh viên thực hiện

: Đỗ Thị Nga

Lớp

: CNSH 12-01

HÀ NỘI – 2016


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
-----

-----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:
“NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỖN HỢP CHẾ PHẨM
SYRINGOMYCIN E (SRE) VÀ RHAMNOLIPID (RL) CHO BẢO
QUẢN NHO SAU THU HOẠCH”.

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Ngọc Huyền
Sinh viên thực hiện

: Đỗ Thị Nga

Lớp

: CNSH 12-01

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nhiệp này thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS.Nguyễn
Ngọc Huyền - Bộ môn Nghiên cứu công nghệ sinh học sau thu hoạch - Viện
Cơ điện Nông Nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch.
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến ThS.Nguyễn Ngọc Huyền, người đã định hướng nghiên cứu, tận
tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Tôi
cũng xin gửi lời đồng cảm ơn đến các anh, các chị trong bộ môn Nghiên cứu
công nghệ sinh học sau thu hoạch đã giúp đỡ tôi nhiều trong quá trình học
tập và làm việc.
Sau đó tôi xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Đào Thị
Hồng Vân cùng các thầy giáo, cô giáo khoa Công Nghệ Sinh Học -–Viện Đại
học Mở Hà Nội đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi được thực tập và

bảo vệ tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người
đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập để tôi có được kết quả
như ngày hôm nay.

Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Đỗ Thị Nga


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội
MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU

1

I.

TỔNG QUAN

3

1.1.

TỔNG QUAN VỀ NHO


3

1.1.1.

Tình hình nghiên cứu về cây nho trên thế giới

3

1.1.2.

Tình hình nghiên cứu về cây nho trong nước

3

1.1.3.

Các giai đoạn phát triển của cây nho

5

1.1.4.

Một số bệnh thường gặp trên cây nho

5

1.1.5.

Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây nho


8

1.1.6.

Một số phương pháp bảo quản nho

9

1.2.

TỔNG QUAN VỀ SRE VÀ RL

13

1.2.1.

Tổng quan về SRE

13

1.2.2.

Tồng quan về RL

15

1.2.3.

Hỗn hợp SRE và RL


18

II

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

23

2.1.

VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

23

2.1.1.

Đối tượng

23

2.1.2.

Hóa chất

23

2.1.3.

Môi trường


23

2.1.4.

Thiết bị và dụng cụ

24

2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

2.2.1.

Phương pháp thu bào tử của các nấm gây bệnh chính trên

24

nho
2.2.2.

Phương pháp pha loãng hoàng loạt xác định mật độ nấm

25

mốc
2.2.3.


Phương pháp xác định cường độ hô hấp trong quả nho

25

2.2.4.

Lựa chọn màng MAP thích hợp cho bảo quản nho

26

Đỗ Thị Nga

-i-

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

2.2.6.

Bảo quản nho bằng chế phẩm SRE và RL kết hợp với
bao bì MAP quy mô phòng thí nghiệm ở nhiệt độ thường
và nhiệt độ 100C
Đánh giá chất lượng của nho sau bảo quản

27


2.2.6.1.

Tỷ lệ thối hỏng

27

2.2.6.2.

Tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên

28

2.2.6.3.

Tổng số nấm mốc nấm men (cfu/g)

28

2.2.6.4.

Đánh giá sự biến đổi màu sắc vỏ quả nho

28

2.2.6.5.

Xác định hàm lượng đường tổng số

29


2.2.6.6.

Xác định hàm lượng axit tổng số

30

2.2.6.7.

Xác định độ ẩm

30

2.2.6.8.

Xác định hàm lượng vitamin C

30

2.2.6.9.

Đánh giá chất lượng cảm quan

30

2.2.7.

Phương pháp xử lý số liệu

30


III

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

31

3.1.

Xác định cường độ hấp của nho

31

3.2.

Lựa chọn bao bì thích hợp cho bảo quản nho

33

3.2.1.

Ảnh hưởng của các loại bao bì đến hao hụt khối lượng tự
nhiên của nho trong bảo quản ở nhiệt độ thường (300C320C)
Ảnh hưởng của các loại bao bì đến tỷ lệ thối hỏng của

35

2.2.5.

3.2.2.


27

36

nho trong bảo quản ở nhiệt độ thường
3.3.

Thử nghiệm bảo quản nho bằng chế phẩm SYRA8 kết

38

hợp với bao PE-2 ở điều kiện thường
3.4.

Kết quả phân tích mức nhiễm nấm bệnh trên nho bảo

39

quản ở nhiệt độ thường
3.5.

3.6.

Ảnh hưởng của chế phẩm SYRA8 kết hợp với bao PE-2
đến sự biến đổi màu sắc của vỏ quả nho trong bảo quản ở
nhiệt độ thường
Chất lượng của nho sau bảo quản bằng chế phẩm

41


43

SYRA8 kết hợp với bao PE-2 ở nhiệt độ thường
Đỗ Thị Nga

- ii -

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp
3.7.

Viện Đại học Mở Hà Nội

Thử nghiệm bảo quản nho bằng chế phẩm SYRA8 kết

44

hợp với bao PE-1 ở nhiệt độ 100C
3.8.

Ảnh hưởng của chế phẩm SYRA8 kết hợp với bao PE-1

46

đến sự biến đổi thành phần khí trong nho ở nhiệt độ mát
(100C)
3.9.


Kết quả phân tích mức nhiễm nấm bệnh trên nho bảo

48

quản ở nhiệt độ 100C
3.10.

Ảnh hưởng của chế phẩm SYRA8 kết hợp với bao PE-1

50

đến sự biến đổi màu sắc của vỏ quả nho ở nhiệt độ 100C
3.11.

Chất lượng của nho sau bảo quản bằng chế phẩm

51

SYRA8 kết hợp với bao PE-1 ở nhiệt độ 100C
IV

KẾT LUẬN

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

54

Đỗ Thị Nga


- iii -

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội
DANH MỤC HÌNH
Trang
4

Hình 1.1.

Giống nho đỏ (Red Cardinal)

Hình 1.2.

Giống nho xanh NH01-48

Hình 1.3.
Hình 1.4.

Cấu trúc của SRE
Ảnh hưởng của SRE ở liều gần mức gây chết (75 đơn

4
14
15


vị/ml trong 20 phút) lên tế bào G. candidum với độ
phóng đại 11.000 lần
Hình 1.5. Cấu trúc hóa học của RL (Michael et al., 1997)
Hình 1.6a. Biểu đồ ly giải bào tử động

17
18

Hình 1.6b. Màng tế bào của bào tử động và sự giống nhau của các

18

thành phần phân tử màng tế bào với một phân tử RL
Hình 1.6c. Cơ chế phân giải bào tử động của RL (RL xen vào

18

giữa màng tế bào của bào tử động
Sơ đồ 2.1.
Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.

Hình 3.4.

Hình 3.5.

Hình 3.6.


Đỗ Thị Nga

Lựa chọn màng MAP thích hợp cho bảo quản nho
Cường độ hô hấp của nho ở nhiệt độ thường
Cường độ hô hấp của nho ở nhiệt độ 100C
Nho đối chứng (PE-2) và nho xử lý bằng chế phầm
SYRA8 kết hớp với bao PE-2 sau 6 ngày bảo quản ở
nhiệt độ thường
Ảnh hưởng của chế phẩm SYRA8 kết hợp với bao bì
PE-1 đến sự biến đổi thành phần khí CO2 trong nho ở
nhiệt độ 100C
Ảnh hưởng của chế phẩm SYRA8 kết hợp với bao bì
PE-1 đến sự biến đổi thành phần khí O2 trong nho ở
nhiệt độ 100C
Nho đối chứng (PE-1) và nho xử lý chế phẩm SYRA8
kết hợp với bao PE-1 sau 30 ngày bảo quản ở nhiệt độ
100C

- iv -

26
32
33
44
47

48

52


Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.

Trang
Phân loại nhóm các loại thuốc BVTV các nông hộ sử
9
dụng
Hoạt tính kháng vi sinh vật của SRE, RL và SYRA
20
Cường độ hô hấp của nho ở nhiệt độ thường
32
Cường độ hô hấp của nho ở nhiệt độ mát 100C
Ảnh hưởng của các loại bao bì đến hao hụt khối lượng
tự nhiên của nho trong bảo quản ở nhiệt độ thường
Ảnh hưởng của các loại bao bì đến tỷ lệ thối hỏng của

33
36

37

nho trong bảo quản ở nhiệt độ thường
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.

Hiệu quả bảo quản nho của chế phẩm SYRA8 kết hợp
với bao PE-2 ở nhiệt độ thường
Kết quả phân tích mức nhiễm nấm bệnh trên nho sau 6

39
40

ngày bảo quản ở nhiệt độ thường
Bảng 3.7.

Bảng 3.8.

Sự biến đổi màu sắc của vỏ quả nho được bảo quản
bằng chế phẩm SYRA8 kết hợp với bao PE-2 ở nhiệt
độ thường
Chất lượng của nho sau bảo quản bằng chế phẩm

42

43

SYRA8 kết hợp với bao PE-2 ở nhiệt độ thường
Bảng 3.9.


Hiệu quả bảo quản nho của chế phẩm SYRA8 kết hợp

45

với bao PE-1 ở nhiệt độ 100C
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của chế phẩm SYRA8 kết hợp với bao bì
PE-1 đến sự biến đổi thành phần khí trong nho ở nhiệt
độ 100C
Bảng 3.11 Kết quả phân tích mức nhiễm nấm bệnh trên nho sau

47

49

30 ngày bảo quản ở nhiệt độ 100C
Bảng 3.12 Sự biến đổi màu sắc của vỏ quả nho được bảo quản
bằng chế phẩm SYRA8 kết hợp với bao PE-1 ở nhiệt
độ 100C
Bàng 3.13 Chất lượng của nho sau bảo quản bằng chế phẩm
SYRA8 kết hợp với bao PE-1 ở nhiệt độ 100C sau 30
ngày bảo quản
Đỗ Thị Nga

-v-

50

51

Lớp: CNSH- 1201



Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
SRE

Syringomycin E

RL

Rhamnolipid

SYRA

Hỗn hợp SRE và RL

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

PE

Polyethylene

PVC

Polyvinylclorua


PP

Polypropylene

OPP

Oriented Poly Propylene

MAP

Modifed Atmostphere Packaging (Bao gói khí điều biến)

PDA

Potato Dextrose Agar

TSS

Chất rắn hòa tan tổng số

MIC

Minimal inhibition concentration (Nồng độ ức chế tối
thiểu)

Đỗ Thị Nga

- vi -


Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội
MỞ ĐẦU

Nho là một trong những sản phẩm đặc sản trái cây của Việt Nam. Nho
được trồng chủ yếu ở Ninh Thuận. Diện tích trồng nho của tỉnh khoảng 2500
ha, tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Phước, Ninh Hải, thành phố Phan RangTháp Chàm. Từ năm 2002, Ninh Thuận đã mở rộng diện tích trồng nho từ 2530 ha và đến năm 1995 là 2000 ha. Tuy vậy, do sâu bệnh, nấm bệnh và côn
trùng gây hại nên diện tích trồng nho mỗi năm của tỉnh giảm dần. Đến năm
2011 diện tích trồng nho của tỉnh chỉ còn 700 ha, giảm gần 60% diện tích
trồng nho so với năm 2010 (Nguồn: ).
Biện pháp phòng trừ các bệnh hại cây trồng phổ biến cho đến nay vẫn
là sử dụng các loại thuốc hóa học. Mặc dù có ưu điểm là phổ tác dụng rộng,
hiệu quả và tác dụng nhanh, nhưng thuốc hóa học ngày càng bộc lộ rõ những
nhược điểm như tính đặc hiệu với các loại nấm bệnh không cao, gây ô nhiễm
môi trường, dư lượng thuốc hóa học đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người. Bởi vậy, hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc sử dụng các
chế phẩm sinh học thay thế một phần thuốc hóa học để phòng trừ một số bệnh
cây trồng do vi sinh vật gây ra đang là xu hướng chủ yếu. Tuy nhiên một số
các chế phẩm sinh học cũng bộc lộ mặt hạn chế như chế phẩm như Iturin A
dùng cho bảo quản ngô, lạc có phổ hấp thụ hẹp với các nấm Aspergillus
flavus, Penicillium sp. và hiệu quả diệt là chưa cao. Chế phẩm vi sinh vật đối
kháng có khả năng sinh trưởng nhanh với số lượng lớn do đó sẽ cạnh tranh
nguồn cơ chất để phát triển và làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Trên
thế giới việc sử dụng chế phẩm đối kháng vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Hiện
nay chế phẩm Syringomycin E (SRE) và Rhamnolipid (RL) là một chế phẩm
sinh học mới đang được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm.

SRE là một lipodepsipeptide có khả năng ức chế một số loài nấm mốc,
nấm men gây bệnh nông sản. RL là chất hoạt động bề mặt sinh học có khả
năng diệt nấm và vi khuẩn gây bệnh. Sự phối hợp giữa SRE và RL đã tạo
được chế phẩm có phổ diệt rộng diệt các vi sinh vật gây bệnh và sinh độc tố.
Đỗ Thị Nga

-1-

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

Hỗn hợp chế phẩm SRE và RL có hiệu quả diệt cao đến 95% trong việc
phòng chống một số loài nấm gây bệnh và nấm sinh độc tố trên loại hạt lương
thực (ngô, lạc, đậu, đỗ...) và trái cây (nho, táo, đào,...). Ở Việt Nam, Viện Cơ
điện Nông Nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch là cơ quan đầu tiên nghiên
cứu sản xuất hỗn hợp chế phẩm SRE và RL. Đây là sản phẩm sinh học hứa
hẹn mang lại nhiều tiềm năng ứng dụng trong ngành nông nghiệp Việt Nam.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thử nghiệm và đánh
giá hiệu quả hỗn hợp chế phẩm Syringomycin E (SRE) và Rhamnolipid
(RL) cho phòng chống nấm gây bệnh và nấm sinh độc tố chính trên nho
giai đoạn sau thu hoạch”.
MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được hiệu quả của chế phẩm SRE và RL diệt một số nấm bệnh,
nấm sinh độc tố chính trên nho giai đoạn sau thu hoạch.
Nội dung nghiên cứu

Xác định cường độ hô hấp của nho.
Lựa chọn bao bì thích hợp cho bảo quản nho.
Thử nghiệm bảo quản nho bằng chế phẩm SRE và RL kết hợp với bao
bì lựa chọn quy mô phòng thí nghiệm ở nhiệt độ thường.
Thử nghiệm bảo quản nho bằng chế phẩm SRE và RL kết hợp với bao
bì lựa chọn quy mô phòng thí nghiệm ở nhiệt độ mát.

Đỗ Thị Nga

-2-

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội
PHẦN I. TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ NHO

Cây nho (Vitis vinifera L,) là một trong những loại cây ăn quả có giá trị
dinh dưỡng cao. Trong quả nho hàm lượng đường tổng số chiếm 15-25%,
protein 0,03 - 0,17%, các chất khoáng hoà tan 0,03 - 0,6%, tanin 0,010,1%… và còn chứa nhiều axid amin, axid tartaric, axid malic, axid xitric
và các vitamin (K. G. Shanmugavelu, 2003). Sản phẩm nho được sử dụng ở
nhiều dạng như: ăn tươi, sấy khô, sản xuất rượu, bánh kẹo và nhiều sản
phẩm khác.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về cây nho trên thế giới
Cây nho là một trong những loại cây ăn quả quan trọng và có giá trị
dinh dưỡng cao của nhiều nước. Theo số liệu của FAO, diện tích trồng nho

của toàn thế giới là 8,4 triệu ha và có xu hướng gia tăng 2% mỗi năm, sản
lượng hàng năm đạt 60,4 triệu tấn, chiếm 17,5% tổng sản lượng trái cây trên
toàn thế giới. Cùng với đó, theo tài liệu của FAO (1989) trung bình các năm
86 – 88, sản xuất nho trên thế giới đạt 65 triệu tấn/năm trong đó 2/3 là nho
dùng để chế biến rượu vang; nho ăn tươi chỉ còn khoảng 20 triệu tấn, chiếm
vị trí thứ ba sau cam và chuối (Vũ Công Hậu, 2001).
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về cây nho trong nước
Cây nho có đặc điểm phát triển tốt ở những khu vực không bị ngập
úng, ít mưa. Do vậy, ở nước ta Ninh Thuận là nơi có điều kiện khí hậu và thời
tiết đất đai khá phù hợp cho cây nho phát triển. Tính đến thời điểm đầu năm
2014, tổng diện tích trồng nho của tỉnh Ninh Thuận khoảng 788 ha. Trong
những năm gần đây, cây nho được phát triển ra các tỉnh phía Bắc, vùng có khí
hậu nhiệt đới ẩm. Các vùng này cây có thể sống được nhưng sản lượng không
đạt mong muốn do bệnh hại và thời gian cây ngủ đông làm giảm mùa vụ khai
thác trong năm.
Tại vùng Ninh Thuận, cây nho có tiềm năng năng suất cao, trên một ha
có thể thu được 30-40 tấn mỗi năm một cách ổn định nếu có kỹ thuật phù hợp.
Đỗ Thị Nga

-3-

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

Còn về cơ cấu giống hiện nay tại Ninh Thuận chỉ trồng phổ biến 2 giống nho
đỏ Red Cardinal và nho xanh NH01-48.

Giống nho đỏ (Red Cardinal): Giống nho này có lợi thế là sinh trưởng
ngắn ngày, tính từ khi cắt cành tới chín khoảng 87 - 95 ngày, thu hoạch 3
vụ/năm, năng suất ổn định, chất lượng tốt, màu sắc trái đỏ tươi, ngọt, hương
vị đặc trưng, năng suất khoảng 15 - 20 tấn/ha/vụ, độ Brix trung bình (14 15%), sản phẩm có tính cạnh tranh cao, rất được ưa chuộng trên thị trường.
Do đó, giống nho này được trồng với diện tích lớn nhất trong tỉnh (chiếm trên
92% diện tích trong toàn tỉnh) (Nguồn: Sở NN và PTNT Ninh Thuận).
Giống nho xanh NH01-48: Giống nho này có thời gian sinh trưởng dài
ngày hơn giống Red Cardinal, nên chỉ thu hoạch 2 vụ/năm, thời gian từ khi
cắt cành đến chín trung bình là 100 - 115 ngày. Thích hợp với điều kiện thâm
canh nên diện tích trồng ít hơn giống Red Cardinal (chiếm diện tích 6,7%
trong toàn tỉnh). Tuy nhiên, giống NH01-48 có nhiều ưu điểm rất tốt như:
chùm to, trái lớn, hình thon dài, thịt chắc, rất ngọt, đặc biệt hấp dẫn người tiêu
dùng, sinh trưởng và phát triển mạnh, kháng sâu bệnh khá, chịu hạn tốt, năng
suất ổn định (15 - 25 tạ/ha/vụ), chất lượng rất tốt; khi chín quả có màu xanh
vàng, độ đường cao (độ Brix 17 - 19%), sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đặc
biệt được ưa chuộng trên thị trường (Nguồn: khoa học cho nhà nông 2013,
2014).

Hình 1.1. Giống nho đỏ (Red Cardinal)

Đỗ Thị Nga

Hình 1.2. Giống nho xanh NH01-48

-4-

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp


Viện Đại học Mở Hà Nội

1.1.3. Các giai đoạn phát triển của cây nho
Nho là cây lâu năm, mùa vụ phụ thuộc vào thời gian cắt cành (đối với
vùng khí hậu nhiệt đới) và điều kiện thời tiết (đối với vùng ôn đới). Ở phía
Nam nước ta, cây nho có thể sinh trưởng và phát triển quanh năm và có nhiều
vụ trong năm. Từ khi cắt cành đến khi chín được chia ra làm ba giai đoạn như
sau:
a/ Cắt cành đến nở hoa: Tùy điều kiện thời tiết cũng như vị trí cắt mà cây
nho có thể nảy chồi sau 12-18 ngày kể từ khi cắt cành. Thời gian từ khi cắt
cành đến nở hoa khoảng 25-32 ngày. Trên mỗi giàn, hoa nở và sự thụ phẩn
diễn ra trong vòng 5-7 ngày.
b/ Giai đoạn đậu quả: Sau khi thụ phấn xong, nhị rụng và bầu nhụy bắt
đầu lớn. Trong vòng 7-10 ngày đầu có khá nhiều quả non rụng. Sự rụng quả
trong thời kỳ này là hiện tượng sinh lý bình thường của cây nho. Tuy nhiên,
mức độ rụng nhiều hay ít tùy thuộc vào giống, sâu bệnh hại, và môi trường,...
c/ Giai đoạn quả lớn và chín: Từ khi đậu quả đến chín bói khoảng 30 - 40
ngày, sau đó quả cần thêm trên 20 - 30 ngày để tiếp tục chín hoàn toàn. Điều
này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố di truyền của giống và điều kiện khí hậu.
Sau giai đoạn rụng quả sinh lý sẽ đến giai đoạn quả lớn. Ở giai đoạn này có
thể chia thành 3 pha: (1) thời kỳ quả lớn nhanh cho tới khi hạt đạt kích thước
tối đa; (2) thời kỳ lớn chậm cho tới lúc quả chuyển màu (trắng quả) và (3)
thời kỳ lớn nhanh về cuối, kết thúc khi quả chín, được thể hiện bằng màu sắc
và tỷ lệ chất hòa tan/ axít. Thời gian và sự khác biệt của các pha khác nhau
tùy thuộc vào các yếu tố di truyền và môi trường (Phạm Hữu Nhượng và cs
2004; Nguyễn Thanh Thủy và cộng sự 2006).
1.1.4. Một số bệnh thường gặp trên cây nho
a/ Một sổ đối tượng sâu hại chính
Nho là cây ưa khí hậu ôn đới, khô. Khi vào Việt Nam, tuy đã chọn

vùng Ninh Thuận ít mưa nhất nhưng lượng mưa còn tới 700 - 800 mm và
Đỗ Thị Nga

-5-

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C do đó vẫn nhiều sâu bệnh. Trồng
vào các vùng khác mưa nhiều hơn, lại càng nhiều sâu bệnh.
- Sâu xanh, sâu ăn lá, sâu khoang, một số loại bọ cánh cứng… Đây là
các đối tượng phá hoại nghiêm trọng trên cây nho. Chúng tập trung cắn phá
bộ lá của cây, nguy hiểm hơn chúng cắn phá phần đỉnh sinh trưởng của cây
(ngọn) làm cho cây không phát triển được do giảm nghiêm trọng khả năng
quang hợp (mất lá) và mất khả năng vươn chồi cành (mất ngọn). Để phòng
các đối tượng gây hại này ta sử dụng các loại thuốc trừ sâu như: Sherpa 25
EC với liều lượng 0,3 - 0,4 lít/ha; Baythroid 050 SL liều 0,5 lít/ha; Pegasus
500 ND liều lượng 0,4 lít/ha; Match 050 ND liều lượng 0,4 lít/ha. Chú ý nên
phun vào giai đoạn trứng đến sâu non tuổi 1 - 2 và kết hợp bắt thủ công đối
với sâu đã lớn.
- Bọ trĩ: Là đối tượng xuất hiện thường xuyên và có khả năng gây hại
nghiêm trọng vào mùa khô hanh, nắng nóng kéo dài. Đối tượng này gây hại
làm xơ hóa thân lá, mất khả năng quang hợp và làm suy dinh dưỡng cây.
Phòng trừ đối tượng cần duy trì độ ẩm đất, cây đủ nước và sử dụng một số
thuốc hóa học, sinh học đặc hiệu như Vibamec 1,8 EC; Vertimec 1,8; Admire
50 EC, liều dùng 0,5 - 0,6 lít/ha; Confidor 100SL, liều dùng 0,3 - 0,5 lít/ha...

- Rệp sáp (Ferrisiana virgata): Phá hại ở hầu hết các bộ phận của cây,
chúng bám vào các cành, ngọn non, lá và chùm quả để hút nhựa. Phòng trừ
đối tượng này cần phun rửa cành triệt để ngay sau khi cắt cành 2 - 3 lần để
đảm bảo chắc chắn không còn rệp bằng các loại thuốc sau: Supracide 40EC,
liều dùng 1-1,5 lít/ha, Confidor 100SL, liều dùng 0,3 - 0,5 lít/ha; Mospilan
3EC, liều lượng 0,5 - 0,7 lít/ha, ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc như
Lannate 40 WP, Bassa 50 EC, Applaud 10 WP; Actara 25 WP; DC Tron Plus
98,8 EC...
- Nhện đỏ (Eotetranychus carpini): tám chân, chỉ nhỏ bằng đầu đanh
ghim. Chúng tấn công làm cho lá bị hại không quang hợp được nên lá bị
vàng, khô và dễ rụng. Có thể sử dụng thuốc: Comité 73 EC; Kenthane 18,5
Đỗ Thị Nga

-6-

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

EC; Kulumus 80 DF; một số thuốc có chứa lưu huỳnh,... để phòng trị. Chú ý
nhện đỏ gây hại mặt trên lá do đó phải phun đầu thuốc mặt trên lá.
-Sâu ăn lá, sâu đục thân, đục quả: trị bằng thuốc Sherpa 25 ND 0.8 - 1
lít thuốc/ha pha 1/600 - 1/800; Decis 2,6 ND 500 - 700 gam/ha pha 10 - 15 cc
trong bình xịt 8 lít nước; Monitor 60 DD, 1 - 1,5 lít/ha nồng độ 1/800.
b/Một số đối tượng bệnh hại chính
- Bệnh mốc xám: Đây là loại bệnh thường gặp nhất trên nho. Bệnh thối
xám gây ra bởi nấm Botrytis cinerea xảy ra ở trong điều kiện nhiệt độ thấp và

thời tiết ẩm ướt. Bệnh này làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, dẫn
đến thiệt hại kinh tế đáng kể cho ngành sản xuất nho.
- Bệnh mốc xanh lá cây do nấm Penicillium digitatum gây trên quả có
múi, nho. Triệu chứng bệnh có đặc điểm là chỉ phá hại ở quả. Vết bệnh
thường xuất hiện từ nuốm hoặc trên các vết thương sây sát. Lúc đầu là một
điểm tròn nhỏ, mọng nước màu xanh lá cây, sau đó to dần, hơi lõm xuống, mô
bệnh thối ủng. Ở bệnh này bề mặt mô bệnh nhăn nheo, ấn tay nhẹ dễ vỡ.
- Bệnh thối đen do nấm Aspergillus niger gây nên. Nó là một trong
những loài Aspergillus phổ biến nhất, thường có trong nông sản và hoa quả.
A.niger gây ra nhiều bệnh khác nhau bao gồm thối gốc, thối và chết cây con,
thối mục cây, thối chùm nho, thối đen hành tỏi và một loạt các bệnh thối trên
rau quả sau thu hoạch. Đặc biệt A.niger còn sinh độc tố ochratoxin gây ung
thư gan tiềm ẩn.
- Bệnh mốc xanh da trời do nấm Penicillium expansum gây thối rữa
hoa quả các chế phẩm từ hoa quả. Trong đó có chứa chất patulin (là một chất
rất độc hại). P.expansum gây hại trên hạt đậu tương sinh ra độc tố citrinin độc
với thận.
- Bệnh mốc sương do nấm Plasmopora vitiscola gây ra. Bệnh phát sinh
mạnh vào các tháng mùa mưa và một số thời điểm có sương nhiều của mùa
khô. Bệnh đầu tiên xuất hiện trên lá, sau hại cả tay leo, hoa và chùm quả. Khi
mắc bệnh thì trên lá ở mặt trên xuất hiện những vết màu xanh - vàng, sau đó
Đỗ Thị Nga

-7-

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp


Viện Đại học Mở Hà Nội

chuyển sang đỏ nâu. Cùng lúc ở mặt dưới lá, tơ nấm phát triển thành một màng
mỏng, trắng, những lông tơ (mốc sương).
- Bệnh phấn trắng do nấm Uncinula necator, còn được gọi là bệnh nấm
xám, bột xám. Xuất hiện trên lá và cành nho. Bệnh phủ một lớp phấn trắng
như bột lên lá non, cành thân non. Bệnh nguy hiểm từ khi đậu quả đến chín,
gây hại chủ yếu vào các tháng khi thời tiết lạnh, nhiều mây.
- Bệnh thán thư do nấm Elsinoe ampelina. Chủ yếu xuất hiện khi độ ẩm
không khí cao, đặc biệt sau khi mưa hoặc nhiều sương. Bệnh chủ yếu phá
hoại các bộ phận non như ngọn, thân, lá và quả làm cây mất khả năng quang
hợp, cây không phát triển.
- Bệnh rỉ sắt do nấm Pysopeỉla vitiss gây nên. Đây là bệnh nguy hiểm
trên nho, nếu không được phòng trừ thì cây nho bị tàn lụi. Bệnh hại lá là chủ
yếu, ở những lá hơi già dưới dạng những mụn rất nhỏ màu rỉ sắt. Bệnh chỉ
xuất hiện vào mùa mưa, hết mưa cũng hết bệnh. Không gây hại nặng nếu đã
phun thuốc trừ bệnh phấn trắng và mốc sương.
Ngoài ra, kiến, mối và một số loại nấm hại rễ, tuyến trùng,... trong đất
gây hại đáng kể cho cây nho (Nguyễn Thanh Thủy và cộng sự 2006; Hoàng
Thị Ngát và cộng sự., 2012; Mekki, F. B. 2009).
1.1.5. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây nho
Hiện nay, có khoảng 51 loại thuốc trừ sâu và 41 loại thuốc trừ bệnh được
dùng trong các nông hộ trồng nho tại Ninh Thuận. Theo khuyến cáo của Trung
tâm Khuyến nông Ninh Thuận, chỉ nên dùng các loại thuốc vi sinh hay các loại
thuốc trong nhóm độc III, IV.
Tuy nhiên về thuốc trừ sâu, các nông hộ sử dụng thuốc mang gốc vi
sinh (NPV, BT, Aztron, Bitadin, tập kỳ…) hay gốc thực vật còn hạn chế
(25,5%). Chủ yếu là các loại thuốc có gốc hóa học (74,5%). Nếu nói về tính
độc thì ngay cả thuốc đã cấm sử dụng, thuốc độc loại I và không ít thuốc độc
loại II đã được các nông hộ dùng cho nho. Các loại thuốc trừ sâu có tỷ lệ các

Đỗ Thị Nga

-8-

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

nông hộ dùng tương đối cao là Admire, Condifor, Sherpa (đều thuộc nhóm
độc II), Thiodan (cấm) và Supracide (độc I).
Về các loại thuốc trừ bệnh thì chỉ có 7,3% thuốc có gốc sinh học được
sử dụng và tỉ lệ nông hộ dùng các loại thuốc vi sinh này rất thấp, cao nhất là
Kasuran được 20,4% vườn nho đỏ và 11,9% vườn nho xanh dùng. Không có
thuốc cấm sử dụng và thuốc nhóm độc I trong các loại thuốc trừ bệnh và tỷ lệ
thuốc trừ bệnh nhóm độc III được các nông hộ dùng khá cao (63,4%). Nhưng
các loại thuốc trừ bệnh các nông hộ dùng tương đối nhiều là: Ridomil, Score,
Sumi Eight và Tilt đều thuộc nhóm độc II.
Bảng 1.1. Phân nhóm các loại thuốc BVTV các nông hộ sử dụng
Thuốc

Phân gốc (%)

BVTV

Hóa học Sinh học

Phân nhóm (%)

I

II

III

IV

Trừ sâu

74,5

25,5

7,8

52,9

27,5

5,9

Trừ bệnh

87,8

12,2

0


34,1

63,4

0

1.1.6. Một số phướng pháp bảo quản nho
1.1.6.1. Bảo quản ở nhiệt độ thấp
Nhiệt độ của môi trường bảo quản có ý nghĩa rất quan trọng quyết định
đến thời gian bảo quản nho. Nhiệt độ của môi trường bảo quản càng thấp làm
ức chế cường độ của quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra trong nho cũng như
trong vi sinh vật. Bảo quản ở nhiệt độ thấp được coi là một phương pháp
truyền thống trên thế giới để bảo quản rau quả tươi và cũng được áp dụng
sớm nhất trong bảo quản nho.
Các nghiên cứu đã chỉ ra: đa số nho có hàm lượng đường thấp bị hư
hại, tổn thương lạnh khi bảo quản ở nhiệt độ thấp -1,70C. Nhiệt độ 00C được
coi là giá trị tối ưu cho nhiệt độ bảo quản nho. Nhìn chung nhiệt độ lạnh cho
bảo quản nho được đề xuất là 0-30C, độ ẩm tương đối nên được duy trì
khoảng 85-95% để đảm bảo độ tươi của nho. Trong điều kiện này, nho có thể
Đỗ Thị Nga

-9-

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội


giữ được trong thời gian 8-12 tuần, đảm bảo cho việc phân phối, tiêu thụ hiệu
quả. Ngoài ra, nhiều kết quả nghiên cứu gần đây đã cho thấy: điều kiện bảo
quản nho ở nhiệt độ 100C với độ ẩm tương đối của không khí 85-90% vẫn có
thể giữ được chất lượng nho tươi trong 5 tuần (Michelle Qiu Carter el.
al.,2015). Chính vì vậy, với điều kiện trang thiết bị hiện có và để phù hợp
chúng tôi quyết định chọn nhiệt độ 100C để bảo quản nho trong nghiên cứu
này.
1.1.6.2. Bảo quản bằng hóa chất
Nho là loại quả không hô hấp đột biến với hoạt động sinh lý thấp, bị
ảnh hưởng bởi sự mất nước và nhiễm nấm, ví dụ như bệnh mốc xám trên nho
do nấm B.cinerea nhiễm trong quá trình sau thu hoạch. Biện pháp thông
thường để kiểm soát sự thối hỏng nho trải qua quá trình bảo quản là sử dụng
SO2. Xông lặp lại 2 lần với SO2 hoặc sử dụng các túi có SO2 sẽ hạn chế sự
nhiễm nấm và kéo dài thời gian bảo quản nho, tuy nhiên SO2 không khuyến
khích cho các loại trái cây và rau quả, SO2 là chất ăn mòn kim loại cao nó có
hại cho hầu hết các loại trái cây tươi và là nguyên nhân gây hỏng nho khi sử
dụng quá liều, bởi vậy sự thay thế SO2 là cần thiết cho bảo quản nho.
Thông thường, để tăng hiệu quả bảo quản, người ta sử dụng hóa chất
kết hợp với các phương pháp bảo quản khác như bảo quản lạnh, bảo quản
trong khí cải biến... Ngoài ra, để ức chế quá trình sinh tổng hợp etylen, người
ta sử sụng chất điều hòa sinh trưởng như AVG, 1-MCP nhằm kìm hãm sự tạo
thành etylen nội sinh. Do đó, làm chậm quá trình chín và kéo dài thời gian
bảo quản của rau quả sau thu hoạch. Sử dụng MAP kết hợp với các chất
kháng nấm dễ bay hơi như hexanal và (E)-2-hexanal, O3 và axit acetic cũng
có hiệu quả tốt ngăn cản sự thối hỏng do nấm B.cinerea và tăng thời gian bảo
quản nho lên 2 tháng.
1.1.6.3. Phương pháp bảo quản trong khí quyển cải biến
Phương pháp bảo quản MAP

Đỗ Thị Nga


- 10 -

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

MAP- modified Atmosphere Packaging: “Thực phẩm được bao gói
trong bao bì với thành phần không khí đã được sửa đổi khác hẳn không khí
bên ngoài” (Hintlian & Hotchkiss, 1996).
Nguyên tắc của phương pháp MAP: sử dụng bao bì thấm khí chọn lọc
nhằm làm chậm quá trình hư hỏng của rau, quả. MAP thường được sử dụng
song song với phương pháp bảo quản lạnh, giúp hiệu quả bảo quản tăng lên.
Theo phương pháp MAP, quả được bao gói trong các màng bán thấm
chọn lọc như: LDPE, HDPE, PP, PVC,... Bảo quản bằng các màng bao này
nhằm ngăn sự bay hơi nước, khuếch tán có chọn lọc khí CO2 và O2, làm giảm
cường độ hô hấp và các hoạt động trao đổi chất. Do đó, nâng cao chất lượng
sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản các loiaj quả sau thu hoạch. Kết quả
công bố của D.martinez và cộng sự (2003), bảo quản nho trong bao OPP
không đục lỗ và bao OPP có đục lỗ có hàm lượng CO2 cao và O2 thấp, tổn
thất khối lượng giảm, quả săn chắc, cuống chắc và xanh. Ở mẫu nho không sử
dụng bao bì có nồng độ chất rắn hòa tan tăng, tổn thất khối lượng tăng không
có giá trị thương mai sau 18 ngày.
Bảo quản MAP là phương pháp đơn giản, cho hiệu quả cao, rất thích
hợp điều kiện các nước khí hậu nhiệt đới. Nó được chia làm 2 phương pháp:
• Phương pháp thụ động (Passive MAP)
Phương pháp này được thực hiện như sau: rau quả qua quá trình xử lý

sơ bộ sau đó được bao gói với bao bì phù hợp. Phương pháp này không có sự
can thiệp về thành phần không khí bên trong bao bì, vì thế mục đích chủ yếu
của phương pháp này là làm giảm cường độ hô hấp và các hoạt động trao đổi
chất của rau quả.
• Phương pháp chủ động (Active MAP)
Trong phương pháp này hỗn hợp khí đã được nghiên cứu và tính toàn
sẵn với tỷ lệ các loại khí trong bao bì có thể phân chia thành các hướng ứng
dụng như: phương pháp sử dụng nồng độ oxy thấp (low oxygen MAP),
Đỗ Thị Nga

- 11 -

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

phương pháp sử dụng nồng độ oxy cao (hight oxygen MAP), phương pháp sử
dụng khí CO (carbon dioxide MAP)... Tuy nhiên việc áp dụng các phương
pháp này trong từng loại sản phẩm phải trải qua nghiên cứu thực nghiệm.
Tính chất của một số loại màng chất dẻo
Hiện nay trên thị trường, các vật liệu phù hợp trong bảo quản MAP rất
hạn chế. Hầu hết chủng đều không đạt được hàm lượng O2 và CO2 thích hợp
khi bảo quản các loai rau quả có mô mềm. Trong những năm gần đây, nhờ sự
cải tiến bộ bượt bậc của công nghệ vật liệU polymer mà các loại vật liệu được
sử dụng trong bảo quản MAP đã phát triển nhanh chóng. Các sản phẩm rau
quả tươi bảo quản bằng MAP thường được đóng gói trong các khay có bao
gói bằng màng PVC lớp hoặc khi bảo quản với thời gian dài hơn thì người ta

sử dụng màng LDPE mỏng và có đục lỗ. Các hướng nghiên cứu và ứng dụng
về MAP hiện nay chủ yếu tập trung trên đối tượng bao bì có đục vi lỗ, nhằm
hạn chế tình trạng hô hấp yếm khí xảy ra trong quá trình bảo quản rau quả
tươi sau thu hoạch.
• Tính thấm của màng bao bì plastic: tính thấm là một tính chất vô cùng
quan trọng khi thiết kế hệ thống MAP. Các màng plastic khác nhau thì có tình
thấm khí là không giống nhau và thường biến thiên ở khoảng khá rộng. Tính
thấm oxy của màng phụ thuộc vào các yếu tố:nđộ dày của màng, nhiệt độ và
độ ẩm môi trường. Độ dày của màng càng lớn, khả năng thấm khí càng thấp.
Nhiệt độ môi trường càng cao thì khả năng thấm khí càng lớn, do đó khi tính
toán tính thấm khí và thiết kế các loại bao bì trong bảo quản rau quả tươi cần
phải quan tâm đến yếu tố độ ẩm của môi trường.
• Tính thấm hơi nước của bao bì: là một thông số công nghệ được quan
tâm rất lớn khi sử dụng để bảo quản các loại rau quả tươi. Tính chất này được
xác định dựa trên các đặc tính của các polymer (chẳng hạn: những polymer có
chứa hàm lượng chlorinc khả năng thấm độ ẩm thấp). Nhiều nghiên cứu cho
thấy, có sự tương quan giữa độ dày của màng với nhiệt độ môi trường và tính
thấm nước. Vì vậy, khi kiểm tra khả năng vận chuyển hơi ẩm của màng
Đỗ Thị Nga

- 12 -

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

polymer cần phải đảm bảo tính chính xác và ổn định cả nhiệt độ và độ ẩm của

môi trường.
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả đã chỉ ra rằng, các loại bao bì, bao
gói PE, LDPE, HDPE có chiều dày mỏng khác nhau, có cấu tạo khác nhau. Vì
vậy, chúng có khả năng thấm hút khí và nước khác nhau, giúp điều chỉnh môi
trường bảo quản luôn ổn định, kiềm chế cường độ sản sinh etylen cũng như
ức chế cường độ hô hấp của rau quả, ít bị biến đổi về độ cứng, hương vị và
kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch.
1.2. TỔNG QUAN VỀ SRE VÀ RL
1.2.1. Tổng quan về SRE
• Cấu tạo và tính chất của SRE
Chủng vi khuẩn Pseudomonas syringae pv. syringae có thể sản sinh ra
hai nhóm lipodepsipeptide kháng vi sinh vật là các lipodepsinonapeptide
mạch

vòng

nhỏ



syringopeptin

mạch

vòng

lớn.

Bốn


nhóm

lipodepsinonapeptide mạch vòng nhỏ được biết đến nhiều nhất là các
syringomycin, syringostatin, syringotoxin và pseudomycin. (Mekki, 2009).
Các syringomycin (SR) gồm A1, E và G, trong đó syringomycin E
(SRE) là nhóm chính và được nghiên cứu nhiều nhất (Segre et al., 1989). SRE
có khối lượng phân tử là 1240 Da. Cấu trúc của SRE gồm một axit béo mạch
dài, không phân nhánh và chín axít amin khép vòng, ưa nước, tích điện
dương. Trình tự axit amin của SRE là Ser-Ser-Dab-Dab-Arg-Phe-Dhb4(Cl)Thr-3(OH)Asp, được khép vòng tại nhóm β-carboxy của đầu cùng C và
nhóm OH của đầu cùng N nhờ quá trình acetyl hóa được xúc tác bởi axit 3hydroxydodecanoic. Syringomycin A1 và G khác với SRE ở axit béo tương
ứng là 3-hydroxydecanoic và 3-hydroxytetradecanoic.

Đỗ Thị Nga

- 13 -

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

Hình 1.3. Cấu trúc của SRE
SRE tan trong nước và tan trong cồn nồng độ thấp, không tan trong
ether và chloroform. Điểm đẳng điện ở pH 7. Hoạt tính kháng sinh của SRE
không bền trong dung dịch kiềm, đặc biệt tại pH 8, Mất hoạt tính nhanh ở pH
10 và bền trong 1N HCl, bền ở nhiệt độ cao, không bị ảnh hưởng bởi tia cực
tím. SRE có hoạt tính kháng nhiều loại nấm mốc và nấm men. Khả năng
kháng nấm men của SRE tốt hơn nấm mốc. Tuy nhiên, chúng không có khả

năng ức chế vi khuẩn (Sinden et al., 1971; Mekki, 2009).
• Cơ chế diệt vi sinh vật của SRE
Các nghiên cứu gần đây tập trung nhiều vào cơ chế kháng nấm của các
lipodepsinonapeptide mạch vòng nhỏ. Cấu trúc lipopeptit amphipathic của
SRE thúc đẩy sự tương tác với màng nguyên sinh chất. SRE làm tăng sự thu
nhận tetraphenylphosphonium nên dẫn đến tăng điện thế màng. Điều này gây
nhiều biến đổi như mất K+ và thêm H+ dẫn đến tế bào bị chết. Các nghiên cứu
khác chỉ ra rằng SRE làm thay đổi pH gradient màng nguyên sinh chất do mất
K+ và thêm H+. Cùng với sự trao đổi K+ và H+, SRE cũng kích thích sự thâm
nhập của Ca2+. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu tập trung vào mô tả
tính chất và sự hình thành kênh của SRE bằng màng lipit nhân tạo. Kết quả
nghiên cứu cho thấy SRE tạo nên kênh phụ thuộc vào điện thế trong màng hai
lớp nhân tạo. SRE tạo nên các lỗ dò (bán kính 1nm) không đặc hiệu mà cation
hóa trị 1 và 2 đều thấm qua được. Có ít nhất 6 phân tử SRE tham gia vào quá
Đỗ Thị Nga

- 14 -

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

trình hình thành kênh (Hutchison et al., 1995; Feigin et al., 1996; Hutchison
and Gross, 1997). Ostroumova cho rằng các kênh SRE lớn hơn tại vị trí trans
với bán kính 0,5-0,9 nm và 0,25-0,35 nm tại vị trí cis, điều đó chứng minh
rằng kênh SRE là không đối xứng (Ostroumova et al., 2007). SRE tạo ra 2
loại kênh nhỏ và lớn khác nhau về độ dẫn từ 6 đến 7 lần (Schagina et al.,

1998; Kaulin et al., 1998). Các kênh SRE có khả năng đóng mở đồng thời
giúp tăng đáng kể độ dẫn. Tuy nhiên, các kênh này bị bất hoạt bởi nhiệt độ
(Schagina et al., 1998; Malev et al., 2002).

Hình 1.4. Ảnh hưởng của SRE ở liều gần mức gây chết (75 đơn vị/ml trong
20 phút) lên tế bào G. candidum với độ phóng đại 11.000 lần
Ký hiệu viết tắt: ne: màng nhân; mp: sự phát triển của màng; le: thương
tổn trên màng; mit: ty thể
a/ Sự phát triển của màng tế bào và sự biến dạng của ty thể
b/ Sự phát triển của màng tế bào liên kết với nhân
c/ Ty thể bị biến dạng với vùng bị tổn thương trên màng tế bào
1.2.2. Tổng quan về RL
• Cấu tạo và tính chất của RL
RL là loại chất hoạt hóa bề mặt sinh học được biết đến nhiều nhất. RL
thuộc nhóm glycolipids và có cấu tạo từ 1 hoặc 2 đơn vị axit béo kỵ nước β –
hydroxydecanoic liên kết với 1 hoặc 2 đơn vị L-rhamnose bằng liên kết β –
gly - cosidic hình thành các nhóm ưa nước. RL được cấu tạo bởi ba nguyên tố
cacbon, nitơ và oxy. RL có hai loại: mono-rhamnolipids (Rha-C8-C10, RhaĐỗ Thị Nga

- 15 -

Lớp: CNSH- 1201


Khóa luận tốt nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

C10-C10…) và di-rhamnolipids (Rha-Rha-C8-C10, Rha-Rha-C10-C10…).
Mono-rhamnolipids có 1 đơn vị đường L-rhamnose, còn di-rhamnolipids có 2

đơn vị đường L-rhamnose.
RL là sản phẩm thứ cấp được sinh ra từ quá trình phân hủy
hydrocarbon hoặc carbonhydrate của một số loài vi sinh vật. Các loài vi sinh
vật khác nhau sản xuất các rhamnolipid khác nhau. Một số loài chỉ sản xuất
hoặc dạng mono (Pseudomonas chlororaphis) hoặc dạng di (Burkholdera
plantarii) trong khi một số loài khác lại tạo ra cả hỗn hợp các rhamnolipid
dạng mono và di (Pseudomonas aeruginosa).
RL có cấu trúc lưỡng cực với cực ưa nước và cực kỵ nước, nhờ đó làm
tăng khả năng tiếp xúc và phân hủy hydrocacbon (hình 1.5). Khối lượng phân
tử của RL nằm trong khoảng 504-650 (Lại Thúy Hiền, 2010).

Hình 1.5. Cấu trúc hóa học của RL (Michael et al., 1997)
RL có mùi xà phòng nhẹ, dạng bột có màu trắng, ở dạng dung dịch thì
trong suốt, có màu ngà vàng và ổn định ở 1000C. Vì RL đa dạng về cấu trúc
hóa học nên có nhiều tính chất như khả năng tạo nhũ hóa, giữ ẩm, tạo bọt,
hoạt hóa bề mặt, …( />Ngoài các đặc tính nêu trên, RL còn có khả năng diệt vi sinh vật.
Chúng ức chế tác nhân gây bệnh sinh bào tử động như Phythium và các loài
Phytophthora. RL cũng có hoạt tính ức chế sự phát triển của một số loài nấm
khác như Fusarium solani, Gliocadoium virens, Chaetonium globoum và
P.funiculosum. Bên cạnh đó, khả năng kháng một số loài vi khuẩn gram âm
Đỗ Thị Nga

- 16 -

Lớp: CNSH- 1201


×