Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Tap huan ky thuat trong ngo dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 21 trang )

Kỹ thuật trồng ngô đông trên đất 2 lúa

1


1. Thời vụ gieo trồng:
- Bắt đầu trồng từ 5/9 – 30/9.
- Tiến hành gieo trồng sau thu hoạch lúa
múa càng sớm càng tốt.
- Các giống dài ngày như LVN 10,
NK4300 phải trồng xong trước 15/9.
- Các giống trung ngày như LVN 4,
C919, NK66 xong trước 30/9.
- Các giống ngắn ngày như LVN 99, các
giống ngô nếp lai MX2, VN2 xong
trước 5/10.
2. Cơ cấu mùa vụ:
2


NK4300

NK6654
LVN99

LVN4

3

NK66



3. Kỹ thuật canh tác
3.1. Làm đất
Nếu thời vụ gấp hoặc đất ruộng lầy
không cày được áp dụng phương
pháp làm đất tối thiểu như sau:
Đất ruộng sau gặt lúa mùa sớm còn
ướt cày thành luống rộng 1 – 1,2 m
(khoảng 6 – 8 đường cày) rút nước
theo các rãnh luống. Dùng cuốc bổ
hốc theo khoảng cách quy định cho
từng giống, bỏ phân chuồng mục
trộn với đất vào hốc sau đó đặt bầu
ngô vào, phủ đất bột kín bầu. Nếu
ruộng trũng cần lên luống cao, rãnh
rộng để ngô không bị ngập khi mới
trồng.
4


● Làm đất không cày: Ruộng
sau khi gặt xong không cần cày
chỉ cần rạch thành luống rộng
1,2 m để thoát nước. Dùng cuốc
bổ hosc và đặt bầu vào, dùng
phân chuồng mục trộn với đất
bột phủ kín bầu. Tưới giữ ẩm
sau khi trồng. Phương pháp này
chỉ áp dụng trên những chân
ruộng khô, thoát nước tốt.


5


● Trên đất lầy thụt khi thu hoạch lúa
để lại gốc rạ dài làm chất độn đỡ bùn
khi lên luống. Đào rãnh thoát nước
quanh ruộng, lên luống bằng cuốc
hoặc bốc bùn bằng tay 1 – 3 lần tùy
theo đất, chờ bùn đợt trước se mặt mới
bốc bùn lần sau. Lên luống cao, khi se
mặt luống, đặt bầu ngô, đặt nông hở
bầu, bón phân chuồng mục quanh bầu,
lấp đất. Có thể dùng đất đỏ kê đệm tạo
môi trường khô thông thoáng quanh
bầu.

6


3.2. Kỹ thuật làm bầu
 Địa điểm làm bầu:
-Nên chọn nơi dãi nắng, thoáng,nền cứng, dọn
sạch cỏ dại trên ruộng, gần nguồn nước để
tiện vận chuyển ra ruộng.
 Cách làm:
-Trộn bùn với phân chuồng hoai mục theo tỷ
lệ 3:1, supe lân 0,2 kg/m2
- San đều lớp bùn trên nền đất cứng đã được
rắc trấu hoặc lót lá chuối bên dưới, độ dày

thay đổi từ 5 – 7cm.
- Diện tích làm bầu 4 – 5m2 cho 1 sào ngô
trồng.

7


 Kích thước bầu: Tùy thuộc vào thời gian
ngô sống trong bầu mà quyết định kích thước
của bầu.
- Ngô sống trong bầu 5 ngày thì kích thước
bầu là 5 x 5 x 5cm (tương ứng với cây ngô có
từ 3 – 4 lá). Ngô sống trong bầu 7 – 10 ngày
thì kích thước bầu là 7 x 7 x 7cm (tương ứng
với cây ngô có từ 5 – 6 lá).
- Đợi đất se lại rồi dùng dao rạch thành những ô vuông có kích thước đã định trước.
 Cách gieo hạt vào bầu:
- Ngâm hạt ngô giống trong nước sạch 12 giờ, vớt hạt, rửa sạch nước chua rồi ủ 24
giờ bằng tải dứa sạch cho đến khi hạt nứt nanh.
- Dùng tay chọc lỗ giữa bầu ngô sâu khoảng 2cm, đặt hạt ngô vào lỗ, chếch khoảng
450 sao cho mầm hạt lên phía trên. Tiếp đó rắc một lớp đất bột nhỏ lấp hạt.
8


9

Hàng
70 cm

Cây

20 – 25
cm

3.3. Mật độ:
- Hàng cách hàng: 70 cm.
- Cây cách cây: 20 – 25 cm.
- Lượng hạt giống: 0,6 – 0,7 kg/sào.
(1 sào = 360m2)
- Trồng mỗi hốc 1 hạt.
- Chuẩn bị thêm một số bầu ngô trồng dặm

Hàng

Cây


4. Phân bón
4.1. Lượng phân:
 Nhu cầu phân bón của cây ngô lai (tính cho 1
sào Bắc Bộ):
-Phân chuồng: 300 – 350kg, Đạm ure: 12 –
14kg, NPK: 20 – 25kg, Kali: 7 – 8kg, Supe lân:
13 – 15kg.
4.2. Cách bón:
- Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân.
- Bón thúc lần 1: Khi cây ngô được 3 – 4 lá, bón
1/3 lượng đạm và 1/2 lượng Kali.
- Bón thúc lần 2: Khi cây được 7 – 9 lá, bón 1/3
lượng đạm và1/2 lượng Kali.
- Bón thúc lần 3: Bón nốt lượng phân còn lại.

10


5. Chăm sóc & phòng trừ sâu bệnh
5.1. Chăm sóc:
-Tiến hành dặm cây khi cây ngô 3 – 4 lá để ổn định mật độ.
- Vun gốc và kết hợp làm cỏ sau bón thúc lần 1.
- Vun cao gốc và kết hợp làm cỏ lần cuối cho ngô khi bón thúc lần 2.
- Tưới nước: Khi đất khô nếu trời không mưa thì phải tưới nước cho ngô. Sau khi
tưới không để nước đọng lâu gây ngập úng rễ ngô sẽ bị thối, lá héo vàng.
- Nên kết hợp tưới nước cho ngô sau khi bón phân và vun xới. Cách tốt nhất là
tưới theo rãnh, theo băng để ngâm một đêm rồi rút cạn nước.
- Những giai đoạn cây ngô rất cần nước là 3 – 4 lá, 7 – 9 lá (xoắn nón), tung
phấn, phun râu và chín sữa.
- Chú ý: Nếu giai đoạn cây ngô 4 – 6 lá, nếu gặp trời mưa to kéo dài, nên ngâm
lân với nước phân chuồng tưới cho cây để phòng bệnh chân chì huyết dụ.
11


 Nhu cầu nước cho cây ngô lai:

1 – 35 ngày

Chiếm 1/3
12

40 – 75 ngày

Chiếm gần 2/3


80 – thu hoạch

Rất ít


5.2. Phòng trừ sâu bệnh
 Sâu xám: Hại từ khi hạt nảy mầm cho đến khi
cây có 3 – 4 lá, cắn gốc cây làm mất mật độ.
- Cách phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng thời vụ.
+ Bắt bằng tay vào sáng sớm và chiều tối.
+ Dùng thuốc Vibasu 10H, Basudin 10G,
rắc vào đất trước khi trồng. Dùng theo chỉ dẫn
trên nhãn vỏ thuốc.

13


Sâu đục bắp

 Sâu đục thân, đục bắp: Hại
ở tất cả các thời kì, đục đốt
thân, đồng thời đục bắp, phá hại
bông cờ.
- Cách phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng,
xử lý cây trồng vụ trước.
+
Dùng
Regent

800WG, Padan 95SP, Diazan
60EC (dùng theo chỉ dẫn trên
nhãn vỏ thuốc. Hoặc dùng
Basudin 10H rắc vào nõn (rắc 3
– 4 hạt/ nõn ngô).
14

Sâu đục thân


 Rệp cờ: Thường xuất hiện khi
ngô ở thời kỳ xoắn nõn, chích hút
dinh dưỡng từ cờ ngô, gây khô bao
phấn, hạn chế sự tung phấn và thụ
tinh.
- Cách phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng, làm
sạch cỏ dại, trồng đúng mật độ.
+ Phun Diazinon 50EC
hoặc Dimethod 50EC với nồng độ
0,1 – 0,2%.

15


 Bệnh khô vằn: Bệnh phát sinh trong
điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Bệnh
thường gây hại ở bẹ lá, phiến lá. Bệnh
nặng có thể làm bẹ lá, thân ngô bị khô
vỏ thân, gây chín ép giảm năng suất.

- Cách phòng trừ:
+ Luân canh, tăng cường bó vôi
và Kali, tiêu hủy tàn dư vụ trước, dùng
giống chống bệnh.
+ Dùng Anvil 5SC, Validacin
3SC, Bavistin 50FL (SC). Phun theo
chỉ dẫn trên nhãn vỏ thuốc.
16


 Bệnh đốm lá: Chủ yếu hại trên lá,
vết bệnh có hình bầu dục, khi bị nặng
lan ra toàn bộ mặt lá. Bệnh sẽ nặng khi
gặp độ ẩm không khí cao vào buổi sáng
sớm có sương. Bệnh hại chủ yếu từ giai
đoạn 7 lá cho đến trỗ cờ.
- Cách phòng trừ:
+ Thực hiện chế độ luân canh,
không nên trồng 2 – 3 vụ ngô liên tục.
Vệ sinh đồng ruộng, nhặt sạch cỏ dại.
+ Dùng Zinep 80WG, Anvil
5SC, Tilt Super 300EC… Dùng theo
chỉ dẫn trên vỏ nhãn thuốc.
17


 Bệnh phấn đen (Bệnh ung thư
ngô): Bệnh phá hại tất cả các bộ phận
của cây ngô. Đặc trưng của bệnh là tạo
thành các u sưng.

- Cách phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng, cày bừa
kỹ sau đó ngâm nước.
+ Luân canh với cây trồng
khác (lúa) tối thiểu là 2 năm.
+ Dùng Score 250ND (EC),
Bayleton 25WP… Dùng theo chỉ dẫn
in trên vỏ nhãn thuốc.

18


6. Thu hoạch & bảo quản
 Thời
điểm
thu&hoạch:
6. Thu
hoạch
bảo quản
-Khi thấy lá bi khô và chân hạt có điểm đen.
 Bảo quản:
- Ngô thu hoạch về cần được treo trên giàn, phơi khô.
- Mọt ngô là đối tượng gây hại chủ yếu trong quá trình bảo quản.
Phòng mọt bằng cách chứa ngô trong các chum, vại kín rồi phủ một
lớp tro bếp hay lá xoan khô lên trên mặt. Cách này giúp bảo quản
được trong khoảng thời gian từ 9 tháng đến 1 năm.

19



20


Kính chúc bà con nông dân
được mùa trúng giá!

21



×