i
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TẾ TRUNG ƯƠNG
--------------------*---------------------
NGUYỄN THỊ MINH HIẾU
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG
TRONG THỰC HÀNH XỬ TRÍ NHIỄM KHUẨN HÔ
HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
TẠI HUYỆN BA VÌ VÀ ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI
Chuyên ngành:
Mã số:
Y tế Công cộng
62.72.76.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Hoàng Long
2. PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng
HÀ NỘI – 2012
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu nghiêm túc
và trung thực. Tôi là điều phối viên và nghiên cứu viên chính, trực tiếp tham
gia toàn bộ quá trình nghiên cứu từ đầu đến khi kết thúc bao gồm: xây dựng
đề cương, công cụ nghiên cứu, tham gia tất cả các hoạt động can thiệp, đánh
giá can thiệp, giám sát nhập số liệu, phân tích số liệu và viết báo cáo.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Minh Hiếu
iii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã
hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập trong suốt quá trình đào tạo.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
TS.Nguyễn Hoàng Long, người thầy đã tạo điều kiện, hướng dẫn và động viên
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài với tất cả những kiến thức và kinh
nghiệm nghề nghiệp quý báu, thời gian và tâm huyết.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Nguyễn Tiến
Dũng, người thầy đã dành rất nhiều thời gian và công sức hướng dẫn tôi cụ
thể trong từng bước triển khai thực hiện đề tài cũng như hoàn thiện luận án.
Tôi cũng chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ Khoa Đào tạo và Quản lý
khoa học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã luôn quan tâm và hỗ trợ nhiệt
tình trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại Viện.
Công trình này được thực hiện với sự hỗ trợ về tài chính của Viện Sức
khỏe Môi trường và Phát triển và Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng-Light.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và các cán
bộ của hai Viện trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Luận án này chỉ có thể thành công với sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh
đạo, đồng nghiệp và toàn thể cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu: Trung tâm Y
tế huyện Ba Vì, Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng, Ủy ban nhân dân và trạm
y tế của mười xã nghiên cứu thuộc huyện Ba Vì và Đan Phượng. Các kết quả
trong luận án này đã không thể có được nếu không có sự tham gia nhiệt tình
của các bà mẹ, người bán thuốc, cán bộ y tế tuyến cơ sở trong suốt quá trình
xây dựng, triển khai can thiệp và cung cấp những ý kiến, kinh nghiệm quý
báu cho đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo và đồng nghiệp của Viện
Chiến lược và Chính sách Y tế đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bố mẹ, chồng và hai con tôi đã luôn là nguồn
động viên và hỗ trợ tinh thần cho tôi trong suốt những năm học tập và nghiên
cứu để hoàn thành luận án.
Tác giả luận án
iv
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3
1.1. Tình hình mắc và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ............ 3
1.2. Thực trạng chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ .. 5
1.2.1. Vai trò của người mẹ trong chăm sóc trẻ ........................................... 5
1.2.2. Thực trạng chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ ..... 5
1.2.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của bà mẹ................ 12
1.3. Thực trạng điều trị trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của cán bộ y tế
................................................................................................................... 13
1.3.1. Vai trò của cán bộ y tế tuyến cơ sở ................................................. 13
1.3.2. Thực trạng điều trị trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp của cán bộ y tế ...... 14
1.3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của cán bộ y tế ........ 18
1.4. Thực trạng bán thuốc cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của
người bán thuốc ........................................................................................ 20
1.4.1. Vai trò của người bán thuốc trong chăm sóc sức khỏe trẻ em .......... 20
1.4.2. Thực trạng bán thuốc cho trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ..... 21
1.4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành bán thuốc........ 22
1.5. Nghiên cứu can thiệp thông tin- giáo dục-truyền thông thay đổi hành
vi chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. ....................................... 23
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 30
2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 30
2.3. Thời gian nghiên cứu......................................................................... 31
2.4. Các khái niệm, định nghĩa dùng trong nghiên cứu.......................... 31
2.4.1. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi ............................. 31
2.4.2. Phác đồ xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính .................................... 32
2.4.3. Các khái niệm và tiêu chí đánh giá được dùng trong nghiên cứu ..... 32
2.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 34
2.5.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 34
2.5.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ......................................................................... 35
v
2.5.3. Chọn mẫu nghiên cứu ..................................................................... 37
2.5.4. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 39
2.5.5. Biện pháp khống chế sai số ............................................................. 41
2.5.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 42
2.6. Xây dựng và triển khai can thiệp...................................................... 44
2.6.1. Nguyên tắc, tiêu chí xây dựng mô hình can thiệp ............................ 44
2.6.2. Nội dung can thiệp .......................................................................... 45
2.6.3. Đối tượng thực hiện can thiệp ......................................................... 45
2.6.4. Tài liệu can thiệp ............................................................................. 46
2.6.5. Tổ chức triển khai can thiệp ............................................................ 47
2.6.6. Các chỉ số đánh giá can thiệp .......................................................... 51
2.7. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................... 53
CHƯƠNG 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 54
3.1. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ ............................................................ 54
3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng bà mẹ ............................................. 54
3.1.2. Hiệu quả của can thiệp thay đổi kiến thức của bà mẹ ...................... 55
3.1.3. Hiệu quả của can thiệp thay đổi thực hành của bà mẹ...................... 62
3.2. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành điều trị trẻ nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính của cán bộ y tế. ................................................... 68
3.2.1. Đặc điểm của đối tượng cán bộ y tế................................................. 68
3.2.2. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức của cán bộ y tế ..................... 69
3.2.3. Hiệu quả của can thiệp thay đổi thực hành của cán bộ y tế .............. 77
3.3. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành bán thuốc cho trẻ
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của người bán thuốc. .............................. 82
3.3.1. Đặc điểm của đối tượng người bán thuốc ........................................ 82
3.3.2. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức của người bán thuốc ............. 83
3.3.3. Hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành của người bán thuốc ............ 87
3.4. Tính khả thi và khả năng duy trì của can thiệp qua ý kiến của đối
tượng nghiên cứu ...................................................................................... 90
3.4.1. Can thiệp cho bà mẹ ........................................................................ 90
3.4.2. Can thiệp cho cán bộ y tế ................................................................ 92
3.4.3. Can thiệp cho người bán thuốc ........................................................ 93
vi
CHƯƠNG 4- BÀN LUẬN ........................................................................... 96
4.1. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ ............................................................ 96
4.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu bà mẹ..................................................... 96
4.1.2. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức của bà mẹ ............................. 96
4.1.3. Hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành của bà mẹ .......................... 102
4.2. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành điều trị trẻ nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính của cán bộ y tế .................................................. 109
4.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu cán bộ y tế ........................................... 109
4.2.2. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức của cán bộ y tế ................... 110
4.2.3. Hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành của cán bộ y tế .................. 114
4.3. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành bán thuốc cho trẻ
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của người bán thuốc. ............................ 120
4.3.1.Đặc điểm mẫu nghiên cứu người bán thuốc.................................... 120
4.3.2. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức của người bán thuốc. .......... 121
4.3.3. Hiệu quả can thiệp thực hành bán thuốc của người bán thuốc. ...... 124
4.4. Bàn luận về tình mới, tính khả thi và khả năng duy trì của can thiệp
................................................................................................................. 129
4.5. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................. 136
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 138
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 140
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........ 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBYT
Cán bộ y tế
CSHQ
Chỉ số hiệu quả
CSSK
Chăm sóc sức khỏe
KS
Kháng sinh
NKHHCT
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
SCT
Sau can thiệp
TCT
Trước can thiệp
TCYTTG
Tổ chức Y tế Thế giới
TT-GD-TT
Thông tin - Giáo dục- Truyền thong
TW
Trung ương
RLLN
Rút lõm lồng ngực
TTYT
Trung tâm y tế
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Nội dung bảng
Trang
2.1
Nội dung và thời gian can thiệp ……………………………………...
34
2.2
Danh sách các cặp xã trong mẫu nghiên cứu…………………………
38
3.1
Một số đặc điểm nhân khẩu học của bà mẹ ………………………….
54
3.2
Một số đặc điểm hộ gia đình của bà mẹ ………………………..........
55
3.3
So sánh số lượng dấu hiệu bệnh cần đưa trẻ đi khám bà mẹ biết
trước-sau can thiệp……………………………………………………
56
3.4
So sánh kiến thức về từng dấu hiệu bệnh cần đưa trẻ đi khám của bà
mẹ trước-sau can thiệp ……………………………….………………
57
3.5
So sánh kiến thức về xử trí trẻ NKHHCT của bà mẹ trước-sau can
thiệp ………………………………………………….……………….
58
3.6
So sánh kiến thức dùng kháng sinh cho trẻ NKHHCT của bà mẹ
trước-sau can thiệp……………………………………………………
59
3.7
So sánh kiến thức chăm sóc và theo dõi trẻ của bà mẹ trước- san can
thiệp ……………... …………………………………………………
60
3.8
So sánh thực hành xử trí trẻ có dấu hiệu cần đi khám của bà mẹ
trước-sau can thiệp……………………………………………………
63
3.9
So sánh thực hành dung KS cho trẻ của bà mẹ trước-sau can thiệp….
65
3.10
So sánh thực hành mua thuốc cho trẻ ho, cảm lạnh của bà mẹ trướcsau can thiệp…………………………………………………………..
66
3.11
So sánh thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ trước-sau can thiệp……...
67
3.12
Một số đặc điểm của đối tượng CBYT…………………...…………..
69
3.13
So sánh kiến thức về dấu hiệu viêm phổi nặng của CBYT trước-sau
can thiệp………………………………………………………………
71
3.14
So sánh kiến thức dấu hiệu viêm phổi của CBYT trước-sau can thiệp
72
3.15
So sánh kiến thức xử trí viêm phổi của CBYT trước-sau can thiệp….
73
3.16
So sánh kiến thức tư vấn dấu hiệu cần khám ngay của CBYT trướcsau can thiệp………………………………………………………….
76
ix
STT
Nội dung bảng
Trang
3.17 So sánh kiến thức hẹn tái khám của CBYT trước-sau can thiệp……..
77
3.18 So sánh thực hành hỏi xác định dấu hiệu bệnh của CBYT trước-sau
can thiệp………………………………………………………………
78
3.19 So sánh thực hành thăm khám của CBYT trước-sau can thiệp………
79
3.20 So sánh thực hành kê đơn kháng sinh cho trẻ ho, cảm lạnh trước-sau
can thiệp………………………………………………………………
80
3.21 So sánh thực hành kê đơn kháng sinh đủ ngày, đúng loại trước-sau
can thiệp………………………………………………………………
80
3.22 So sánh thực hành tư vấn sau khám bệnh trước-sau can thiệp……….
81
3.23 Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng người bán thuốc…….
82
3.24 So sánh kiến thức hỏi thông tin về trẻ NKHHCT trước khi bán thuốc
trước-sau can thiệp……………………………………………………
83
3.25 So sánh kiến thức bán thuốc cho trẻ NKHHCT của người bán thuốc
trước-sau can thiệp……………………………………………………
85
3.26 So sánh kiến thức tư vấn sau bán thuốc của người bán thuốc trướcsau can thiệp…………………………………………………………..
86
3.27 So sánh thực hành hỏi thông tin trẻ NKHHCT trước khi bán thuốc
trước-sau can thiệp……………………………………………………
87
3.28 So sánh thực hành bán thuốc cho trẻ ho, cảm lạnh trước-sau can
thiệp…………………………………………………………………..
88
3.29 Đánh giá của bà mẹ về tính khả thi và duy trì của can thiệp………
90
3.30 Đánh giá của CBYT về tính khả thi và duy trì của can thiệp………...
92
3.31 Đánh giá của người bán thuốc về tính khả thi, duy trì của can thiệp…
94
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Nội dung hình
Trang
3.1 So sánh kiến thức về tái khám của bà mẹ trước-sau can
thiệp………………………………………………………………
61
3.2 So sánh cách xử trí trẻ ho, cảm lạnh của bà mẹ trước- sau can
thiệp………………………………………………………………
64
3.3 So sánh thực hành tái khám theo hẹn của bà mẹ trước-sau can
thiệp………………………………………………………………
68
3.4 So sánh số dấu hiệu bệnh rất nặng CBYT biết trước-sau can
thiệp…
70
3.5 So sánh kiến thức về kê đơn cho trẻ bị ho, cảm lạnh của CBYT
trước-sau can thiệp …….……………………..…………………
74
3.6 So sánh kiến thức tư vấn chăm sóc trẻ CBYT trước-sau can
thiệp………………………………………………………………
75
3.7 So sánh kiến thức khuyên trẻ NKHHCT đi khám của người bán
thuốc trước-sau can thiệp………………………………………...
84
3.8 So sánh thực hành tư vấn sau bán thuốc trước-sau can thiệp….
89
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh gây mắc và tử vong
cao nhất cho trẻ dưới 5 tuổi [140]. Hàng năm có khoảng 150 triệu lượt mắc và
2 triệu trẻ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, cao hơn tổng số ca tử
vong do cả ba bệnh AIDS, sốt rét và sởi cộng lại [132]. Hầu hết (99%) trường
hợp tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở các nước đang phát triển [98].
Ở Việt Nam, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là nguyên nhân hàng đầu
gây gánh nặng bệnh tật và đứng thứ ba gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi [49].
Nghiên cứu năm 2003 cho thấy việc chậm trễ trong tiếp cận dịch vụ y tế và
không được điều trị đúng là hai nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính. Trong số tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có
48% không được chăm sóc y tế trước khi tử vong [16].
Từ năm 1982, Tổ chức Y tế Thế giới đã triển khai Chương trình Phòng
chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Toàn cầu [105]. Đến năm 2009, do viêm
phổi vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây mắc và tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi nên
Tổ chức Y tế Thế giới một lần nữa lại khởi xướng Kế hoạch Toàn cầu Phòng
và Kiểm soát Viêm phổi (GAPP).
Chương trình Phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Quốc gia Việt
Nam, trong 10 năm, đã triển khai nhiều biện pháp can thiệp và tập trung vào
hệ thống y tế công [7]. Sau nhiều năm triển khai, tỷ lệ tử vong do nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính đã giảm, nhưng tần suất mắc bệnh còn cao. Ước tính
mỗi năm, trung bình mỗi trẻ mắc khoảng từ 4 đến 6 lượt nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính các thể [14]. Trong khi đó việc dùng thuốc điều trị nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính thiếu an toàn xảy ra khá phổ biến. Điều tra tình hình dùng thuốc
cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho thấy có tới 60,1% sử dụng kháng
sinh không theo chỉ định và 87,5% dùng không đủ liều 5 ngày [17].
2
Hầu hết bệnh tật đều có thể phòng tránh được bằng kiến thức và hành
vi đúng. Mặc dù có nhiều cách can thiệp, Thông tin -Giáo dục- Truyền thông
cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính luôn
là biện pháp hàng đầu được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo thực hiện
[105], [126]. Tại nhiều nước, phạm vi, đối tượng Thông tin -Giáo dụcTruyền thông không chỉ gói gọn trong hệ thống y tế mà đã mở rộng ra các đối
tượng khác như người chăm sóc trẻ để tiếp cận dịch vụ y tế kịp thời, biết cách
chăm sóc trẻ và người bán thuốc để bán thuốc an toàn hợp lý [136].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu tìm hiểu, lựa chọn biện pháp Thông tin Giáo dục- Truyền thông có hiệu quả trong phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính cho trẻ dưới 5 tuổi còn chưa được tiến hành nhiều. Đặc biệt còn thiếu
những thử nghiệm can thiệp đồng thời trên nhiều đối tượng (bà mẹ, cán bộ y
tế và người bán thuốc) để tạo ra chuyển biến cho toàn bộ chu trình chăm sóc
trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã
thực hiện nghiên cứu: "Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực
hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì
và Đan Phượng, Hà Nội" với 3 mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành của bà mẹ
trong xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì và
Đan Phượng từ năm 2005 đến 2007.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành xử trí
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của cán bộ y tế tại tuyến xã tại
huyện Ba Vì và Đan Phượng từ năm 2005 đến 2007.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành bán thuốc
của người bán thuốc tại tuyến xã cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới 5
tuổi tại huyện Ba Vì và Đan Phượng từ năm 2005 đến 2007.
3
Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình mắc và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Trên thế giới
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) chiếm khoảng một nửa số ca
mắc bệnh của trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới với tần suất mắc trung bình từ 4 đến
9 lần/trẻ/năm [142]. Các nước càng chậm phát triển, có mức thu nhập và trình
độ học vấn của người dân càng thấp thì tỷ lệ mắc và tử vong do NKHHCT
càng cao [103]. Tần suất NKHHCT của trẻ dưới 1 tuổi ở Mỹ là 4,5
lần/trẻ/năm. Trong khi đó tại Guatemala là 8,3 lần/trẻ/năm hay ở Nigeria là
7,5 lần/trẻ/năm [135].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy số trẻ đi khám và nhập viện vì
NKHHCT cũng chiếm tỷ lệ cao. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới
(TCYTTG) cho thấy tỷ lệ trẻ đi khám do NKHHCT chiếm hơn 1/3 tổng số
lượt khám cho trẻ dưới 5 tuổi và trên 30% trẻ phải nhập viện nguyên nhân do
NKHHCT [90], [102].
Không chỉ chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao, NKHHCT còn là nguyên nhân
chủ yếu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi tại bệnh viện. Cứ 2 đến 3 trẻ tử vong thì
có 1 trẻ tử vong do NKHHCT. Theo TCYTTG, viêm phổi là nguyên nhân
hàng đầu (chiếm 19%), cao hơn cả tiêu chảy (18%), sốt rét (8%) hoặc nhiễm
khuẩn sơ sinh (10%) gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi [103].
Có tới 90% ca tử vong do NKHHCT ở các nước đang phát triển [90]. Tại
Bangladesh, năm 2002, mỗi ngày có gần 400 trẻ tử vong do NKHHCT [67].
Năm 1996, ở Ethiopia, NKHHCT gây ra khoảng 20% số tử vong ở trẻ dưới 5
tuổi [91] và khoảng 33% tử vong sơ sinh [110].
4
Theo số liệu của TCYTTG, NKHHCT là nguyên nhân hàng đầu làm mất
những năm sống điều chỉnh theo thương tật (DALYs: Disability Adjusted
Life Years) ở trẻ dưới 5 tuổi[140]. NKHHCT gây ra khoảng 8,2% trong tổng
số gánh nặng tàn tật và tử vong ở cả người lớn và trẻ em[115].
Với tỷ lệ mắc và tử vong cao như vậy NKHHCT sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến kinh tế gia đình cũng như là gánh nặng cho hệ thống y tế và kinh tế đất
nước vì phải tốn những khoản chi phí lớn cho việc chăm sóc, điều trị trẻ [11].
Tại Việt Nam
Cũng tương tự như ở các nước đang phát triển khác, NKHHCT đang là
nguyên nhân hàng đầu gây mắc và tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi. Với
khoảng 10 triệu trẻ dưới 5 tuổi, ước tính mỗi năm có khoảng 30 đến 80 triệu
lượt trẻ NKHHCT các thể [12].
Số liệu thống kê tại các bệnh viện từ năm 1996 đến năm 2000 cho thấy
số trẻ bị NKHHCT luôn chiếm khoảng hơn một phần ba tổng số trẻ đến khám
và chiếm khoảng từ 30% đến 40% tổng số trẻ phải nhập viện để điều trị [39].
Theo Niên giám Thống kê Y tế năm 2009, nhóm bệnh NKHHCT đứng đầu
trong các bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất tại bệnh viện [6]. Theo số liệu của
Chương trình Phòng chống NKHHCT Quốc gia, cứ 100 trẻ đến khám tại cơ ở
y tế lại có 26 trẻ bị NKHHCT. Hiện nay, với tần suất mắc khoảng 5
lần/trẻ/năm, ước tính chỉ có khoảng 0,7% số lần trẻ mắc NKHHCT được quản
lý tại cơ sở y tế [13]. Trong số trẻ trong diện quản lý của Chương trình Phòng
chống NKHHCT Quốc gia có tới 3% trẻ đến cơ sở y tế khi đã quá nặng [12].
Trong các nguyên nhân tử vong ở trẻ em, viêm phổi chiếm tỷ lệ cao
nhất (31,3%), cao gấp 6 lần so với tiêu chảy (5,1%). Trong số tử vong do
viêm phổi có tới 48% trẻ đã không được chăm sóc y tế trước khi tử vong [18].
Số liệu từ bệnh viện các tuyến cho thấy tử vong do NKHHCT chiếm 40- 60%
5
tử vong chung ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó chủ yếu tử vong do viêm phổi [16].
Nghiên cứu tình hình tử vong cho thấy, tỷ lệ tử vong trước 24 giờ do
NKHHCT đặc biệt cao trong nhóm trẻ sơ sinh (92,7%) và nhóm trẻ từ 1 đến
12 tháng tuổi (72%) [47].
1.2. Thực trạng chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ
1.2.1. Vai trò của người mẹ trong chăm sóc trẻ
Một trong những vai trò quan trọng của phụ nữ trong gia đình là chăm
sóc và nuôi dạy con cái [42]. Tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia châu Á
khác, việc chăm sóc con cái chủ yếu do người mẹ đảm trách [1], [58]. Công
việc chăm sóc con cái của người mẹ bao gồm việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức
khỏe cả lúc trẻ khỏe mạnh lẫn lúc ốm đau [65]. Một nghiên cứu tại nông thôn
Việt Nam năm 1996 cho thấy, 90,8% việc nuôi dạy trẻ do người mẹ đảm nhận
[41]. Vì vậy việc thay đổi hành vi chăm sóc trẻ của bà mẹ sẽ góp phần quan
trọng giảm tỷ lệ mắc và tử vong trẻ em [114].
1.2.2. Thực trạng chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ
Chăm sóc cho trẻ NKHHCT bắt đầu bằng việc phát hiện sớm dấu hiệu
bệnh. Đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bệnh cần khám, điều trị
ngay. Cho trẻ ăn tốt hơn, uống nhiều nước và thường xuyên theo dõi diễn biến
bệnh. Dùng thuốc theo chỉ định của CBYT [9], [8].
1.2.2.1. Kiến thức, thực hành nhận biết dấu hiệu bệnh
Trên thế giới
Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đã có khá nhiều
nghiên cứu về vấn đề này. Mặc dù có vai trò rất quan trọng, mang tính quyết
định đến việc chăm sóc và điều trị cho trẻ, các nghiên cứu đều cho thấy kiến
6
thức, thái độ, niềm tin và hành vi xử trí ban đầu của bà mẹ khi trẻ có dấu hiệu
NKHHCT còn nhiều vấn đề cần được cải thiện [117].
Nghiên cứu năm 1994 ở Mindoro, Philippines, mặc dù các bà mẹ nói
rằng họ đã điều trị sớm, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy phần lớn đã chờ đợi
từ 5 đến 7 ngày kể từ khi có những dấu hiệu bệnh đầu tiên. Phần lớn bà mẹ
biết khó thở là dấu hiệu NKHHCT nặng. Nhưng chỉ có một vài người biết về
các triệu chứng thở nhanh và rút lõm lồng ngực (RLLN)[112].
Nghiên cứu, năm 2001, tại Bangladesh thấy rằng hầu hết bà mẹ không
nhận biết được thở nhanh và RLLN là những chỉ báo quan trọng của bệnh
viêm phổi nặng. Đa số bà mẹ không hề coi đây là dấu hiệu bệnh nặng [116].
Nghiên cứu tại Nepal, năm 2004, cũng cho thấy kiến thức nhận biết dấu
hiệu cần đưa đi khám khi trẻ NKHHCT của bà mẹ còn rất kém. Không có bà
mẹ nào biết đầy đủ các dấu hiệu, 10% bà mẹ không biết bất cứ dấu hiệu nào,
khoảng một nửa số bà mẹ chỉ biết dấu hiệu sốt (51%). Chỉ có 45,2% biết trẻ
ốm nặng hơn và 42,5% cho rằng trẻ không uống được là những dấu hiệu cần
đưa đi khám [81].
Tại Việt Nam
Mặc dù kiến thức nhận biết dấu hiệu NKHHCT của bà mẹ những năm
gần đây tỏ ra có tốt hơn. Điều tra Y tế Quốc gia năm 2002 cho thấy tỷ lệ bà
mẹ có kiến thức phòng và xử trí NKHHCT (43,5%) đồng đều ở nông thôn và
thành thị, đồng thời cao hơn so với kiến thức về bệnh tiêu chảy (24,0%) và
suy dinh dưỡng trẻ em (27,4%) [2]. Năm 2008, hầu hết các bà mẹ được hỏi tại
Từ Liêm-Hà Nội (chiếm 83,3%) và Tiền Hải-Thái Bình (chiếm 96,7%) đã
biết ít nhất 2 dấu hiệu bệnh cần phải đưa trẻ đi khám [44].
Kỹ năng nhận biết dấu hiệu bệnh, nhất là những dấu hiệu cần khám
ngay, của bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ còn nhiều bất cập. Năm 2008,
7
nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự cho thấy chỉ có 5,0% bà mẹ nhận
biết dấu hiệu không uống/bú được, 4,1% nhận biết dấu hiệu co giật và 3,4%
nhận biết dấu hiệu ngủ li bì khó đánh thức. Đối với hai dấu hiệu chỉ báo điển
hình của bệnh viêm phổi, trong 4.800 bà mẹ được hỏi, chỉ có 37,3% nhận biết
được các dấu hiệu thở ( thở khác thường hoặc thở nhanh hoặc khó thở) và chỉ
có 0,9% biết dấu hiệu RLLN [53].
1.2.2.2. Kiến thức, thực hành tìm kiếm dịch vụ y tế
Khi đã nhận biết được dấu hiệu bệnh của trẻ, việc lựa chọn cách xử trí
ban đầu phù hợp có thể ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến bệnh. Các bà mẹ cần
biết phân biệt những dấu hiệu bệnh có thể để trẻ ở nhà tự chăm sóc, cũng như
xác định khi nào thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế [101]. Thực tế, trừ những
trường hợp ho, cảm lạnh thông thường còn khi mắc các thể bệnh NKHHCT
khác trẻ được khám và điều trị theo hướng dẫn của CBYT.
Trên thế giới
Nghiên cứu 30 trường hợp NKHHCT nặng ở Ai Cập năm 1994, chỉ có
22 bà mẹ đã đưa con đi khám [99]. Năm 2003 trong nghiên cứu tại Kenya, chỉ
có 87,1% bà mẹ cho biết sẽ đưa trẻ NKHHCT thể nặng đến trạm y tế [124].
Cách xử trí chủ yếu của bà mẹ Nepal khi trẻ ốm là mua thuốc tự điều trị
(46,2%), đến khám tại cơ sở y tế (26,4%), điều trị bằng thuốc dân gian
(8,9%), để trẻ tự khỏi (2,7%) và đi đến thầy lang (0,6%) [125].
Tại Việt Nam
Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng nhận thấy kỹ năng tìm kiếm dịch vụ
y tế cho trẻ NKHHCT của gia đình còn nhiều vấn đề cần được cải thiện. Năm
2000, Chương trình Phòng chống NKHHCT Quốc gia điều tra 1231 ông bố
8
và 1216 bà mẹ có con dưới 5 tuổi. Kết quả cho thấy chỉ có 86% bố, mẹ cho
rằng viêm phổi là một bệnh nguy hiểm cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế [10].
Mặc dù tự chữa bệnh không phải là hình thức tối ưu, trong nghiên cứu
năm 2003 của Bùi Đức Dương, có tới 20,9% bà mẹ nói rằng sẽ tự chữa ở nhà
nếu trẻ NKHHCT. Những cơ sở y tế bà mẹ thường tiếp cận đầu tiên là y tế tư
(40,3%), trạm y tế xã (37,3%). Lý do trẻ không được đưa đến bệnh viện là do
không thuận tiện (64,3%), không đủ tiền chi trả (14,3%) [24].
Việc thiếu hiểu biết về dấu hiệu bệnh và cách xử trí trẻ bệnh cũng góp
phần dẫn đến nguy cơ tử vong cao ở trẻ NKHHCT. Nghiên cứu của Nguyễn
Việt Cồ, năm 2003, cho thấy trong các ca tử vong có tới 5,3% số trẻ
NKHHCT được đưa đến trạm y tế khi tình trạng bệnh đã nguy kịch, 39,2%
đến khi bệnh đã nặng và đáng lưu ý hơn là có 26,1% trẻ đã chết tại nhà [16].
Tương tự như vậy, các bà mẹ trong nghiên cứu tại Cần Thơ của Trần
Thị Trung Chiến năm 2003, có kiến thức về các dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám
ngay rất kém. Trong số 534 bà mẹ chỉ có 1,9% biết dấu hiệu thở nhanh, 0,2%
biết dấu hiệu co rút lồng ngực, 14,4% biết dấu hiệu thở khò khè hoặc thở rít,
7,3% biết dấu hiệu ngủ li bì khó đánh thức và 41% biết dấu hiệu co giật [20].
1.2.2.3. Kiến thức, thực hành sử dụng thuốc cho trẻ
Trên thế giới
Sử dụng kháng sinh chống lại 2 vi khuẩn chính gây viêm phổi trẻ em là
Phế cầu (Streptococcus pneumoniae) và Haemophilus Influenzae đúng theo
phác đồ của TCYTTG đã làm giảm khoảng 25% đến 65% tỷ lệ tử vong do
viêm phổi tại các nước triển khai can thiệp [139]. Tuy nhiên, tỷ lệ cần sử
dụng kháng sinh (KS) chỉ chiếm 25-30% trường hợp NKHHCT. Sử dụng KS
là không cần thiết cho khoảng 70% trường hợp bị NKHHCT do virut [138].
9
Nhưng TCYTTG ước tính có khoảng 75% lượng thuốc KS được sử dụng để
điều trị NKHHCT và phần lớn số đó thực sự không cần thiết [139]. Sử dụng
thuốc không đúng đang là vấn đề tồn tại ở hầu hết các nước trên thế giới.
Nghiên cứu ở 6 nước châu Âu cho thấy 60% đối tượng điều tra dừng uống KS
sau 3 ngày nếu thấy giảm các triệu chứng [78]. Tại Philippines, kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng 80,0% bà mẹ tự điều trị NKHHCT cho con bằng KS
nhưng lại chỉ dùng thời gian rất ngắn từ một đến hai ngày. Nghiên cứu này
cũng thấy liều mỗi lần dùng cho trẻ cũng rất thấp [69].
Tại Guatemala, tình trạng bà mẹ tự ý dùng KS cho trẻ rất phổ biến.
Trong 324 bà mẹ được hỏi có tới 63% đã dùng KS điều trị cho trẻ bị tiêu chảy
và ho sốt [95]. Tương tự, ở Mexico năm 1999, trong số 1.659 bà mẹ được hỏi
có 73% dùng thuốc không phù hợp hoặc không đúng liều, có 66% trả lời rằng
họ đã dùng KS cho con ít hơn 5 ngày [76].
Tại Việt Nam
Mục tiêu của Chương trình Phòng chống NKHHCT Quốc gia tại Việt Nam
trong giai đoạn 1998-2008 là giảm tỷ lệ mắc bệnh và sử dụng thuốc an toàn
hợp lý. Tuy nhiên việc KS được mua bán lan tràn, thiếu kiểm soát trên thị
trường cùng với thiếu kiến thức trong sử dụng thuốc của người dân đã cản trở
nhiều đến chiến lược của Chương trình[14].
Trong nghiên cứu năm 2000 của Nguyễn Đình Hường, các bà mẹ có
con dưới 5 tuổi nghĩ rằng cần có lời khuyên của CBYT khi dùng thuốc KS chỉ
chiếm 36% [34]. Trong một nghiên cứu tại 4 tỉnh, 55,6% cặp vợ chồng có con
dưới 5 tuổi cho rằng KS là thuốc tốt nhất để điều trị ho sốt cho trẻ. Trong khi
những loại thuốc ho đông y điều trị triệu chứng ho an toàn và hiệu quả thì chỉ
có 17,7% sử dụng cho trẻ [10].
10
Nghiên cứu năm 2002 của Nguyễn Việt Cồ tại Hà Nam cho thấy 100%
trường hợp trẻ đến khám tại bệnh viện huyện đã được cha mẹ tự điều trị trước
đó, có tới 12,1% phối hợp 2 loại KS nhưng chỉ có 14,2% đã điều trị đủ 5
ngày. Tại gia đình, 60,1% số trẻ NKHHCT đã được gia đình đã tự dùng KS,
82,1% là KS trong phác đồ nhưng chỉ có 12,5% trường hợp dùng đủ 5 ngày,
còn lại chỉ dùng từ 2 đến 3 ngày [17]. Cũng trong năm 2002, tại Ba Vì, 95%
trẻ bị NKHHCT được điều trị bằng KS [107].
Năm 2004, giám sát viên của Chương trình Phòng chống NKHHCT
Quốc gia đã quan sát và trao đổi với bà mẹ về cách dùng thuốc cho trẻ tại nhà
sau khi được CBYT chỉ định dùng KS. Kết quả cho thấy 73,4% (127/173)
dùng đủ số lần trong ngày, 83,2% biết đúng số ngày dùng thuốc [13].
Tại Hà Tây cũ năm 2005, khi cho trẻ bị NKHHCT dùng KS, rất nhiều
bà mẹ dừng thuốc ngay khi thấy con mình hết triệu chứng ho và sốt. Chỉ có
12,5% các trường hợp bệnh được uống KS đủ 5 ngày [40].
1.2.2.4. Kiến thức, thực hành chăm sóc và tái khám cho trẻ
Trên thế giới
TCYTTG ước tính chăm sóc đúng cách và kịp thời sẽ làm giảm được
20% trường hợp tử vong do NKHHCT [132]. Nghiên cứu của Hoạt động
Chăm sóc Lồng ghép Trẻ bệnh (IMCI) cho thấy trẻ được chăm sóc tại nhà
sớm sẽ làm giảm 2/3 chi phí điều trị do bệnh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bà mẹ
tại các nước đang phát triển và đặc biệt là ở nông thôn còn thiếu kỹ năng này.
Nghiên cứu tại Nepal, năm 2006, thấy rằng 56,8% bà mẹ chăm sóc kịp
thời, 26,4% bà mẹ chăm sóc hợp lý. Tổng hợp lại chỉ có 11,3% bà mẹ có
chăm sóc vừa hợp lý và vừa kịp thời [125].