Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

tìm hiểu kiến thức và thái độ xử trí chăm sóc của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ 5 tuổi tại khoa nhi hô hấp bệnh viện trung ương huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.98 KB, 32 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là bệnh phổ biến có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong
cao ở trẻ em, đặc biệt do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi trẻ trung bình trong 1 năm mắc
nhiễm khuẩn hô hấp cấp từ 4 - 9 lần, ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng
2 tỷ lượt trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó khoảng 40 triệu lượt là viêm
phổi [2].
Tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 8 triệu trẻ dưới 5 tuổi. Như vậy ước
tính mỗi năm sẽ có từ 32 đến 40 triệu lượt trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp và từ
22 đến 24 nghìn trẻ tử vong do viêm phổi. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em tại
cộng đồng hiện nay chiếm khoảng 39,7 %, bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp có thể
mắc nhiều lần trong 1 năm. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp có thể được phân loại
theo các cách khác nhau và biểu hiện bệnh cũng ở các mức độ khác nhau. Mức
độ nhẹ, chăm sóc trẻ tại nhà, nếu nặng cần phải được điều trị tại cơ sở y tế, nếu
không đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong
của trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở các nước đang phát triển cao
gấp 10 lần so với các nước công nghiệp phát triển [2].
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở nước ta cũng như các nước
đang phát triển chủ yếu do virus, vi khuẩn, lao phổi trẻ em. Hiểu biết về các dấu
hiệu, cách chăm sóc nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em của cộng đồng nói chung và
bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi nói riêng còn hạn chế [3].
Nhận thức được tầm quan trọng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em,
Việt Nam là một trong những nước trên thế giới sớm triển khai chương trình
phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, từ năm 1984 đến nay chương trình
đã triển khai rộng khắp trên toàn quốc và hiệu quả của chương trình mang lại
cũng rất rõ rệt, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính giảm đáng kể. Tuy
nhiên, tỷ lệ mắc vẫn còn cao và việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý vẫn chưa
2



được cải thiện.Do vậy qua thực tế và xuất phát từ những ý tưởng trên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài:“Tìm hiểu kiến thức và thái độ xử trí chăm sóc
của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ < 5 tuổi tại Khoa nhi Hô
hấp Bệnh viện Trung Ƣơng Huế” với 2 mục tiêu:
1.Tìm hiểu kiến thức của bà mẹ về bệnh NKHHCT.
2. Tìm hiểu về thái độ xử trí chăm sóc và phòng bệnh của bà mẹ về
NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi.





















3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Nhiễm khuẩn hô hấp vẫn còn là nguyên nhân chính gây tử vong ở các nước
đang phát triển. Tần suất nhiễm vi khuẩn so với nhiễm virus đường hô hấp dưới
ở các nước đang phát triển khó xác định vì thiếu sự đánh giá độ nhạy và độ đặc
hiệu của của đa số các xét nghiệm phát hiện nhiễm khuẩn.
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VỀ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH
(NKHHCT)
Theo quy định của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) ở trẻ em là bao gồm các
trường hợp nhiễm trùng ở:
- Đường hô hấp trên gồm: - Tai giữa - Mũi - họng.
- Nắp thanh quản, mốc chia đường hô hấp trên và dưới.
- Đường hô hấp dưới gồm: - Thanh quản - Phế quản - Phế nang.
1.1.1. Định nghĩa
NKHHCT bao gồm các nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trên đường hô hấp,
bao gồm mũi, tai, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi.
Thời gian bị bệnh không quá 30 ngày, ngoại trừ viêm tai giữa cấp là 14 ngày.
1.1.2. Phân loại theo vị trí giải phẫu
Có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng cuối cùng thống nhất với chuyên gia của
TCYTTG là lấy nắp thanh quản làm ranh giới để phân ra nhiễm khuẩn đường hô
hấp trên và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Tổn thương phía trên nắp thanh quản
thường hay gặp (chiếm khoảng 96%)và nhẹ gồm:
+ Viêm mũi-họng cấp, viêm V.A.
+ Viêm Amygdales
+ Viêm tai giữa cấp
4


+ Viêm xoang cấp
+ Các trường hợp ho cảm lạnh
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Tổn thương dưới nắp thanh quản ít gặp
hơn, nhưng thường là nặng, bao gồm:
+ Viêm thanh quản
+ Viêm khí quản
+ Viêm phế quản
+ Viêm tiểu phế quản
+ Viêm phổi
1.1.3. Phân loại theo mức độ nặng nhẹ
Phân loại này thực tế hay dùng để đánh giá và xử trí kịp thời các trường
hợp NKHHCT.
NKHHCT ở trẻ em có thể có nhiều dấu hiệu lâm sàng như sốt, chảy mũi
nước, ho, nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, thở khò khè,
tím tái…
Theo TCYTTG thì có thể dựa vào các dấu hiệu cơ bản như ho, thở nhanh,
rút lõm lồng ngực và một số dấu hiệu khác để phân loại xử trí theo mức độ nặng
nhẹ của bệnh.
- Không viêm phổi (nhiễm khuẩn hô hấp thể nhẹ): Trẻ có dấu hiệu ho, chảy
mũi nước, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực
- Viêm phổi (nhiễm khuẩn hô hấp thể vừa): Trẻ có dấu hiệu thở nhanh,
không có rút lõm lồng ngực
- Viêm phổi nặng (nhiễm khuẩn hô hấp thể nặng): Trẻ có dấu hiệu rút lõm
lồng ngực
- Bệnh rất nặng: Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau: Không
uống được, co giật, ngũ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, suy dinh dưỡng
nặng. Ở trẻ em dưới 2 tháng tuổi có dấu hiệu bỏ bú, sốt hoặc hạ nhiệt, thở khò
khè [2].
5


1.2. TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH TRẺ EM
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trên thế giới
Theo số liệu TCYTTG của Hội Nghị quốc tế tại Canberra (1997) số đợt
NKHHCT hàng năm tại khu vực thành phố Baghdad (Irak) là 39,3%, Luân Đôn
(Anh) 35,5%, Brazil(41,8%), Australia(34,0%), Ethiopia (25,5%). Tỷ lệ đến
khám bệnh vì NKHHCT tại các cơ sở y tế ở một số nước như sau: Bangladesh
(35,8%), Myanmar (31.5%), Pakistan (33,6%), Zambia (35,0Năm 1991 tại hội
nghị Washington đã thông báo số lần mắc bệnh viêm phổi mỗi năm trong 100
trẻ ở Ấn độ là 13,0, Kenia là 18,0, Thái lan là 7,0 , Mỹ là 3,0. Số lần mắc hàng
năm ở Costarica là 5,9 (trẻ dưới 5 tuổi), và 7,2 (trẻ từ 1- 2 tuổi), ở Nigeria là 7,5,
Ấn Độ là 5,6 và 5,3, Mỹ là 4,5 và 5,0% và Khoa Nhi, BV Huế 25,3%.
Chúng ta thấy tỷ lệ mắc NKHHCT mọi thể (nặng, nhẹ) không có sự chênh
lệch nhiều giũa các quốc gia nhưng số lần mắc viêm phổi là những thể nặng dể
đưa đến tử vong ở các nước nghèo đang phát triển cao gấp 5 lần so với Hoa Kỳ.
Các số liệu trên chứng tỏ NKHHC là bệnh phổ biến các nước đang phát triển,
bệnh có tỷ lệ mắc nhiều và tỷ lệ tử vong cao [1].
1.2.2. Tình hình về trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở Việt Nam
Ở nước ta hiện nay kinh tế đang trên đường phát triển, hệ thống và dịch
vụ y tế đã có nhiều tiến bộ, rất nhiều các chương trình, dự án về y tế được triển
khai, trong đó có chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em nói chung đã có kết quả
tương đối tốt. Tuy vậy hiện nay NKHHCT vẫn là nguyên nhân gây mắc bệnh và
tử vong cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đặc biệt là những vùng khó khăn, vùng
sâu, vùng xa. NKHHCT phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ở
nước ta tăng lên vào tháng 4,5 và tháng 9,10 (Viên Lao và Bệnh Phổi 1984).
Nguyên nhân có thể do yếu tố ấm nóng, gió mùa Việt Nam[5].


6

1.3. PHÕNG BỆNH VÀ CHĂM SÓC CỦA BÀ MẸ KHI TRẺ MẮC

NKHHCT
1.3.1. Chăm sóc
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, cán bộ y tế cần hướng dẫn bà mẹ
chăm sóc tại nhà với các biện pháp sau:
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để đảm bảo trẻ không bị sụt
cân, suy dinh dưỡng.
- Cho uống nhiều nước để bù lượng nước mất do sốt, thở nhanh.
- Có thể làm giảm đau họng, giảm ho bằng các loại thuốc dân tộc như mật
ong, hoa hồng hấp đường, nước sắc cây rẻ quạt, chanh, quýt, Một số loại thuốc
ho như Eugica, pectol siro có thể sử dụng cho trẻ. Không lạm dụng thuốc ho,
nhất là thuốc ho Tây y. Chỉ sử dụng thuốc ho khi thật cần thiết.
1.3.1.1. Trẻ < 2 tháng tuổi
- Cần giữ ấm nhất là vào mùa lạnh.
- Lau sạch mũi nếu mũi bị tắc do sẽ làm cản trở trẻ ăn hoặc bú.
-Vấn đề quan trọng là phải phát hiện sớm các dấu hiệu nặng của bệnh để
chuyển đi bệnh viện kịp thời. Các dấu hiệu nặng là:
+ Trẻ thở nhanh hơn.
+ Thở trở nên khó hơn.
+ Không uống được hay bú kém.
+ Trẻ mệt hơn.
1.3.1.2. Trẻ từ 2 tháng - 5 tuổi
- Phát hiện dấu hiệu nặng của bệnh để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời (trẻ
thở nhanh hơn, thở khó hơn, không uống được, trẻ mệt hơn)
- Nuôi dưỡng:
+ Cho trẻ ăn tốt khi ốm.
+ Bồi dưỡng thêm khi khỏi bệnh.
+ Làm thông mũi (nếu cản trở trẻ bú hoặc ăn).
7

- Tăng thêm dịch:

+ Uống nhiều nước.
+ Bú mẹ nhiều lần.
- Giảm ho và đau họng bằng các loại thuốc ho không độc hại, chủ yếu là
thuốc ho dân tộc[3].
1.3.2. Phòng bệnh
Muốn đề phòng viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính ở trẻ cần quan tâm
hơn về sinh lý phát triển của trẻ trước khi ra đời cũng như điều kiện dinh dưỡng
và sinh hoạt của trẻ như:
- Quản lý tốt thai nghén để tránh đẻ non, đẻ yếu.
- Tổ chức cuộc đẻ an toàn, tránh tai biến.
- Nuôi con bằng sữa mẹ và ăn dặm đủ chất nhất là vitamine A.
- Tiêm chủng đủ liều.
- Vệ sinh nhà cửa thông thoáng: ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.
- Bố mẹ không được hút thuốc lá trong buồng có trẻ.
- Khi trẻ bị viêm đường hô hấp cần được khám bệnh và theo dõi kịp thời.
- Cách ly trẻ với người đang mắc bệnh hô hấp để tránh lây lan[3].











8

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng nghiên cứu
Chọn 45 bà mẹ có con đến khám và điều trị tại Khoa nhi Hô hấp Bệnh
viện trung ương Huế.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người có khiếm khuyết khả năng nghe nói
- Người không đồng ý tham gia phỏng vấn
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 2/5/2013 đến ngày 18/5/2013tại Khoa nhi Hô hấp bệnh viện
Trung Ương Huế.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu: Chọn ngẫu nhiên 45 bà mẹ có con đến khám và điều trị tại Khoa
nhi Hô hấp BVTW Huế
2.2.3. Tiến độ nghiên cứu
- 2/5/2013 đến 4/5/2013: phỏng vấn
- 5/5/2013 đến 7/52013: xử lí số liệu
- 8/5/2013 đến 18/5/2013: viết báo cáo
2.2.4. Phƣơng pháp điều tra số liệu
- Dùng phiếu điều tra gồm 15 câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với mọi
trình độ và nhận thức của bà mẹ.
9

- Phỏng vấn trực tiếp 45 bà mẹ được chọn ngẫu nhiên để thu thập thông
tin về kiến thức, thái độ xử trí chăm sóc và phòng bệnh của bà mẹ về bệnh
NKHHCT.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Tìm hiểu kiến thức của bà mẹ về bệnh NKHHCT
2. Tìm hiểu về thái độ xử trí chăm sóc và phòng bệnh của bà mẹ về
NKHHCT ở trẻ dưới 5
2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê thông thường với Excel 2007.
- Tính tỉ lệ % đơn thuần.


















10

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua điều tra phỏng vấn 45 bà mẹ về kiến thức và chăm sóc về nhiễm

khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ < 5 tuổi tại Khoa nhi Hô hấp Bệnh viện TW Huế tôi
có kết quả như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tuổi


Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi

Nhận xét: Các bà mẹ ở nhóm 31-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (64,4%).
Nhóm 41-50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (8,9%).




26,700%
64,400%
8,900%
20-30
31-40
41-50
11

3.1.2.Nghề nghiệp
Bảng 3.1.Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Số lƣợng
Tỷ lệ %
CBVC
6
13,3

Buôn bán
11
24,4
Nông dân
23
51,1
Khác
5
11,2
Tổng
45
100,0

Nhận xét: Đa số bà mẹ làm nghề nông chiếm 51,1%. Chỉ có 13,3% là
CBVC
3.1.3. Trình độ học vấn


Biểu đồ 3.2.Trình độ học vấn
Nhận xét:Tỷ lệ bà mẹ có trình độ PTCS chiếm cao nhất 57,8%, còn 4,4%
bà mẹ mù chữ.

0
10
20
30
40
50
60
Mù chữ Tiểu học

THCS THPT
4,4
22,2
57,8
15,6
Tỷ lệ %
Trình độ học vấn
12

3.2. KIẾN THỨC CỦA BÀ MẸ VỀ BỆNH NKHHCT
3.2.1. Nghe về NKHHCT

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các bà mẹ nghe về NKHHCT

Nhận xét: Có 39 bà mẹ biết về NKHHCT chiếm 86,7%.

3.2.2. Nghe về viêm phổi


Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ các bà mẹ biết về bệnh viêm phổi

Nhận xét:Có 43 bà mẹ có nghe biết về bệnh viêm phổichiếm 95,6%.

86,7%
(n=39)
13,3%
(n=6)
Biết về NKHHCT
Không nghe vê NKHHCT
95,6%

(n=43)
4,4%
(n=2)
Có Nghe, biết bệnh viêm phổi
Không nghe, biết bệnh viêm phổi
13

3.2.3. Hiểu biết về nguy hiểm của bệnh NKHHCT
Bảng 3.2. Hiểu biết về nguy hiểm của bệnh NKHHCT
Nguy hiểm của bệnh NKHHCT
Số lƣợng (n=45)
Tỷ lệ %

35
77,8
Không
2
4,4
Không biết
8
17,8
Tổng
45
100

Nhận xét:Có 77,8% bà mẹ cho rằng bệnh NKHHCT là nguy hiểm
3.2.4. Hiểu biết về sự lây lan bệnh NKHHCT
Bảng 3.3. Hiểu biết về sự lây lan bệnh NKHHCT
Sự lây lan
Số lƣợng (n=45)

Tỷ lệ %

39
86,7
Không
6
13,3
Tổng
45
100

Nhận xét: Có 86,7% bà mẹ cho biết có sự lây lan về NKHHCT
Bảng 3.4. Hiểu biết về đường lây NKHHCT
Đƣờng lây bệnh NKHHCT
Số lƣợng (n=45)
Tỷ lệ %
Lây qua ăn uống
9
20,0
Lây qua bắt tay
5
11,1
Lây qua không khí
41
91,1
Lây qua dùng chung khăn tay
8
17,8

Nhận xét: Có 91,1% bà mẹ biết đường lây NKHHCT là qua không khí

14

3.2.5. Hiểu biết về triệu chứng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Bảng 3.5. Hiểu biết về triệu chứng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Triệu chứng
Số lƣợng (n=45)
Tỷ lệ %
Sổ mũi nước
38
84,4
Khò khè
40
88,9
Sốt
42
93,3
Phập phòng cánh mũi
27
60,0
Ho
38
84,4
Rút lõm lồng ngực
25
55,6
Khó thở
36
80,0

Nhận xét: Phần lớn các bà biết các triệu chứng NKHHCT: sốt (93,3%);

khò khè (88,9%); sổ mũi nước (84,4%) và thấp nhất là rút lõm lồng ngực
(55,6%).
3.2.6. Dầu hiệu nguy hiểm đƣa trẻ đi bệnh viện
Bảng 3.6. Dấu hiệu nguy hiểm đưa trẻ đi bệnh viện
Dấu hiệu nguy hiểm
Số lƣợng(n =45)
Tỷ lệ %
Co giật, ngũ li bì khó đánh thức
34
75,6
Thở khò khè
37
82,2
Rút lõm lồng ngực
23
51,1
Không biết
17
37,8

Nhận xét: Co giật, ngũ li bì khó đánh thức chiếm 75.6%, thở khò khè
82,2% .

15

3.3. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ CHĂM SÓC VÀ PHÕNG BỆNH CỦA BÀ MẸ VỀ
NKHHCT
3.3.1. Xử lý khi trẻ bị NKHHCT

Biểu đồ 3.5. Xử lý khi trẻ bị NKHHCT

Nhận xét: Đa số các bà mẹ đưa cháu đến trạm y tế chiếm 79,5%
3.3.2. Thực hành về ăn uống cho trẻ NKHHCT
Bảng 3.7. Thức ăn cho trẻ NKHHCT
Ăn uống
Số lƣợng
Tỷ lệ %
Không cho ăn uống
0
0,0
Ăn uống ít hơn bình thường
9
20,0
Ăn uống bình thường
30
66,7
Ăn uống nhiều hơn bình thường
6
13,3
Tổng
45
100,0

Nhận xét: Đa số các bà mẹ cho con ăn uống bình thường chiếm 66,7%


0
10
20
30
40

50
60
70
80
Không làm gì
để tự lành
Ra quầy mua
thuốc về uống
Đưa cháu đến
trạm y tế
Đưa cháu đi
khám bác sĩ tư
0
7,7
79,5
12,8
Tỷ lệ %
16

Bảng 3.8. Thức uống cho trẻ bị NKHH
Ăn uống
Số lƣợng
Tỷ lệ %
Cho uống nước sôi để nguội
44
97,8
Uống ít hơn bình thường
3
6,7
Cho uống nhiều nước ấm, uống từng

ngụm nhỏ theo nhu cầu của trẻ
32
71,1
Uống nhiều hơn bình thường
36
80,0
Nhận xét: Cho uống sôi để nguội (97,8%), uống nhiều hơn bình thường
chiếm 80%
3.3.3. Thái độ xử trí khi trẻ bị sốt, ho nhẹ
Bảng 3.9Thái độ xử trí khi trẻ bị sốt, ho nhẹ
Thái độ xử trí khi trẻ bị sốt, ho nhẹ
Số lƣợng
Tỷ lệ %
Cho uống nước cây lá trong vườn
2
4,4
Mua thuốc tây ở quầy thuốc rồi tự uống
7
15,6
Không cho uống thuốc chỉ theo dõi
20
44,4
Đưa trẻ đến khám ở bác sĩ
16
35,6
Nhận xét: Có 35,6% bà mẹ đưa trẻ đến khám bác sĩ
3.3.4. Cho trẻ uống thuốc đúng theo hƣớng dẫn của thầy thuốc

Biểu đồ 3.6. Cho trẻ uống thuốc đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc
Nhận xét: Có 96% bà mẹ cho trẻ uống thuốc đúng theo hướng dẫn của

thầy thuốc
96%
04%

Không
17

3.3.5. Trẻ đƣợc tiêm chủng đầy đủ có phòng tránh đƣợc NKHHCT
Bảng 3.10. Trẻ được tiêm chủng đầy đủ có phòng tránh được NKHHCT
Phòng tránh đƣợc NKHHCT
Số lƣợng
Tỷ lệ %

36
80,0
Không
9
20,0
Tổng
45
100,0

Nhận xét: Có 80,0% bà mẹ cho rằng trẻ được tiêm chủng đầy đủ có
phòng tránh được NKHHCT
3.3.6. Dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ
Bảng 3.11. Dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ
Dự phòng NKHHCT cho trẻ
Số lƣợng
Tỷ lệ %
Điều trị bệnh lý tai mũi họng

32
71,1
Tránh xa môi trường có khói bụi, thuốc lá
41
91,1
Tiêm chủng đầy đủ và cho uống Vitamin A
34
75,6
Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh
43
95,6
Mang khẩu trang cho trẻ khi ra đường
40
88,9
Cách li trẻ với những người bị bệnh nhiễm
trùng có thể lây lan
38
84,4

Nhận xét: Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh (95,6%), tránh xa môi trường có
khói bụi, thuốc lá (91,1%)


18


Biểu đồ 3.7. Biết phòng bệnh cho trẻ bú trong 6 tháng đầu, nuôi dưỡng
trẻ tốt
Nhận xét: Có 84,4% bà mẹ cho rằng cho trẻ bú trong 6 tháng đầu, nuôi
dưỡng trẻ tốt là góp phần để phòng bệnh NKHHCT cho trẻ.


84,4%
(n=38)
15,6%
(n=7)

Không
19

Chƣơng 4
BÀN LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu trên 45 bà mẹ về kiến thức và chăm sóc về nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ < 5 tuổi tại Khoa nhi Hô hấp Bệnh viện TW Huế tôi
có nhận xét và bàn luận như sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
4.1.2. Phân bố theo tuổi
Qua biểu đồ 3.1 cho thấy các bà mẹ ở nhóm 31-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất (64,4%). Nhóm 41-50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (8,9%). Và nhóm 20-30
tuổi chiếm 26,7%. Đa số các đối tượng được nghiên cứu ở độ tuổi lao động và
đã trưởng thành, có sự hiểu biết nhất định để đáp ứng những câu hỏi có chủ đề
chính của đề tài.
Kết quả nghiên cứu của Lý Văn Xuân (2006) trên 399 bà mẹ có con dưới
5 tuổi khảo sát về kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) ở huyện Bình Chánh, TP
Hồ Chí Minh cho thấy độ tuổi 26-30 chiếm 34,1% và > 30 tuổi chiếm 34,4% [5].
4.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp và trình độ học vấn
Đa số các bà mẹ ở đây có con bị NKHHCT làm nghề nông chiếm 51,1%.
Còn lại là CBCNV (13,3%), buôn bán 24,4% và nghề tự do chiếm 11,2%. Kêt
quả của tôi cũng tương đương với nghiên cứu của Lý Văn Xuân là các bà mẹ
làm ruộng chiếm 52,5%.

Qua biểu đồ 3.2. cho thấy phần lớn các bà mẹ có trình độ học vấn THCS
chiếm 57,8%. Tiểu học (22,2%), trình độ THPT (15,6%) và còn 4,4% bà mẹ mù
chữ. Kết quả này cũng phù hợp với nghề nghiệp ở bảng 3.1.
Kết quả của đề tài nghiên cứu của Lý Văn Xuân cho thấy các bà mẹ có
trình độ <THPT chiếm 82,4%.
20

4.2. KIẾN THỨC CỦA BÀ MẸ VỀ BỆNH NKHHCT
4.2.1. Kiến thức nghe về NKHHCT và bệnh viêm phổi
Qua biểu đồ 3.3 và 3.4 cho thấy trong 45 bà mẹ được phỏng vấn điều tra
chỉ có 39 bà mẹ nghe về bệnh NKHHCT chiếm 86,7% và có 43 bà mẹ nghe về
bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ cao hơn (95,6%). Điều này có thể lý giải rằng đa số
các bà mẹ là nông dân (51,1%), trình độ học vấn là THCS (57,8%) nên nhận
thức về bệnh NKHHCT là một thuật ngữ chuyên ngành của y học, trong khi
viêm phổi là một từ thông dụng hơn vì thế tỷ lệ nghe về bệnh này có sự chênh
lệch là điều hợp lý.
4.2.2. Hiểu biết về nguy hiểm của bệnh NKHHCT
Điều kiện khí hậu ẩm thấp, môi trường ít thông thoáng ở thời tiết giao
mùa (thu - đông, đông –xuân) luôn là yếu tố thuận lợi gây bệnh NKHHCT cho
trẻ. Một trong 10 bệnh gây tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là
bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) [4]. Qua bảng 3.2 cho thấy có
77,8% bà mẹ biết nguy hiểm của bệnh NKHHCT, còn 17,8% bà mẹ không biết
nguy hiểm của bệnh NKHHCT.
4.2.3. Hiểu biết về sự lây lan bệnh NKHHCT
Phần lớn NKHHCT ở trẻ em là do căn nguyên virut, do đặc điểm phần
lớn các loại virut có ái lực với đường hô hấp. Khả năng lây lan của virut dễ dàng,
tỷ lệ người lành mang virut cao và khả năng miễn dịch đối với virut ngắn và yếu
cho nên bệnh dễ có nguy cơ phát triển trong một cộng đồng thành dịch bệnh [4].
Qua bảng 3.3 cho thấy có 86,7% bà mẹ cho rằng có lây lan NKHHCT, trong đó
lây qua không khí chiếm 91,1%. Qua ăn uống (20,0%), bắt tay (11,1%) và dùng

chung khăn tay (17,8%).
4.2.4. Hiểu biết về triệu chứng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Hiểu biết đúng của các bà mẹ về triệu chứng thông thường như: sốt chiếm
tỷ lệ cao nhất (93,3%), sổ mũi nước chiếm (84,4%), khò khè (89,9%), ho
(84,4%); khó thở (80,0%) và thấp nhất là phập phòng cánh mũi (60,0%); Rút
21

lõm lồng ngực (55,6%) đây là 2 triệu chứng có thuật ngữ không thông dụng nên
tỷ lệ hiểu biết là thấp. Theo nghiên cứu của Phùng Quốc Vượng (2003) tại Hà
Tây cho thấy hầu hết các bà mẹ đều biết được dấu hiệu ho, sốt (91,8% và 84,8%)
[8].
4.2.5. Dầu hiệu nguy hiểm đƣa trẻ đi bệnh viện
Theo y văn các dấu hiệu co giật, ngũ li bì khó đánh thức, thở khò khè, rút
lõm lồng ngực là nguy hiểm nhất. Qua bảng 3.6 tỷ lệ các bà mẹ biết dấu hiệu
nguy hiểm co giật, ngũ li bì khó đánh thức (75,6%); thở khò khè (82,2%), rút
lõm lồng ngực (51,1%). Có 37,8% bà mẹ không biết dấu hiệu nguy hiểm nhất,
có lẽ đây là các bà mẹ làm nông nghiệp và mù chữ.
4.3. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ CHĂM SÓC VÀ PHÕNG BỆNH CỦA BÀ MẸ VỀ
NKHHCT
4.3.1. Xử lý khi trẻ bị NKHHCT
Khi trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) thì có thể gây
biến chứng viêm phổi. Khi bị viêm phổi nặng, nếu không phát hiện kịp thời và
cho trẻ nhập viện quá muộn thì ngay cả các bệnh viện lớn có đủ máy móc hiện
đại, thuốc men tốt cùng đội ngũ thầy thuốc, y tá giỏi và tận tình cũng khó có thể
cứu sống được, vì thế các bà mẹ cần nhận biết những dấu hiệu sớm của bệnh
viêm phổi để đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời. Qua biểu đồ
3.5 cho thấy đa số các bà mẹ đưa cháu đến trạm y tế chiếm tỷ lệ cao nhất 79,5%.
Tỷ lệ các bà mẹ đưa trẻ đến khám bác sỹ tư chiếm 12,8%. Không có bà mẹ nào
“không làm gì để tự lành”. Điều này cho thấy với truyền thông về y học cũng
như các buối tập huấn, phổ biến kiến thức về bệnh tật nói chung và NKHHCT

nói riêng đã được các trạm y tế xã, Phường đã làm tốt công tác này.
4.3.2. Thực hành về ăn uống cho trẻ NKHHCT
Theo Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe: Khi trẻ bị nhiễm khuẩn
hô hấp, cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Không bắt trẻ nhịn ăn hay kiêng ăn
khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp; cho trẻ bú nhiều hơn, uống nhiều nước hơn
22

khi trẻ sốt cao, tốt nhất là nước rau, quả tươi như nước cam, chanh. Nước giúp
trẻ hạ nhiệt, uống nhiều nước giúp làm loãng đàm và khi ho, đàm cũng dễ tống
ra ngoài hơn. Cho trẻ ăn những thức ăn mà trẻ thích. Qua bảng 3.7 và 3.8 cho
thấy không có bà mẹ nào không cho ăn uống (0%); ăn uống bình thường
(66,7%); ăn uống ít hơn bình thường (20,0%); ăn uống nhiều hơn bình thường
(13,3%). Đa số các bà mẹ đều cho con uống nước sôi để nguội (97,8%), uống
nước nhiều hơn bình thường chiếm 80,0%; cho uống nhiều nước ấm, uống từng
ngụm nhỏ theo nhu cầu của trẻ (71,1%) chỉ có 6,7% bà mẹ cho trẻ uống ít hơn
bình thường. Kết quả nghiên cứu của Phùng Quốc Vượng (2003) tại Hà Tây cho
thấy có 93,7% bà mẹ biết cho con ăn nhiều hơn và 53,7% biết cho con uống
nhiều nước hơn khi bị bệnh [8].
4.3.3. Thái độ xử trí khi trẻ bị sốt, ho nhẹ
Những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị NKHHCT là triệu chứng ho hay
kèm theo sốt. Tuy nhiên khi trẻ bị ho, sốt nhẹ. Chưa xác định đúng là bệnh
NKHHCT thì một số bà mẹ không cho uống thuốc chỉ theo dõi (44,4%); mua
thuốc tây ở quầy thuốc rồi tự uống (15,6%), đưa trẻ đến khám ở bác sĩ (35,6%);
và có 4,4% mà mẹ cho uống nước lá cây trong vườn.
Qua biểu đồ 3.6 cho thấy có 96% bà mẹ cho trẻ uống thuốc đúng theo
hướng dẫn của thầy thuốc.
4.3.4. Trẻ đƣợc tiêm chủng đầy đủ có phòng tránh đƣợc NKHHCT
Theo y văn, các trẻ bị NKHHCT cần bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề
kháng cho trẻ, cần chú ý chế độ nuôi dưỡng tốt, bú sữa mẹ, tiêm phòng đầy đủ,
uống vitamin A theo hướng dẫn, giữ cho trẻ thoáng mát khi trời nóng và ấm áp

khi trời lạnh, tránh nơi ô nhiễm, khói, bụi có thể phòng tránh được bệnh. Qua
bảng 3.10 cho thấy có 80% ý kiến các bà mẹ cho rằng trẻ được tiêm chủng đầy
đủ có thể phòng tránh được NKHHCT.

23

4.3.5. Dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ
Qua bảng 3.11 cho thấy đa số các bà mẹ có thực hành đúng về các cách
dự phòng NKHHCT cho trẻ, trong đó giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh chiếm tỷ lệ
cao nhất (95,6%); tránh xa môi trường có khói bụi, thuốc lá chiếm 91,1%; mang
khẩu trang cho trẻ khi ra đường 88,9%; cách li trẻ với những người bị bệnh
nhiễm trùng có thể lây lan (84,4%), tiêm chủng đầy đủ và cho uống Vitamin A
với tỷ lệ (75,6%); chỉ có 71,1% bà mẹ cho rằng cần điều trị bệnh lý tai mũi họng.
Kết quảnghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước cho rằng: Việc
nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể làm cho trẻ có tình trạng dinh dưỡng tốt
hơn trong những tháng đầu sau khi sinh, và điều này cũng góp phần làm giảm số
mới mắc bệnh nhiễm khuẩn và tình trạng nặng của bệnh. Hầu hết các nghiên cứu
quan tâm đến sự kết hợp giữa sữa mẹ và tử vong ở trẻ và cho là sữa mẹ đóng vai
trò như là yếu tố bảo vệ. Nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết cho rằng những đứa trẻ
không được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ mắc bệnh NKHHCTcao hơn 3,6 lần
với nhóm được nuôi bằng sữa mẹ [7]. Do vậy qua biểu đồ 3.7 cho thấy 84,4% bà
mẹ cho rằng trẻ bú trong 6 tháng đầu, nuôi dưỡng trẻ tốt là góp phần để phòng
bệnh NKHHCT cho trẻ. Điều này chứng tỏ nhận thức của các bà mẹ về nuôi
con bằng sữa mẹ, nuôi dưỡng trẻ tốt để phòng bệnh nói chung và phòng
NKHCCT nói riêng là khá tốt.










24


KẾT LUẬN
Qua phỏng vấn 45 bà mẹ về kiến thức và chăm sóc về nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính ở trẻ < 5 tuổi tại Khoa nhi Hô hấp Bệnh viện Trung Ương Huế tôi
có kết luận như sau:
1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu:
- 64,4% bà mẹ ở nhóm 31-40 tuổi
- 51,1% bà mẹ là nông dân
- 57,8% bà mẹ có trình độ học vấn THCS
2. Kiến thức của bà mẹ về bệnh NKHHCT
- 86,7% bà mẹ có nghe về bệnh NKHHCT
- 95,6% bà mẹ có nghe về bệnh viêm phổi
- 77,8% bà mẹ biết về nguy hiểm của bệnh NKHHCT
- 86,7% bà mẹ biết sự lây lan của bệnh NKHHCT trong đó lây qua không
khí chiếm 91,2%.
- Biết triệu chứng sốt (93,3%); khò khè (88,9%); sổ mũi nước (84,4%) và
thấp nhất là rút lõm lồng ngực (55,6%).
- Biết dấu hiệu nguy hiểm co giật, ngũ li bì khó đánh thức (75,6%); thở
khò khè 82,2%.
3. Thái độ xử trí chăm sóc và phòng bệnh của bà mẹ về NKHHCT
- 79,5% bà mẹ đưa trẻ đến Trạm y tế khi bị NKHHCT
- 66,7% bà mẹ cho trẻ ăn uống bình thường
- 80,0% bà mẹ cho trẻ uống hơn bình thường
- 35,6% bà mẹ cho trẻ đến khám ở bác sĩ khi bị sốt, ho nhẹ

- 96% bà mẹ cho trẻ uống thuốc đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc
- 80% trẻ được tiêm chủng đầy đủ có thể phòng tránh được NKHHCT
- Tỷ lệ bà mẹ biết dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ: Giữ ấm
cho trẻ khi trời lạnh (95,6%); tránh xa môi trường có khói bụi, thuốc lá (91,1%);
25

mang khẩu trang cho trẻ khi ra đường (88,9%); cách li trẻ với những người bị
bệnh nhiễm trùng có thể lây lan (84,4%); tiêm chủng đầy đủ và cho uống
Vitamin A với tỷ lệ (75,6%). Bú mẹ trong 6 tháng đầu, nuôi dưỡng tốt giúp
phòng NKHHCT với tỷ lệ 84,4%.

























×