Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trung lai (LV01879)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

PHAN THỊ HẠNH

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ
ĐỖ TRUNG LAI
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TÙNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Văn Tùng người đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, phòng
Sau đại học - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Viện văn học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Chi ủy, Ban Giám hiệu, các đồng chí
trong tổ nhóm chuyên môn trường THPT Nguyễn Thị Giang, huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt thời gian học tập
và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn nhà thơ Đỗ Trung Lai đã giúp đỡ và cung cấp tài liệu
để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè những người đã động


viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 2 tháng 7 năm 2016
Tác giả luận văn

Phan Thị Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những kết quả nghiên cứu được thể hiện trong luận văn này chưa hề được công bố
ở một công trình của tác giả nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của
mình.
Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2016
Tác giả

Phan Thị Hạnh


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................1
3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu .........................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................5

5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................6
6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................6
NỘI DUNG ................................................................................................................7
Chƣơng 1. VẤN ĐỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT ...................................................7
1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật ..............................................................................7
1.2. Cấu trúc của thế giới nghệ thuật ..........................................................................8
1.2.1. Thế giới nghệ thuật - một chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật ...........................8
1.2.2. Các nguyên tắc kết nối của thế giới nghệ thuật ................................................9
1.2.3. Các yếu tố của thế giới nghệ thuật ..................................................................11
1.2.3.1. Quan niệm nghệ thuật ..................................................................................11
1.2.3.2. Cảm hứng nghệ thuật ...................................................................................19
1.2.3.3. Hình tượng nghệ thuật và hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ ...................22
1.2.3.4. Ngôn từ và giọng điệu ..................................................................................24
1.2.3.5. Không gian nghệ thuật .................................................................................28
1.2.3.6. Thời gian nghệ thuật ....................................................................................30
Tiểu kết: ....................................................................................................................31


Chƣơng 2. CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG
THƠ ĐỖ TRUNG LAI ...........................................................................................32
2.1. Những yếu tố tác động đến thơ Đỗ Trung Lai ...................................................32
2.2. Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác thơ của Đỗ Trung Lai ............................................34
2.2.1. Các tác phẩm và giải thưởng ...........................................................................35
2.2.2. Quan niệm của Đỗ Trung Lai về nghệ thuật và thơ ........................................35
2.2.3. Chặng đường thơ Đỗ Trung Lai ......................................................................37
2.3. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Đỗ Trung Lai .......................................................38
2.3.1. Cái tôi công dân và cảm hứng yêu nước trong thơ Đỗ Trung Lai ..................38
2.3.1.1. Tình yêu tổ quốc...........................................................................................38
2.3.1.2. Cảm hứng thế sự, suy ngẫm về con người, đất nước trong thời bình ..........46
2.3.1.3. Cảm hứng xây dựng cuộc đời mới ..............................................................49

2.3.2. Cái tôi nhân ái và cảm hứng yêu thương con người .......................................52
2.3.2.1. Với những người lính ...................................................................................52
2.3.2.2. Với những người thân trong gia đình, những người dân trên mảnh đất
quê mình ....................................................................................................................56
2.3.2.3. Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp trẻ thơ ...................................................................58
2.3.2.4. Ân tình, sâu sắc trong tình yêu đôi lứa ........................................................61
2.3.3. Cái tôi trải nghiệm và cảm xúc trước thời gian ...............................................67
Tiểu kết: ....................................................................................................................71
Chƣơng 3. PHƢƠNG THỨC KIẾN TẠO THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
THƠ ĐỖ TRUNG LAI ........................................................................................... 72
3.1. Ngôn ngữ thơ tự nhiên, gần gũi với ngôn ngữ đời thường ................................73
3.2. Giọng điệu ..........................................................................................................76
3.2.1. Giọng điệu tâm tình, đồng cảm sẻ chia sâu sắc ..............................................76
3.2.2. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý đầy suy tư .................................................81
3.3. Hình ảnh thơ .......................................................................................................84
3.3.1. Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa ..................................................................86
3.3.2.Hình ảnh bình dị quen thuộc ............................................................................88
3.4. Không gian và thời gian .....................................................................................88


3.4.1. Không gian tâm lý ...........................................................................................89
3.4.2. Ám ảnh thời gian trong thơ Đỗ Trung Lai ......................................................92
3.5. Thể thơ ...............................................................................................................97
3.5.1. Lục bát .............................................................................................................97
3.5.2. Thể thơ 5 chữ ................................................................................................102
3.5.3. Thể thơ tự do .................................................................................................104
Tiểu kết ....................................................................................................................108
KẾT LUẬN ............................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................109



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố của tác
phẩm nghệ thuật. Mỗi yếu tố này được đặt trong mối quan hệ biện chứng, xâu chuỗi với
các yếu tố khác. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu quy luật sáng tạo của chủ
thể nghệ thuật, quan niệm về nghệ thuật, cuộc đời, nhân sinh của người nghệ sĩ.
Thơ trữ tình là biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của nhà thơ. Những cảm
xúc tâm trạng, suy nghĩ của thi sĩ thể hiện trong thế giới nghệ thuật chính là những
biểu hiện của cái tôi và các nguyên tắc thể hiện nó.
Nghiên cứu đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Đỗ Trung Lai”,chúng tôi muốn
chọn cách tiếp cận theo hướng thi pháp học để có thể khai thác được những đặc
trưng thẩm mỹ của một phong cách thơ độc đáo. Chúng tôi cũng hi vọng sau đề tài
này sẽ góp phần đưa ra được một cái nhìn đầy đủ và có hệ thống về tác phẩm của
nhà thơ Đỗ Trung Lai.Chọn nghiên cứu thơ Đỗ Trung Lai bởi đây còn là “một vùng
đất mới”, còn tiềm ẩn những “vỉa quặng” quý chưa được khai phá. Cùng với đó,
việc nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Đỗ Trung Lai giúp cho chúng tôi nâng cao
năng lực nghiên cứu thơ ca, phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu và giảng dạy một
thể loại văn học cơ bản trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu, phân tích tác phẩm văn học là một công việc khó khăn bởi con
đường để đi vào thế giới nghệ thuật của người nghệ sỹ không giản đơn. Mỗi người
nghiên cứu có một cách khác nhau để tiếp cận tác phẩm văn học. Từ thời kìĐổi
mới, trong xu thế giao lưu và hội nhập chung, công tác nghiên cứu văn học đã có
những bước chuyển biến quan trọng, tiếp thu có chọn lọc nhiều hướng nghiên cứu
văn học từ nước ngoài, trong đó hướng tiếp cận tác phẩm theo hướng thi pháp học.
Với hướng này nhiều tác phẩm văn học quen thuộc được soi chiếu dưới nhiều góc
nhìn mới làmánh lên những vẻ đẹp mới, đem lại cho người đọc những cảm nhận thú
vị bất ngờ.

Thi pháp học coi tác phẩm văn học như những thế giới nghệ thuật. Nó khám


2
phá các nguyên tắc tạo nên các thế giới nghệ thuật phân biệt với thực tại, bắt đầu từ
quan niệm nghệ thuật, tiếp theo là các hình thức nhân vật, không gian, thời gian,
kiểu sự kiện và cấu trúc văn bản với các hình thức ngôn từ. Hình thức ngôn từ mang
toàn bộ cái nhìn của nhà văn và các phương diện nêu trên của thế giới nghệ thuật.
Nói cách khác, thi pháp học nghiên cứu cái lí hay là quan niệm nghệ thuật của hình
thức. Cái lí của hình thức thể hiện trong hệ thống các nguyên tắc, phương tiện tạo
dựng thế giới nghệ thuật. Vì thế quan niệm nghệ thuật về con người, quan niệm về
không gian, thời gian như là các yếu tố của thế giới nghệ thuật có vai trò quan
trọng.
Văn học Việt Nam trong một thời gian dài thường chỉ được nghiên cứu như
một loại hình nghệ thuật phản ánh xã hội, một hiện tượng tư tưởng, thế giới quan,
với thi pháp học, văn học đã được nhìn nhận từ phương diện sáng tạo nghệ thuật
Đóng góp cho sự phát triển của thi pháp học ở Việt Nam có nhiều nhà nghiên
cứu với các công trình phát triển lí thuyết, ứng dụng nghiên cứu tác phẩm. Những
người có công đầu phải kể đến những nhà nghiên cứu như Phan Ngọc, Nguyễn
Phan Cảnh, Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Trinh, Đỗ Đức Hiểu, Trần Đình Sử, Lã
Nguyên, Đỗ Lai Thuý… Đặc biệt, Trần Đình Sử xứng đáng được gọi là nhà thi
pháp học Việt Nam với rất nhiềucác chuyên luận và tiểu luận nghiên cứu thi pháp
học.
Các thuật ngữ thế giới nghệ thuật, hình thức quan niệm, quan niệm nghệ
thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, kiểu tác giả, kiểu
nhà thơ, thể tài dân tộc - lịch sử, thể tài thế sự, thể tài đời tư, trữ tình điệu ca, điệu
nói… từ lâu đã trở nên quen thuộc với giới nghiên cứu, được giới nghiên cứu sử
dụng rộng rãi chính là nhờ công lao Việt hóa của Trần Đình Sử. Chính Trần Đình
Sử đã thao tác trên hệ thống lí thuyết ấy để nghiên cứu Thi pháp thơ Tố Hữu (
1987), Những thế giới nghệ thuật thơ ( 1995),Thi pháp Truyện Kiều ( 2002)..., tạo

ra nhiều công trình có sức hấp dẫn mạnh mẽ đến thế đối với giới nghiên cứu phê
bình văn học Việt Nam cũng như tạo nên một cơn sốt nghiên cứu thi pháp học cho
đến tận ngày nay.


3
Điều thú vị là thi pháp học đã được vận dụng hết sức hiệu quả. Vận dụng thi
pháp học để nghiên cứu tác phẩm có thể kể đến một số tác giả và các công trình
như: Nguyễn Thị Bích Hải với Thi pháp thơ Đường(1995); Lê Dục Tú với Quan
niệm con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn,(1997); Phan Diễm Phương với
Lục bát và song thất lục bát-Lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại (1998), Nguyễn
Duy Bắc với Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại,(1998); Lê Lưu Oanh
với Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990 (1998); Phạm Thu Yến với Những thế giới
nghệ thuật ca dao, (1998); Vũ Văn Sĩ, với Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam
1945 – 1995(1999); Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh Tú với Thi pháp truyện ngắn
trào phúng Nguyễn Công Hoan(2001); Nguyễn Đăng Điệp với Giọng điệu trong
thơ tữ tình (2002); Lê Quang Hưng với Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu (2002);
Trần Khánh Thành, Thi pháp thơ Huy Cận (2002); Đào Ngọc Chương vớiThi pháp
tiểu thuyết và sáng tác của E. Hemingwey (2003); Hồ Thế Hà với Thế giới nghệ
thuật thơ Chế Lan Viên (2004)..
Từ hiệu quả đã được kiểm chứng về khả năng của thi pháp học, nên chúng
tôi trong công trình này đã vận dụng hướng tiếp cận thi pháp học nghiên cứu thế
giới nghệ thuật thơ Đỗ Trung Lai.
Đỗ Trung Lai sinh ngày 7 tháng 4 năm 1950 tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ
Đức, tỉnh Hà Tây, hiện ông đang sinh sống và sáng tác ở Hà Nội. Ông là Đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991.
Tốt nghiệp khoa Vật lý,Trường Đại học sư phạm Hà Nội, nhà thơ Đỗ Trung
Lai từng làm giáo viên trường Văn hoá quân đội, phóng viên rồi Phó Trưởng phòng
báo Quân đội Nhân dân cuối tuần….. Ngoài làm thơ Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh,
làm báo, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày.

Tuy sáng tác không sớm nhưng Đỗ Trung Lai đã để lại số tập thơ tiêu biểu như:
Đêm sông Cầu (thơ, 1990); Anh em và những người khác (thơ, 1990); Đắng chát
và ngọt ngào (1991) Thơ và tranh (1998) và Ơ thờ ơ (2003).
Đỗ Trung Lai là nhà thơ ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của công
chúng, các tác phẩm của ông tạo được sự chú ý của dư luận và bạn đọc.


4
Tuy nhiên cho đến nay, các ý kiến đánh giá về tác phẩm của Đỗ Trung Lai
còn lẻ tẻ, chưa thu hút được nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi. Viết về tác giả và
tác phẩm của Đỗ Trung Lai đáng chú ý có một số bài viết sau:
Trần Hoàng Thiên Kim trên báo Văn nghệ công an online ra ngày 5/5/2011
với bài “Nhà thơ Đỗ Trung Lai: Ngẫm ngợi tuổi 60” cho rằng: Thơ Đỗ Trung Lai
có triết lý sâu xa, ngôn ngữ hàm súc, hình ảnh phong phú. Nhiều lúc ông tưng tửng
đến kiêu ngạo, nhưng cái lõi tâm trạng của ông vẫn là một nỗi buồn nhân thế.
Lê Lanh trong “Đọc 30 bài thơ của Đỗ Trung Lai đăng trên trang tin tức
trannhuong.net ra ngày 16.08.2015 khẳng định: “Thơ Đỗ Trung Lai đậm đà bản sắc
dân tộc, sáng tạo có kế thừa văn học truyền thống, nhất là ca dao dân ca, truyện
Kiều… Ám ảnh thơ Đường nhưng không ngoại lai. Một nhà thơ viết có trách nhiệm,
luôn săn tìm cái mới”. Mặt khác, Lê Lanh còn nhìn thấy trong thơ Đỗ Trung Lai có
một nét riêng với rất nhiều nhà thơ khác. Không trau chuốt về hình thức, không
nặng nề về cách thức thể hiện trên mỗi trang thơ bởi trước nhất ở anh là một nhà thơ
mang cốt cách chiến sỹ. Bởi Đỗ Trung Lai nguyên là một sinh viên “Xếp bút nghiên
theo việc binh đao”. “Thơ không cần bình mà ai đọc cũng hiểu,cũng mê với bất cứ
đối tượng ở trình độ văn hoá nào. Thơ ấy mới khó. Rất khác với loại thơ “cách
tân”, có khi người học vấn tới bậc giáo sư, miệng vẫn lẩm bẩm: “Sao mình ngu thế
!...” rồi phải gấp tờ báo lại !”.
Trong lời mở đầu của tập thơ Anh, Em và những người khác nhà thơ Vũ
Quần Phương cho rằng : „Tư duy thơ Đỗ Trung Lai đã vào độ chín, anh biết cách
chọn lọc ra chất thơ giữa vẻ lộn xộn của đời sống hiện thực. Anh đề cập đã có cái

nhìn bao trùm xã hội, đã cập đến vấn đề sống còn của cõi người. Thơ anh đang mở
ra phong phú, phức tạp. Nhưng đấy cũng là chỗ đòi hỏi anh phải nỗ lực trong cảm
thụ lẫn nhận thức. Anh đã có một hướng riêng nhưng để đi tới đích và chỉ đi tới
đích khi lòng anh đủ rộng và trí anh đủ sâu để hiểu được những nỗi niềm. Những
bài thơ đi quá sức cảm, sức nghĩ của người viết rất dễ thành khô khan, khoa trương
hoặc sa và hình thức chủ nghĩa ». Những ý kiến đó của Vũ Quần Phương trong tập
thơ đã gợi mở cho chúng tôi những cảm nhận riêng khi khảo sát tập thơ Anh, Em và


5
những người khác cũng như những tập thơ khác của Đỗ Trung Lai.
Trên đây là một số bài viết về thơ và con người trong thơ Đỗ Trung Lai.
Nhìn chung, việc nghiên cứu thơ Đỗ Trung Lai hầu như chưa được quan tâm, chú ý,
chưa xứng với đóng góp nghệ thuật của Đỗ Trung Lai đối với thi đàn Việt Nam
đương đại.

Vì vậy, với đề tài này, chúng tôi cố gắng đưa ra một cái nhìn hệ thống

và khoa học về thơ Đỗ Trung Lai.
3. Nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Đỗ Trung Lai, hay là tìm hiểu
thơ Đỗ Trung Lai trong quan hệ nội tại thống nhất giữa tư tưởng cảm xúc và hình
thức biểu hiện qua toàn bộ sáng tác của nhà thơ. Luận văn cần nêu bật được những
đặc điểm cơ bản của thế giới nghệ thuật thơ Đỗ Trung Lai.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là thế giới nghệ thuật thơ Đỗ Trung Lai
Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của công trình
là 102 bài thơ được in trong 3 tập thơ của anh (Trừ những bài được in lại)
1. Đêm sông Cầu (1990)

2. Anh, Em và những người khác (1990)
3. Ơ thờ ơ (2013)
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Thế giới nghệ thuật là một vấn đề của thi pháp học, do đó chúng tôi ứng
dụng cách tiếp cận thi pháp học đối với các tác phẩm thơ Đỗ Trung Lai.
4.2. Phương pháp hệ thống, loại hình
Chúng tôi quan niệm sáng tác thơ của Đỗ Trung Lai là một chỉnh thể nghệ
thuật trọn vẹn và mang tính hệ thống. Vì thế khi nghiên cứu chúng tôi đặt các tác
phẩm thơ trong một hệ thống chung.Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chú ý đến việc đặt
các tác phẩm thơ Đỗ Trung Lai, các vấn đề nghiên cứu trong các loại hình.
4.3. Phương pháp thống kê phân loại
Phương pháp này sẽ giúp cho việc phân tích những nhận xét về thơ Đỗ


6
Trung Lai có chứng cứ cụ thể. Mặt khác nó giúp cho việc so sánh đối chiếu có thêm
sức thuyết phục.
4.3. Phương pháp so sánh
Nhằm phát hiện những nét độc đáo riêng biệt của Đỗ Trung Lai so với các
nhà thơ khác. Đồng thời thấy được những cách tân độc đáo của thơ anh trong dòng
chảy của thơ đương đại.
4.5. Cùng với đó là một số thao tác khoa học: Phân tích, tổng hợp……
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn nêu một cách hệ thống, có cơ sở khoa học về các đặc điểm cơ bản
của thế giới nghệ thuật thơ Đỗ Trung Lai.
Luận văn đóng góp vào việc nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ ca thông qua
việc nghiên cứu tác phẩm của một nhà thơ trong cái nhìn tổng thể. Đây là một
hướng nghiên cứu khả quan nhằm nắm bắt được giá trị nghệ thuật của thơ.
Kết quả của luận văn sẽ góp phần phục vụ công tác giảng dạy và học tập

trong nhà trường.
6. Cấu trúc luận văn
Phần mở dầu
Phần nội dung gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1: Vấn đề thế giới nghệ thuật
Chƣơng 2: Cái tôi trữ tình và cảm hứng nghệ thuật trong thơ Đỗ Trung Lai
Chƣơng 3: Phương thức kiến tạo thế giới nghệ thuật thơ Đỗ Trung Lai
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo


7
NỘI DUNG
Chƣơng 1
VẤN ĐỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật do người nghệ sĩ sáng tạo ra. Một mặt nó phản ánh hiện
thực, mặt khác nó biểu hiện những khát vọng chân, thiện, mĩ của chủ thể sáng tạo.
Thế nào là thế giới nghệ thuật là một vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu trong
nhiều tài liệu đề cập.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thế giới nghệ thuật là “khái niệm chỉ tính
chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng: sáng tác
nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng,
khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý của con người, mặc dù nó
phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng,
có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá
trị riêng... Như vậy,khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về
tư duy nghệ thuật của sáng tạo nghệ thuật có cội nguồn trong thế giới quan, văn
hoá chung, văn hoá nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ” [24, tr.303]
Giáo trình Lí luận văn học khẳng định: “Gọi bằng thế giới nghệ thuật bởi vì

đó là cấu tạo đặc biệt, có sự thống nhất không tách rời, vừa có sự phản ánh thực
tại, vừa có sự tưởng tượng sáng tạo của tác giả, có sự khúc xạ thế giới bên trong
của nhà văn. Thế giới này chỉ có trong tác phẩm và trong tưởng tượng nghệ
thuật…Thế giới nghệ thuật là thế giới tư tưởng, thế giới thẩm mỹ, thế giới tinh thần
của con người” [83,tr.81] và “một thế giới nghệ thuật nhất định với tư cách là hệ
thống không chỉ đặc trưng cho tác phẩm đó, mà còn đặc trưng cho cả nhà văn nói
chung…Nghiên cứu cấu trúc của thế giới nghệ thuật vừa cho ta hiểu hình tượng
nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa có thể khám phá
thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình thành phong
cách nghệ thuật” [83,tr.83].


8
Theo Nguyễn Đăng Mạnh: “Thế giới nghệ thuật của nhà văn hiểu đúng
nghĩa của nó là một chỉnh thể, đã là chỉnh thể tất phải có cấu trúc nội tại theo
những nguyên tắc thống nhất, cũng có nghĩa là quan hệ nội tại giữa các yếu tố phải
có tính quy luật” [98,tr.78]
Từ những định nghĩa trên, chúng tôi đi đến cách hiểu về thế giới nghệ thuật
như sau: Thế giới nghệ thuật là thế giới hình tượng được sáng tạo, xây dựng trong
tác phấm nghệ thuật theo những nguyên tắc tư tưởng – thẩm mĩ nhất định của người
nghệ sĩ. Đó là một chỉnh thể nghệ thuật sống động, cảm tính, được “xây cất” bằng
vật liệu ngôn từ và các phương thức, phương tiện nghệ thuật đặc thù. Là đứa con
tinh thần của nghệ sỹ. Vì vậy thế giới nghệ thuật luôn hàm chứa và thể hiện quan
niệm riêng của người nghệ sỹ về thế giới, con người và mang sự sáng tạo. Đó không
phải là một thế giới tĩnh mà là một thế giới động, phản ánh những biến chuyển tinh
vi và phức tạp trong tư tưởng của người nghệ sĩ.
1.2. Cấu trúc của thế giới nghệ thuật
1.2.1. Thế giới nghệ thuật - một chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật
Tính chỉnh thể là sự tập hợp, tổng hợp các mặt, các yếu tố bộ phận tạo thành.
Đó chính là sự thống nhất, logic giữa cái chủ quan và cái khách quan; hiện thực với

lý tưởng; hình thức với nội dung, thậm chí cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên... Tính
chỉnh thể được hiểu rất đa dạng và phong phú. Chỉnh thể của một tác giả, tác phẩm,
một trào lưu văn học, một giai đoạn hay một nền văn học. Trong chỉnh thể lớn lại
bao gồm các chỉnh thể nhỏ hơn, có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Vì vậy,
tiếp cận tác phẩm văn học đầy đủ nhất là tiếp cận nó trong chỉnh thể nghệ thuật. Chỉ
trong chỉnh thể nghệ thuật, ý nghĩa của tác phẩm mới biểu hiện một cách đầy đủ
nhất, rõ nét nhất. Và ở đó nội dung và hình thức vừa có mối quan hệ biện chứng với
nhau vừa thể hiện quy luật của chỉnh thể tác phẩm, chỉnh thể nghệ thuật, vừa thể
hiện được cấu trúc nội tại của thế giới nghệ thuật tác phẩm.
Chỉnh thể nghệ thuật là một cấu trúc đa tầng, nhiều cấp độ, từ thấp đến cao.
Tính chỉnh thể khiến các yếu tố trong thế giới nghệ thuật chi phối lẫn nhau, phụ
thuộc vào nhau, vì vậy khi một yếu tố thay đổi có thể kéo theo sự thay đổi của hàng


9
loạt các yếu tố khác. Điều đó có nghĩa một tác phẩm nghệ thuật đích thực, có giá trị
lớn là một cấu trúc đa thanh, đa giọng, một thế giới nghệ thuật sinh động, một sinh
mệnh đời sống trong mối quan hệ nhiều chiều. Bên cạnh đó, thế giới nghệ thuật là
thế giới riêng tạo ra từ các nguyên tắc và tư tưởng nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật là
sản phẩm của sự kết hợp hài hòa, sự xuyên thấm giữa yếu tố khách quan của bức
tranh hiện thực đời sống bên ngoài với yếu tố chủ quan sáng tạo, độc đáo của người
nghệ sĩ theo nguyên tắc nhất định về tư tưởng và nghệ thuật.
Nghiên cứu thế giới nghệ thuật của tác phẩm, khám phá được tính chỉnh thể
có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm hiểu cách cảm nhận thế giới cũng như quan
niệm tư tưởng của nhà văn. Lê Tiến Dũng cho rằng: “Qua văn bản ngôn từ người
đọc bắt gặp bức tranh đời sống, một thế giới như ta đã gặp đâu đó trong đời, lại
như chưa gặp bao giờ...Người ta gọi lớp này là lớp thế giới nghệ thuật hay là lớp
hình tượng. Mỗi nhà văn, mỗi thời đại văn học sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật
riêng. Tiếp nhận được thế giới này là cơ sở để hiểu tư tưởng - nghệ thuật của tác
phẩm, cảm nhận được những gì nhà văn miêu tả, kí thác cũng như cái nhìn, quan

niệm của nhà văn về con người, cuộc sống” [10,tr.11].
Từ những quan niệm trên, có thể thấy thế giới nghệ thuật không đơn thuần là
vấn đề hình thức mà trong tính chỉnh thể của nó, hình thức thẩm mĩ luôn được thẩm
thấu, chuyển hóa trong một nội dung thích hợp.Thông qua thế giới nghệ thuật của
một tác giả ta có thể phân biệt được chỗ sâu sắc, tư tưởng nghệ thuật độc đáo của
tác giả ấy với tác giả khác.
1.2.2. Các nguyên tắc kết nối của thế giới nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể một chỉnh thể toàn vẹn thống nhất được
tạo nên bởi các nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật riêng. Những nguyên tắc này có ý
nghĩa tương đối ổn định trong từng thời kỳ. Đây là một trong những căn cứ để nhận
biết giai đoạn văn học. Trong sáng tạo nghệ thuật, nghệ thuật và tư tưởng không
bao giờ tách rời nhau mà nó là một thể thống nhất cùng biểu hiện tư tưởng và sáng
tạo của nhà văn. Tất nhiên tư tưởng sẽ định hướng cho sáng tạo. Teskhov đã nói:


10
''Nếu như có một tác giả nào đó mà khoe với tôi rằng anh ta đã viết một thiên
truyện không có dự định từ trước thì tôi sẽ gọi anh ta là thằng rồ”. [85,tr.1l].
Các nguyên tắc kết nối thế giới nghệ thuật “không phải là sự tổng hợp những
phương thức, thủ pháp, biện pháp nghệ thuật mà gắn chặt với thế giới quan nhưng
không phải bị đồng nhất thế giới quan . . . Thế giới quan này được thể hiện bằng
các nguyên tắc cụ thể " [82,tr.6]. Như vậy, nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật chịu sự
chi phối của quan điểm tư tưởng thế giới quan, nhân sinh quan, quan niệm, quan
điểm nghệ thuật của cá nhân và thời đại.
Do quan niệm ở mỗi thời kì thay đổi đã kéo theo sự thay đổi của các nguyên
tắc tư tưởng nghệ thuật. Trong phương pháp sáng tác huyền thoại dân gian (theo Hà
Minh Đức) nguyên tắc thần thánh hoá là chủ yếu. Từ quan niệm con người là sản
phẩm của thượng đế đã tạo ra cho các tác giả dân gian một thế giới quan thần thoại
lẫn thế giới quan dựa trên chủ nghĩa duy vật chất phác. Thế giới quan này làm nảy
sinh tư tưởng cảm hứng lớn về sức mạnh và tin vào số mệnh. Vì vậy, nhân vật là:

thần, thánh, tiên, phật…. Nếu là người thì có phép thuật kì lạ như Tấm, Sọ Dừa...
Các nhân vật này được tạo nên từ trí tưởng tượng phong phú nhằm giải thích những
điều con người chưa biết và thể hiện ước mơ của họ.
Ước lệ tượng trưng, qui phạm, là nguyên tắc của phương pháp sáng tác cổ
điển.Từ quan niệm con người là con người chung, gắn liền với thiên nhiên vũ trụ,
họ đã lấy vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ làm thước đo giá trị con người. Do lấy cảm
quan vũ trụ làm chủ đạo để giãi bày quan điểm, tư tưởng nên hệ thống nhân vật đầy
tính ước lệ tượng trưng, mang tính lý tưởng hoá cao. Trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du khi miêu tả tài sắc của chị em Thuý Kiều ông đã lấy thiên nhiên để
miêu tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều.
…Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Làn thu thuỷ nét xuân sơn


11
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. . .
(Truyện Kiều)
Mặt khác khi miêu tả thiên nhiên cũng bị bó gọn trong khuôn khổ của phong,
vân, tuyết, nguyệt, tùng, cúc, trúc, mai.
Trong phương pháp sáng tác lãng mạn, các nghệ sỹ lấy việc biểu hiện “cái
tôi nội cảm” làm nguyên tắc chủ yếu. Từ chỗ thất vọng với thực tại, họ hoặc quay
về với quá khứ hoặc hướng tới tương lai. Họ coi nghệ thuật là nơi trú ngụ của tâm
hồn mình và quan niệm nghệ thuật chỉ sống với mình hơn là sống với đời. Vì thế
đối với họ nghệ thuật chủ yếu biểu hiện cái tôi với tất cả những biến thái dù nhỏ
nhất của tâm hồn và lấy luôn cái tôi làm thước đo giá trị. Nguyên tắc này phổ biến
trong dòng văn học lãng mạn của nước ta, nhất là phong trào Thơ mới những năm
1932 - 1945 .

Không đề cao tư tưởng phóng túng và cái tôi như phương pháp lãng mạn,
xuất phát từ hiện thực đời sống, từ quan niệm văn học phải phản ánh trung thực đời
sống, phương pháp sáng tác hiện thực lấy nguyên tắc tả thực làm cơ bản. Nguyên
tắc này yêu cầu việc xây dựng hệ thống nhân vật phải được bắt đầu từ những chi tiết
chân thực. Đó phải là các chi tiết đắt, tiêu biểu và có ý nghĩa cao trong việc phản
ánh đời sống cũng như tư tưởng thái độ của người viết. Các chi tiết chân thực điển
hình rất quan trọng trong việc xây dựng hình tượng điển hình. Chi tiết càng điển
hình thì giá trị biểu hiện cuộc sống càng lớn.
Đây là những nguyên tắc cơ bản nhưng không phải là độc quyền của bất kỳ
phương pháp nào.Trong sáng tác, các nguyên tắc này vẫn có sự giao thoa với nhau.
Mức độ giao thoa ít hay nhiều là tuỳ thuộc vào ý đồ của người sáng tác.Việc xây
dựng các nguyên tắc cơ bản vừa thể hiện thế giới quan của nhà văn vừa biểu hiện
thế giới quan niệm chung có tính thời đại.
1.2.3. Các yếu tố của thế giới nghệ thuật
1.2.3.1. Quan niệm nghệ thuật
- Quan niệm về thế giới


12
Thế giới được tạo nên bởi thiên nhiên, vũ trụ và con người. Nhưng quan
niệm về thế giới lại không giống nhau. Quan niệm về thế giới được hình thành dựa
trên các yếu tố hình thái ý thức xã hội( triết học, chính trị,đạo đức, tôn giáo…).
Trong đó, triết học đóng vai trò là hạt nhân, nền tảng cho các hình thái ý thức xã hội
khác.
Thế giới luôn biến đổi và sự hiểu biết của con người về thế giới cũng thay
đổi. Do đó, quan niệm về thế giới của mỗi người, của nhân loại cũng thay đổi theo
hướng ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn.
Lịch sử phát triển quan niệm về thế giới của con người từ thế giới huyền
thoại, thế giới tôn giáo đến thế giới quan triết học.
+ Thế giới quan huyền thoại: Là phương thức cảm nhận thế giới của người

nguyên thuỷ, có đặc điểm là các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng,
hiện thực và tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và cái người hoà quyện nhau
thể hiện quan niệm về thế giới.
+ Thế giới quan tôn giáo: Niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu, tín ngưỡng
cao hơn lý trí, cái ảo lấn át cái thật, cái thần trội hơn cái người.
+ Thế giới quan triết học diễn tả quan niệm dưới dạng hệ thống các phạm
trù, qui luật đóng vai trò như những bậc thang trong quá trình nhận thức.
Như vậy, triết học được coi như trình độ tự giác trong quá trình hình thành
phát triển của quan niệm nghệ thuật về thế giới. Triết học là hạt nhân lý luận của
quan niệm nghệ thuật, đóng vai trò định hướng, củng cố và phát triển quan niệm của
mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử.
Trong triết học, chủ nghĩa duy tâm quan niệm thế giới là hiện tượng tinh
thần, tồn tại bất biến. Chủ nghĩa duy vật lại quan niệm thế giới là hiện tượng vật
chất luôn vận động biến đổi. Tuy khác nhau trong quan niệm nhưng nội dung giống
nhau, đó là: triết học nghiên cứu thế giới một cách chỉnh thể, tìm ra những quy luật
chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể, của xã hội loài người và thể hiện nó
một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.


13
Trong văn học quan niệm về thế giới không đơn giản là vật chất hay tinh
thần mà được biểu hiện ở điểm nhìn nghệ thuật.Dựa trên sự cảm nhận của cá nhân
về một thế giới để thoả mãn sự tồn tại của nó. Tương ứng với mỗi quan niệm về thế
giới là một thế giới nghệ thuật, vì thế việc tìm hiểu quan niệm này phải xét trong
từng thế giới nghệ thuật cụ thể.
- Quan niệm về nghệ thuật:
Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về nghệ thuật. Quan niệm về
nghệ thuật rất phức tạp Platon cho rằng: “nghệ thuật là bản sao lại của một bản sao,
là sự bắt chước của sự bắt chước". Arixtốt trên lập trường của chủ nghĩa duy vật,
đã coi nghệ thuật là một trong những hình thái hoạt động nhận thức của con người,

là phương tiện thanh lọc tình cảm, v.v...
Hêghen coi nghệ thuật là “tư duy trong các hình tượng”, hoặc “hình tượng” ,
“dưới con mắt chúng ta không phải là bản chất trừu tượng, mà là hiện thực cụ thể
của bản chất”. Nhưng thực chất bản chất của nghệ thuật theo quan điểm của
Hêghen, cũng chỉ là một giai đoạn trong qúa trình phát triển của “tinh thần tuyệt
đối”, là sự “hồi tưởng” hoặc “đào sâu tất cả qúa trình mà nó đã kinh qua”.
Biêlinxki cho rằng nghệ thuật là sự phản ánh hiện thực một cách sáng tạo
bằng hình tượng nghệ thuật. Nhưng đến Tsecnưsépxki, một nhà mỹ học lỗi lạc Nga
thế kỷ XIX đã tiến xa hơn Biêlinxki với cống hiến của ông trong qúa trình phát triển
tư tưởng mỹ học, và đã đạt đến đỉnh cao của những quan niệm duy vật trong lịch sử
mỹ học trước C. Mác về nghệ thuật.Còn Tecnưsépxki coi nghệ thuật là phương tiện
để nhận thức hiện thực.
Vấn đề nghệ thuật, bản chất của nghệ thuật chỉ có thể được giải quyết một
cách đầy đủ và triệt để từ lập trường của mỹ học Mác-Lênin, - mỹ học được xây
dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Quan niệm mácxít nhìn nhận nghệ thuật là một hiện tượng có tính lịch sử gắn
liền với sự phát triển xã hội, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù. Cho
nên, đối tượng của nghệ thuật vừa là quan hệ của con người với thế giới, vừa là
chính bản thân con người với tất cả các mặt của nó như: tâm lý, tình cảm, đạo đức,


14
tư tưởng, xã hội, v.v. Nghệ thuật không những xem xét con người trong tính chỉnh
thể của nó, mà còn đi sâu vào những điều kỳ diệu, bí ẩn nhất của tự nhiên, xã hội;
Tất cả những gì còn nằm ở tầng sâu mà ý thức con người khoa học cụ thể không thể
phát hiện, thể hiện được.
Từ đó cho thấy quan niệm mácxít có cái nhìn biện chứng, toàn diện và khoa
học về bản chất nghệ thuật, khi lấy hoạt động của con người làm nền tảng cho sự
nảy sinh, tồn tại và phát triển nghệ thuật.
- Quan niệm về các phạm trù thẩm mỹ

Các phạm trù mĩ học chính là những khái niệm mĩ học chung nhất phản ánh
những tri thức khái quát của con người về những hiện tượng thẩm mĩ được bộc lộ
trong quan hệ thẩm mĩ giữa con người đối với tự nhiên và xã hội. Trong số các
phạm trù mĩ học, phạm trù rộng nhất là thẩm mỹ nó bao gồm các phạm trù phổ
biến: cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài. Đó là những phạm trù thẩm mỹ cơ bản. Nếu
ý thức thẩm mỹ là khái niệm thể hiện chủ thể thẩm mỹ bao quát nhất thì khi biểu
hiện đối tượng thẩm mỹ, người ta sử dụng khái niệm cái thẩm mỹ. Đó là phạm trù
thẩm mỹ bao trùm lên các phạm trù thẩm mỹ cụ thể, cơ bản và không cơ bản. Cái
thẩm mỹ gồm cả phạm trù thẩm mỹ tích cực lẫn phạm trù thẩm mỹ tiêu cực. Cơ sở
của sự phân chia là xét xem phạm trù thẩm mỹ ấy có phù hợp với quy luật phát triển
tất yếu của sự sống, lịch sử và xã hội hay không. Tiếng gà trống đánh thức buổi
bình minh mở đầu một ngày lao động giàu ý nghĩa được con người coi là đẹp. Nấm
độc giàu màu sắc sặc sỡ vẫn bị xem là xấu. Cái chết của Hitler kết thúc mối hiểm
họa của chủ nghĩa phát xít hủy diệt không thương tiếc nền văn minh của loài người
bị coi là xấu. Trong khi sự ra đi của Hồ Chí Minh lại mang vẻ đẹp sáng ngời.
Với tất cả những lý do đó, cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hùng là các phạm trù
thẩm mỹ tích cực; còn cái xấu, cái thấp hèn, cái hài, là các phạm trù thẩm mỹ tiêu
cực. Trong đó cái đẹp được coi là vị trí trung tâm trong hệ thống các phạm trù thể
hiện đối tượng thẩm mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà bên cạnh nghệ thuật, cái đẹp
lại được con người trong các thời kỳ lịch sử quan tâm tìm hiểu nhiều đến như vậy.
Người ta cũng có thể định nghĩa cái xấu – phạm trù thẩm mỹ sóng đôi đối lập với


15
cái đẹp, bằng việc đảo ngược toàn bộ thuộc tính của cái đẹp. Với ý nghĩa ấy, mọi
hiện tượng và các quá trình càng xấu thì càng xa lạ với cái đẹp. Cái hài là gì nếu
không phải là sự phá bỏ sự hài hòa vốn là đặc tính nổi bật của cái đẹp. Cái hài lại ưa
đội lốt cái đẹp. Càng đội lốt cái đẹp, cái hài càng đáng phỉ báng, giễu cợt. Thế còn
cái cao cả? Không ít người xem cái cao cả như là cái đẹp ở mức độ phát triển rực
rỡ. Như Kant và Tsecnưsepxki. Hai ông nhấn mạnh đến “vẻ đẹp đồ sộ”, “vẻ đẹp

quảng tính” khi nói về bản chất của cái cao cả.Vị trí trung tâm của cái đẹp còn đặc
biệt được bộc lộ trong hình thái biểu hiện cao nhất của mối quan hệ thẩm mỹ là
nghệ thuật. Cái đẹp bao giờ cũng là mục tiêu hướng tới của những nghệ sĩ chân
chính xưa nay. Đối tượng đẹp khách quan luôn được nghệ thuật coi trọng. Tư
tưởng, tình cảm đẹp bao giờ cũng là khát vọng biểu hiện của nghệ thuật chân chính
xưa nay. Tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi một vẻ đẹp hoàn thiện từ hình thức đến nội
dung. Vì vậy, nghệ thuật sẽ trở nên vô vị, vô định hướng nếu xa rời hoặc bỏ rơi cái
đẹp. Tuy nhiên các phạm trù thẩm mỹ gắn bó và sự chuyển hóa qua lại tinh tế và
sâu sắc. Nhận thức buộc ta phải chia ra tương đối rạch ròi để có thể phân định, phân
biệt. Bởi thực tế, các phạm trù thẩm mỹ không tồn tại độc lập, tách biệt nhau.
Mỗi cái thẩm mỹ gắn liền với cảm xúc của người nghệ sỹ được người nghệ
sỹ khái quát để mang một ý nghĩa biểu trưng ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Cái thẩm mỹ “Vừa bất biến” (một cảm hứng duy nhất xét về loại hình), “Vừa khả
biến” (có bản chất xã hội, lịch sử về các xung đột tinh thần, tư tưởng mà nó biểu
hiện) [1,tr.35].
- Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời
Sứ mệnh cao cả của văn chương là phản ánh một cách sinh động và trung
thực về con người. Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nhận định “Văn học và cuộc
sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” Macxim Gorki đã từng
khẳng định: “Văn học là nhân học”. Đó là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người.
Do vậy, con người chính là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh,
ma quỉ, đồ vật, hoặc đơn giản là miêu tả các nhân vật, văn học đều nhằm mục đích
miêu tả và thể hiện vào con người.


16
Truyện cổ tích, thần thoại miêu tả thần linh, ma quỷ, địa ngục, đồ vật...là nói
đến cái hiện thực tồn tại trong đầu óc con người, góp phần thể hiện ước mơ, khát
vọng con người.
Tóm lại, trong văn học, yếu tố con người được nói đến như một điều tất yếu.

Con người là trung tâm của văn học, là đối tượng chủ yếu mà các nhà văn, nhà thơ
khao khát hướng đến. Mặt khác, người ta không thể miêu tả về con người, nếu
không hiểu biết, cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định. Điều này tạo
thành chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học.
Có rất nhiều quan niệm nghệ thuật về con người. Giáo sư Trần Đình Sử cho
rằng: "Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu
biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được
thể hiện trong tác phẩm của mình” [77,tr.15]. Từ điển Thuật ngữ văn học định
nghĩa : “Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong của sự chiếm
lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các
phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của
hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật.” [24,tr.275].
Qua đó ta thấy, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên
đều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người. Chúng
ta có thể hiểu quan niệm nghệ thuật về con người một cách khái quát như sau: Quan
niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt
nghĩa lí giải về con người của nghệ sĩ. Đó là quan niệm mà họ thể hiện trong từng
tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ
quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so
với đối tượng.
Quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa “có tính phổ quát, tột
cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con
người”

Nhưng mọi cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách lí giải về con người

của nhà văn đều là sản phẩm của lịch sử, xã hội và văn hóa thời đại nhà văn sáng
tác. Không chỉ vậy quan niệm nghệ thuật về con người còn mang dấu ấn sáng tạo



17
của người nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ. Bởi vậy, quan niệm nghệ thuật về
con người của văn học trung đại sẽ khác văn học hiện đại.
Trong văn học trung đại, con người được khái quát qua các hình tượng: con
người vũ trụ (Con người là một yếu tố trong mô hình vũ trụ: Thiên - Địa - Nhân hợp
thành "Tam Tài". Con người sống trong vòng "Thiên phú địa tái" (Trời che, đất
chở). Cho nên, quan niệm “Thiên – Địa – Nhân” hay “Thiên Nhân tương cảm” cổ
xưa ấy đã chi phối nhiều đến sự biểu hiện trong tác phẩm nghệ thuật. Do đó thơ văn
trung đại thường chỉ xuất hiện một con người đứng trước trời đất; con người đấng
bậc (Truyện Kiều của Nguyễn Du). Cách miêu tả của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
chịu sự chi phối của quan niệm đấng bậc về con người. Trong quan niệm của ông,
những con người như Kim Trọng, Thúy Kiều, Từ Hải là những “đấng”, những
“bậc” đáng kính trọng. Họ là “đấng tài hoa” (Đạm Tiên); “bậc tài danh” (Kim
Trọng); “bậc bố kinh” (Thúy Kiều); “đấng anh hùng” (Từ Hải)... Đối với những
nhân vật ấy, tác giả dành cho những lời trang trọng, tượng trưng. Còn Tú Bà, Mã
Giám Sinh là bọn vô loài, bọn chúng không có mẫu mực gì cả, mỗi đứa một vẻ, đều
là “tuồng” vô lại. Bọn chúng được miêu tả theo đặc tính thực tế về nghề nghiệp cá
nhân theo kiểu “Thoắt trông nhờn nhợt màu da”, hoặc: “Mày râu nhẵn nhụi, áo
quần bảnh bao”… rất hiện thực.); con người đạo đức (Toàn bộ xã hội trung đại
được nhìn nhận trong một hệ thống tôn giáo đạo đức). Cho nên, con người luôn
được nhìn nhận ở phương diện đạo đức luân lí. Vì thế, văn chương xưa chia xã hội
thành hai tuyến: thiện – ác, tốt – xấu với mục đích, chức năng nổi bật là giáo huấn.
Đến văn học hiện đại, quan niệm nghệ thuật về con người lại có sự thay đổi, trong
giai đoạn 1945-1975; quan niệm nghệ thuật về con người được thể hiện ở dạng thức biểu
hiện: con người sử thi và con người cá nhân. Giai đoạn sau 1975, quan niệm nghệ thuật
về con người lại được thể hiện ở những cung bậc đa dạng hơn: con người tự ý thức; con
người bi kịch; con người tự nhiên - bản năng; con người vô thức - tâm linh...
Quan niệm nghệ thuật về con người cũng là tiêu chí tối ưu để nhận diện, so
sánh tác giả, tác phẩm và những hiện tượng văn học lớn. Ví như có thể so sánh quan
niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Du trong Truyện Kiều với quan niệm



18
nghệ thuật về con người của Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều truyện.
Ngay trong một nhà văn, sự thay đổi quan niệm về con người trong từng tác phẩm
là biểu hiện cho sự thay đổi về tư duy nghệ thuật. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu
sau 1975 không còn mang tính chất sử thi, không còn vẻ đẹp lãng mạn, toàn màu
hồng như nhân vật Nguyệt, Lãm trong Mảnh trăng cuối rừng mà là kiểu nhân vật tự
đối diện với chính mình, đứng trước toà án lương tâm. Bức tranh, Chiếc thuyền
ngoài xa,… Nguyễn Minh Châu đều khai thác ở góc nhìn nhân cách, là một người
đối diện với một người. Và sự đổi mới tư duy nghệ thuật ấy đã làm cho Nguyễn
Minh Châu trở thành người mở đầu tinh anh cho văn học trong qua trình đổi mới.
Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng và hệ thống phương tiện
biểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật cũng có sự khác nhau quan trọng.
Quan niệm nghệ thuật về con người cũng là sản phẩm của văn hóa tư tưởng.
“Quan niệm con người là hình thức đặc thù nhất cho sự phản ánh nghệ thuật, trong
đó thể hiện sự tác động qua lại của nghệ thuật với các hình thái ý thức xã hội khác”
[100]. Thời trung đại phương Tây, người ta xem con người là sản phẩm sáng tạo
của Chúa Trời; từ thời Phục Hưng đến Khai Sáng thì con người được xem là sản
phẩm của tự nhiên; từ thế kỷ XIX thì xem con người là sản phẩm vừa của tự nhiên,
vừa của xã hội.
Quan niệm nghệ thuật về con người tạo thành nhân tố vận động của nghệ
thuật. Và khi nhà văn miêu tả những con người là kết quả của sự vận động ấy thì sẽ
làm văn học đổi mới. Có ý kiến cho rằng, mọi sự thay đổi trong văn học đều bắt
nguồn từ sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người. Do vậy, đi sâu khám
phá quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học là bước đi ngắn nhất để
chúng ta đến gần với cái bản chất nội tại của tác phẩm, nắm được sự thay đổi, cách
tân và vận động của cả một giai đoạn, một thời kì văn học trung đại, đồng thời nêu
bật được sức hấp dẫn của thời kì văn học này cũng như khẳng định những giá trị
không lỗi thời của nó về sau. Đây cũng là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá

giá trị nhân văn của tác phẩm văn học nói riêng và thành tựu của người nghệ sĩ nói
chung.


19
1.2.3.2. Cảm hứng nghệ thuật
Lao động nghệ thuật nói chung, sáng tác văn chương nói riêng là lĩnh vực
sản xuất tinh thần theo phương thức “cá nhân, cá thể”. Sản phẩm của nó cũng mang
tính “cá thể”, đơn lẻ chứ không phải là sản phẩm của tập thể, như những sản phẩm
công nghệ trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Mỗi nhà văn, nhà thơ có một thế giới
tinh thần riêng của mình qua những chủ đề, đề tài, cách cấu tứ, hình tượng nghệ
thuật...thể hiện trong tác phẩm. Thế giới tinh thần ấy có phong phú, mang đậm
phong cách cá nhân hay không chính là do trạng thái hưng phấn cao độ, do những
cảm xúc mãnh liệt kết hợp với óc sáng tạo chủ quan của người nghệ sĩ. Vì “tư duy
thơ là tư duy sáng tạo trong một trạng thái đầy cảm hứng”[ 88; tr.66] nên vai trò
của cảm hứng trong sáng tác rất quan trọng.
Vai trò của cảm hứng nghệ thuật đối với nhà văn, nhà thơ được các tác giả,
các nhà nghiên cứu văn học, mỹ học nhiều thời đại đề cao vì điểm khởi đầu cho quá
trình sáng tác của nhà văn. Từ thế kỷ thứ VIII, thi tiên nổi tiếng đời Đường Lý Bạch
đã ngâm nga: “Hứng hàm lạc bút dao ngũ nhạc / Thi thành tiếu ngạo lãng Thương
Châu” (Khi cảm hứng say sưa, hạ ngọn bút làm rung chuyển năm núi lớn; Lúc thơ
làm xong, tiếng cười cợt, ngạo nghễ vượt qua bãi xanh). Mười thế kỉ sau, khi luận
bàn về làm thơ, khái niệm cảm hứng đối với Lê Quý Đôn được hiểu như trạng thái
cảm xúc tràn đầy: “Trong lòng có cảm xúc thựcsự, rung cảm nên lời” [65,tr.93],
Nguyễn Quýnh cũng đề cao vai trò của cảm hứng trong sáng tác văn chương:
“Người làm thơ không thể không có hứng, cũng như tạo hóa không thể không có gió
vậy...Tâm người ta như chuông, như trống, hứng như chày và dùi. Hai thứ đó gõ,
đánh vào chuông, trống khiến chúng phát ra tiếng; hứng đến khiến người ta bật ra
thơ” [65,tr.103]. Đến thế kỷ XX, thuật ngữ “cảm hứng”, “cảm hứng chủ đạo” trong
lý luận văn học và mỹ học hiện đại được nhấn mạnh trong mối quan hệ biện chứng

giữa văn học và hiện thực đời sống, đặc biệt trong mối quan hệ, tác động qua lại
giữa nhà văn - tác phẩm - người đọc.NếuTuôcghênhep gọi cảm hứng là “trời đến
gần ta”, là sự thần khởi của con người nhờ ý nghĩ và tình cảm [87,tr.66], L.Tônxtôi
nói “cảm hứng chính là sự bất chợt thấy rõ điều ta có thể thực hiện được”


×