Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Thi hành pháp luật quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.67 KB, 20 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH TUYT

THI HàNH PHáP LUậT QUảN Lý RáC THảI
TRÊN ĐịA BàN TỉNH VĩNH PHúC

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH TUYT

THI HàNH PHáP LUậT QUảN Lý RáC THảI
TRÊN ĐịA BàN TỉNH VĩNH PHúC
Chuyờn ngnh: Lut kinh t
Mó s: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS NGUYN QUANG TUYN

H NI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong Luận văn đảm bảo độ chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi
đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật trực thuộc Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ TUYẾT


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................3
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ
RÁC THẢI ........................................................................................................7
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm chất thải ...........................................................................................7
1.1.2. Khái niệm rác thải ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Khái niệm quản lý rác thải .............................. Error! Bookmark not defined.

1.1.4. Khái niệm pháp luật quản lý rác thải .............. Error! Bookmark not defined.
1.1.5. Khái niệm thi hành pháp luật về quản lý rác thải.......... Error! Bookmark not
defined.
1.2. Pháp luật quản lý rác thải và vai trò của pháp luật về quản lý rác thải ...... Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Các nguyên tắc đặc thù về pháp luật quản lý rác thải ... Error! Bookmark not
defined.
1.2.2. Nội dung của pháp luật về quản lý rác thải ..... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Vai trò của pháp luật về quản lý rác thải......... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT QUẢN LÝ RÁC
THẢI TRÊN THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ............... Error!
Bookmark not defined.
2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Vĩnh Phúc .................. Error! Bookmark not defined.


2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Các quy định của pháp luật về quản lý rác thải trên thực tiễn địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Khái quát các quy định pháp luật về quản lý rác thải trên thực tiễn địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc........................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Nội dung các quy định của pháp luật quản lý rác thải trên thực tiễn địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc........................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH
PHÚC ............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Định hƣớng nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý rác thải trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc .................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý rác thải trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý rác thải nói chung
cho Việt Nam đƣợc rút ra qua thực tiễn thi hành của quản lý rác thải trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc........................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Kiến nghị riêng về việc quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc .... Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................11


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Bảng tổng hợp các loại rác thải

37

Bảng 2.2

Bảng phân tích thành phần, tính chất trong rác thải
sinh hoạt


39


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, mới đƣợc tái lập.
Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết (ngày
26/11/1996) về việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc
chính thức đƣợc tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Khi tách ra,
tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.370,73 km², dân số 1.066.552 ngƣời,
gồm 1 thị xã và 6 huyện. Đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc gồm 1 thành phố, 1 thị xã,
7 huyện và 152 xã, phƣờng, dân số tỉnh gần 1,2 triệu ngƣời, Do đặc điểm vị
trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du
và miền núi; cùng với nguồn tài nguyên nƣớc mặt, nƣớc dƣới đất tƣơng đối
dồi dào, do vậy hết sức thuận tiện cho phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản,
công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Một trong những ƣu thế của Vĩnh Phúc so
với các tỉnh lân cận Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du,
có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp.
Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay (năm 1997), Vĩnh Phúc là 1 tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt xây
dựng 20 khu công nghiệp và 41 cụm công nghiệp trong Đề án quy hoạch phát
triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hƣớng đến năm
2030. Vĩnh Phúc có những bƣớc tiến thần kỳ từ một tỉnh thuần nông vƣơn lên
đứng thứ nhất miền Bắc, thứ ba cả nƣớc về giá trị sản xuất công nghiệp.
Hiện nay, Vĩnh Phúc đã xây dựng đƣợc 10 khu và cụm công nghiệp.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 thì
phát triển công nghiệp là nền tảng; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
phấn đấu đƣa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp trƣớc năm 2020. Tuy
nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, tỉnh Vĩnh Phúc đã, đang và sẽ


1


phải đối mặt với nguy cơ suy thoái môi trƣờng do công tác thu gom và xử lý
rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện
đang gặp nhiều khó khăn. Điển hình tại thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc
Yên là hai đô thị lớn của tỉnh, mỗi ngày có trên 300 tấn rác thải nhƣng vẫn
phải mang đi đổ tạm, việc xử lý chất thải ở hai đô thị này cũng chƣa thực
hiện tốt khiến cho ngƣời dân địa bàn lân cận các bãi rác mang tính tạm bợ
này cảm thấy bất an. Vì vậy, cần có hành lang pháp lý chặt chẽ để cá nhân,
tổ chức thực hiện việc quản lý rác thải có hiệu quả, cũng nhƣ cần đánh giá
đúng thực trạng và đƣa ra những giải pháp cần thiết để cải thiện môi trƣờng
trong tỉnh. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Thi hành pháp
luật quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” để làm luận văn thạc sỹ
luật học của mình, với mong muốn góp phần hoàn thiện những quy định về
quản lý rác thải, từ đó nâng cao công tác bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng
và cả nƣớc nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu
Quản lý và thi hành pháp luật về quản lý rác thải hay chất thải nói
chung là một vấn đề mang tính cấp thiết đƣợc rất nhiều các nhà khoa học
nghiên cứu và tìm hiểu. Trong đó có thể kể tới các cuốn sách, luận án tiến sĩ,
luận văn thạc sỹ về quản lý chất thải nhƣ: TS. Nguyễn Văn Phƣơng, “Bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, năm
2008. Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Văn Phƣơng, Pháp luật
môi trường Việt Nam về nhập khẩu phế liệu năm 2007; Pháp luật về quản lý
chất thải nguy hại của tác giả Vũ Thị Duyên Thủy năm 2009… Luận văn
Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Hòa Bình, Điều tra, đánh giá tình hình quản lý
chất thải rắn nguy hại của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp quản lý có

hiệu quả năm 2004; Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt

2


Nam của tác giả Lƣu Việt Hùng năm 2009; Pháp luật về phí môi trường đối
với chất thải rắn ở Việt Nam của tác giả Bùi Đức Nhật năm 2011; Hoàn thiện
pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam hiện nay của tác giả
Nguyễn Mạnh Thắng năm 2014… Bên cạnh các công trình kể trên còn có rất
nhiều các bài viết, bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Có thể kể đến
một số bài viết nhƣ: Lê Kim Nguyệt, Một cơ chế phù hợp cho quản lý chất
thải nguy hại ở Việt Nam đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tháng 11
năm 2002; TS. Nguyễn Văn Phƣơng, Chất thải và quy định quản lý chất thải,
đƣợc đăng trên Tạp chí Luật học số 4 năm 2003; TS. Nguyễn Văn Phƣơng,
Một số vấn đề về khái niệm chất thải, đƣợc đăng trên Tạp chí Luật học số 10
năm 2006… Các công trình nghiên cứu trên đã đƣa ra những khái niệm, đánh
giá, bình luận liên quan tới các quy định của pháp luật về quản lý rác thải,
chất thải nói chung trên phạm vi cả nƣớc theo quy định của Luật Bảo vệ môi
trƣờng (Luật BVMT) năm 2005 và các văn bản pháp luật liên quan khác; Tuy
nhiên, những bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá hay gợi mở một
vài khía cạnh của pháp luật quản lý chất thải nói chung, quản lý rác thải nói
riêng trên phạm vi cả nƣớc và chƣa có công trình nào đƣa ra các đánh giá cụ
thể, chi tiết và toàn diện về việc thi hành pháp luật quản lý rác thải trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là các đánh giá, bình luận liên quan tới quy định
về vấn đề này trong Luật BVMT năm 2014 vừa mới ban hành. Do đó, tác giả
lựa chọn đề tài “Thi hành pháp luật về quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc” với mong muốn hoàn thiện “khoảng trống” khoa học pháp lý nêu trên,
đồng thời mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật về việc
quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận

3


và thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về quản lý rác thải trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo quy định của Luật BVMT năm 2005 và Luật BVMT
năm 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan; phân tích, đánh giá sự
khác biệt và tƣơng đồng giữa các quy định của Luật BVMT mới và Luật
BVMT cũ; Đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp
luật bảo vệ môi trƣờng về quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc trong
thời gian sắp tới.
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn đặt ra những
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Phân tích, giải mã một số vấn đề lý luận về rác thải, quản lý rác thải
và pháp luật về quản lý rác thải.
- Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý rác thải;
- Làm rõ, phân tích thực trạng thực pháp luật và việc thi hành pháp luật
về quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đƣa ra những số liệu, vụ việc
thực tế để minh chứng cho công tác thi hành pháp luật của các tổ chức, cá
nhân trong việc quản lý rác thải.
- Đề xuất một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực thi các quy định
pháp luật về quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật về
quản lý rác thải và việc thi hành pháp luật quản lý rác thải trên phạm vi cả nƣớc
nói chung và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, cụ thể là Luật BVMT năm
2014 đặt trong mối quan hệ so sánh với Luật BVMT năm 2005 và các nghị
định, thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Luật BVMT về quản lý rác thải.

Việc thi hành pháp luật về quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
là một vấn đề mang tính địa phƣơng, tuy nhiên cũng khá phức tạp liên quan
đến nhiều lĩnh vực quản lý hành chính tại nhiều địa bàn khác nhau của tỉnh.

4


Luận văn phân tích ngoại diên của khái niệm rác thải ở đây đƣợc hiểu đồng
nghĩa với khái niệm “chất thải rắn sinh hoạt” theo quy định của Luật BVMT
năm 2014. Bởi vậy, việc thi hành pháp luật về quản lý rác thải trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc sẽ bao gồm việc thi hành pháp luật về quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tại các khu dân cƣ, khu công nghiệp, bệnh viện, trƣờng học… trên
phạm vi địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cƣ́u trên cơ sở phƣơng pháp bi ện chƣ́ng duy v ật và
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, phƣơng pháp tổ ng hơ ̣p, thố ng kê,
phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp quan sát… Bên cạnh đó, để giải quyết
vấn đề nghiên cứu, ngƣời viết còn sử dụng phƣơng pháp logic tại Chƣơng 1;
phƣơng pháp liên hệ thực tế, thống kê và so sánh để phân tích nội dung ở
Chƣơng 2; phƣơng pháp so sánh, phân tích, đánh giá thực tế để làm rõ
phƣơng hƣớng triển khai hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý rác
thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tại Chƣơng 3.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của Luận văn
- Luận văn tiếp tục nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề khái quát về
pháp luật quản lý rác thải. Trong đó tác giả tập trung phân tích, làm rõ khái
niệm “chất thải” theo quy định của Luật BVMT năm 2014 so với Luật
BVMT năm 2005; xây dựng khái niệm “rác thải”, “pháp luật về quản lý rác
thải” và đánh giá vai trò của pháp luật về quản lý rác thải đối với công tác
bảo vệ môi trƣờng.
- Luận văn đã phân tích, đối chiếu, so sánh và làm rõ các quy định của

Luật BVMT năm 2014 so với Luật BVMT năm 2005 và các văn bản pháp lý
liên quan về quản lý chất thải nói chung và rác thải nói riêng trên phạm vi cả
nƣớc và đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đƣa ra những số liệu thống
kê thực tế để đánh giá hiệu quả thi hành các quy định pháp luật kể trên trên

5


phạm vi toàn tỉnh từ đó rút ra những ƣu điểm và hạn chế của công tác thi hành
pháp luật quản lý rác thải.
- Trên cơ sở các hạn chế kể trên, tác giả phân tích và làm rõ nguyên
nhân của các hạn chế đó. Từ đó đƣa ra các kiến nghị nhằm tổ chức triển khai
quy định của Luật BVMT năm 2014 và nâng cao hiệu quả thi hành các quy
định về quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Phần mục lục, mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
- Chương 1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật quản lý rác thải
- Chương 2. Thực trạng thi hành pháp luật về quản lý rác thải trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chương 3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật về quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ RÁC THẢI
1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Khái niệm chất thải
“Chất thải” là một khái niệm đƣợc sử dụng phổ biến trong các quy
phạm pháp luật về môi trƣờng. Để có thể hiểu rõ đƣợc nội hàm và ngoại diện
của khái niệm này, chúng ta có thể tìm hiểu theo các góc độ sau đây:
Thứ nhất, dƣới góc độ ngôn ngữ học. Theo Từ điển Tiếng Việt của
Trung tâm Từ Điển học Vietlex, Nxb Đà Nẵng năm 2006 thì “chất thải”
đƣợc định nghĩa là “rác và các vật bị bỏ đi sau một quá trình sử dụng nói
chung” [22, tr. 223]. Theo cách hiểu của khái niệm này, chất thải bao gồm rác
là những thứ vụn vặt bị vất bỏ vƣơng vãi, làm bẩn và đồ vật không có giá trị,
không có tác dụng nên không đƣợc giữ lại. Mặc dù, mang tính chất liệt kê
nhƣng khái niệm đã đƣa ra hai tiêu chí để phân biệt chất thải với vật chất tồn
tại dƣới dạng khác; đó là:một là, chất thải tồn tại dƣới dạng vật chất; hai là,
các vật chất (đồ vật) không có giá trị, không có tác dụng và không bị chiếm
hữu, sử dụng nữa. Khái niệm này mới chỉ dừng lại việc liệt kê và xác định
chất thải sinh ra trong sinh hoạt mà chƣa khái quát tất cả các loại chất thải
đƣợc sản sinh trong những hoạt động khác nhau của con ngƣời. Khái niệm
cũng không đƣa ra đối tƣợng quyết định về giá trị, tác dụng của đồ vật và
quyết định không chiếm hữu, không sử dụng nữa. Giá trị của một đồ vật đối
với chủ sở hữu và đối với xã hội có thể không thống nhất. Do đó không có cơ
sở chính xác cho việc đánh giá một vật chất có phải là chất thải hay không.
Từ điển Môi trƣờng Anh-Việt và Việt Anh định nghĩa “chất thải
(waste) là bất kỳ chất gì, rắn, lỏng hoặc khí mà cơ thể hoặc hệ thống sinh ra

7


nó không còn sử dụng đƣợc nữa và cần có biện pháp thải bỏ”. Khái niệm này
đã đƣa ra ba yếu tố để phân biệt chất thải, đó là: (i) Chất thải là vật chất tồn
tại dƣới các dạng rắn, lỏng, khí; (ii) Vật chất đó không còn giá trị sử dụng đối
với cơ thể và hệ thống sinh ra nó; (iii) Phải có biện pháp thải bỏ đối với vật

chất đó. Khái niệm này có ƣu điểm là đƣa ra các dạng tồn tại chủ yếu của chất
thải và đã đƣa ra đƣợc tiêu chí để xác định một vật chất trở thành chất thải.
Tiêu chí mà định nghĩa đƣa ra dựa trên nhu cầu sử dụng của “hệ thống sinh ra
vật chất đó”. Khi hệ thống đó “không còn sử dụng đƣợc nữa và cần có biện
pháp thải bỏ” thì vật chất đó trở thành chất thải. Yếu tố “không còn sử dụng
đƣợc nữa” có thể do ý chí của chủ sở hữu vật chất đó không có ý định tiếp tục
sử dụng hoặc do đặc thù của hoạt động sản sinh ra vật chất nên chủ sở hữu
không có khả năng tiếp tục sử dụng. Đây là các hình thức từ bỏ vật chất mang
tính chủ động và từ bỏ vật chất mang tính chất bị động.
Thứ hai, dƣới góc độ luật học. Khái niệm chất thải cũng đƣợc sử dụng
trong pháp luật quốc tế về môi trƣờng, đƣợc đề cập tại Công ƣớc Basel. Điều
2 khoản 1 Công ƣớc Basel định nghĩa “Chất thải là chất hoặc các đồ vật mà
người ta tiêu hủy, có ý định tiêu hủy hoặc phải tiêu hủy theo quy định của
pháp luật quốc gia”. Theo đó, yếu tố quyết định để xác định một vật chất
hoặc đồ vật có phải là chất thải hay không phụ thuộc vào việc vật chất hoặc
đồ vật đó có bị chủ sở hữu “tiêu hủy, có ý định tiêu hủy hoặc phải tiêu hủy”
hay không. Khái niệm “tiêu hủy” đƣợc cụ thể hóa tại Phụ lục IV của Công
ƣớc Basel. Phụ lục này phân biệt các quá trình tiêu hủy nhằm tận dụng lại, tái
chế, trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng lại (mục B) với quá trình tiêu hủy không
nhằm mục đích trên (mục A). Đƣợc hiểu là “tiêu hủy hoặc có ý định tiêu hủy”
khi chủ sở hữu hợp pháp thực hiện hoặc thông qua hành vi của mình thể hiện
mong muốn thực hiện một trong những biện pháp đƣợc quy định tại Phụ lục
IV của Công ƣớc. Khi pháp luật quốc gia quy định, chủ sở hữu vật chất hoặc

8


đồ vật đó là chất thải, vì lúc này nó thỏa mãn điều kiện “phải tiêu hủy theo
quy định của pháp luật quốc gia”. Với quy định của Phụ lục IV của Công
ƣớc Basel, một vật chất là chất thải không phụ thuộc vào mục đích cụ thể

của quá trình tiêu hủy. Nhƣ vậy, giá trị sử dụng còn lại, khả năng tái chế, tái
sử dụng của vật chất hoặc đồ vật không có ý nghĩa trong việc xác định một
vật chất là chất thải.
Khái niệm chất thải còn đƣợc đề cập trong pháp luật của các Khối liên
kết kinh tế - chính trị, ví dụ: Liên minh Châu Âu (EU). Điều 1 Nghị định số
259/94 của EU về vận chuyển chất thải ngày 01/2/1993, có hiệu lực ngày
06/05/1994 (sau đây gọi là Nghị định số 259/93 của EU) định nghĩa: “chất
thải có nghĩa là bất kỳ chất hoặc vật nào nằm trong danh mục phân loại tại
Phụ lục I mà ngƣời giữ chúng thải bỏ, có ý định hoặc đƣợc yêu cầu thải bỏ”.
Theo định nghĩa này, một vật chất sẽ là chất thải khi chủ sở hữu hoặc ngƣời
chiếm giữ hợp pháp vật chất đó không có ý định sử dụng hoặc không đƣợc
tiếp tục sử dụng theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Nhƣ vậy,
giá trị sử dụng về mặt xã hội của vật chất đó không là một tiêu chí để xác định
một vật chất là chất thải hay không.
Tại Việt Nam, Khoản 10 Điều 3 Luật BVMT năm 2005 định nghĩa chất
thải nhƣ sau: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí đƣợc thải ra từ sản
xuất, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Theo định nghĩa trên, các vật
chất đƣợc coi là chất thải khi ngƣời chủ sở hữu thải ra trong các hoạt động
khác nhau. Quy định này đã đƣợc sửa đổi tại Khoản 12 Điều 3 Luật BVMT
năm 2014, theo đó “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác” [15, Điều 3]. Quy định mới
này đã bỏ cụm từ “ở thể rắn, lỏng, khí” trong quy định tại Khoản 10, Điều 3
Luật BVMT năm 2005. Điều này có nghĩa là, Luật BVMT năm 2014 đã mở
rộng phạm vi các loại chất thải hơn so với quy định của Luật BVMT năm

9


2005. Bởi lẽ, chất thải không nhất thiết phải tồn tại ở một dạng vật chất bất
kì nào trong ba dạng là rắn, lỏng hoặc khí, mà chỉ cần điều kiện duy nhất là

“đƣợc thải ra” từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
bất kì hoạt động nào khác. Yếu tố “đƣợc thải ra” ở đây đƣợc hiểu dƣới các
cách hiểu sau:
Thứ nhất, chủ sở hữu chủ động từ bỏ ý định sử dụng vật chất đó vào bất
cứ mục đích nào. Điều này có nghĩa là một chất tồn tại dƣới dạng chất thải
hay không phụ thuộc vào ý chí của ngƣời chủ sở hữu vật chất đó. Khi chủ sở
hữu từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng của vật chất thì nó trở thành chất
thải, không phụ thuộc vào giá trị sử dụng thực tế đối với xã hội, đối với ngƣời
khác và đối với chu trình hoạt động khác của con ngƣời.
Thứ hai, do đặc thù hoạt động của mình, chủ sở hữu phải thải bỏ vật
chất và hoạt động thải bỏ này không phụ thuộc vào ý chí của họ. Hoạt động
thải bỏ này mang tính chất bị động đối với chủ sở hữu cũng nhƣ đối với các
đối tƣợng khác, kể cả Nhà nƣớc. Ví dụ: hoạt động đốt nhiên liệu tất yếu sẽ
sản sinh khí thải, không phụ thuộc vào việc ngƣời đốt nhiên liệu có mong
muốn hay không.
Việc đánh giá trên thực tế đối với hành vi “từ bỏ ý định khai thác giá
trị, công dụng” của chủ sở hữu phải đƣợc xem xét một cách cụ thể đối với
từng trƣờng hợp. Khi chủ sở hữu “từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng”
của một vật chất nhƣng ngay sau đó xuất hiện nhu cầu sử dụng vật chất đó với
mục đích khác hoặc cũng với mục đích trƣớc đó thì vật chất đó không là chất
thải. Ví dụ nhƣ những đồ vật cũ mà ngƣời chủ sở hữu không còn nhu cầu sử
dụng, không có “ý định khai thác giá trị, công dụng” của nó nhƣng chủ sở hữu
ngay sau khi từ bỏ bán cho ngƣời khác sử dụng với tƣ cách là hàng cũ (hàng
second-hand) thì vật chất này không phải là chất thải [13, tr.12].
Trong trƣờng hợp chủ sở hữu từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Vũ Bảo (2010), “Ô nhiễm môi trƣờng đô thị Việt Nam - Thực trạng và
giải pháp”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (4), tr. 36 - 40.

2.

Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định
số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về quản lý chất thải rắn,
Hà Nội.

3.

Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định
số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải và
phế liệu, Hà Nội.

4.

Phạm Mạnh Cƣờng (2014), “Thực trạng công tác thu gom, xử lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Môi trường, (10),
.

5.

Văn Cƣờng (2015), “Cần nhân rộng mô hình xử lý rác thải nông thôn”,
theo baovinhphuc.com.vn.

6.


Nguyễn Ngọc Anh Đào (2012), “Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vận
chuyển chất thải nguy hại”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (20), tr. 51 - 56.

7.

Lƣu Việt Hùng (2009), Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại
Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

8.

Lê Văn Khoa (2010), “Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái
chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở
các đô thị”, theo .

9.

Nguyễn Trọng Lịch (2014), “Vĩnh Phúc – Người dân bức xúc vì bãi rác
thải gây ô nhiễm”, theo baotintuc.vn.

10. Hoàng Phúc (2015), “Góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
rác thải nông thôn”, theo www.vinhphuc.gov.vn.
11. Nguyễn Văn Phƣơng (2006), “Khái niệm chất thải và quy định về xuất,
nhập khẩu chất thải của Cộng hòa Liên bang Đức”, Tạp chí Luật học, (4).

11


12. Nguyễn Văn Phƣơng (2006), “Một số vấn đề về khái niệm chất thải”,
Tạp chí Luật học, (10).
13. Nguyễn Văn Phƣơng (2007), “Pháp luật môi trường về hoạt động nhập

khẩu phế liệu ở Việt Nam,” Luận án Tiến sĩ Luật học, Trƣờng Đại học
Luật Hà Nội.
14. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ
môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, Hà Nội.
15. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Năm (2014), Luật Bảo vệ
môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014, Hà Nội.
16. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm Địa môi trƣờng
và Tổ chức lãnh thổ (2007), “Nhiệm vụ: Điều tra tổng thể nguồn và
lượng chất thải nguy hại trong các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc”.
17. Nguyễn Mạnh Thắng (2014), “Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải
nguy hại ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội.
18. Vũ Thị Duyên Thủy (2008), “Pháp luật về cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải
chất thải nguy hại - Một số hạn chế và giải pháp khắc phục”, Tạp chí
Luật học, (10), tr. 51 - 56.
19. Vũ Thị Duyên Thủy (2009), “Vai trò của pháp luật quản lý chất thải
nguy hại ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (3), tr. 50 - 57.
20. Vũ Thị Duyên Thủy (2009), “Pháp luật về giảm thiểu, phân loại, lƣu giữ
chất thải nguy hại ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, (1), tr. 45 - 49.
21. Vũ Thị Duyên Thủy (2010), “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý
chất thải nguy hại ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội.
22. Trung tâm Từ điển học Vietlex (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

12


23. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2008), Hoàn thiện pháp luật về quản lý

chất thải, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng, trƣờng Đại học Luật
Hà Nội, Nguyễn Văn Phƣơng (chủ nhiệm).
24. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Lý luận nhà nước và
pháp luật, Nxb Công an nhân dân.
25. Phan Thanh Tùng (2013), “Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về
trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động quản lý chất thải (kỳ 1)”,
Tạp chí Tòa án nhân dân, (12), tr.1-6.
26. Phan Thanh Tùng (2013), “Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về
trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động quản lý chất thải (kỳ 2)”,
Tạp chí Tòa án nhân dân, (14), tr. 1 - 7.
27. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Quyết định số 1278/QĐ-UBND
ngày 19/5/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt
nhiệm vụ dự toán thiết kế lập quy hoạch địa điểm thu gom trạm trung
chuyển rác thải tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2020, Vĩnh Phúc.
28. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2013), “Báo cáo thực trạng và giải
pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đô thị, nông thôn và làng nghề trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, (ngày 1/11/2013).
29. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Quyết định số 335/QĐ-UBND
ngày 25 tháng 11 năm 2014 về việc Phê duyệt Đề án bảo vệ mooi trường
Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 – 20120, hướng tới mục tiêu „Thành phố
xanh”, Vĩnh Phúc.
30. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Quyết định số 673/QĐ-UBND
ngày 11 tháng 03 năm 2014 về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất
thải rắn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, Vĩnh Phúc.
31. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Báo cáo tóm tắt về tình hình
phát sinh và công tác quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc, (ngày 17/7/2014).

13



* Trang Web
32. Thực trạng và một số giải pháp về vấn
đề môi trường trên địa bàn Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay”, (cập
nhật ngày 03/01/2009).
33. “Lựa
chọn chủ đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải theo pháp luật về đầu
tư, xây dựng và đấu thầu”, (cập nhật ngày 08/05/2015).
34. “Bảo vệ môi trƣờng bằng “kỷ luật thép” ở
Singapore”, (cập nhật ngày 23/08/2013).

14



×