Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Các Khái niệm cơ bản về Bóng bàn với Richard Prause

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 73 trang )

Các Khái niệm cơ bản về Bóng bàn với Richard Prause
Người dịch : chú Út (nguoithichbongban) - Copy từ diễn đàn bongban.org bởi ping80
Phần 1: Vị trí cơ bản
Huấn luyện viên quốc gia Đức Richard Prause sẽ bắt đầu loạt các khái niệm mới trên khía cạnh
thực tế. Chủ đề đầu tiên là Vị trí cơ bản. Ông sẽ cố gắng đưa ra một số lời khuyên hữu ích, dễ học
cho tất cả những VĐV nào quan tâm để cải thiện trận đấu của mình. Cựu VĐV quốc gia Đức này đã
làm việc cho Hiệp hội Bóng bàn Đức với cương vị là một huấn luyện viên quốc gia trong 10 năm. Từ
năm 2004, ông đã là huấn luyện viên trưởng của đội tuyển bóng bàn nam. Timo Boll không chỉ là
một trong những VĐV của Richard Prause mà còn có một mối quan hệ thân thiết với ông ta. Trong
phần đầu tiên của loạt bài mới, Richard sẽ chỉ ra những yếu tố quan trọng của Vị trí cơ bản. Hãy vui
vẻ với Richard Prause và các lời khuyên của ông.
Vị trí cơ bản rất có tính cá nhân. Có một số cầu thủ như Timo Boll đứng rất thấp, những người khác
đứng rất xa về phía bên trái tay và những người khác nữa thì lại đứng ở giữa bàn. Tuy nhiên có một
số điểm cơ bản mà mỗi VĐV nên chú ý đến.
Hãy chú ý đến những điểm sau đây.
• Đặt 2 chân của bạn cách nhau rộng bằng vai.
• Hơi khuỵu đầu gối của bạn để bạn có thể tạo ra sức căng. Giữ lưng thẳng.
• Cúi phần trên cơ thể của bạn về phía trước một chút.
• Đứng hơi thẳng góc với bàn, hướng mở về phía thuận tay.
Vị trí của tôi ở đâu? (Hình 1)
Cách cầm vợt của tôi ở vị trí cơ bản? (Hình ảnh 1, 2 và 3)
1
Giữ vợt của bạn ở phía trước cơ thể ở vị trí trung tâm để bạn có thể xoay trở một cách nhanh chóng
với cú đánh thuận tay và trái tay của bạn. Đây là vị trí trung lập. Vợt thẳng và đầu vợt chĩa về phía
trước.
Quan trọng: Giữ vợt của bạn ở phía trên mặt bàn để bạn còn có khả năng đánh trả những cú giao
bóng ngắn.
Vị trí cơ bản của tôi? (Hình ảnh 2, 3, 4, 5a-c)
Tại châu Âu, bạn thường thấy rằng hầu hết các VĐV đứng ở phía bên trái tay bởi vì họ thích những
quả đánh thuận tay hơn. Nếu bạn là một cầu thủ thuận tay trái, bạn thường đứng ở nửa bên phải
của bàn và VĐV thuận tay phải thường đứng sang bên trái. Vị trí này là hoàn toàn tự nhiên bởi vì


2
bạn sẽ bao quát được phần lớn hơn của bàn với cú đánh thuận tay của bạn. Tất nhiên có những
lựa chọn khác cho việc chọn vị trí cơ bản này.
Người chơi đứng ở cuối một phần ba của bàn phía trái tay nhằm trả bóng bằng cú thuận tay xa (ảnh
4). Đây là vị trí ưa thích của những VĐV có ưu thế đánh thuận tay xa.
Có những VĐV như Dimitrij Ovtcharov, người đứng ở vị trí tương đối trung tâm bàn để bao quát
phần lớn hơn của bàn với cú đánh trái tay nguy hiểm của mình (5a, 5b, 5c). Anh ta hướng nhiều
hơn về phía giữa bàn để sử dụng cú trái tay nguy hiểm của mình. Vị trí cơ bản này là tùy thuộc vào
đối thủ và các quả giao bóng của họ. Nó có thể thay đổi.
3
Khoảng cách (đến bàn) nào mà tôi cần có ở vị trí cơ bản? (Hình 6)
Khi bạn đưa cánh tay của bạn từ vị trí đang đứng thẳng về phía trước, bạn có thể biết được về
khoảng cách này. Đây không phải là nói về khoảng cách chính xác đến cm, mà nói đến một nguyên
tắc gần đúng. Khi bạn đứng quá gần bàn, bạn có thể bị bất ngờ bởi một cú giao bóng dài, nếu bạn
đứng quá xa thì các cú giao bóng ngắn có thể gây nguy hiểm.
4
(Hết part 1)
Phần 2: Cách cầm vợt
Tôi nên cầm vợt như thế nào?
Cầm vợt thoải mái giữa ngón cái và ngón trỏ (hình 1). Ba ngón tay còn lại ôm quanh cán vợt (hình
2). Cổ tay ở vị trí cơ bản tự nhiên của nó (đường đỏ trên hình ảnh 1), có nghĩa là không uốn cong
lên trên, mà cũng không xuống dưới. Đầu vợt hơi chỉ lên trên chút ít (hình 1). Đó là kiểu cầm vợt cơ
bản hoặc trung lập. Tất cả mọi người bắt đầu chơi bóng bàn nên bắt đầu như thế này. Điều này
cũng áp dụng cho các VĐV đang tập chơi và các cầu thủ nghiệp dư hàng đầu bởi vì về cơ bản bạn
có thể chơi tất cả những cú đánh khác nhau mà không có bất kỳ vấn đề nào. Ở cấp độ cao nhất các
VĐV bắt đầu thay đổi giữa kiểu cầm vợt thuận tay và kiểu cầm vợt trái tay cách đây 10-15 năm.
5
Tôi có nên thay đổi kiểu cầm vợt trong khi chơi bóng? Tại sao tôi cần phải thay đổi ?
Điều này chắc chắn là tùy thuộc vào trình độ của bạn và vào khối lượng tập luyện của bạn. Kiểu
cầm vợt cần được thay đổi rất mau lẹ và điều đó là không hoàn toàn dễ dàng, nếu không đưa ra sự

phán đoán tốt nhất nhằm thực hiện các kỹ thuật khác nhau. Tất cả các VĐV hàng đầu đều thay đổi
cách cầm vợt của họ một cách thường xuyên. Chúng ta nói về kiểu cầm vợt thuận tay và trái tay.
Hình 3-5 cho bạn thấy có sự khác biệt. Hình 3 thể hiện vị trí trung gian được đề cập ở trên. Nếu bạn
tưởng tượng bề mặt của vợt như là một phần mở rộng của bàn tay thì mặt phẳng của cả hai cần
phải song song và vợt ở vị trí thẳng (đường chấm chấm, hình 3). Bây giờ bạn sẽ thay đổi kiểu cầm
khi bạn seõ có hai khả năng. Bạn thay đổi theo kiểu cầm trái tay hoặc kiểu cầm thuận tay. Với kiểu
cầm trái tay, vợt quay vào bên trong một chút. Điều này dẫn đến góc thuận lợi hơn cho các kỹ thuật
đánh trái tay và sử dụng thêm cổ tay (hình 4). Với kiểu cầm thuận tay, thì ngược lại. Lúc này vợt
được mở ra ngoài. Một lần nữa bạn sẽ có được một góc độ tốt hơn và cơ hội cho sự chuyển động
cổ tay tốt hơn cho các kỹ thuật đánh các cú thuận tay. Việc bạn thay đổi góc vợt đi bao nhiêu là
hoàn toàn mang tính cá nhân. Có một thực tế là Timo Boll, Dimitrij Ovtcharov và Christian Suess (tất
cả các VĐV quốc gia Đức) và tất cả các ngôi sao quốc tế khác đều thay đổi kiểu cầm vợt của họ
thường xuyên và với các góc độ vợt tối ưu cho kỹ thuật đánh thuận tay và trái tay. Toàn bộ các thay
đổi này xảy ra trong các loạt đánh bóng qua lại rất nhanh. Sự thay đổi cách cầm vợt đã trở thành
tiêu chuẩn. Điều đó khác nhiều so với mười lăm, hai mươi năm trước đây. Các VĐV hàng đầu tại
thời điểm đó chắc chắn không phải là những VĐV tồi, chẳng qua họ ưa thích một kiểu cầm vợt:
hoặc trái tay, hoặc thuận tay hoặc kiểu trung gian. Theo đó, họ được gọi là các chuyên gia đánh trái
tay, đánh thuận tay hoặc toàn diện. Họ đã không thay đổi kiểu cầm vợt của họ trong các loạt đánh
bóng qua lại.
6
Khi nào thì tôi nên bắt đầu thay đổi kiểu cầm vợt?
Nếu bạn còn trẻ và muốn tiến lên dẫn đầu thì bạn nên tìm hiểu nó càng sớm càng tốt và thực hành
nó thật nhiều. Tuy thế vẫn có thể học được ở giai đoạn sau. Đó là một đòi hỏi về động cơ và sự tập
luyện. Hình 6 cho bạn thấy làm thế nào để bạn có thể thử các kiểu cầm vợt khác nhau sao cho bạn
có thể cảm thấy nó là kiểu của mình. Hãy thay đổi kiểu cầm của bạn một lần theo kiểu thuận tay và
một lần theo kiểu trái tay và quan sát kỹ những gì đang thay đổi.
Hãy thử các cú đánh khác nhau với cả hai kiểu cầm vợt để cảm nhận những lợi thế của sự thay đổi
7
của kiểu cầm với chính.
Trong phần cơ bản tiếp theo, Richard Prause sẽ trả lời câu hỏi cầm vợt kiểu nào là đúng và

kiểu nào là sai. Ông sẽ chỉ ra tầm quan trọng của ngón tay cái và ngón trỏ.
(Hết Part 2)
Phần 3: Cách cầm vợt (tiếp)
Nói về "đúng", "sai" của ngón tay cái và ngón trỏ
Điều thú vị khi nói về bóng bàn là không có cái gì là đúng tuyệt đối và cũng không có cái gì là hoàn
toàn sai. Điều quan trọng là bạn có khả năng để thực hiện tất cả các kỹ thuật đánh bóng một cách
tối ưu sao cho chúng không giới hạn năng lực cuối cùng của bạn. Điều tương tự cũng áp dụng đối
với việc cầm vợt. Không có khái niệm cầm vợt đúng hay sai. Tuy nhiên, có những kiểu cầm làm hạn
chế hiệu quả và việc thực hiện một số kỹ thuật nào đó. Đây tất nhiên không phải là việc khuyến
khích. Có một số cầu thủ hàng đầu, những người thích kiểu cầm khá bất tiện và còn lùi ra rất xa. Lý
do cho điều đó là việc cầm vợt bất lợi đó vẫn cho họ một lợi thế. Hãy lấy ví dụ như kiểu cầm vợt
thấp cầu thủ người Pháp Patrick Chila.
Hình 7a cho thấy kiểu cầm vợt trung gian. Trên hình 7b bạn có thể thấy sự khác biệt: anh ta cầm vợt
thấp hơn rõ ràng. Kiểu cầm này là rất tốt cho cú hất, nhưng lại gây khó khăn đối với việc kiểm soát
cú chặn.
8
Một VĐV người Pháp khác của hãng Butterfly là Christophe Legout, lại đặt ngón tay thứ hai lên phía
mặt sau của vợt (Hình 8a và 8b). Ngón tay thứ hai trên bề mặt vợt làm cho cú đánh xoáy lên trái tay
rất khó khăn vì việc xoay của cổ tay khi đánh cú xoáy lên trái tay gần như không thể, do sự căng
của các dây chằng ở cả hai ngón tay. Tuy thế, kiểu cầm vợt này là một lợi thế đối với cú đánh thuận
tay bởi vì bạn có thể tăng cường lực ép và cảm giác. Đây chỉ là hai ví dụ sai lệch cá nhân, mà bạn
có thể nhìn thấy ngay cả trong các CLB thấp hơn. Nói chung tôi sẽ không khuyến khích 2 kiểu cầm
9
vợt như trên bởi vì chúng thường có nhiều bất lợi hơn là thuận lợi.
Ngón tay cái nên đặt ở đâu trên mặt thuận tay và vị trí của ngón tay cái đóng vai trò gì?
Ngón tay cái rất quan trọng. Nó tạo ra điểm áp lực, ảnh hưởng đến các cú đánh trái tay. Bằng cách
nhấn ngón tay cái xuống, bạn có thể tạo ra sự xoay bổ sung cho cú trái tay và khép vợt dễ dàng hơn
(hình 9a). Điều sau cùng, vị trí của ngón tay cái là rất cá nhân. Các VĐV, những người thích chơi với
những cú đánh thuận tay của họ thì ngón tay cái hoặc hoàn toàn không đặt, hoặc chỉ đặt lên rất ít
trên bề mặt vợt (hình 9b). Các VĐV có nhiều ưu thế với các cú đánh trái tay của họ, lại thích đặt

ngón tay cái trên mặt vợt để thực hiện các cú đánh trái tay được tốt hơn (hình 9c). Vì vậy, bạn có
thể quan sát thấy sự thay đổi vị trí của ngón tay cái khi đánh cú trái tay và cú thuận tay.
10
Ngón tay trỏ nên đặt ở đâu trên mặt trái của vợt và lệch bao nhiêu là vừa?
Ngón tay trỏ cần đặt trên phần mút và giữ ổn định sự chuyển động của cú đánh như là một điểm áp
lực đối diện với ngón tay cái. Hình 10a cho thấy vị trí tối ưu (của ngón trỏ - ND). Ngón trỏ không nên
trượt xuống quá xa (Hình 10b) hoặc dịch lên quá xa về phía giữa vợt (hình 10c).
11
(Hết Part 3)
Phần 4: Cầm vợt trong khi giao bóng
Tại sao phải có ý thức thoát khỏi cái cán vợt khi giao bóng thuận tay?
Tầm quan trọng của cú giao bóng nói chung là gì?
12
Cú giao bóng có ý nghĩa rất cơ bản. Đây là cú đánh duy nhất không bị ảnh hưởng bởi đối thủ. Bất
cứ đường bóng nào khác, bạn đều chịu ảnh hưởng bởi đối thủ của bạn. Điều quan trọng, là bạn có
thể thực hiện cú giao bóng của riêng bạn. Thông thường đối với mỗi kỹ thuật đánh bóng khác,
người chơi có chủ đích nhận được sự trả bóng khác nhau. Phải thừa nhận rằng, cú giao bóng là
không được thực hành nhiều, mặc dù nó có thể có ảnh hưởng rất lớn lên việc chơi bóng của mỗi
người. Điều này cũng đúng đối với các VĐV hàng đầu cũng như các VDV trình độ trung bình và
thấp hơn. Loại thứ hai (VDV trung bình và thấp - ND) thường đánh giá thấp hiệu quả của cú giao
bóng.
Các khía cạnh quan trọng của cú giao bóng là gì?
Khía cạnh có tác dụng quyết định là việc cầm vợt trong khi giao bóng. Vợt cần phải có độ linh hoạt
tối đa. Vì vậy, ta phải thay đổi kiểu cầm đặc biệt đối với cú giao bóng nhằm đạt được một sự linh
hoạt lý tưởng của cổ tay. Ngoài ra, một khía cạnh khác là vị trí của cơ thể ở phía trước bàn trong khi
giao bóng. Ví dụ, Những người thiên về chơi tấn công thuận tay - như phần lớn các cầu thủ - tự họ
chọn vị trí sao cho có thể sử dụng cú đánh mạnh nhất của họ sau quả giao bóng. Khía cạnh thứ ba
là làm thế nào để tung bóng lên cao và tung cao bao nhiêu. Giao bóng là một cú đánh rất sáng tạo
chỉ bị hạn chế khi tự mình không quan tâm phát triển nó. Trên thực tế, đó là một điều tuyệt vời để
thấy đâu là những cải tiến sáng tạo cú giao bóng của bạn mà bạn có thể đạt được, nếu bạn quan

tâm đến nó hơn nữa. Mọi người đều có thể cải thiện quả giao bóng của mình nếu họ muốn.
Nên cầm vợt như thế nào trong cú giao bóng thuận tay?
Cầm vợt giữa ngón cái và ngón trỏ để khóa (kẹp - ND) vị trí của nó và tạo ra hai điểm áp lực quan
trọng. Hình ảnh 1-5 cho bạn thấy bạn phải làm thế nào. Bằng cách đó bạn có thể di chuyển cổ tay
của bạn một cách tự do và nhanh nhẹn. Sự nhanh nhẹn và linh hoạt này cho phép bạn đặt thêm
xoáy lên quả bóng và biến hóa tốt hơn cú giao bóng của bạn. Nếu bạn so sánh hình ảnh 2, 3 và 5,
bạn có thể thấy rằng vị trí của ngón tay giữa có thể khác nhau:
1. Hình 2: cùng với ngón trỏ ở trên mặt vợt gần cạnh dưới.
2. Hình 4: uốn cong ngón giữa như vành khuyên; ngón đeo nhẫn và ngón tay trỏ ở vị trí thấp hơn
nơi cán vợt (ngón tay trỏ trên mặt vợt di chuyển sâu hơn xuống phía dưới).
3. Hình 5: ngón giữa ép vào cán vợt.
Bạn không thể nói 1 trong 3 cách cầm vợt nào trên đây là tốt nhất, vì mỗi kiểu là mang tính cá nhân
và có thể nhìn thấy điều đó ở các VĐV hàng đầu.
13
14
Lợi thế của kiểu cầm vợt giao bóng thuận tay này là gì?
15
Nó được thể hiện trong hình ảnh 6-9. Bạn có thể thấy kiểu cầm vợt thuận tay thông thường trong
hình ảnh 5 và 6. Trong hình 6 cổ tay bẻ góc lên trên và vợt đã sẵn sàng để quay về phía trước. Hình
7 thể hiện sự kết thúc đã quay vợt này. Điều quan trọng là nhận ra rằng điểm cuối của cán vợt đã
chạm vào cẳng tay ngoài (bị cấn – ND). Hãy nhìn vào hình ảnh 8 và 9. Ở đây, sự chuyển động đó
với cú giao bóng thuận tay được minh họa. Tại điểm cuối của cú xoay cán vợt là nằm trên mặt cẳng
tay. Phạm vi di chuyển của vợt là rộng hơn một cách đáng kể và bạn có thể đạt được tốc độ lớn hơn
với cây vợt. Cả hai cho phép bạn đặt được nhiều xoáy hơn lên quả bóng trong khi giao so với kiểu
cầm vợt thông thường. Lợi thế này được thể hiện chi tiết trong hình 10.
16
Có phải các VĐV châu Âu sao chép kiểu cầm vợt giao bóng thuận tay từ kiểu cầm vợt dọc
của các VĐV châu Á ?
Tất nhiên. Kiểu cầm vợt dọc châu Á, đặc biệt là biến thể của người Trung Quốc, trong đó ngón giữa
uốn cong, ngón đeo nhẫn và ngón tay út nằm giống hình rẻ quạt chống lên mặt phía sau (mặt trái

tay) của vợt, cho phép sử dụng tối đa cổ tay và phạm vi rộng hơn của chuyển động của vợt. Đó là lý
do tại sao người Trung Quốc luôn luôn là các chuyên gia giao bóng. Xem hình 11 và 12.
Có kiểu cầm vợt riêng cho cú giao bóng trái tay?
Không có kiểu cầm khác biệt như trong cú giao bóng thuận tay trong đó bạn rời xa cái cán vợt. Tuy
nhiên, nhiều cầu thủ hàng đầu thích cầm vợt trái tay theo kiểu mà chúng ta đã nói ở trên. Vợt
nghiêng vào bên trong. Xem hình 13. Ngón tay trỏ và ngón tay cái giữ ổn định mặt vợt, ba ngón tay
khác giữ một cách lỏng vừa phải trên cán vợt. Bạn có thể đạt được một chuyển động rất nhanh và
nhiều góc quay với kiểu cầm vợt này bởi vì cổ tay được tăng thêm tính linh hoạt. Xem hình 14 và
15. Hơn nữa, bạn có thể mở rộng quỹ đạo của cú giao bóng bằng cách nâng khuỷu tay nhờ đó mà
thay đổi được tốc độ và xoáy. Trong lịch sử gần đây, bằng cách này, tuyển thủ quốc gia Đức Dimitrij
Ovtcharov đã lọt vào tốp đầu của thế giới bằng việc sử dụng cú giao bóng trái tay nguy hiểm của
17
mình.
18
19
(Hết part 4)
Phần 5: Thủ thuật giao bóng với các điểm tiếp xúc khác nhau
Huấn luyện viên quốc gia Đức Richard Prause đã viết riêng cho Tin tức Thế giới của Butterfly trong
loạt bài "Những Khái niệm cơ bản về BB" với những gợi ý thực tế rất đầy đủ. Ông đã cố gắng đưa
ra một số lời khuyên hữu ích dễ dàng để tìm hiểu cho tất cả những VĐV nào quan tâm để cải thiện
cuộc chơi của mình. Cựu tuyển thủ quốc gia Đức đã làm việc cho Hiệp hội Bóng bàn Đức với vai trò
một huấn luyện viên quốc gia trong mười năm. Từ năm 2004, ông đã là huấn luyện viên trưởng của
đội bóng bàn nam. Timo Boll không chỉ là một trong những VĐV của ông ta mà còn có mối quan hệ
gần gũi với tuyển thủ số 1 của Đức và châu Âu này. Trong phần thứ năm của loạt bài, Richard
Prause chỉ ra đâu là nơi mà bạn nên tiếp xúc với quả bóng để bạn có thể đánh lừa đối thủ của bạn
(trong khi giao bóng – ND). Hãy vui vẻ với ông và những lời khuyên của ông. Nếu bạn có bất kỳ câu
hỏi hoặc mong muốn nào, xin vui lòng gửi thư cho chúng tôi. Richard sẽ trả lời.
Điều quan trọng, bóng chạm vào đâu trên bề mặt vợt?
Trong quá trình giao bóng, các chi tiết là rất quan trọng. Một chi tiết nhiều người chơi không biết là:
đâu là nơi để tạo sự tiếp xúc giữa quả bóng và vợt của mình. Tùy thuộc vào vị trí bóng chạm vào

vợt, mà đặc điểm xoay là khác nhau và bạn có một vài khả năng đánh lừa đối thủ của bạn. Cùng
một động tác giao bóng nhưng tạo ra xoáy khác nhau. Hình 1a, 1b giải thích nguyên lý của việc tạo
ra sự tiếp xúc với bóng trong cú giao bóng xoáy xuống thuận tay. Nếu bạn chia mặt vợt thành phần
trên và phần dưới (đường màu vàng), bạn sẽ tạo ra nhiều xoáy hơn khi bóng được đánh vào nửa
dưới (hình 1a). Ở nửa trên rõ ràng là có ít hoặc thậm chí không xoáy nếu chúng ta giữ vợt thẳng
một chút ở cùng thời điểm (hình 1b). Hướng được chỉ ra bằng mũi tên màu tím. Sự biến thể không
có hoặc có rất nhiều xoáy là đặc biệt hiệu quả với các cú giao bóng ngắn.
20
Có thể áp dụng nguyên lý tương tự cho cú giao bóng xoáy ngang?
Điều đó cũng áp dụng cho các cú giao bóng xoáy ngang chỉ khi đầu vợt chúc xuống dưới. Nếu
chúng ta đánh vào bóng với nửa trên thì chúng ta sẽ tạo ra ít xoáy, và với nửa dưới thì sẽ tạo ra
nhiều xoáy hơn (hình ảnh 2a, 2b). Điều này liên quan với thực tế rằng tốc độ của nửa dưới của cây
vợt là cao hơn so với nửa trên.
Giao bóng "chuyển động ngược lại" là gì ?
Một thủ thuật phổ biến khác dựa trên nguyên lý bóng được đánh tại thời điểm khác nhau với cùng
một động tác đánh về phía quả bóng, thời điểm thứ nhất là trước khi và thời điểm thứ hai là sau khi
thay đổi hướng chuyển động của cú đánh. Trên hình 3a cả hai điểm tiếp xúc với bóng được thể hiện
21
với một quả bóng màu vàng. Nếu bạn nhìn ở tất cả các hình từ 3a đến 3e bạn hãy chú ý đến điểm
ngoặt ở giữa (3c). Chúng ta gọi kiểu giao bóng này là "chuyển động ngược lại". Nếu chúng ta tiếp
xúc bóng trong phần thứ nhất của động tác, chúng ta nói đó là một cú giao bóng xoáy ngang thông
thường. Không có gì xảy ra trong cú xoáy. Nếu chúng ta đánh vào bóng sau khi hướng của chuyển
động đã thay đổi, tức sau khi điểm ngoặt, thì chúng ta đã tạo ra một cú xoáy ngang ngược lại. Rõ
ràng, không có gì bất thường xảy ra trong thời gian bắt đầu của động tác, và cũng không có gì xảy
ra vào giai đoạn cuối của chuyển động. Tùy thuộc vào vị trí của vợt và tốc độ của vợt, chúng ta có
thể biến đổi xoáy ngang, xoáy xuống hoặc xoáy lên.
22
Trên hình ảnh 4a, 4b, bạn có thể nhận thấy các vị trí khác nhau của vợt. Vị trí nghiêng ¼ của vợt
(hình 4a) là phù hợp hơn cho các cú giaobóng biến hóa xoáy ngang xuống, trong khi vị trí thẳng
(hình 4b) lại thích hợp hơn cho các cú giao bóng xoáy ngang và xoáy lên thuần tuý.

Bạn cần luyện tập cú giao bóng này bao lâu?
Đương nhiên những kiểu giao bóng này cần một sự luyện tập rất chuyên sâu nếu bạn muốn làm
chủ được chúng. Nhưng cũng phải chỉ ra rằng có nhiều VĐV hàng đầu đã không quan tâm đúng
mức đến thủ thuật đề cập ở trên, mà thích một động tác dễ dàng hơn nhằm lừa đối thủ với các vị trí
khác nhau hoặc tốc độ khác nhau của vợt. Timo Boll là bậc thầy về cú giao bóng "chuyển động
ngược lại" đặc biệt này và được coi là người giao bóng tốt. Thực sự khó khăn để xem có bao nhiêu
xoáy mà anh ta đã tạo ra trong các cú giao bóng của mình. Sau khi có luật giao bóng mới mà bạn
không được phép che cú giao bóng của mình, thì việc giao bóng đã trở nên dễ dàng hơn và minh
bạch hơn. Điều cuối cùng muốn nói là không để cho đối thủ của bạn biết được có bao nhiêu xoáy
trong cú giao bóng của bạn. Tuyệt đại đa số các VĐV thích tạo ra một độ xoáy đáng kể. Sẽ không
quá khó khăn để nhận ra nếu có xoáy ngang lên hoặc xoáy ngang trên quả bóng, bởi vì bạn có thể
nhìn thấy nó ở mọi thời điểm. Nhưng sẽ vẫn khó khăn để phán đoán một cách chính xác mức độ
xoáy trong biến thể của cú giao bóng xoáy ngang xuống.
(Hết Part 5)
Part 7: The right position and the ideal throw up of the ball
Vị trí giao bóng đúng và tung bóng đúng luật
Huấn luyện viên quốc gia Đức Richard Prause đã viết một loạt bài thực tế dành riêng cho Tạp chí
Tin tức của Butterfly: "Các Khái niệm cơ bản về BB". Ông đã cố gắng đưa ra một số lời khuyên hữu
ích dễ dàng để tìm hiểu đối với tất cả những cầu thủ quan tâm để cải thiện trò chơi của mình. Cựu
cầu thủ quốc gia Đức đã làm việc cho Hiệp hội Bóng bàn Đức với cương vị huấn luyện viên quốc
gia trong mười năm. Từ năm 2004, ông là huấn luyện viên trưởng của đội bóng nam. Timo Boll
không chỉ là một trong những VĐV của ông mà còn là người có một mối quan hệ gần gũi với HLV số
1 của Đức và châu Âu. Trong phần 7 của loạt bài nói trên, Prause Richard cung cấp cho bạn một số
lời khuyên về hai điều kiện cơ bản đối với cú giao bóng tiêu chuẩn: vị trí đúng và tung bóng lên đúng
luật. Ở đây bạn có thể nhìn thấy những lỗi thường gặp, cái mà dễ dàng tránh được. Nếu bạn có bất
kỳ câu hỏi nào sâu hơn hoặc những mong muốn thì hãy đừng ngần ngại gửi thư cho chúng tôi.
Richard sẽ trả lời chúng.
Có những vị trí giao bóng nào và tại sao đạt được vị trí giao bóng tối ưu là điều quan trọng?
Vị trí cổ điển đối với một cú giao bóng thuận tay là ở phía trái tay (phía trái bàn – ND) nhằm để chơi
quả bóng tiếp theo với cú đánh thuận tay từ vị trí này. Trên hình 1 bạn có thể thấy vị trí này. Lợi thế

là ở vị trí 2 chân. VĐV thuận tay phải đặt chân trái ở phía trước và các cầu thủ thuận tay trái thì
ngược lại. Bằng cách đó có thể di chuyển nhanh chóng xung quanh phạm vi trái tay và tạo ra một
điểm bóng với cú đánh thuận tay. Ngoài ra vị trí giao bóng này cho phép bạn khả năng phân phối
bóng tốt như bạn có thể thấy trong sơ đồ 1a và 1b. Ngày nay còn một tùy chọn thường gặp khác là
23
giao bóng từ giữa bàn thuận tay (hình 2) cũng như trái tay (hình 3). Các cầu thủ giao bóng trái tay từ
giữa bàn thường không di chuyển ra 2 bên và mong muốn nhiều hơn một cú đánh trái tay từ phía
bên trái tay và một cú đánh thuận tay từ phía thuận tay. Bạn cũng có thể thấy điều đó trong sơ đồ 1.
Về phía trái tay, bạn có thể sử dụng toàn bộ khu vực từ bên ngoài đến giữa bàn làm vị trí giao bóng.
Điều đó rất quan trọng đối với một cú giao bóng với nhiều biến hóa.
24
25

×