Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

CAN BAN PHAT PHAP CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.19 KB, 2 trang )

CÁC KHÁI NIỆM PHẬT PHÁP CĂN BẢN
I- Tam quy
Một người được gọi là tín đồ Phật giáo hay được gọi là Phật tử, phải thụ
Tam quy.
Tam quy tức là quy y Tam bảo. Nghĩa là, quay về, nương tựa và sống
theo ba ngôi báu là Phật, Pháp và Tăng.
Phật
(Buddha)

đấng
giác
ngộ
Pháp (Dharma) là giáo lý, phương pháp diệt khổ được vui.

hoàn

toàn.

Tăng (Samgha) là đoàn thể hòa hợp, cầu đạo giác ngộ của Phật và hành
trì chính pháp của Phật.
Người Phật tử quy y Tam bảo là người tránh xa sự tà vạy, si mê, nguyện
trọn đời sống theo Tam bảo, quyết không tin theo đạo giáo khác.
II- Tam bảo
1- Biệt thể Tam bảo
a) Phật bảo: Hóa thân của Phật, chỉ vào các đấng đã giác ngộ hoàn toàn như
đức Phật .
b) Pháp bảo: Chính Pháp của Phật như Tam học, Tứ đế, Lục độ v.v…
c) Tăng bảo: Các vị Thánh tăng, Bồ tát tăng…
2- Trụ trì Tam bảo
a) Phật bảo: Tranh, tượng Phật.
b) Pháp bảo: Kinh, Luật, Luận: Tam tạng thánh giáo của Phật.


c) Tăng bảo: Các vị Tăng sĩ.
Nếu ai quy y Tam bảo, nhận rõ ý nghĩa Tam bảo, như thực tu hành, thoát ly
khỏi các nơi khổ não, được đạt tới cảnh giới giải thoát Niết bàn.
III- Tam tạng
Tam tạng là ba kho tàng chứa đựng giáo lý của Phật là: Kinh, Luật và Luận:
1-. Kinh:. Kinh gọi đủ là Khế kinh, có nghĩa là thâu tóm những giáo, hợp cơ của
Phật thành một, hầu hướng dẫn cho sự tu học và đem lại lợi ích chân thực cho
chúng
sinh.
Kinh

kinh
Đại
thừa

kinh
Tiểu
thừa.
2-. Luật: Là giới luật của đức Phật chế cấm, để dạy cho chúng đệ tử ngăn ngừa
và diệt trừ nghiệp ác, hầu tiến trên đường thiện chính, làm cửa ngõ vào cảnh
giới Niết bàn.
3-. Luận Là thảo luận, bàn bạc về giáo lý nhà Phật, phát sinh trí tuệ thù thắng.
Tam tạng có chỗ thêm Bát nhã tạng và Đà la ni tạng thành Ngũ tạng.
IV- Ngũ giới
Ngũ giới là năm điều răn:
1- Không được sát sinh: Không được giết hại các sinh mệnh khác.
2- Không được trộm cắp: Tôn trọng của người; vật gì không phải của mình
không lấy.
3- Không được tà dâm: Không được ngoại tình.



4- Không được nói dối: Không nói những lời sai sự thực, có hại.
5- Không được uống rượu: Không được say sưa rượu chè, có hại cho tư cách,
trí tuệ và gia nghiệp.
V- Bát quan trai
Bát quan trai là tám biện pháp thực hành một ngày một đêm áp dụng tại gia:
1. Không sát sinh.
2. Không trộm cắp.
3. Không dâm dục.
4. Không nói dối.
5. Không uống rượu.
6. Không trang sức các vật quí báu và không xoa bôi đồ thơm vào mình.
7. Không ca múa hát xướng, không đi xem, nghe.
8. Không nằm giường cao, rộng.
Và một trai pháp là không ăn phi thì, nghĩa là không ăn quá giờ ngọ.
Việc thụ trì 8 pháp quan trai này hoặc phải có giới sư truyền thụ hay là tự mình
phát nguyện thụ trì ngay ở nhà cũng được. Làm đúng, ba nghiệp được thanh
tịnh, do đó thiện nghiệp phát triển, gieo sâu hạt giống vô lậu giải thoát trong
tâm điền, khỏi sa đường ác và sẽ sinh về nơi An lạc.
VI- Thập thiện
1- Thân nghiệp
. Không sát sinh, hay làm việc hộ sinh.
. Không trộm cắp, hay làm hạnh bố thí.
. Không dâm dục, thường giữ hạnh thanh tịnh.
2- Khẩu nghiệp
. Không nói dối, nói chân thực.
. Không nói thêu dệt, nói đúng nghĩa.
. Không nói lưỡi đôi chiều, nói hòa hợp.
. Không nói thô ác, nói dịu dàng.
3. Ý nghiệp

. Không tham lam, quán bất tịnh, thực hành thiểu dục (ít ham muốn) tri túc
(biết đủ).
. Không sân hận, quán từ bi , thực hành nhẫn nhục.
. Không tà kiến (si mê), quán nhân duyên , phát trí hiểu biết.



×