Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

THỰC TRẠNG TĂNG GIÁ USD từ THÁNG 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.89 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-------------------

Tiểu Luận
MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Đề Tài:Phân tích tác động của việc tăng giá USD đến nền
kinh tế Mỹ giai đoạn 7/2014 đến nay

Nhóm : A
Gvhd : Nguyễn Đức Dũng
Lớp: ca 1 thứ 5


Danh sách nhóm

STT

Họ tên

Mã sinh viên

1

Nguyễn Thị Phương Thảo ( nhóm trưởng)

16a4000626

2


Trần Thị Thục Anh

16a4000060

3

Trần Thị Phương Thảo

16a4000635

4

Trương Thị Thúy Hằng

13a4010051

5

Nguyễn Thị Tâm

16a4000605

6

Đoàn Thị Tuyết Nhung

16a4000524

7


Lê Minh Hà

16a4000188


Mục lục
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài

1.

USD là một ngoại tệ mạnh nhất trên thế giới. Mọi sự thay đổi của đồng USD đều
ảnh hưởng đến nền kinh tế của rất nhiều quốc gia. Cuộc khủng hoảng năm 2006
-2007 đã làm cho USD dần mất đi vị thế của mình và chính phủ Mỹ đã có những
động thái tích cực nhằm đưa Mỹ thoát khỏi khủng hoảng
Tháng 7/2014, Mỹ quyết định đưa ra những chính sách, biện pháp mang tính
quyết định làm cho giá đồng USD tăng mạnh kể từ trước đến nay. Điều đó ảnh
hưởng rất lớn đến nền kinh tế Mỹ, và từ đó ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia
khác. Vì thế đề tài ra đời với ý nghĩa to lớn, nhằm nghiên cứu sự thay đổi biến
động của nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế thế giới
2.
3.

Ý nghĩa của đề tài
Phân tích tác động của sự tăng giá USD đến nền kinh tế Mỹ
Ảnh hưởng của sự tăng giá đến nền kinh tế Việt Nam
Mục đích nghiên cứu



Đề tài nghiên cứu với mục đích giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về sự biến
động giá đồng USD trong thời gian gần đây và sự ảnh hưởng của nó tới nền kinh
tế Mỹ cũng như nền kinh tế các nước khác trong đó có Việt Nam

PHẦN 2 : NỘI DUNG
I.

THỰC TRẠNG TĂNG GIÁ USD TỪ THÁNG 7/2014 ĐẾN NAY
Từ cuối tháng 6/2014 đến nay, đồng USD đã tăng giá khoảng 20% so với yên
Nhật, 15% so với EUR và 12% so với bảng Anh. Điều này có được nhờ tăng
trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2014. Sau giai đoạn phục hồi chậm sau khủng
hoảng 2008 - 2009, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong cả năm 2014 đạt 3,3%. Ngoài ra,
còn do quyết định Mỹ chấm dứt gói nới lỏng định lượng (QE) vào ngày
29/10/2014 hay gói kích cầu trị giá 3.700 tỷ USD bơm ra suốt 6 năm qua kể từ khi
bắt đầu cuộc khủng hoảng. Việc USD tăng giá sẽ khiến các nền kinh tế đang phát
triển gặp nhiều khó khăn. Thị trường các nước này sẽ chao đảo do làn sóng rút
USD về Mỹ, làm cản trở quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Lần đầu tiên kể từ ngày 7/7, đồng USD đã cán mốc 102 yen/USD vào phiên 29/7
tại New York và kết thúc ở mức 102,13 yen/USD. Đồng nội tệ của Mỹ cũng lên
giá so với đồng euro, được giao dịch ở mức 1,3405 USD/euro. Trong phiên này,


đã có thời điểm đồng USD vọt lên 1,3402 USD/euro - mức cao nhất trong vòng
tám tháng qua. Trong khi đó, đồng tiền chung châu Âu lại lùi bước trước đồng nội
tệ Nhật Bản, giao dịch ở mức 136,90 yen/euro, so với mức đóng cửa phiên trước là
136,93 yên/euro.

Nguyên nhân chủ yếu đẩy giá USD đi lên trong phiên này là do giới đầu tư hoan

hỷ đón nhận thông tin cho hay chỉ số lòng tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng
7/2014 đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2007. Đây là tín hiệu mới nhất chứng tỏ
nền kinh tế số 1 thế giới đang phục hồi mạnh mẽ.
Bước sang năm 2015, đồng USD vẫn tăng giá nhưng có phần chững lại, tăng
không đều đặn, tỷ giá lên xuống bất thường. Tùy thuộc vào mỗi nước mà sự biến
động tỷ giá USD so với đồng tiền của quốc gia ấy khác nhau. Vào thời điểm hiện
tại, ngày 5/11/2015, tỷ giá EUR/USD là 1.0867, GBP/USD là 1.5385, USD/JPY là
121.82. Cho ta thấy tỷ giá hiện giờ không thay đổi so với giai đoạn đầu năm quá
nhiều, cho thấy sự dần ổn định của đồng USD
Bảng thể hiện tỷ giá của các ngoại tệ khác so với USD qua các năm 2006 – 2014
Nguồn />

Biểu đồ thể hiện sự biến đổi tỷ giá EUR/USD và USD/JPY từ tháng 7/2014 đến
nay



Nguồn: />II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA USD TĂNG GIÁ ĐẾN NỀN KINH TẾ MĨ

1. Nguyên nhân của sự tăng giá USD
Trong lĩnh vực tài chính, chỉ số DXY so sánh giá trị của đồng USD với 6 đồng
tiền chủ chốt trong thanh toán quốc tế gồm Euro, Yên Nhật, Bảng Anh, Đô-la
Canada, France Thụy sĩ và Krone Thụy Điển được coi là “chuẩn mực” để xác định
giá trị của đồng tiền này.


Trong vòng 1 năm qua, chỉ số của đồng USD trong rổ tiền tệ này tăng từ 79 lên 92
điểm, và có khả năng vượt 115 điểm của năm 2002, tức giá trị USD tăng tiếp
khoảng 25%. Một số nguyên nhân chính đưa đến sự tăng giá của đồng USD trong
thời gian qua gồm:

Thứ nhất, đó là sự tăng trưởng ngoạn mục của kinh tế Mỹ trong năm 2014. Sau
giai đoạn phục hồi ì ạch sau khủng hoảng 2008-2009, năm 2014 kinh tế Mỹ đạt
tốc độ tăng trưởng cả năm là 3,3%, vượt xa mức dự báo trước đó là 2,2%. Riêng
Quý III/2014, tăng trưởng GDP đạt 5% - mức cao nhất trong một quý trong 11
năm qua. Sự phục hồi của kình tế Mỹ trái với bức tranh khá ảm đạm của các trung
tâm kinh tế khác trong năm qua, như các nước trong khu vực sử dụng đồng Euro
chỉ tăng trưởng 0,8%, Nhật Bản là 0,5%, Nga là 0,6%. Trung Quốc tuy đạt tốc độ


tăng trưởng cao là 7,4%, nhưng đây là mức thấp nhất kể từ năm 1990 và không đạt
so với kế hoạch đặt ra là 7,5%.
Khi mà các doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ sẽ tạo nên 1 lượng
cầu tiền là đô la bởi các khách hàng cần quy đổi nội tệ ra đô la để trả cho các
sp&dv này. Thêm vào đó chính phủ Mỹ và các tập đoàn Hoa Kỳ quyết định phát
hành trái phiếu trong bối cảnh nền kinh tế khởi sắc, các nhà đầu tư sẽ mong muốn
mua chúng và vô hình chung làm tăng cầu đô la.
Thứ hai, quyết định của Mỹ chấm dứt Gói nới lỏng định lượng (QE) vào ngày
29/10/2014, mà thực chất là gói kích cầu khổng lồ trị giá 3,7 ngàn tỷ USD mà Mỹ
bơm ra suốt 6 năm qua kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng 2008-2009 nhằm đưa
kinh tế Mỹ thoát khỏi viễn cảnh khủng hoảng 1929-1933.
Động thái này cùng với khả năng Cục dự trữ liên bang FED sẽ nâng lãi suất từ
mức gần 0 hiện nay do tăng trưởng kinh tế Mỹ cao cùng với tỷ lệ thất nghiệp ở
mức thấp dưới 6% sẽ có tác dụng thu USD trở lại và khiến đồng bạc xanh trở nên
“khan hiếm” và “có giá” hơn so với các đồng tiền khác.
Bên cạnh đó, cả Ngân hàng trung ương Nhật (BOJ) lẫn Ngân hàng trung ương
châu Âu (ECB) đều đánh tín hiệu về khả năng sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp
và bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua các gói kích cầu để giúp Nhật và EU
tránh rơi vào suy thoái. Điều này càng làm cho Euro và đồng Yên thêm mất giá so
với đồng USD.
Thứ ba, triển vọng kinh tế trong năm 2015 với các trung tâm kinh tế lớn cũng

không khác mấy so với năm 2014.
Theo đó, kinh tế Mỹ dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ cao, trung bình khoảng
3,5%, còn Nhật và EU khoảng 0,9% trong khi kinh tế TQ tăng trưởng chậm lai,
còn Nga bước vào giai đoạn suy trầm.


Nắm bắt xu hướng này, hiện một số nước đã chuyển trạng thái tích trữ của mình
sang đồng USD và bán dự trữ bằng các đồng tiền khác. Tuy đây mới chỉ là xu
hướng ngắn hạn, nhưng nó cũng góp phần làm cho USD thêm khan hiếm và đẩy
giá trị của đồng tiền này lên cao.
2. Tác động của sự tăng giá
II.1 Tác động tích cực
II.1.1 Tác động chung cho nền kinh tế

Là tín hiệu cho thấy kinh tế mỹ đang tăng trưởng tốt.Về nguyên tắc, nếu đồng USD
tăng lên thì Mỹ được lợi vì Mỹ sẽ được nhiều tài sản của thế giới hơn nếu quy đổi.
Chỉ số chứng khoán S&P 500 tăng 11% và nền kinh tế Mỹ đang dần được cải thiện.
Tăng trưởng GDP thực tế của Mỹ đạt 3,5% . Trong khi đó, số việc làm ngoài ngành
nông nghiệp đã tăng 3,3 triệu trong 12 tháng qua, cao hơn so với con số 2,2 triệu
việc làm của giai đoạn trước.
Việc đồng USD tăng giá sẽ thúc đẩy tăng trưởng, qua đó bù đắp những thiệt hại
nhỏ mà đồng tiền này gây ra.
Trong thực tế, đồng USD tăng giá cùng giá năg lượng giảm đã khiến cơ cấu chi phí
của doanh nghiệp Mỹ giảm đáng kể, qua đó gia tăng tính cạnh tranh của những
công ty này. Trong khi đóKhi nhà đầu tư chi tiền, họ hy vọng lấy lại được cả khoản
tiền vốn lẫn lãi. Vì vậy, một đồng tiền nên tăng giá trị trong tương lai so với hiện
tại hơn là ngược lại. Đây là yếu tố quan trọng trong niềm tin của các nhà đầu tư vào
sự ổn định của hệ thống tiền tệ.
II.1.2


Đối với thị trường chứng khoán

Nền kinh tế tốt hơn giúp các công ty Mỹ hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư quốc
tế.Các chỉ số chính trên TTCK Mỹ tăng điểm vượt trội so với các TTCK ở châu Âu


và Nhật Bản, kể cả trước khi tính đến yếu tố đồng USD mạnh lên.Các doanh
nghiệp nước ngoài đã mua vào 325 tỷ USD trái phiếu do các doanh nghiệp Mỹ phát
hành trong năm 2014. Điều này càng làm tăng nhu cầu về đồng USD.
Đồng USD tăng giá khiến các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thích giữ trái phiếu Kho
bạc Mỹ hơn, giúp chính phủ dễ dàng bù đắp thâm hụt ngân sách.Nếu nhà đầu tư tin
rằng đồng USD sẽ tiếp tục tăng mạnh, những dòng vốn quốc tế sẽ tiếp tục chảy vào
thị trường Mỹ. Như vậy, đồng USD tăng giá sẽ giúp ích cho cổ phiếu các tập đoàn
đa quốc gia Mỹ hơn là những thiệt hại mang lại.
II.1.3Xuất nhập khẩu

Khi đồng USD tăng giá, những nguyên liệu nhập khẩu cho các công ty Mỹ sẽ rẻ
hơn. Qua đó hạ giá thành các sản phẩm của họ, như xe hơi, máy tính, điện thoại…
Trong tình hình nhu cầu nội địa thấp (do mức lương chưa tăng) và lãi suất thấp,
những sản phẩm rẻ hơn trước của Mỹ sẽ đươc xuất khẩu sang các nước khác, qua
đó thúc đẩy ngành xuất khẩu. Hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm giá.Nhập khẩu vào Mỹ
cũng trở nên rẻ hơn, tức là Mỹ sẽ vừa mua được đồ rẻ, mà các thị trường xuất
khẩu sang Mỹ cũng được lợi khi thị trường mở rộng.
II.1.4

Ổn định tài chính

Đối với các quốc gia mới nổi thì USD mạnh là động lực tăng trưởng kinh tế đồng
thời tác động tới thị trường tài chính. Trong thời kỳ USD yếu và Fed duy trì lãi
suất thấp, các nước đã tăng vay nợ bằng USD.

Giai đoạn 2005-2015, vay nợ bằng đồng USD tại các quốc gia mới nổi khu vực
Châu Á tăng từ 262 tỷ USD lên 837 tỷ USD. Và tăng từ 586 tỷ USD lên 963 tỷ
USD đối với khu vực Mỹ La tinh. Trong khi đó, các doanh nghiệp Châu Á (trừ
Nhật Bản) đã thực hiện các khoản vay bằng đồng USD lên tới 2.1 nghìn tỷ USD
năm 2014, so với mức 700 tỷ USD năm 2008 (trước khi khủng hoảng tài chính
toàn cầu diễn ra), theo báo cáo của Morgan Stanley ngày 24/2 vừa qua. Một báo
cáo khác từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), kể từ cuộc khủng hoảng năm


2008, số nợ xấu bằng đồng USD đối với các tổ chức phi ngân hàng đã tăng từ
6,000 tỷ USD lên 9,000 tỷ USD, gần bằng GDP Trung Quốc. Riêng các công ty tại
Trung Quốc chiếm tới 1,100 tỷ USD trong số này.
Khi USD tăng giá, giá trị các khoản vay tăng nhanh chóng (tính theo nội tệ nước
đó), các nước này sẽ mất nhiều nội tệ hơn để thanh toán các khoản nợ. Đây thực
sự trở thành vấn đề lớn tại các quốc gia này, trong bối cảnh tăng trưởng ảm đạm
hiện nay. Việc rút tiền khỏi hệ thống tài chính để chi trả khoản nợ gây áp lực lên
tính thanh khoản và dự trữ trên thị trường. Tại Trung Quốc, đã xuất hiện những vụ
phá sản của tập đoàn lớn do không thể chi trả khoản vay trái phiếu bằng USD.
Điều này có thể dẫn đến hiệu ứng vỡ nỡ domino của các doanh nghiệp tại nền kinh
tế lớn thứ hai thế giới này.
Đồng USD mạnh, Fed cân nhắc tăng lãi suất (xấp xỉ bằng 0% hiện nay). Thị
trường Mỹ sẽ trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư, chứng kiến dòng vốn chảy từ
các quốc gia khác về đây, theo hiệu ứng chênh lệch lãi suất. Đây thực sự là vấn đề
với thị trường tài chính tại các quốc gia đang phát triển khi nguồn vốn đầu tư cho
phát triển kinh tế bị thu hẹp. Trung Quốc đang chứng kiến dòng vốn rút khỏi nền
kinh tế. Động thái mới nhất của Ngân hàng TW Trung Quốc (ngày 19/4) khi hạ tỷ
lệ dự trữ bắt buộc 1% để tăng cung tiền ra nền Kinh tế (dự báo tăng thêm 1,000 tỷ
Nhân dân tệ, tương ứng 200 tỷ USD) để đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong nước
trước làn sóng vốn đầu tư giảm.
II.1.5 Du lịch


USD tăng giá đồng nghĩa rằng, người dân Mỹ sẽ chịu ít phí tổn hơn khi đi nghỉ
dưỡng ở nước ngoài, đặc biệt là châu Âu.
Trang web Booking.com ước tính, giá phòng trung bình tại khách sạn 4 sao ở
Paris, Rome, Barcelona, Amsterdam và Berlin đã giảm 21% kể từ tháng 3/2014 do
USD tăng giá mạnh so với euro. Thậm chí, kỳ nghỉ 14 ngày ở Barcelone có giá
bằng với một kỳ nghỉ 7 ngày ở Palm Springs, California đối với khách du lịch
người Mỹ.


Trên thực tế, lượng khách du lịch Mỹ sang châu Âu cũng đang tăng dần. Theo
Hiệp hội du lịch Hellenic, tổng số khách Mỹ đặt chỗ khách sạn ở Tây Ban Nha
tăng 12% trong tháng 1 và gần 19% trong tháng 2.
II.2 Tác động tiêu cực
II.2.1

Với nền kinh tế Mỹ
Các công ty Mỹ chứng kiến lợi nhuận thu được ở nước ngoài sụt giảm khi quy đổi
sang USD. Chỉ số Standard & Poor’s 500 lại giảm tốc và chỉ tăng 2,1%, bởi hơn
40% doanh số khoảng 1/3 doanh thu của các công ty có cổ phiếu thuộc chỉ số S&P
500 đến từ nước ngoài. Tuy nhiên, mức suy giảm này là không đáng kể. Trên thực
tế, hầu hết những khoản thu nhập quốc tế của các tập đoàn đa quốc gia Mỹ được
giữ tại nước ngoài nhằm hưởng lợi từ chính sách ưu đãi thuế. Nhiều tập đoàn, đặc
biệt là các doanh nghiệp công nghệ thông tin, đã thể hiện sự khôn ngoan trong
việc giữ lợi nhuận tại nước ngoài nhằm tận dụng xu thế tăng giá của đồng USD.Ví
dụ như: Công ty chuyên sản xuất hạt giống Monsanto và hãng bán lẻ nữ trang
Tiffany & Co đều nhận định USD lên giá sẽ khiến lợi nhuận của họ bị sụt giảm.
Đồng USD tăng quá mạnh, sẽ làm cho các công ty sản xuất tại Mỹ sẽ chịu tác
động không nhỏ bởi hàng hóa sản xuất tại Mỹ sẽ đắt hơn hàng hóa quốc tế.
Đồng USD tăng khiến lạm phát yếu, vượt xa mức mục tiêu 2% của FED là một

thử thách khó khăn lớn của Mỹ.
Tháng 1/2015, Mỹ đã giảm phát 0,1% trong 6 năm qua.
Xuất khẩu của Mỹ cũng bị giảm sức cạnh tranh trong bối cảnh Mỹ vẫn có thâm
hụt cán cân vãng lai tương đương 2,3% GDP
Do đó, theo tính toán của Fed, đồng USD mạnh lên sẽ khiến tăng trưởng GDP của
Mỹ sụt giảm khoảng 0,5 điểm phần trăm trong năm 2015.
II.2.2

Lợi nhuận các doanh nghiệp Mỹ


Giá cả hàng hóa của doanh nghiệp Hoa Kỳ trở nên đắt đỏ hơn, dẫn đến giảm về
doanh thu tại thị trường nước ngoài. Doanh thu từ các tiền tệ khác bằng JPY,
EUR… khi quy đổi về USD sẽ bị giảm đáng kể, ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN
Hoa Kỳ. Theo Johnson & Johnson, đồng USD mạnh khiến lợi nhuận hàng giảm
gần 9% trong Quý 1/2015. Hay doanh thu của Microsoft tăng 9% nếu loại bỏ yếu
tố tăng giá của USD (so với mức thực tế là 6%).
Nhìn chung, triển vọng lợi nhuận quý I/2015 của khối doanh nghiệp Mỹ thường u
ám hơn khi USD tăng giá. Theo khảo sát mới đây của Bloomberg, lợi nhuận của
các doanh nghiệp Mỹ thuộc S&P 500 có thể giảm 5,6% trong quý I/2015 - thấp
hơn nhiều so với ước tính tăng 4% hồi cuối năm ngoái.
II.2.3

Tăng trưởng kinh tế

USD mạnh dẫn đến xuất khẩu hàng hóa của Mỹ giảm, ảnh hưởng đến tăng trưởng
GDP (giảm). Trong khi đó, các nước khác hưởng lợi từ USD mạnh do tăng xuất
khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và các nước khác (giá cả tương đối của hàng hóa
giảm). Đối với Mỹ, đà tăng giá của USD khiến xuất khẩu của Mỹ giảm 3% trong
cả năm 2014 và giảm thêm 1% so với cùng kỳ trong 2 tháng đầu năm 2015. Và

xuất khẩu giảm chắc chắn sẽ kéo giảm tăng trưởng của kinh tế Mỹ.
Mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ xuống 3,1%
trong giai đoạn 2015 - 2016 từ ước tính hồi tháng 1 là 3,6% với năm 2015 và 3,3%
với năm 2016.

2.2.4 Thách thức cho các tập đoàn đa quốc gia
Việc đô la tăng giá ảnh hưởng tới các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính đặt tại
Mỹ nhưng hầu hết lợi nhuận nằm ở nước ngoài.Công ty sản xuất hàng tiêu dung
Kimberly-clark corp cho biết ở quý 2/2014, doanh thu bán hàng của họ đã giảm
10% do sự yếu đi của các đồng tiền quốc tế so với đôla. Johnson & Johnson cũng
xảy ra tính trạng tương tự với mức giảm 7.9%Một số tập đoàn khác như coca-cola
đang tìm hướng đi mới chống lại sự biến động tỷ giá. Coke đã nâng giá trong nước
để bù lại giá trị mất mát của lợi nhuân quốc tế.


Ngoài ngành thưc phẩm, công nghiệp nặng và công ty công nghệ cũng chịu tổn
thất. tập đoàn Công nghệ Hoa Kỳ có thị phần lớn ở trung quốc- nước chịu ảnh
hưởng lớn của việc đo la tăng giá cho biết doanh thu ước tính giảm 10%. Trong
khi các công ty như IBM, Microsoft, whirlpool báo cáo phải hoạt động trong môi
trường thách thức hơn.Tuy nhiên, có 1 cty ko phải lo lắng về thị trường trung quốc
là Apple Inc. doanh thu tăng gấp đôi trong 1 năm lên 13.23 tr $.
Tóm lại, theo tính toán của IMF, cứ 10% tăng tỷ giá thực của đôla thì dẫn đến xuất
khẩu ròng trung bình của Mỹ giảm 1.5% GDP. Những tác động này sẽ còn ảnh
hưởng đến cả 2016, 2017 do sự kỳ vọng trong tâm lý của các nhà đầu tư như đã
phân tích tren. Sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế Mỹ và khả năng còn
kéo dài. tuy nhiên, là 1 nền kinh tế mạnh Mỹ có khả năng chịu được những áp lực
này và tất nhiên những sự gia tăng đola trong tương lai sẽ không thực sự đáng kể
khi mà nó có thể gây nguy cơ định giá quá cao cho đồng tiền này.
III. TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM


Việc USD tăng giá nên cân nhắc khả năng USD chảy ngược từ Việt Nam ra ngoài
ra sao và ảnh hưởng thế nào đến sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp
Việt Nam.
Đối với Việt Nam, ngày 6/1/2015 Ngân hàng nhà nước VN đã tiến hành điều
chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, theo đó đồng USD tăng giá 1% so với VND. Khác với
các lần điều chỉnh trước, lần điều chỉnh này diễn ra trong bối cảnh các chỉ số kinh
tế vĩ mô của Việt Nam khá tốt: Năm 2014, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,9%,
cao hơn năm 2013 là 5,42% và dự kiến trong năm 2015 là 6,2%. Do đó, việc điều
chỉnh này cần được xem là nhằm giảm bớt các bất lợi từ việc USD tăng giá quá
nhanh
Do đặc điểm của nước ta là đồng VND gắn khá chặt với đồng USD và độ mở của
nền kinh tế khá lớn so với nhiều nước khác với tỷ lệ tổng thương mại/GDP là
164%, nên bất kỳ thay đổi nào trong giá trị của đồng USD đều tác động đến môi


trường đầu tư, kinh doanh. Mặt khác, nền kinh tế của chúng ta cũng có đặc điểm
khác là đồng VND không phải là đồng tiền chuyển đổi tự do với tỷ giá thả nổi như
các đồng tiền khác nên các tác động chưa trực tiếp và tức thì như các nền kinh tế
khác.
Vào lúc này chúng ta cần theo dõi kỹ, đánh giá các tác động tiêu cực cũng như tích
cực của việc USD lên giá và có sự điều chỉnh chính sách tỷ giá kịp thời, hợp lý.
Những vấn đề cần xem xét, đánh giá lúc này
Một là, việc VND “neo” theo đồng USD vô hình trung làm cho VND lên
giá mạnh so với hàng loạt đồng tiền chủ chốt khác. Nên cân nhắc xem việc này tác
động ra sao đến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, có làm cho hàng hóa xuất khẩu
của chúng ta trở nên đắt đỏ, khó cạnh tranh hơn không?
Hai là, chi phí đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có trở nên đắt đỏ hơn các nước
xung quanh không, tác động ra sao đến môi trường kinh doanh cũng như thu hút
đầu tư nước ngoài?
Ba là, việc đồng USD tăng giá ảnh hưởng ra sao đến khả năng và việc thực thi các

nghĩa vụ trả nợ của chúng ta.
Bốn là, khả năng USD chảy ngược từ Việt Nam ra ngoài ra sao và khả năng ngân
hàng trung ương tăng lãi suất liên ngân hàng đối với tiền gửi ngoại tệ tác động ra
sao đối với lãi suất gửi và cho vay bằng VND, và từ đó ảnh hưởng thế nào đến
sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Mặc dù việc tăng giá đồng USD vừa có tác động tiêu cực, vừa có tác động tích cực
tới nền kinh tế Mỹ. Nhưng đây vẫn được coi là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế Mỹ
cũng như nền kinh tế thế giới, đánh dấu sự trở lại đầy bứt phá của nền kinh tế sau
khủng hoảng


Tuy nhiên vẫn cần có một lộ trình dài hơi hơn cho sự biến động này, tránh tăng
theo kiểu tự phát, ko kiểm soát gây ra nhiều hậu quả không mong muốn



×