Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Tuyển tập (số 8) đề thi thử THPT quốc gia môn hóa 2016 và hướng dẫn giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.64 KB, 51 trang )

SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI
CHUYÊN NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………….
Số báo danh:………………………………………………………………..

Câu 1: Cho các phản ứng sau:
1. A + HCl → MnCl2 + B↑ + H2O 2. B + C → nước gia-ven
3. C + HCl → D + H2O
4. D + H2O → C + B↑+ E↑
Chất Khí E là chất nào sau đây?
A. O2
B. H2
C. Cl2O
D. Cl2
Câu 2: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với:
A. Cồn
B. Giấm
C. Nước đường
D. Nước vôi trong
Câu 3: Dãy kim loại nào sau đây được xếp theo chiều tính khử tăng dần?
A. Al, Mg, K, Ca.
B. Ca, K, Mg, Al.
C. K, Ca, Mg, Al.
D. Al, Mg, Ca, K.
Câu 4: Cho dãy các chất ZnO, Cr2O3, SiO2, Ca(HCO3)2, NH4Cl, Na2CO3, ZnSO4, Zn(OH)2 và


Pb(OH)2. Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là:
A. 4
B. 5
C. 7
D. 6
Câu 5: Cho phản ứng: C6H5-CH=CH2 + KMnO4 → C6H5-COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O.
Khi có 10 phân tử KMnO4 phản ứng thì số nguyên tử cacbon bị oxi hóa là
A. 4
B. 3
C. 6
D. 10
Câu 6: Cho dãy các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua,
ancol benzylic, p-crezol, cumen. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng sau : Ca3(PO4)2 → P → P2O5 → H3PO4. Để điều chế được 5 lít H3PO4
2M cần dùng hết bao nhiêu kg quặng photphorit ? biết hiệu suất của cả quá trình là 80%, hàm lượng
Ca3(PO4)2 trong quặng chiếm 95%.
A. 1,55 kg
B. 1,95 kg
C. 2,14 kg
D. 2,04 kg
Câu 8: Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1ml nước và lắc
đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu
được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là :
A. màu vàng chanh và màu da cam
B. màu vàng chanh và màu nâu đỏ
C. màu nâu đỏ và màu vàng chanh

D. màu da cam và màu vàng chanh
Câu 9: Cho hỗn hợp Cu, Fe vào dung dịch HNO3 loãng. Sau phản ứng dung dịch thu được chỉ chứa
một chất tan duy nhất. Chất tan đó là:
A. HNO3
B. Fe(NO3)3
C. Fe(NO3)2
D. Cu(NO3)2
Câu 10: Nhận định nào dưới đây là sai?
A. Nguyên tử của các nguyên tố Na, Cr và Cu đều có một electron ở lớp ngoài cùng.
B. Bán kính Na lớn hơn bán kính Na+ và bán kính Fe2+ lớn hơn bán kính Fe3+.
C. Các nguyên tố, mà nguyên tử của nó số electron p bằng 2, 8, và 14 thuộc cùng một nhóm.
D. Al là kim loại có tính lưỡng tính.
Câu 11: Hỗn hợp khí nào dưới đây tồn tại ở điều kiện thường?
A. SO2 và H2S.
B. Cl2 và NH3.
C. HCl và NH3.
D. Cl2 và O2.
Câu 12: Cho CH3OH tác dụng với CO dư để điều chế axit axetic. Phản ứng xong thu được hỗn hợp
chất lỏng gồm axit và ancol dư có M = 53. Hiệu suất phản ứng là:

ĐỀ
THI
THỬ
THP
T
QUỐ
C
GIA
NĂM
HỌC

2015

2016
Môn:
HÓA
HỌC
Thời
gian
làm
bài:
90
phút,
không
kể
thời
gian
phát
đề

đề thi


A. 82 %
B. 66,67 %
C. 75 %
D. 60%
Câu 13: Cho các thí nghiệm sau:
(1) cho etanol tác dụng với Na kim loại
(2) cho etanol tác dụng với dung dịch HCl bốc khói
(3) cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2

(4) cho etanol tác dụng với CH3COOH có H2SO4 đặc xúc tác
Có bao nhiêu thí nghiệm trong đó có phản ứng thế H của nhóm OH ancol
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 14: Aminoaxit đơn chức X chứa 15,73%N về khối lượng. X tạo Octapeptit Y. Y có phân tử
khối là bao nhiêu?
A. 586
B. 771
C. 568
D. 686
Câu 15: Trong phân tử hợp chất 2,2,3-trimetylpentan, số nguyên tử cacbon bậc I, bậc II, bậc III,
bậc IV tương ứng là :
A. 1,1,2 và 4
B. 5,1,1 và 1
C. 4,2,1 và 1
D. 1,1,1 và 5
Câu 16: Cho các chất: CH3CH2OH, C2H6, CH3OH, CH3CHO, C6H12O6, C4H10, C2H5Cl. Số chất có
thể điều chế trực tiếp ra axit axetic (bằng 1 phản ứng) là:
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Câu 17: Cho dãy chất: Ca3(PO4)2, BaSO4, KNO3, CuO, Cr(OH)3, AgCl và BaCO3. Số chất trong
dãy không tan trong dung dịch HNO3 loãng là
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3

Câu 18: Hậu quả của việc Trái đất đang ấm dần lên là hiện tượng băng tan ở 2 cực. Các núi băng
xưa kia nay chỉ còn là các chỏm băng. Hãy chọn những ảnh hưởng có thể xảy ra khi Trái đất ấm lên
trong số các dự báo sau:
(1) Nhiều vùng đất thấp ven biển sẽ bị nhấn chìm trong nước biển
(2) Khí hậu trái đất thay đổi
(3) Có nhiều trận bão lớn như bão Katrina
A. (2), (3)
B. (1), (2)
C. (1), (3)
D. (1), (2), (3)
Câu 19: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được
dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với
lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 43,20.
B. 21,60.
C. 46,07.
D. 24,47.
Câu 20: Tính chất vật lý nào sau đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?
A. Tính dẻo.
B. Tính dẫn điện và nhiệt.
C. Ánh kim.
D. Tính cứng.
Câu 21: Cho 8,04 gam hỗn hợp hơi gồm CH3CHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch
AgNO3/NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc
phản ứng còn lại m gam chất không tan. Giá trị của m là:
A. 21,6 gam
B. 61,78 gam
C. 55,2 gam
D. 41,69 gam
Câu 22: Trong công nghệp HNO3 được điều chế từ nguồn nguyên liệu nào sau đây ?

A. KNO3
B. NO2
C. N2
D. NH3
Câu 23: Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Chất béo là este của glixerol và các axit béo.
B. Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa
chậm bới oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó
chịu.
C. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước
D. Hidro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.
Câu 24: Chất nào sau đây là monosaccarit?
A. Glucozo
B. Amilozo
C. Xenlulozo
D. Saccarozo


Câu 25: Loại đá nào sau đây không chứa CaCO3?
A. Đá vôi
B. Thạch cao.
C. Đá hoa cương
D. Đá phấn
Câu 26: Cho các hợp kim sau: Fe-Mg, Zn-Fe, Fe -C, Fe-Ca được để trong không khí ẩm, hợp kim
nào kim loại Fe bị ăn mòn điện hóa trước?
A. Fe-C
B. Zn-Fe
C. Fe-Ca
D. Fe-Mg
Câu 27: Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k) ; DH < 0

Cho các biện pháp : (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ,
(4)dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng.
Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
A. (1), (2), (4), (5).
B. (2), (3), (5).
C. (1), (2), (4).
D. (2), (3), (4), (6).
Câu 28: Tripeptit X có công thức cấu tạo sau: Lys-Gly-Ala. Tính khối lượng muối thu được khi
thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong trong dung dịch H2SO4 loãng? (Giả sử axit lấy vừa đủ).
A. 50,6 gam
B. 70,2 gam
C. 45,7 gam
D. 35,1 gam
Câu 29: Cho các phản ứng:
(a) Cl2 + NaOH
(b) Fe3O4 + HCl (c) KMnO4 + HCl
(d) FeO + HCl
(e) CuO + HNO3
(f) KHS + KOH
Số phản ứng tạo ra hai muối là
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
Câu 30: Để điều chế NaOH trong công nghiệp, phương pháp nào sau đây đúng?
A. Điện phân dung dịch NaCl
B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp.
C. Nhiệt phân Na2CO3 rồi hoà tan sản phẩm vào nước.
D. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng Na2CO3.
Câu 31: Cho 30,1 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun

nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 lít NO (sản phẩm khử duy
nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn dư 0,7 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, khối lượng muối khan
thu được là:
A. 75,75 gam.
B. 68,55 gam.
C. 54,45 gam.
D. 89,70 gam.
Câu 32: Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2; Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl
1M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO3 1M vào Y đến các phản ứng hoàn thấy
đã dùng 580ml, kết thúc thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí (ở đktc). Biết NO là sản
phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với:
A. 84.
B. 82.
C. 80.
D. 86.
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn m gam este hai chức, mạch hở X (được tạo bởi axit cacboxylic no, đa
chức và hai ancol đơn chức, phân tử X có không quá 5 liên kết π) cần 0,3 mol O2, thu được 0,5 mol
hỗn hợp CO2 và H2O. Khi cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn
dung dịch thì thu được khối lượng chất rắn là:
A. 14,6 gam.
B. 9,0 gam.
C. 13,9 gam.
D. 8,3 gam
Câu 34: Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 gam KMnO4 thu được khí O2 toàn bộ lượng khí O2 tác dụng với
lưu huỳnh thu được khí SO2. Toàn bộ khí SO2 cho qua 100 ml dung dịch NaOH a M thì thu được
dung dịch X có chứa 11,72 gam muối. Giá trị a là
A. 1
B. 1,4
C. 1,2
D. 1,6

Câu 35: Cho các chất và dung dịch sau: toluen, stiren, etilen, xiclopropan, isopren, vinyl axetat,
etyl acrylat, đivinyl oxalat, foocmon, axeton, dung dịch glucozơ, dung dịch Fructozơ, dung dịch
mantozơ, dung dịch saccarozơ. Số chất và dung dịch có thể làm mất màu dung dịch Br2 là:
A. 11
B. 10
C. 9
D. 8
Câu 36: Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2COOH, C6H5Cl (thơm), HCOOC6H5
(thơm), C6H5COOCH3 (thơm), HO-C6H4-CH2OH (thơm), CH3CCl3. CH3COOC(Cl2)-CH3. Có bao


nhiêu chất khi tác dụng với NaOH đặc dư, ở nhiệt độ và áp suất cao cho sản phẩm có 2 muối
A. 7
B. 5
C. 6
D. 4
Câu 37: Điện phân với điện cực trơ 500ml dung dịch CuSO4 đến khi thu được 1,12 lít khí (đktc) ở
anốt thì dừng lại. Ngâm một lá sắt vào dung dịch sau điện phân đến khi phản ứng hoàn toàn thì thấy
khối lượng lá sắt tăng 0,8 gam. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là:
A. 0,4 M
B. 3,6 M
C. 1,8 M
D. 1,5 M
Câu 38: Hỗn hợp A gồm X, Y (MX < MY) là 2 este đơn chức có chung gốc axit. Đun nóng m gam
A với 400 ml dung dịch KOH 1M dư thu được dung dịch B và (m – 12,6) gam hỗn hợp hơi gồm 2
anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch B thu
được (m + 6,68) gam chất rắn khan. % khối lượng của X trong A là:
A. 30,37%
B. 45,55%
C. 36,44%

D. 54,66%
Câu 39: Hoà tan hoàn toàn m gam ZnCl2 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 200 ml dung dịch
KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 240 ml dung dịch KOH 2M vào X
thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 21,76.
B. 16,32.
C. 13,6.
D. 27,2.
Câu 40: Oxi hóa 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp X
gồm HCHO, H2O và CH3OH dư. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung
dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa CH3OH là
A. 65,5%.
B. 80,0%.
C. 70,4%.
D. 76,6%.
Câu 41: Hỗn hợp X gồm C3H6, C4H10, C2H2 và H2. Cho m gam X vào bình kín có chứa một ít bột
Ni làm xúc tác. Nung nóng bình thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ V lít
O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được một dung
dịch có khối lượng giảm 21,45 gam. Nếu cho Y đi qua bình đựng lượng dư dung dịch brom trong
CCl4 thì có 24 gam brom phản ứng. Mặt khác, cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X đi qua bình đựng dung
dịch brom dư trong CCl4, thấy có 64 gam brom phản ứng. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của V gần với giá trị nào sau đây nhất
A. 21,00.
B. 21,5.
C. 22.
D. 10.
Câu 42: Đốt cháy 6,56 gam hỗn hợp Mg và Fe trong khí O2, thu được 9,12 gam hỗn hợp X chỉ gồm
các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch
NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được
9,6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá

trị của m là
A. 43,2.
B. 32,65.
C. 45,92.
D. 52,4.
Câu 43: X có công thức C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp
Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số CTCT phù hợp của X
là:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 44: Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân
hoàn toàn 35,97 gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A gam và 0,18 mol B. Biết tổng
số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z bằng 16, A và B đều là aminoaxit no, có 1 nhóm –NH2
và 1 nhóm –COOH trong phân tử. Nếu đốt cháy 4x mol X hoặc 3x mol Y đều thu được số mol CO2
bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được N2, 0,74 mol CO2 và a mol H2O. Giá trị
a gần nhất là:
A. 0,65.
B. 0,67.
C. 0,69.
D. 0,72.
Câu 45: Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa
gốc α-amino axit) mạch hở là:
A. 4
B. 6
C. 7
D. 5
Câu 46: Dung dịch X chứa a mol AlCl3 và 2a mol HCl. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch



X ta có đồ thị sau:

Giá trị của x là :
A. 0,777
B. 0,748
C. 0,756
D. 0,684
Câu 47: Có các phát biểu sau đây:
(1) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
(2) Mantozơ bị khử hóa bởi dd AgNO3 trong NH3.
(3) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
(4) Saccarozơ làm mất màu nước brom.
(5) Fructozơ có phản ứng tráng bạc.
(6) Glucozơ tác dụng được với dung dịch thuốc tím.
(7) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở.
Số phát biểu đúng là:
A. 6
B. 5
C. 3
D. 4
Câu 48: Cho các phát biểu sau:
1. K2CrO4 có màu da cam, là chất oxi hóa mạnh.
2. Kim loại Al và Cr đều tan trong dung dịch kiềm đặc.
3. Kim loại Cr có độ cứng cao nhất trong tất cả các kim loại
4. Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
5. Ở trạng thái cơ bản kim loại crom có 6 electron độc thân.
6. CrO3 là một oxit axit, là chất oxi mạnh, bốc cháy khi tiếp xúc với lưu huỳnh, photpho,…
Số phát biểu đúng là
A. 3

B. 5
C. 4
D. 2
Câu 49: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho
1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn
hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu
được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá
trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 9,5
B. 9,0
C. 8,0
D. 8,5
Câu 50: Hợp chất hữu cơ C4H7O2Cl (X), khi thủy phân trong môi trường kiềm được các sản phẩm,
trong đó có hai chất có khả năng phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo đúng của (X) là
A. HCOOCHCl-CH2-CH3.
B. CH3COO-CH2-CH2Cl.
C. ClCH2COO-CH2-CH3.
D. HCOO-CH2-CHCl-CH3.

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : B
1. => B là Cl2
2. => C là NaOH
3. => D là NaCl
=> 4. NaCl + H2O -> NaOH + Cl2 + E


=> E là H2 ( điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp )
Câu 2: Đáp án : B
Mùi tanh của cá do amin gây nê. Dùng dẫm để trung hòa amin tạo muối dễ dàng rửa trôi

Câu 3: Đáp án : D
Dựa vào dãy điện hóa kim loại
Câu 4: Đáp án : B
Các chất lưỡng tính : ZnO ; Cr2O3 ; Ca(HCO3)2 ; Zn(OH)2 ; Pb(OH)2
Câu 5: Đáp án : C
C6H5-CH = CH2 + KMnO4 -> C6H5COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O
Câu 6: Đáp án : A
Các chất thỏa mãn : etyl axetat ; axit acrylic ; phenol ; phenylamoni clorua ; p-crezol
Câu 7: Đáp án : D
Giả sử cần mg quặng => mCa3(PO4)2 = 0,95m (g)
=> Thực tế chỉ có 0,8.0,95m = 0,76m (g) Ca3(PO4)2 phản ứng
Ca3(PO4)2 -> 2H3PO4
310g
2.98g
0,76m(g)
980g
=> m = 2040g = 2,04 kg
Câu 8: Đáp án : D
Dựa vào phản ứng : Cr2O72- + OH- -> CrO42- + H2O
Da cam
vàng chanh
Câu 9: Đáp án : C
Câu 10: Đáp án : D
Al là kim loại chứ không phải chất lưỡng tính
Câu 11: Đáp án : D
Câu 12: Đáp án : C
Xét 1 mol ancol và hiệu suất phản ứng là h
CH3OH + CO -> CH3COOH

1 mol

Pứ
h
->
h
Cb
(1-h)
h
=> mhh sau = 60h + 32(1 – h) = 53.(1 – h + h)
=> h = 75%
Câu 13: Đáp án : B
Các thí nghiệm : (1) ; (3) ; (4)
Câu 14: Đáp án : A
Amino axit đơn chức => có 1 nhóm NH2
=> MX = 89g => Ala : CH3-CH(NH2)-COOH
=> Octapeptit (Ala)8 có M = 89.8 – 7.18 = 586g
Câu 15: Đáp án : B


Câu 16: Đáp án : A
Các chất thỏa mãn : CH3CH2OH ; CH3OH ; CH3CHO ; C4H10
Câu 17: Đáp án : C
BaSO4 và AgCl không tan trong HNO3 loãng
Câu 18: Đáp án : D
Câu 19: Đáp án : A
Saccarozo -> Glucozo + Fructozo
Glucozo -> 2Ag
Fructozo -> 2Ag
Vì AgCl tan trong NH3 nên kết tủa chỉ gồm Ag
=> nAg = 2nGlucozo + 2nFructozo = 4nsaccarozo = 0,4 mol
=> mAg = 43,2g

Câu 20: Đáp án : D
Câu 21: CH3CHO -> 2Ag
C2H2 -> Ag2C2
Gọi số mol CH3CHO và C2H2 lần lượt là x và y
=> mhh = 44x + 26y = 8,04
Và mkết tủa = 216x + 240y = 55,2g
=> x = 0,1 ; y = 0,14 mol
Khi phản ứng với HCl chỉ có Ag2C2
Ag2C2 + 2HCl -> 2AgCl + C2H2
=> mkhông tan = mAgCl + mAg = 61,78g
Câu 22: Đáp án : D
Câu 23: Đáp án : A
Câu 24: Đáp án : A
Câu 25: Đáp án : B
Thạch cao có dạng CaSO4.xH2O
Câu 26: Đáp án : A
Để Fe bị ăn mòn điện hóa trước thì Fe phải bị oxi hóa => Fe là cực âm
=> Kim loại còn lại phải là kim loại có tính khử yếu hơn ( thế điện cực thấp hơn) là cực dương
(catot) hoặc phi kim
Câu 27: Đáp án : B
Cân bằng chuển dịch theo chiều thuận khi : tăng áp suất ; tăng nồng độ các chất tham gia ; giảm
nồng độ các chất sản phẩm ; giảm nhiệt độ ( vì phản ứng thuận tỏa nhiệt )
Câu 28: Đáp án : A
X + H2SO4 tạo các muối :
(HOOC-CH2NH3)2SO4 ; (HOOC-CH(CH3)-NH3)2SO4 và HOOC(CH2)4CH(NH3)2SO4
=> mmuối = 50,6g


Câu 29: Đáp án : C
Các phản ứng :

(a) : NaCl ; NaClO
(b) : FeCl2 ; FeCl3
(c) : KCl ; MnCl2
Câu 30: Đáp án : B
Câu 31: Đáp án : A
Vì còn dư 0,7g kim loại => đó là Cu => dung dịch muối chỉ có Fe2+ ; Cu2+
Gọi nCu pứ = x ; nFe3O4 = y
Qui hỗn hợp phản ứng về : x mol Cu ; 3y mol Fe ; 4y mol O
Bảo toàn e : 2x + 6y = 3nNO + 8y => 2x – 2y = 0,225
Lại có : mX = 64x + 232y + 0,7 = 30,1
=> x = 0,1875 ; y = 0,075 mol
=> muối khan gồm : 0,1875 mol Cu(NO3)2 ; 0,225 mol Fe(NO3)2
=> mmuối khan = 75,75g
Câu 32: Đáp án : B
Ta có sơ đồ
23,76g X + 0,4 mol HCl --> NO + dd Y --> 0,02 mol NO + kết tủa + dd Z
Trong dung dịch Z chỉ có Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 nH+ = 0,4 (mol) --> nNO = 0,4/4 = 0,1 (mol)
Trong TN1 nNO = 0,1 - 0,02 = 0,08 (mol) --> Trong X số mol Fe(NO3)2 là 0,04 (mol) --> trong
dung dịch Z nNO3-= 0,58 - 0,02 = 0,56(mol)
Gọi số mol FeCl2 và Cu trong X là a và b (mol)
Có 127a + 64b = 16,56 (1)
nNO3- (Z) = (a + 0,04).3 + 2b = 0,56 (2)
Từ (1) và (2) suy ra a = 0,08 ; b = 0,1
Trong kết tủa thu được ta có nAgCl = nCl- = 0,4 + 2.0,08 = 0,56(mol) nAg = 0,08 + 0,1.2 + 0,04 - 0,1.3
= 0,02(mol)
mkết tủa = 0,56.143,5 + 0,02.108 = 82,52(g)
Câu 33: Đáp án : C
Vì este 2 chức X = axit no đa chức + 2ancol đơn chức
=> axit no hai chức. => 2 ≤ số liên kết pi ≤ 5
Este có dạng tổng quát sau : CnH2n+2-2aO4 ( 2 ≤ a ≤ 5)

=> n ≥ 5 ( vì 2 ancol khác nhau ; axit 2 chức )
CnH2n+2-2aO4 + (1,5n – 1,5 – 0,5a)O2 -> nCO2 + (n + 1 – a)H2O
,
x
0,3
nx
(n + 1 – a)x
=> (1,5n – 1,5 – 0,5a).x = 0,3
; nx + (n + 1 – a)x = 0,5
=> 6(2n + 1 – a) = 5(3n – 3 – a)
=> 3n + a = 21
Do 2 ≤ a ≤ 5 => 5,33 ≤ n ≤ 6,33
=> n = 6 và a = 3 => X là C6H8O4. Do có 2 pi trong COO =>có 1 liên kết pi trong ancol
=> ancol đó có ít nhất 3C
X phải là : CH3OOC-COOCH2-CH=CH2
=> nX = 0,05 mol
Khi phản ứng với KOH thì sau ohanr ứng có : 0,05 mol (COOK)2 và 0,1 mol KOH dư
=> mrắn = 13,9g
Câu 34: Đáp án : D
2KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2
S + O2 -> SO2
SO2 + 2NaOH -> Na2SO3 + H2O
SO2 + NaOH -> NaHSO3
Ta có : nSO2 = nO2 = ½ nKMnO4 = 0,1 mol


Xét muối thu được gồm x mol Na2SO3 và y mol NaHSO3
=> bảo toàn S : nSO2 = x + y = 0,1
Và mmuối = 126x + 104y = 11,72g
=> x = 0,06 ; y = 0,04 mol

=> nNaOH = 2nNa2SO3 + nNaHSO3 ( bảo toàn Na) = 0,16 mol
=> a = 1,6M
Câu 35: Đáp án : B
Các chất thỏa mãn : stiren ; etilen ; xiclopropan ; isopren ; vinylaxetat ; etyl acrylat ; đivinyl oxalat ;
foocmon ; Glucozo ; mantozo
Câu 36: Đáp án : D
CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2COOH, C6H5Cl (thơm), HCOOC6H5 (thơm), CH3CCl3.
CH3COOC(Cl2)-CH3
Câu 37: Đáp án : C
Vì ngâm lá sắt vào dung dịch sau điện phân thấy khối lượng tăng => chứng tỏ Cu2+ còn dư
Catot : Cu2+ + 2e -> Cu
Anot : 2H2O -> 4H+ + O2 + 4e
,nO2 = 0,05 mol
=> 4nO2 = 2nCu2+ đp => nCu2+ đp = 0,1 mol
Fe + 2H+ -> Fe2+ + H2
0,1 <- 0,2 mol
Fe + Cu2+ -> Fe2+ + Cu
,x -> x ->
x
=> mtăng = 64x – 56(x + 0,1) = 0,8g
=> x = 0,8 mol
=> nCuSO4 bđ = 0,1 + 0,8 = 0,9 mol
=> CM(CuSO4) = 1,8M
Câu 38: Đáp án : C

Câu 39: Đáp án : A


Câu 40: Đáp án : B
nHCHO = ¼ nAg = 0,03 mol

,nCH3OH bđ = 0,0375 mol
=> H% = 80%
Câu 41: Đáp án : A



Câu 42: Đáp án : D
Ta có : mKL + mo pứ = moxit =>nO pứ = 0,16 mol
Xét cả quá trình thì : x mol Mg ; y mol Fe -> MgO và Fe2O3
=> mKL = 24x + 56y = 6,56g và mrắn = 40x + 80y = 9,6
=> x = 0,04 ; y = 0,1 mol
Xét với nO pứ ban đầu => nO(oxit sắt) = 0,12 mol
=> có 0,06 mol FeO và 0,02 mol Fe2O3
Khi phản ứng với HCl tạo ra 0,04 mol MgCl2 ; 0,06 mol FeCl2 và 0,04 mol FeCl3
Khi phản ứng với AgNO3 => tạo nAgCl = nCl = 0,32 mol và nAg = nFe2+ = 0,06 mol
=> m = 52,4g
Câu 43: Đáp án : C
X + NaOH thu được hỗn hợp 2 khí làm xanh quì tím
=> X là muối của amin có dạng sau :
(CH3)3NH-OCOONH4 ; C2H5NH3OCOONH3CH3 ; (CH3)2NH2OCOONH3CH3
Câu 44: Đáp án : B
Tổng số liên kết peptit trong X ; Y ; Z là 16
=> tổng các amino axit trong X ; Y ; Z là 16 + 3 = 19
Nếu đốt cháy 4x mol X hoặc 3x mol Y đều thu được số mol CO2 bằng nhau.
=> nC(X) : nC(Y) = 3 : 4
Gọi số amino axit trong X ; Y ; Z lần lượt là x ; y ; z => x + y + z = 19
Lại có : nX : nY : nZ = 2 : 3 : 4 = 2a : 3a : 4a
Bảo toàn amino axit : 2ax + 3ay + 4az = 0,29 + 0,18 = 0,47 mol
=> 2x + 3y + 4z =
Vì x ; y ; z là số tự nhiên => a phải là ước của 0,47



Dựa vào x + y + z = 19 => z < 19 => a = 0,01
=> 2x + 3y + 4z = 47
Ta thấy T + (số mol liên kết peptit)H2O -> 0,29 mol A + 0,18 mol B
=> nH2O = (47 – 2 – 3 – 4 )nT = 0,16 mol
Bảo toàn khối lượng : 0,29MA + 0,18MB = 35,97 + 0,38.18 = 42,81g
=> 29MA + 18MB = 4281
=> MA = 75 ( C2H5O2N ) ; MB = 117 (C5H11O2N)
=> Bảo toàn C : nC(T) = 1,48 mol
Bảo toàn H : nH(T) = nH(A;B) – 2nH2O = 2,67 mol
Nếu m gam X chứa 0,74 mol C thì sẽ có nH = 1,335 mol
=> nH2O = a = 0,6675 mol
Câu 45: Đáp án : D
Y có CT C6H12N2O3 => 2 amino axit có tổng là : C6H12N2O3.H2O = C6H14O2O4
+) 1 amino axit là H2N-CH2-COOH => còn lại là (CH3)2CH(NH2)COOH hoặc C2H5CH(NH2)COOH
( mỗi cặp có 2 cách sắp xếp) => có 4 cặp
+) 2 amino axit H2N-CH(CH3)COOH => 1 cặp
=> có 5 cặp thỏa mãn => có 5 đồng phân của Y
Câu 46: Đáp án : B
Tại nNaOH = 0,918 mol thì đồ thị đi xuống => kết tủa tan dần
=> nAl(OH)3 = 4nAl3+ - (nOH – nH+) => 0,6a = 4a – (0,918 – 2a)
=> a = 0,17 mol
Tại nNaOH = x mol đồ thị đi lên => Al3+ dư
=> 3nAl(OH)3 + nHCl = nNaOH => x = 3.0,8a + 2a = 0,748 mol
Câu 47: Đáp án : C
Các phát biểu đúng là : (5) ; (6) ; (7)
(1) sai vì amilozo mạch thẳng
(2) sai vì mantozo bí AgNO3/NH3 oxi hóa
(3) sai vì xenlulozo có cấu trúc mạch thẳng

(4) saccarozo không làm mất màu nước brom
Câu 48: Đáp án : C
Phát biểu đúng : 3 ; 4 ; 5 ; 6
(1) sai vì K2CrO4 màu vàng chanh
(2) sai vì Cr không tan trong kiềm đặc
Câu 49: Đáp án : A
Hỗn hợp Z gồm CO và CO2 có M = 36 dùng đường chéo => tỷ lệ mol CO = CO2 = 0,03 mol
Số mol O phản ứng = CO = 0,03 mol nên số mol O còn trong Y = (0,25m/16 - 0,03)
Khối lượng kim loại trong Y : 0,75m.
Khi phản ứng với HNO3 tạo muối có 2 loại: NO3- tạo muối thay thế O2- là 2(0,25m/16 - 0,03)(không
tạo sp khử) và NO3- tạo muối có sp khử:
Số mol NO3- tạo muối tính theo NO = 0,04.3 = 0,12 mol
áp dụng BTKL: 3,08m = 0,75m + 62.0,12 + 62.2(0,25m/16 - 0,03)
=> m = 9,477 gần giá trị 9,5.
Câu 50: Đáp án : A
Sản phẩm có 2 chất có khả năng phản ứng tráng gương
Dựa vào 4 đáp án ta thấy hợp chất A là hợp lý nhất vì khi phản ứng :
HCOOCHCl-CH2-CH3 + 3NaOH -> HCOONa và CH3CHOtráng bạc + 2NaCl + H2O

SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I


TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 132


Họ và tên thí sinh:………………………………………………………….
Số báo danh:………………………………………………………………..
Câu 1: Hòa tan 8,1 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thoát ra V lít
khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48 lít.
B. 6,72 lít.
C. 10,08 lít.
D. 5,6 lít.
Câu 2: Số hợp chất hữu cơ đơn chức, có cùng công thức phân tử C3H6O2 và đều tác dụng được với
NaOH là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 3: Cho các hiđroxit: NaOH; Mg(OH)2; Fe(OH)3; Al(OH)3. Hiđroxit có tính bazơ mạnh nhất là
A. Fe(OH)3.
B. NaOH.
C. Mg(OH)2.
D. Al(OH)3.
Câu 4: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có
cùng số nguyên tử cacbon. Tổng số mol của hai chất là 0,05 mol (Số mol của Y lớn hơn số mol của
X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) và 2,52 gam nước. Mặt khác
nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (hiệu suất là 80%) thì số gam este
thu được là
A. 1,824 gam.
B. 2,28 gam.
C. 3,42 gam.
D. 2,736 gam.
Câu 5: Cấu hình electron đúng của Na+ (Z = 11) là

A. [He]2s22p6.
B. [He]2s1
C. C.[Ne]3s1.
D. [Ne]3s23p6.
Câu 6: Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi

A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2; Mg(NO3)2.
B. Cu(NO3)2; Zn(NO3)2; NaNO3.
C. KNO3; Zn(NO3)2; AgNO3.
D. Fe(NO3)3; Cu(NO3)2; AgNO3.
Câu 7: Chất phản ứng được với CaCl2 là
A. HCl.
B. Na2CO3.
C. Mg(NO3)2.
D. NaNO3
Câu 8: Khi lên men 270 gam glucozơ với hiệu suất 75%, khối lượng ancol thu được là
A. 69 gam.
B. 138 gam.
C. 103,5 gam.
D. 92 gam.
Câu 9: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A. HCl.
B. H2SO4.
C. NaNO3.
D. NaOH.
Câu 10: Hỗn hợp m gam X gồm Ba, Na, và Al (trong đó số mol Al bằng 6 lần số mol của Ba) được
hòa tan vào nước dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,688 lít khí H2 (ở đktc) và 0,81
gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 5,715 gam.
B. 5,175 gam.

C. 5,58 gam.
D. 5,85 gam.
Câu 11: Cho dung dịch A chứa H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M và HCl 0,3M. Trộn 300 ml dung dịch A
với V lít dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịch C có pH = 2. Giá trị
của V là
A. 0,134.
B. 0,424.
C. 0,441.
D. 0,414.
Câu 12: Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là
A. saccarozơ, tinh bột, xelulozơ.
B. fructozơ, tinh bột, anđehit fomic.
C. anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ.
D. axt fomic, anđehit fomic, glucozơ.
Câu 13: Cho 1,17 gam một kim loại thuộc nhóm IA vào nước dư thấy thu được 0,336 lít khí hiđro
(đo ở đktc). Kim loại đó là
A. K.
B. Rb.
C. Na.
D. Li.
Câu 14: Sục khí CO2 vào các dung dịch riêng biệt chứa các chất: Na[Al(OH)4]; NaOH dư; Na2CO3;
NaClO; Na2SiO3; CaOCl2; Ca(HCO3)2. Số phản ứng hóa học xảy ra là
A. 6
B. 5
C. 7
D. 8
Câu 15: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. HCl.
B. HNO3 loãng.
C. H2SO4 loãng.

D. KOH.
Câu 16: Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. ancol đơn chức.
B. este đơn chức.
C. glixerol.
D. phenol.


Câu 17: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit đun nóng, không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. bột gỗ.
B. bột gạo.
C. lòng trắng trứng.
D. đường mía.
Câu 18: Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện màu
A. đen.
B. tím.
C. đỏ.
D. vàng.
Câu 19: Cho phương trình hóa học: aAl + bFe3O4 => cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên tối
giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là
A. 24.
B. 21.
C. 20.
D. 16.
Câu 20: Cho phương trình hóa học của hai phản ứng sau:
FeO + CO  Fe + CO2.
3FeO + 10HNO3  3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O.
Hai phản ứng trên chứng tỏ FeO là chất
A. chỉ có tính bazơ.
B. chỉ có tính oxi hóa

C. chỉ có tính khử.
D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
Câu 21: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch
màu xanh lam.
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu dạng mạch hở.
(g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng a và b ).
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 22: Trong số các kim loại Na, Mg, Fe, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Mg.
B. Al.
C. Na.
D. Fe.
Câu 23: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là tạp chất không chứa kali) được
sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân
kali đó là
A. 65,75%.
B. 95,51%.
C. 88,52%.
D. 87,18%.
Câu 24: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, etyl fomat, metylamin. Số chất trong dãy có thể
tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3

B. 1
C. 2
D. 4
Câu 25: Cho từng chất H2NCH2COOH, CH3COOH, CH3COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch
NaOH (to) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng hóa học xảy ra là
A. 6
B. 5
C. 3
D. 4
Câu 26: Cho 15,0 gam glyxin phản ứng hết với dung dịch HCl, sau phản ứng, khối lượng muối thu
được là
A. 22,1 gam.
B. 22,3 gam.
C. 88 gam.
D. 86 gam.
Câu 27: Cho 20 gam hỗn hợp kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 ở đktc và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 3,2.
B. 6,4.
C. 7,0.
D. 8,5.
Câu 28: Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2
gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 27 oC, áp suất trong bình là 1,1 atm. Đốt cháy hoàn toàn
X sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 1,3 atm. Công thức phân tử của
X là
A. C4H8O2.
B. C2H4O2.
C. CH2O2.
D. C3H6O2.
Câu 29: Cho dãy các chất: H2NCH(CH3)COOH; C6H5OH; CH3COOC2H5; C2H5OH; CH3NH3Cl. Số

chất trong dãy phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Câu 30: Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
A. K.
B. Na.
C. Ba.
D. Fe.
Câu 31: Cho 42,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 1) tác dụng với
dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 19,2 gam.
B. 9,6 gam.
C. 6,4 gam.
D. 12,8 gam.
Câu 32: Chất không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân là


A. tinh bột.
B. Saccarozơ.
C. glucozơ.
D. protein.
Câu 33: Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được
một anđehit và một muối của axit caboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Câu 34: Trong điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau:

(a) 2H2SO4 + C => 2SO2 + CO2 + 2H2O.
(b) H2SO4 + Fe(OH)2 => FeSO4 + 2H2O.
(c) 4H2SO4 + 2FeO => Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
(d) 6H2SO4 + 2Fe => Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.
Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là
A. a
B. b
C. c
D. d
Câu 35: Cô cạn dung dịch X chứa các ion Mg2+; Ca2+ và HCO3-, thu được chất rắn Y. Nung Y ở
nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z gồm
A. MgO và CaCO3. B. MgCO3 và CaCO3. C. MgCO3 và CaO. D. MgO và CaO.
Câu 36: Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metyamin, glyxin,
phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với NaOH là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 37: Cho các chất khí sau: SO2; NO2; Cl2; N2O; H2S; CO2. Các chất khí khi phản ứng với NaOH
ở nhiệt độ thường luôn cho hai muối là
A. Cl2; NO2.
B. SO2; CO2.
C. SO2; CO2; H2S.
D. CO2; Cl2; H2S.
Câu 38: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon – 6,6. Số tơ
tổng hợp là
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4

Câu 39: Oxi hóa hết 3,3 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành anđêhit cần vừa đủ 7,2 gam CuO.
Cho toàn bộ lượng anđêhit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 35,64
gam Ag. Hai ancol đó là
A. C2H5OH và C2H5CH2OH.
B. CH3OH và C2H5OH.
C. C2H5OH và C3H7CH2OH.
D. CH3OH và C2H5CH2OH.
Câu 40: Cho các cân bằng hóa học sau:
(a) H2 (k) + I2 (k) ‡ˆ ˆˆ †ˆ 2HI (k).
(b) 2NO2 (k) ‡ˆ ˆˆ †ˆ N2O4 (k).
(c) 3H2 + N2 (k) ‡ˆ ˆˆ †ˆ 2NH3 (k).
(d) 2SO2 (k) + O2 (k) ‡ˆ ˆˆ †ˆ 2SO3 (k).
Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào ở trên
không bị chuyển dịch?
A. d
B. b
C. c
D. a
Câu 41: Polietylen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome
A. CH2=CHCH3.
B. CH2=CH – Cl.
C. CH3 – CH3.
D. CH2=CH2.
Câu 42: Thủy phân hoàn toàn 30 gam hỗn hợp hai đi peptit thu được 31,8 gam hỗn hợp X gồm các
amino axit (các amino axit chỉ có 1 nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho
1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thì lượng
muối khan thu được là
A. 3,91 gam.
B. 8,15 gam.
C. 3,55 gam.

D. 4,07 gam.
Câu 43: Hòa tan hoàn toàn 0,15 mol FeS2 trong 300 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được
gồm dung dịch X và khí NO là sản phẩm khử duy nhất thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa
m gam Cu. Giá trị của m là
A. 14,4 gam.
B. 12,8 gam.
C. 9,6 gam.
D. 19,2 gam.
Câu 44: Cho các phản ứng sau:
(1) Ure + Ca(OH)2
(2) Xôđa + dung dịch H2SO4.
(3) Al4C3 + H2O
(4) Phèn chua + dung dịch BaCl2.
(5) Xôđa + dung dịch AlCl3
(6) FeS2 + dung dịch HCl.
Số các phản ứng vừa tạo kết tủa, vừa có khí thoát ra là
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
Câu 45: Chất có thể được dùng để tẩy trắng giấy và bột là


A. SO2.
B. CO2.
C. NO2.
D. N2O.
Câu 46: Phát biểu đúng là
A. Các hợp chất HClO; HClO2; HClO3; HClO4 theo thứ tự từ trái sang phải tính axit tăng dần đồng
thời tính oxi hóa tăng dần.

B. Các hợp chất HF; HCl; HBr; HI theo thứ tự từ trái sang phải tính axit tăng dần, đồng thời tính
khử giảm dần.
C. Các halogen F2; Cl2; Br2; I2 theo thứ tự từ trái sang phải tính oxi hóa giảm dần, đồng thời tính
khử tăng dần.
D. Để điều chế HF; HCl; HBr; HI người ta cho muối của các halogen này phản ứng với dung dịch
H2SO4 đặc
Câu 47: Phát biểu không đúng là
A. Trong phòng thí nghiệm, nitơ được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hòa.
B. Photpho trắng rất độc, có thể gây bỏng nặng khi rơi vào da.
C. Đám cháy Mg có thể dập tắt bằng CO2.
D. Khí CO2 là một khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Câu 48: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một
oxit. Giá trị của m là
A. 14 gam.
B. 16,0 gam.
C. 12 gam.
D. 8 gam.
Câu 49: Cho 13,95 gam anilin tác dụng với nước brom thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của m

A. 74,25 gam.
B. 49,5 gam.
C. 45,9 gam.
D. 24,75 gam.
Câu 50: Cho sơ đồ phản ứng sau:
t o , xt
(1) X + O2 
→ axit cacboxylic Y1.
t o , xt
(2) X + H2 
→ ancol Y2.

o

t , xt

→ Y3 +H2O.
(3) Y1 + Y2 ¬


Biết Y3 có công thức phân tử là C6H10O2. Tên gọi của X là
A. anđehit acrylic.
B. anđehit propionic.
C. anđehit metacrylic.

D. anđehit axetic.


ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : C
Bảo toàn e : 3nAl = 2nH2
=> nH2 = 0,45 mol
=>VH2 = 10,08 lit
Câu 2: Đáp án : C
C3H6O2 có (pi + vòng) = 1
Mà chất này có thể phản ứng với NaOH => este hoặc axit
C2H5COOH ; HCOOC2H5 ; CH3COOCH3
Câu 3: Đáp án : B
Kim loại trong dãy điện hóa có tính khử càng mạnh thì tính bazo càng mạnh
Câu 4: Đáp án : A
nCO2 = 0,15 mol => Số C mỗi chất trong M = 3
=> ancol là C3H7OH : x mol

,nH2O = 0,14 mol => Số H trung bình = 5,6
+) TH1 : Số H trong axit = 2 => C3H2O2 : CH≡C-COOH : y mol
=> nM = x + y = 0,05 ; nH = 8x + 2y = 0,14.2
=> x = 0,03 ; y = 0,02 mol ( Loại vì naxit phải lớn hơn nancol)
+) TH2 : Số H trong axit = 4 => C3H4O2 : CH2=CH-COOH : y mol
=> x = 0,02 ; y = 0,03 mol
=> nCH2=CHCOOC3H7 = 0,02.80% = 0,016 mol
=> meste = 1,824g
(Do naxit > nancol => Tính H theo axit)
Câu 5: Đáp án : A
Na : 1s22s22p63s1
Na+ mất đi 1 e
Câu 6: Đáp án : A
Câu 7: Đáp án : B
Câu 8: Đáp án : C
mglucozo thực tế = 270.75% = 202,5g
Glucozo -> 2C2H5OH
180g
2.46g
202,5g -> 103,5g
Câu 9: Đáp án : D
NaOH không phản ứng với KCl nhưng với AlCl3 thì sẽ tạo kết tủa keo trắng , sau đó tan dần nếu dư
NaOH
Câu 10: Đáp án : B
Gọi số mol Ba ; Na và Al trong X lần lượt là : x ; y ; 6x mol
Ba + 2H2O -> Ba(OH)2 + H2
Na + H2O -> NaOH + ½ H2


Al + OH- + H2O -> AlO2- + 3/2 H2

Ta có : nH2 = nBa + 0,5nNa + 1,5nAl pứ = x + 0,5y + 1,5( 6x – 0,03) = 0,12 mol
Lại có : nAl pứ = nOH = 2nBa + nNaOH => 6x – 0,03 = 2x + y
=> x = 0,015 ; y = 0,03 mol
=> m = 0,015.137 + 0,03.23 + 0,015.6.27 = 5,175g
Câu 11: Đáp án : D
Trong A : nH+ = 2nH2SO4 + nHNO3 + nHCl = 0,21 mol
Trong B : nOH- = nNaOH + nKOH = 0,49V mol
Để C có pH = 2 (axit) => H+ dư
=> nH+(C) = 10-pH .(0,3 + V) = 0,21 – 0,49V
=> V = 0,414 lit
Câu 12: Đáp án : A
Có phản ứng tráng bạc khi trong phân tử có nhóm -CHO
Câu 13: Đáp án : A
Bảo toàn e : 1.nKL = 2nH2 => nKL = 0,03 mol
=> MKL = 39g (K)
Câu 14: Đáp án : A
Các chất phản ứng : Na[Al(OH)4] ; NaOH ; Na2CO3 ; NaClO ; Na2SiO3 ; CaOCl2
Câu 15: Đáp án : B
Câu 16: Đáp án : C
Câu 17: Đáp án : C
Câu 18: Đáp án : B
Lòng trắng trứng có protein với nhiều axit amin tạo thành ( lớn hơn 2)
=> có phản ứng màu biure -> màu tím
Câu 19: Đáp án : A
8Al + 3Fe3O4 -> 9Fe + 4Al2O3
Câu 20: Đáp án : D
Phản ứng đầu tiên :Fe2+ -> Fe => tính oxi hóa
Phản ứng thứ 2 : Fe2+ -> Fe3+ => Tính khử
Câu 21: Đáp án : D
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.

Đúng. Vì Glucozo phản ứng mất màu còn Fructozo thì không
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Sai. Trong môi trường bazo 2 chất mới chuyển hóa lẫn nhau
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Sai. Cả 2 chất đều phản ứng tráng bạc
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch
màu xanh lam.
Đúng. Cả 2 chất đều có nhiều nhóm OH kề nhau
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu dạng mạch hở.
Sai. Chủ yếu tồn tại dạng mạch vòng
(g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng a và b ).
Đúng.
Câu 22: Đáp án : C
Dựa vào dãy điện hóa kim loại
Câu 23: Đáp án : D


Độ dinh dưỡng của phân kali tính bằng %mK2O
Xét 100g phân có 55g K2O
94g K2O có lượng K trong 149g KCl
55g K2O có lượng K trong 87,18g KCl
=> %mKCl = 87,18%
Câu 24: Đáp án : C
Các chất thỏa mãn : glucozo ; etyl fomat
Câu 25: Đáp án : B
NaOH : H2NCH2COOH ; CH3COOH ; CH3COOCH3
HCl : H2NCH2COOH ; CH3COOCH3
Câu 26: Đáp án : B
H2NCH2COOH + HCl -> ClH3NCH2COOH
75g

111,5g
15g ->
22,3g
Câu 27: Đáp án : C
Chỉ có Zn phản ứng với HCl => nH2 = nZn = 0,2 mol
=> mCu = m = 20 – 0,2.65 = 7g
Câu 28: Đáp án : A
CnH2nO2 + (1,5n – 1) O2 -> nCO2 + nH2O
1 mol -> (1,5n – 1)
-> n -> n
Xét 1 mol X => nO2 = 2(1,5n – 1) = (3n – 2) (mol)
=> sau phản ứng còn (1,5n – 1) mol O2
,nđầu = (1 + 3n – 2) = 3n – 1
,nsau = 1,5n – 1 + n + n = 3,5n – 1
Vì PV = nRT. Do T , V không đổi
=> Pt/nt = Ps/ns
=> 1,3.(3n – 1) = 1,1.(3,5n – 1)
=> n = 4
=>C4H8O2
Câu 29: Đáp án : A
Các chất phản ứng : H2NCH(CH3)COOH ; C6H5OH ; CH3COOC2H5 ; CH3NH3Cl
Câu 30: Đáp án : D
Câu 31: Đáp án : D
Ta có : nCu : nFe3O4 = 3 : 1
=> nCu = 0,3 mol ; nFe3O4 = 0,1 mol
Fe3O4 + 8HCl -> 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
Cu + 2FeCl3 -> 2FeCl2 + CuCl2
=> nCu dư = 0,3 – 0,1 = 0,2 mol
=> m = 12,8g
Câu 32: Đáp án : C

Câu 33: Đáp án : A
X có (pi + vòng) = 2
Nếu X phản ứng xà phòng hóa tạo andehit và muối
=> X có gốc rượu chứa liên kết C=C gắn trực tiếp với COO
HCOOCH=CHCH2CH3 ; HCOOCH=C(CH3)2
CH3COOCH=CHCH3 ; CH3CH2COOCH=CH2
=> Có 4 đồng phân cấu tạo


Câu 34: Đáp án : B
Câu 35: Đáp án : D
Câu 36: Đáp án : B
Các dung dịch thỏa mãn : axit axetic ; phenyl amoniclorua; glyxin ; phenol
Câu 37: Đáp án : A
Các khí thỏa mãn : NO2 (NaNO3 ; NaNO2 ); Cl2 ( NaCl ; NaClO )
Câu 38: Đáp án : B
Tơ tổng hợp là : tơ capron ; tơ nitron ; nilon-6,6
Câu 39: Đáp án : D
Dạng tổng quát :
RCH2OH + CuO -> RCHO + Cu + H2O
=> nCuO = nancol = nandehit = 0,09 mol
.nAg = 0,33 mol > 2nandehit
=> có CH3OH ( andehit là HCHO ) : x mol và ROH : y mol
=> x + y = 0,09 mol
Và nAg = 4x + 2y = 0,33 mol
=> x = 0,075 mol ; y = 0,015 mol
=> 0,075.32 + 0,015.(R + 17) = 3,3
=> R = 43 (C3H7)
Câu 40: Đáp án : D
Nếu hệ số các chất khí 2 vế bằng nhau thì cân bằng không chịu sự ảnh hưởng do thay đổi áp suất

chung của hệ
Câu 41: Đáp án : D
Câu 42: Đáp án : A
2 đipeptit là A và B
A + H2O -> 2aa
B + H2O -> 2aa
Bảo toàn khối lượng : mpeptit + mH2O = maa
=> nH2O = 0,1 mol = npeptit
Xét 1/10 lượng X : npeptit = 0,01 mol
A(B) + 2HCl -> muối
=> nHCl = 2npeptit = 0,02 mol
=> mmuối = mpeptit + mHCl = 3,18 + 0,02.36,5 = 3,91g
Câu 43: Đáp án : D
FeS2 + HNO3 -> Fe
FeS2 -> Fe3+ + 2S+6 + 15e
N+5 + 3e -> N+2
Bảo toàn e : 15nFeS2 = 3nNO
=> nNO = 0,75 mol => nNO3- sau = 1,2 – 0,75 = 0,45 mol
Trong dung dịch sau có : Fe3+ ; H+ ; SO42- ; NO3Bảo toàn điện tích : 3.0,15 + nH+ = 2.0,3 + 0,45
=> nH+ = 0,6 mol
3Cu + 8H+ + 2NO3- -> 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
2Fe3+ + Cu -> 2Fe2+ + Cu2+
=> nCu = 0,5nFe3+ + 3/8nH+ = 0,3 mol
=> m = 19,2g
Câu 44: Đáp án : C
(1) NH3 ; CaCO3


(3) Al(OH)3 ; CH4
(5) Al(OH)3 ; CO2

(6) S ; H2S
Câu 45: Đáp án : A
Câu 46: Đáp án : C
Từ HClO -> HClO4 tính axit tăng nhưng tính oxi hóa giảm dần
Từ HF -> HI tính axit tăng và tính khử cũng tăng
Chỉ có HCl là chủ yếu dùng phương pháp này. HBr và HI dễ bị oxi hóa bởi H2SO4 đặc và cần điều
kiện khắc nghiệt hơn rất nhiều
Câu 47: Đáp án : C
Mg + CO2 -> MgO + CO
=> Gây bùng cháy lớn
Câu 48: Đáp án : B
2Fe(OH)3 -> Fe2O3
2.107g
160g
21,4g ->
16g
Câu 49: Đáp án : B
C6H5NH2 + 3Br2 -> H2NC6H2Br3 ↓ + 3HBr
93g
330g
13,95g ->
49,5g
Câu 50: Đáp án : A
(3) => Y3 là este
Từ (1) , (2) => Y1 ; Y2 cùng số C = 3
Vì X + H2 -> ancol và X + O2 -> axit
=> X là andehit thỏa mãn
=> Y3 là : CH2=CHCOOCH2CH2CH3 ( có 2 pi )
=> X là CH2=CH-CHO
SỞ GD VÀ ĐT THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC
QUYẾN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 132

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………….
Số báo danh:………………………………………………………………..
Câu 1: Cho 3 chất X,Y, Z vào 3 ống nghiệm chứa sẵn Cu(OH)2 trong NaOH lắc đều và quan sát
thì thấy: Chất X thấy xuất hiện màu tím, chất Y thì Cu(OH)2 tan và có màu xanh nhạt, chất Z thì
Cu(OH)2 tan và có màu xanh thẫm. X, Y, Z lần lượt là :
A. Protein, CH3CHO, saccarozơ.
B. Lòng trắng trứng, CH3COOH, glucozơ.
C. Hồ tinh bột, HCOOH, saccarozơ.
D. Lòng trắng trứng, C2H5COOH, glyxin.
Câu 2: Hợp chất tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng là:
A. anđehit axetic.
B. glucozơ.
C. alanin.
D. anilin
Câu 3: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, K, Rb. Số kim loại kiềm trong dãy là:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 4: Điện phân 200 ml một dung dịch chứa 2 muối là Cu(NO3)2, AgNO3 với cường độ dòng điện



là 0,804A đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì mất thời gian là 2 giờ, khi đó khối lượng của
cực âm tăng thêm 4,2 gam. Nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch ban đầu là:
A. 0,075M.
B. 0,1M.
C. 0,05M.
D. 0,15M.
Câu 5: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu
A. vàng.
B. xanh tím.
C. nâu đỏ.
D. hồng.
Câu 6: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H12N2O4S. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH,
đun nóng thu được muối vô cơ Y và khí Z (chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Phân tử khối
của Z là:
A. 31.
B. 45.
C. 46.
D. 59.
Câu 7: Muốn bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm kín chúng trong:
A. Dầu hỏa.
B. Dung dịch NaOH.
C. Nước.
D. Dung dịch HCl.
Câu 8: Chất nào sau đây được dùng làm tơ sợi ?
A. Tinh bột.
B. Amilopectin.
C. Xelulozơ.
D. Amilozơ.
Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(1) Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo thu được muối của axit béo và ancol.
(2) Phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic với ancol (xúc tác H2SO4 đặc) là phản ứng thuận
nghịch.
(3) Ở nhiệt độ thường, chất béo tồn tại ở trạng thái lỏng (như tristearin...) hoặc rắn (như triolein...).
(4) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có số mol bằng
nhau.
(5) Các axit béo đều là các axit cacboxylic đơn chức, có mạch cacbon dài, không phân nhánh.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 10: Chất có tính lưỡng tính là:
A. NaNO3.
B. NaCl.
C. NaHCO3 .
D. NaOH
Câu 11: Cho từ từ dung dịch chứa x mol HCl vào dung dịch chứa y mol Na2CO3 thu được 1,12 lít
khí CO2 (đktc) và dung dịch A. Khi cho nước vôi trong dư vào dung dịch A thu được 5 gam kết
tủa. Giá trị
x, y lần lượt là:
A. 0,20 và 0,15.
B. 0,15 và 0,10.
C. 0,10 và 0,05.
D. 0,10 và 0,075.
Câu 12: Trong số các chất cho dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. C2H5OH.
B. CH3CHO.
C. CH3OCH3.
D. CH3COOH.

Câu 13: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit đun nóng, không tạo ra glucozơ. Chất đó là:
A. Saccarozơ.
B. Tinh bột.
C. Protein.
D. Xenlulozơ.
Câu 14: Dùng khí H2 để khử hoàn toàn a gam oxit sắt. Sản phẩm hơi tạo ra cho qua 100 gam axit
H2SO4 98% thì nồng độ axit giảm đi 3,405%. Chất rắn thu được sau phản ứng trên cho tác dụng hết
với dung dịch HCl thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Công thức phân tử của oxit sắt là:
A. Fe2O3.
B. Fe3O4.
C. FeO.
D. FeO2.
Câu 15: Ở nhiệt độ cao, khí khử được oxit nào sau đây?
A. MgO.
B. CaO.
C. Al2O3
D. CuO.
Câu 16: Có các lọ đựng 4 chất khí : CO2 ; Cl2 ; NH3 ; H2S ; đều có lẫn hơi nước. Dùng NaOH
khan có thể làm khô các khí sau:
A. H2S.
B. Cl2
C. NH3.
D. CO2.
Câu 17: Cho hình vẽ :


Hiện tượng xảy ra trong bình chứa dung dịch Br2 là:
A. Dung dịch Br2 bị mất màu.
B. Không có phản ứng xảy ra.
C. Có kết tủa xuất hiện.

D. Vừa có kết tủa vừa mất màu dung dịch Br2.
Câu 18: Điều chế natri kim loại bằng phương pháp nào sau đây?
A. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.
B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. Dùng khí CO khử ion Na+ trong Na2O ở nhiệt độ cao.
D. Điện phân NaCl nóng chảy.
Câu 19: Axit axetic (CH3COOH) và este etyl axetat (CH3COOC2H5) đều phản ứng được với
A. Na kim loại.
B. dung dịch NaCl
C. dung dịch NaOH.
D. dung dịch
NaHCO3.
Câu 20:
A. Ancol etylic.
B. Axit acrylic.
C. Axit propionic.
D. Axit axetic.
Câu 21: Cho các thuốc thử sau
(1). dung dịch H2SO4 loãng
(2). CO2 và H2O
(3). dung dịch BaCl2
(4).dung dịch HCl
Số thuốc thử dung để phân biệt được các chất rắn riêng biệt gồm BaCO3, BaSO4, K2CO3, Na2SO4 là
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 22: Cho 100 ml dung dịch α- amino axit nồng độ 1M tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch
gồm NaOH 4% và KOH 5,6% thu được 11,9 gam muối . Công thức của X là:
A. (NH2)2C4H7COOH.

B. CH3CH2CH(NH2)COOH.
C. H2NCH2CH2COOH.
D. H2NCH(CH3)COOH.
Câu 23: Trong phản ứng: Al + HNO3 (loãng  Al(NO3)3 + N2O + H2O, tỉ lệ giữa số nguyên tử Al
bị oxi hoá và số phân tử HNO3 bị khử (các số nguyên, tối giản) là:
A. 8 và 6.
B. 4 và 15.
C. 4 và 3.
D. 8 và 30.
Câu 24: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Protein.
B. Tinh bột.
C. Saccarozơ.
D. Glucozơ
Câu 25: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?
A. NaNO3.
B. K2CO3.
C. NH4NO3.
D. KCl.
Câu 26: Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là :
A. Glucozơ.
B. Fructozơ.
C. Saccarozơ.
D. Mantozơ.
Câu 27: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi màu?
A. metylamin.
B. anilin.
C. alanin.
D. glixin.
Câu 28: Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Quan sát thấy

hiện tượng nào sau đây?
A. Bọt khí bay lên ít và chậm dần.
B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều dần lên.
C. Không có bọt khí bay lên.
D. Dung dịch không chuyển màu.
Câu 29: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng


chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là:
A. poliacrilonitrin.
B. polietilen.
C. poli(metyl metacrylat).
D. poli(vinyl clorua).
Câu 30: Chất nào sau đây không phải axit béo?
A. Axit oleic.
B. Axit panmitic.
C. Axit axetic.
D. Axit stearic.
Câu 31: Hòa tan hết 20,608 gam một kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung
dịch A và V lít khí (đktc) . Cô cạn dung dịch A thu được 70,0672 gam muối khan . M là :
A. Na.
B. Mg.
C. Fe.
D. Ca.
+
+
2+
2+
Câu 32: Cho dãy các ion kim loại : K , Ag , Fe , Cu . Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất
trong dãy là:

A. K+.
B. Ag+.
C. Cu2+.
D. Fe2+
Câu 33: Nhúng một thanh Mg vào dung dịch chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau
một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam. Khối lượng Mg đã phản
ứng là:
A. 24 gam.
B. 20,88 gam.
C. 6,96 gam.
D. 25,2 gam.
Câu 34: Hỗn hợp X gồm 1 mol amino axit no, mạch hở và 1 mol amin no mạch hở. X có khả năng
phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, a
mol H2O và b mol N2. Các giá trị a, b tương ứng là:
A. 7 và 1,5.
B. 7 và 1,0.
C. 8 và 1,5.
D. 8 và 1,0.
Câu 35: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nào sau đây có liên kết peptit?
A. Lipit.
B. Protein.
C. Glucozơ.
D. Xenlulozơ.
Câu 36: Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 :
2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X,
sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 68,2.
B. 28,7.
C. 10,8
D. 57,4.

Câu 37: Cho 12 gam hỗn hợp Fe, Cu vào 200 ml dung dịch HNO3 2M, thu được một khí duy nhất
không màu hóa nâu trong không khí và có một kim loại dư. Sau đó cho thêm 33,33 ml dung dịch
H2SO4 2M để hòa tan vừa hết kim loại đó thì lại thấy khí trên tiếp tục thoát ra. Khối lượng Fe trong
hỗn hợp đầu là:
A. 6,4 gam.
B. 5,6 gam.
C. 2,8 gam.
D. 8,4 gam.
Câu 38: Cho 3,52 g chất A có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với 0,6 lít NaOH 0,1M. Sau phản
ứng cô cạn thu được 4,08g chất rắn. Vậy A là:
A. C3H7COOH.
B. CH3COOC2H5.
C. C2H5COOCH3.
D. HCOOC3H7.
Câu 39: Hỗn hợp gồm 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức và 0,1 mol muối của axit đó với kim
loại kiềm có tổng khối lượng là 15,8 gam. Tên của axit trên là:
A. axit butanoic.
B. axit propanoic.
C. axit metanoic.
D. axit etanoic.
Câu 40: Cho hỗn hợp X (C3H6O2) và Y(C2H4O2) tác dụng đủ với dung dịch NaOH thu được 1 muối
và 1 ancol. Vậy X, Y là:
A. X là axit, Y là este.
B. X là este, Y là axit.
C. X, Y đều là axit.
D. X, Y đều là este.
Câu 41: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút
thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là
A. aspirin.
B. cafein.

C. nicotin.
D. moocphin.
Câu 42: Cho a gam Na tác dụng với p gam nước thu được dung dịch NaOH có nồng độ x%. Cho b
gam Na2O tác dụng với p gam nước cũng thu được dung dịch NaOH có nồng độ x%. Biểu thức p
tính theo a, b là:
3ab
9ab
9ab
6ab
A. p =
B. p =
C. p =
D. p =
31a − 32b
31a − 23b
23a − 31b
31a − 23b


×