Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

CHĂM sóc và bảo vệ bầu sữa mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.31 KB, 2 trang )

Dr Trang Nguyen

CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ BẦU SỮA MẸ
Chăm sóc và bảo vệ bầu sữa mẹ là việc vô cùng quan trọng. Nếu không
chăm sóc bầu vú đúng cách có thể khiến khởi đầu của việc nuôi con sữa mẹ gặp
khó khăn, có thể dẫn đến tắc sữa, mất sữa, đau ngực, đau đầu ti mẹ nản chí, con
không nhận đủ dinh dưỡng.
Giai đoạn mang thai cũng là giai đoạn các tế bào chức năng của tuyến sữa
được hoàn thiện nhờ tác động và biến đổi của hocmon. Bầu vú gia tăng kích thước
khi các tuyến sữa và các mô trong ngực phát triển. Bầu vú chắc hơn, lớn hơn. Các
mạch máu dưới da hiện rõ lên, và lượng máu bơm vào vú tăng lên, đầu ti và quầng
vú lớn hơn, đổi màu (đậm hơn) dày hơn và có những hạt cộm nhỏ chứa chất dầu
giúp sát trùng, dưỡng da và tạo mùi thu hút bé bú mẹ sau này.
Cần áp dụng các công việc chăm sóc và các động tác thể dục sau, từ tuần 20
- của thai kì liên tục đến tuần 36 (không áp dụng sớm trong thai kỳ, vì tuyến vú
chưa hoàn chỉnh.)
Mỗi ngày khi tắm, nên làm sạch đầu ti, giữ cho đầu ti lúc nào cũng trong
tình trạng mềm mại, các đầu tia sữa thông thoáng, giúp sau này tiết ra sữa dễ dàng.
Trong trường hợp đầu ti cứng và bám nhiều chất bẩn các mẹ có thể dùng
bông thấm dầu (baby oil, dầu dừa, kem dưỡng da nha đam aloe vera...) và lau nhẹ,
vết bẩn cứng sẽ được lấy ra dễ dàng mà ko làm các mẹ đau.
Trong trường hợp các mẹ nào đầu ti ngắn, phẳng hoặc thụt vào trong, thì nên
hút nhẹ ra dần mỗi ngày một ít dùng 2 ngón tay cái và trỏ kéo nhẹ theo hướng từ
trong ra ngoài từ ngoài vào trong, bóp nhẹ theo chiều dọc và xoay nhẹ đầu ti là
được.
Sữa non có thể có trong bầu vú từ tuần 20, nếu sữa tiết ra phải dùng miếng
lót thấm sữa để giữ khô và vệ sinh cho đầu ti và quầng vú, để tránh bị nấm.

1



Dr Trang Nguyen

Massage khi tắm, xoa cả bầu vú theo vòng tròn từ chân ngực đến quầng vú
theo chiều kim đồng hồ và sau đó ngược chiều kim đồng hồ.
Sau khi massage, dùng 2 đầu ngón tay vỗ nhẹ khắp bầu vú để tăng lượng
máu về bầu vú.
Lau cả bầu vú bằng khăn lông mềm với nước nóng, sau đó lau lại với nước
lạnh, để giúp các mạch máu giãn nỡ và co lại linh hoạt.

2



×